Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đóng góp một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

DƯƠNG QUANG MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 1999


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………………………………………

1

CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH …………………………………………

4

1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thò trường. ……………………………………

4

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ……………………………………….

5


1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh……………….…………………………….

5

1.2.1.1. Ở cấp độ nền kinh tế quốc dân …………………………………

6

1.2.1.2. Ở cấp độ ngành/công ty ……………………………….…………………

7

1.2.2 Chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh ………………………………………

12

CHƯƠNG 2 :
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ……………………………....
2.1 Khái niệm chung về ngành bao bì carton ………………………………….

13
13

2.1.1 Vai trò sản phẩm bao bì carton trong nền kinh tế ………..

13

2.1.2 Tiềm năng ……….…………………………………………………………………………………………….…


14

2.2 Thực trạng sản xuất bao bì carton trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại thành phố
Hồ Chí Minh. …………………………………………………………………………………………………………….

15

2.2.1 Tình hình chung ……………………………………………………………………………………………

15

2.2.2 Tình hình sản xuất bao bì carton trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. ……………………………………………………………………..

16

2.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sản xuất bao bì carton………………………
2.3.1 Phân tích 5 nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh……………………
2.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sản xuất bao bì carton………………………………………………

21
21
27
1



2.3.3 Ưu điểm và tồn tại về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton ……………

30

CHƯƠNG 3 :
ĐÓNG GÓP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SẢN XUẤT BAO
BÌ CARTON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

36

3.1 Quan điểm thực hiện giải pháp ……………………………………………………………………………

36

3.1.1 Hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới ….…………………………..…………

36

3.1.2 Khuyến khích đầu tư nước ngoài. …………………………………………………………….…

36

3.1.3 Sử dụng nguyên liệu trong nước. ……………………………………………………………..….

37

3.1.4 Phục vụ xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu…………………………...


37

3.2 Mục tiêu thực hiện giải pháp. ……………………………………………………………………………

38

3.2.1 Xu hướng phát triển bao bì carton ở Việt Nam và thế giới.

38

3.2.2 Mục tiêu chung ………………………………………………………………………………………………………..

39

3.2.3 Mục tiêu về sản phẩm, …………………………………………………………………………………..……

40

3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh …………………………………………………

41

3.3.1 Giải pháp 1 : Lựa chọn thò trường tiêu thụ sản phẩm bao bì carton.
……………………………………………………………………………………………………………………….

41

3.3.2 Giải pháp 2 : Tạo nguồn nguyên liệu giấy làm bao bì
carton….……..…………………………………………………………………………………………………………………..
3.3.3 Giải pháp 3 : Đầu tư đổi mới công nghệ bao bì carton…………….…


45
47

3.3.4 Giải pháp 4: Thực hiện hệ thống quản trò chất lượng trong sản xuất bao
bì carton theo tiêu chẩn ISO 9000 …………………………….
3.3.5

Giải pháp 5 :

50

Hoàn thiện tổ chức - quản lý ngành bao bì

carton……………………………………………………………………………………………………………………………..

53


3.3.6 Giải pháp 6 : Đào tạo tay nghề cho công nhân bao bì carton

3.4 Kiến nghò …………………………………………………………………………………………………………………………………..
3.4.1 Đối với Nhà nước ……………………………………………………………………………………………………

56

58
58
2



3.4.2 Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì
carton. ………………………………………………………………………………………………………………
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

61
63

PHỤ LỤC.
Phụ lục 1 : Quy trình sản xuất bao bì carton.
Phụ lục 2 : Phân bố sản xuất bao bì carton tại Việt Nam.
Phụ lục 3 : Các loại nguyên liệu – phụ liệu nhập khẩu dùng cho
sản xuất bao bì carton.
Phụ lục 4 : Các loại máy móc thiết bò dùng cho sản xuất bao bì
Carton.
Phụ lục 5 : Danh sách các đơn vò là khách hàng sử dụng sản
phẩm bao bì carton được cấp Giấy chứng nhận ISO.
Phụ lục 6 : Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp có
sử dụng bao bì carton đóng gói.
Phụ lục 7 : Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam khi
gia nhập AFTA (đối với các ngành hàng có sư ûdụng
bao bì carton).
Phụ lục 8 : Đánh giá tổng hợp nguồn nhân lực Việt nam theo
BERI.
Phụ lục 9 : Sản xuất và tiêu thụ bao bì carton tại Châu Á.
Phụ lục 10 : Sản lượng xuất nhập khẩu bao bì carton của Khu vực
Châu Á và vành đai Thái Bình Dương.
* BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


3


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN – The Association of Southeast Asian Nations.
Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam-Á
AFTA



Asian Free Trade Area.
Khu vực mậu dòch tự do của các nước Asean.

APF



Asian Packaging Federation.
Liên Đoàn bao bì Châu Á.

APEC



Asian Pacific Economics Conference.
Diễn đàn kinh tế các nước Châu Á-Thái Bình Dương.

BERI




Business Environment Risks Intelligence.
Văn phòng điều tra các rủi ro trong kinh doanh.

EU



European Union.
Cộng đồng Châu u.

FDI



Foreign Directed Investment.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

GDP



Gross Domestic Products.

Tổng sản phẩm quốc nội.
ODA




Official Development Assistance.
Vốn viện trợ phát triển chính thức.

UNIDO



United Nation Industrial Development Organization.
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc.

WTO



World Trade Organization.

Tổ chức thương mại thế giới.
WPO



World Packaging Organization.

Tổ chức bao bì thế giới.

