Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

SKKN Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập có liên quan đến ứng dụng, thực hành và hình vẽ để phát triển tư duy cho học sính khối 12 Trung học phổ thông môn Hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.46 KB, 68 trang )

-------------SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
SÁNG
KIẾNTHPT
KINHKIỆM
NGHIỆM
TRƯỜNG
TÂN

--------------    -------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CHUYÊN ĐỀ
TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG, THỰC
ĐỀ TRIỂN TƯ DUY
HÀNH VÀ HÌNHCHUYÊN
VẼ ĐỂ PHÁT
CHO HỌC SINH KHỐI 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: HUỲNH VĂN LONG

Giáo
Viên:
Phạm Anh Ngọc
Lĩnh vực
nghiên
cứu:
Quản lý giáo dục:

Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa



Kiệm
Tân,
ngày
15 dục:
tháng 02 năm 2011 
Phương
pháp
giáo
Lĩnh vực khác:

Có đính kèm:

 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học 2016 - 2017

 Hiện vật khác


SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
-

Họ và tên: HUỲNH VĂN LONG

Sinh ngày: 02-01-1974
Địa chỉ: 39 Hai Bà Trưng, thị xã Long Khánh, Đồng Nai
Điện thoại: 0905632524.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân.

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
- Học vị: Cử nhân khoa học.
- Năm nhận bằng: 1998.
- Chuyên ngành đâò tạo: Hóa học.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC.
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học.
- Số năm kinh nghiệm: 14 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây.
1. Rèn luyện kỹ năng làm bài tập hóa hữu cơ 12 cho học sinh yếu và trung
bình (Phần ESTE – LIPIT và CACBONHIDRAT (năm 2013 – 2014)

2


TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ LIÊN
QUAN ỨNG DỤNG, THỰC HÀNH VÀ HÌNH VẼ ĐỂ PHÁT
TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi con người ngày càng
năng động, khả năng làm việc với cường độ cao, đòi hỏi mỗi người cần
phải có kiến thức tốt, có năng lực và khả năng tự học hỏi cao. Với xu thế
đó, ngành giáo dục đã đề ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy và
học, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá. Đó là dạy học theo
phương pháp tích cực, học sinh phải có khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến

thức để nâng cao năng lực của bản thân.
Để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, quán triệt
được mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, người giáo viên trong nhà
trường giữ một vị trí vai trò rất quan trọng, không những phải truyền thụ
được khối lượng kiến thức của chương trình quy định mà còn phải hình
thành cho được ở học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo. Biến
các phương pháp thành thói quen, trở thành nề nếp.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, mô tả các quá trình biến
đổi giữa các chất tạo thành các chất mới trong tự nhiên. Vì thế bên cạnh
việc nắm vững lý thuyết, học sinh còn phải biết vận dụng linh hoạt, sáng
tạo các vấn đề về hóa học thông qua các hoạt động thực tiễn, thực hành và
giải bài tập. Bài tập hóa học giữ một vai trò rất quan trọng trong việc học
môn Hóa học. Bài tập hóa học giúp học sinh củng cố lại kiến thức, hệ
thống lại kiến thức đã học. Không những thế, bài tập Hóa học còn giúp
học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức một cách hiệu quả và hợp
lý. Bên cạnh đó bài tập hóa học đóng vai trò vừa là nội dung vừa là
phương tiện để truyền tải kiến thức, phát triển tuy duy và kỹ năng thực
hành bộ môn một cách hiệu quả nhất.
Rèn luyện tính tích cực, khả năng tư duy độc lập, giúp các em có hứng
thú trong hơn học tập, chính vì nguyên nhân này làm cho bài tập Hóa học
giữ một vài trò quan trong trong việc dạy học môn Hóa học. Đặc biệt là sử
dụng hệ thống bài tập để phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình
giảng dạy.
Với những nguyên nhân được nêu như trên, tôi đã lựa chọn đề tài :
”Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập có liên quan đến ứng dụng,
3


thực hành và hình vẽ để phát triển tư duy cho học sính khối 12 Trung
học phổ thông”

Đã có rất nhiều đề tài liên quan đã được nghiên cứu và được vận dụng,
tuy nhiên với thực trạng tại trường, cần nâng cao khả năng học tập của
học sinh nên tôi đã viết đề tài này. Do thời gian làm đề tài không nhiều
nên còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô chỉ ra những sai sót để khắc
phục.
Rất mong được sự góp ý tận tận của quý thầy cô. Chân thành cảm ơn!

