Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các khu công nghiệp tại đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.07 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

--------

VÕ ĐỨC THIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN HUY HOÀNG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2004


LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung được
xem là mô hình phát triển mang tính đột phá trong quá trình công nghiệp
hoá và hiện đại hoá ở nước ta nói chung và tại Đồng Nai nói riêng. Sự ra
đời của các khu công nghiệp tập trung đã trở thành một đòa điểm quan
trọng trong việc thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài,
tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dòch cơ cấu kinh
tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển của các khu công nghiệp không những góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hạn chế tình trạng ô nhiểm do
chất thải công nghiệp gây ra mà còn thúc đẩy việc hình thành và phát triển
các đô thò mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dòch vụ, tạo
việc làm cho người lao động đồng thời góp phần đào tạo phát triển nguồn
nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, ổn đònh tình hình trật
tự an toàn xã hội.
Một trong những nhân tố góp phần cho sự thành công của các khu
công nghiệp tại Đồng Nai trong thời gian qua không thể không nhắc đến


vai trò của các ngân hàng thương mại mà nổi bậc là lónh vực tín dụng ngân
hàng, tín dụng ngân hàng là một kênh cung cấp vốn quan trọng đã góp
phần thút đẩy việc hình thành, tạo điều kiện phát triển và thu hút vốn đầu
tư vào các khu công nghiệp


Tuy nhiên, trong thời gian qua việc mở rộng cho vay đối với các khu
công nghiệp cũng gặp nhiều hạn chế, tỉ trọng vốn tín dụng ngân hàng đối
với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp còn khiêm tốn, chưa thực sự
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Điều này do nhiều nguyên nhân, cả khách
quan lẫn chủ quan của ngành ngân hàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa
có một quy chế tín dụng ngân hàng đáp ứng được tính đặc thù đối với các
khu công nghiệp, góp phần đảm bảo cho các khu công nghiệp phát triển
một cách bền vững, tạo thế chủ động trong thu hút đầu tư và đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tình hình
mới.
Xuất phát từ nhu cầu đó, trong khuôn khổ luận văn xin được trình
bày về đề tài “ Giải pháp chủ yếu mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần
phát triển các khu công nghiệp tại Đồng Nai ”, kết quả của đề tài còn có
một ý nghóa thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh
tranh và tạo thế chủ động của ngân hàng thương mại trong quá trình hội
nhập tài chính quốc tế và khu vực.
2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ vai trò của tín
dụng ngân hàng đối với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp.
Đồng thời phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng phục vụ cho
việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tại Đồng Nai từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho việc
phát triển các khu công nghiệp tại Đồng Nai.



3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của khu công nghiệp trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vai trò của tín dụng ngân hàng
trong việc góp phần hình thành và phát triển các khu công nghiệp nói
chung và tại Đồng Nai nói riêng.
Để phát huy được vai trò của tín dụng ngân hàng, bên cạnh đòi hỏi
phải có một hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả, cần phải có một
cơ chế, chính sách tín dụng và các quy đònh pháp luật có liên quan đảm
bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng được thông suốt.
Do điều kiện nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ tập trung chủ yếu
vào việc nghiên cứu trong phạm vi có chừng mực về cơ chế tín dụng ngân
hàng và một số vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng
phục vụ cho các khu công nghiệp trên đòa bàn Đồng Nai.
4/ Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là
Phương pháp lôgic kết hợp lòch sử, đồng thời vận dụng một số phương
pháp so sánh, phân tích thống kê. Ngoài ra, tác giả cũng tranh thủ tham
khảo, trao đổi với người hướng dẫn khoa học và các đồng nghiệp công tác
trong ngành ngân hàng cũng như một số chuyên gia đang công tác tại Ban
quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai.
5/ Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, bố cục luận văn bao gồm 3 phần
chính như sau:


Chương 1: Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự hình thành và
phát triển khu công nghiệp.
Chương 2: Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp và thực
trạng hoạt động tín dụng ngân hàng phục vụ các khu công nghiệp tại Đồng

