Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp TP HCM kinh nghiệm của thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÊ NGÔ LUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004


Luận Văn Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế
nói chung vận hành trong sự tương quan chặt chẽ với các doanh nghiệp khác, với các
nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Doanh nghiệp Việt nam và nền kinh tế Việt
Nam cũng không đi ngược lại quy luật này.
Trước đây, giao thương giữa các doanh nghiệp vẫn chủ yếu theo cách truyền thống:
giấy tờ, văn bản,… nhưng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là
Internet, đã tạo ra phương cách làm ăn mới. Đó là kinh doanh qua mạng hay còn
được gọi là thương mại điện tử (E-commerce).
Sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu khách quan
của quá trình số hóa, là kết qủa của sự nỗ lực của từng nước, từng nhóm nước và
toàn thế giới trong việc tạo ra môi trường pháp lý và đường lối chính sách cho nền
kinh tế số hóa (Digital Economy).
Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của công
nghệ thông tin, đồng thời TMĐT tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế
số hóa. Điều này có ý nghóa đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Sớm chuyển
sang nền kinh tế số hóa sẽ giúp các nước đang phát triền tạo một bước nhảy vọt, tiến
kòp với các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn.


Cụ thể hóa mục tiêu này là một cam kết giữa các nước trong khu vực ASEAN. Ngày
24/11/2000, tại Singapore, các nước ASEAN đã cùng nhau đi đến việc ký kết hiệp
đònh khung về TMĐT ASEAN (E-ASEAN Framework Agreement). Hiệp đònh này
đánh dấu một bước tiến trong việc hợp tác khu vực để phát triển công nghệ thông tin
và là lần đầu tiên một tổ chức khu vực đã ký kết một hiệp đònh về TMĐT. Hiệp đònh
sẽ trở thành động lực để thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin, phát triển
TMĐT, tiến tới một nền kinh tế tri thức và từ đó góp phần giảm bớt sự tụt hậu của
Việt nam so với thế giới và khu vực trong lónh vực này.

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

1


Luận Văn Tốt Nghiệp

PHẦN I
INTERNET VÀ VAI TRÒ INTERNET TRONG KINH DOANH
I. INTERNET VÀ VAI TRÒ CỦA INTERNET TRONG KINH DOANH
1. Giới thiệu về Internet
Internet là mạng toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng
triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet cung cấp
cơ sở hạ tầng để có thể hiện diện trực tuyến và cho phép tất cả mọi người có thể
truy cập đến World Wide Web (WWW). Hay nói cách khác Internet mang lại cơ
sở hạ tầng kỹ thuật giúp các công ty phổ biến các đòa chỉ trên mạng của mình.
Các ứng dụng phổ biến của Internet:
ƒ

E-mail: đây là ứng dụng phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đều biết sử
dụng khi nói đến Internet. E-mail giúp cho mọi người thông tin nhanh

chóng và tiện lợi hơn và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp sử dụng e-mail
để gởi nhanh các câu hỏi và câu trả lời, thư báo, tranh ảnh tư liệu, các
mẫu văn bản, phiếu khảo sát,…

ƒ

Giao thức chuyển giao văn bản (FTP – File transfer protocol): FTP là một
chương trình hay giao thức giúp người sử dụng Internet có thể chép một
tập tin hay chương trình từ máy chủ về. FTP có hai dạng, cho phép hay
không cho phép người xem tải một tập tin miễn phí về máy mình. FTP
vốn được sử dụng để “upload” các file đến Website của bạn.

ƒ

Hệ thống mạng toàn cầu (WWW: World Wide Web): là một hệ thống các
trang chủ trên Internet thiết kế theo các ngôn ngữ soạn thảo như HTML
hay Java Script. WWW là đỉnh cao của Internet. Nó là nơi hiển thò các đòa
chỉ trên các máy chủ (server) mà mọi người có thể truy cập.

2. Vai trò của Internet đối với doanh nghiệp
Internet ngày càng có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thời đại bây giờ là thời đại của thông tin, doanh nghiệp nào có nhiều
thông tin sớm, đầy đủ và chính xác là một lợi thế đáng kể so với đối thủ cạnh
tranh. Vì vậy, vai trò của Internet thể hiện ở các khía cạnh sau:

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

2



Luận Văn Tốt Nghiệp

2.1 Thông tin
Website va E-mail thông qua môi trường Internet đã trở thành một trong những
công cụ thông tin hiển hiện nhất của doanh nghiệp. Với một Website, doanh
nghiệp có thể tự giới thiệu về mình với phần còn lại của thế giới, giúp người truy
cập Internet có nhiều thông tin hơn về sản phẩm. Thông tin về sản phẩm được
chuyển từ việc cung cấp thông tin phổ thông sang thông tin tùy biến theo nhu cầu
của khách hàng. Hai công nghệ được sử dụng thông tin tùy biến:


Công nghệ đẩy: gởi thông tin đến đúng đối tượng khách hàng mà doanh
nghiệp nhắm tới.



Công nghệ kéo: người tìm kiếm phải bày tỏ nhu cầu của mình để nhận
được thông tin.

Thông tin tùy biến theo nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng
trưởng dòch vụ, mang lại nhiều giá trò gia tăng cho khách hàng. Bên cạnh đó,
Website và E-mail còn giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ với
khách hàng và phát triển thêm thò trường mới.
2.2 Phân phối hàng hóa và dòch vụ
Internet giúp khách hàng tiếp cận doanh nghiệp nhanh chóng hơn thông qua việc
lọai bỏ các trung gian không cần thiết. Nó giúp khách hàng tìm đến các đại lý,
chi nhánh của công ty gần khu vực của họ. Kết quả của việc này là giá thành của
doanh nghiệp sẽ giảm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp.
Trong môi trường thông tin ngày nay, khách hàng có thể nhận rất nhiều thông tin
từ các nguồn khác nhau về doanh nghiệp. Với các ứng dụng của Internet, thông

tin nhiễu về doanh nghiệp sẽ được giảm một cách tối đa.
2.3 Thay đổi phong cách làm việc
Internet đang dần thay đổi cách thức mọi người làm việc với nhau cùng công ty
và với đối tác bên ngoài.
o Kỹ thuật số hóa (Digitization): Doanh nghiệp bây giờ có thể lưu trữ và
truy suất thông tin đã được chuyển thành kỹ thuật qua mạng một cách
nhanh chóng.
o Toàn cầu hóa (Globalization): Internet tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các nhân viên làm việc với nhau và với đối tác ở bất cứ nơi nào.
o Di động (Mobility): Công nghệ Internet giúp doanh nghiệp có thể truy
cập thông tin từ bất cứ đâu, để phục vụ cho công việc và hỗ trợ rất nhiều
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