4


LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây, Chính Phủ, các nhà nghiên cứu khoa học và các chuyên gia

kinh tế đều hết sức quan tâm đến sức cạnh tranh yếu kém của hàng hóa Việt Nam
trên thò trường trong nước và thế giới, do bò hạn chế về chất lượng và giá cả.
Các sản phẩm-hàng hóa lưu thông trên thò trường đều cần bao bì để chứa đựng (trừ
dầu khí, than đá…), nhằm bảo quản, làm tăng giá trò thẩm mỹ và giá trò của hàng hóa
được đóng gói. Người tiêu dùng không ai đi mua một cái đóa đã bò nứt bể, một bộ ấm
trà đã sứt quai chỉ vì bao bì xấu, không làm được chức năng bảo vệ hàng hóa. Thời
đại công nghiệp, người ta mua hàng bằng mắt bởi vì những cái hướng dẫn, trang trí
trên bao bì đã nói lên chất lượng sản phẩm bên trong. Thật vậy bao bì là phương
tiện quảng cáo tốt nhất, một công cụ cạnh tranh lợi hại.
Vì vậy, có thể nói, bao bì nói chung và bao bì carton nói riêng, là vật phẩm không
thể thiếu được, góp phần quan trọng vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm-hàng
hóa.
Nếu như cho rằng ngành công nghiệp Việt Nam đang chòu đựng ba gánh nặng
khiến cho sản phẩm của ngành này không thể cạnh tranh trên thò trường thế giới và
ngay tiêu thụ nội đòa cũng hết sức khó khăn, đó là : công nghệ lạc hậu, quản lý kém
và sự bảo hộ quá mức, thì sản phẩm bao bì carton cũng sẽ không có sức cạnh tranh
nếu được sản xuất ra với chất lượng kém từ công nghệ lạc hậu, năng suất thấp.
Bao bì carton có thể xem là hình thức bên ngoài, còn sản phẩm mà nó chứa đựng là
nội dung bên trong của sự vật. Hình thức tuy không quyết đònh nội dung, nhưng nó
làm cho nội dung phong phú hơn. Nói cách khác, một hàng hóa có sức cạnh tranh
trên thò trường thì không thể không nói đến sự đóng góp đắc lực của bao bì carton
đóng gói.
Theo hướng suy nghó từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu một bộ phận góp phần
làm tăng giá trò cho hàng hóa : Sản phẩm Bao bì carton, nhằm mục tiêu đóng góp
một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sản xuất bao bì carton tại thành phố Hồ Chí Minh.
5


Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là cạnh tranh – quy luật hoạt động của kinh tế

thò trường – đồng thời xuất phát từ hiện trạng của sản xuất bao bì carton khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài, kết hợp so sánh, đánh giá thực trạng của sản xuất bao bì
carton trong nước.
Ý nghóa thực tiễn của đề tài nhằm góp phần phục vụ cho đường lối kinh tế đối
ngoại của Đảng; cụ thể là quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi
hàng hóa Việt Nam, trong đó có vai trò quan trọng của bao bì carton, phải có sức
cạnh tranh.
* Phương pháp nghiên cứu :
Trên cơ sở vận dụng đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng, phân tích thông kê và nghiên cứu mô tả .
* Đối tượng nghiên cứu :
- Chủ yếu là 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton.
- Khu vực sản xuất bao bì carton trong nước bao gồm Nhà máy bao bì carton
SOVI – Biên Hòa và các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.
* Giới hạn nghiên cứu :
Từ thực tiển hoạt động trong ngành, việc nghiên cứu được giới hạn ở lónh vực đầu
tư nước ngoài sản xuất bao bì carton, trong phạm vi tam giác phát triển năng động là
thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương (chủ yếu là thành phố Hồ Chí
Minh).

* Kết cấu luận văn :
Gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2 : Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài sản xuất bao bì carton tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3 : Đóng góp một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp tiến hành :
6



-

Thu thập thông tin : Có được từ đội ngũ nhân viên Marketing, tìm hiểu qua
phỏng vấn trực tiếp, gửi bảng câu hỏi đến 5 doanh nghiệp FDI sản xuất bao bì
carton.

-

Xử lý, phân tích thông tin : Kết hợp khảo sát và phân tích số liệu, các biến số
thu được qua đám đông nghiên cứu.

-

Kết quả nghiên cứu : Kết hợp các số liệu thống kê về sản lượng doanh thu,
tốc độ tăng trưởng… được biểu thò trên các bảng, sơ đồ hình trụ và các ma trận.

7


CHƯƠNG 1 :

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1 CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :
Kinh tế thò trường là một hình thái trong phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, các
quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua-bán hàng
hóa, dòch vụ trên thò trường và thái độ cư xử của từng chủ thể kinh tế là nhằm hướng
vào việc tìm kiếm lợi ích cho chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thò trường.

Nói kinh tế thò trường là nói nền kinh tế vận động chủ yếu theo cơ chế thò trường.
Đó là hình thức tổ chức kinh tế mà trong đó cá nhân người tiêu dùng và nhà kinh
doanh tác động qua lại lẫn nhau trên thò trường để xác đònh ba vấn đề trọng tâm của
tổ chức kinh tế : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?
Giá cả thò trường, Cung-Cầu hàng hóa và Cạnh tranh là bốn bộ phận hợp thành cơ
chế thò trường. Các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau; trong đó, giá cả là
cái nhân của thò trường, cung-cầu là trung tâm và cạnh tranh là linh hồn, là sức sống
của thò trường.
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thò trường tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Cạnh
tranh là một trong những đặc trưng của kinh tế thò trường. Cạnh tranh là giành giật
những điều kiện thuận lợi để chiếm ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là sự
đua tranh giữa các thành viên tham gia kinh tế thò trường.
Kiểu đua tranh này khác với cuộc đua tranh để đoạt một giải thưởng. Nếu đua
tranh để đoạt một giải thưởng là cuộc đua tranh một lần thì cuộc đua tranh trong kinh
tế thò trường diễn ra liên tục. Ở đây, người tham gia trong cuộc tranh đua này không
được phép dừng lại. Họ luôn phải tiến về phía trước để chiến thắng người đứng sau.
Trong cạnh tranh, mọi người đều chòu sự chi phối kiểm soát của xã hội. Người nào
đưa ra kết luận sai lầm sẽ bò thua lỗ và người khác hưởng lợi. Vì thế, mỗi người phải
cân nhắc, tính toán thận trọng.
Lòch sử kinh doanh trên thế giới đã từng chứng kiến không ít người gia nhập làng
kinh doanh từ một số vốn ít ỏi, nhưng đã nhanh chóng thành đạt, đi từ thắng lợi này
8