Nai.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng tín dụng ngân
hàng phục vụ phát triển các khu công nghiệp tại Đồng Nai.
Với kết cấu như trên, đề tài nghiên cứu đã cố gắng đạt được những
mục đích đề ra. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, đề
tài sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Bên cạnh đó, do khả
năng điều tra và thống kê số liệu gặp nhiều hạn chế nên trong phần luận
văn tác giả xin kế thừa một số chỉ tiêu của các nhà nghiên cứu đi trước.
Rất mong nhận được sự thông cảm và lượng thứ cùng những ý kiến đóng
góp của Quý thầy, cô và các bạn quan tâm.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Trần Huy Hoàng – Người hướng
dẫn khoa học , các thầy cô, các bạn đồng nghiệp đang công tác tại ngân
hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại tại Đồng Nai và các anh chò đang
công tác tại Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai đã tận tình trao
đổi, hổ trợ kiến thức và cung cấp các số liệu, đặc biệt rất biết ơn Ban lãnh
đạo Ngân hàng Công thương Đồng Nai đã hổ trợ và tạo điều kiện để bản
thân tôi có điều kiện hoàn thành luật văn tốt nghiệp này.
Đồng Nai, tháng 11 năm 2004.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP................................1
1.1/ Khu công nghiệp, đặc điểm và vai trò của khu công nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta. ..........................................1
1.1.1/ Khái niệm khu công nghiệp: ...............................................................1

1.1.2/ Đặc điểm của khu công nghiệp...........................................................3
1.1.3/ Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta............................................................................................4
1.2/ Tín dụng ngân hàng đối với khu công nghiệp...........................................6
1.2.1/ Khái niệm tín dụng ngân hàng và nội dung cơ bản của hoạt động tín
dụng ngân hàng..............................................................................................6
1.2.2/ Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu công nghiệp...................8
CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAI. .................................................13
2.1/ Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp tại Đồng Nai. .............13
2.1.1/ Tình hình xây dựng và thu hút đầu tư của các khu công nghiệp: .....13
2.1.2/ Kết quả đóng góp của các khu công nghiệp trên đòa bàn:................15
2.1.3/ Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: 17
2.2/ Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển các khu
công nghiệp trên đòa bàn Đồng Nai. ..............................................................19
2.2.1/ Về mạng lưới tổ chức của các ngân hàng tại Đồng Nai. ..................19
2.2.2/ Về tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng phục vụ các khu công
nghiệp Đồng Nai..........................................................................................21
2.2.3/ Những nguyên nhân tồn tại chủ yếu trong hoạt động tín dụng ngân
hàng phục vụ các khu công nghiệp tại Đồng Nai:.......................................29


CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM MỞ RỘNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI ĐỒNG NAI. .............................................................................................37
3.1/ Mục tiêu phát triển kinh tế chung và chiến lược thu hút đầu tư vào
các khu công nghiệp tại Đồng Nai đến năm 2010.........................................37
3.1.1/ Mục tiêu phát triển kinh tế chung: ....................................................37
3.1.2/ Đònh hướng phát triển các khu công nghiệp. ....................................38

3.1.3/ Nhu cầu vốn cho khu công nghiệp: ...................................................40
3.2/ Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các khu
công nghiệp tại Đồng Nai. ..............................................................................41
3.2.1/ Giải pháp tăng cường huy động vốn tạo điều kiện mở rộng tín dụng
phục vụ cho các khu công nghiệp Đồng Nai. ..............................................41
3.2.2/ Giải pháp mở rộng cấp tín dụng đối với các khu công nghiệp : .......43
3.2.3/ Những kiến nghò đảm bảo thực hiện giải pháp mở rộng tín dụng ngân
hàng phục vụ các khu công nghiệp tại Đồng Nai........................................46
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHIỆP.
1.1/ Khu công nghiệp, đặc điểm và vai trò của khu công nghiệp
trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta.
1.1.1/ Khái niệm khu công nghiệp:
Vào những năm cuối thập kỷ 60, sự ra đời và thành công của hàng
trăm khu kinh tế tự do trên thế giới đã có tác động mạnh mẽ đến lónh vực
hoạch đònh chiến lược kinh tế của các nước đang phát triển ở Đông Á và
Đông Bắc Á. Sự hình thành và phát triển với các tên gọi là khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tự do hay đặc khu kinh tế v.v.v đều có
chung một quan điểm là nhằm cải cách bên trong, mở cửa ra bên ngoài
được xem là những phương châm cơ bản và lâu dài trong quá trình phát
triển kinh tế và công nghiệp hoá – hiên đại hoá của các quốc giai này.
Ở nước ta, chính sách đổi mới, mở cửa được khởi xướng từ Đại hội

