Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

SKKN CHUYÊN ĐỀ KHÔNG KHÍ VÀ CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC
Mã số:…………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CHUYÊN ĐỀ
KHÔNG KHÍ VÀ CUỘC SỐNG

Người thực hiện: Dương Thị Hồng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa Học 
Lĩnh vực khác:…………….. 
Có đính kèm: các sản phẩm không thể hiện trong bảng in
 Mô hình  Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2016- 2017

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I/ Thông tin chung về cá nhân
1. Họ và tên: Dương Thị Hồng
2. Sinh ngày: 10/07/1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ : 7C/23 khu phố 3, phường Trảng Dài - Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại: CQ: 0613511420,


DĐ 0961881028.

6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Hóa học, lớp 10A2, 10A1, 11A4, 11A5,

11A10, chủ nhiệm lớp 11A5.
9. Nơi công tác: Tổ Hóa. Trường THPT Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai.

II/ Trình độ chuyên môn
1. Học vị: Thạc sĩ
2. Năm nhận bằng: 2016
3. Chuyên nghành đào tạo: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
III/Kinh nghiệm đào tạo
1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa
2. Năm vào nghành: 2005
3. Số năm kinh nghiệm: 11
4. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Hóa học vui.
- Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học thông qua việc giải thích các hiện
tượng thực tiễn trong cuộc sống.
- Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong chuyên đề: “Nước – Một phần tất yếu
của cuộc sống”.
- Rượu: Lợi hay hại?.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
GV


Chữ viết đầy đủ
: Giáo viên
2
2


HS
KCN

: Học sinh
: Khu công nghiệp

CHUYÊN ĐỀ: KHÔNG KHÍ VÀ CUỘC SỐNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là
những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Tình
trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như
trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nặng như hiện nay, ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường
nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết,
cấp bách và bắt buộc. Khi giảng dạy trong trường phổ thông, đặc biệt với bộ môn Hóa
3
3


học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết, vì nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác
động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần
hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động
đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh là

việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất. Để thực hiện được nhiệm
vụ này, học sinh phải quan tâm đến kiến thức có liên quan như: kiến thức môn Vật lí;
môn Hóa học; Toán học…vai trò của sinh vật quang hợp, đặc biệt là thực vật đối với đời
sống của con người.
Trong chuyên đề: “Không khí và cuộc sống” sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn tổng
quát về môi trường không khí hiện nay và cách bảo vệ không khí để cho cuộc sống tốt
đẹp hơn.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ
các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay)
thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn
có của môn học. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung dạy học trong trường phổ thông và trong xây dựng chương
trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với
cuộc sống hàng ngày, tiến hành trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ
gặp sau này, những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hòa nhập thế giới học đường
với cuộc sống.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong
giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp
và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học,
các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo

4
4


dục nhằm nâng cao năng lực của học sinh, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm
chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.

Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực hiện tích hợp ở mức thấp, chưa đặt nặng
vấn đề dạy học tích hợp ở trung học. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nội dung giáo dục
được tích hợp vào nội dung một số môn học ở trung học bằng phương thức lồng ghép.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.3. Giáo án dạy học tích hợp chủ đề không khí và cuộc sống
III.3.1. Nội dung tích hợp
Bảng 1. Nội dung tích hợp chủ đề “Không khí và cuộc sống”
Môn
Hóa
học

Lớp

Chương

Bài

Nội dung
- Thành phần của không khí
8
6
28 - Vai trò của không khí với đời sống con người
- Tìm cách bảo vệ môi trường
10
6
29
Oxi – Ozon
12
9
45 Hóa học với vấn đề môi trường

Vật lí 10
7
39 Độ ẩm không khí
Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên
3
11
Trái Đất
10
41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
10
Địa lí
42 Môi trường và sự phát triển bền vững
Sự phát triển và phân bố công nghiệp (phần công
12
nghiệp điện)
9
14 Giao thông và vận tải
15 Thương mại và du lịch
Sinh
16 Hô hấp tế bào
10
3
học
17 Quang hợp
Giáo
6
7 Yêu thiên nhiên và sống hoà hợp với thiên nhiên
dục
7
14 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

công
Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân
10
3
15
dân
loại
III.3.2. Giáo án dạy học tích hợp chủ đề “Không khí và cuộc sống”
III.3.2.1. Mục tiêu
Kiến thức
Học sinh nêu được:
- Thành phần không khí.
- Vai trò của không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
5
5


- Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
- Rừng với không khí.
- Ô nhiễm không khí ở Đồng Nai
- Ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Học sinh giải thích được:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Vận dụng:
- Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
Kỹ năng
- Phát triển năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực trình bày, diễn đạt...
- Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ của nhóm.

