Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.7 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG LONG

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã Số

:
:

TÀI CHÍNH, LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG
5.02.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2003


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG MỘT - TỔNG QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ------ 7
1.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài -------------------------- 7
1.1.1. Đònh nghóa -------------------------------------------------------------------------------- 7


1.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ---------------------------------------------- 8
1.1.2.1. Mặt tích cực ---------------------------------------------------------------------------8
1.1.2.2. Mặt tiêu cực ------------------------------------------------------------------------ 10
1.1.3. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài ------------------------------------ 11
1.1.4. Những yếu tố cơ bản tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài -- 11

1.2. Xu hướng vận động của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới 15
1.3. Chính sách của các nước đang phát triển đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài --------------------------------------------------------------------------------------------17
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài---18
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung quốc ------------------------------------------------------- 18
1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn quốc --------------------------------------------------------- 19
1.4.3. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á ----------------------------------------- 20

CHƯƠNG HAI - TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA-----------------------------------------------22
2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 – 2002-----22
2.1.1. Theo ngành sản xuất ----------------------------------------------------------------- 23
2.1.2. Theo đòa phương ---------------------------------------------------------------------- 25
2.1.3. Theo đối tác đầu tư ------------------------------------------------------------------- 27
2.1.4. Theo hình thức đầu tư ---------------------------------------------------------------- 28

2.2. Đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế------29
2.2.1. Cung cấp vốn đầu tư cho sự tăng trưởng kinh tế Việt nam ---------------------- 29
2.2.2. Đóng góp vào xuất khẩu -------------------------------------------------------------- 30
2.2.3. Giải quyết công ăn việc làm --------------------------------------------------------- 31
2.2.4. Đóng góp vào giá trò tổng sản phẩm quốc nội ------------------------------------ 31
2.2.5. Đóng góp vào ngân sách ------------------------------------------------------------- 33



2.3. Những hạn chế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1997
đến nay -----------------------------------------------------------------------------------------34

2.3.1. Sự giảm sút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1997 đến nay ----------------------- 34
2.3.2. Những hạn chế về cơ chế - chính sách tài chính ---------------------------------- 35
2.3.2.1. Chính sách thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ----------------- 35
2.3.2.2. Về chính sách thuế ----------------------------------------------------------------- 36
2.3.2.3. Chính sách tiền tệ và thò trường tài chính -------------------------------------- 37
2.3.2.4. Về chính sách đất đai -------------------------------------------------------------- 39
2.3.2.5. Về cơ chế giám sát tài chính ----------------------------------------------------- 39
2.3.2.6. Về chi phí đầu tư ------------------------------------------------------------------- 40
2.3.3. Một số hạn chế khác ------------------------------------------------------------------ 41
2.3.3.1. Thò trường tiêu thụ còn ở mức thấp ---------------------------------------------- 41
2.3.3.2. Buôn lậu, làm hàng giả và sự kém phát triển của những ngành công nghiệpdòch vụ hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu ------------- 41
2.3.3.3. Môi trường pháp lý ---------------------------------------------------------------- 42
2.3.3.4. Cơ sở hạ tầng ----------------------------------------------------------------------- 43
2.3.3.5. Rào cản hành chính ---------------------------------------------------------------- 44

CHƯƠNG BA - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ----------------------------------------47
3.1. Đònh hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ------------------------------47
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế và nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời
gian tới ----------------------------------------------------------------------------------------- 47
3.1.2. Quan điểm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài -------------------------------- 48
3.1.2.1. Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ---------------------------------- 48
3.1.2.2. Các quan điểm chính cần quán triệt trong xây dựng chính sách thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 – 2010 --------------------------------------------- 49

3.2. Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt nam ----------------------------------------------------------------------------------52

3.2.1. Tiếp tục cải cách chính sách thuế --------------------------------------------------- 52
3.2.1.1. Thuế nhập khẩu -------------------------------------------------------------------- 52
3.2.1.2. Thuế giá trò gia tăng -------------------------------------------------------------- 54
3.2.1.3. Thuế Tiêu thụ đặc biệt ------------------------------------------------------------ 54
3.2.1.4. Thuế Thu nhập doanh nghiệp ----------------------------------------------------- 55
3.2.1.5. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao --------------------------------- 55
3.2.2. Chính sách tiền tệ, tỷ giá và thò trường tài chính --------------------------------- 56
3.2.2.1. Chính sách tiền tệ ----------------------------------------------------------------- 56
3.2.2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái -------------------------------------------------------- 57
3.2.2.3. Chính sách về lãi suất ------------------------------------------------------------ 65
3.2.2.4. Bù đắp thiếu hụt ngân sách bằng nguồn vốn trong nước -------------------- 66
3.2.3. Về chi phí đầu tư ---------------------------------------------------------------------- 66


3.2.4. Hoàn thiện chính sách đất đai ------------------------------------------------------- 67
3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ------------------------------------------------------------ 68

3.3. Các giải pháp khác -------------------------------------------------------------------69
3.3.1. Ổn đònh chính trò và duy trì an ninh xã hội ---------------------------------------- 69
3.3.2. Cải cách luật pháp và Ban hành một số luật có liên quan ---------------------- 69
3.3.2.1. Cải cách pháp luật 69
3.3.2.2. Ban hành một số Luật, Nghò đònh mới ----------------------------------------- 70
3.3.3. Chính sách thương mại và chuyển dòch cơ cấu sản xuất ------------------------ 71
3.3.3.1. Chính sách thương mại ------------------------------------------------------------ 71
3.3.3.2. Vì Một Chiến Lược Hướng Vào Xuất Khẩu ------------------------------------ 72
3.3.3.3. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh ----------------------------------------- 74
3.3.3.4. Hoạt động xúc tiến thương mại -------------------------------------------------- 76
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực -------------------------------------------------------------- 76
3.3.4.1. Phát triển thò trường lao động -------------------------------------------------- 76

3.3.4.2. Xây dựng hệ thống thông tin thống kê thò trường lao động ------------------ 77
3.3.4.3. Nâng cao chất lượng hệ thống dòch vụ việc làm ------------------------------ 77
3.3.5. Khuyến khích loại hình dòch vụ tư vấn – kế toán – kiểm toán ----------------- 78
3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng -------------------------------------------------------------- 79
3.3.6.1. Huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng -------------------- 79
3.3.6.2. Nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 80
3.3.7. Triệt để cải cách hành chính -------------------------------------------------------- 81

PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan
hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học, kỹ thuật cùng
với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình
chuyên môn hóa, hợp tác giữa các quốc gia và làm cho việc sản xuất được quốc tế hóa
cao độ. Hầu hết các nước đều điều chỉnh chính sách của mình theo hướng mở cửa,
giảm và tiến tới tháo bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, khiến cho việc trao đổi
hàng hóa và luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế
giới ngày càng thông thoáng hơn. Để tránh ở ngoài lề sự phát triển, các nước đang
phát triển phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế.
Việt nam đã tham gia tích cực vào hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực bằng việc thiết
lập mối quan hệ ở những mức độ khác nhau với hầu hết các nước. Trước hết, đó là sự
tham gia vào các diễn đàn quốc tế phát triển vùng, tiểu vùng, khu vực và toàn cầu, gia
nhập ASEAN, APEC, ký hiệp đònh khung với Liên minh Châu u, là quan sát viên của
WTO - một quá trình hội nhập để đi đến sự thống nhất trong đa dạng.
Hội nhập quốc tế được đặc trưng bởi sự tự do hóa thương mại và dòng vốn đầu tư.
Trong đo,ù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một bộ phận hữu cơ của

nền kinh tế Việt nam với những đóng góp quan trọng như 13% giá trò GDP, 40-47%
kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô), từ 10-13% tổng thu ngân sách và giải quyết việc
làm cho khoảng 5-6% lao động cả nước.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự giảm sút
đáng kể. Ngoài những nguyên nhân khách quan, yếu tố chủ yếu vẫn thuộc về sự kém
hiệu quả của cơ chế ưu đãi và chính sách đầu tư tại Việt nam. Vì vậy, việc chọn đề tài
“Giải Pháp Tài Chính Thúc Đẩy Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam”
mang tính thiết thực cao đối với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm
2010.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN

Ngân sách Nhà nước

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

FDI

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ASEAN

Association of South East Asia Nations – Hiệp Hội Các Nước Đông
Nam

UNDP


United Nation Development Program – Chương trình phát triển Liên
Hiệp Quốc

UNCTAD

United Nation Conference on Trade and Development - Tổ chức
Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc

OECD

The Organization of Economic and Cooperation Development – Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

USD

Đồng đô la Mỹ

GTGT

Giá trò gia tăng

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CSHT

Cơ sở hạ tầng

KCN, KCX

Khu công nghiệp, khu chế xuất

BQĐN

Bình quân đầu người

MNC

Multinational companies – Công ty đa quốc gia

MFN

Most favored nations – Tối huệ quốc


Trang 7

CHƯƠNG MỘT

TỔNG QUÁT VỀ

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1. Đònh nghóa
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) ngày càng có vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang
phát triển. Đối với nhiều quốc gia, FDI được xem là nguồn ngoại lực tài trợ chính cho
quá trình phát triển kinh tế.
Có khá nhiều đònh nghóa về FDI, chẳng hạn:
+ Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF), với mục đích
thống kê, FDI là hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu của nó (người nước ngoài) trực
tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp nơi ông ta đầu tư. Việc đầu tư chỉ được xem là
trực tiếp khi nhà đầu tư nắm giữ tối thiểu 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, bởi
vì đây là một tỷ lệ đủ để nhà đầu tư có được tiếng nói trong công tác điều hành, quản
lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi họ có thể làm được điều này chỉ với tỷ lệ vốn góp
ít hơn và ngược lại.
+ Theo Tổ Chức Thương Mại và Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nation
Conference on Trade and Development - UNCTAD), FDI xảy ra khi công dân của
một nước, gọi là nước chủ đầu tư (home nation) dành được quyền kiểm soát một số
thực thể kinh tế ở một nước khác, gọi là nước nhận đầu tư (host nation).
+ Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam (ban hành năm 1987), FDI là
việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vốn vào Việt nam bằng hình thức
tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt nam chấp nhận để hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập các công ty liên doanh hay công ty
100% vốn nước ngoài.
Như vậy có thể khái quát về FDI với hai đặc điểm chính như sau:
o FDI là một hình thức dòch chuyển vốn đầu tư mang tính quốc tế từ quốc gia này
sang quốc gia khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.



Trang 8

o Quyền sở hữu, sử dụng vốn và điều hành doanh nghiệp nằm trong tay nhà đầu
tư (cá nhân hay tổ chức) mà sự giới hạn đối với các quyền này phụ thuộc vào tỷ
lệ góp vốn của nhà đầu tư.
1.1.2. Vai trò của FDI
1.1.2.1. Mặt tích cực
Khác với nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Porfolio Investment) với các
lợi ích thuần túy về mặt tài chính và phần nào đó với ý nghóa san sẻ bớt rủi ro cho
doanh nghiệp, FDI được xem là nguồn vốn mang lại nhiều lợi ích hơn cho nước tiếp
nhận vì ngoài việc mang lại đồng vốn – một yếu tố của sự tăng trưởng – FDI còn
mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế nói chung. Ở đây xin được phân tích lợi ích
trên cả hai phương diện: chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
A) ĐỐI VỚI NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
a) Tạo nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Các nước đang phát triển, thậm chí nước phát triển, cũng thường có tình trạng thiếu
vốn cho đầu tư và sản xuất.Việc khan hiếm vốn đồng nghóa với sự tồn tại nhiều cơ hội
đầu tư có tiềm năng thu lợi nhuận cao; hơn nữa do tỷ lệ “Vốn / Nhân công” ở các nước
đang phát triển thường thấp làm cho hiệu quả biên tế của đồng vốn được đầu tư sẽ cao.
Bằng việc mở cửa tiếp nhận FDI, bài toán về nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
được giải quyết hoàn hảo hơn, bởi FDI không trực tiếp làm tăng nợ nước ngoài của
quốc gia.
b) Tạo điều kiện tiếp cận phương thức quản lý và kỹ thuật công nghệ hiện đại
Nếu không hội nhập quốc tế, Việt nam vẫn có thể vay vốn nhập công nghệ mới về sản
xuất phục vụ các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Song do khả năng tiếp cận thò
trường bên ngoài của ta còn hạn chế, việc vay vốn và nhập khẩu công nghệ mới cũng
không dễ dàng, đặc biệt là khả năng quản lý kinh doanh chưa cao nên mô hình này tuy
thành công ở Hàn Quốc, Đài Loan nhưng không dễ thành công ở nước ta. Con đường
thích hợp hơn với nước ta trong điều kiện hiện nay là hội nhập quốc tế để khai thông
thò trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư có hiệu quả và hấp

dẫn; do vậy công nghệ mới có thể du nhập và được sử dụng có hiệu quả trong nước.
Một chính sách hướng nội và bảo hộ thái quá sản xuất trong nước sẽ buộc người dân
tiêu thụ sản phẩm nội đòa với giá cao và chất lượng tồi.


Trang 9

Trong các dòng vốn du nhập vào nước ta, FDI có khả năng đem theo các công nghệ
mới và sử dụng chúng có hiệu quả hơn cả. Lý do là các công ty đa quốc gia đầu tư trực
tiếp vào Việt nam hiện đang nắm giữ tới 90% công nghệ của thế giới, có mạng lưới
chi nhánh khắp thế giới. Họ có khả năng di chuyển công nghệ từ nước hết lợi thế cạnh
tranh sang các nước có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, trong khi một quốc gia kém phát
triển như nước ta không có khả năng đó.
Một đặc trưng nữa là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thường không muốn sử dụng
công nghệ kỹ thuật sẳn có tại nước tiếp nhận đầu tư khi hợp tác, liên doanh trừ phi họ
nắm được quyền kiểm soát ở mức độ nhất đònh – mà điều này lại thuộc về bản chất
của FDI. Không những thế, nhà đầu tư nước ngoài luôn trực tiếp điều hành doanh
nghiệp, họ thường đem áp dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại nhằm tối đa hóa hiệu
quả công việc. Rõ ràng, đây là con đường ngắn nhất và cũng hiệu quả nhất giúp các
nước đang phát triển học hỏi và vận dụng những kỹ năng kinh doanh của thế giới.
c) Tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận thò trường quốc tế, từng bước
hội nhập kinh tế quốc tế.
Một điểm lý thú là ở một số doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài kiêm
luôn vai trò người tiêu thụ sản phẩm. Với kinh nghiệm từ môi trường cạnh tranh cao,
họ mang theo các cơ hội mở rộng xuất khẩu (do đã thiết lập sẳn những mối quan hệ
làm ăn trước khi vào Việt nam) hay các kỹ năng marketing ở cấp độ chuyên nghiệp.
Điều này đặc biệt đúng đối với nhà đầu tư là các công ty đa quốc gia. Điều này cũng
là một thuận lợi giúp các đối tác Việt nam làm quen với việc tiếp cận thò trường nước
ngoài, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
d) Tạo điều kiện cho các nước đang phát triển khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh

về tài nguyên và những ngành nghề có lợi thế so sánh, khuyến khích và nâng cao hiệu
quả đầu tư trong nước.
Khu vực FDI với công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ cho phép khai thác hiệu quả hơn các
nguồn tài nguyên và ngành nghề có lợi thế so sánh. Đồng thời, nó cũng tạo ra sự cạnh
tranh cần thiết thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tăng cường đổi mới công nghệ, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
e) Góp phần giải quyết lao động tại các nước đang phát triển
Nhờ sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, tổng cầu lao động được nâng cao, qua đó
một lượng lớn lao động chưa có việc làm được giải quyết. Hơn thế, khu vực FDI sẽ đào
tạo ra một đội ngũ những nhà lãnh đạo bản đòa có năng lực và công nhân tay nghề cao.
f) Tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước


Trang 10

Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao về kim ngạch xuất - nhập khẩu. Quá
trình hoạt động của họ gắn liền với việc nộp thuế, phí và lệ phí theo quy đònh Nhà
nước. Đây là một nguồn thu không nhỏ đối với NSNN xét ở hiện tại lẫn về lâu dài.
B) ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đa phần thuộc các nước phát triển, nơi phổ biến có
lượng vốn lớn, tỷ lệ thu nhập và tiết kiệm cao, tỷ lệ “vốn / lao động” cũng cao, thậm
chí rất cao, làm cho hiệu quả biên tế của đồng vốn thấp. Điều này dẫn đến hệ quả là
một mặt sẽ làm hạn chế các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời cao ở chính quốc, mặt
khác thúc đẩy dòng vốn chảy tới những nơi có khả năng sinh lời cao hơn ở nước ngoài,
một trong những nơi hấp dẫn đó chính là các nước đang phát triển.
Theo Báo cáo của Liên Hiệp Quốc, khoảng 90% lượng FDI trên thế giới xuất phát từ
các các công ty đa quốc gia (Multi-national corporation - MNC). Việc đầu tư tiến hành
thông qua sự thành lập một công ty con hay chi nhánh của công ty mẹ ở nước sở tại,
nhằm khai thác những lợi thế về tài nguyên, nhân công và thò trường của các nước
đang phát triển với mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Mục tiêu lợi nhuận có thể đạt được thông qua việc khai thác thò trường nội đòa của các
nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp FDI
và doanh nghiệp nội đòa. Đôi khi sự cạnh tranh không bình đẳng gây ra tác động xấu
đến nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.2.2. Mặt tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, FDI cũng tạo ra một số tiêu cực nhất đònh
cho nước tiếp nhận đầu tư như :
o Cơ cấu ngành nghề phát triển không đồng đều: do mục tiêu chạy theo lợi
nhuận, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chỉ tập trung đầu tư vào một số
ngành và vùng có nhiều thuận lợi. Thậm chí, ở một số ngành nghề, nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài sẳn sàng đẩy các nhà đầu tư trong nước đến chỗ phá sản để
độc chiếm thò trường.
o Nguồn tài nguyên và lao động bò khai thác quá mức.
o Nước tiếp nhận đầu tư trở thành “bãi rác kỹ thuật” do phải đón nhận công nghệ
lạc hậu đã bò thải hồi từ các nước đầu tư phát triển.
o Hứng chòu nhiều hậu quả nghiêm trọng từ hoạt động “chuyển giá” do thiếu một
cơ chế giám sát chặt chẽ về tài chính, thuế và Hải quan, tiêu biểu như thất thu


Trang 11

thuế, sản phẩm nội đòa mất thò trường hay bên đối tác Việt nam buộc phải rời
liên doanh do liên doanh bò thua lỗ quá nặng.
Chính vì vậy, Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc - UNDP đã khuyến cáo các nước
đang phát triển không nên quá kỳ vọng vào FDI, nhất là trong dài hạn mà chỉ nên xem
đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào năng lực sản xuất dài hạn của quốc gia mà
thôi. Nói cách khác, giữa cái được và cái mất do FDI mang lại, các nước này cần xây
dựng một chính sách đúng đắn nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của
FDI cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Tóm lại, xét về lý thuyết, FDI mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư lẫn nước tiếp

nhận đầu tư, nhưng trên thực tiễn vẫn còn nhiều mâu thuẫn giữa hai phía. Điều này đã
và đang đặt ra nhiều thách thức cho những người soạn thảo chính sách ở các nước đang
phát triển.
1.1.3. Các hình thức của FDI
Hiện nay tại nước tiếp nhận đầu tư, nguồn FDI có thể biểu hiện dưới các hình thức
sau:
ƒ

Thành lập một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

ƒ

Góp vốn với đối tác nội đòa để thành lập doanh nghiệp mới dưới hình thức liên
doanh.

ƒ

Thỏa thuận kinh doanh chung với đối tác nội đòa dưới hình thức Hợp đồng hợp
tác kinh doanh hay Hợp đồng phân chia sản phẩm.

ƒ

Thực hiện các dự án xây dựng – khai thác – chuyển giao hay các loại hình
tương tự.

ƒ

Mua lại một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp nội đòa đang hoạt động.

1.1.4. Những yếu tố cơ bản tác động đến việc thu hút FDI

Một trong những đặc trưng của dòng FDI toàn cầu gần đây là xu hướng phân bổ không
đồng đều giữa các khu vực và quốc gia. Nguyên nhân là do mỗi khu vực và quốc gia
có những đặc điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khác biệt nhau. Cụ thể:
- Quy mô thò trường và mức độ tăng trưởng của thò trường: Quốc gia nào có thò
trường nội đòa lớn hơn và có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ hấp dẫn hơn dưới mắt


Trang 12

nhà đầu tư, bởi lẽ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và thò trừơng lớn sẽ đảm bảo hơn
tính sinh lợi của đồng vốn. Có thể khẳng đònh đây yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc
hấp dẫn FDI. Điều này có thể nhận thấy qua bảng tóm lược lưu lượng FDI tại các nước
NICs, ASEAN trước khủng hoảng và Trung Quốc hiện nay.
Bảng 1.1 : Quy mô dòng FDI đổ vào một số nước đang phát triển ở Châu Á trung bình
năm, giai đoạn 1984-1999
Đơn vò tính: Triệu USD
QUỐC GIA

