Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn “Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.03 KB, 11 trang )

Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN, TUYỂN CHỌN

VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN “ĐIỀN KINH” Ở
TRƯỜNG THCS
VÙNG NÔNG THÔN
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe cho học sinh, đảm bảo tốt
mục tiêu giáo dục toàn diện và cũng chính để hỗ trợ cho phong trào giáo
dục thể chất trong nhà trường nói chung, phong trào TDTT nói riêng và cụ
thể nhất là đào tạo, bồi dưỡng vận động viên điền kinh để tham gia dự thi
“Hội khỏe Phù Đổng” các cấp đạt kết quả tốt, nhằm góp phần đào tạo
nhân tài cho đất nước sau này.
Để đạt được mục đích, yêu cầu trên, chúng ta cần phải suy nghĩ, tìm
tòi, áp dụng những biện pháp tốt để tuyển chọn, bồi dưỡng những học sinh
có năng khiếu về môn điền kinh. Trong phong trào TDTT có sự đóng góp
tích cực của môn điền kinh. Vì điền kinh là môn thể thao dễ vận dụng, có
thể tập luyện trong bất kỳ hoàn cảnh và điều kiện nào. Điền kinh lại là bộ
phận chủ yếu cấu thành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Tại đại hội điền kinh
Miền Bắc 1996. Giáo sư Tạ Quang Bửu - chủ tịch hội điền kinh Việt Nam
đã nói: Trước mắt, nhiệm vụ phong trào điền kinh là nhằm góp phần giữ
gìn và nâng cao sức khỏe của hàng triệu thanh, thiếu niên học tập, lao
động. Rèn luyện cho họ có khả năng vận động linh hoạt, có thể chất bền bỉ
dẻo dai, có tinh thần dũng cảm để học tập tốt, lao động tốt và sẵn sàng
chiến đấu tốt. Sau này, đi đôi với việc tiếp tục mở rộng phong trào, cần có
biện pháp tổ chức huấn luyện thích đáng, đưa khoa học kỷ thuật TDTT vào
hàng ngũ học sinh, nhanh chóng tạo ra một lực lượng đông đảo vận động
viên trẻ có tài năng làm nòng cốt cho phong trào. Đồng thời góp phần làm
rạng rỡ cho nền TDTT của Tổ Quốc. Với trách nhiệm là giáo viên dạy môn


thể dục, phụ trách công tác thể dục- thể thao trong nhà trường THCS nên
tôi đã suy nghĩ: Phải nghiên cứu tìm ra cách tốt nhất để tuyển chọn, bồi
dưỡng những học sinh giỏi môn Điền kinh, tham gia thi đấu đạt giải cao ở
cấp huyện, Tỉnh.
Qua thực tế những năm đầu làm công tác TDTT. Hằng năm, qua thi
đấu các cấp, đội tuyển Điền kinh của trường chưa đạt được giải ở các cấp
(huyện, tỉnh). Từ đó, bản thân đã nghiên cứu áp dụng thử nghiệm một số
biện pháp. Kết quả thành tích thi đấu ở các cấp đội tuyển Điền kinh của
trường luôn dẫn đầu cấp Huyện và đạt nhiều giải cao cấp Huyện, Tỉnh.
Qua đó, bản thân đã đúc kết rút ra được kinh nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN
PHÁP PHÁT HIỆN, TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN

Người thực hiện : 1Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

HỌC SINH GIỎI MÔN ĐIỀN KINH Ở TRƯỜNG THCS VÙNG
NÔNG THÔN”.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để đạt được thành tích cao về môn Điền kinh trong “Hội khỏe Phù
Đổng” các cấp, điều trước tiên là phải phát hiện sớm những học sinh có
năng khiếu về Điền kinh, tuyển chộn những vận động viên có thành tích
cao về các môn Điền kinh ở cấp THCS. Trong việc tuyển chọn cần chú ý
các tố chất nhanh, mạnh, bền, ... Thế ta tuyển chọn bằng cách nào? Sau đây
là một vài biện pháp tôi đã áp dụng để phát hiện, tuyển chọn đội tuyển
trong nhiều năm.
I. Qua giảng dạy thể dục nội khóa:
1.Đối với lớp 6:

Ngay từ đầu lớp 6, qua từng nội dung học về Điền kinh trong
chương trình học thể dục nội khóa. Tôi giao cho giáo viên dạy thể dục khối
6 khi tập luyện cho học sinh, giáo viên theo dõi, nắm bắt những học sinh
có thành tích tốt của từng môn như: chạy nhanh 100m, 200m, nhảy cao,
nhảy xa, ném bóng, chạy bền, ... Tổng hợp toàn khối 6 tôi chọn 4 nam, 4
nữ để thành lập đội tuyển “Dự nguồn kế cận”.
2. Đối với các lớp 7,8,9:
Tôi chỉ đạo cho giáo viên dạy thể dục trong tổ, qua giảng dạy
chương trình thể dục nội khóa, từng nội dung học các môn Điền kinh.
Ngoài chế độ kiểm tra theo yêu cầu của chương trình quy định. Theo quy
định đó chủ yếu đánh giá kĩ thuật là cơ bản. Yêu cầu về thành tích xếp loại
giỏi của khối 7 còn ở mức thấp, chưa phát huy hết nổ lực của các em. Do
vậy tôi chỉ đạo cho tổ nâng mức thành tích đạt điểm 10 lên cao hơn, để cho
các em cố gắng tập luyện vươn lên đạt thành tích cao. Từ đó tôi dẽ chọn ra
đội tuyển của khối 7, khối 8, khối 9. Mỗi khối một đội tuyển mỗi môn 4
nam, 4 nữ.
II. Qua tổ chức thi tuyển chọn:
Hăng năm, ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà
trường tiến hành tổ chức “Hội khỏe Phù Đổng” cấp trường sớm (từ cuối
tháng 9 đầu tháng 10) để thi tuyển chọn thành lập đội tuyển Điền kinh.
Qua thi đấu tôi phát hiện, tuyển chọn những em có thành tích cao về các
môn Điền kinh như: chạy nhanh 100m, 200m, chạy 800m nữ, 1500m nam,
nhảy cao, nhảy xa, ném bóng xa (các môn quy định trong hệ thống các
Người thực hiện : 2Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

môn thi Điền kinh của tỉnh đối với học sinh bậc THCS). Mỗi khối chọn 4

em nam, 4 em nữ có thành tích tốt từ cao đến thấp.
III. Thành lập đội tuyển Điền kinh của trường:
Như đã nêu trong phần phát hiện, tuyển chọn những học sinh có
thành tích tốt về các môn Điền kinh. Tôi tiến hành thành lập đội tuyển
Điền kinh của trường theo từng năm vào đầu năm học. Khi thành lập đội
tuyển, tôi phân làm ba lực lượng vận động viên:
1.Lực lượng vận động viên chính thức:
Gồm 2 nhóm tuổi:
Nhóm đúng độ tuổi lớp 9 (15 tuổi).
Nhóm nhỏ tuổi từ lớp 8 trở xuống.
Lực lượng này gồm những học sinh có thành tích tốt nhất về từng
môn.
2. Lực lượng vận động viên dự bị:
Gồm những học sinh có thành tích thấp hơn những học sinh trong
đội tuyển chính thức chue yếu ở khối 8 và khối 7. Cũng có thể ở lớp 6 (đối
với những học sinh có thành tích xuất sắc).
3. Lực lượng vận động viên dự nguồn kế cận: Gồm những học sinh
ở các khối lớp 6,7 có thành tích tốt nhất.
Công tác phát hiện, tuyển chọn những học sinh có năng khiếu về các
môn Điền kinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục suốt trong quá
trình dạy học và duy trì ngay từ đầu năm học để bổ sung cho đội tuyển.
IV. Biện pháp tập luyện ở nhà:
Sau khi phát hiện, tuyển chọn xong đội tuyển, tôi tiến hành ngay kế
hoạch tập luyện (bồi dưỡng).
Công tác tập luyện phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Nếu
ta không tập luyện thường xuyên, liên tục thì thành tích chỉ dừng lại ở mức
ban đầu đã đạt được và có khả năng sẽ giảm sút. Vì vậy, ta phải có kế
hoạch cụ thể, khoa học. Để đảm bảo tốt kế hoạch tập luyện tôi tiến hành
thực hiện một số biện pháp sau:
Đầu tiên tôi tập trung các em trong đội tuyển lại, làm công tác tư