- Phân tích tổng hợp kiến thức.
Thái độ
- Có ý thức chăm sóc, giữ gìn sức khỏe bản thân và người thân.
- Có ý thức tham gia bảo vệ, tuyên truyền người thân và cộng đồng cùng có ý thức
bảo vệ môi trường không khí nói riêng và môi trường nói chung.
- Ứng xử với môi trường tự nhiên.
Phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
III.3.2.2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án
III.3.2.3. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, máy tính, máy chiếu, máy ảnh, các hình ảnh liên quan.
Phiếu học tập cho các nhóm:
- Nhóm 1:
+ Thành phần không khí.
6
6


+ Vai trò của không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
- Nhóm 2:
Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
+ Khái niệm ô nhiễm không khí.
+ Nguyên nhân do tự nhiên.
+ Nguyên nhân do con người là chủ yếu: các hoạt động sống và sản xuất của con

người.
Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên và đời sống con người:
+ Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên.
+ Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với đời sống con người.


Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.



Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.



Tác hại của ô nhiễm không khí đối với công trình giao thông, di sản văn hóa…
- Nhóm 3: Rừng với ô nhiễm không khí
+ Vai trò của rừng với môi trường không khí.
+ Tình hình khai thác rừng, diện tích rừng hiện nay.
+ Hậu quả của chặt phá rừng bừa bãi.
Ô nhiễm không khí ở Đồng Nai
- Nhóm 4:
Ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu
+ Mưa axit.
+ Hiệu ứng nhà kính.
+ Nóng lên toàn cầu.
+ Suy giảm tầng ozon.
+ Gia tăng lũ lụt, hạn hán, mưa, bão, động đất, sóng thần….
Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí
+ Giảm lượng khí thải: Công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt. Tìm hiểu các
văn bản, nghị định trong nước và thế giới về giảm lượng khí thải.

+ Qui hoạch: Các khu đô thị, các khu công nghiệp, bãi rác….
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Ý thức cộng đồng.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu. Thuốc bảo vệ thực vật.
+ ……….
7
7


Học sinh
- Học sinh nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Hoàn tất nội dung và báo cáo nội dung của nhóm đã chuẩn bị.
III.3.2.4. Tiến trình dạy học
Tiết 1
Hoạt động 1: GV đưa ra chủ đề và nêu lí do lựa chọn chủ đề
GV: Chúng ta có thể nhịn ăn được vài ngày, nhịn uống nước vài giờ, nhưng không
thể nhịn thở vài phút. Không khí rất cần thiết cho cơ thể sống, đó là lí do vì sao chúng ta
lựa chọn chủ đề: “Không khí và cuộc sống”
Hoạt động 2:
* GV: Chia lớp thành 4 nhóm, giao chủ đề cho từng nhóm, yêu cầu HS hoàn thành
chủ đề theo phiếu học tập và thông báo kế hoạch thực hiện chủ đề.
* HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
trong nhóm (cần xác định các nguồn tài liệu khai thác và nơi có thể tìm kiếm các nguồn
tài liệu để thực hiện chủ đề: thư viện (sách, báo, tạp chí), internet, thực tế trong cộng
đồng....Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá trình thực hiện chủ đề).
* Giáo viên hướng dẫn HS cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích
dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu.... Với tài liệu sách, báo in cần ghi rõ:
Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với tài liệu khai thác trên
internet cần ghi rõ ngày của bài báo....GV hướng dẫn HS cách vẽ sơ đồ tư duy của chủ

đề.
Tiết 2
Hoạt động 3:
HS nộp sản phẩm.
GV chỉnh sửa.
HS hoàn thiện chủ đề của mình.
Tiết 3
Hoạt động 4: Báo cáo chuyên đề
Giáo viên đặt vấn đề:
+ GV: giới thiệu 1 đoạn video, một số tranh ảnh.
+ GV: cho HS dự đoán tên chủ đề của chuyên đề
8
8


