Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Các giải pháp để phát triển doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.91 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THIỆN DUY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 1995 – 1999 là 7,52%
(1)

, Việt nam được xếp vào nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trên

thế giới. Từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, năng suất lao động, thu nhập bình
quân thấp phải nhập khẩu lương thực từ nước ngoài đã chuyển sang tự túc được
lương thực và xuất khẩu (trong nhiều năm liền xuất khẩu gạo của Việt Nam được
xếp vào vò trí thứ ba trên thế giới). Tuy nhiên, đến nay vẫn còn là một nước nông
nghiệp nghèo nàn, lạc hậu (hơn 75% dân số ở nông thôn và được xếp vào nhóm
những quốc gia nghèo trên thế giới). Vì vậy, để đưa đất nước phát triển đi lên,
không có con đường nào khác hơn là chúng ta phải thực hiện quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở
nước ta vì chỉ có phát triển công nghiệp chúng ta mới có thể đuổi kòp các nước trong
khu vực cũng như các nước khác trên thế giới, xây dựng thành công chủ nghóa xã
hội. Chính vì thế công nghiệp là vấn đề đặt lên hàng đầu ở nước ta. Phát triển công
nghiệp trong thời gian tới như thế nào?


Trong giai đoạn 1995 – 1999, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước
có chiều hướng đi xuống (năm 1995 tăng 14,5%, năm 1996 tăng 14,2%, năm 1997
tăng 13,8%, năm 1998 tăng 12,5%, năm 1999 tăng 10,4%)

(2)

. Thành phố Hồ Chí

Minh là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn nhất của cả nước, là đầu mối
giao lưu buôn bán với các vùng trong nước và quốc tế. Trong sản xuất công nghiệp,
Thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu các ngành nghề tương đối hoàn chỉnh, quy mô
doanh nghiệp đa dạng, có vò trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của cả nước.
(1) (2)

,

Nguồn : Niên giám thống kê thành phố năm 1999
Công nghiệp trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 29% công

nghiệp của cả nước, nhưng năm 1999 tốc độ tăng trưởng công nghiệp chỉ đạt 10,2%.
Đề tài: “Các giải pháp để phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp trên đòa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh” mà tôi chọn là nhằm đề xuất một số giải pháp để khai thác tốt
nhất năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp trong những năm tới góp phần phát

1


triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và phát triển kinh tế Việt nam nói
chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

-

Khẳng đònh được vai trò chủ đạo của công nghiệp trong xây dựng và phát triển
kinh tế thành phố hiện nay.

-

Phân tích thực trạng quá trình hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp
thành phố trong những năm qua, để từ đó quy hoạch lại mạng lưới phát triển
công nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp để phát triển doanh nghiệp công
nghiệp trên đòa bàn thành phố .

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Về không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp công nghiệp trên đòa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp từ sau năm
1975 đến nay, chủ yếu trong giai đoạn 1996 – 1999.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
-

Nghiên cứu làm rõ hơn về vai trò của hai loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp quy mô lớn.

-

Nghiên cứu kinh nghiệm của Đài Loan, Nhật Bản; đánh giá quá trình hoạt động
của các doanh nghiệp công nghiệp trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng
như chính sách quản lý của nhà nước, từ đó tìm ra giải pháp cơ bản để phát triển
các doanh nghiệp công nghiệp cho thành phố.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng.

-

Sử dụng phương pháp lòch sử logic để khảo sát, đánh giá hoạt động và phát triển
của các doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trong các năm
qua.

-

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống, diễn giải, mô hình hóa… để
làm rõ các luận điểm đề cập trong luận án.

6. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 3 chương:

2


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP .
Chương II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Chương III: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Đây là đề tài khá rộng, nhưng với trình độ chuyên môn có giới hạn, hơn nữa
thời gian nghiên cứu ngắn, luận án ắt hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi xin trân trọng đón nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành

của quý thầy cô và các anh chò để luận án ngày càng được hoàn thiện.

3


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
1. DOANH NGHIỆP :
1.1 Khái niệm :
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân, thực hiện
các hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi những hàng hóa trên thò trường theo
nguyên tắc tối đa hóa lợi ích kinh tế của người chủ sở hữu về tài sản doanh nghiệp,
thông qua đó tối đa hóa lợi ích của đối tượng tiêu dùng và kết hợp một cách hợp lý
các mục tiêu xã hội.
1.2 Phân loại doanh nghiệp:
Căn cứ theo những tiêu thức khác nhau mà người ta có nhiều cách phân loại
khác nhau:
-

Theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp được phân loại như sau: doanh nghiệp nhà

nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài….
-

Theo tính chất ngành nghề hoạt động: có các loại doanh nghiệp như sau: doanh

nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp dòch vụ, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh
nghiệp xây dựng, doanh nghiệp vận tải….
-


Theo mục đích hoạt động: có doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận và doanh

nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận ( phục vụ công ích )….
-

Theo tư cách pháp nhân: người ta phân chia doanh nghiệp thành hai loại: doanh

nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
-

Theo quy mô hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp được chia thành: doanh

nghiệp quy môn lớn, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Việc phân loại như trên chỉ mang tính khái quát tương đối vì trong thực tế
có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính tổng hợp, đa
ngành hoặc có sự đan xen nhiều chủ sở hữu về tư liệu sản xuất. Điều đó cho thấy
tính chất cấp thiết của việc nghiên cứu cơ chế quản lý sao cho linh hoạt, phù hợp với
từng loại hình doanh nghiệp và từng loại doanh nghiệp với các quy mô khác nhau.

4


2. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP:
2.1 Khái niệm:
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lónh vực sản xuất vật chất – một bộ
phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm ba hoạt
động chủ yếu:
-

Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy.


