Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, hơn lúc nào hết Tiếng Anh được
xem như một ngôn ngữ phổ thông nhất, là phương tiện đặc biệt hữu ích phục vụ cho việc
giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn hóa, giáo dục trên toàn thế giới. Tiếng Anh chính là ngôn ngữ
chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của EU. Các sự
kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu cũng sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng.
Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1
tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Những quốc gia có thu nhập đầu người cao
nhất trên thế giới đều thành thạo tiếng Anh hoặc tiếng Anh được sử dụng phổ biến. Học và
sử dụng tiếng Anh như là một ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước chúng ta.
Chính vì điều đó hiệu quả dạy và học tiếng Anh vẫn đang là một trong những mục
tiêu hàng đầu của ngành Giáo Dục để tiến đến mục tiêu xem đây là ngôn ngữ thứ hai tại Việt
Nam. Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh ở các bậc học từ bậc tiểu học (TH) đến
phổ
thông trung học (PTTH) đã và đang được chú trọng và đã có bước đột phá ở nhiều mặt như:
đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, giáo trình, kỹ năng giao tiếp. Điều này đã thể
hiện sự ý thức đầy đủ và định hướng quyết tâm của các cấp quản lí giáo dục trong việc
trang bị cho những chủ nhân tương lai của đất nước ngôn ngữ chìa khóa này.
Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy
và học tiếng Anh. Để đạt được mục tiêu đó trước hết bản thân những người giáo viên trực
tiếp giảng dạy tiếng Anh phải tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy tiếng Anh.
Trong những năm qua Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng đến lĩnh
vực dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đặc biệt là hỗ trợ, nâng cao
năng lực và phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng
Anh để đáp ứng các yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 theo Công văn số
3654/BGDĐT-ĐANN ngày 15/7/2014 của Bộ Giáo và Đào Tạo (GDĐT): “Tăng cường dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Bản thân tôi thật may mắn được tiếp
cận các thông tin, các khóa học và các đợt tập huấn nâng cao năng lực ngôn ngữ tại tỉnh nhà.
Mặc dù thời gian các khóa học không quá dài nhưng bản thân tôi đã tích lũy được rất nhiều
1
những khiến thức, kĩ năng rất bổ ích để áp dụng trong giảng dạy tiếng Anh ở trường. Đặc
biệt là năng lực sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học. Sử
dụng “Ngôn ngữ lớp học” thành thạo chính là giúp cho giáo viên có đủ sự tự tin cần thiết để
dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh. Chính vì lẽ đó, bản thân tôi thấy đây là điều thiết thực trong
giảng dạy không chỉ cho cá nhân mà cần có sự lan tỏa của nó đến với những người đang
giảng dạy tiếng Anh trong các trường từ bậc (TH) đến (PTTH). Vì thế, tôi chọn lĩnh vực này
( Ngôn ngữ lớp học ) để làm sáng kiến kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh trước hết
là ở trường THCS & THPT Hà Trung với đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực sử
dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS & THPT Hà
Trung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vai trò của ngôn ngữ lớp học trong giảng
dạy tiếng Anh để đề ra một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ
lớp học trong giảng dạy ở trường THCS&THPT Hà Trung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THCS&THPT Hà Trung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh ở trường THCS & THPT Hà Trung.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
Tham khảo kết quả chất lượng bộ môn năm học 2012- 2013 và năm học 2013- 2014
Làm một số bài kiểm tra (Test) nhỏ về kĩ năng nghe hiểu.
Hỏi đáp ngôn ngữ lớp học trong mỗi tiết học tiếng Anh.
Trao đổi, chia sẻ với các đồng nghiệp.
- Phương pháp phân tích số liệu.
Kết quả cụ thể qua 2 năm học giáo viên sẽ tìm ra mặt tích cực và hạn chế để có giải
pháp phù hợp hơn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tham khảo những báo cáo chất lượng bộ môn tiếng Anh của nhà trường.
Tham khảo kinh nghiệm của giáo viên trong tổ tiếng Anh và các đồng nghiệp khác.
Tham khảo tài liệu học tập và tập huấn năng cao năng lực ngôn ngữ tiếng Anh.
2
Tham khảo tài liệu trên các trang Web bồi dưỡng trực tuyến dành cho giáo viên tiếng
Anh ở bậc TH và THPT.
Từ kinh nghiệm của chính bản thân qua các năm giảng dạy tiếng Anh ở trường
THCS&THPT Hà Trung.