trong việc phục vụ khách hàng, làm cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
o Nhóm làm việc (Work groups): Internet hỗ trợ việc chia sẽ dữ liệu và hợp
tác giữa các thành viên trong nhóm thông qua các công cụ hợp tác như
nhóm tin (news group), nhóm tán gẫu (chat group) và các bản tin. Các
thành viên trong nhóm của một dự án có thể góp ý kiến và liên lạc với
nhau bất cứ lúc nào và nơi đâu.
o Tính tức thời (Immediacy): Nhân viên của doanh nghiệp có thể truy cập
thông tin ở bất cứ thời đểm nào, bất kể ngày đêm, bằng cách truy cập vào
mạng nội bộ (Intranet) hay mạng đối ngoại (Extranet) của đối tác.
Tóm lại, Internet đã thực sự bùng nổ trong môi trường kinh doanh và đóng góp
một vai trò đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong

thời gian gần đây, doanh nghiệp đã bắt đầu biết đến cách sử dụng tài nguyên
này phục vụ nhu cầu kinh doanh. Từ khi WWW ra đời năm 1989 và được sử
dụng như một công cụ kinh doanh mới, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng
hiệu quả hơn, loại bỏ sự trung gian về thời gian, con người và các quá trình xử lý.
Và từ đó bên cạnh hình thức kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp có thêm một
hình thức kinh doanh mới: kinh doanh qua mạng hay còn gọi thương mại điện tử
(E-commerce).
II. THƯƠNG MẠI DIỆN TỬ (TMĐT)
1. Khái niệm TMĐT
TMĐT là một lónh vực tương đối mới và có nhiều cách gọi khác nhau. Có thể gọi
TMĐT là “thương mại trực tuyến” (Online trade), “thương mại điều khiển học”
(Cyber trade), “kinh doanh điện tử” (Electronic trade), và “thương mại không
giấy tờ” (Paperless trade). Gần đây “thương mại điện tử” (E-commerce) được sử
dụng rộng rãi mặc dù các tên gọi khác vẫn có thể được dùng và hiểu với cùng
nội dung.
TMĐT được khái niệm theo nghóa rộng và nghóa hẹp.
1.1 Theo nghóa rộng
+ Theo luật mẫu về TMĐT của Ủy Ban Liên Hợp Quốc về Luật TMĐT
(UNCITRAL)
Thuật ngữ “Thương mại’ cần được diễn giải theo nghóa rộng để bao quát các vấn
đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp
đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dòch sau:
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

ƒ


Bất cứ giao dòch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dòch vụ,..

ƒ

Thỏa thuận phân phối.

ƒ

Đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng.

ƒ

Cho thuê dài hạn.

ƒ

Xây dựng các công trình.

ƒ

Tư vấn, kỹ thuật công trình.

ƒ

Đầu tư .

ƒ

Cấp vốn.


ƒ

Ngân hàng.

ƒ

Bảo hiểm.

ƒ

Thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng.

ƒ

Liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh.

ƒ

Chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hay đường bộ.

Như vậy, “thương mại” (Commerce) trong TMĐT (E-commerce) không chỉ là
buôn bán hàng hóa và dòch vụ (trade) theo cách hiểu thông thường mà bao quát
một phạm vi rộng hơn nhiều, và do đó việc áp dụng TMĐT sẽ làm thay đổi hình
thái hoạt động của gần như tất cả hoạt động kinh tế.
+ Theo Ủy Ban Châu Âu (EU)
TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện
điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu dưới dạng text, âm thanh, hình
ảnh. TMĐT gồm nhiều hành vi trong đó họat động mua bán hàng hóa và dòch vụ

qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển
tiền điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm
công cộng, tiếp thò trực tiếp tới người tiêu dùng và các dòch vụ sau bán hàng.
TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ nhu hàng tiêu
dùng, các thiết bò y tế chuyên dụng) và thương mại dòch vụ (ví dụ: dòch vụ cung
cấp thông tin, dòch vụ pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thống (nhu cầu
chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới.
Tóm lại, theo nghóa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dòch tài chính và
thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền
điện tử và các hoạt động gởi rút tiền bằng thẻ tín dụng.

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

5


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.2 Theo nghóa hẹp
TMĐT theo nghóa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại thực hiện thông qua
mạng Internet, mà không tính đến các phương tiện điện tử như điện thoại, fax,
telex,.., là hình thức mua bán hàng hóa được bán tại các trang Web trên Internet
với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng.
+ Theo Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)
TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm
được mua bán và thanh toán trên mạng Internet. Nhưng được giao nhận một cách
hữu hình cả các sản phảm được giao nhận cũng như thông tin số hóa thông qua
mạng Internet.
+ Theo Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế (OECD)
TMĐT được khái niệm là các giao dòch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua

mạng truyền thông như Internet.
1.3 Các đặc trưng cơ bản của TMĐT
So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMđT có một số điểm khác biệt
cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dòch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dòch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thò
trường không có biên giới (thò trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực
tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Trong hoạt động TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, trong
đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dòch vụ mạng, các
cơ quan chứng thực.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính
là thò trường.
1.4 Các phương tiện chính của TMĐT
Có sáu phương tiện chính của TMĐT: điện thoại, máy fax, thiết bò vô tuyến, các
hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền, mạng nội bộ và mạng liên bộ và
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