-

Sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp khai thác và nông nghiệp thành

nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội.
-

Khôi phục giá trò sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất

và sinh hoạt.
2.2 Doanh nghiệp công nghiệp:
2.2.1 Đònh nghóa:
Doanh nghiệp công nghiệp là những doanh nghiệp hoạt động trong ngành
sản xuất công nghiệp.
2.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp công nghiệp:
-

Sản phẩm sản xuất: Qua quá trình xử lý các yếu tố đầu vào doanh nghiệp công

nghiệp tạo ra những sản phẩm mới, sản phẩm này đáp ứng cho nhiều loại nhu cầu
khác nhau của con người và còn phục vụ cho các ngành khác với tư cách là tư liệu
lao động.
-

Không gian hoạt động doanh nghiệp công nghiệp: doanh nghiệp công nghiệp chỉ

cần một không gian sản xuất tương đối hẹp.
-


Tính chất sản xuất: Khác với nông nghiêïp, phương thức tác động vào đối tượng

lao động của doanh nghiệp công nghiệp là tác động trực tiếp để hình thành nên sản
phẩm ở đầu ra và không phụ thuộc lớn vào thiên nhiên.
-

Vốn sản xuất: doanh nghiệp công nghiệp đòi hỏi phải có một nguồn vốn khá lớn

vì phần lớn tư liệu sản xuất công nghiệp có hàm lượng chất xám tích lũy trong nó
cao và cũng phải trả lương cao hơn.
-

Lao động: Không như các ngành nghề khác doanh nghiệp công nghiệp đòi hỏi

lao động trong ngành phải có trình độ và kỹ năng nhất đònh, đôi khi rất cao.

5


3. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:
3.1 . Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ:
3.1.1 Vai trò của doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong nền kinh tế quốc dân:
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như ở Việt
nam: từ việc chiếm ưu thế về số lượng đến đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo
việc làm cho người lao động và sự công bằng của xã hội. Vai trò của doanh nghiệp
vừa và nhỏ được thể hiện ở các điểm sau:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm của
xã hội.
Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển cho thấy tiềm năng

to lớn trong việc thu hút lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng lớn các
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm khoảng 97-98% trong tổng số doanh nghiệp,
giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động công nghiệp (62% - 67%)
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu góp
phần tăng tổng sản phẩm quốc dân.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác dụng quan trọng đối với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, làm cho công nghiệp
phát triển dẫn đến chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tốt hơn đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
3.1.2 Những ưu điểm: Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có những đặc điểm thể
hiện thành các ưu điểm sau:
- Trong doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, người ủy nhiệm (chủ sở hữu) và người
tác nghiệp ( người quản lý điều hành), đại đa số chính là một người, nội bộ thống
nhất. Đây là đặc điểm giúp doanh nghiệp thống nhất mục tiêu hoạt động, là tiền đề
cho sự phát triển doanh nghiệp tốt nhất.
- Số lượng người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ không lớn, ít hơn 200
người ( theo nội dung văn bản hướng dẫn tạm thời của chính phủ số 681/CP-KTN
ngày 20/06/1998 ). Vấn đề này tạo cho doanh nghiệp có đặc điểm: tổ chức quản lý
sản xuất gọn nhẹ, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao trong quản lý, tiết kiệm

6


chi phí, sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động và người lao động không lớn tạo
sự hòa đồng, gắn bó tập thể trong làm việc. Qua đó tạo khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp lớn.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần một số vốn hạn chế, một mặt bằng nhỏ tương đối
là có thể tham gia kinh doanh, sản xuất, dòch vụ. Vì vậy số lượng doanh nghiệp được
thành lập ngày càng đông đảo, hoạt động trong nhiều ngành nghề kích thích sự cạnh
tranh có lợi cho người tiêu dùng, tạo sự phát triển cân bằng giữa các vùng và góp

phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.
-

Hoạt động kinh doanh rất năng động và nhạy bén với thò trường, khi nhu cầu thò

trường thay đổi hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn thì dễ dàng thích nghi tốt nhất với
tình thế mới như: chuyển hướng sản xuất kinh doanh, giảm bớt số lượng lao động…
3.1.3 Những hạn chế:
Nguồn vốn kinh doanh hạn chế, đặc biệt vốn tự có không nhiều. Điều này
sẽ gặp khó khăn khi mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư thiết bò máy móc để
nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nghệ sử dụng trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ đại đa số rất lạc hậu. Trong đó hai yếu tố cấu thành của
công nghệ là: công nghệ phần cứng (máy móc, thiết bò, nhà xưởng…) và công nghệ
phần mềm (trình độ quản lý, trình độ chuyên môn người lao động, kinh nghiệm…).
Thiếu thông tin về thò trường trong và ngoài nước cũng như tình hình hoạt động
không ổn đònh. Điều này gây ảnh hưởng, đôi lúc xáo trộn các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
3.2. Doanh nghiệp quy mô lớn:
3.2.1. Vai trò của doanh nghiệp quy mô lớn trong nền kinh tế quốc dân:
Doanh nghiệp quy mô lớn đóng góp vào GDP và ngân sách: Mặc dù chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng số các đơn vò sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp quy
mô lớn mang đến cho xã hội một khối lượng hàng hóa dòch vụ khổng lồ, đóng góp
vào tổng giá trò xuất khẩu với một khối lượng sản phẩm xuất khẩu khá lớn.
Doanh nghiệp quy mô lớn góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa
nhanh hơn, là lực lượng dẫn đầu trong nghiên cứu và thực hiện cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật.

7



3.2.2 Những ưu điểm:
Doanh nghiệp có được điều kiện tốt nhất để mở rộng khả năng sản xuất,
công nghệ được đổi mới nhanh hơn, năng lực cạnh tranh mạnh hơn giúp cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển.
Hình thành những doanh nghiệp quy mô lớn nhằm mục tiêu chiếm lónh thò
trường, từ đó nâng cao ưu thế của doanh nghiệp. Công nghệ sử dụng trong doanh
nghiệp lớn tiến bộ hơn hẳn doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Doanh nghiệp quy mô
lớn có nhiều điều kiện để mua thông tin cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư các thiết bò hiện đại… tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
3.2.3 Những hạn chế:
Công việc điều hành, quản trò doanh nghiệp phức tạp từ khâu tổ chức sản
xuất đến điều hành nhân sự, kênh phân phối do quy mô quá lớn. Khả năng thích
nghi với sự biến động khách quan thấp và hạn chế trong đáp ứng được những nhu
cầu nhỏ, đặc thù hoặc ở những vùng rất ít nguồn nguyên liệu.
3.3.