Đảng lần thứ VI kéo theo sự hình thành mô hình khu công nghiệp. Tiếp
theo Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác đònh “Hình thành các Khu công
nghiệp tập trung (bao gồm cả Khu chế xuất và Khu công nghệ cao), tạo đòa
bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển
mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thò. Ở các thành phố thò xã, nâng
cấp cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng
xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế xây dựng cơ sở công nghiệp mới
xen lẫn vào khu dân cư”. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng về chiến


2

lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2005 đã tiếp tục khẳng đònh “ Quy
hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các
khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình
thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mơ û”.
Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước, cá nhân và
các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu công nghệ cao ( gọi chung và tắt là khu công nghiệp ) ở nước ta. Ngày
24 tháng 04 năm 1997, Chính phủ đã có nghò đònh số 36/CP về ban hành
Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong đó có
nêu khái niệm như sau:
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dòch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống. Trong khu công
nghiệp có thể có các doanh nghiệp chế xuất.
Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên
sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Khu công nghiệp và khu chế xuất có những đặc điểm giống và khác
nhau :
- Khu công nghiệp và khu chế xuất đều sản xuất hàng công nghiệp.
Chủ yếu là hàng tiêu dùng, cơ chế quản lý đơn giản, thuận tiện, trong khu
vực không có dân cư sinh sống.
- Khu chế xuất – xuất khẩu 100% sản phẩm còn khu công nghiệp
sản phẩm được sử dụng trong nước và xuất khẩu.


3

Khu công nghệ cao là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp
có công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vò hoạt động phục vụ cho phát triển
công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo
và các dòch vụ liên quan.
Ngoài ra ở nước ta đang trong quá trình xây dựng khu kinh tế mở
Chu Lai với đặc trưng của khu kinh tế mở là khu vực kinh tế tự do, có phạm
vi đòa lý rộng hơn khu công nghiệp, nhiều loại hình kinh tế phong phú hơn,
có các hoạt động công nghiệp, tài chính, thương mại, vận tải…
1.1.2/ Đặc điểm của khu công nghiệp.
Các khu công nghiệp nói chung, tuỳ theo quy mô và tính chất sẽ có
nhiều mô hình và tên gọi khác nhau như : khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao … đều có chung các đặc điểm như:
- Được giới hạn trong một khu vực có ranh giới xác đònh, trong đó có
cơ sở hạ tầng phần cứng như: đường giao thông, điện nước, thông tin liên
lạc, hệ thống xử lý chất thải … để phục vụ cho việc sản xuất và cung cấp
dòch vụ liên quan và cơ sở hạ tầng phần mềm như: hệ thống pháp lý, bộ
máy quản lý, hành chính tại chỗ … có tính đặc thù được áp dụng riêng cho
các khu công nghiệp.
- Tại mỗi khu công nghiệp thường có ba hoạt động chính đó là:

• Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu công nghiệp.
• Đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp các dòch vụ
trong khu công nghiệp.


4

• Quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động trong khu công
nghiệp.
- Có nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động của
khu công nghiệp như Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Trách nhiệm hữu
hạn, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp liên doanh,
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài …. Trong điều kiện nước ta, các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp chiếm đại bộ phận là các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
- Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thường có quy mô hoạt
động lớn và có trình độ công nghệ, máy móc thiết bò tiên tiến. Do vậy nhu
cầu vốn của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thường rất cao.
1.1.3/ Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta.
Sự ra đời của các khu công nghiệp tập trung ở nước ta luôn gắn liền
với thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo động lực
lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dòch cơ cấu kinh tế và phân
công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, khu
công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoáù,
hiện đại hoá.
Khu công nghiệp tạo điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu
tiến bộ của khoa học – công nghệ, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và chuyển
dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với