+ GV giới thiệu: Chúng ta có thể nhịn ăn được vài ngày, nhịn uống nước vài giờ,
nhưng không thể nhịn thở vài phút. Không khí rất cần thiết cho cơ thể sống. Đó chính là
thông điệp cô muốn gửi tới các em trong chuyên đề: “KHÔNG KHÍ VÀ CUỘC
SỐNG”
Hoạt động 4.1: Tìm hiểu thành phần, vai trò của không khí đối với tự nhiên và đời
sống con người.
Mục tiêu: Học sinh dựa vào phiếu học tập của nhóm để tìm hiểu thành phần của
không khí, vai trò của không khí đối với tự nhiên, đời sống của con người.
GV: Không khí có thành phần như thế nào và vai trò của không khí đối với con
người ra sao chúng ta cùng được biết qua phần trình bày của nhóm Fresh Air.
HS: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên máy chiếu và có thể hỏi những
HS khác về những nội dung liên quan đến phần thuyết trình của mình.
HS theo dõi bài đề xuất ý kiến khác nếu có.
I. Thành phần, vai trò của không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
1. Thành phần không khí

- Không khí khô là không khí không có hơi nước và các chất bẩn.
Thành phần

Thể tích %

Nitơ

78,0840

Oxi

20,9476

Các khí khác 0,9684
- Không khí ẩm là sự kết hợp giữa hai thành phần không khí khô và hơi nước.
Ví dụ: Sương mù độ ẩm đã đạt 100% và phần hơi nước còn lại bay trong không khí
dưới dạng lỏng gọi là sương mù.
Phân loại không khí:
- Không khí sạch.
- Không khí ô nhiễm.
2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên và đời sống con người
a. Đối với tự nhiên
- Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh
tồn và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.
- Giúp thực vật thực hiện được quá trình quang hợp.
- Năng suất và tính ổn định của thực vật cũng phụ thuộc vào không khí.
9
9



⇒ Không khí là nguồn gốc của sự sống
b. Đối với đời sống con người
- Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở vài
phút.
- Trong không khí có oxi cần cho quá trình hô hấp của con người.
- Đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, y tế và trong công nghiệp.
- Hấp thụ một phần lượng nhiệt của Mặt Trời để con người tồn tại.
- Ngoài ra không khí còn cần cho sự cháy.
Hoạt động 4.2: Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí
Mục tiêu: Học sinh dựa vào phiếu học tập của nhóm để tìm hiểu nguyên nhân và
hậu quả của ô nhiễm không khí.
GV: Không khí có vai trò rất quan trong đối với tự nhiên và đời sống con người,
không khí bị ô nhiễm thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với con người chúng ta sẽ
được biết qua trình bày của nhóm Wood.
HS: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên máy chiếu và có thể hỏi những
học sinh khác về những nội dung liên quan đến phần trình bày của mình.
HS theo dõi bài đề xuất ý kiến khác nếu có.
II. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí
1. Khái niệm ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt các chất lạ trong không khí hoặc sự biến đổi các
thành phần không khí làm cho nó không sạch: Bụi, mùi khó chịu, ...
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân do tự nhiên:
+ Động đất.
+ Núi lửa.
+ Cháy rừng…
- Nguyên nhân do con người:
+ Khí thải công nghiệp.
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông.
+ Khí thải sinh hoạt: Đun nấu, thiết bị làm lạnh…

+ Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Vứt rác, đốt rác bừa bãi.
10
10