Internet/Web. Trong khi TMĐT được sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây,
chỉ nói đến Internet và việc mua bán trên mạng thì điện thoại, máy fax vẫn được
sử dụng phổ biến để làm phương tiện giao dòch thương mại, nhất là những nước
đang phát triển. Do vậy sự ra đời của Internet không có nghóa là yếu tố phát sinh

ra TMĐT.
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, Internet đã mở ra rất nhiều cơ hội mới: với
Internet, hầu hết các quá trình giao dòch thương mại được thực hiện trên cơ sở
tương tác với một hoặc một vài người mà không bò hạn chế về thời gian và
không gian, trong một môi trường đa truyền thông có âm thanh, hình ảnh và
truyền tải thông tin, với giá tương đối thấp. Điều này khiến Internet trở nên linh
hoạt hơn bất kỳ một phương tiện nào khác của TMĐT.
Để thực hiện được một giao dòch thông thường, người ta phải kết hợp sử dụng
nhiều phương tiện khác nhau. Do vậy, Internet sẽ giảm những trở ngại trong việc
giao tiếp và trong việc mua bán ở mức độ lớn hơn rất nhiều so với các phương
tiện mua bán cổ điển hay phương tiện điện tử đã có (nguồn: WTO, TMĐT và vai
trò WTO (1998)).
World Wide Web ra đời năm 1991 (thường gọi tắt là Web, viết tắt là WWW) là
công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản (Hyberlink, Hypertext). Web với tư
cách là không gian ảo cho thông tin đã được toàn thế giới chấp nhận làm tiêu
chuẩn giao tiếp thông tin.
Như vậy, mặc dù có hay không có Internet/Web, ta vẫn có thể làm TMĐT (qua
phương tiện khác). Song ngày nay, nói đến TMĐT thường là nói đến
Internet/Web, vì thương mại đã và đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hiệu quả
hóa nên chúng ta đòi hỏi phải sử dụng triệt để Internet và Web như các phương
tiện đã được quốc tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng cao.
2. Các bộ phận cấu thành TMĐT
TMĐT không chỉ ứng dụng trong phạm vi mua bán hàng hóa thông thường mà
còn ứng dụng trong các lónh vực kinh tế khác như chứng khoán, ngân hàng điện
tử, quảng cáo tiếp thò qua mạng, đấu giá, du lòch, xuất bản trực tuyến,… vì những
ứng dụng rộng rãi này mà TMĐT cần có sự hỗ trợ của các hệ thống và hạ tầng
cơ sở tổ chức và thông tin như hình dưới nay.

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân


7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Các ứng dụng TMĐT,Chứng khóan, Ngân hàng điện tử, Mua hàng qua mạng,
Quảng cáo và tiếp thò trên mạng, Mua hàng tại nhà, Đấu giá và Xuất bản
trực tuyến.

(1) Hạ tầng
dòch vụ cho
các giao dòch
kinh doanh (an
tòan thanh
tóan thẻ)

(2) Hạ tầng
kênh phân
phối thông tin
(EDI, email,
HTTP)

(3) Hạ tầng
ngôn ngữ và
nội dung mạng
(HTML, Java,
WWW…)

(4) Hạ tầng
mạng

(Telecom,
internet…)

(5) Hạ tầng
giao diện (Cơ
sở dữ liệu, các
ứng dụng…)

Nguồn: Turban và đồng nghiệp 1999

Qua mô hình này, các ứng dụng TMĐT cần có sự hỗ trợ của các hạ tầng về nhân
lực, chính sách pháp lý, kỹ thuật và các tổ chức khác. Do vậy, quản lý TMĐT là
sự phối hợp các ứng dụng, cơ sở hạ tầng và các nền tảng khác.
3. Các hình thức hoạt động của TMĐT
ƒ

Thư tín điện tử (E-mail): E-mail (Electronic mail) là phương tiện thông tin
phổ biến nhất hiện nay vì tính tiện lợi và nhanh chóng của nó.

ƒ

Thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử (Electronic payment) là hình thức
thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (Electronic message). Các
lónh vực của thanh toán điện tử trong TMĐT đó là:
+ Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử (FEDI: Financial Electronic Data
Interchange) chuyên phục vụ thanh toán giữa các công ty với nhau bằng
điện tử.
+ Tiền mặt Internet (Internet cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát
hành (ngân hàng) sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác
thông qua Internet; tất cả được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa. Vì thế tiền

mặt này có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (Digital cash).
+ Túi tiền điện tử (Electronic purse) là nơi để tiền mặt Internet mà chủ
yếu là thẻ thông minh (Smart cash). Tiền được trả cho bất cứ ai đọc được
thẻ đó.
+ Thẻ thông minh (Smart card) là loại thẻ có gắn chíp điện tử để lưu trữ
tiền số hóa. Tiền ấy chỉ được “chi trả” khi người sử dụng và thông điệp
(ví dụ xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là đúng.
+ Giao dòch ngân hàng số hóa (Digital banking) bao gồm các hệ thống
thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với các đại lý

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

8


Luận Văn Tốt Nghiệp

thanh toán (nhà hàng, siêu thò,..), giữa các ngân hàng với nhau và trong
nội bộ ngân hàng.
ƒ

Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI: Electronic Data Interchange) là việc trao
đổi dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (Structured form) từ máy tính điện tử
này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty hay giữa các công ty
đã thiết lập quan hệ mua bán với nhau. y Ban Liên Hiệp Quốc Về Luật
Thương Mại Quốc Tế (UNCITRAL) đưa ra đònh nghóa về EDI: “Trao đổi
dữ liệu điện tử – EDI là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử
này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một
tiêu chuẩn đã thỏa thuận về cấu trúc thông tin”.


ƒ

Giao dòch số hóa các nội dung: Nội dung (Content) là các hàng hóa nội
dung của nó mà không phải là bản thân vật mang nội dung, ví dụ như tin
tức, film, sách báo, truyền hình, các chương trình phần mềm…

ƒ

Bán lẻ hàng hóa hữu hình: Hàng hóa hữu hình ở đây được bày trên trang
Web của doanh nghiệp và được truy cập bởi người mua. Người mua chọn
hàng mình cần mua, xác nhận mua hàng, chấp nhận thanh toán điện tử và
hàng được chuyển tới tay người nhận thông qua các dòch vụ vận chuyển
hàng hóa. Quan trọng nhất là người mua có thể đặt lệnh mua tại nhà
(Home shopping) mà không cần phải đến cửa hàng.

TMĐT được dự báo là sẽ phát triển rất nhanh trong những năm tới. Những lónh
vực sẽ ứng dụng TMĐT nhiều nhất đó là tài chính ngân hàng, du lòch, kinh doanh
bán lẻ, quảng cáo.
4. Phân loại TMĐT
4.1 Phân loại theo mục tiêu ứng dụng TMĐT
Các ứng dụng của TMĐT có thể chia thành 3 nhóm sau:
™ Mua bán hàng hóa và dòch vụ – sàn giao dòch điện tử
™ Trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp và trong nội bộ doanh nghiệp.
™ Cung cấp dòch vụ khách hàng.