tưởng cho các em. Cho các em thấy được vinh dự và trách nhiệm nặng nề
của mỗi em khi được chọn vào đội tuyển. Vì thế các em phải tự giác, tích
cực tập luyện để đạt được thành tích cao. Sau khi quán triệt tư tưởng cho
Người thực hiện : 3Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

các em xong, tôi cho các em học kỹ thuật của từng môn điền kinh mà các
em được tuyển chọn. Sau khi trang bị kiến thức về kỹ thuật các môn cho
đội tuyển xong, tôi có kế hoạch cụ thể cho học sinh luyện tập ở nhà. Để đạt
được kết quả tốt trong việc luyện tập ở nhà, tôi áp dụng một số biện pháp
sau:
1. Mỗi vận động viên phải có sân bãi tập riêng ở nhà
Để đảm bảo đạt kết quả tốt, thành tích nâng cao cho đội tuyển, đòi
hỏi huấn luyện viên (giáo viên thể dục) phải nhiệt tình, chịu khó đến nhà
từng em trong đội tuyển. Vì thế nên tôi đã tranh thủ thời gian đến nhà thăm
các em, trước là thăm gia đình, nắm bắt tình hình hoàn cảnh của từng em
và hướng dẫn cho các em tập luyện ở nhà theo bộ môn năng khiếu của
từng em. Ngoài ra, tôi còn phân công giáo viên thể dục trong tổ đến thực tế
một số em còn lại trong đội tuyển. Đây cũng chính là dịp để ta quán triệt
làm công tác tư tưởng cho phụ huynh để phụ huynh thấy được tập các môn
Điền kinh đây là điều kiện, là cơ hội để các em học tốt môn thể dục - môn
học mà Bộ Giáo dục - đào tạo đã quy định bắt buộc đưa vào giảng dạy
trong nhà trường và tất cả các em học sinh phải học để nâng cao sức khỏe,
đảm bảo tốt việc học tập của các em và công tác lao động sau khi rời ghế
nhà trường. Khi phụ huynh họ đã hiểu rõ và thông suốt rồi thì họ sẽ động
viên, nhắc nhở thêm cho các em tập luyện ở nhà và tạo điều kiện thuận lợi
cho các em tập luyện ở trường..

Sau khi làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, tôi thực tế xem điều
kiện để quy định sân bãi tập ở nhà cho các em theo từng môn mà các em
có thành tích tốt được tuyển chọn để tập huấn.
2. Kế hoạch tập luyện:
a. Tập chạy bền:
Mỗi vận động viên sáng nào cũng tập trên cự ly quy định của từng
em (chạy 1 lần), lúc đầu chạy chậm sau đó tăng dần. Sau một thời gian đổi
cách thức tập bằng cách tăng cự ly lên 1000m, 1200m, 1500m (Nữ),
1800m, 2000m, 2200m, 2500m, ... (Nam).
Lúc đầu tăng tốc độ giữ nguyên cự ly, sau tăng cự ly giữ nguyên tốc
độ. Trong luyện tập chú ý nhắc nhở các em phải kiên trì, bền bĩ, không
nóng vội, không được tăng tốc độ đột ngột. Trong rèn luyện sức bền giáo
viên cần quan tâm quán triệt cho các em khi chạy bền các em phải có nỗ
lực, ý chí vượt qua “ngưỡng”, khắc phục tình trạng giai đoạn “cực điểm”
hô hấp lần 2 (nếu có) bằng cách giảm tốc độ cố gắng vượt qua “ngưỡng”.
b. Tập chạy nhanh: 100m, 200m (đối với vận động viên chạy cự ly
ngắn).
Sáng nào cũng chạy 2 lần cự ly: lần 1(80m - 180m), lần 2 (100m - 200m).
Người thực hiện : 4Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