3. Hậu quả của ô nhiễm không khí
- Gia tăng các bệnh về đường hô hấp, dịch bệnh.
- Gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
+ Băng tan ở hai cực.
+ Gây biến đổi khí hậu làm gia tăng các thiên tai: lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng
thần,....
- Gây ra hiện tượng mưa axit.
+ Gia tăng các bệnh về da.
+ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
+ Làm hỏng các công trình giao thông, di sản văn hóa…
- Suy giảm tầng ozon.
Hoạt động 4.3: Tìm hiểu rừng với ô nhiễm không khí
Mục tiêu: Biết vai trò của rừng đối với ô nhiễm không khí.
GV: Như chúng ta đã biết thành phần của không khí chủ yếu là nitơ và oxi, chúng ta
sống được là nhờ hít thở không khí. Hoạt động sống của rừng như một nhân tố có tác
dụng giữ sự cân bằng chất khí trong khí quyển. Thảm thực vật rừng giống như “van lọc”,
đồng thời rừng còn cung cấp khí CO2 và O2 cho không khí. Nhưng hiện nay diện tích
rừng đã thu hẹp cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cuộc
sống của chúng ta. Vậy rừng có ảnh hưởng như thế nào với ô nhiễm không khí chúng ta
cùng đến với nhóm Cool Air.
HS: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên máy chiếu và có thể hỏi những
HS khác về những nội dung liên quan đến phần thuyết trình của mình.
HS theo dõi bài đề xuất ý kiến khác nếu có.
III. Rừng với ô nhiễm không khí

- Trong khoảng 100 năm qua, Trái Đất đã mất đi khoảng 6 triệu km 2 rừng, rừng trên
thế giới đang kêu cứu, nhiều khu rừng ở Việt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng.
Người dân thì cứ thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này.
- Tình trạng khai thác tài nguyên rừng trên thế giới:
• Trước đây rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km², đến 1958 chỉ còn 44,05 triệu
km² đến năm 1973 còn 37,37 triệu km². Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm do tác
động của con người và chỉ còn khoảng 29 triệu km².
-Tình hình khai thác tài nguyên rừng ở Việt Nam:
11
11


• Trước đây, Việt Nam có độ che phủ của rừng vào khoảng 43% diện tích đất tự
nhiên.
• Từ 1975 đến 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha.
• Năm 2002, độ che phủ 35,8%.
• Năm 2009, diện tích rừng là 13,2 triệu ha, độ che phủ 39,1%
• Năm 2013, diện tích rừng tăng thêm 300.000 ha. Mặc dù diện tích rừng có tăng
nhưng diện tích rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, diện tích rừng ngập mặn giảm, chất
lượng rừng thấp.
- Hậu quả của chặt phá rừng bừa bãi. Rừng bị mất sẽ dẫn đến:
+ Tăng diện tích đất trống, đồi trọc, diện tích đất bị xói mòn và làm giảm độ phì
nhiêu của đất, tăng quá trình sạt lở đất,... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời
sống của con người.
+ Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt.
+ Hiện tượng sa mạc hóa xuất hiện và đe dọa người dân.
+ Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí
hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm.
+ Lượng oxi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự
sống.

+ Nếu Trái Đất không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu
không khí bụi bặm, ô nhiễm, nắng, nóng hoặc mưa, lạnh giá, hạn hán ngập lụt.
+ Mất cân bằng khí hậu, làm cho Trái Đất của mỗi năm nóng lên từ 1 – 20C.
+ Mất cân bằng nguồn nước, nước ở những nơi rừng bị tàn phá thường thiếu trầm
trọng.
+ 80% đa dạng sinh học của thế giới được tìm thấy ở rừng nhiệt đới, sự phá hủy các
khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học.
Ô nhiễm không khí ở Đồng Nai
- Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng
Nai) cho biết: Qua quan trắc tại 16 khu công nghiệp (KCN) đóng trên địa bàn 6 huyện,
thành phố cho thấy tại nhiều KCN chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm, gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân.
Bảng 2: Thông số bụi tổng hợp vượt quy chuẩn tại các khu công nghiệp
KCN

Thông số bụi tổng hợp vượt quy chuẩn
12
12


Nhơn Trạch
Long Thành
Xuân Lộc
Hố Nai
Tam Phước
Amata
Biên Hòa 1
Biên Hòa 2
Khu vực bãi rác tạm Đồng Mu Rùa


2,56 lần
1,15 lần
1,23 lần,
1,16 lần
1,19 lần
1,35 lần
1,37 lần
1,34 lần
9,19 lần

