Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THỰC HIỆN TỐT GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.76 KB, 8 trang )

1
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO
THỰC HIỆN TỐT GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở HUYỆN PHÚ NINH
I. Đặt vấn đề:
Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ sống còn của mỗi chúng ta. Giáo
dục bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ
trẻ ở các trường học và càng được quan tâm ngay từ tuổi Mầm non nhằm hình
thành cho trẻ kỹ năng , thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường. Năm học
2007-2008 là năm thứ 2 cấp học Mầm non thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường vào trường mầm non.
Đối với Phú Ninh là một huyện vừa chia tách từ Thành phố Tam Kỳ,
nằm cách Thành phố Tam Kỳ 13 km về phía tây, các trường Mẫu giáo chưa có
đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Đa số
nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp nên ảnh hưởng lớn đến công tác chăm
sóc - giáo dục trẻ. Đặc biệt là công tác phối hợp cùng với nhà trường để giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Từ những khó khăn của địa phương và sự chỉ đạo của Phòng GDMNSở Giáo dục và Đào tạo Quảng nam nên bản thân tôi ngay từ đầu năm đã
chọn đề tài:“ Một số biện pháp chỉ đạo các trường Mẫu giáo thực hiện tốt
Giáo dục bảo vệ môi trường ở huyện Phú Ninh” làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm trong công tác của năm học 2007-2008.
II. Cở sở lý luận:
Thực hiện Công văn số 3200/2006/GDMN/BGD&ĐT . Ngày 21 tháng
4 năm 2006, Vụ Giáo dục mầm non đẫ có Công văn hướng dẫn thực hiện chỉ
thị 02/2005/BGD&ĐT về việc: “ Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường mầm non giai đoạn 2005-2010”. Công văn đã xác định rõ
nhiệm vụ, nội dung và cách thức thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi
trường, như sau:
- Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu
biết ban đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp


để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hoà hợp với môi trường nhằm đảm
bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ .
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là: Cung cấp cho trẻ những kiến
thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc và giữ gìn cơ thể cho bản thân; cung
cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật ,
con người với môi trường sống, để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người
gần gũi quanh mình, biết chăm sóc, bảo vệ câu cối, bảo vệ con vật nơi mình
ở; cung cấp một số kiến thức đơn giản về ngành nghề, văn hoá, phong tục tập


2
quán của địa phương; xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức giữ gìn những
phong cảnh địa danh nổi tiếng của địa phương.
- Cách thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là: Lồng ghép
một cách hợp lý nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các nội dung giáo
dục; xây dựng môi trường trường/ lớp học xanh sạch đẹp và an toàn.
III. Cơ sở thực tiển:
Địa bàn huyện Phú Ninh có 10 trường Mẫu giáo, từ năm 2005 trở về
trước ( Khi còn ở thị xã Tam Kỳ) tất cả các trường cũng đã thực hiện công tác
giáo dục bảo vệ môi trường vào công tác chăm sóc - giáo dục trẻ . Tuy nhiên
kết quả chưa đạt hiệu quả, chỉ dừng lại ở mức độ giáo dục lễ giáo và giáo dục
tư tưởng cho trẻ trong mỗi tiết học, chưa được lồng ghép sâu sắc và phù hợp
vào các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi và trong chế độ sinh hoạt hằng ngày
của trẻ.
IV. Nội dung nghiên cứu:
Sang năm học 2006-2007 và năm học 2007-2008. được sự chỉ đạo và
quan tâm của Sở Giáo dục& Đào tạo Quảng Nam. Đặc biệt Phòng Giáo dục
Mầm non, nên bản thân tôi được dự lớp tập huấn-Hội thảo về công tác giáo
dục bảo vệ môi trường - các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên do Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 5/2007 tại Thành phố Đà Nẵng, song bên

cạnh tôi được chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nên bản thân càng hiểu rõ thêm
tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm
non. Từ đó tôi quyết tâm cần phải có biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo cho các
trường trong huyện thực hiện công tác này đạt hiệu quả theo với tình hình của
một huyện còn nghèo và khó so với các huyện bạn vì: “Sinh sau đẻ muộn” .
Công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non không ở
đâu xa mà nó ở ngay trong nhận thức, ý thức của từng người cán bộ, giáo
viên, nhân viên và ở mỗi hoạt động của trẻ hằng ngày. Nếu ta biết chịu khó,
khai thác, vận dụng và tâm huyết với nghề thì giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường, lớp chúng ta thì sẽ hiệu quả cao. Chính vì vậy mà ngay trong
dịp hè năm học 2006-2007 cùng với bồi dưỡng chuyên môn tôi đã đưa nội
dung bồi dưỡng về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non vào
cho cán bộ, giáo viên học tập với hình thức “ Lấy người học làm trung tâm”.
Qua một ngày học hỏi và thảo luận cùng nhau, tất cả cán bộ, giáo viên làm bài
thu hoạch đạt kết quả rất đáng mừng, ai cũng nắm kiến thức vững vàng, có
nhận thức sâu sắc về công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm
non.
Vào đầu năm học, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng
Nam về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học của từng cấp học, bản thân đã
tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục đã đề ra phương hướng nhiệm vụ