Lần 1 chạy 80% sức, lần 2 chạy 100% sức, giữa 2 lần chạy có nghỉ
ngơi khoảng 3 đến 5 phút.
c. Tập nhảy cao: (Đối với học sinh đội tuyển nhảy cao).
Để giúp cho các em nhanh chóng hoàn thiện kỹ thuật, phát triển thể
lực và nâng cao được thành tích, có thể tiến hành theo những nội dung:
- Tạo cho học sinh khái niệm chung về nhảy cao.

- Giúp học sinh xác định chân giậm nhảy thuận.
- Hướng dẫn kỹ thuật giậm nhảy, kỹ thuật bay trên không (qua xà) rơi
xuống (kiểu bước qua hoặc úp bụng).
- Mỗi buổi sáng nào cũng tập khoảng 10 phút, từng bước nâng dần
thành tích lên.
d. Tập nhảy xa: (Đối với học sinh trong đội tuyển môn nhảy xa).
- Cũng như môn nhảy cao, đầu tiên cho các em nắm vững kỹ thuật
nhảy xa “kiểu ngồi”.. .. giậm nhảy - bay trên không (ngồi trên
không) - rơi xuống (tiếp đất).. Trình tự tập luyện môn nhảy xa cũng
giống như nội dung nhảy cao.
Thời gian tập luyện: sáng 10 phút, chiều mất 10 phút.
e. Môn ném bóng xa 150 gr: Đối với học sinh trong đội tuyển ném.
- Để giúp các em nhanh chóng nắm vững và hoàn thiện kỹ thuật, bước
đầu trong quá trình tập luyện có thể tập với bóng có trọng lượng nhẹ
hơn trọng lượng quy định (bóng su nhỏ, bóng bện bằng lá dứa rừng
trong ruột độn thêm vật nặng để tăng trọng lượng). Ngoài việc vận
động các em tự làm thêm dụng cụ tập luyện, tôi tham mưu với nhà
trường để mua sắm thêm bóng ném 150gr và cho các em mượn về
nhà để tập luyện. Trong việc tự tập luyện ở nhà cần quán triệt cho
các em kỹ quy định khu vực ném. Tùy tình hình địa hình khu vực
của từng em, chú ý nhắc nhở các em phải kiểm tra, quan sát kỹ khu
vực ném.
- Nói chung trong kế hoạch tập luyện ở nhà, tôi đã quán triệt cho các
em thấy rõ phải có tinh thần tự giác, tích cực tập luyện và phải tuyệt
đối tuân theo trình tự của một buổi tập, có nghĩa là: Trước khi tập
phải khởi động kỹ, sau khi tập phải thả lỏng, hồi tĩnh. Công tác tập ở
nhà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục suốt trong năm học.
Trong hè các em cũng phải duy trì chế độ tập luyện thường xuyên
như vậy. Cụ thể, sáng dậy tập thể dục chạy buổi sáng 1000m, sau đó
tiến hành tập môn điền kinh năng khiếu của từng em. Nhằm để kiểm