đến thắng lợi khác nhờ có chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, sự nghiệt ngã
của thò trường cũng đã từng ngốn mất tài sản, vốn liếng của nhiều người nhảy vào
kinh doanh mà không lường hết sự khốc liệt của cạnh tranh trong kinh tế thò trường,
trong đó có cả những người đã từng vang bóng một thời.
Ở nước ta, từ khi chuyển sang kinh tế hàng hóa theo cơ chế thò trường, các doanh
nghiệp đã bắt đầu phân cực. Một số thích ứng với cơ chế mới, xây dựng chiến lược

cạnh tranh đúng đắn đã nhanh chóng phất lên.

Ngược lại nhiều người đã trở nên

lúng túng, không tìm được lối ra, dẫn đến làm ăn ngày càng thua lỗ.
Kinh tế thò trường là tính tới lợi ích, lợi ích đó đạt được qua cạnh tranh. Không có
cạnh tranh, động lực hoạt động của kinh tế thò trường bò triệt tiêu. Chính vì vậy, kinh
tế thò trường với đặc trưng cạnh tranh, có thể nói là một công nghệ hiện đại để phát
triển kinh tế trong thời đại hiện nay.
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH :

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rất rộng rãi trong giao tiếp hàng
ngày, trong sách báo chuyên môn, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng
của các nhà kinh doanh, các chuyên gia kinh tế, các chính khách...
Đặc biệt là thời gian gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khác thường
(tăng trưởng chậm, thiểu phát, đầu tư giảm sút...) mà một trong những nguyên nhân
đó là do hàng hóa nước ta kém sức cạnh tranh trên thò trường trong và ngoài nước.
Năm 1999, Việt Nam đứng thứ 48 trong số 59 quốc gia trên thế giới được xếp hạng
về sức cạnh tranh của thò trường.
Bảng 1 : VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG
CÁC QUỐC GIA ĐÔNG-NAM-Á NĂM 1999.
STT
1
2
3
4
5
6


Quốc gia
Singapore
Malaysia
Thái Lan
Philipine
Indonesia
Việt Nam

Xếp hạng

Ghi chú

1
16
30
33
37
48

Có 59 quốc
gia được xếp
hạng về sức
cạnh
tranh
trên thò trường

(Nguồn : Tạp chí Diễn đàn kinh tế thế giới 1999).
9



Có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh. Theo nghóa hẹp, thì năng
lực cạnh tranh thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ thương
mại. Theo nghóa rộng hơn, thì năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất hàng hóa và
dòch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh và đảm bảo mức sống cao cho công
dân.
Có thể xem xét năng lực cạnh tranh ở hai cấp độ :
1.2.1.1 Ở cấp độ toàn nền kinh tế quốc dân :
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng
trưởng cao, được xác đònh qua các yếu tố như : chính sách mở cửa nền kinh tế, vai trò
hoạt động của Chính Phủ, các yếu tố luật pháp, thể chế, các yếu tố tài chính và công
nghệ, các yếu tố quản lý nguồn nhân lực và lao động…
Việt Nam với chính sách đổi mới, động viên nguồn lực trong nước và nước ngoài,
đã làm nền kinh tế quốc dân liên tục tăng trưởng cao : GDP bình quân đạt 8,3% suốt
7 năm gần đây (trừ năm 1998 là 5,8% do ảnh hưởng của khủng hoảng); Lạm phát
dưới 10%, mức sống nhân dân được nâng cao (tăng 2,45 lần so với năm 1993); Xuất
khẩu 10 năm (1991- 1999) đạt 54,3 tỷ USD, đáp ứng 3/4 nhu cầu nhập khẩu.
Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh trong
khu vực.
Tuy nhiên, xét trong dài hạn, yếu tố cơ bản để nâng cao sức sống của
một đất nước - theo M.E. Porter, giáo sư nổi tiếng về chiến lược cạnh tranh ở Đại học
Harvard (Hoa Kỳ) - thì chỉ số năng suất mới là chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh
của một quốc gia và các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh thể hiện ở mô hình “Khối
kim cương các lợi thế cạnh tranh” của M. Porter.

Chiến lược, cơ cấu của công
ty và đối thủ cạnh tranh

Các điều kiện
về cầu


Các điều kiện về
nhân tố sản xuất

Các ngành hỗ trợ và các
ngành liên quan.