3
năm học của cấp học mầm non trong đó có nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua các hoạt động chuyên môn .Cụ thể:
- Môi trường vệ sinh: Giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh các nhân, đồ
dùng vệ sinh các nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh đồ dùng đồ chơi ...Mỗi lớp
mẫu giáo phải có 1 thùng rác bảo đảm vệ sinh để trẻ thực hiện.
- Môi trường sư phạm: Môi trường lớp học, môi trường xanh trong lớp.
môi trường cây xanh bóng mát, hàng rào cổng ngõ...., góc phụ huynh của

trường của lớp có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho phụ huynh hiểu
và cùng tham gia trong việc chăm sóc- giáo dục con em mình.
- Môi trường học tập: Bàn ghế, sách vở, hộp màu, màu nước...
- Các hoạt động: Cần phải lồng ghép vào các chủ điểm, chủ đề một
cách nhẹ nhàng, phù hợp với từng lứa tuổi trẻ, không quá xa vời với trẻ...Đặc
biệt hoạt động ngoài trời cần tổ chức cho trẻ thực hiện , vì đây là hoạt động
mà trẻ ham thích nhất, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với môi trường thiên
nhiên.v.v.v........
Thế nhưng, tôi vẫn không an tâm khi chỉ thực hiện trên lý thuyết và chỉ
đạo bằng văn bản nên tôi đã thực hiện một số biện pháp khác:
- Báo cáo tháng, báo cáo trực tiếp từ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ
trưởng chuyên môn qua các cuộc họp giao ban.
- Nắm tình hình đột xuất không báo trước, thông qua các lần thanh
kiểm tra hay những lúc về dự hội nghị của trường .... Với tôi, một điểm tâm
đắc nhất đối với bản thân cũng như góp ý với đồng nghiệp: “ Thấy sai, nói
ngay” hay “ Sai đâu sửa đó” hoặc “ Việc hôm nay, không để ngày mai”.
- Chỉ đạo cho các trường tăng cường công tác phối hợp với các ban
ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng tham gia, tích cực công tác
vận động tuyên truyên công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho các bậc phụ
huynh để họ cùng góp phần giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi và làm gương cho
trẻ noi theo.
Sau mỗi lần nắm được các thông tin như vậy là một lần tôi ghi lại để có
biện pháp khác để chỉ đạo cho Hiệu trưởng và nhắc nhỡ cho giáo viên nhân
viên cần làm tốt hơn.
- Ngoài ra trong công tác tự làm đồ dùng dạy học - đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động bằng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương và tận dụng phế liệu
từ sinh hoạt hằng ngày, tôi chỉ đạo và thường xuyên nhắc nhỡ cho các trường
nói chung và trực tiếp với giáo viên nói riêng qua các lần hội họp về tiết
kiệm kinh phí đồng thời góp phần sử lý rác thải bảo vệ môi trường .
Tuy Phú Ninh chúng tôi, trường lớp mầm non có khó khăn về cơ sở vật

chất, nhưng về sự ham học hỏi, chịu khó và thực hiện chỉ đạo của các cấp ở
đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên phải nói một điếu rất đáng trân trọng


4
nên hôm nay chỉ sau 3 năm chia tách huyện và 2 năm thực hiện công tác giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Đặc biệt năm học 2007-2008
kết quả thực hiện đạt hiệu quả đáng mừng theo với tình hình thực tế của địa
phương chúng tôi.
V. Kết quả nghiên cứu:
Sau một năm thực hiện “ Một số biện pháp chỉ đạo các trường mẫu giáo
thực hiện tốt giáo dục bảo vệ môi trường ở huyện Phú Ninh” đến nay huyện
chúng tôi đạt kết quả cụ thể như sau:
- Trường: 100% trường mẫu giáo thực hiện tốt giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, có công trình vệ sinh không có mùi hôi
thối, có 80% trường đã có cây xanh (còn 20% trường mới xây dựng, nên cây
xanh chưa có bóng mát). 100% các lớp có thùng rác cá nhân dù ở cụm lớp
hay ở lớp lẽ và trẻ có thói quen thực hiện thường xuyên.
- Vệ sinh các nhân: Tất cả trẻ có ý thức về tác động của bảo vệ môi
trường nên luôn giữ gìn quàn áo và thân thể sạch sẽ, biết cách tiết kiệm nước
và xà phòng khi thực hành vệ sinh.
- 100% trường đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề, chủ
điểm. Lồng ghép vào các hoạt động một cách đơn giản, nhẹ nhàng, hấp dẫn,
không gượng ép và rất gần gũi với đời sống xung quanh trẻ. Đặc biệt đảm bảo
tính vừa sức, phù hợp cho mỗi độ tuổi.Đồ dùng đồ chơi tự làm của các trường
ngày càng tăng, đồ dùng làm bằng phế liệu cũng chiếm số lượng rất lớn và đa
dạng.
- Gây nhận thức sâu sắc cho phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia
vào công tác bảo vệ môi trường không những trong trường mầm non mà còn