1984-1987

1988-1991

1992-1997

1999

1.777

3.610


27.077

42.142

Malaysia

601

2.260

5.319

5.010

Philipinnes

114

651

1.266

1.315

Hàn Quốc

355

1.051


970

5.238

Thái Lan

295

1.868

1.815

4.916

Châu - Thái Bình Dương (A)

9.841

21.306

58.657

99.224

Châu Á

9.716

21.077


58.350

99.033

Trung Á

-

9

1.005

2.758

Đông Á

3.040

5.171

8.367

21.971

Nam Á

259

419


1.594

3.812

NICs

4.764

9.422

14.029

29.358

ASEAN 10

3.027

10.237

18.247

23.047

Tây Á

1.612

1.484


1.941

5.081

124

230

308

191

Các Nước Đang Phát Triển

19.016

35.223

88.159

177.730

Thế Giới

87.058

183.508

246.552


599.034

_ ASEAN 10/Châu -Thái Bình Dương

31

48

31

23

_ ASEAN 10/Các nước đang phát triển

16

29

21

13

Trung Quốc

Thái Bình Dương

So sánh (%)

Nguồn: UNCTAD 2000
Ghi chú: (A) : Chỉ tính các nước đang phát triển



Trang 13

- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng: bao gồm các điều kiện vật chất (cơ sở hạ tầng
cứng) như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc … các điều kiện phi vật chất (cơ sở hạ
tầng mềm) như pháp lý, giáo dục, thương mại …, cũng là một yếu tố cơ bản trong việc
thu hút FDI. Bởi một hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm hiệu quả sẽ dẫn đến việc
giảm các chi phí giao dòch và nâng cao năng suất của FDI.
- Lợi thế so sánh và tiềm lực tài nguyên quốc gia: yếu tố này được các nhà kinh tế
học trường phái Tân Cổ Điển đặc biệt nhấn mạnh. Nguồn lao động giá rẻ và nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú là lợi thế so sánh của một quốc gia. Do vậy, các nước
NICs đã chuyển dần việc sản xuất các sản phẩm chế biến có mức thâm dụng lao động
cao sang các nước phát triển nhằm tận dụng các lợi thế so sánh ở đây để giảm chi phí
nhân công.
- Chiến lược mở cửa của quốc gia: cũng là một trong các yếu tố cơ bản nhằm thu hút
FDI. Có thể thấy rất rõ điều này trong trường hợp của Việt nam, kể từ sau khi Luật
Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài được ban hành cho đến những năm trước khủng hoảng
tài chính-tiền tệ Châu năm 1997.
- Chính sách của Chính phủ: yếu tố chủ quan này có thể được liệt vào hàng quan
trọng nhất. Nó bao gồm hai bộ phận chính sách lớn:
* Chính sách khuyến khích - nhằm duy trì khả năng sinh lợi cho các dự án FDI
: chính sách thuế, chế độ khấu hao, chế độ trợ cấp đầu vào, quản lý ngoại hối,
phí dòch vụ cơ sở hạ tầng, cơ chế cấp phép và hệ thống hành chính .v.v..
* Chính sách tạo ra mức độ tín nhiệm về đầu tư - chính sách ổn đònh kinh tếchính trò-xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách
công nghiệp hóa hướng ngoại (outward-oriented), phát triển nguồn vốn con
người và tạo ra môi trường cạnh tranh tự do cho tất cả các thành phần kinh tế.
Trong đó, chính sách khuyến khích (thứ nhất) luôn được Chính phủ các nước đang phát
triển quan tâm trong nỗ lực thu hút dòng FDI chảy vào quốc gia mình. Các chính sách
khuyến khích của Chính phủ và những tác động kỳ vọng của chúng được liệt kê trong

Bảng dưới đây:


Trang 14

Bảng 1.2 : Hệ thống khuyến khích của chính phủ và tác động kỳ vọng của chúng
Công cụ

Tác động kỳ vọng

a. Các khuyến khích đầu vào
- Miễn, giảm thuế nhập khẩu

- Trợ cấp cho các đầu vào nhập khẩu

- Miễn thuế cho các thiết bò sản xuất

- Trợ cấp cho các đầu vào

- Chính sách khấu hao nhanh

- Trợ cấp đối với tài sản cố đònh

- Trợ cấp đầu tư

- Trợ cấp đối với tài sản cố đònh

- Chính sách tín dụng đào tạo

- Trợ cấp cho việc hình thành vốn con người


- Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và
triển khai

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao

b. Các khuyến khích đầu ra

-

Trợ cấp xuất khẩu
p dụng thời kỳ ưu đãi thuế (Tax
holiday)
Các cam kết duy trì thò trường

-

Không kết hối ngoại tệ

-

- Thưởng cho việc xuất khẩu các đầu ra
- Miễn thuế đối với lợi nhuận trong một
thời kỳ cụ thể
- Thừa nhận sự độc quyền cho nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài
- Cho phép các doanh nghiệp FDI giữ lại
các khoản thu nhập bằng ngoại tệ.

- Sự thuận lợi về mặt đòa lý, văn hóa và ngôn ngữ: cũng là một yếu tố được tính đến

trong việc thu hút FDI, nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và sự mở để hội
nhập của mỗi quốc gia. Một vò trí đòa lý thuận lợi, một nền văn hóa và ngôn ngữ phù
hợp với các chuẩn mực thông dụng của thế giới rõ ràng là một lợi thế thu hút FDI.
Xét ở cách tiếp cận khác, môi trường đầu tư có thể hiểu là sự tổng hòa các yếu tố pháp
luật, kinh tế, chính trò, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại nước tiếp nhận. Các yếu tố này tác động hỗ tương và mang
đặc thù của nền kinh tế ở nơi tiếp nhận. Quan hệ giữa yếu tố cấu thành môi trường đầu
tư và hiệu quả đầu tư là rất chặt chẽ, có thể nhìn ở khía cạnh này để đánh giá khía
cạnh kia và ngược lại.


Trang 15

Hình 1. Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư

Yếu tố
pháp lý

Yếu tố thò
trường

Yếu tố
chính sách

Cơ sở
hạ tầng
Lợi thế
so sánh

Văn hóaXã hội


MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

An ninh
Trật tự

QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ

1.2. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới
Trong những năm gần đây, dòng FDI có những chuyển biến mạnh mẽ về chất. Theo
UNCTAD, điểm nổi bật của dòng FDI hiện nay là:
Dòng chảy FDI toàn cầu vẫn tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển
(OECD), chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng FDI, bất chấp sự biến động về tài chính,
kinh tế ở nhiều khu vực. 30% còn lại phân bổ cho những nước đang phát triển, trong đó
Trung quốc chiếm phân nửa. Các nước phát triển, tuy thế, cũng là người tài trợ FDI lớn
nhất thế giới, chiếm khoảng 80% lượng FDI toàn cầu.