- huyện Nhơn Trạch
Ở những khu vực có các chỉ số về bụi tổng hợp và tiếng ồn trong không khí vượt
quy định ở những khu vực nêu trên có thể gây tác động bất lợi đến sức khỏe của con
người trong vùng bị ảnh hưởng.
Hoạt động 4.4: Tìm hiểu ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu và các giải pháp
làm giảm ô nhiễm không khí
Mục tiêu: Học sinh dựa vào phiếu học tập của nhóm, tìm hiểu để biết ô nhiễm
không khí với biến đổi khí hậu và các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
GV: Qua trình bày của nhóm Wood chúng ta đã thấy được nguyên nhân và hậu quả
của ô nhiễm không khí đối với con người như thế nào. Vậy chúng ta phải làm sao để
giảm thiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cùng đến với trình bày của nhóm
Oxi.
HS: Trình bày nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trên máy chiếu và có thể hỏi những
HS khác về những nội dung liên quan đến phần thuyết trình của mình.
Hs theo dõi bài đề xuất ý kiến khác nếu có.
IV. Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
- Xử lí khí thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường.
- Xây dựng khu công nghiệp ở xa khu dân cư.
- Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư và khu công nghiệp.

- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Chôn lấp đốt rác một cách khoa học.
- Tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí.
13
13


- Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, xử phạt nghiêm khắc các cơ quan, tổ chức cố
ý vi phạm.
III.3.2.5. Sản phẩm của học sinh
Nhóm: Fresh Air

Hình 2.1. Em Trương Thị Nguyên Hạnh đang trình bày sản phẩm của nhóm
Nhóm: Cool Air
14
14


15
15


Hình 2.2. Em Thương Hoài đang trình bày sản phẩm của nhóm
Nhóm: Wood

16
16



Hình 2.3. Em Trần Thị Thu và Thảo Ngân đang trình bày sản phẩm của nhóm
Nhóm: Oxi

17
17


Hình 2.4. Em Minh Phương đang tuyên truyền các biện pháp giảm ô nhiễm không khí
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua tiến hành dạy học tích hợp theo chủ đề ở lớp 10 trường THPT Tam Phước (năm
học 2016-2017). Lớp thực nghiệm: 10A2. Lớp đối chứng: 10A3
Bảng 3. Bảng phân phối mức độ nhận thức
Mức độ

Biết

Hiểu

Vận dụng

Thực nghiệm

87,50%

80,00%

75,00%

Đối chứng


56,41%

51,28%

43,58%

Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của lớp thực nghiệm và đối chứng
Phần lớn học sinh thấy rằng, tiết học có nhiều liên hệ với thực tiễn và nội dung
phong phú hơn. Các em phải làm việc nhiều hơn trước nhưng học sinh vẫn thích những
tiết học có sự vận dụng kiến thức các môn học và liên hệ thực tiễn.
V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Kết luận

18
18


Sau khi thực hiện chuyên đề: “Không khí và sự sống” đã đạt được những kết quả
sau:
+ Học sinh tích cực tham gia vào chuyên đề, giúp nâng cao hứng thú học tập của học
sinh.
+ Học sinh biết vận dụng kiến thức hóa học vào xử lý tình huống trong cuộc sống.
+ Giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập .

2. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi có một vài khuyến nghị:
- Khuyến khích giáo viên xây dựng những chuyên đề gắn hóa học với cuộc sống để
nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh

- Giáo viên cần phải thay đổi các bài giảng của mình theo hướng dạy học tích cực,
hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, chủ động trong học tập và chú ý rèn luyện khả
năng suy luận logic, rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh.
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về đề tài này, do thời gian có hạn,
kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo để tôi có thể tiếp tục phát triển đề tài.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên), (2012)- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, NXB

Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên), (2012) - Sách giáo khoa Vật lí 10, NXB Giáo
3.

dục, thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Quan niệm và giải pháp xây dựng môn học tích hợp
cho các trường trung học, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Viện nội dung phương

pháp giáo dục phổ thông, Hà Nội, đề tài 05, trang 1 - 44.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Dạy học tích hợp – Dạy học phân hoá trong chương
trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa Giáo dục Phổ
thông sau năm 2015, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS
và THPT, trường Đại học sư phạm Hà Nội.

19
19



7.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trường Đại học
sư phạm Hà Nội.

8.