Mối quan hệ hỗ trợ giữa doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với doanh nghiệp
quy mô lớn.
Mặc dù những mâu thuẫn giữa doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với doanh

nghiệp quy mô lớn, tuy nhiên giữa hai loại hình doanh nghiệp này còn có mối quan
hệ khá chặt chẽ với nhau, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận của dây chuyền
sản xuất chung của những doanh nghiệp quy mô lớn. Mối quan hệ hỗ trợ giữa doanh
nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ phụ thuộc vào tính chất của
ngành nghề, nhất là ở các ngành công nghiệp sử dụng hình thức gia công lắp ráp.
Hai loại hình doanh nghiệp này phối hợp với nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của thò
trường, doanh nghiệp lớn cung cấp, hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
để tạo ra sản phẩm có chất lượng.
Tóm lại, cả hai loại hình doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ đều
có những ưu điểm và nhược điểm nhất đònh. Vì vậy trong quá trình đònh hướng phát

triển kinh tế không nên tập trung hay đề cao vai trò của loại hình doanh nghiệp nào,
mà cần phải biết kết hợp một cách tốt nhất thì mới sử dụng có hiệu quả nguồn lực
của nền kinh tế quốc dân.

8


BIỂU 1: BẢNG TỔNG HP ƯU ĐIỂM, NHƯC ĐIỂM
CỦA DOANH NGHIỆP QUY MÔ LỚN VÀ DOANH NGHIỆP QUY MÔ VỪA VÀ
NHỎ
.

DN QUY MÔ LỚN

DN QUY MÔ VỪA VÀ
NHỎ

1. Khả năng áp dụng công nghệ Có ưu thế trong phát triển Có khả năng nếu trình độ
mới và phát triển công nghệ
công nghệ, có tiềm lực chuyên môn hóa cao.
vật chất, tài chính và lao
động.
2. Sử dụng vốn đầu tư:
- Nhu cầu vốn

Lớn

Nhỏ

- Thời gian xây dựng


Dài

Ngắn

- Thời gian hoàn vốn

Thấp

Cao

Chậm

Nhanh

- Mức tiêu hao năng lượng

Thấp

Cao

- Chi phí quản lý trên đơn vò sản

Thấp

Cao

Thấp

Cao


Lớn

Nhỏ

Chậm

Nhanh

Ưu thế

Hạn chế

Hạn chế

Có ưu thế

Khó phân tán và bảo vệ

Dễ phân tán và bảo vệ khi

khi chiến tranh

chiến tranh

Nhiều

Ít

Có ưu thế


Hạn chế

- Lãi suất vay
3. Chi phí sản xuất

phẩm
- Giá thành
4. Thò trường
- Vò thế thò trường
- Khả năng chuyển hướng sản
xuất
5. Đáp ứng nhu cầu
- Nhu cầu lớn
- Nhu cầu đặc thù
6. Kết hợp kinh tế với quốc phòng

7. Môi trường
- Gây ô nhiễm
- Biện pháp phòng chống

9


4.

Một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển các doanh nghiệp
công nghiệp ở một số nước châu Á.

4.1. Kinh nghiệm Nhật Bản

4.1.1 Chính sách đối với doanh nghiệp quy mô lớn:
Thay đổi mạnh mẽ về bản chất cũng như đặc điểm của các tập đoàn lớn
đang kiểm soát nền công nghiệp và tài chính Nhật Bản với tuyên bố “Mục tiêu toàn
diện là loại bỏ tình trạng tập trung” (tháng 5/1946). Nhật Bản tiến hành việc thanh
lọc kinh tế, trẻ hóa ban quản lý công ty và ban hành luật chống độc quyền (tháng
7/1947), luật loại trừ tập trung quá mức sức mạnh kinh tế (tháng 12/1947).
Nhật Bản tập trung thay đổi chính sách thuế với biện pháp giảm mức thuế
của công ty, thuế suất cơ bản giảm từ 47% năm 1958 giảm còn 38% vào tháng
3.1965 và 37% và tháng 12.1965 và thực hiện các giải pháp về thuế như: thu nhập
được giảm thuế, các sản phẩm đặc biệt không phải đóng thuế… Điều chỉnh cơ cấu
cấp vốn từ các ngân hàng dành cho các doanh nghiệp quy mô lớn. Ngân hàng trung
ương, thành phố xem xét cấp vốn với tỷ trọng cao cho các doanh nghiệp quy mô lớn,
tháng 9.1950 chiếm 75,1% tổng mức vay dành cho doanh nghiệp quy mô lớn, đến
tháng 3.1963 lại chiếm đến 77,8%. Đối với ngân hàng đòa phương thì tỷ trọng cấp
vốn của các ngân hàng này ngày càng giảm dần đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và
ngày càng tăng đối với doanh nghiệp quy mô lớn (từ 36,4% của tháng 9.1950 tăng
48,6% của tháng 9.1973)
4.1.2 Chính sách đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ:
Nhật Bản xây dựng Bộ luật riêng cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ vào
năm 1963 và bổ sung chỉnh lý qua từng thời kỳ, xúc tiến thành lập các tổ chức hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hỗ trợ toàn diện của cục doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ và liên đoàn các
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thông qua việc nâng cấp và hiện đại hóa cơ cấu,
đào tạo chuyên gia, cung cấp dòch vụ thông tin, cải tiến kỹ thuật. Cung cấpï thông tin
và tư vấn: thông qua 47 trung tâm hỗ trợ thông tin ở các quận huyện.
Hỗ trợ về mặt tài chính của công ty tài chính nhân dân (PFC) thành lập vào
năm 1949 phục vụ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, công ty tài chính Nhật Bản cho