- Phương pháp thử nghiệm.
Đã áp dụng các giải pháp vào trong giảng dạy tiếng Anh ở trường năm học 20142015
Phần thứ hai: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
1. Những vấn đề lý luận chung.
1.1. Cơ sở lý luận
- Theo cách hiểu phổ biến và chủ yếu nhất, ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu bao gồm hệ thống
những âm, những từ và những quy tắc kết hợp các từ mà những người trong cùng một cộng
đồng sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để
biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau.
Trong tiếng Anh thì người ta gọi là “Language”. Ví dụ: tiếng Anh (English), tiếng Việt
(Vietnamese) là hai ngôn ngữ khác nhau.
- Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân chi phối quá trình
tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động
phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó
đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân
đóng vai trò quan trọng nhưng năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà
có, phần lớn do học tập, tập luyện mà có.
- Ngôn ngữ lớp học (Tiếng Anh) là ngôn ngữ cần thiết được sử dụng trong lớp học. Giáo
viên sử dụng nó để giảng dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh. Và học sinh sử dụng nó để tiếp thu
kiến thức, thực hành tiếng Anh trong lớp học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nâng cao năng lực sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy tiếng Anh chính là
cung cấp cho giáo viên ngôn ngữ cần thiết để có thể giảng dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh
một cách thành công và tự tin. Ngôn ngữ lớp học trong giảng dạy tiếng Anh được sử dụng
để giúp giáo viên quản lý lớp học, dạy học sinh ngôn ngữ dùng trong lớp học, hiểu nội dung
bài học, truyền đạt nội dung bài học, đánh giá bài làm của học sinh và đưa ra ý kiến phản hồi
đạt hiệu quả cao. Từ những lí do thiết thực trên nên tôi đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và
đúc rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy để đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao năng
lực sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập tiếng Anh ở trường THCS & THPT Hà Trung hiện nay. Đề tài này tôi
đã ứng dụng trong giảng dạy trong các năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015 đã đạt được
những kết quả theo chiều hướng tích cực. Cụ thể : Học sinh có hứng thú học tập, tiếp thu
kiến thức một cách tự nhiên, kĩ năng nghe - nói tiếng Anh được vận dụng trong nhiều tình
huống ; Giáo viên thật sự hứng thú khi vận dụng kĩ năng này trong giảng dạy tiếng Anh
4
(Giảng dạy tiếng Anh bằng tiếng Anh). Kết quả học kì I và giữa học kì II của năm học 20142015 có sự tiến bộ rõ rệt. Từ thực tế nêu trên tôi chọn: Một số giải pháp nâng cao năng lực
sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS & THPT Hà
Trung để làm đề tài sáng kiến.
2. Thực trạng của vấn đề
2. 1.Thuận lợi .
- Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 theo Công văn số 3654/BGDĐT-ĐANN
ngày 15/7/2014 của Bộ Giáo và Đào Tạo (GDĐT) yêu cầu “Tăng cường dạy và học ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
- Nhà trường có một đội ngũ giáo viên tiếng Anh trẻ, năng động và có đủ năng lực
chuyên môn nghiệp vụ.
- Giảng dạy bộ môn tiếng Anh có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như máy
cassette, tranh ảnh và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ..v..v
- Tiếng Anh là một bộ môn thi bắt buộc trong các kỳ thi quan trọng ví dụ như thi vào
trường THPT hoặc tốt nghiệp THPT. Nên học sinh xác định khá rõ vai trò của nó.
- Việc ứng dụng tiếng Anh trong thực tiễn là khá thông dụng.
- Ngày nay, các phương tiện hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ của học sinh nói chung và
tiếng Anh nói riêng rất phong phú và đa dạng.
2. 2. Khó khăn.
- Trường THCS và THPT Hà Trung là một ngôi trường thuộc xã bãi ngang, kinh tế
khó khăn. Một số em chưa xác định rõ mục đích học tập nói chung và đặc biệt là bộ môn
tiếng Anh nói riêng. Một bộ môn vốn đã khó khăn với các em ở vùng nông thôn.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phòng học chức năng chưa có như: Phòng
Lab phục vụ cho bộ môn tiếng Anh. Phương tiện hỗ trợ để giảng dạy môn tiếng Anh cò hạn
chế như phần mềm dạy tiếng Anh. Vì vậy, mà nó ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức và điều
kiện học tập của học sinh.