Nguyễn Phúc Chỉnh (2013), Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường

Trung học Phổ thông. Tạp chí Giáo dục. Số 296, trang 51-52.
9. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên), (2012)- Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB Giáo
dục, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Bùi Phương Thanh Huấn (2014), Nghiên cứu thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp
theo sách giáo khoa môn Hóa học hiện hành, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đào tạo
giáo viên dạy học tích hợp, Hà Nội.
11. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên), (2012) - Sách giáo khoa Lịch sử 10, NXB Giáo
dục, thành phố Hồ Chí Minh.
12. Quốc hội nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính

trị Quốc gia.
13. Lê Thông (Tổng Chủ biên), (2012) - Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo dục, thành

phố Hồ Chí Minh.
14. Lê Xuân Trọng (2012)- Sách giáo khoa Hóa học 8, NXB Giáo dục, thành phố Hồ Chí
Minh.
15. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên), (2012), Sách giáo khoa Hóa học 10, NXB
Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trương Đình Châu (2013), Tích hợp – Một xu hướng dạy học có tính khoa học và thực


tiễn, quangbinh.edu.vn. Ngày đăng nhập 01/12/2013.
VII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ QUAN TÂM CỦA HỌC SINH VỀ MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Trường: ……………………………………………..Lớp:…………………..
Họ tên:………………………………………………………………………..
Câu 1: Tầng ozon giống như một lớp áo bảo vệ quan trọng của Trái Đất. Tuy nhiên, lớp
áo giáp này đang bị “rách” bởi những tác động tiêu cực của con người. Hiện nay, lỗ thủng
lớn nhất được các nhà khoa học phát hiện ở Nam Cực và đang ảnh hưởng rất nhiều đến
lục địa băng giá này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. CO2

B. Do bức xạ mặt trời ít chiếu đến Nam cực và Bắc Cực

C. Hợp chất CFC

D. Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu 2: Cho phản ứng quang hợp của cây xanh:
20
20


6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
Biết rằng mỗi hecta, cây trồng mỗi ngày cần hấp thụ khoảng 374kg CO 2 thì thải vào
không khí số kg oxi là:
A. 136 B. 256


C. 272

D. 320

Câu 3: Không khí bị ô nhiễm không do khí nào dưới đây:
A. Các oxit như: NOx, CO, SO2, H2S
B. N2, O2, H2O
C. Các hợp chất hữu cơ: ete, benzen,...
D. Bụi không khí trong quá trình sản xuất là hoạt động của con người
Câu 4: Một trong những chất gây suy giảm tầng ozon là CFC. Chất này có chủ yếu thoát
ra từ?
A. Máy vi tính

B. Tủ lạnh, máy điều hòa

C. Quạt điện, nồi cơm điện D. Máy giặt, máy sấy tóc
Câu 5: Sau những cơn mưa giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn do nước
mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch, và sự tạo thành của phân tử
nào sau đây:
A. O2

B. CO2

C. H2O2

D. O3

Câu 6: Khi ở trên cao, ozon là người bảo vệ cho sự sống trên Trái Đất do nó hấp thụ nhiệt
của Mặt Trời và truyền cho tầng bình lưu để tầng bình lưu trao đổi nhiệt với tầng đối lưu, giữ
ấm Trái Đất và đặc biệt nó hấp thụ tia tử ngoại từ bức xạ Mặt Trời thì khi ở gần mặt đất,

ozon:
A. có tác dụng làm không khí trong lành hơn vì vậy nồng độ ozon càng cao càng tốt
B. có nồng độ càng cao càng tốt do nó có tác dụng diệt khuẩn không khí nhờ ozon
có tính oxi hóa mạnh
C. Cả A và B
D. sẽ là mối đe dọa nếu tiếp xúc kéo dài với ozon có nồng độ lớn
Câu 7: Khi máy photocopy làm việc, thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp. Khi sử
dụng máy photocopy chúng ta cần chú ý đến việc thông gió cho phòng máy. Trong quá
trình máy làm việc đã sinh ra chất nào sau đây?
A. O3

B. CO2

C. N2

D. O2

Câu 8: Như ta đã biết, ở bệnh viện hay viện dưỡng lão người ta hay trồng nhiều thông.
Do trong nhựa thông chứa nhiều anken, bị oxi không khí oxi hóa thành hợp chất có liên
21
21


kết peoxit (chứa liên kết O–O). Các hợp chất này không bền phân hủy tạo thành một
chất. Đặc biệt nếu người bị mắc bệnh lao được điều dưỡng trong rừng thông, với nồng độ
chất này khoảng 0,1ppm thì có thể khỏi bệnh. Chất đó là:
A. Hidropeoxit(H2O2)