Trang 16

Hình 2. Sự phân bổ FDI trên thế giới

70%

Nước phát triển

F
D


50%

Trung quốc

I
30%

Nước đang
phát triển

Khác
50%

Các công ty đa quốc gia (MNC) chi phối tuyệt đối trong việc cung cấp FDI. Trong khi
các MNC ở những quốc gia phát triển thống trò ở những lónh vực như sản xuất ô tô,
điện tử, thiết bò điện, dầu khí, hóa chất và dược phẩm thì MNC ở các nước đang phát
triển lại có vò trí ngày càng quan trọng trong các ngành chế biến thực phẩm, nước giải
khát và xây dựng. Số MNC khác phát triển theo hướng đa dạng hóa ngày càng nhiều.
Chính sách đối xử với dòng FDI ở các quốc gia đang phát triển có xu hướng tự do hơn.
Luật lệ về FDI ở hầu hết các nước gần đây đều được xây dựng hay sửa đổi theo hướng
tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, các
hiệp đònh về đầu tư và thương mại song phương không ngừng được ký kết giữa các
nước đang phát triển.
Sản lượng thành phẩm đã qua chế biến tại các doanh nghiệp FDI ngày một tăng nhưng
đồng thời sản lượng khai thác đã giảm; các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
cũng như các dòch vụ tài chính như ngân hàng, môi giới chứng khoán, bảo hiểm .v.v..
ngày càng chiếm tỷ lệ quan trọng. Ngoài ra, các hoạt động nghiên cứu và phát triển
(Research & Development – R&D) cũng được quan tâm không chỉ dừng ở các MNC
mà ở tất cả doanh nghiệp tuy với mức độ ít hơn. Điều này tạo sự chuyển biến lớn trong
mậu dòch quốc tế và có khuynh hướng đi sâu vào chất lượng.

Cơ hội tạo việc làm, một tác động rất được các nước đang phát triển mong đợi, do FDI
tạo ra ngày càng gia tăng nhưng chi phí trả lương của các MNC không biến động lớn vì
phần trả lương cho công nhân ở các nước đang phát triển chỉ chiếm chưa đến 2%.
Gần đây sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ đã tác động xấu đến dòng chảy FDI toàn cầu. Cụ
thể, theo Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) có trụ sở tại Anh quốc, tổng FDI toàn cầu
năm 2001 chỉ còn 78.3 tỷ USD, giảm gần 40% so với năm 2000; trong đó tỷ lệ giảm tại
các nước phát triển lớn hơn (gần 50%) so với tại các nước đang phát triển (hơn 10%).


Trang 17

Cũng theo dự đoán của cơ quan này, sự suy giảm trên có thể kéo dài sang năm 2002
(784.3 tỷ USD) nhưng sẽ phục hồi vào đầu năm 2003 (902.4 tỷ USD). Dự báo tổng
FDI toàn cầu trong 5 năm 2001-2005 có thể đạt khoảng 4400 tỷ USD và cũng sẽ được
đầu tư chủ yếu (chiếm khoảng 70%) vào 10 nước lớn nhất như Mỹ, Anh, Đức, Trung
quốc, Brazil ….
Riêng khu vực châu Á, cơ quan EIU dự đoán trong vòng 4 năm (2002-2005), nguồn
FDI vào châu Á sẽ tiếp tục gia tăng và có thể đạt trên 170 tỷ USD vào 2005, trong đó
mỗi năm Trung quốc có thể thu hút được khoảng 6.49% tổng FDI toàn cầu. Cùng với
Trung quốc, những nước có sức thu hút FDI lớn là Singapore, Hàn quốc, n độ, Nhật
bản .v.v.. EIU cho biết thêm trong tương lai châu Á vẫn là đòa điểm khá hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư.

1.3. Chính sách của các nước đang phát triển đối với FDI
Chính phủ các nước đang phát triển sử dụng khá nhiều chính sách để hướng dòng FDI
vào những ngành nghề có tối đa hóa lợi ích cho mình. Trong giai đoạn mà tiến trình
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ bất chấp sự phản đối của thế giới thứ ba, có thể
nói rằng giữa các nước đang phát triển đang có sự cạnh tranh khá gay gắt trong việc
thu hút FDI. Sự cạnh tranh giữa các nước là trung tâm của việc đề ra các chính sách
hữu hiệu đối với nguồn vốn này, sao cho vừa tranh thủ được sự chú ý của nhà đầu tư

trực tiếp nước ngoài, vừa tranh thủ được lợi ích cho đất nước mình. Có thể chia các
chính sách với FDI thành hai loại:
™

Loại 1: Chính sách khuyến khích

Điểm nổi bật của chính sách này là tạo ra sự ưu đãi hơn hẳn giữa các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các doanh nghiệp nội đòa. Loại chính sách này
khá thònh hành. Ngoài các ưu đãi chung, khi nhà đầu tư đáp ứng được một số yêu cầu
về xuất khẩu, tỷ lệ nội đòa hóa v.v … hay đầu tư vào vùng sâu, vùng xa còn được hưởng
thêm các ưu đãi khác. Tuy hướng được dòng FDI theo những yêu cầu của nền kinh tế
đặt ra trong từng giai đoạn khác nhau nhưng trong một chừng mực nào đó, nó vẫn bò
phê phán là không hiệu quả. Nguyên nhân có thể liệt kê như sau:
ƒ

Sự khuyến khích và ưu đãi (nhất là khuyến khích về tài chính) thường
gây thiệt thòi cho nền kinh tế của nước tiếp nhận.


Trang 18

™

ƒ

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với ý đònh làm ăn lâu dài và nghiêm
túc thường không quan tâm lắm đến các ưu đãi ban đầu mà nước tiếp
nhận đầu tư dành cho họ.

ƒ


Sự khuyến khích đôi khi làm méo mó nền kinh tế do các thành phần kinh
tế được đối xử bất bình đẳng.

Loại 2: Chính sách tạo ra mức độ tín nhiệm về đầu tư

Một điều lạ trong thập niên 1990 là các nước thành công trong việc thu hút FDI không
phải là những nước đưa ra quá nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mà là
các nước tạo dựng được môi trường pháp lý ổn đònh, minh bạch, môi trường đầu tư bình
đẳng và thông thoáng đối với mọi nhà đầu tư không phân biệt nguồn gốc và duy trì
được một tình trạng ngân sách lành mạnh. Điều này được giải thích bởi tính toàn cầu
của dòng FDI, nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn và đối với họ, một nền kinh tế có
mức độ mở cửa lớn hơn dường như sẽ hấp dẫn hơn.
Theo mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề, các giải pháp đề ra trong Chương III về cơ
bản sẽ hướng đến chính sách thứ hai là tạo ra môi trường đầu tư bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, một số đề xuất sẽ nhắm đến chính sách thứ nhất là
tạo ra các ưu đãi riêng biệt cho khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lý do của
sự lựa chọn này bắt nguồn từ thực tế thu hút FDI thời gian qua tại Việt nam (sẽ phân
tích trong Chương II), cũng như để phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 20012005.