10


Hình 1 : KHỐI KIM CƯƠNG CÁC LI THẾ CẠNH

Vấn đề là yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân - với tư cách là nền móng, chỗ
dựa của các công ty - giữ vai trò quyết đònh. Vì chỉ số năng suất, đến lượt nó, phụ
thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các công ty, cho phép các công
ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lónh vực cụ thể.
Chẳng hạn trong lónh vực sản xuất bao bì carton, nhóm các yếu tố về cầu (điều
kiện về cầu) phản ảnh nhu cầu đóng gói bao bì carton đối với các sản phẩm hàng
hóa lưu thông trên thò trường.
Bản chất nhu cầu đóng gói là cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế tăng trưởng;
sản xuất hàng hóa cho nhu cầu nội đòa và xuất khẩu ngày càng tăng làm cho nhu cầu
bao bì carton đóng gói càng lớn.
Vì vậy, yếu tố về cầu là một trong những yếu tố cơ bản để duy trì tính cạnh tranh
của ngành công nghiệp bao bì carton.
1.2.1.2 Ở cấp độ ngành/công ty :
Theo quan điểm của lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh của
sản phẩm ở cấp độ ngành/công ty được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản
xuất và năng suất. Vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ
bản của lợi thế cạnh tranh.
Nhiều sản phẩm ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay được đánh giá là không có
khả năng cạnh tranh do công nghệ lạc hậu, quản lý kém, lại được bảo hộ quá mức

như : đường, xi măng, thép xây dựng ...
Tính cạnh tranh của ngành/công ty còn được xem xét theo quan điểm tổng hợp. Đó
là việc tạo ra và duy trì lợi nhuận và thò phần trên thò trường. Các chỉ số đánh giá là
: năng suất, công nghệ, chất lượng, sự khác biệt sản phẩm...
Và cuối cùng, theo quan điểm quản trò chiến lược, M. Porter phân tích rằng : đối
với mỗi ngành, dù là trong hay ngoài nước, năng lực cạnh tranh chòu ảnh hưởng bởi
các yếu tố thể hiện qua mô hình sau :

11


Số lượng các công
ty mới tham gia
vào ngành.

Vò thế đàm
phán của bên
cung ứng.

Khả năng tranh
đua của các công
ty đang cạnh
tranh với nhau.

Vò thế đàm
phán của bên
tiếp nhận.

Sự có mặt (hay
thiếu vắng) các sản

phẩm thay thế

Hình 2 : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1/ Số lượng các công ty mới tham gia vào ngành :
Trong quá trình vận động của lực lượng thò trường, thường có những công ty mới
gia nhập thò trường và những công ty yếu hơn rút ra khỏi thò trường. Chẳng hạn từ khi
xuất hiện các công ty liên doanh lớn như Coca-Cola, Pepsi… người ta đã không thấy
đậm nét nhãn hiệu Tribeco một thời nổi tiếng trên thò trường nước giải khát Việt
Nam.
Cạnh tranh sẽ loại bỏ những công ty yếu kém, không thích nghi với môi trường;
đồng thời làm tăng khả năng của một số công ty khác.
Số lượng các công ty mới tham gia vào một ngành nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc
điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thò trường đó. Mức độ hấp
dẫn càng cao, số lượng các công ty mới tham gia càng nhiều, tính cạnh tranh càng
quyết liệt.
2/ Sự có mặt (hay thiếu vắng) các sản phẩm thay thế :

12


Sản phẩm thay thế phần lớn là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ để tạo ra
những sản phẩm mới có cùng công năng, thay thế sản phẩm hiện tại. Người ta sẽ
chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi giá cả của sản phẩm hiện tại quá cao.
Để đối phó lại, các doanh nghiệp tìm cách tạo ra những sản phẩm có chất lượng
khác biệt sản phẩm thay thế, hoặc làm tăng chi phí của khách hàng khi họ chuyển
sang sử dụng sản phẩm thay thế.
Sự sẵn có của sản phẩm thay thế trên thò trường là mối đe doạ trực tiếp đến khả
năng phát triển và năng lực cạnh tranh của các công ty.
Trường hợp thiếu vắng các sản phẩm thay thế, các sản phẩm hiện tại trở nên luôn

cần thiết đối với người sử dụng. Để duy trì sự cần thiết đó, các công ty cũng không
ngừng hoàn thiện chất lượng, hạ thấp chi phí để bảo đảm khả năng cạnh tranh hơn
nữa.
3/ Vò thế đàm phán của bên cung ứng :
Những người cung ứng cũng có sức mạnh đàm phán rất lớn. Có nhiều cách khác
nhau mà bên cung ứng có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận của ngành. Họ có
thể nâng giá, hoặc giảm chất lượng những vật tư mà họ cung ứng, hoặc thực hiện cả
hai.
Ví dụ như bột khoai mì : vào mùa mưa, năng suất thu hoạch thấp, chất lượng kém,
nhưng bên cung ứng biết được nhu cầu thường xuyên về bột khoai mì dùng làm keo
kết dính trong sản xuất bao bì carton nên áp giá rất cao. Trong khi sản phẩm bao bì
carton không thể dựa vào đó mà tăng giá bán được.
Khi nhà cung ứng là các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay đại đa số nguồn vật tư,
thiết bò chủ yếu thì khả năng tác động, đàm phán của họ lớn hơn rất nhiều. Năng lực
cạnh tranh trong ngành sẽ bò ảnh hưởng.
4/ Vò thế đàm phán của bên tiếp nhận :
Vò thế của bên tiếp nhận - tức khách hàng - thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà
sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít hơn hoặc đòi hỏi
chất lượng sản phẩm cao hơn.
Một trong những nhân tố làm tăng vò thế đàm phán của khách hàng là mức độ tập
trung. Ở một lónh vực nào đó, càng có nhiều khách hàng thì sự cạnh tranh giữa các
công ty trong lónh vực này càng gay gắt.
13


