Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP MỘT
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong giảng dạy môn Tiếng Việt là môn học đòn bẩy, khai trí cho học sinh, để có
thể giao tiếp và học các môn khác.
- Dạy Tiếng Việt khâu rèn đọc cho học sinh đọc được các âm là điều khó mà đọc
được tiếng thì lại càng khó hơn. Các em nắm được âm nhưng khi tạo các chữ cái thành
vần và ghép vần thành tiếng học sinh gặp không ít khó khăn. Muốn hiểu được văn bản
phải đọc được, từ đọc thông mới đến việt thạo và làm cơ sở để các em học được môn học
theo yêu cầu.
Nhưng thực tế với lớp một tôi nhận đầu năm: Lớp có 22 học sinh trong đó có 10
em đã qua Mẫu giáo, cơ bản đã làm quen với các chữ cái, đủ trang bị kiến thức với lớp
Một.
Còn lại 12 em tuy đã qua lớp Mẫu giáo nhưng thuộc thành phần chậm tiến chưa
nắm chắc 24 chữ ghi âm về đọc và viết. Đặc biệt có 3 học sinh cá biệt không nhớ được
một chữ cái nào.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Qua khảo sát, tìm hiểu ban đầu ở lớp, tôi đã vạch ngay cho mình một hướng đi,
phải vận dụng linh hoạt một số biện pháp giảng dạy, làm thế nào để tất cả đối tượng học
sinh cùng có hứng thú trong học tập, phải đọc được và nhớ những âm, vần, tiếng, từ đã
học.
1. Các biện pháp thực hiện:
a) Rèn đọc âm theo chuẩn của giáo viên:
Muốn đọc được thật chuẩn các mẫu tự ghi âm Tiếng Việt, yêu cầu các em phải tập
trung chú ý nghe, cảm nhận, bắt chướt từng cử chỉ của giáo viên phát âm mẫu và đọc
theo. Việc rèn đọc âm đối với giáo viên phải mẫu mực, qua phát âm các con chữ thông
qua các cơ quan: răng, miệng, lưỡi, vòng họng để các em làm theo.
- Các âm đọc tròn môi: o, a, ô, ơ. Khi đọc tròn môi mở rộng miệng cho luồng hơi
phát ra tự do để gọi được âm tiết.
- Các âm luồng hơi phát ra khi hai môi khép lại: e, ê, i.
- Các âm luồng hơi hẹp, lưỡi thụt vào tạo âm: t, x, d, đ, a, th, ch.
- Các âm luồng hơi hẹp giữa hai hàm răng, lưỡi hơi cong về vòm trên: g, s, h, u,
ng, kh.
- Các âm có luồng hơi phát ra tự do khi đầu lưỡi chạm vòm trên: r, nh
- Các âm môi khép lại rồi mở ra tạo âm: m, b, p.
- Ôm môi chụm lại để tạo luồng hơi thoát ra hẹp tròn: u
- Sau khi phân được các nhóm âm để ren luyện. Các em đọc đúng phần âm mới
ghép vần và tạo thành tiếng đúng.
- Muốn đọc được tiếng các em phải đánh vần liền hai âm, âm nào trước đọc trước,
âm nào sau đọc sau và bước tổng hợp là đọc trơn từng tiếng rồi đến từ.
Ví dụ: Dạy từ “Nhà thờ” tôi cho học sinh đánh vần.
Nhà thờ: nhờ - a - nha - huyền - nhà. Thờ - ơ - thơ - huyền - thờ nhà thờ
b) Rèn đọc âm - vần kết hợp vần để tạo thành tiếng.
Sau sáu tuần đầu, qua phương pháp rèn luyện nêu trên, lớp tôi dạy đã nắm chắc
cách đọc âm và cách tạo tiếng, từ bởi hai âm hình thành.
Người thực hiện : Lương Thị Cúc
Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
Tuy vậy, cách đọc tạo vần giữa các âm là điều khó hơn nhất là các vần khó như
uynh, uyu, uya ....
c) Rèn đọc tiếng, từ ngữ, câu:
Đã có cơ sở đọc đúng âm, vần, tôi bắt đầu chuyển sang giai đoạn đọc tiếng, từ,
câu. Tôi tiến hành cùng một lúc vừa rèn đọc và củng cố theo thứ tự và không theo thứ tự.