5

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế . Đồng thời nó tạo ra thế và lực mới cho
nền kinh tế phát triển bền vững.
Khu công nghiệp góp phần to lớn trong việc tạo ra khối lượng sản
phẩm hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng có giá trò kinh tế cao thay thế hàng
nhập khẩu mà phần lớn là dựa vào nguồn nhân lực và nguyên liệu tại chỗ.
Khu Công nghiệp ra đời là nơi thu hút vốn đầu tư , kinh nghiệm tổ
chức quản lý của thế giới vào việc sản xuất kinh doanh và các lónh vực
hoạt động khác của đời sống xã hội. Đồng thời khu công nghiệp cũng góp
phần khai khác và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong
nước, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Các Khu công nghiệp phát triển, tác động trở lại thúc đẩy phát triển
trong nước thông qua việc sử dụng nguyên nhiên liệu, gia công, lắp ráp,
chế biến và cung cấp các dòch vụ cho Khu Công nghiệp, tạo ra thò trường
phục vụ và tiêu thụ sản phẩm.
Khu công nghiệp thu hút số lượng không nhỏ những người lao động
ở khắp mọi miền đất nước, nhất là lao động ở nông thôn, góp phần phân
công lại lao động. Ngoài ra Khu công nghiệp tạo ra công ăn việc làm,
nâng cao đời sống cho người lao động góp phần ổn đònh chính trò, xã hội.
Khu công nghiệp còn là môi trường thuận lợi để đào tạo, phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố góp phần to lớn có tính
quyết đònh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.


6


Cuối cùng, việc phát triển các khu công nghiệp cũng đồng thời tạo
ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng kinh
tế - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cho phép thực hiện sự kết
hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường.

1.2/ Tín dụng ngân hàng đối với khu công nghiệp.
1.2.1/ Khái niệm tín dụng ngân hàng và nội dung cơ bản của hoạt động
tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng
với một bên là các tổ chức, cá nhân trong trong xã hội. Luật các tổ chức tín
dụng Việt Nam quy đònh “ Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận
để khách hành sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và
các nghiệp vụ khác ”.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng với nội
dung chủ yếu là tổ chức huy động vốn và thực hiện cấp tín dụng. Hoạt động
tín dụng ngân hàng vừa mang tính khách quan xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn của nền kinh tế vừa mang yếu tố chủ quan được thực hiện thông qua
hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tại điều 20 của Luật các tổ chức tín
dụng Việt Nam đònh nghóa “ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử
dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”.
Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động lớn
gấp nhiều lần vốn tự có của một ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn huy
động được, ngân hàng tiến hành thực hiện cấp tín dụng dưới nhiều hình


7


thức đa dạng và phong phú như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh v.v.v trong
đó cho vay là nghiệp vụ mang lại thu nhập chính của ngân hàng.
Các ngân hàng thực hiện huy động vốn dưới hình thức tiền gởi của
các tổ chức và cá nhân bao gồm tiền gởi giao dòch và tiền gởi phi giao dòch
như tiết kiệm, ký cược … mặt khác các ngân hàng còn thực hiện huy động
vốn dưới hình thức đi vay từ ngân hàng trung ương và các tổ chức khác. Do
có điều kiện thuận lợi như có mạng lưới hoạt động rộng khắp, các giao
dòch của ngân hàng có sự gắn kết với các giao dòch của các tổ chức kinh tế
nên ngân hàng không những có điều kiện huy động được nguồn vốn trong
nước mà còn huy động được nguồn vốn từ nước ngoài. Ngoài ra, các ngân
hàng còn thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành các chứng từ có giá.
Các chứng từ có giá của ngân hàng có thể bán trong nước và ngay cả nước
ngoài.
Ngày nay, các ngân hàng đã thực hiện cấp tín dụng dưới nhiều hình
thức đa dạng bao gồm các hình thức truyền thống như : cho vay, chiết khấu
thương phiếu, bảo lãnh v.v.v và việc việc cấp tín dụng dưới các hình thức
hiện đại như: tài trợ dự án, cho thuê tài chính, tài trợ ngoại thương, cấp tín
dụng thông qua dòch vụ thanh toán thẻ điện tử v.v.v. Do tín dụng ngân
hàng được thực hiện dưới hình thức bằng tiền nên các ngân hàng có điều
kiện thực hiện cấp tín dụng trên nhiều lónh vực rộng khắp của nền kinh tế
từ tiêu dùng cho đến các nhu cầu về vốn cho tất cả các lónh vực hoạt động
kinh tế của nền kinh tế.
Nếu như trong hoạt động huy động vốn, các ngân hàng phải trả chi
phí như lãi tiền gửi, phí phát hành thì việc cấp tín dụng mang lại thu nhập