- Số lượng học sinh trong một lớp học còn đông nên giáo viên còn hạn chế trong việc
phụ đạo thêm cho học sinh yếu, kém.
- Giáo viên có thể còn ít quan tâm đầu tư vào vấn đề phát triển kỹ năng thực hành
tiếng Anh cho học sinh như kỹ năng nói (Speaking), kỹ năng nghe (Listening ) và sử dụng
tiếng Anh lớp học của giáo viên và học sinh.
5
- Hầu hết các em học sinh ở nhà không hề có phương tiện như máy cát sét, máy vi
tính hoặc băng đĩa để hỗ trợ cho việc học tiếng Anh ở nhà của các em.
- Học sinh không có môi trường thực tế để thực hành tiếng Anh.
2. 3. Thực trạng của vấn đề.
Qua điều tra ở 4 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2013- 2014 và năm học 20142015 dựa trên kết quả bộ môn tiếng Anh trong năm học trước và bằng hình thức kiểm tra
vấn đáp đơn giản cho thấy kết quả khả năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ lớp học trong
giờ học tiếng Anh của học sinh đầu các năm học 2013- 2014 và 2014- 2015 như sau:
a. Điều tra về kĩ năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ lớp học trong các giờ học
tiếng Anh đầu năm 2013- 2014 của học sinh:
KHỐI TỔNG GIỎI
SL
TL
SỐ
8
74
00
00
9
68
00
00
KHÁ
SL
TL
7
8
TB
SL
9,5% 22
11,7% 23
TL
YẾU
SL
TL
29,7% 37
33,8% 32
50%
47%
KÉM
SL
TL
08
05
10.8%
7,5%
b. Điều tra về kĩ năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ lớp học trong các giờ học
tiếng Anh đầu năm 2014- 2015 của học sinh:
KHỐI TỔNG GIỎI
SL
TL
SỐ
7
72
01
1,4%
9
70
02
2,9%
KHÁ
SL
TL
8
10
TB
SL
11,1% 23
14,3% 24
TL
YẾU
SL
TL
31,9% 35
34,3% 30
KÉM
SL
TL
48,6% 05
42,9% 04
7%
5,6%
c. Nhận xét.
Thông qua kết quả điều tra về kĩ năng nghe hiểu và sử dụng “ Ngôn ngữ lớp học”
của học sinh tôi đã thu được những con số cụ thể như trên. Qua đó, chúng ta có thể nhận
thấy kĩ năng nghe hiểu và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ lớp học ở học sinh khối 7 có khoảng
44.4% đạt tỉ lệ trên trung bình và 55,6% dưới trung bình. Học sinh khối 8 có khoảng 39,2
đạt tỉ lệ trên trung bình và 60,2% dưới trung bình. Học sinh khối 9 có khoảng 46.3% đạt tỉ lệ
trên trung bình và 53,7% dưới trung bình. Tỉ lệ trên trung bình của học sinh khối 9 so với
học sinh khối 7 có cao hơn nhưng không đáng kể vì một nguyên nhân các học sinh lớp 9 có
kiến thức nhiều hơn nhưng không tích cực và nhiệt tình sử dụng ngôn ngữ lớp học trong giờ
6
học tiếng Anh bằng các học sinh lớp 7. Từ đó, tôi có thể rút ra một số nguyên nhân của thực
trạng này.
d. Nhuyên nhân
Qua trao đổi và tìm hiểu từ các giáo viên dạy tiếng Anh ở trường hầu hết giáo viên
cho biết học sinh của họ còn rất yều về kĩ năng nghe nói và còn hạn chế trong viêc hiều và
sử dụng “Ngôn ngữ lớp học”. Nguyên nhân của thực trạng này là từ hai phía khách quan và
chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan.
+ Học sinh thiếu vốn từ vựng.
+ Học sinh không có phương tiện hỗ trợ nghe và nói tiếng Anh.
+ Học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Anh.
+ Không có một tiết dạy cụ thể nào ở chương trình phổ thông THCS&THPT về ngôn
ngữ lớp học.
+ Các bài kiểm tra định kỳ còn chú trọng phần đọc hiểu và ngữ pháp.
- Nguyên nhân chủ quan.
+ Tính chủ động ghi nhớ và luyện tập của học sinh chưa cao.
+ Học sinh lười học từ vựng dẫn đến vốn từ nghèo nàn.