Xe gắn máy ở Việt Nam có mức độ tập trung khách hàng cao, làm cho các hãng
Honda, Suzuki, Yamaha, VMEP liên tục giảm giá trong thời gian gần đây để cạnh
tranh.
5/ Khả năng tranh đua của các công ty đang cạnh tranh
Tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố

phản ánh bản chất của cạnh tranh. Sự có mặt của các công ty cạnh tranh chính trên
thò trường và tình hình hoạt động của họ là lực lượng tác động trực tiếp, mạnh mẽ và
tức thì tới năng lực cạnh tranh của các công ty.
Các công ty chính đóng vai trò chủ chốt, có khả năng chi phối và khống chế thò
trường. Các công ty trong ngành cần phải nghiên cứu, đánh giá khả năng của các
công ty cạnh tranh chính, để xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh thích hợp
với năng lực cạnh tranh chung của ngành.
Các yếu tố trên đồng thời tạo nên môi trường ngành mà M. Porter gọi là 5 lực
lượng hay 5 áp lực cạnh tranh trên thò trường ngành. Các áp lực này ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh trong ngành.
Tóm lại ở cấp độ ngành/công ty, có 3 quan điểm về năng lực cạnh tranh:
+ Quan điểm của lý thuyết thương mại truyền thống : xem xét năng lực cạnh
tranh qua lợi thế so sánh về chi phí và năng suất.
+ Quan điểm tổng hợp : xem xét năng lực cạnh tranh qua việc tạo ra và duy trì
lợi nhuận và thò phần trên thò trường.
+ Quan điểm của M. Porter : năng lực cạnh tranh chòu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố và
trong môi trường cạnh tranh là 5 áp lực cạnh tranh.
Những quan điểm trên, đặt biệt là của M. Porter, về năng lực cạnh tranh cả ở hai
cấp độ : quốc gia và ngành, sẽ được vận dụng để phân tích, đánh giá, tìm ra giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành.
Ví dụ : ngành công nghiệp sản xuất bao bì carton. Vấn đề năng lực cạnh tranh và
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành sẽ được trình bày cụ
thể ở các chương sau trên cơ sở vận dụng các quan điểm trên.
1.2.2 CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH.

14


Để đo lường tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu về công suất

máy móc thiết bò, năng suất lao động, sản lượng, lợi nhuận... người ta còn tiến hành
xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh sẽ cho một cái nhìn toàn diện năng lực của các công
ty trong môi trường cạnh tranh ngành.
Có 5 bước trong việc xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh :
Bước 1 : Xác đònh các chỉ tiêu có vai trò quyết đònh trong việc nâng cao tính cạnh
tranh. Ví dụ như chỉ tiêu : lợi thế về công nghệ, chất lượng sản phẩm, đòa bàn, thò
phần, hoa hồng...
Bước 2 : Phân loại mức độ quan trọng :
Từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi chỉ tiêu.
Việc phân loại này cho thấy tầm quan trọng của từng chỉ tiêu đối với hiệu quả
cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong ngành. Mức phân loại tầm quan trọng được
xác đònh qua thống kê sự nhất trí của các doanh nghiệp cạnh tranh, kết hợp với đánh
giá của đội ngũ nhân viên Marketing của môt công ty mẫu được lựa chọn.
Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó, các chiến lược của công ty ứng
phó với mỗi nhân tố, với 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là trên mức trung bình, 2 là trung
bình, 1 là kém.
Bước 3 : Xác đònh tổng số điểm :
Bằng cách nhân mức độ quan trọng với từng phân loại của các chỉ tiêu.
Bước 4 : Cộng tổng số điểm của mức độ quan trọng :
Để xác đònh tổng số điểm quan trọng cho doanh nghiệp.
Bước 5 : Lập ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Bảng 2 : MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH
Đơn vò cạnh tranh mẫu
Chỉ tiêu

Mức độ
Quan
trọng


Phân
loại

Điểm
quan
trọng

Đơn vò
Cạnh tranh 1
Điểm
Phân
quan
loại
trọng

Đơn vò
Cạnh tranh 2
Điểm
Phân
quan
loại
trọng

Liệt kê các chỉ
tiêu

15


Tổng số điểm

quan trọng
Tóm lại, cạnh tranh là tất yếu khách quan trong kinh tế thò trường. Sự tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia, hay sự phát đạt của ngành/công ty phụ thuộc vào sản phẩm
của họ có hay không có sức cạnh tranh trên thương trường.
Sản phẩm bao bì carton cũng là hàng hóa trong nền kinh tế thò trường, cũng chòu sự
tác động của qui luật cạnh tranh. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
bao bì carton nằm trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành,
nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton.
Phân tích thực trạng môi trường cạnh tranh để có những giải pháp nâng cao tính
cạnh tranh là công việc đầu tiên, cần thiết đối với các doanh nghiệp FDI này.

16


CHƯƠNG 2 :

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH BAO BÌ CARTON.

2.1.1 VAI TRÒ CỦA SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON
TRONG NỀN KINH TẾ :

Bao bì carton là loại bao bì đa dụng cho mọi sản phẩm. Các hộp carton, thùng
carton làn sóng được sử dụng chủ yếu cho việc đóng gói chứa đựng các sản phẩm
thuộc các ngành kinh tế, dùng để xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội đòa.