8

đáng kể cho ngân hàng dưới dạng lãi cho vay, phí giúp cho ngân hàng
trang trãi được chi phí và duy trì, phát triển được hoạt động của mình. Nói

cách khác, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản mang lại thu
nhập cho ngân hàng và cũng là hoạt động mang tính khách quan, hết sức
cần thiết trong việc tổ chức huy động vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát
triển của nền kinh tế.
1.2.2/ Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu công nghiệp.
Với chức năng cơ bản của mình, tín dụng ngân hàng tập trung nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế nói chung và ngay cả nguồn vốn
của nước ngoài để đầu tư vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế một cách có
hiệu quả. Mặt khác thông qua hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng,
nhà nước có khả năng kiểm soát và điều chỉnh các mặt hoạt động theo
mục tiêu và đònh hướng đã đề ra. Vì vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò rất
quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và đối
với việc hình thành và phát triển của các khu công nghiệp – mô hình cơ
bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Nhân tố quyết đònh cho sự thành công của quá trình này đó là việc
huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nguồn vốn để công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là từ nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước
ngoài. Nguồn vốn trong nước được tích luỹ từ nội bộ của nền kinh tế quốc
dân dựa trên cơ sở hiệu quả của quá trình sản xuất thuộc tất cả các thành
phần kinh tế trong nước. Nguồn vốn nước ngoài được thực hiện từ việc kêu
gọi và thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài. Thông qua hoạt


9

động của hệ thống ngân hàng, tín dụng ngân hàng có khả năng đáp ứng
được nhu cầu về vốn này của nền kinh tế.
Khu công nghiệp là một bộ phận mang tính đặc thù trong nền kinh
tế. Ngoài vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế như: thúc đẩy

sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, góp phần chuyển dòch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và góp phần ổn đònh tiền
tệ và giá cả, tạo công ăn việc làm .v.v.v tín dụng ngân hàng còn có các vai
trò đối với việc hình thành và phát triển của các khu công nghiệp được thể
hiện:
- Tín dụng ngân hàng là công cụ và là phương tiện để thực hiện việc
phát triển các khu công nghiệp theo đúng quy hoạch và đònh hướng của
nhà nước. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy muốn tiếp nhận một đồng vốn
đầu tư vào khu công nghiệp thì phải có sẵn hai đồng vốn để vừa đầu tư hạ
tầng cơ sở tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, vừa tham gia đầu tư, trong
điều kiện này tất yếu phải cần đến vốn tín dụng của ngân hàng. Mặc khác
thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhà nước có thể tác động và
kiểm soát các hoạt động trong khu công nghiệp.
- Tín dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế để không những đáp ứng nhu cầu vốn rất lớn của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu vốn cho các
doanh nghiệp, các vùng kinh tế phụ cận như những vệ tinh nhằm cung ứng
vật tư, nguyên liệu và dòch vụ cho các khu công nghiệp. Đây là điều kiện
cần thiết cho sự hình thành và phát triển thành công của các khu công
nghiệp.


10

- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước
mở rộng liên doanh, hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài từ đó góp
phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Cùng với các chính sách
ưu đãi của nhà nước đối với các khu công nghiệp dưới các hình thức như:
ưu đãi về thuế, giá thuê đất, xuất nhập khẩu … Chính sách tín dụng ngân
hàng phù hợp như các điều kiện cấp tín dụng thông thoáng, lãi suất cho