+ Học sinh thiếu mạnh dạn và tự tin khi nói tiếng Anh.
+ Học sinh thích sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với bạn bè và giáo viên vì đối tượng
giao tiếp là người Việt.
+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ lớp học chưa phong phú còn có sự lặp lại.
+ Giáo viên còn sử dụng tiếng Việt nhiều trong giảng dạy tiếng Anh vì lo lắng học
sinh không hiểu hết nội dung bài học. Đặc biệt, sách giáo khoa hiện nay còn nặng về phần
đọc hiểu và ngữ pháp.
Qua thực trạng điều tra và các nguyên nhân trên, tôi tự nhận thấy bản thân tôi nên
quan tâm và thực hành ngôn ngữ lớp học nhiều hơn trong giảng dạy tiếng Anh. Sau đây là
một số giải pháp mà tôi đã ứng dụng trong năm học 2014– 2015 này trong việc giúp giáo
viên và học sinh nâng cao năng lực sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy tiếng
Anh.
3. Một số giải pháp nâng cao năng lực sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy
tiếng Anh ở trường THCS & THPT Hà Trung.
7
3. 1. Quản lý lớp học phần A (Managing classroom part A)
Trong phần này sử dụng ngôn ngữ lớp học giúp học sinh và giáo viên hâm nóng
không khí lớp học trước khi bắt đầu nội dung tiết học. Học sinh và giáo viên có thể dùng
những câu tiếng Anh lớp học ngắn gọn , vui vẻ và dễ hiểu để chào hỏi, trò chuyện về thời tết
và điểm danh học sinh. Đưa ra các thông báo, giao bài tập về nhà. Trước khi kết thúc tiết học
giáo viên thông báo hết giờ học và yêu cầu học sinh làm một số việc như thu dọn bàn học,
sách vở. Từ đó giúp học sinh có hứng thú với nội dung chính của tiết học.
a. Chào học sinh (Greeting students)
- Hello, everybody/ - Good morning.
- How are you doing ?/ How do you do ? / How are you ?
- How was your weekend ?
b. Thảo luận về ngày và thời tiết ( The date and weather)
- What day is today ? - It’s Monday
- What season is it ? – It’s summer.
- What’s today’s date ?/ - What’s the date ? – April 1st
- What month is it? – It’s December.
-What day is tomorrow ?
- What day was yesterday ?
- What’s the weather like today ?/ How is the weather today ?
c. Điểm danh ( Attendance)
- Where is Nam ?/ Is Nam here today ?/ Are Nam and Hoa here today ?
- Is everyone here ?
- Who’s absent today ?/ Who’s not here today ?
- I’m going to take attendance now.
- Please say “here” when I call your name.
- Raise your hand when I call your name.
d. Kiểm tra và thu bài tập ở nhà của học sinh ( Checking and collecting students’
homework)
- Let’s go over your homework together/ Let check your homework.
- Please hand in your homework.
- Please exchange papers.
8
e. Thông báo thông tin A ( Making announcement)
- I have something to tell you / I have an announcement to make.
- Please listen carefully.
- We will have a quiz tomorrow/ There will be a test on March 7th
- The test is on Unit 6.
- Don’t forget to study for the test/ Don’t forget about the test on Tuesday.
- We are going to do a project on family.
- You should finish the report by March 7th.
- I have some importance for you.
- Please write it down/ Don’t forget about the test on Tuesday.
- Remember that we have a test tomorrow/ Don’t forget about the test on Tuesday.
- The test is on past tense verbs/ The test will take 15 minutes/ The test has 10
questions.
- The project is due on April 8th/ There’s a new due date for the project.
- Work on your own.
f. Thông báo thông tin B ( Making announcement)
- There’s change in the schedule.
- We are going to finish class early tomorrow.
- We will have a visitor today/ A visitor is coming tomorrow.
- Tomorrow there’s no class because it’s holiday.
- There will be a parents meeting on Monday.
- Don’t forget about the concert tonight.
- Give this notice to your parents.
- We are coming back at 2:00 P.M.
- There will not be recess today/ We will not have a break today.
- Recess will be shorter today/ The break will be shorter today.
g. Giao bài tập về nhà ( Assigning homework )
- Your assignment is on page 16.
- Your homework is due next class/Your homework is to read the text, then answer
the questions.
- Review the vocabulary for a quiz.
9
- Practice the conversation on page 19.
- Write sentences using the vocabulary.
- For our next class, please listen to the dialogue on page 20.