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

9



Luận Văn Tốt Nghiệp

Người mua

Người bán

Mạng TMĐT
(cơ sở hạ tầng)

Yêu cầu báo giá, đặt hàng,
thanh tóan
Đáp ứng các nhu cầu báo giá, xác
nhận đơn đặt hàng, thông báo gởi
hàng, thông báo thanh toán

Sàn giao dòch
điện tử

Đơn hàng và yêu cầu thay đổi
đơn hàng

Thông báo thanh tóan
Chuyển tiền điện tử
Yêu cầu xác nhận thanh tóan

Ngân hàng
người mua

Chấp nhận
thanh tóan


Ngân hàng hối
đóai
(Sở giao dòch hối đóai
tự động)

Chuyển tiền
điện tử

Ngân hàng
người bán
Nguồn: Senn (1996)

Sàn giao dòch điện tử là một trung tâm nơi xảy ra các hoạt động trao đổi thông tin
thương mại, mua bán dòch vụ hàng hóa và thanh toán chỉ khác với “trung tâm thương
mại truyền thống” là các hoạt động kể trên được xảy ra trên mạng Internet với sự
tham gia của các tổ chức khác như ngân hàng, tổ chức chứng thực, vận tải.
Tại Việt Nam, đi tiên phong trong lónh vực thương mại điện tử, Phòng Thương Mại
và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành xây dựng và khai trương sàn giao
dòch TMĐT đầu tiên (www.vnemart.com.vn) vào ngày 23/04/2003.

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chức năng đầu tiên của sàn giao dòch là giúp các doanh nghiệp tuyên truyền quảng
bá và giới thiệu các sản phẩm hàng hóa Việt Nam ra thò trường thế giới. Sàn giao

dòch còn đóng vai trò là trung tâm giao dòch thương mại, là nơi để doanh nghiệp tìm
kiếm đối tác, bạn hàng và tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Khi điều kiện cho
phép, các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng và thanh toán qua mạng.
4.2 Phân loại TMĐT theo bản chất giao dòch
¾ Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B: Business to business)
Hiện nay, phần lớn các giao dòch TMĐT đều thuộc nhóm này, bao gồm các giao
dòch giữa các đối tác kinh doanh và sàn giao dòch điện tử. Theo Forrester Research
Inc., một công ty nghiên cứu những biến động của lónh vực công nghệ, doanh thu từ
hoạt động B2B của năm 2004 có thể đạt 1,3 nghìn tỷ USD. Con số này chiếm đến
9% nền kinh tế nước Mỹ và cao hơn GDP của Anh hay Italy.
B2B đề cập đến việc buôn bán các sản phẩm và dòch vụ giữa các công ty và sự tự
động hóa qua việc tích hợp của các hệ thống. Khi ứng dụng TMĐT, giữa các doanh
nghiệp có thể thích hợp cho các loại hình kinh doanh sau:
* Quản lý nhà cung cấp
* Quản lý hàng tồn kho
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

11


Luận Văn Tốt Nghiệp

* Quản lý phân bố
* Quản lý các kênh thông tin
* Quản lý thanh toán
¾ Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C: Business to Customer)
Nhiều người nhầm tưởng rằng về bản chất TMĐT chính là mô hình B2C. Hàng hóa
được chuyển trực tiếp từ công ty (thường là các công ty bán lẻ) tới người tiêu dùng
mà không qua trung gian. Tiêu biểu cho hình thức này là cửa hàng bán sách nổi
tiếng www.amazon.com. Hàng ngày, trang Web này nhận hàng triệu cuộc truy cập

của khách hàng muốn mua sách và các chủng loại hàng khác thường với giá thấp
hơn các cửa hiệu thông thường. Thành công của các công ty theo mô hình B2C là
nhờ vào những thuận lợi trong việc mua hàng mà họ có thể cung cấp cho khách
hàng.
Khác biệt giữa B2B và B2C
+ Khách hàng của B2B là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân.
+ Quá trình đàm phán: Trong mô hình B2B, bán hàng cho doanh nghiệp khác là
bao gồm cả đàm phán giá cả, đặc tính kỹ thuật sản phẩm, điều kiện giao hàng và
điều này hoàn toàn không đơn giản như bán hàng cho người tiêu dùng.
+ Tích hợp: Hệ thống của công ty bán lẻ không phải tích hợp với hệ thống của
khách hàng. Trong khi đó, trong mô hình B2B, phần lớn các doanh nghiệp đều
phải tiến hành tích hợp hệ thống của đối tác vì hệ thống của họ phải có khả năng
giao kết với hệ thống khách hàng mà không cần có sự can thiệp trực tiếp của con
người.
¾ Giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B: Government to Business)
Cho các mua sắm của chính phủ theo kiểu trực tuyến (Online procurement), quản lý
thuế (dòch vụ khai báo thuế trực tuyến), hải quan (dòch vụ khai báo hải quan trực
tuyến) và thông tin.
¾ Giữa các cơ quan chính phủ (G2G: Government to Government)
Cho mục đích trao đổi thông tin.
Trong các mô hình trên, mô hình B2B là dạng chủ yếu của giao dòch TMĐT và giao
dòch giữa các doanh nghiệp với nhau chủ yếu dùng phương thức trao đổi dữ liệu điện
tử, tức EDI.