10



doanh nghiệp vừa và nhỏ (JFC) thành lập vào năm 1953, hội bảo lãnh tín dụng do
chính quyền đầu tư vấn đề bảo lãnh mà không cần thế chấp tài sản và công ty bảo
hiểm tín dụng doanh nghiệp nhỏ.
4.2. Kinh nghiệm Đài Loan:
Đối với Đài Loan, tôi chỉ chọn phân tích kinh nghiệm về loại hình doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ vì:
-

Đài Loan là vương quốc của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-

Sự tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan gắn liền sự phồn vinh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tạo môi trường kinh doanh ổn đònh
Chính phủ Đài Loan khuyến khích dự trữ để hạn chế mức tăng giá bằng
cách phát hành “Công trái tiết kiệm yêu nước” và “Công trái yêu nước”, đồng thời
các ngân hàng tìm mọi cách thu hút tiền gửi. Nhờ vậy Đài Loan vừa giảm nhẹ được
áp lực lạm phát, vừa tăng tích lũy vốn để mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh.
Với sự viện trợ của Mỹ đồng thời chính sách cải cách ruộng đất đã kích
thích sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ có liên quan đến nông
nghiệp… phát triển giúp nền kinh tế khôi phục, hạn chế lạm phát, vật giá ổn đònh tạo
môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.
- Chính sách bảo hộ thò trường:
Đài Loan thực hện chế độ nghiêm ngặt về quản lý nhập khẩu từ năm 1950,
hàng nhập khẩu được chia làm 4 loại: loại được phép nhập: là những mặt hàng cần
thiết cho sản xuất, tiêu dùng; loại hạn chế nhập; loại đang tạm ngưng nhập và loại
cấm nhập khẩu là những hàng hóa xa xỉ.

Ngoài ra, Đài Loan áp dụng biện pháp thuế quan cao, dùng hệ thống nhiều
tỷ giá hối đoái và các biện pháp phi thuế quan khác bảo hộ thò trường nội đòa để
giúp các cơ sở công nghiệp có điều kiện và thời gian để phát triển.
- Chính sách tự do hóa mậu dòch và khuyến khích xuất khẩu:
Sau khi thò trường trong nước bão hòa, công nghiệp Đài Loan chuyển từ
thay thế nhập khẩu sang đẩy mạnh xuất khẩu với việc khuyến khích phát triển ngoại
thương, xâm nhập thò trường quốc tế. Trong những năm đầu thập kỷ 60, Đài Loan áp

11


dụng phương châm “Hy sinh thuế cao, đẩy mạnh kinh tế, bồi dưỡng nguồn thuế”,
liên tục ban hành pháp lệnh “khuyến khích đầu tư”, “đầu tư của nước ngoài”, “hợp
tác kỹ thuật”… Về ngoại thương, Đài Loan xây dựng trạm mậu dòch quốc tế với hơn
50 nước trên thế giới, tham gia triển lãm và hội chợ quốc tế, thường xuyên mời
khách và nhà kinh doanh nước ngoài đến tham quan Đài Loan.
- Chính sách riêng của nhà nước đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ:
Năm 1950, chính phủ thành lập cơ quan chuyên trách về doanh nghiệp quy
mô vừa và nhỏ thuộc viện hành chính. Sau đó năm 1954, thành lập tổ công tác chỉ
đạo các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ của chính phủ, đến năm 1957 đổi tên
thành sở chỉ đạo các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đến năm 1958, chính phủ
giải thể sở chỉ đạo và chuyển giao công tác này cho cục công nghiệp thuộc bộ kinh
tế.
Năm 1970, chính thức thành lập Bộ Kinh tế của doanh nghiệp quy mô vừa
và nhỏ, chuyên trách và chỉ đạo sự phát triển của doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Ngoài ra, để phục vụ và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, Đài Loan đã thành lập:
Ngân hàng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, Trung tâm phát triển tài chính công
nghiệp, viện nghiên cứu công nghiệp kỹ thuật, trung tâm nghiên cứu công nghiệp
dệt…
4.3. Bài học kinh nghiệm:

Qua nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp ở hai nước Nhật Bản và Đài
Loan cùng với chính sách của hai chính phủ này, tôi rút ra những bài học kinh
nghiệm cho nền kinh tế Việt nam như sau:
Một là, tạo môi trường kinh doanh ổn đònh cho các doanh nghiệp. Đây là yếu
tố cần thiết cho sự phát triển của bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào. Có chính
sách bảo hộ những ngành công nghiệp còn non trẻ của đất nước đối với các đối thủ
cạnh tranh nước ngoài thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Tuy
nhiên chính sách này chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn, trong tương lai dài
cần phải thực hiện chính sách hướng thò trường ra nước ngoài.
Hai là, Chính phủ cần xúc tiến, khuyến khích, hỗ trợ thành lập những doanh
nghiệp quy mô cực lớn trong những ngành nghề thích hợp, những ngành nghề có tính

12


hiệu quả theo quy mô, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trong điều
kiện nguồn lực về tài chính, con người, tài nguyên, kỹ thuật có giới hạn của đất
nước, vấn đề phát triển có chọn lọc với các doanh nghiệp cực lớn sẽ là giải pháp tốt
nhất để thực hiện công nghiệp hóa nhanh nhất, là yếu tố quan trọng trong quá trình
đuổi kòp các nước công nghiệp phát triển khác.
Ba là, trong khi chú trọng đến loại hình doanh nghiệp quy mô lớn, chính phủ
không nên quên tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Phát triển loại hình doanh nghiệp này chính là phương thức tốt nhất để huy động mọi
nguồn lực trong xã hội, đảm bảo phần nào sự công bằng trong xã hội… Do vậy cần
có chính sách, chương trình, kế họach hành động cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích loại
hình kinh tế này.
Bốn là, trong điều kiện nguồn lực kinh tế còn hạn hẹp, vấn đề quan trọng
nhất cần phải hạn chế tối đa tình trạng cạnh tranh quá mức, doanh nghiệp quy mô
lớn nuốt chửng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Cần thiết phải nghiên cứu hình
thành cơ cấu kinh tế nhiều tầng, thiết lập mối liên hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh

nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Có như thế sẽ phát huy tốt
nhất những ưu điểm của từng loại hình, hạn chế sự lãng phí của cải của xã hội.
Năm là, để nhằm khuyến khích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và
từng loại hình doanh nghiệp nói riêng. Chính phủ nên thực hiện việc giảm thuế đối
với doanh nghiệp, lấy phương châm “Hy sinh thuế cao, đẩy mạnh kinh tế, bồi dưỡng
nguồn thuế”. Đưa các chính sách khuyến khích hỗ trợ vào luật, cùng với việc thành
lập những trung tâm hỗ trợ, ngân hàng chuyên trách… sẽ làm cho người kinh doanh
an tâm hơn trong sản xuất kinh doanh từ đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.