Trước khi đọc trọn câu, tôi củng cố lại phần vần, từ để tránh học sinh đọc vẹt.
Ví dụ:
Dạy câu: “ Gấu mẹ dạy con chơi đàn - Còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa”
Trước khi đọc hai câu trên, tôi cho các em củng cố vần: âu, ay, ơi, an và đọc lại
không theo thứ tự các tiếng có các vần trên. Cuối cùng tôi cho các em đọc từng tiếng sau
đó mới đọc trọn câu.
d) Rèn đọc thông qua trò chơi:
Muốn các em khắc sâu bài học tôi thường dùng trò chơi để rèn đọc cho các em
như thi đua đọc hay, đọc đúng giữa các nhóm, các tổ ở cuối tiết Tập đọc.
e) Rèn đọc qua các môi trường:
Đối với học sinh lớp Một sự mẫu mực một phát âm chuẩn của giáo viên ở mọi lúc
mọi nơi là điều không thể xao lảng. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh để thống nhất
cách rèn đọc cho học sinh. Đây là cơ sở khá quan trọng khi học sinh về nhà có ba mẹ
hướng dẫn giống như ở trường.
g) Rèn đọc không theo phương ngữ:
Ngoài việc cố gắng phát âm đúng chuẩn mực, tôi còn thường rèn các em đọc đúng
các âm địa phương phát âm sai để uốn nắn.
Ví dụ: Một số âm, vần cần uốn nắn.
Âm, vần
s
tr
am
êm
ươn
ăn
êu
Đọc đúng
sờ
trờ
am
êm
ươn
ăn
êu
Đọc sai
xờ
chờ
om
em
ương
en
eo
Từ
chim sẻ
trở về
quả cam
ghế đệm
vườn rau
khăn lau
gối thêu
Kết quả: Qua áp dụng các biện pháp trên, lớp tôi phụ trách đã đạt được những kết
quả:
- Có phong trào thi đua học tập tốt.
- Phát âm chuẩn, nói và đọc đúng từ, ngữ, câu, bài.
Qua từng giai đoạn tôi nhận thấy học sinh rất có tiến bộ cụ thể:
Môn Tiếng Việt: Phần đọc.
Thời điểm
Hết phần âm
Giữa kỳ I
Cuối kỳ I
Giữa kỳ II
Cuối kỳ II
SL
6
8
10
12
13
Giỏi
TL (%)
27.3
36.7
45
54.5
59.1
Khá
SL TL (%)
8
36.7
8
36.7
9
40.9
7
31.8
6
27.3
Trung bình
SL TL (%)
4
18.2
4
18.2
3
13.6
2
9.1
3
13.6
SL
4
2
1
1
0
Yếu
TL (%)
18.2
9.1
4.5
4.5
Người thực hiện : Lương Thị Cúc
Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
Bài học kinh nghiệm:
Từ những biện pháp tôi đã áp dụng qua việc rèn đọc cho học sinh lớp Một, tôi đã
rút ra được bài học kinh nghiệm.
- Người giáo viên phải mẫu mực, kiên trì rèn cho học sinh đọc đúng và rèn cho các
em ở mọi lúc mọi nơi, uốn nắn ngay khi phát hiện học nói sai, đọc sai không những chỉ
môn Tiếng Việt.
- Phải biết vận dụng phương pháp rèn đọc cho tất cả các đối tượng.
- Giáo viên phải nghiên cứu kỹ chương trình, phân loại rèn đọc theo từng chủ đề,
chủ điểm.
- Phải biết kết hợp dạy và dỗ, rèn luyện qua kích thích hứng thú, động viên kịp
thời dù là thành tích nhỏ.
Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng để rèn đọc cho học sinh lớp tôi, nhằm
nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
Rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lương Thị Cúc
PHIẾU NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI
Tên đề tài:
Biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp Một.
Người thực hiện : Lương Thị Cúc
Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
Tên tác giả: Lương Thị Cúc
Chức vụ : Giáo viên.
Phần nhận xét của Hội đồng nghiên cứu khoa học nhà trường:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Xếp loại: ..................................
Tam An, ngày ....... tháng ......... năm 2006.
CHỦ TỊCH
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN PHÚ NINH
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Xếp loại: ..................................
Tam An, ngày ....... tháng ......... năm 2006.
CHỦ TỊCH
Người thực hiện : Lương Thị Cúc