vay ưu đãi, thời gian cho vay linh hoạt …. tạo điều kiện hấp dẫn các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp, góp phần cho
các khu công nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
- Tín dụng Ngân hàng góp phần tích cực vào thu hút nguồn vốn đi
vay của nước ngoài. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài các
doanh nghiệp trong các Khu Công nghiệp còn vay vốn từ các Ngân hàng
nước ngoài và các doanh nghiệp, cá nhân ở nước ngoài nhằm góp phần
phát triển kinh tế. Trong những năm qua ngoài nguồn vốn huy động trong
nước, còn có các nguồn vốn vay từ Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF), vay từ
Ngân hàng Châu Á (ADB), vay từ Ngân hàng thế giới (WB) và nhiều tổ
chức tài chính tín dụng khác để đầu tư phát triển.
Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích
thích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn từ đó góp phần tạo nên sự thành công của khu công nghiệp. Tín dụng
ngân hàng là kênh lưu dẫn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực kinh tế
của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh việc tăng trưởng và phát triển
kinh tế.


11

Tóm lại : Các Khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Từ chính sách đổi mới
mở cửa của Đảng ta, các Khu Công nghiệp nhanh chóng hình thành và
phát triển. Qua thực tiễn hoạt động hơn 15 năm đã chứng tỏ rằng việc phát
triển các Khu Công Nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và
xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, công nghệ, trình độ, năng lực
quản lý, tạo điều kiện tăng trưởng GDP vững chắc, tạo việc làm và nâng
cao đời sống của người lao động góp phần giữ vững trật tư trò an xã hội. Sự

phát triển của khu công nghiệp đã khơi thông việc khai thác các tiềm lực
của đất nước, tác động mạnh đến quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với chức năng vốn có của mình, tín dụng ngân hàng có vai trò quan
trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển của các khu công
nghiệp. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn
vốn trong và ngoài nước vào khu công nghiệp, là đòn bẩy kinh tế quan
trọng kích thích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó góp phần tạo
nên sự thành công của các khu công nghiệp. Đồng thời sự phát triển của
các khu công nghiệp có tác động trở lại, tạo môi trường thuận lợi cho việc
phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò của tín dụng ngân hàng đối với
các khu công nghiệp cần có một cơ chế tín dụng thông thoáng, cởi mở, có
tính đặc thù phù hợp với hoạt động của các khu công nghiệp. Cơ chế tín


12

dụng đúng đắn sẽ khơi nguồn cho tăng trưởng kinh tế, phát huy chức năng
tác dụng trong quá trình hoạt động và phát triển của các khu Công nghiệp
và đây cũng là vấn đề được quan tâm chính của luận văn.


13

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TẠI ĐỒNG NAI.
2.1/ Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp tại Đồng Nai.
2.1.1/ Tình hình xây dựng và thu hút đầu tư của các khu công nghiệp:
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc
Đông Nam Bộ; có diện tích tự nhiên là 586.237 ha (bằng 1,76% diện tích
tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Do có
vò trí đòa lý thuận lợi trong việc kết nối và sử dụng hạ tầng kỹ thuật của
vùng, đòa hình chủ yếu là đất đồi cao, quỹ đất trống nhiều nên rất thuận lợi
cho việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp.
Tiền thân của sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp
tại Đồng Nai có thể nói đó là khu công nghiệp Biên Hoà 1, Khu công
nghiệp Biên Hoà 1 có tên gọi trước đây là “ Khu kỹ nghệ Biên Hoà” được
thành lập từ năm 1963. Đây là khu công nghiệp lớn nhất và được thành lập
sớm nhất ở Miền Nam lúc bấy giờ. Đến năm 1975, Khu kỹ nghệ Biên Hoà
đã có gần 100 nhà máy được thành lập và đi vào hoạt động.
Đến khi có nghò đònh 36/CP của Chính phủ ban hành quy chế khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao đã tạo ra hành lang pháp
lý cho các khu công nghiệp cộng với thực tiễn sinh động của khu công
nghiệp Biên Hoà 1, các khu công nghiệp tại Đồng Nai đã được hình thành
và có bước phát triển nhanh với nét đặc trưng là sự ra đời và phát triển của


14

các khu công nghiệp tại Đồng Nai luôn gắn liền với việc thu hút đầu tư
nước ngoài.
Theo quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp đến năm 2010
với tổng diện tích 7.840 ha. Tính đến 31/08/2004, tại Đồng Nai đã có 15
khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động cụ thể:
Bảng 1: Tình hình xây dựng hạ tầng, cho thuê của các khu công nghiệp

tại Đồng Nai.
Số
TT

Khu công nghiệp

Diện tích
( ha )