Bao bì carton có tính năng bảo vệ hàng hóa tránh bò hư hỏng, tổn thất, tồn trữ được
lâu. Sản phẩm bao bì carton còn là phương tiện marketing hiện đại : nhìn bao bì,
người ta có thể đoán biết được chất lượng, công dụng, hình thức, màu sắc, xuất xứ
của sản phẩm mà nó chứa bên trong.
So với các loại bao bì khác như bao bì kim khí, bao bì thủy tinh, bao bì gỗ, bao bì
nhựa... thì bao bì carton rất tiện dụng và tiết kiệm như giá thành rẻ, không nặng nề,
tái chế hoặc tiêu hủy dễ dàng nên không ảnh hưởng môi trường sinh thái.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thò trường ở
nước ta, bao bì carton ngày càng giữ một vai trò quan trọng. Sản phẩm bao bì carton
cần thiết cho nhu cầu đóng gói vật tư hàng hóa lưu thông trong nước và xuất khẩu ra
nước ngoài. Không những thế, bao bì carton còn làm tăng giá trò thẩm mỹ, giá trò sử
dụng và giá trò của hàng hóa được đóng gói.
Với ý nghóa đó, sản xuất bao bì carton tồn tại song song với sản xuất sản phẩm
hàng hóa khác, và ngày nay đã trở thành ngành công nghiệp hỗ trợ thiết yếu cho các
ngành khác, theo như đánh giá của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
2.1.2 TIỀM NĂNG.

Kinh tế thành phố phát triển, đầu tư nước ngoài tăng (tuy có chững lại trong năm
qua do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á); sản phẩm sản
xuất ra đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, cần nhiều bao bì để đóng gói, nên nhu
17


cầu về bao bì carton cho các hàng hóa lưu thông trong nước cũng như ở nước ngoài
ngày càng tăng. Mặt khác, trong bối cảnh khó khăn chung từ đầu năm 1999 đến nay,
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có sự bức phá tăng trưởng vượt dự kiến.
Bảng 3 : TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP
8 THÁNG ĐẦU NĂM 1999 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Giá trò sản xuất công nghiệp (giá cố đònh 1994)


29.979
17,7%
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài

7,8%
Công nghiệp
trung ương

tỷ đồng

4,7%
Công nghiệp
điạ phương

Tăng trưởng chung (so với cùng kỳ năm trước)

9,3%

(Nguồn : Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh)
Điều này hứa hẹn một thò trường bao bì rộng mở ở thành phố Hồ Chí Minh, vì nhu
cầu về sản phẩm và dòch vụ của một ngành là một trong những yếu tố tạo ra “khối
kim cương cạnh tranh” nên sẽ hoàn toàn đúng khi chúng ta nhận đònh rằng, các biện
pháp kích cầu và khuyến khích đầu tư nước ngoài hiện nay của Nhà nước, nếu đạt
hiệu quả, sẽ đem lại các điều kiện về cầu cho ngành bao bì carton, kích thích ngành
này tăng trưởng.
2.1.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ :

Sản phẩm bao bì carton được sản xuất từ loại nguyên liệu giấy Kraft hoặc Duplex
có đònh lượng từ 120 g/cm2 trở lên. Phổ biến trên thò trường là loại thùng carton làn

sóng 3 lớp và 5 lớp có in hoặc không in và hộp carton được làm bằng giấy Duplex in
offset.
Quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton gồm 3 công đoạn chính. (Xem Phụ lục
1).
1/ Công đoạn tạo lớp sóng :
- Loại thùng 3 lớp : gồm 2 lớp phẳng và 1 lớp sóng ở giữa.
- Loại thùng 5 lớp : gồm 3 lớp phẳng và 2 lớp sóng xen kẽ.
2/ Công đoạn in : bằng kỹ thuật in lụa hoặc in flexo trên giấy tấm 3 lớp hoặc 5
lớp theo mẫu mã của khách hàng.
18


3/ Công đoạn hoàn tất (thành phẩm) : giấy tấm 3 lớp, 5 lớp sau khi in xong
chuyển qua cắt khe, cán lằn, đóng ghim (hoặc dán hồ), tráng sáp...
Quy trình sản xuất bao bì carton đơn giản, quan trọng nhất là sử dụng hợp lý kết
cấu giấy để tạo độ cứng, độ chòu lực cho sản phẩm.
2.2

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.

2.2.1 TÌNH HÌNH CHUNG.

Ngành công nghiệp sản xuất bao bì carton ở thành phố Hồ Chí Minh ra đời và phát
triển vào những năm 1960 (Xem Phụ lục 2). Đặc điểm của ngành làø phân tán ở các
quận 3, 5, 6, 10, và 11 với máy móc thiết bò lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng bao
bì trung bình và kém.
Chỉ có Nhà máy bao bì carton Sovi Biên Hòa là công nghệ của Nhật Bản trước năm
1975, và là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất bao bì carton lớn nhất thời bấy giờ và cả

hiện nay ở miền Nam.
Hiện tại có hơn 150 cơ sở sản xuất bao bì carton với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Phần
lớn các cơ sở là của tư nhân, một số là doanh nghiệp của nhà nước và 5 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, cung cấp bao bì carton chủ yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh phía Nam.

Kinh tế tăng trưởng cùng với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sản xuất bao bì carton làm chuyển biến ngành này tại thành phố Hồ Chí
Minh cả về quy mô, chủng loại, lẫn số lượng, chất lượng
2.2.2

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON TRONG DOANH NGHIỆP CÓ

VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Trong lónh vực sản xuất bao bì carton, nếu tính cả khu tam giác phát triển kinh tế

trọng điểm ở phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương, hiện có
5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất loại bao bì này (4 ở thành phố Hồ
Chí Minh và 1 tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore Bình Dương).
Bảng 4 : CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON
19


Tổng vốn
đầu tư
(ngàn USD)

Năm
thành

lập

Cty Bao bì Tân Á

16.006

XNLD SX Bao bì
Carton Visingpack

Tên
Công ty

Tỷ lệ góp vốn
(%)