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

12


Luận Văn Tốt Nghiệp


5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.1 Lợi ích của TMĐT
™ Đối với doanh nghiệp
9 Thông tin nhanh và hiệu quả
Với nguồn thông tin khổng lồ trên Internet và với nhiều cách tiếp cận khác nhau,
thậm chí là miễn phí, doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều thông tin về thò
trường, thương mại, luật pháp, giá cả,… để xây dựng chiến lược sản xuất và kinh
doanh phù hợp với thò trường. Từ đó doanh nghiệp dần khắc phục được tình trạng
“đói thông tin”.
TMĐT là hình thức thương mại không biên giới. Nó khắc phục được khoảng cách
về đòa lý, xoá bỏ phân biệt quốc gia và quốc tế. Với một Website hiệu qủa,
doanh nghiệp có thể tiếp cận thò trường dễ dàng hơn. Doanh nghiệp còn có thể
cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn khác.
Cuối cùng, với TMĐT, doanh nghiệp tăng cường khả năng phản hồi thông tin khi
công bố các chương trình marketing, các sản phẩm mới trên Website.
9 Giảm chi phí sản xuất
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới hoạt động,
việc đầu tư để mở rộng tiêu thụ, thiết lập đại lý, chi nhánh, giới thiệu sản phẩm
ở nước ngoài luôn là vấn đề hết sức khó khăn. TMĐT phần nào giúp các doanh
nghiệp khắc phục được những khó khăn này.
Từ đó, TMĐT làm cho độ lớn của công ty và vò trí của công ty không còn quan
trọng. Bất kể là lớn hay nhỏ, doanh nghiệp đều có thể truy cập đến các khách
hàng tiềm năng. Với sự hiện diện của Website, vò trí và độ lớn của công ty
không còn là yếu tố quan trọng, quyết đònh đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp có biết sử dụng sự hiểu biết và tận dụng ưu
thế của môi trường mới.
9 Giảm chi phí bán hàng và tiếp thò
Cùng với việc giúp doanh nghiệp mở rộng thò trường (trong và ngoài nước), tăng
doanh thu, TMĐT còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí bán hàng và tiếp thò. Với

sự hỗ trợ của Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dòch được với
rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (Electronic catalogue) trên Website được
trình bày đẹp, sống động và thường xuyên được cập nhập so với catalogue in ấn
thông thường.
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

9 Giảm chi phí giao dòch
TMĐT qua Internet/Web, giúp người mua hàng và doanh nghiệp giảm thời gian
và chi phí giao dòch.
Tốc độ và chi phí truyền gởi (một bộ tài liệu 40 trang)
Đường truyền
New York đi Tokyo
- Qua bưu điện
- Chuyển phát nhanh
- Qua máy fax
- Qua internet
New York đi Los Angeles
- Qua bưu điện
- Chuyển phát nhanh
- Qua máy fax
- Qua internet

Thời gian

Chi phí (USD)


5 ngày
24 h
31 phút
2 phút

7.40
26.25
28.83
0.10

2-3 ngày
24 h
31 phút
2 phút

3.00
15.50
9.36
0.10
Nguồn: Dự án quốc gia “Kỹ thuật TMĐT”
Bộ Thương Mại

Theo bảng so sánh trên, yếu tố thời gian trong kinh doanh giữ vò trí quan trọng
hơn. Nhờ yếu tố này thông tin đến với khách hàng nhanh hơn, doanh nghiệp
nhận được phản hồi của khách hàng cũng nhanh hơn và nó giúp doanh nghiệp rất
nhiều trong quy trình, kế hoạch sản xuất, lưu kho và đồng thời giúp doanh nghiệp
kòp thời thay đổi phương án sản phẩm bám sát nhu cầu thò trường.
9 Tạo khả năng chuyên môn hóa cao trong kinh doanh
Việc chuyên môn hóa một mặt hàng nào trên mạng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ

với Web. Ví dụ, muốn mua đồ chơi cho vật nuôi trong nhà, chỉ cần gõ vào
www.dogtoys.com
9 Tạo cơ hội cho doanh nghiệp sáp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng nhỏ gọn
nhưng hiệu qủa
Doanh nghiệp cơ cấu lại bộ máy kinh doanh, đơn giản hoá quy trình, giảm thời
gian giao hàng, tăng khả năng đáp ứng linh hoạt.
™ Đối với khách hàng
ƒ

Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa khi mua hàng. Các
catalogue điện tử tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng. Khách hàng có thể
mua hàng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, so sánh giá cả, dòch vụ hậu mãi,…

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

ƒ

Từ đó, TMĐT giúp khách hàng có thể mua được những sản phẩm dòch vụ phù
hợp và đáp ứng nhu cầu của họ. Trong trường hợp sản phẩm đó là các sản
phẩm số, TMĐT cho phép việc giao hàng được tiến hành nhanh chóng.

ƒ

Khách hàng có thể nhận những thông tin chính xác về việc mua hàng của
mình một cách tin cậy và nhanh chóng thông qua môi trường mạng.


ƒ

Khách hàng nhận được âu trả lời cho những thắc mắc của mình nhanh hơn
nhờ vào hệ thống FAQ (Frequently Asked Questions), tăng khả năng thông
tin hai chiều.

™ Đối với xã hội
o TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin (ngành có tỉ
suất lợi nhuận cao), tạo điều kiện tiếp cận với nền kinh tế số hoá (Digital
Economy), rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển qua việc tiếp
cận và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào quá trình
sản xuất kinh doanh.
o Quá trình thông tin những chính sách xã hội đến các doanh nghiệp, công dân
được nhanh chóng hơn. Mọi người được cập nhập những chính sách xã hội
một cách đầy đủ. Ứng dụng của TMĐT còn mở rộng tới việc khai báo thuế
qua mạng, khai báo thủ tục hải quan qua mạng, đấu giá qua mạng,…
o TMĐT tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối các dòch vụ công cộng
như y tế, giáo dục và các dòch vụ khác của chính phủ, tới mọi người nhất là
tới vùng sâu, vùng xa để phục vụ người dân nông thôn.
o Tạo điều kiện cho cá nhân có thể làm việc tại nhà, mua sắm tại nhà; giảm
chi phí và thời gian mua hàng ở các siêu thò. Từ đó, khắc phục phần nào tình
trạng tắt nghẽn giao thông ở các thành phố lớn.
5.2 Hạn chế của TMĐT
Để phát huy những lợi ích mà TMĐT mang lại, chúng ta cần khắc phục những hạn
chế sau đây của TMĐT:
+ Băng thông Internet: Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet như hiện nay, tốc
độ của băng thông Internet được đặt ra. Liệu với tốc độ băng thông hiện tại,
người sử dụng Internet có được dễ dàng hơn?
+ Chứng thực điện tử (CA: Certified Authenticity): Khi một lệnh đặt hàng được

thực hiện qua mạng, khách hàng phải đảm bảo rằng đó là một yêu cầu hoàn toàn
xác thực. Việc xác thực nhu cầu này được thực hiện bởi một bên thứ ba.
+ An ninh: Yêu cầu về an toàn và tính bảo mật được đặt lên hàng đầu khi tiến
hành mã hoá các thông tin trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhận
thức là một trong những khâu quan trọng, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng.
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