Diện tích
dùng cho
thuêâ (ha)

Diện tích
Đã cho thuê
(ha)
(%)

1

Amata ( gđ1)
129
91,50
89,75
98,09
Amata ( gđ2)
232
158,75
16,00
10,08

2 Biên Hoà 1
335
231,08
231,08
100,00
3 Biên Hoà 2
365
261,00
261,00
100,00
4 Gò Dầu
184
136,70
116,34
85,11
5 Loteco
100
72,00
47,39
65,82
6 Hố Nai
230
145,94
90,95
62,32
7 Sông Mây
227
158,00
92,25
58,39

8 Nhơn Trạch 1
430
323,00
233,99
72,44
9 Nhơn Trạch 2
350
279,00
141,59
50,75
Nhơn Trạch 3 (gđ1)
368
240,00
240,00
100,00
10 Nhơn Trạch 3 (gđ2)
352
244,70
16,31
6,67
11 Long Thành
510
352,00
35,10
9,97
12 Tam Phước
323
214,74
214,74
100,00

13 An Phước
150
91,00
14 Nhơn Trạch 5
302
205,00
7,16
3,49
15 Dệt may NT
184
121,00
Tổng Cộng
4.751
3.325,41
1.833,65
55,14
(Nguồn số liệu: Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai.)
Ngoài các khu công nghiệp đã và đang hoạt động nêu trên, tỉnh
Đồng Nai đang lập quy hoạch chi tiết, chuẩn bò các điều kiện cần thiết để


15

trình chính phủ phê duyệt thêm 3 khu công nghiệp tại 3 huyện miền núi
phía bắc ( Đònh Quán, Xuân Lộc, Tân Phú ). Song song với việc quy hoạch
các khu công nghiệp , tỉnh Đồng Nai cũng đã chú trọng việc huy hoạch các
cụm công nghiệp phục vụ cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản
xuất các ngành nghề truyền thống .
Tính đến 30/09/2004, trong 15 khu công nghiệp nêu trên đã có 26
Quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 613 dự án và tổng

số vốn đăng ký là 6,548 tỷ USD, trong đó có 451 dự án đang triển khai
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ 82,59% số vốn đăng
ký và tổng vốn đã thực hiện khoảng 3,350 tỷ USD đạt 51,5% tổng vốn
đăng ký. Tổng số diện tích đất đã cho thuê của 15 khu công nghiệp đang
hoạt động 1.850 ha, đạt tỷ lệ 55% số diện tích đất dành cho thuê.
Điểm nổi bật là các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đa số đạt
hiệu quả cao thể hiện qua việc nhiều doanh nghiệp tăng vốn đầu tư và mở
rộng dự án. Riêng 9 tháng đầu năm 2004 đã có 69 dự án xin tăng vốn đầu
tư thêm 351,4 triệu USD.
2.1.2/ Kết quả đóng góp của các khu công nghiệp trên đòa bàn:
Các khu công nghiệp trên đòa bàn đã có những những đóng góp đáng
kể vào tình hình phát triển kinh tế tại Đồng Nai:
- Tổng vốn đầu tư hàng năm vào các khu công nghiệp chiếm bình
quân trên 52% so tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên đòa bàn, đã góp
phần thúc đẩy kinh tế tại Đồng Nai giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và ổn đònh với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 13%, trong đó giá trò
sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp tăng bình quân hàng năm


16

từ 19 – 20 %. Các khu công nghiệp ngày càng nâng cao mức đóng góp vào
mức tăng trưởng kinh tế, đến nay đã đạt tỉ lệ 35% GDP của tỉnh Đồng Nai.
Bảng 2: Kết quả đóng góp của các khu công nghiệp trên đòa bàn
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2003 ùc 2004