1.4. Kinh nghiệm của một số nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung quốc
Trung quốc là một quốc gia có các điều kiện kinh tế, chính trò và văn hóa tương đồng
với Việt nam. Sau một thời gian dài duy trì nền kinh tế đóng cửa, Trung quốc đã trở
thành nước đang phát triển thu hút được nhiều FDI nhất. Tính đến hết năm 1998, lượng
FDI chảy vào nước này như sau: vốn đăng ký 572.4 tỷ USD, vốn thực hiện là 267.3 tỷ
USD. Riêng những năm gần đây, tốc độ thu hút FDI tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, bất
chấp dòng FDI toàn cầu suy giảm. Cụ thể, năm 2001 Trung quốc đã thu hút được 47 tỷ

USD và năm 2002 tiếp tục gia tăng lên 55 tỷ USD, trở thành nước thu hút FDI đứng
đầu thế giới. Với chính sách ”cải cách và mở cửa”, bắt đầu từ năm 1979, Trung quốc
đã dành cho nhà đầu tư nhiều ưu đãi về thuế. Cụ thể:


Trang 19

- Thuế lợi tức: dù mức thuế suất chuẩn là 30% nhưng thuế suất này giảm đến mức còn
15% ở các đặc khu kinh tế và một số khu vực khác. Trong thời kỳ ưu đãi về thuế, các
doanh nghiệp FDI được hưởng mức phổ biến là “miễn 2 giảm 3”, có nghóa là được
miễn 100% trong hai năm đầu tiên kể từ khi hoạt động có lãi và được giảm 50% trong
3 năm tiếp theo. Đối với những ngành nghề cần khuyến khích, mức ưu đãi còn nhiều
hơn như: các dự án xây dựng cảng, công trình hạ tầng tại các đặc khu kinh tế được
hưởng ưu đãi cao nhất là miễn cho 5 năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo. Các
dự án trong lónh vực nông nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi được giảm từ 15-30% trong
thời gian 10 năm tiếp theo thời gian miễn thuế bình thường.
- Thuế nhập khẩu: các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế
nhập khẩu đầu vào. Bên cạnh đó, việc giảm thuế thu nhập theo tỷ lệ xuất khẩu sản
phẩm cũng được thực hiện với ý nghóa để bù đắp cho các biến động về tỷ giá hối đoái
nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu.
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: từ 1991, Trung quốc đã xóa bỏ loại thuế này.
Như vậy có thể thấy rằng Trung quốc đã sử dụng rất nhiều biện pháp khuyến khích về
thuế để thu hút FDI, đặc biệt trong các khu vực kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
của OECD về tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI tại quốc gia này cho thấy biện
pháp khuyến khích được nhà đầu tư ưa chuộng nhất không phải là ưu đãi về thuế mà là
cơ sở hạ tầng tốt, bộ máy hành chính ít quan liêu, cơ hội tiếp cận thò trường nội đòa lớn.
Mặc dù vậy, các ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp FDI nằm trong các đặc khu
kinh tế được duy trì đến cuối thập niên 1990 đã tạo phản ứng mạnh mẽ từ các doanh
nghiệp nội đòa. Bởi lẽ các ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp FDI đã đặt các thành
phần kinh tế khác vào thế bất lợi hơn trong cuộc cạnh tranh ngay trên thò trường trong

nước, làm suy yếu sức cạnh tranh và thu hẹp thò phần của doanh nghiệp trong nước.
Đây là vấn đề mà Việt nam cần phải rút kinh nghiệm.
1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn quốc
Ở đây xin đề cập những cải cách thuế mới nhất của Hàn quốc được đánh giá là khá
hiệu quả trong việc thu hút dòng FDI. Để có được môi trường đầu tư hấp dẫn, Hàn
quốc kiên trì thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong
nước và ngoài nước. Theo đó, hệ thống thuế nói chung và thuế đối với khu vực FDI
nói riêng được cải thiện ngày càng minh bạch, dễ hiểu hơn, tập trung vào những khâu
như: giảm thuế suất, mở rộng diện đánh thuế, thực hiện ưu đãi thuế có chọn lọc đối
với một số ngành nghề nhất đònh.


Trang 20

- Thuế thu nhập cá nhân: thuế suất cắt giảm 10% cho mỗi bậc có thu nhập chòu thuế.
Cụ thể, mức 10%-40% đã giảm còn 9%-36%. Riêng thu nhập từ bất động sản do cá
nhân nắm giữ, thuế suất được giảm từ 20%-40% xuống còn 9%-36% tương ứng với các
mức thuế suất thu nhập cá nhân.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: không tiến hành cắt giảm thuế suất nữa do mức thuế
suất vẫn thuộc nhóm thấp nhất trong khối OECD. Riêng thu nhập từ bất động sản, thuế
suất giảm từ 47,3% xuống còn 30,8%, phần vượt quá không phải chòu tiếp mức thuế bổ
sung 15% như trước. Xét về mở rộng diện đánh thuế, Bộ tài chính Hàn quốc quyết
đònh cắt giảm 56 khoản trong danh mục 180 khoản ưu đãi thuế trước đây nhằm khuyến
khích tính công bằng trong nghóa vụ nộp thuế của người dân và doanh nghiệp. Đặc
biệt, dự kiến từ năm 2003, Bộ tài chính Hàn quốc sẽ quyết đònh giảm ưu đãi đối với
các khoản FDI dưới hình thức P&A (kinh doanh kiếm lời thông qua việc mua bán lại
các công ty thua lỗ) bởi vì hình thức này không tạo thêm việc làm và của cải cho xã
hội như các lónh vực đầu tư khác.
- Về chế độ ưu đãi thuế có chọn lọc: Trước tiên, chính sách thuế chung là cắt giảm
danh mục ưu đãi thuế, song những ưu đãi thuế dành cho FDI và các chương trình đầu

tư R&D (nghiên cứu và phát triển) thì vẫn được giữ nguyên. Thứ hai, các ngành thuộc
nhóm kỹ thuật cao, công nghiệp dòch vụ, kể cả doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất,
đặc khu kinh tế được hưởng những ưu đãi lớn hơn so với trước đây. Cụ thể: nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở các ngành nghề, đòa điểm nói trên được miễn thuế thu nhập cá
nhân và thuế TNDN trong 7 năm đầu hoạt động và giảm 50% cho 3 năm tiếp theo.
Với những cải cách thuế trên đây, chắc chắn Hàn quốc sẽ tạo động lực khuyến khích
hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cuộc cạnh tranh với các
quốc gia khác về thu hút dòng FDI ở hiện tại và trongthời gian tới.
1.4.3. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á
- Indonesia: Cho phép khấu hao nhanh để giảm thu nhập chòu thuế. Những công ty
mới thành lập trong một số ngành công nghiệp có thời hạn miễn thuế TNDN kéo dài
tới 10 năm.
- Thailand: Nếu dự án đầu tư nằm ở Khu vực I (thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận)
đồng thời xuất khẩu trên 80% thì được miễn thuế TNDN trong 3 năm; nếu dự án đầu tư
nằm ở khu vực II (các tỉnh thành cần khuyến khích) thì miễn thuế TNDN từ 3-7 năm;
nếu dự án đầu tư nằm ở khu vực III (các tỉnh thành cần đặc biệt khuyến khích) thì được
miễn thuế TNDN 8 năm.