+ Cơ sở pháp lý: Luật pháp có công nhận hình thức kinh doanh qua mạng hay
không? Khi có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp và khách hàng, cơ sở để giải
quyết những tranh chấp này là gì? Hơn thế nữa, quá trình mua bán sẽ chòu sự
điều chỉnh của luật pháp ở đâu, tại nơi người mua hay người bán?
+ Nhận thức: TMĐT ngày càng phát triển nhanh chóng và có nhiều ưu thế hơn so
với thương mại truyền thống. Thế nhưng, TMĐT là một khái niệm xa lạ đối với
những người ngại thay đổi và thích ổn đònh.
+ Ngành công nghiệp phần mềm: Ứng dụng TMĐT trong kinh doanh sẽ gặp
không ít khó khăn khi ngành công nghiệp phần mềm, đặc biệt là phần mềm
TMĐT.
+ Chi phí: Chi phí ban đầu để triển khai TMĐT rất lớn và chứa đựng nhiều rủi ro
phát sinh trong quá trình thực hiện do thiếu kinh nghiệm và chỉ đạo nhất quán.
+ Thanh toán: Sự tham gia không đầy đủ của hệ thống ngân hàng với kỹ thuật
thanh toán qua mạng và thói quen dùng tiền mặt sẽ là một thách thức không nhỏ
đối với TMĐT. Làm thế nào để thiết lập một cớ chế thanh toán đơn giản, tin cậy,
ít rủi ro, có thể chấp nhận nhiều loại tiền tệ khác nhau và chi phí thanh toán thấp
luôn là bài toán khó đối với hệ thống ngân hàng còn yếu kém ở những nước
đang phát triển.

+ Quy mô thò trường: Thò trường có tiềm năng và đủ mạnh để thu hút các doanh
nghiệp ứng dụng TMĐT trong kinh doanh hay không? Điều này xuất phát từ so
sánh chi phí và lợi ích thu được từ việc ứng dụng TMĐT.

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

16


Luận Văn Tốt Nghiệp

PHẦN II
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TP. HCM QUA CUỘC KHẢO SÁT
I. TÌNH HÌNH TMĐT TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
TMĐT đang phát triển rất nhanh trên bình diện toàn cầu. Tuy hiện nay TMĐT được
áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng các nước đang phát triển
cũng đã bắt đầu tham gia. Theo hội nghò Liên hiệp quốc về phát triển và thương mại
(UNCTAD) ngày 18/11/2002, Mỹ chiếm khoảng 45% doanh thu TMĐT của thế giới,
Tây u chiếm 25% và Nhật Bản chiếm 15%. Tuy nhiên, UNCTAD cho biết thò phần
TMĐT của các nước đang phát triển tăng nhưng chỉ chiếm 6.7% thò phần thế giới,
chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước đang phát triển
còn lại chiếm dưới 1%.
1. Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT ở các nước trên thế giới
“Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT” được hiểu là khả năng của môi trường kinh tế ở
một quốc gia có thể tạo cơ hội kinh doanh thông qua Internet. Tổ chức thông tin kinh
tế Economist Intelligence Unit - EIU đã hợp tác với IBM đánh giá xếp hạng mức độ
sẵn sàng ứng dụng TMĐT của 60 quốc gia trên thế giới, có cả Việt Nam.
Sáu tiêu chí để tổ chức thông tin kinh tế EIU đánh giá xếp hạng:



Khả năng kết nối và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (chiếm 25% mức độ
đánh giá)



Môi trường kinh doanh (chiếm 20% mức độ đánh giá)



Khách hàng và sự chấp nhận kinh doanh TMĐT (chiếm 20% mức độ đánh
giá)



Cơ sở hạ tầng văn hoá và xã hội (chiếm 15% mức độ đánh giá)



Môi trường chính trò và luật pháp (chiếm 15% mức độ đánh giá)



Các dòch vụ hỗ trợ trực tuyến (chiếm 5% mức độ đánh giá)

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

17



Luận Văn Tốt Nghiệp

Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT năm 2003
2003
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10
12
13
14
15
16
17
17
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31
31
33
34
35
36
37
38
39
40

2002
4
7
2
1
3
10
11
4
6
9
14
11
8
13

15
21
16
18
17
20
19
24
22
25
26
23
27
28
29
31
30
33
32
36
35
34
38
37
40
41

Nước
Thụy Điển
Đan Mch

Hà Lan
Mỹ
Anh
Phần Lan
Na Uy
Thụy Só
Úc
Canada
Hồng Kông
Singapore
Đức
Áo
Ai Len
Hàn Quốc
Bỉ
New Zealand
Pháp
Đài Loan
Italia
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Nhật Bản
Isarel
Hy Lạp
Cộng Hòa Séc
Chile
Hungary
Hà Lan
Mexico
Nam Phi

Malaysia
Slovakia
Argentina
Braxin
Colombia
Nenezuela
Thổ Nhó Kỳ
Bungary

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

Điểm (2003)
8.67
8.45
8.43
8.43
8.43
8.38
8.28
8.26
8.25
8.20
8.20
8.18
8.15
8.09
7.81
7.80
7.78
7.78

7.76
7.43
7.37
7.18
7.12
7.07
6.96
6.83
6.52
6.33
6.23
5.57
5.56
5.56
5.55
5.47
5.41
5.25
4.86
4.75
4.63
4.55
18


Luận Văn Tốt Nghiệp

41
42
43

44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60

39
46
44
42
47
43
49
45
50
51
48
53

52
54
55
56
57
58
59
60

Peru
Thái Lan
Rumani
Sri Lanka
Ả Rập Saudi
Ấn Độ
Philipin
Liên Bang Nga
Ecuador
Trung Quốc
Ai Cập
Iran
Indonesia
Ucraina
Nigeria
Việt Nam
Pakistan
Algeri
Kazakhstan
Azerbaijan


4.47
4.22
4.15
4.13
4.10
3.95
3.93
3.88
3.79
3.75
3.72
3.40
3.31
3.28
3.19
2.91
2.74
2.56
2.52
2.37

Nguồn: Tổ chức thông tin kinh tế EIU (Economist Intelligence Unit)