- Next time, don’t forget to bring your homework.
- For homework, complete the exercise on page 15 in the workbook.
- The exercise is at the top page 28.
- Is that clear ?
h. Cho cả lớp nghỉ (Dismissing the class)
- You can finish the exercise next class/ Class is finished/ You can go now.
- Have a good afternoon/Good job today.
- Please clean up your area/ Please put away your books/ It’s time to clean up.
- Have a nice weekend.
- See you next week.
3. 2. Quản lý lớp học phần B (Managing classroom part B)
Bằng những khẩu lệnh lớp học ngắn gọn và dễ hiểu giáo viên hướng dẫn và yêu cầu
học sinh sử dụng các tài liệu và đồ dùng học tập hợp lí và có hiệu quả hơn Đưa ra các chỉ
dẫn và quy định trong các bước lên lớp cũng như trong phần bài thi và kiểm tra. Dùng ngôn
ngữ lớp học để kiểm tra mức độ hiểu, khuyến khích và thúc đẩy học sinh tham gia các hoạt
động.
a. Sử dụng các tài liệu và đồ dùng học tập trong lớp (Using classroom material).
- Do you have a pencil ?/ Does everyone have your books ?
- Please take out your books ?/ Please look at the handout/Open your books.
- Please turn the page.
- Please come to the front.
- Put away your notebooks.
- Write your name on your paper.
- Turn over your paper.
- Hand in your papers.
- Use the flash cards to review.
- Use the dictionary to check new words.
- The example is at the top of page 28.
10
- The exercise is at the top of page 38.
- Do exerxise in the middle/ at the bottom of page 49.
- Is everyone ready ?
- Is that right ?
b. Chỉ dẫn cho học sinh ( Directing students)
- Stand up.
- Line up.
- Clean up.
- Please sit down.
- Go to your seats.
- Please come to the front.
- Push in your chairs.
- Please speake louder.
- Copy the words from the board.
- Get ready for lunch/ the test/ recess.
- Read the conversation for the class.
c. Đưa các hướng dẫn trong bài thi và kiểm tra (Giving the test and quiz
instructions)
- Now we ’re going to have a quiz on family words.
- You need a pencil.
- Put away your books.
- Clear your desks.
- Please be quiet/ I hear talking. Please be quiet.
- I’m going to read the instructions aloud.
- Pay attention to the instructions.
- Remember to read the instructions carefully.
- Write your name on the test.
- Do your own work.
- No talking.
- Don’t talk.
- You have five minutes to finish the test.
11
- Please finish up.
- Time’s up
- Stop writing.
- Put your pencils down.
- Don’t forget to check your work again.
- Did everyone study ?
d. Thay đổi các hoạt động ( Changing activities)
- Please pay attention.
- Let’s look at the picture on page 35.
- Dictionaries give the meaning of the words.
- Listen to me carefully and answer the questions.
- Stop writing.
e. Quy định (Disciplining)
- Please listen to me.
- Please be quiet.
- Stop talking.
- Please pay attention.
- Please raise your hand.
- Please get to work.
- Please look at your own paper.
- Sit down, please.
- One at a time.
- Please take turns.
f. Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh (Checking degree of students’
understanding )
- Is everything clear ?/ Are there any questions about the article ?
- … so what are we going to do ?
- What did we learn ?
- Here is example.
g. Khuyến khích tham gia trong lớp (Encouraging participation)
12
- Please raise your hand.
- Please speak louder/ - Pleae read aloud.
- Who wants to volunteer ?
- Who knows the answer (to the question number 3)?
- Do you want to try number 2 ?
- Hoa, can you read please ?/ Hoa, do you know the answer to question number 3?
- Write the answers on the board.
- Hoa, can you do question number 1 in the workbook ?
- I need a volunteer to read the dialogue/ I need a volunteer to pass out the papers.
h. Thúc đẩy học sinh (Promoting students)
- You’re doing great.
- You can say that in English/ - Please ask me in English
- Repeat after me please
- Who can help her/ him?
- Try your best.
3. 3. Dạy học sinh ngôn ngữ dùng trong lớp học (Teaching students classroom
language)
Khi học sinh ở trong tiết học tiếng Anh thì hãy giúp học sinh cố gắng nói bằng tiếng
Anh trong lớp. Điều này sẽ giúp học sinh tạo phản xạ nói tiếng Anh tốt hơn. Sau đây là một
số câu hỏi và cách diễn đạt học sinh hay dùng để tương tác với giáo viên. Học sinh ghi nhớ
và sử dụng thường xuyên trong giờ học tiếng Anh.
a. Khi học sinh muốn yêu cầu điều gì (Asking for something)
- You can say “ May I go to the bathroom, please?”