Trang 21

- Malaysia: Thực hiện giảm các chi phí đầu vào trong tầm kiểm soát của Chính phủ
như phí hạ tầng cơ sở, điện nước, phí điện thoại, Internet .v.v.. nhằm tăng lợi nhuận
thu được cho các doanh nghiệp FDI. Giảm thuế suất thuế TNDN từ 30% xuống còn
28% vào năm 1998. Các dự án đầu tư vào các ngành phục vụ cần khuyến khích hoặc
sản xuất những sản phẩm cần khuyến khích thì được giảm 30% thuế TNDN và miễn
thuế trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Nếu đầu tư vào các dự án công
nghệ cao có thể được xem xét miễn thuế hoặc giảm thuế trong thời hạn từ 5-10 năm.
- Philippines: Quy đònh các dự án đầu tư vào lónh vực mới được miễn thuế thu nhập
tối đa trong thời gian 6 năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động. Giảm thuế suất thuế TNDN

từ 34% xuống còn 32% vào năm 2000
Ngoài ra, cả bốn nước ASEAN đều quy đònh cho phép chuyển lỗ sang những năm tiếp
theo và có ba nước (trừ Philippines) không áp dụng thuế chuyển lợi nhuận về nước.
Tất cả đều thực hiện khuyến khích đầu tư thống nhất giữa doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước.
Hiện nay, các nước ASEAN đang xúc tiến một số chương trình nhằm tự do hóa đầu tư
trong khu vực vào năm 2010 trong khuôn khổ Khu vực đầu tư ASEAN (The ASEAN
Investment Area - AIA), một thỏa thuận liên kết được các nước ASEAN ký kết tháng
10/1998 với hy vọng làm gia tăng sự hấp dẫn của khu vực trong mắt nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Nội dung chính của Hiệp đònh là tự do hóa đầu tư .trong khu vực,
trong đó có việc tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I: Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành
vào năm 1987 đến nay, số doanh nghiệp FDI ngày một tăng và có ảnh hưởng toàn
diện đến sự phát triển của đất nước. Xét trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực với đặc
trưng cơ bản là tự do hóa thương mại và dòng chảy đầu tư, vò trí của FDI đã trở nên
quan trọng hơn trong chiến lược phát triển kinh tế của tất cả các nước, nhất là nước
đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, các nước đang phát triển luôn tìm cách cải
thiện, nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn nguồn FDI
về mình. Tuy nhiên, nguồn FDI luôn chứa đựng mặt tích cực và tiêu cực đối với bất kỳ
nước tiếp nhận nào. Làm thế nào nhận diện rõ các tác động vi mô lẫn vó mô của dòng
vốn này lên nền kinh tế, cũng như xem xét các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng
đến nó là một vấn đề đang được các Chính phủ hết sức quan tâm nhằm mục tiêu khai
thác tối đa lợi ích của FDI. Việc thực hiện thu hút FDI tại một số nước lân cận có
nhiều điểm tích cực đáng để Việt Nam học hỏi và nghiên cứu. Thế nhưng khi áp dụng,
Chính phủ cần căn cứ vào tình hình cụ thể tại Việt Nam – những hạn chế và thành tựu
đã đạt - để có đối sách phù hợp. Trong Chương II tiếp theo, tác giả sẽ lần lượt trình
bày thực trạng của việc thu hút FDI tại Việt Nam.


Trang 22


CHƯƠNG HAI

TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA

2.1. Tình hình thu hút FDI giai đoạn 1988 – 2002
Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành tháng 08/1987 đến nay, hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một trong những khía cạnh chủ yếu của nền
kinh tế Việt nam. Tính cho đến hết năm 2001, trên toàn bộ lãnh thổ đất nước đã có
3.606 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký lên đến 41.598 triệu USD.
Tính ra trung bình trong một năm, Việt nam cấp giấy phép cho khoảng 257 dự án với
vốn đăng ký khoảng 2.928 triệu USD (xem Bảng 2.1).
Trái ngược với thực tế là số vốn đăng ký khá cao, vốn thực hiện của các dự án tính từ
năm 1991 đến nay chỉ khoảng 22,2 tỷ USD, tức là chỉ chiếm 55% so với vốn đăng ký.
Kết quả của điều này là quy mô bình quân của một dự án nhỏ, trung bình giai đoạn
1991 - 2000 chỉ đạt từ 3-9 triệu USD.
Trong số các dự án được cấp giấy phép, hiện còn khoảng 3.059 dự án đang hoạt động,
chiếm 84,8% số dự án với vốn đăng ký khoảng 39 tỷ USD. Trong số các dự án không
hoạt động, một số dự án không được triển khai, còn một số dự án bò rút giấy phép hay
hết hạn hoạt động.
Nếu phân chia việc thu hút FDI của Việt nam theo từng giai đoạn thì có thể thấy rằng
nếu như giai đoạn 1988-1990 mang tính thử nghiệm thì giai đoạn 1991-1996 là thời kỳ
hoàng kim của FDI. Số dự án, vốn đăng ký, vốn thực hiện và quy mô bình quân của
một dự án tăng liên tục. Điều này ở một mức độ nào đó gây ra những ngộ nhận về lợi
thế của đất nước, về tiềm năng của dòng FDI trên thế giới.
Bước sang giai đoạn 1997-2000, tình hình đã thay đổi theo hướng ngược lại và đây là
điều mà theo một số nhà nghiên cứu được gọi là “sự thoái trào” của FDI. Mặc dù năm
1997 khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông Nam Á nổ ra nhưng thực tế Việt nam vẫn thu

hút được 3.137 tỷ USD vốn thực hiện, một con số đạt kỷ lục trong suốt thời kỳ từ 1988
đến nay. Điều này cho thấy Việt nam không chòu tác động trực tiếp của khủng hoảng
như các nước láng giềng Thailand hay Indonesia, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy


Trang 23

nguy cơ sụt giảm FDI trong các năm tới. Thực tế từ 1998 tới 2000 đã chứng minh các
nguy cơ đó trở thành hiện thực, và nguyên nhân không chỉ bởi các dư âm để lại từ cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực.
Bảng 2.1: Thực Trạng Thu Hút FDI Giai Đoạn 1988 – 2001
ĐVT: Triệu USD
Năm
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
cộng


Số dự án được
cấp phép
37
68
108
151
197
269
343
370
325
345
275
312
344
462
0

Vốn đăng

371,8
582,5
839
1.322,3
2.165
2.900
3.765,6
6.530,8
8.497,3

4.649,1
3.897
1.568,3
1.973,2
3.045
0

3.606

41.598

Vốn pháp đònh

Vốn thực hiện

288,4
311,5
407,5
663,6
1.418
1.468,5
1.729,9
2.986,6
2.940,8
2.334,4
1.805,6
693,3
1.180
0


428
575
1.118
2.241
2.792
2.923
3.137
2.364
2.179
2.228
2.300
0

18.210,1

22.285

Vốn thực hiện
bình quân dự án
2,83
2,92
4,16
6,53
7,54
9,00
9,09
8,6
6,98
6,47
4,97

0

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Riêng năm 2001, bước đầu đã chứng kiến sự phục hồi của dòng FDI và Việt nam (mặc
dù tình hình FDI trên thế giới và đặc biệt là quy mô dòng FDI đổ vào các nước
ASEAN vẫn tiếp tục suy giảm). Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt nam bước đầu đã được cải thiện sau hàng loạt các biện pháp tích cực
mà Chính phủ Việt nam đã thực thi nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Kết
quả là năm 2001 có 462 dự án mới được cấp phép và 210 dự án xin điều chỉnh tăng
vốn, đưa tổng số vốn đầu tư mới lên 3.045 triệu USD.
Kể từ năm 1988, dòng FDI vào Việt nam có những đặc thù sẽ được xem xét lần lượt
thông qua các khía cạnh sau:
2.1.1. Theo ngành sản xuất
Phần lớn FDI được đầu tư vào lónh vực sản xuất vật chất, đặc biệt là sản xuất công
nghiệp. Theo Bảng 2.2 trong giai đoạn 1988-1999 có tới xấp xỉ 53% số dự án được cấp
giấy phép thuộc ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, trong đó ngành chế biến thực
phẩm, hóa mỹ phẩm, điện tử và may mặc là các ngành có số dự án FDI nhiều nhất.