tra, đánh giá việc tập luyện ở nhà cũng như nhắc nhỡ thêm chiến

Người thực hiện : 5Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

thuật trong thi đấu, ta tiến hành tập luyện chung ở trường bằng
những biện pháp sau:
V. Biện pháp tập luyện ở trường:
- Hằng tuần vào chiều thứ 5 và sáng chủ nhật cho các em trong đội
tuyển tập trung để ôn tâp, kiểm tra lại kỹ thuật và luyện tập nâng cao
thành tích.
Thành tích của bất kì môn Điền kinh nào cũng thường do kết quả
của quá trình chuẩn bị đầy đủ các mặt như: kỹ thuật, thể lực, chiến thuật,
phẩm chất ý chí, tinh thần của người tập. Song trong đó mặt chuẩn bị thể
lực có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí có tính chất quyết định. Trong
quá trình phát triển thể lực phải quan tâm đúng mức cả hai mặt: thể lực
chung (thể lực toàn diện), và thể lực chuyên môn (thể lực môn chuyên
sâu).
+ Tập phát triển sức nhanh: (đối với những vận động viên chạy cự li
ngắn 100m, 200m). Để phát triển sức mạnh tôi áp dụng các bài tập sau:
- Xuất phát thấp, xuất phát cao, chạy tốc độ cao, chạy tăng tốc độ các
đoạn ngắn (90 - 100% tốc độ tối đa).
- Chạy lặp lại đoạn ngắn khoảng 20n đến 100m (90 - 100% tốc độ tối
đa).
- Tập ném với dụng cụ có trọng lượng nhẹ hơn trong lượng quy định
để nâng cao tốc độ động tác ra sức cuối cùng (môn ném).
+ Tập phát triển sức mạnh: Các môn Điền kinh đòi hỏi nhiều về sự

chuẩn bị sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ hoặc sức mạnh bền tùy theo đặc
điểm của từng môn.
- Sức mạnh tốc độ là tố chất chủ yếu cần cho môn Điền kinh, đặc biệt
cho các môn chạy cự li ngắn, môn nhảy, kế đến là môn ném. Để phát
triển sức mạnh tốc độ ta dùng bài tập: Nhảy bật nhanh (không mang
thêm trọng lượng bên ngoài) như: bật xa, bật cao, nhảy lò cò liên
tiếp, nhảy cóc liên tục, nhảy liên tục qua chướng ngại vật, nhảy bật
đổi chân liên tiếp..
- Nhảy bật nhanh: bài tập có mang thêm trọng lượng bên ngoài (bao
cát buột ở chân nặng 300-500g).
+ Tập phát triển sức bền:
- Tố chất sức bền giúp cho cơ thể có khả năng khắc phụchiện tượng
mệt mỏi để kéo dài thời gian hoạt động chung rất cần thiết cho môn

Người thực hiện : 6Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

Điền kinh. Để phát triển sức bền tôi dùng bài tập: chạy Việt dã với
tốc độ đều hoặc biến tốc.
- Chạy biến tốc : Chạy các đoạn nhanh (70-90% tốc độ tối đa) xen kẽ
các đoạn chạy chậm hoặc đi bộ.
- Chạy lặp lại các đoạn dài gần bằng hoặc hơi dài hơn cự li thi đấu với
cường độ 75-90% tốc độ tối đa, nghỉ giữa các lần chạy khoảng 4-6
phút, (Nam: 1800m đến 2200m; Nữ: 1400m đến 1600m).
- Chạy kiểm tra ngắn hơn hoặc bằng cự li thi đấu với cường độ cao
( Nam: 1400m -1500m; Nữ: 700m - 800m).
- Chạy lấy đà kết hợp giậm nhảy, ném liên tục một số lần theo nhóm