Hình thức
sở hữu

Đối tác
Liên
doanh

Việt
Nam

Nước
ngoài

1991


-

100

100% vốn nước
ngoài

Đài Loan

4.629

1992

40

60

Liên doanh

Singapore

Cty Bao bì Gia phú

10.700

1994

-

100


XNLD Sản xuất
Bao bì Đồng Lợi

2.170

1995

30

70

4.763

1997

-

100

Công ty Bao bì
Alcamax
Cộng :

100% vốn nước
ngoài
Liên doanh (đang
chuyển 100% vốn
nước ngoài)
100% vốn nước

ngoài

Đài Loan
Đài Loan
Singapore

38.259

(Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư)
Tổng vốn đầu tư nước ngoài trong ngành bao bì carton là 38,259 triệu USD chiếm 1,05% trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp ở thành
phố Hồ Chí Minh (3.642 tỷ USD). Hoạt động của các doanh nghiệp này còn mới mẻ,
đến nay chưa đầy 10 năm.
Đáng chú ý là chỉ có 2 nước Đài Loan và Singapore đầu tư vào lónh vực này.
1/ Công ty bao bì Tân Á : doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đầu tiên và lớn
nhất sản xuất loại bao bì này tại thành phố Hồ Chí Minh, được bổ sung vốn qua hai
lần thay đổi chủ sở hữu.
2/ Xí nghiệp liên doanh sản xuất bao bì carton Visingpack :
Liên doanh giữa Singapore và Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bao bì thuộc Bộ
Thương Mại Việt Nam có kinh nghiệp trong ngành bao bì.

3/ Công ty bao bì Gia

Phú : thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn ở Đài Bắc, nằm trong khu chế xuất Tân
Thuận thành phố Hồ Chí Minh. 4/ Công ty Alcamax : một doanh nghiệp sản xuất
bao bì carton trong khu công nghiệp Việt - Sing với nhiều ưu đãi của Tỉnh Bình
Dương.
5/ Xí nghiệp liên doanh bao bì Đồng Lợi : tuy vốn đầu tư nhỏ, nhưng thuận lợi do
có thân nhân trong nước.
2.2.2.1 Nhu cầu thò trường và năng lực đáp ứng :
Có thể chia ngành bao bì carton tại thành phố Hồ Chí Minh thành hai khu vực :

20


1/ Khu vực sản xuất bao bì carton trong nước :
Bao gồm quốc doanh và ngoài quốc doanh, với khoảng 150 cơ sở sản xuất chuyên
ngành thuộc các thành phần kinh tế và không chuyên ngành (cơ sở sản xuất kinh
doanh có xưởng sản xuất thùng carton để tự đóng gói sản phẩm).
Cung cấp đại bộ phận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đòi hỏi bao bì
carton chất lượng cao, dùng cho nội tiêu và một phần nhỏ cho sản phẩm xuất khẩu
như : thùng đựng thuốc lá, thùng đựng mì ăn liền, thủy-hải sản đông lạnh, nông sản
chế biến ...
Khu vực này chiếm khoảng 72% sản lượng (tương đương 61 triệu thùng), trong đó
quốc doanh chỉ khoảng 13% (11 triệu thùng), còn lại là ngoài quốc doanh khoảng
59% (50 triệu thùng).
2/ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton :
Cung cấp chủ yếu cho các doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu) do đáp ứng được yêu cầu cao về số lượng và chất lượng
bao bì.
Các khách hàng cuả 5 doanh nghiệp FDI sản xuất bao bì carton bao gồm các nhà
sản xuất các loại nước giải khát quốc tế như : Bia Tiger, Coca-Cola, Pepsi-Cola, 7
up, BGI…; các sản phẩm điện tử như : Sony, Panasonic, Goldstar, Daewoo, JVC…;
các sản phẩm dầu khí : Castrol, BP Petco, Shell…; hoặc các sản phẩm giặt tẩy của
P&G, Unilever, Daso…; các sản phẩm giày dép như : Hừng Sáng, Biti’s ...
Khu vực này cung ứng khoảng 24 ngàn tấn (tương đương 24 triệu thùng) chiếm
28% tổng sản lượng toàn ngành ở thành phố.

13%

28%


KV có vốn đầu tư nước
ngoài
Khu vực Quốc doanh

59%

Khu vực ngoài quốc
doanh

21


Hình 3 : PHÂN BỐ SẢN LƯNG

Có thể nói nhu cầu tiêu thụ về các sản phẩm bao bì carton đóng gói trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam rất lớn. Nhu cầu này hiện nay ước tính
khoảng trên 85 triệu thùng mỗi năm, tương đương 85 ngàn tấn thùng carton.
Bảng 5 : TIÊU THỤ SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON TẠI TP.HCM

Doanh thu
(triệu đồng)

Sản lượng
(tấn)

Doanh thu
(triệu đồng)

Sản lượng
(tấn)


Tổng số

Năng
lực sản
xuất
1998
(tấn)

Năm 1998

Sản lượng
(tấn)

Danh mục

Năm 1997

Doanh thu
(triệu đồng)

Năm 1996

631.641

68.426

726.049

77.509


825.238

84.895

175.000

1.

Khu vực
quốc doanh

74.808

8.056

93.915

9.864

112.737

11.002

15.000

2.

Khu vực
ngoài quốc doanh


411.967

45.151

445.088

48.290

488.890

50.123

105.000

3.

Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài

144.866

15.219

187.046

19.355

264.940


23.770

55.000

(Nguồn : Cục thống kê TP.HCM và điều tra thực tế)
Bảng trên cho thấy, nhu cầu đóng gói bằng bao bì carton khá lớn và phát triển
theo mức tăng trưởng hàng năm của kinh tế thành phố.
Dựa vào sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp có liên quan và thường xuyên
sử dụng bao bì carton, có thể dự báo bình quân mỗi năm nhu cầu này tăng khoảng
10%.
Bảng 6 : TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG BAO BÌ CARTON TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TT

Danh mục

1995

1996

1997

1998

Bình
quân

1


CN Thực phẩm đồ uống

118,8

122,7

102,1

108,8

13,1

2

CN Thuốc lá

118,0

112,8

103,9

115,0

12,4

3

CN Điện tử


133,2

102,8

93,6

125,7

8,8

4

Thủy sản chế biến xuất khẩu

99,0

103,8

97,1

99,8

22


5

CN Dệt – May

111,5


109,9

116,5

105,1

10,75

( Nguồn : Niên giám Thống kê TP. HCM 1998)
Tuy nhiên, với năng lực hiện tại của các doanh nghiệp trong nước cũng như các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất loại bao bì này, nhu cầu trên hoàn
toàn có thể được đáp ứng đầy đủ, không chỉ trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà
còn ở các tỉnh phía Nam .
2.2.2.2 Công nghệ :
Đối với khu vực trong nước (trừ Nhà máy bao bì SOVI- Biên Hòa) do quy mô nhỏ,
công nghệ sản xuất và in ấn bao bì lạc hậu, phần lớn lắp ráp trong nước, cộng với
nguồn nguyên liệu không đồng nhất và chưa ổn đònh nên bao bì sản xuất ra thiếu
thẩm mỹ, chất lượng kém như : không đồng nhất về đònh lượng giấy, thùng chòu lực
yếu, kém chòu ẩm và chòu lạnh...
Tuy nhiên với việc bung ra khá nhiều cơ sở sản xuất loại bao bì này, nên khu vực
trong nước, với công suất khoảng 120.000 tấn/năm, đủ sức đáp ứng nhu cầu bao bì
carton chất lượng trung bình và kém cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện các cơ
sở trên hoạt động khoảng 70% công suất.
Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù cho đến nay chỉ có 5 doanh nghiệp,
nhưng với công nghệ tương đối hiện đại - in ấn đẹp bằng máy in Flexo, chất lượng
tấm carton cứng, chòu lực tốt - công suất khá lớn (trên 55 ngàn tấn/năm) nên đáp ứng
được nhu cầu của các doanh nghiệp lớn.
Trước đây khi 5 doanh nghiệp này chưa đầu tư, loại bao bì carton chất lượng tốt
phải nhập khẩu từ Singapore như : bao bì đựng dầu nhờn (Castrol), thùng carton đựng

bia (Tiger, Heineken), hàng điện tử (JVC), đến nay các công ty này không còn nhập
khẩu nữa và hiện nay 5 doanh nghiệp cũng chỉ mới sử dụng từ 60-70% công suất là
đủ để đáp ứng nhu cầu.
2.2.2.3 Nguyên liệu :
Giấy là nguyên liệu chính trong sản xuất bao bì carton. Do yêu cầu chất lượng, 5
doanh nghiệp sử dụng từ 60-70% giấy carton nhập khẩu. Trong khi hầu hết các nhà
máy giấy trong nước với công nghệ cũ kỹ, lạc hậu nên giấy carton sản xuất ra chất
lượng không cao, phần lớn là sản xuất giấy gói, giấy in, giấy báo, giấy viết... (Xem
Phụ lục 3).
23


Một nguyên nhân khác khiến cho việc sản xuất giấy làm bao bì gặp khó khăn là
do trong nước chưa sản xuất được bột giấy, nên vẫn phải nhập khẩu.
Khi giá giấy làm bao bì trên thế giới tăng hoặc khi tỷ giá hối đoái trong nước biến
động, 5 công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton sẽ phải đối mặt với
không ít khó khăn trong việc duy trì năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của mình.
2.2.2.4 Vốn đầu tư :
Vốn thực hiện của 5 doanh nghiệp dành cho việc mua sắm máy móc thiết bò gồm
dây chuyền tạo sóng, máy in, máy cắt khe, máy đóng ghim, máy dán, máy cột dây…
hầu hết là công nghệ của Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó có cả một số đã qua sử
dụng.
Vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp tuy có khác nhau, nhưng mức độ công nghệ
tương đương và trò giá trung bình máy móc thiết bò của mỗi doanh nghiệp khoảng 2,5
triệu USD (Xem phụ lục 4). Trường hợp đầu tư công nghệ in của u-Mỹ, thì trò giá
lớn hơn.
2.2.2.5 Quản lý sản xuất :
Các nhà đầu tư ở 5 công ty vốn không chuyên ngành về sản xuất bao bì carton, họ
là những doanh nghiệp thương mại buôn bán nguyên vật liệu với Việt Nam (hạt
nhựa, giấy, cao su…) như trường hợp Công ty Tân Á, Visingpack, Đồng Lợi. Thông

qua quan hệ mua-bán, tìm hiểu thò trường nảy sinh ý đònh đầu tư, nên trình độ quản
lý rất hạn chế.
2.2.2.6 Lao động :
Với tư cách là ngành kinh tế kỹ thuật, lẽ ra ngành sản xuất bao bì carton phải có
trường đào tạo công nhân lành nghề. Nhưng trên thực tế, không có công nhân nào
được đào tạo một cách có hệ thống.
Đội ngũ công nhân ở 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì
carton hiện nay hoàn toàn là lực lượng lao động không lành nghề. Năng suất thấp,
hao phí cao ở các công ty này không chỉ do quản lý hạn chế mà còn ở thực trạng
trên.
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SẢN XUẤT BAO BÌ
CARTON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
24


×