- You can say “Can I have a pen, please?”
- You can say “Do you have a pen for me?”
- You can say “May I have a pen, please?”
b. Khi học sinh muốn hỏi thầy/cô về từ vựng đang học (Asking about words)
- When you don’t understand, ask “ What does it mean ?”
- When you don’t understand,ask ”How do you say (the word)/ this in English ?”
- When you don’t understand, ask “How do you spell that ?”
- When you don’t understand, ask “How do you pronounce (the word)? “
13
- When you don’t understand, ask “Where’s the stress in (the word)?”
c. Khi học sinh muốn yêu cầu thầy/ cô đọc lại (Asking to repeat)
- You can say “ Can/ Could you repeat that/ say that again , please?”
- You can say “Pardon me?”
- You can say “ Can you speak more slowly?”
- You can say “ Can you write that on the board ?”
d. Xin lỗi giáo viên và bạn học (Apologizing)
- Excuse me, please.
- I’m sorry/ Sorry about that/ Sorry about that.
e. Yêu cầu giúp đỡ (Asking for help)
- I don’t understand.
- Can you help me, please?
- Is this right / wrong?
f. Chào và tạm biệt (Khi thầy/cô vào lớp và khi kết thúc tiết học) (Saying Hello
and Goodbye)
- Good morning / afternoon / evening, teacher.
- Hello / Hi.
- How are you?
- How is everything?
- Goodbye.
- See you soon.
- Have a good (nice) weekend / day / evening / time!
3. 4. Hiểu nội dung bài học (Understanding lesson content)
Giáo viên truyền đạt yêu cầu của các hoạt động trong nội dung bài dạy giúp học biết
cần phải làm gì và làm như thế nào.
- Work in pairs/ groups of four/ Work with your partner.
- Check your answers with a partner/ - Check the following words in your dictionary.
- Use the chart to answer the questions.
- Ask your partner about his or her family.
- Fill in the blanks using the new vocabulary.
14
- Practice the dialogue/ Practice saying the vocabulary.
- Practice interviewing with your partner.
- Give example.
- Underline / Circle the vocabulary.
- Draw a picture in your notebooks.
- Circle the correct verb/ Match the questions with the answers/ Answer the questions.
- Answer True (T) or False (F)/ Answer with the complete sentences.
- Choose one of the following activities.
- Use the vocabulary to write sentences.
- Repeat the sentences.
- Guess the words.
- Take turns reading the dialogue.
- Take notes about your partner.
- Tell your partner bout your family.
3. 5. Truyền đạt nội dung bài học (Imparting lesson content)
Giáo viên giúp học sinh nắm được mục tiêu của bài học từ đó truyền tải nội dung bài
học. Để học sinh hiểu và vận dung được nội dung bài học thì người giáo viên phải sử dụng
ngôn ngữ lớp học để lôi cuốn học sinh vào hoạt động. Giáo viên làm mẫu và đưa ra ví dụ
đồng thời để học sinh cho ví dụ và so sánh ví dụ của các em với ví dụ của giáo viên. Luyện
tập các kĩ năng thông qua các hoạt động nhóm.
a. Hiểu và truyền đạt mục tiêu bài học (Understanding and imparting lesson
aim)
- Today we will continue learning words for rooms in a house.
- Today we will learn about “Natural disasters”.
- Today we will learn unit 8: Celebrations.
- Let’s review what we learned today.
- Let’s review the knowledge from unit 1 to unit 3 for test number 1.
b. Lôi cuốn học sinh vào chủ đề bài học (Encouraging Students in the topic).
- What do you know about zoo animals ?/Think about animals in a zoo.
- Look at the picture. What do you see?
- What words do you know?
15
- Can you tell me other animals ?
- Have you ever seen a lion ?
- Did you ever see a……?/ Were you ever on a farm?
c. Giải thích nội dung bài học (Explaining lesson content)
- This is how you end a sentence.
- We say “is sleeping” when we talk about what is happening now.
- “An architect is a person who designs the buildings” so what does “ an architect”
mean?.