13


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội:
Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước chiếm 0,6% diện tích đất tự nhiên
và khoảng 6,5% dân số; thành phố được xác đònh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa
học công nghệ, thương mại, dòch vụ của khu vực và cả nước, là hạt nhân của đòa bàn
trọng điểm phía Nam (bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà ròa – Vũng tàu). Trong
khu vực đòa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích
2.093,7km2 (chiếm 16,6%) và theo thống kê năm 1999 dân số trung bình 5.064.000
người (chiếm khoảng 69,2%).
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trò, thương
mại…. của phía Nam với đặc điểm:
-

Là nơi tập trung nhiều cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục lớn trong cả nước, hệ

thống các ngân hàng, các cơ sở thương mại, du lòch, khách sạn.

-

Là đòa bàn tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn và đa dạng

-

Có nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao.

-

Có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối khá so với cả nước, với hệ thống
giao thông: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt… hệ
thống thông tin liên lạc, cung cấp điện năng, nước sinh hoạt vào loại tốt
nhất so với cả nước.

14


BIỂU 2: ĐẶC TÍNH VÀ DÂN SỐ
ĐV TÍNH

1995

1996

1997

1998


1999

Km2

2.093,7

2.093,7

2.093,7

2.093,7

2.093,7

1000 ng

4.640

4.749

4.853

4.958

5.064

1000 ng

2.220


2.276

2.334

2.383

2.438

+ Tỷ lệ nam

%

47,8

47,9

48,1

48,1

48,1

+ Tổng số nữ

1000 ng

2.420

2.473


2.519

2.575

2.626

%

52,2

52,1

51,9

51,9

51,9

Ng/km2

2,216

2,268

2,318

2,368

2,419


+ Tổng tăng

%

2,40

2,34

2,19

2,17

2,14

+Tăng tự nhiên

%

1,43

1,42

1,40

1,38

1,36

+ Tăng cơ học


%

0,97

0,92

0,79

0,79

0,78

1. Diện tích
2. Dân số TB
+ Tổng số nam

+ Tỷ lệ nữ
3. Mật độ dân số
4. Tỷ lệ tăng dân số

5. Lao động trên đòa bàn TPHCM
- Tổng số

Người

2.579.905

2.655.108


2.717.881

2.781.499

2.844.014

- Đang làm việc

Người

1.762.316

1.801.821

1.834.164

1.883.289

1.928.746

- Đang đi học

Người

265.415

283.067

298.827


306.812

314.414

- Nội trợ và chưa

Người

552.174

570.220

584.889

591.398

600.853

có việc làm
6. Số người được sắp xếp việc làm
- Tổng số

Người

174.564

174.921

179.198


181.617

185.043

- Việc làm ổn đònh

Người

147.465

162.291

161.669

163.313

162.838

- Việc làm tạm

Người

27.099

12.630

17.529

18.304


22.205

Người

10.000

11.003

11.025

29.115

8.711

thời
- Làm việc trong
quốc doanh
Nguồn: Cục Thống kê TPHCM

Theo báo cáo của Cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội thành phố sau
25 năm giải phóng, đã có được những thành quả to lớn sau:
Kinh tế thành phố đã có sự thay đổi căn bản cả về lượng và chất: GDP tăng
5,5 lần trong đó Nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,6 lần, công nghiệp – xây dựng

15


tăng 9,6 lần, các ngành dòch vụ tăng 4,4 lần, kinh tế quốc doanh tăng 5,4 lần và
ngoài quốc doanh tăng 3,7 lần. Sự tăng trưởng kinh tế thành phố ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong mối quan hệ đó thì kinh tế thành phố

luôn có tốc độ tăng cao hơn tốc độ chung của cả nước.
BIỂU 3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Đơn vò tính: %
1976-1985

1986-1995

1986-1999

1991-1999

TPHCM

2,7

10,1

10,3

11,7

Cả nước

2,4

6,1

6,3

7,6


Nguồn: Cục Thống kê TPHCM.

Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dòch theo hướng tích cực: cơ cấu ngành
chuyển dòch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản và dòch vụ,
ngược lại các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng lớn.
BIỂU 4: TỶ TRỌNG CƠ CẤU KINH TẾ Ở CÁC NGÀNH
Đơn vò tính: %
1975

1985

1995

1999

Tổng số

100

100

100

100

Nông lâm thủy sản

7,6


6,2

3,4

2,3

Dòch vụ

67,7

64,6

58,1

55,3

Công nghiệp – xây dựng

24,7

29,2

38,5

42,4

Nguồn: Cục Thống kê TPHCM.
Vò trí thành phần kinh tế trên đòa bàn thành phố cũng có sự thay đổi. Từ
năm 1988, thành phố bắt đầu có các dự án đầu tư nước ngoài, vò trí của thành phần
kinh tế có vốn nước ngoài tăng nhanh, đã đóng góp 1/3 tổng giá trò tăng lên của GDP

toàn thành phố và làm giảm tỷ trọng các thành phần kinh tế khác, cụ thể qua bảng
số liệu sau:

16


BIỂU 5: TỶ TRỌNG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vò tính: %
1975

1985

1995

1999

Tổng số

100

100

100

100

Quốc doanh

45,7


41,9

49,2

45,4

Ngoài quốc doanh

54,3

48,1

39,7

36,5

Có vốn nước ngoài

0

0

11,1

18,1

Nguồn: Cục Thống kê TPHCM.

Lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi, quan hệ kinh tế đối ngoại được mở
rộng, đời sống người dân được cải thiện, xã hội công bằng và văn minh hơn. Sự

nghiệp văn hóa giáo dục y tế được tăng cường. An ninh chính trò và trật tự xã hội
được giữ vững.
Trong những năm qua, thành phố đã đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của một trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước, thành
phố cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức, đó là :
Tiềm lực kinh tế còn non yếu, hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghệ còn lạc hậu
-

GDP bình quân đầu người: 1350USD là mức thấp so với nhiều nước.

-

Cơ sở hạ tầng và dòch vụ chưa đáp ứng, không đủ sức cho sự phát triển kinh tế
trong trương lai.

-

Thiết bò máy móc còn lạc hậu. Về trình độ kỹ thuật chỉ có 1,4% tự động, 36%
bán tự động, 20,8% cơ khí, 28,6% bán cơ khí và 12,7% ở trình độ thủ công. Về
trình độ công nghệ, chỉ có 14% tiên tiến, 50,5% trung bình và 35,5 lạc hậu.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng hóa, dòch vụ thiếu sức cạnh tranh.
-

Ở góc độ doanh nghiệp: hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, số doanh nghiệp bò lỗ
hàng năm khá lớn, thường trên 20%.

-

Ở góc độ xã hội: tỷ lệ tích lũy từ 25% - 35%, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách

từ 20% - 25%.

-

Sự cạnh tranh hàng hóa và dòch vụ yếu, thể hiện giá còn cao và chất lượng sản
phẩm phổ biến là thấp. Bên cạnh đó xuất hiện các hiện tượng hàng giả, hàng
gian cũng như tệ nạn buôn lậu.

17


Bên cạnh đó còn bọc lộ cơ chế quản lý kinh tế chưa hoàn thiện và sự chậm
trễ trong cải cách hành chính là yếu tố cản trở quá trình phát triển. Đội ngũ cán bộ
quản lý và tay nghề người lao động chưa theo kòp với nhu cầu phát triển. Ngoài ra,
thành phố còn đứng trước những khó khăn về tệ nạn xã hội, tình hình dân nhập cư
tăng ở mức báo động, tỷ lệ người lao động chưa có việc làm cao (trên 20%)
1.2.

Vò trí công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả

nước. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thay đổi. Sau năm 1975, có rất nhiều
nguyên nhân, chính yếu nhất vẫn là việc thực hiện cơ chế kinh tế tập trung bao cấp
đã khiến cho kinh tế nói chung và công nghiệp thành phố nói riêng đi vào con đường
trì trệ, kém phát triển. Từ sau năm 1986, nhà nước đã thực hiện xóa bỏ cơ chế kinh
tế tập trung bao cấp, chuyển sang kinh tế thò trường có sự quản lý của nhà nước theo
đònh hướng xã hội chủ nghóa đã đem lại sự phát triển khởi sắc về kinh tế cũng như
về công nghiệp của thành phố.
Sau 25 năm, giá trò sản xuất công nghiệp thành phố đã tăng gấp 9,8 lần.
Trong đó quốc doanh tăng 6,7 lần, ngoài quốc doanh tăng 11,8 lần, công nghiệp khai

thác tăng 3,9 lần, công nghiệp chế biến 10,6 lần, công nghiệp điện, nước tăng 3,5
lần…(1)
Nhiều sản phẩm công nghiệp thành phố được người tiêu dùng cả nước bình
chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng cả
nước, như sữa hộp 72%, thuốc lá 58%, xà phòng 52%, vải lụa 51%, bia 41%… giá trò
các mặt hàng công nghiệp đã chiếm đến 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.(2)
Dân số chỉ chiếm 6,5% dân số của cả nước nhưng giá trò sản xuất công
nghiệp của thành phố chiếm tỷ trọng 29,6% (số liệu đầu năm 1999) trong tổng trò giá
sản xuất công nghiệp của cả nước. Đến nay, thành phố đã hình thành hai khu chế
xuất và 10 khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước, góp phần tích cực cho sự tăng trưởng của công nghiệp thành
phố.
Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có vò trí quan trọng đối với công
nghiệp của cả nước. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

18


việc đề ra các giải pháp phát triển công nghiệp thành phố sẽ là đầu tàu thúc đẩy các
vùng khác phát triển theo.
2. Hiện trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp trên đòa bàn thành phố Hồ
Chí Minh thời gian qua .
2.1. Tình hình kinh tế thành phố trước năm 1975:
Theo thống kê năm 1973 – 1974 của chính quyền Sài Gòn, thành phố lúc đó
có hơn 8000 cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm: 6.500 cơ sở dưới 10 công nhân,
1.500 cơ sở có 10 – 100 công nhân và 350 cơ sở có từ 100 – 1000 công nhân, trong
đó có những nhãn hiệu nổi tiếng như thuốc là Basto, kem
(1) (2)

,


Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh – “ 25 năm thành phố Hồ Chí Minh”

đánh răng Hynos, nước ngọt Chương Dương, Pin con O,Ù Thiên hương….Có thể nói
tiềm năng kinh tế của thành phố trước năm 1975 chủ yếu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
2.2.