B. O3


C. Hơi nước

D. O2

Câu 9: Mưa axit là hiện tượng nước mưa có chứa hàm lượng axit cao hơn bình thường.
Mưa axit ảnh hưởng xấu đến đất đai, cây trồng, các công trình xây dựng. Nguyên nhân
của mưa axit là do hoạt động sản xuất công nghiệp, từ phương tiện giao thông quá trình
phun trào núi lửa, cháy rừng...sản sinh ra khí nào sau đây:
A. CO2, Cl2, CH4

B. NH3, SO2, Cl2

C. CO2, NOx, SO2

D. CH4, Cl2, NH3

Câu 10: Trong số những câu sau, câu nào đúng?
A.Trong không khí có oxi nguyên tử ở dạng tự do.
B. Không khí là hỗn hợp đơn chất oxi và đơn chất nitơ.
C. Không khí gồm 2 hợp chất là nitơ và oxi.
D. Khí cacbonic tạo bởi 2 chất là cacbon và oxi.
Câu 11: Tại sao người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc các bể
chứa cá sống ở các hàng bán cá?
A. Tạo sóng cho cá bơi
C. Tạo vẻ đẹp cho bể cá.

B. Cung cấp oxi cho cá hô hấp
D. Tạo bọt cho bể cá.

Câu 12: Theo em, trong các biện pháp góp phần làm giảm ô nhiễm KHÔNG KHÍ thì

biện pháp nào là quan trọng nhất
A. Biện pháp vật lý

B. Biện pháp sinh học

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp giáo dục

Câu 13 Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên Trái Đất điều
đó có đúng không? Vì sao?
A. Đúng vì mọi sinh vật trên trái đất đều cần oxi do cây xanh thải ra trong quá trình
quang hợp.
B. Đúng vì mọi sinh vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh
quang hợp chế tạo ra.
C. Không đúng vì không phải mọi sinh vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào cây
xanh.
D. Đúng vì con ngườivà hầu hết các loài đông vật trên trái đất đều phải sống nhờ
vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh tạo ra.
22
22


Câu 14: Tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
A. Rừng cây sẽ thải ra một lượng lớn khí Oxi và hút khí Cacbonic trong quá trình
quang hợp, giúp điều hòa lượng hai khí này.
B. Rừng cây luôn hô hấp lấy khí oxi và thải khí cacbonic như lá phổi của con nguời.
C. Rừng cây có nhiều lá chứa diệp lục nên có màu xanh.
D. Rừng cây có tác dụng ngăn gió và bụi.
Câu 15: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao,

hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
A. Tăng nhịp hô hấp (thở nhanh, thở gấp hơn).
B. Tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
C. Vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
D. Hô hấp bình thường.
Phụ lục 2: Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Nhóm nghiên cứu I )
- Thành phần không khí.
- Vai trò của không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Nhóm nghiên cứu II )
- Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
+ Nguyên nhân do tự nhiên.
+ Nguyên nhân do con người là chủ yếu: các hoạt động sống và sản xuất của con
người.
- Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
+ Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên.
+ Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với đời sống con người.
* Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
* Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
* Tác hại của ô nhiễm không khí với nuôi trồng thủy sản…
* Tác hại của ô nhiễm không khí đối với công trình, di sản văn hóa…
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Nhóm nghiên cứu III )
- Rừng với không khí.
+ Vai trò của rừng với môi trường không khí.
+ Tình hình khai tác rừng, diện tích rừng hiện nay
+ Hậu quả của chặt phá rừng bừa bãi.
- Ô nhiễm không khí ở Đồng Nai
23
23



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (Nhóm nghiên cứu IV )
- Ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.

NGƯỜI THỰC HIỆN

DƯƠNG THỊ HỒNG

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Tam Phước
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày tháng 05 năm 2017
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 – 2017
24
24


–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Không khí và cuộc sống
Họ và tên tác giả: Dương Thị Hồng. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Tam Phước
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục


- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm
vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại

NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

25
25

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


×