ở mọi lúc mọi nơi.
Thật sự công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non ở
huyện phú Ninh có chuyển biến tích cực, còn rất nhiều kết quả nhưng trong
mức hạn hẹp của đề tài nên bản thân không thể nêu hết được vì việc lồng
ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non muôn hinh muôn vẻ
và phù hợp với tình tình của từng trường, từng lớp, ở lúc mọi nơi, ở các hoạt
động chăm sóc- giáo dục trẻ và ngay trông công tác tuyên truyên với phụ
huynh, các ban ngành đoàn thể......
VI. Kết luận:
Để công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mẫu giáo ở huyện
Phú Ninh được tốt, là người cán bộ quản lý cấp học mầm non, tôi nghĩ rằng
cần phải:
- Nắm bắt kịp thời và triển khai các Công văn, văn bản của cấp trên liên
quan đến công tác giáo dục bảo vệ môi trường đến cho các trường một cách


5
sâu sắc, cụ thể. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp về chuyên môn,
tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hội thảo về công tác giáo dục bảo vệ môi
trường.
- Đề ra phương hướng cụ thể, phù hợp theo tình hình của địa phương,
phù hợp với điều kiện từng trường mẫu giáo. Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên
và qua đó nắm bắt thông tin phản hồi để có sự điều chỉnh cho phù hợp theo
tình hình của cơ sở, luôn nêu cao tinh thần dân chủ của cơ sở nhưng có tính
chọn lọc.
- Kiểm tra việc thực hiện của cơ sở bằng nhiều hình thức để đánh giá
chính xác, khách quan để phát huy những mặt làm được và khắc phục những
hạn chế cho thời gian sau.
- Cần phải gần gũi với cơ sở, đặc biệt giáo viên trực tiếp đứng lớp để
trao đổi việc thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, nêu lên

thuận lợi và khó khăn để tìm biện pháp thực hiện đạt hiệu quả.
Mặc dù, trong năm học này huyện Phú Ninh đạt những kết quả về giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường mẫu giáo hơn những năm qua nhưng vẫn
còn những khó khăn nhất định mà cấp học Mầm non chúng tôi cầ phải có biện
pháp hữu hiệu hơn nữa, đó là:
- Trẻ học ở các lớp cơ sở lẻ của các trường đa số là độ tuổi ghép nên
việc tiếp thu kiến thức cũng tham gia các hoạt động không đồng đều, vì vậy
nên giáo viên phải đề ra yêu cầu cần đạt và đồ dùng phục vụ cho trẻ ở nhiều
độ tuổi trong một hoạt động.
- Diện tích phòng học của một số lớp còn chật hẹp chưa đảm bảo theo
quy định nên việc bố trí bàn ghế, kệ đồ dùng - đồ chơi chưa phù hợp với tính
thẩm mỹ trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Tuy những khó khăn trên làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường mẫu giáo ở huyên Phú Ninh nhưng tôi tin chắc rằng thời
gian không lâu nữa, cấp học mầm non huyện Phú Ninh được sự quam tâm của
các cấp và Lãnh đạo đại phương, những khó khăn ấy sẽ qua mau để công tác
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mẫu giáo thực hiện tốt và đạt hiệu
quả cao hơn, cùng sánh vai với các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
VII. Đề nghị:
* Đối với Lãnh đạo huyện:
- Quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất ở tất cả các trường có phòng học chưa
đảm bảo diện tích theo quy định để trường Mẫu giáo thực hiện tốt công tác
chăm sóc- giáo dục trẻ nói chung và công tác giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường mẫu giáo nói riêng.
* Đối với các trường Mẫu giáo trên địa bàn:


6
- Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường theo sự chỉ đạo của
các cấp, từ Sở Giáo dục&Đào tạo đến Phòng Giáo dục& Đào tạo về chuyên

môn. Tuỳ theo điều kiện và tình hình của địa phương có kế hoạch thực hiện
đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả về
Phòng Giáo dục& Đào tạo theo thời gian quy định.
- Gần gũi với giáo viên để trao đổi, giúp đỡ và hổ trợ và chia sẻ khi
giáo viên cần để công tác này đạt hiệu quả cao.


7

VIII. Tài liệu tham khảo:
1. TS Lê Minh Hà- Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường cho
Giáo viên mầm non- Vụ Giáo dục Mầm non- tháng 2/2008
2. TS Trần Lan Hương, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ƯơngChương trình Giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường mầm non- Bộ
Giáo dục và Đào tạo - tháng 5/ 2007
3. Hoàng Đức Nhuận- Tài liệu hướng dẫn về giáo dục bảo vệ môi
trưởng mẫu giáo- Nhà xuất bản giáo dục- 1998


8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2007 - 2008

I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh:
1. Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO
THỰC HIỆN TỐT GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở HUYỆN PHÚ NINH

2. Họ và tên tác giả: Đặng Thị Thanh Yến
3. Chức vụ: Chuyên viên Mầm non

- Tổ: Phổ thông

4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ...................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
b) Hạn chế: ....................................................................................................
.............................................................................................................................
.....................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng
GD&ĐT .......... ........................................................thống nhất xếp
loại: .................
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
............................................................
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng
Nam thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
............................................................
............................................................
............................................................




×