Tình hình kinh tế thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay:

2.2.1 Giai đoạn 1975 - 1986: Cải tạo Xã hội Chủ nghóa nhằm xác lập hai loại hình
sở hữu về tư liệu sản xuất là toàn dân và tập thể. Quản lý kinh tế theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, trực tiếp và hành chánh bao cấp.
Giai đoạn này nhằm chấm dứt quan hệ sản xuất cũ – quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghóa và xác lập các quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghóa. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ này cho rằng việc hình
thành các đơn vò kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể có quy mô lớn là nhân tố quyết
đònh thành công của cách mạng xã hội chủ nghóa. Điều này biểu hiện trong nghò
quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976.
Các đợt cải tạo này đã ảnh hưởng nhất đònh đến hoạt động kinh tế trên đòa
bàn thành phố Hồ Chí Minh: sản xuất bò sa sút, tư liệu sản xuất sử dụng kém hiệu
quả, hoạt động kinh doanh trong lónh vực thương nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn, giá
cả tăng bình quân 15%/tháng, chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
thành phố đều giảm dần qua các năm (tốc độ giảm bình quân về tổng sản phẩm xã
hội là 2,9%/năm, tốc độ giảm bình quân về thu nhập quốc dân là 1,6%/năm)

19


Bắt đầu từ năm 1980, nước ta đã bước đầu nhìn nhận sự bất hợp lý của quy

mô quá lớn trong nền kinh tế. Vì vậy, nhà nước đã chủ trương khuyến khích thành
lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới dạng các hợp tác xã, tổ hợp cá thể… để phát
triển tiểu thủ công nghiệp nhằm tăng cường sản xuất các mặt hàng tiêu dùng cần
thiết cho xã hội.
Nghò quyết đại hội Đảng lần thứ V đã xác đònh 5 thành phần kinh tế, nhưng
thực tế chưa có điều kiện để các thành phần kinh tế nhà nước phát triển. Vì thế đã
phát sinh các hiện tượng mượn danh nghóa hoặc núp bóng doanh nghiệp nhà nước để
hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhất
là hình thức hợp doanh ở các quận huyện, loại hình này có mức giá trò sản lượng
công nghiệp chiếm đến 70% tiểu thủ công nghiệp ở một số quận huyện. Kết quả
năm 1985, tổng sản phẩm xã hội kinh tế quốc doanh tăng 104%, giá trò sản lượng
công nghiệp khu vực kinh tế nhà nước tăng 104,2%, chiếm 58,57% trong cơ cấu giá
trò sản lượng công nghiệp cả nước.
Giữa lúc đang nỗ lực xây dựng và củng cố các đơn vò kinh tế nhà nước có
vai trò chủ đạo và nắm giữ những vò trí then chốt đối với nền kinh tế thì các chính
sách đòn bẩy kinh tế mà chủ yếu là chính sách giá – lng - tiền đã đưa nền kinh tế
đi vào khủng hoảng với mức độ lạm phát cao (lạm phát từ tháng 9.1985 đến
13.06.1986 là 478,2% và kéo dài đến năm 1989 với tỷ lệ lạm phát bình quân là
800%/năm).
Tuy nhiên trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn
là do kinh tế vẫn dựa trên cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp là chủ yếu. Chủ trương
sắp xếp lại sản xuất và cơ cấu đầu tư không được thực hiện đầy đủ, chủ yếu là nông
nghiệp không được coi trọng đúng mức, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu
dùng còn bò xem nhẹ, công nghiệp nặng chưa phục vụ kòp thời cho nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ.
2.2.2. Giai đoạn 1986 - 1995: thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực thực
phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã phân tích một cách sâu sắc những sai
lầm trong chính sách cơ cấu, tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý và đề ra chủ trương


20


đổi mới toàn diện trong đó đổi mới quản lý kinh tế làm trọng tâm. Cơ cấu phải
chuyển dòch theo hướng ưu tiên phát triển nông nghiệp và một số ngành công nghiệp
nặng cần thiết. Điều này đã đem lại những kết quả rõ rệt trong phát triển kinh tế của
thành phố giai đoạn 1986 – 1990:
- Tổng sản phẩm xã hội: Thành phần kinh tế quốc doanh tăng bình quân hàng năm
là 7,2%, thành phần kinh tế tập thể giảm bình quân hàng năm là 6,9%, kinh tế cá thể
tăng bình quân hàng năm là 16,38%.
- Thu nhập quốc dân: tốc độ tăng thu nhập quốc dân tại thành phố trong giai đoạn
này bình quân là 4,6%/năm (so với cả nước tăng bình quân hàng năm là 3,9%). Nếu
xét theo góc độ thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nước tăng bình quân hàng năm là
4,8%, kinh tế tập thể gần như không tăng, kinh tế cá thể tăng trên 15%.
- Giá trò sản lượng công nghiệp thành phố tăng bình quân hàng năm là 6,5%, như
vậy là có sự giảm sút lớn chủ yếu là sau năm 1985 khi bắt đầu thực hiện chính sách
giá – lương – tiền. Đến năm 1986, thực hiện đổi mới quản lý kinh tế nên tăng trên
10% trong ba năm (1986 – 1987 – 1988). Đến năm 1989, do tình hình biến động ở
Liên Xô và Đông Âu, nguyên vật liệu, thiết bò, viện trợ bò cắt đột ngột nên dã ảnh
hưởng đến sản xuất, do vậy sản lượng sút giảm còn 2,16%
- Về cơ cấu giá trò sản lượng: công nghiệp khu vực kinh tế nhà nước năm 1986
chiếm tỷ trọng 59,36%, đến năm 1990 là 61,83% tăng 2,47%; công nghiệp khu vực
ngoài quốc doanh năm 1986 chiếm tỷ trọng 40,64%, đến năm 1990 là 38,17% giảm
2,47%; mức độ giảm này tập trung vào năm 1990 là do khủng hoảng kinh tế của cả
nước và thành phố, nhà nước chỉ tập trung hỗ trợ vốn, nguyện vật liệu… cho khu vực
kinh tế nhà nước. Điều này cho thấy chưa đảm bảo được tính bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế trong chính sách của Đảng.
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, quan điểm đổi mới kinh tế đã được hình
thành và khẳng đònh nền kinh tế nhiều thành phẩn ở nước ta có ý nghóa chiến lược
lâu dài. Chủ trương đổi mới chính sách kinh tế đã được thể chế hóa bằng các luật

của Quốc hội, các Nghò đònh của nhà nước và Chính phủ như: năm 1988 Hội đồng bộ
trưởng (nay là chính phủ) đã ban hành các nghò đònh số 27, 28, 29 quy đònh các chính
sách đối với cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế tập thể và kinh tế gia đình; Quốc hội