Nhìn chung các nước có nền kinh tế phát triển luôn được đánh giá cao ở mức độ sẵn
sàng ứng dụng TMĐT mà dẫn đầu là Mỹ (2002) và Thụy Điển (2003). Singapore và
Hồng Kông dẫn đầu trong khu vực châu Á, xếp hạng 12 và 10 trong bảng xếp hạng.
Trong khi đó Việt Nam và Pakistan lại đứng ở vò trí gần cuối bảng xếp hạng, thứ 56
và 57 trong tổng số 60 nước được đánh giá.
Một số điểm đáng chú ý rút ra từ bảng xếp hạng trên là: Thứ nhất: Văn hóa kinh
doanh là yếu tố quyết đònh. Mỹ dẫn đầu trong bảng xếp hạng nhờ trình độ hiểu biết

về Internet đã dần trở thành một yếu tố không thể tách rời văn hóa thương mại. Thứ
hai: Cơ sở hạ tầng vẫn ngày một phát triển. Ngay cả với các nước được xếp hạng cao
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về khả năng kết nối Internet nhanh
hơn, rẻ hơn, an toàn hơn và đáng tin cậy hơn. Thứ ba: Chính phủ có một tác động rất
to lớn. Kinh doanh qua Internet chỉ có thể phát triển mạnh khi chính phủ có một
chiến lược rõ ràng để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Thành công của
TMĐT phụ thuộc vào một khung pháp luật chắn chắn có thể bảo vệ được tài sản và
khuyến khích mọi người tham gia.
2. TMĐT ở Mỹ
Công nghệ thông tin ở Mỹ đã phát triển cao, trong các năm 1995-1997 đã đóng góp
28-41% tổng số gia tăng của GDP. Theo số liệu nghiên cứu của Douglass C.North,
nhà kinh tế giải thưởng Nobel, thì vì nùc Mỹ đã chuyển mạnh sang “kinh tế tri
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

19


Luận Văn Tốt Nghiệp

thức” (Knowledge based economy) nên chi phí giao dòch trong nền kinh tế Mỹ (gọi
chung là các chi phí giao dòch thương mại và bảo vệ sở hữu cả vật chất trí tuệ) chiếm
tới 45% GDP. Nhờ TMĐT mà chi phí này đã giảm đi rất nhiều. Đó là lý do vì sao
Mỹ đi tiên phong trong lónh vực TMĐT. Doanh thu hoạt động B2B và B2C từ năm
1998 đến năm 2003 được thể hiện ở bảng sau.

US E-Commerce 1998 - 2003
1,400

1,331


U 1,200
S
D 1,000
843
B
i
l
l
i
o
n

800
600

499

400
251
200
-

8 43
1998

33

52

76


108

18
1999

2000

2001

2002

2003

109

Year
Business to Customer (B2C)

Business to Business (B2B)

Nguồn: Forrester Research

Mặc dù TMĐT đã phát triển cao ở nước này nhưng các cá nhân và các doanh nghiệp
trong nước Mỹ vẫn còn tiếp tục nêu ra ba vấn đề có thể gây trở ngại đối với sự phát
triển của TMĐT:
+ Thiếu một môi trường pháp lý có thể tiên liệu được (Predictable legal
environment)
+ Lo ngại rằng chính phủ sẽ đánh thuế quá mức, kiểm soát quá mức hoặc kiểm
duyệt Internet.

+ Lo ngại về độ tin cậy và an toàn của Internet.
3. TMĐT ở các nước Liên minh châu u (EU)
Năm 1994, Uỷ ban châu u phát hành báo cáo “Châu u với xã hội thông tin toàn
cầu” (Europe The Global Information Society). Tháng 4 năm 1997, Uỷ ban châu u
ấn hành tài liệu mang tính chất chính sách “Sáng kiến châu u trong TMĐT” (A
European Initiative in Electronic Commerce) nhằm phát triển TMĐT ở châu u. Tài

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

20


Luận Văn Tốt Nghiệp

liệu này bao gồm những khuôn khổ pháp lý cho TMĐT cho các nước thành viên của
liên minh châu u và cho cả thế giới.
Đặc trưng cơ bản của đường lối phát triển TMĐT ở châu u là coi nguồn nhân lực
cùng với các nhân tố xã hội và văn hóa là nền tảng. Cách nhìn nhận này khác với
Singapore, xem hệ thống luật pháp là nền tảng phát triển TMĐT.
4. TMĐT ở các nước châu Á
¾ Nhật Bản
Internet lần đầu tiên xuất hiện tại nhật Bản là vào tháng 9 năm 1993 để rồi hai năm
sau (1995), Internet thật sự bùng nổ ở khắp nước Nhật. Đầu năm 1995, chính phủ
Nhật Bản ban hành chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại,
lập ra Hội Đồng Xúc Tiến TMĐT (Electronic Commerce Promotion Council) với
nhiệm vụ chính là xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ
cho sự phát triển của TMĐT. Hội đồng còn hỗ trợ việc thết lập trang Web, vấn đề
bảo mật, trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử,…
Theo một khảo sát của Asia Biztech cho hay, thương mại B2B trên thò trường điện tử
đạt khoảng 100 tỷ Yên vào năm 2000, xấp xỉ 0.9% tổng doanh thu từ thương mại

B2B. Tuy nhiên, thương mại B2B trên thò trường điện tử ước tính sẽ tăng 39.4%, đạt
khoảng 46.3 nghìn tỷ Yên vào năm 2005. Đối với thò trường B2C, doanh số của
TMĐT đạt khoảng 59 tỷ Yên trong năm 2000. Nghiên cứu còn ước tính doanh thu từ
thương mại B2C sẽ đạt 2.45 nghìn tỷ Yên trong năm 2005.
Ở góc độ quản lý, TMĐT phát triển mạnh ở Nhật Bản là nhờ vào vai trò của chính
phủ thể hiện ở việc đầu tư kinh phí cho hoạt động xúc tiến và hỗ trợ các doanh
nghiệp ứng dụng TMĐT.
¾ Trung Quốc
Tới nay, Trung Quốc vẫn đang nỗ lực tập trung chủ yếu vào xây dựng hạ tầng cho
công nghệ thông tin. Trung Quốc làm quen với TMĐT tương đối chậm. Cuối năm
1997, Internet mới chính thức có mặt ở đất nước này. Tuy đã tiến hành một vài hoạt
động thương mại qua mạng như dòch vụ quảng cáo, đặt vé tàu, máy bay,… nhưng tới
nay. Trung Quốc vẫn chưa đưa ra một chiến lược tổng thể nào về TMĐT. Có 4 vấn
đề khó khăn mà Trung Quốc đang đối mặt:
+ Cước phí Internet còn khá cao.
+ Internet chưa thật sự phổ cập tới mọi người dân.
+ Thói quen sinh hoạt và kinh doanh truyền thống còn rất mạnh.
+ nh hưởng tiêu cực về chính trò, xã hội của Internet.
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