Trang 24

Điều này tạo sự phong phú trên thò trường hàng hóa tiêu dùng của nước ta với các
nhãn hiệu nổi tiếng của thế giới. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 1996 trở về
trước, ngành khách sạn-du lòch là ngành tỏ ra có ưu thế trong việc thu hút FDI. Số liệu
trong toàn giai đoạn 1988-1999 cho thấy mặc dù tổng vốn đầu tư vào ngành này chiếm
tới 7.1% số dự án với hơn 12% vốn đăng ký nhưng chủ yếu là từ các dự án đầu tư được
cấp phép trước năm 1996. Ngược lại, ngành khai thác dầu khí ngày càng tỏ ra hấp dẫn
hơn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngay trong năm 2000, ngành này đã
có 8 dự án với tổng vốn đăng ký là 1.180 triệu USD (bằng 60% tổng FDI đăng ký

trong năm).
Bảng 2.2: Phân Bổ FDI Theo Ngành Kinh Tế Giai Đoạn 1988 – 1999

Ngành
Nông lâm nghiệp
Thủy sản
Công nghiệp
Xây dựng
Khách sạn, du lòch
Giao thông vận tải, bưu điện
Tài chính, ngân hàng
Văn hóa, y tế, giáo dục
Các ngành dòch vụ khác
Tổng số

Số dự án được
cấp phép
Tỷ trọng
Số lượng
(%)
286
10,2
92
3,3
1.426
50,9
270
9,6
200
7,1

138
4,9
33
1,2
89
3,2
266
9,5
2.800
100

Vốn đăng ký
(triệu USD)
Tỷ trọng
Số lượng
(%)
1.329
3.6
347,1
0.7
14.273,1
38.5
4.592,5
12.4
4.812
12.9
3.416,9
9.2
233,1
0.7

456,5
1.2
7.628,2
20.6
37.088,4
100

Vốn pháp đònh
(triệu USD)
Tỷ trọng
Số lượng
(%)
622,9
3.6
180,4
1.1
7.286,6
42.7
1.720,9
10.1
2.069,8
12.1
2.197,3
12.9
210,9
1.3
180,1
1.1
2.579,2
15.1

17.048,1
100

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ghi chú: Số liệu về ngành công nghiệp bao gồm cả các dự án dầu khí; số liệu về ngành xây dựng bao gồm cả xây
dựng khu chế xuất; số liệu về các ngành dòch vụ khác bao gồm cả xây dựng văn phòng và căn hộ.

Ngành nông nghiệp và thủy sản cũng tỏ ra có sự hấp dẫn đối với FDI. FDI đăng ký
vào hai ngành này chiếm 4.15% trên tổng FDI đăng ký nhưng số dự án được cấp phép
lại lên đến khoảng 13.5%.
Một số ngành trong khu vực dòch vụ, nhất là các ngành như giao thông vận tải, tài
chính ngân hàng, xây dựng căn hộ cho thuê … là những ngành thu hút FDI chủ yếu. Ở
giai đoạn 1988-1999, đầu tư vào khu vực dòch vụ chiếm khoảng 23 % số dự án với
khoảng 40% tổng FDI đăng ký.
Các số liệu về thu hút FDI năm 2000 cũng cho thấy xu hướng này. Trong 344 dự án
được cấp phép thì có 274 dự án đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất với vốn đăng ký
đạt 1.808,3 triệu USD (chiếm 91.6% vốn đăng ký). Trong đó ngành công nghiệp và
xây dựng có 269 dự án với 1.795,3 triệu USD, tương đương 91% vốn đăng ký. Ngành


Trang 25

nông lâm nghiệp và thủy sản có 36 dự án với vốn đăng ký đạt 55,3 triệu USD. Ngoài
ra, khu vực dòch vụ có 39 dự án, vốn đăng ký đạt 122 triệu USD. Số liệu về dòng FDI
năm 2001 cũng tương tự như năm 2000.
Nhìn chung trong suốt giai đoạn 1988 đến nay, việc đầu tư vào các ngành sản xuất vật
chất (đặc biệt là sản xuất công nghiệp) cho thấy công nghệ áp dụng trong sản xuất của
các doanh nghiệp FDI tương đối ở mức cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Cá
biệt, một số ngành lắp ráp xe máy, ô tô, đồ điện tử gia dụng … có mức công nghệ khá
hiện đại ở tầm thế giới. Chính vì thế, khu vực FDI đã góp phần đáng kể vào việc

chuyển dòch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.1.2. Theo đòa phương
FDI được phân bổ không đồng đều giữa các đòa phương. Điều này được minh họa cụ
thể qua Bảng 2.3 và Bảng 2.4 dưới đây.
Những đòa phương có điều kiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội (TP.HCM, Hà
nội, Hải phòng, Đà nẵng), có ưu thế về tài nguyên khoáng sản (Lâm đồng, Bà ròaVũng tàu), có khả năng phát triển ngành du lòch (Phan thiết, Khánh hòa, Đà nẵng,
Huế, Đà lạt, Quảng ninh) và cơ chế quản lý thông thoáng hơn (Đồng nai, Bình dương)
sẽ hấp dẫn đầu tư hơn. Điều này phản ánh không những mục đích của nhà đầu tư mà
còn mức độ phát triển không đồng đều giữa các đòa phương.
Bảng 2.3 : Phân Bổ FDI Theo Đòa Phương Giai Đoạn 1988 – 1999

Đòa phương
Tp. Hồ Chí Minh
Hà nội
Đồng nai
Bình dương và Bình
phước
Hải phòng
Bà ròa – Vũng tàu
Quảng nam – Đà nẵng
Quảng ninh
Lâm đồng
Khánh hòa
Tổng số
Nguồn:

Số dự án được
cấp phép
Tỷ trọng
Số lượng

(%)
891
9.991,3
427
7.763,5
286
3.439
274

1.677,9

108
96
71
51
50
50
2.766

1.507,7
2.515,9
1.013,7
872,8
866,2
291,8
100

Vốn
đăng ký
(triệu USD)


Vốn
pháp đònh
(triệu USD)

Xếp hạng
(theo số
lượng dự án)

4.570,6
4.026,1
1.366,5
790,7

32,2
15,44
10,33

1
2
3

9,91

4

669,1
1.126,7
455,3
307,4

126,2
161,6
16.221,4

3,9
3,47
2,57
1,84
1,8
1,8
100

5
6
7
8
9
10

Tổng cục Thống Kê
Ghi chú: Số liệu trong bảng này không tính đến các dự án khai thác dầu khí ngoài khơi.


×