( nghỉ giữa mỗi nhóm 5 phút).
* Kiểm tra thi đấu:
- Kiểm tra và thi đấu là một trong những nhiệm vụ cơ bản của quá
trình huấn luyện. Công tác này không những nhằm đánh giá kết quả
tập luyện mà còn thông qua đó lựa chọn những vận động viên xuất
sắc nhất tham gia vào đội tuyển Điền kinh của trường. Ngoài ra,
kiểm tra và tổ chức thi đấu thường xuyên các môn Điền kinh còn
góp phần tuyên truyền giáo dục động viên phong trào rèn luyện thân
thể trong học sinh.
- Đến thời điểm chuẩn bị dự thi, ta kiểm tra lần cuối chọn những vận
động viên có thành tích tốt nhất của 2 nhóm tuổi (nhóm đúng độ tuổi
(lớp 9) nhóm độ tuổi nhỏ từ lớp 8 trở xuống) để lập danh sách chính
thức đăng ký dự thi. Số lượng vận động viên chính thức này tùy
thuộc vào qui định của cấp trên (huyện, tỉnh). Đối với đội tuyển
chính thức này, ngòai thành tích nâng cao, ta cần chú ý trang bị cho
các em kỹ chiến thuật trong thi đấu để đạt thành tích cao nhất.
VI.Biện pháp động viên khuyến khích:
Để động viên khuyến khích các em tự giác, tích cực tập luyện để đạt
thành tích tốt trong các cuộc thi là phải có những ưu tiên đáng kể. Nhằm để
giải quyết vấn đề này tôi tham mưu với Ban Giám Hiệu, Hội đồng sư
phạm, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hỗ trợ tạo điều kiện thuận
lợi cho các em trong đội tuyển trong thời gian các em tập luyện cũng như
thời gian dự thi các cấp bằng cách:
- Dạy phụ đạo thêm các môn văn hóa trong thời gian tập huấn và thi
đấu (Không thu lệ phí)
- Miễn các buổi lao động (nếu có) để các em có thời gian tập luyện.

Người thực hiện : 7Ninh Văn Thới



Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

- Thường xuyên đưa thành tích các em tập luyện đạt được vào chỉ tiêu
thi đua của cá nhân học sinh của lớp, và có những tuyên dương,
khen thưởng thích đáng để từ đó các em phấn khởi yên tâm tập
luyện và quyết tâm thi đấu đoạt giải cấp Huyện, Tỉnh.
C.Kết thúc vấn đề:
Qua thời gian nhiều năm làm công tác giảng dạy thể dục - thể thao,
phụ trách công tác TDTT trong nhà trường THCS, bản thân để thí điểm
thực hiện, đúc kết rút ra được một số biện pháp phát hiện. Tuyển chọn và
bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn “Điền kinh” ở trường THCS vùng
nông thôn và đã áp dụng trong nhiều năm liền liên tục, năm nào đội tuyển
điền kinh của trường cũng đạt thành tích xuất sắc nhất, nhì cấp Huyện, Thị.
Thường xuyên liên tục có nhiều học sinh đạt giải cao cấp Thị (huyện),
Tỉnh, cụ thể từ năm học 1993-1994 đến nay năm nào đội tuyển điền kinh
của trường cũng đạt giải nhất tòan đòan cấp Thị.
*Kết quả cụ thể:
Năm học

Thành tích đồng đội
điền kinh

Đạt huy
chương cấp
Huyện

Đạt huy
chương cấp
Tỉnh


1993-1994 Nhất đồng đội Nam, Nữ 6 HCV-2HCB
Thị
1994-1995 Nhất đồng đội Nam, Nữ 4 HCV-2HCB
Thị
1995-1996 Nhất tòan đoàn điền 4HCV-6HCBkinh Thị
4HCĐ
1996-1997 Nhất tòan đòan cấp Thị

6HCV-2HCB2HCĐ

1997-1998 Nhất tòan đòan cấp Thị

5HCV-7HCB3HCĐ

1998-1999 Nhất tòan đòan cấp Thị

3HCV-2HCB3HCĐ

1999-2000 Nhất đồng đội Nam , nữ 8HCV-4HCBThị
3HCĐ
2000-2001 Nhất tòan đòan điền 3HCV-2HCBkinh Thị
3HCĐ