21


Luận Văn Tốt Nghiệp

¾ Singapore
Theo tổ chức thông tin thế giới EIU, Singapore là nước dẫn đầu trong khu vực về
mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT. Điều này có được nhờ sự đầu tư mạnh mẽ cho cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng thanh toán từ chính phủ Singapore.
Chính vì thế, Singapore đã tập trung vào xây dựng khung luật pháp cho TMĐT và

coi luật pháp là nền móng của hạ tầng cơ sở TMĐT.
Riêng về thanh toán điện tử, Singapore là một trong những nước áp dụng đầu tiên
trên thế giới (tháng 12/1996), ứng dụng các loại thẻ tiền mặt Internet, thẻ thông
minh, túi tiền điện tử.
Năm 1998, Singapore cho ra đời hàng loạt luật điều chỉnh TMĐT: “Luật giao dòch
điện tử” (Electronic Transaction Act), “Luật chống lạm dụng máy tính điện tử”
(Computer Misuse Act), “Luật bí mật riêng tư” (Privacy code)
¾ Malaysia
Năm 1996, Bộ Năng lượng, Bưu điện và Thông Tin được giao nhiệm vụ xây dựng
một hệ thống luật pháp đáp ứng các nhu cầu của TMĐT (gọi chung là các đạo luật
số - Cyberlaws) gồm: Luật chữ ký điện tử, Luật tội phạm máy tính, Luật quốc tế
điện tử (nhóm chữa bệnh qua mạng). Năm 1997, quốc hội Malaysia đã thông qua 4
bộ luật này.
Tháng 12 năm 1997, chính phủ Malaysia công bố chiến lược TMĐT bao gồm:
+ Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin hiện đại
+ Biến “Siêu hành lang đa phương tiện” (MSC – Multimedia Super Corridor)
thành “Trung tâm khu vực” (Regional hub)
+ Không kiểm duyệt Internet
+ Hoàn thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ
+ Không đánh thuế nhập khẩu các thiết bò kỹ thuật phục vụ cho “kinh tế số hoá”
và TMĐT ít nhất là trong 10 năm.
¾ Thái Lan
Internet
Internet bắt đầu thâm nhập vào Thái Lan vào năm 1987 khi liên lạc qua email được
sử dụng giữa trường Đại Học Prince of Songkhla và trường Đại Học Melbourne ở Úc
trong một dự án với chính phủ Úc gọi là Kế Họach Phát Triển Quốc Tế (IDPInternational Development Plan). Viện Công Nghệ Á Châu (AIT-Asian Institute of
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

22



Luận Văn Tốt Nghiệp

Technology) tham gia chương trình, thiết lập mạng và tên miền .th ở Bangkok. Năm
1993, Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Tử và Tin Học Quốc Gia nắm giữ vai trò chủ đạo
cho cả hệ thống nghiên cứu và học thuật với tên gọi “ThaiSarn”. Tới năm 1994, tất
cả các trường đại học công lập của Thái Lan được nối mạng Internet. Năm 1995,
công ty cung cấp dòch vụ Internet (ISP-Internet Service Provider) bắt đầu họat động.
Kể từ năm 1995, băng thông quốc tế của Thái Lan đạt 200% mỗi năm. Số người sử
dụng Internet của Thái Lan tăng mạnh vào những năm từ 1999 đến 2003 với mức
tăng 58.3%. Tới thời điểm tháng 8 năm 2003, có 13.116 tên miền dưới dạng .th. Sự
phát triển của Internet đã tạo ra kỹ thuật thông tin không biên giới cung cấp hàng
lọat các dòch vụ như là nhắn tin (ICQ, MSN), dòch vụ chat, tìm kiếm thông tin, mua
hàng hóa, chơi game trực tuyến, tải các chương trình phần mềm…
Mặc dù Internet phát triển nhanh nhưng vẫn còn khỏang cách giữa Bangkok với các
tỉnh thành khách trong việc tiếp cận Internet. 30% người sử dụng Internet là ở
Bangkok chỉ ra rằng những người sống ở khu vực khác ít có cơ hội tiếp cận thông tin
và kiến thức quan Internet hơn nhưng người sống ở Bangok và những vùng lân cận.
Tuy nhiên, Thái Lan cũng đã nỗ lực đẩy mạnh phát triển Internet thông qua dự án
Internet trường học (Thailand Schoolnet Project) liên kết các trừơng với nhau, thiết
lập các trung tâm Internet cộng đồng (community telecenters) hoặc dự án Internet
Tambon. Bên cạnh đó, chương trình máy tính giá rẻ khởi xướng bởi Bộ Bưu Chính
Viễn Thông (Ministry of ICT). Tất cả các dự án này đều nhằm hỗ trợ ứng dụng công
nghệ thông tin, tăng số người sử dụng Internet ở những vùng khác nhau.
Số người sử dụng Internet của Thái Lan

GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

23



Luận Văn Tốt Nghiệp

Tỷ lệ người sử dụng Internet của Bangkok và các tỉnh khác

Số thuê bao Internet ở trường học (dự án SchoolNet)

TMĐT
TMĐT là một phần trong kế họach phát triển năng lực cạnh tranh thương mại và
được xem là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia trong kế họach tổng thể phát triển
công nghệ thông tin giai đọan 2002-2006 (2002-2006 Information and
communication technology Master Plan). Hiện tại, rất ít người quan tâm đến mua
hàng tực tuyến do họ không chắc chắn lắm chất lượng sản phẩm và an tòan khi
thanh tóan bằng thẻ tín dụng trên mạng. Các mặt hàng được mua trên mạng nhiều
nhất là sách, phần mềm tin học…
Để đánh giá tiềm năng TMĐT của Thái Lan, Internet Thailand PCL đã tính được
doanh thu của khách hàng là các công ty đang thuê đường truyền và thấy rằng doanh
thu từ họat động TMĐT là 1.5 nghìn tỷ Bath. Doanh thu này chiếm khỏang 30%
GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí – SVTH: Lê Ngô Luân

24


×