- Trang has just won the first prize in the English speaking contest. “What does Mai
say to pay Trang a compliment” ?
d. Làm mẫu và cho ví dụ ( Modeling and giving example)
- Please listen to the example/ Here is an example
- Look at these examples on the board.
- Listen carefully and repeat after me/ - Listen the dialogue carefully.
e. Yêu cầu học sinh cho ví dụ và viết lại (Asking students to give example and
rewrite)
- Give me an example about “Exclamation”.
- Give me another example of an occupation.
- Who can give me another example of an animal ?
- Rewrite the following sentences using “ phrasal verbs”
- Make a similar dialogue.
f. Đưa ra các yêu cầu của hoạt động (Giving activity requests )
- Circle the correct word/ verb/ Underline the verbs
- In pairs, talk about your family.
- Read the text carefully and answer the questions.
- Use your notes to write a paragraph
- Underline / Circle the vocabulary.
- Draw a picture in your notebooks.
- Match the questions with the answers.
- Answer the questions/ Answer True (T) or False (F).
- Answer with the complete sentences.
16
- Choose one of the following activities.
- Use the vocabulary to write sentences.
g. Tổ chức học sinh ( Organizing students)
- Work in pairs/ groups of four/ Work with your partner.
- You have until 9:00 o’clock to finish this activity.
- You have 20 minutes to finish this activity.
3. 6. Đánh già bài làm của học sinh ( Assessing student work)
Đổi mới trong kiểm tra và đánh giá nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng
cao chất lượng giáo dục. Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ lớp học trong giảng dạy tiếng
Anh đã có những cải tiến trong hình thức kiểm tra vá đánh giá. Đổi mới đầu tiên chính là
trong phần nhận diện và chữa lỗi cho học sinh. Giáo viên dùng những ngôn ngữ khích lệ học
sinh tự sửa lỗi trước, sau đó giáo viên đưa ra nhận xét.
a. Nhận diện và sửa lỗi viết (Identifying and correcting written errors)
- Spelling/Capitalization/ Punctuation.
- Plural forms/ - Past tense forms
- Verb use.
b. Nhận diện và sửa lỗi nói (Identifying and correcting spoken errors)
- Don’t forget to follow the word order.
- Pay attention to the word order.
- Don’t forget to add “- es”/ “-s”/ “-ed”
c. Đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh ( Assessing Students’comprehension)
- Asking questions about content/ Reading students’ writing.
- Giving quizzes/ test
- Having student make a drawing/Having students ask each other questions.
- Checking Students’ homework.
- Having students summarize the lesson orally.
- Having students summarize the lesson in writing.
3. 7. Đưa ra ý kiến phản hồi (Giving feedback)
Để học sinh có thêm động lực trong học tập giáo viên sử dụng những ngôn ngữ khen
và khích lệ học sinh. Đặc biệt mỉm cười vui vẻ đón nhận câu trả lời của các em. Giáo viên
không nên phản ứng mạnh với câu trả lời chưa tốt của học sinh.
17
a. Đưa ra ý kiến phản hồi tích cực ( Giving positive feedback)
- Good/ Ok/ Very good/ Excellent.
- Correct/ That’s right.
- Good job/ Well done/ Nice work.
b. Khuyến khích tự chữa lỗi ( Encouraging students to correct themselves)
- Not right. Who can help her/ him?
- Check your spelling/ - Check your intonation.
- He “go” or “goes” to school in the morning.
- Compare your sentence to the example.
- What is wrong with this sentence ?
4. Kết quả đạt được
Sau một thời gian ứng dụng vào giảng dạy cho học sinh thuộc ba khối 7,8 và 9 cụ thể
lớp 8/1, 8/4, 9/1 và 9/2 mà tôi phụ trách (Năm học: 2014 - 2014) và 7/1. 7/2 9/1, 9/2 tôi
đang giảng dạy năm học này (2014- 2015) tôi nhận thấy được những kết quả khả quan.