1/Tốc độ tăng trưởng GDP trên đòa
%
13,16
13,50
bàn
2/Tỉ lệ đóng góp vào GDP của các
%
33%
35%
khu công nghiệp
3/Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Triệu USD
22,10%
28,90%
trên đòa bàn
4/Tỉ lệ đóng góp vào xuất khẩu các
%
91,24%
90,65%
khu công nghiệp
5/ Lao động việc làm của các khu
Người
159.085
195.370
công nghiệp
( Nguồn số liệu : Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2003 – Cục Thống Kê
Đồng Nai và các báo cáo hàng năm của UBND tỉnh Đồng Nai và Ban quản
lý các khu công nghiệp Đồng Nai)
- Các khu công nghiệp đã thu hút đáng kể vốn đầu tư của nước ngoài
và góp phần chuyển dòch cơ cấu kinh tế đòa phương theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong tổng số các dự án đầu tư vào các khu công

nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng 94%, vốn trong nước chỉ
chiếm tỷ trọng 6%. Các ngành nghề đầu tư vào các khu công nghiệp:
• Công nghiệp, xây dựng chiếm 97,75%.
• Thương mại, dich vụ chiếm 1,51%.
• Nông nghiệp chiếm 0,74%.
- Các khu công nghiệp trên đòa bàn đã có đóng góp tích cực vào tăng
trưởng xuất khẩu trên đòa bàn, hiện mức đóng góp vào xuất khẩu của các


17

khu công nghiệp Đồng Nai đã đạt với tỉ lệ bình quân trên 90% kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh.
- Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp trên đòa bàn
đã giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động tại đòa phương và các
tỉnh góp phần nâng cao đời sống của người lao động và giữ vững an ninh,
trật tự xã hội trên đòa bàn.
2.1.3/ Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp:
Ước đến 31/12/2004, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 3: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp Đồng Nai.
Đơn vò: triệu USD
Chỉ tiêu

Năm
2001

Năm
2002


Năm
2003

ùc
2004

1/ Tổng giá trò nhập khẩu

1.400

2.468

1.800

2.021

- Để xây dựng cơ bản

145

261

170

200

1.255

2.207


1.630

1.821

2.350

2.620

3.219

3.660

- Xuất khẩu

1.120

1.175

1.489

1.660

- Tiêu thụ nội đòa

1.230

1.445

1.730


2.000

- Tỷ lệ xuất khẩu

47,66%

44,85%

46,26%

45,36%

3/ Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu

-10,26%

76,29%

-27,07%

12,28%

4/ Tốc độ tăng trưởng doanh thu

4,54%

11,49%

22,86%


13,70%

5/ Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

-11,53%

4,91%

26,72%

11,48%

- Phục vụ sản xuất kinh doanh
2/ Tổng doanh thu

(Nguồn số liệu: Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai.)
Nhìn chung các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có tình hình sản
xuất năm sau luôn cao hơn năm trước, đạt tỉ lệ doanh thu tăng trưởng bình


18

quân 13%, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 7% trong giai đoạn từ
năm 2000 – 2004. Kết quả tăng trưởng không đồng đều ngoài do ảnh
hưởng của tình hình kinh tế trong nước và thế giới nói chung, chủ yếu là do
các doanh nghiệp trên đòa bàn đa số đều mới đi vào hoạt động nên có tình
hình sản xuất kinh doanh chưa ổn đònh.
Tóm lại: việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tại Đồng
Nai đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư , tiếp

nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, thúc đẩy phát triển
hạ tầng và đô thò, phát triển hệ thống dòch vụ, đổi mới cơ chế quản lý. Sự
phát triển của các khu công nghiệp đã góp phần cho Đồng Nai giữ được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn đònh với mức tăng trưởng kinh tế bình
quân hàng năm 13%, giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao mức
sống của người dân, làm chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chủ yếu là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có quy mô rất lớn và hoạt động ngày
càng có hiệu quả cao. Ngoài phần vốn pháp đònh được đưa trực tiếp từ
nước ngoài vào, các doanh nghiệp đang rất cần vốn tín dụng ngân hàng để
bổ sung vốn lưu động và vốn vay trung và dài hạn để mở rộng, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể nói đây là thò trường đầy tiềm năng
để các ngân hàng trên đòa bàn tiếp cận và khai thác có hiệu quả.
Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, bên cạnh những thành tựu đạt
được, thì nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải
quyết nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả, khắc phục những hạn chế đảm


×