21


ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1987, luật doanh nghiệp tư nhân
và luật công ty năm 1990. Theo đó, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các
doanh nghiệp tư nhân, công ty tránh nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được hình
thành và hoạt động tại Việt nam. Việc thực hiện các chỉ tiêu giá trò sản lượng công
nghiệp trên đòa bàn thành phố :
- Tốc độ phát triển giá trò sản lượng công nghiệp trên đòa bàn thành phố giai đoạn
1991 – 1995 (theo giá cố đònh 1989) tăng bình quân 17,4%/năm hơn gần gấp ba lần
so với giai đoạn 1986 – 1990 là 6,5%. Riêng năm 1995, giá trò sản xuất công nghiệp
của thành phố tăng 18,2%, trong đó công nghiệp khu vực kinh tế quốc doanh 11,3%,
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9% và liên doanh đầu tư nước ngoài tăng
64%. Với tốc độ tăng như thế đã phản ánh được hiệu quả đổi mới về kinh tế của
Đảng và nhà nước đối với thành phố công nghiệp trong giai đoạn 1991 – 1995.
- Cơ cấu giá trò tổng sản lượng công nghiệp trên đòa bàn thành phố giai đoạn 1991 –
1995: Tuy công nghiệp kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng trên 60% nhưng chủ
yếu là do công nghiệp trung ương với quy mô lớn lại được ưu đãi về vốn vay cũng
như đầu tư đổi mới thiết bò nên sản lượng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Còn
công nghiệp kinh tế quốc doanh của đòa phương kể từ khi xóa bao cấp không còn
được đầu tư ngân sách, chủ yếu chỉ còn vốn vay lưu động của ngân hàng nên tốc độ
phát triển và tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp của thành phố ngày càng giảm so với
quốc doanh trung ương và kinh tế ngoài quốc doanh trong tổng giá trò sản lượng công
nghiệp.
BIỂU 6: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1989)
Đơn vò tính: tỷ đồng, %

Diễn giải
1.

Tổng số

1991

1992

1993

1994

1995

4602,0

5839,2

6852,3

8180,8

9629,357

-

Kinh tế quốc doanh

3236,8


3795,0

4392,7

5169,7

5757,3

-

Ngoài quốc doanh

1365,28

1554.31

1908,2

2264,2

2648,9

-

Đầu tư nước ngoài

479,9

551,4


749,1

1223,1

100

100

100

100

100

70,0

65

64

63

60

2.
-

Cơ cấu giá trò
Kinh tế quốc doanh


22


-

Ngoài quốc doanh

-

Đầu tư nước ngoài

30,0

27

28

28

28

08

08

09

12


3.

Tốc độ phát triển

117

116,4

117,5

117,9

118,2

-

Kinh tế quốc doanh

117

117,2

115,7

117,6

111,3

-


Ngoài quốc doanh

116

114,6

121,9

118,6

116,9

-

Đầu tư nước ngoài

114,9

135,3

164.0

Nguồn : Cục thống kê TP.HCM
2.2.3. Giai đoạn 1996 - 1999:
2.2.3.1.

Tổng sản phẩm trên đòa bàn thành phố (GDP):
Giai đoạn 1996 – 1999 có ý nghóa quan trọng đối với thành phố, không chỉ

vì là giai đoạn chuẩn bò bước vào thiên niên kỷ mới mà còn là giai đoạn có nhiều

khó khăn với tình hình thời tiết không thuận lợi, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á…
đã gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất, đầu tư nước
ngoài, giải quyết việc làm… song kinh tế của thành phố vẫn tiếp tục xu hướng tăng
trưởng với giá trò tổng sản phẩm (GDP) trên đòa bàn thành phố năm 1999 là 70.208
tỷ đồng – tăng gần gấp hai lần so với năm 1995. Sự tăng trưởng này đã góp phần
quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước.

23


BIỂU 7 : TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ (TÍNH THEO GIÁ THỰC
TẾ)
Đơn vò tính: tỷ đồng, %
1996

1997

1998

1999

47.243

55.140

63.577

70.208

40.943


46.887

52.918

57.482

Kinh tế quốc doanh

22.581

25.946

29.288

31.837

+ Trung ương

13.817

15.810

18.251

19.388

+ Đòa phương

8.764


10.103

11.037

12.449

Kinh tế ngoài quốc doanh

18.362

20.941

22.630

25.645

2. CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

6.300

8.253

10.639

12.726

19.994

22.844


26.822

31.152

1.163

1.332

1.386

1.536

26.086

30.964

35.349

37.520

100

100

100

100

86,7


85,0

83,3

81,9

Kinh tế quốc doanh

47,8

47,1

46,1

45,4

+ Trung ương

29,3

28,7

28,7

27,6

+ Đòa phương

18,5


18,4

17,4

17,8

Kinh tế ngoài quốc doanh

38,9

38,0

37,2

36,5

2. CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

13,3

15,0

16,7

18,1

42,3

41,4


42,2

44,4

2,5

2,4

2,2

2,2

55,2

56,2

55,6

53,4

A. CHỈ TIÊU GDP
TỔNG SỐ:
I.THEO THÀNH PHẦN VÀ KHU VỰC
1. KHU VỰC KINH TẾ TRONG NƯỚC
-

-

II. THEO NGÀNH

-

Công nghiệp và xây dựng

-

Nông, lâm, thủy sản.

-

Các ngành dòch vụ

B. CƠ CẤU GDP:
TỔNG SỐ:
I.THEO THÀNH PHẦN VÀ KHU VỰC
1. KHU VỰC KINH TẾ TRONG NƯỚC
-

-

II. THEO NGÀNH
-

Công nghiệp và xây dựng

-

Nông, lâm, thủy sản.

-


Các ngành dòch vụ

Nguồn : Cục thống kê TP.HCM

24


×