Học sinh chủ động, tích cực hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ lớp học trong tiết học
tiếng Anh. Đồng thời giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Số liệu cụ thể các bài kiểm tra
vấn đáp giữa học kì II như sau:
a. Điều tra về kĩ năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ lớp học trong các giờ học
tiếng Anh của học sinh năm học 2013- 2014
KHỐI TỔNG GIỎI
SL
TL
SỐ
8
74
02
2,7
9
68
02
2,9
KHÁ
SL
TL
10
12
TB
SL
13,6% 31
17,6% 29
TL
YẾU
SL
TL
41,9% 27
42,6% 33
KÉM
SL
TL
36,4% 04
34%
02
5,4%
2,9%
d.Điều tra về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ lớp học trong giờ học tiếng Anh
KHỐI TỔNG GIỎI
SL
TL
SỐ
7
72
04
5,6%
9
70
03
4,3%
KHÁ
SL
TL
15
14
TB
SL
20,8% 29
20%
31
TL
YẾU
SL
TL
40,2% 24
44,3% 22
KÉM
SL
TL
33,4% 00
31,4% 00
00
00
18
Qua bảng số liệu điều tra cho thấy học sinh 2 lớp khối 7 kĩ năng nghe hiểu và sử dụng
ngôn ngữ lớp học trên trung bình là 66.6 %, học sinh 2 lớp khối 8 trên trung bình là 58,2%
và học sinh hai lớp 9 khoảng 68,6%. Số học sinh xếp loại kém không còn và học sinh xếp
loại yếu giảm khá nhiều so với số liệu điều tra đầu năm học. Tuy nhiên, vẫn còn một số học
sinh ở cả hai khối 7 và 9 do sức học quá yếu nên không có nhiều tiến bộ trong sử dụng ngôn
ngữ lớp học đặc biệt là kĩ năng nghe hiểu. Điều quan trọng nhất qua kĩ năng sử dụng “Ngôn
ngữ lớp học” đã tạo thêm hứng thú học tập cho học sinh và các em đã có những phản ứng
tích cực với cách truyền thụ này của giáo viên.
- Học sinh sôi nổi, hứng thú với các tiết học và có cái nhìn tích cực hơn về bộ môn tiếng
Anh.
- Sử dụng tiếng Anh để dạy và học tiếng Anh đã giúp cho học sinh rèn luyện tính tích
cực, chủ động và phản xạ nhạy bén trong mọi tình huống.
- Học sinh trở nên có phần tự tin hơn trong các tiết học nói và làm bài tốt hơn trong các
bài kiểm tra nghe nói định kì và kiểm tra học kì I .
- Học sinh phấn khởi hơn khi giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THCS & THPT Hà Trung từ
thực tiễn với những trăn trở, suy nghĩ đã giúp tôi có thêm nhiều cải tiến thiết thực hơn để
nâng cao năng lực sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong giảng dạy tiếng Anh. Trên đây là một
số giải pháp của bản thân hy vọng có thể truyền thụ cho học sinh và giúp các em rèn luyện
19
thêm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ lớp học, kĩ năng nghe – nói tiếng Anh một cách có hiệu quả
nhất. Qua thời gian áp dụng tôi đã đạt được những kết quả tích cực, có thể chưa phải là tối
ưu vì phần sử dụng ngôn ngữ lớp học chưa được giáo viên và học sinh chú trọng vì vẫn còn
nặng nề về phần nội dung bài học và phần ngữ pháp. Những giải pháp này cần sử dụng
thường xuyên và phổ biến ở các bậc học để học sinh sử dung ngôn ngữ lớp học trong tiết
học tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn trở thành một kĩ năng trong học tiếng Anh. Thực hiện
đề tài này với mong muốn rằng quí thầy cô giáo cùng tham khảo và góp ý xây dựng thêm để
tìm ra nhiều giải pháp tối ưu hơn để nâng cao năng lực sử dụng “Ngôn ngữ lớp học” trong
giảng dạy tiếng Anh và quan trọng nhất chính là giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách
chủ động, dễ dàng, có hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng
Anh ở các bậc học nói chung và trường THCS và THPT Hà Trung nói riêng để đáp ứng các
yêu cầu của đề án Ngoại Ngữ Quốc Gia 2020.
* Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng bản thân đã thu được những kết quả khả quan.
Chất lượng học sinh có những tiến bộ theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, quá trình nâng
cao chất lượng bộ môn tiếng Anh là một quá trình mang tính chiến lược lâu dài đòi hỏi
người giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp
giảng dạy. Phải có thái độ kiên nhẫn với các đối tượng học sinh yếu, kém giúp các em có
một nhận thức và động lực đúng đắn với bộ môn tiếng Anh.
* Kiến nghị:
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nâng
cao năng lực giảng dạy tiếng Anh cho các giáo viên tiếng Anh từ bậc TH đến PTTH. Trang
bị đầy đủ hơn cho các trường học phòng chức năng (Lab) và nghe nhìn để nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
20