Người thực hiện : 8Ninh Văn Thới

1HCV-1HCB

3HCV-4HCB1HCĐ



Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

2001-2002 Nhất đồng đội Nam Thị

2HCV-2HCB1HCĐ

2002-2003 Nhất tòan đòan điền 5HCV-1HCB
kinh Thị
2003-2004 Nhất tòan đòan Việt dã 3HCV-1HCĐ
Thị

2HCB

2004-2005 Nhất tòan đòan điền 5HCV-5HCB
kinh Huyện
2005-2006 Nhất tòan đòan HKPĐ 9HCV-5HCBHuyện
5HCĐ

2HCĐ

Nhất tòan đòan Điền
kinh Huyện
2006-2007 Nhất tòan đòan HKPĐ 10HCĐ-7HCBHuyện
2HCĐ

2HCV-1HCB

Nhất tòan đòan Điền

kinh Huyện
Qua áp dụng một số biện pháp phát hiện tuyển chọn và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn “Điền kinh” đã nêu trên trường đã phát hiện, tuyển
chọn đúng đối tượng và có biện pháp kế hoạch bồi dưỡng tốt nên thành
tích của trường nhiều năm liền liên tục đạt thành tích xuất sắc trong tòan
huyện.
Qua thực tế đúc kết rút ra được bài học kinh nghiệm:
- Phát hiện sớm những học sinh có năng khiếu về môn điền kinh
(chạy, nhảy, ném). Tuyển chọn chính xác những vận động viên có
các tố chất tốt ngay từ lớp 6.
- Qua giảng dạy thể dục nội khóa để phát hiện ra, thường xuyên tổ
chức hội khỏe phù đổng cấp trường, hằng năm để bổ sung lực lượng
cho đội tuyển.
- Thường xuyên duy trì lực lượng vận động viên (Chính thức, dự bị,
dự nguồn kế cận).
- Có kế hoạch cụ thể cho học sinh tự tập, tự rèn luyện thường xuyên
liên tục ở nhà cũng như tập huấn ở trường.
- Huy động toàn Hội đồng Sư phạm tích cực hỗ trợ tạo điều kiện
thuận lợi cho các em tập luyện và thi đấu. Có những ưu tiên, khuyến
khích thích hợp.

Người thực hiện : 9Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

Tóm lại, để duy trì được phong trào điền kinh của trường thường
xuyên đạt kết quả tốt, đồi hỏi người làm công tác thể dục - thể thao (giáo
viên thể dục) ở từng trường cần có kế hoạch, biện pháp tốt nhất để phát

hiện sớm, đúng đối tượng, tuyển chọn chính xác, có kế hoạch tập luyện
thường xuyên, liên tục. Đội tuyển thường xuyên phải duy trì được ba lực
lượng: “Chính thức, dự bị và dự nguồn kế cận” cho những năm tiếp theo.
Làm tốt công tác này vừa là động cơ động lực hỗ trợ thúc đẩy phong trào
giáo dục thể chất nói chung, phong trào TDTT của nhà trường thường
xuyên được nâng lên nhằm để chuẩn bị cho việc đào tạo nhân tài đất nước,
không ngừng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục con người
tòan diện có sức khỏe tốt, thể lực cường tráng đủ điều kiện tiếp thu kiến
thức mới nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân đã áp dụng trong
nhiều năm và đã đạt được thành quả rất khả quan. Trong quá trình trình
bày không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý xây dựng
để bổ sung hòan chỉnh để đề tài đạt chất lượng cao hơn.
Tam Dân, tháng 4 năm 2007

Người thực hiện :10
Ninh Văn Thới


Một số biện pháp phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
“Điền kinh” ở trường THCS vùng nông thôn.

Người thực hiện :11
Ninh Văn Thới



×