4


B. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Tư duy và sự phát triển tư duy cho học sinh
1. Tư duy là gì?
L.N Tônxtôi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là
thành quả những sự cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ”. Như
vậy, học sinh chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức chỉ khi họ thực sự tư duy.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (Nhà xuất bản Từ
điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất
được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ não người. Tư duy phản ánh tích
cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý
luận.v.v...
Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của
vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho
rằng: "Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan
được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới
dạng một sự phản ánh". Những luận cứ này còn dựa trên những nghiên
cứu thực nghiệm của Ivan Petrovich Pavlov, nhà sinh lý học, nhà tư tưởng
người Nga. Bằng các thí nghiệm tâm-sinh lý áp dụng trên động vật và con
người, ông đi đến kết luận: "Hoạt động tâm lý là kết quả của hoạt động
sinh lý của một bộ phận nhất định của bộ óc".

2. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy cho học sinh
Lý luận dạy học hiện đại chú ý đến sự phát triển tư duy cho học sinh
thông qua quá trình dạy và học, còn các thao tác tư duy cơ bản là công cụ
của nhận thức, việc này vẫn chưa được chú trọng và thực hiện hiệu quả.
Việc tích lũy và nắm vững kiến thức trong quá trình học giữ vai trò rất
quan trọng nhưng chưa quyết định hoàn toàn. Nếu thiếu khả năng tư duy
thì con người chúng ta chưa thể hoàn thiện bản thân. Chính vì điều này, ta
thấy sự phát triển tư duy và quá trình dạy học có mối quan hệ mật thiết.
3. Những đặc điểm của tư duy
Nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện cần để phát sinh ngôn
ngữ. Kết quả tư duy được ghi lại bởi ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư
duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì
vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy. Tư duy dựa vào ngôn
ngữ nói chung và các khái niệm nói riêng. Các khái niệm là những yếu tố
của tư duy, sự kết hợp các khác niệm theo những phương thức khác nhau
cho phép con người đi từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác.
5


- Tư duy phản ánh khái quát.
- Tư duy phản ánh gián tiếp
- Tư duy không tách rời quá trình nhận thức cảm tính.
4. Những phẩm chất của tư duy
- Khả năng định hướng: Ý thức và xác định chính xác đối tượng cần
lĩnh hội, mục đích cần đạt được và phương hướng tốt nhất để đạt được
mục đích đó.
- Bề rộng: có khả năng vận dụng để tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng
khác.
- Độ sâu: Hiểu rõ ngày càng sâu sắc hơn bản chất của đối tượng.
- Tính linh hoạt: vận dụng tri thức vào các tình huống khác nhau một

cách hợp lý và linh hoạt.
- Tính mềm dẻo: Thể hiện ở hoạt động tư duy được thực hiện theo
những hướng khác nhau.
- Tính độc lập: tự bản thân phát hiện ra vần đề, đề xuất hướng giải
quyết và giải quyết được vấn đề.
- Tính khái quát: Đề ra được hướng giải quyết chung cho một loại vấn
đề, từ đó có thể giải quyết các vấn đề có tính tương tự.
5. Những thao tác của tư duy
Việc phát triển tư duy cho học sinh ở trường THPT là rất quan trọng.
Đặc biệt đối với tư duy hóa học, hình thức tư duy quan trọng đó là những
khái niệm khoa học. Việc hình thành các khái niệm và vận dụng cũng như
thiết lập mối quan hệ giữa chúng cần sử dụng các thao tác tư duy như:
phân tích; tổng hợp; so sánh (so sánh đối chiếu và so sánh tuần tự); khái
quát hóa; trừu tượng hóa; cụ thể hóa kết hợp với các phương pháp hình
thành nên các phán đoán mới như là quy nạp, suy diễn và loại suy.
Việc hình thành các thao tác tư duy cho học sinh là rất cần thiết và phải
được thực hiện thường xuyên. Ví dụ như, khi học về các hợp chất hữu cơ
nếu học sinh phân tích rõ được cấu tạo của hợp chất hữu cơ thì việc nằm
vẫn tính chất hóa học của chúng sẽ dễ dàng. Thao tác so sánh thường
được sử dụng trong dạy học Hóa học khi học sinh tiếp nhận kiến thức
mới. So sánh với kiến thức đã học để thấy được sự giống nhau và khác
nhau giúp học sinh hiểu sâu sắc và nhớ kiến thứcnhiều hơn và lâu hơn.
6. Tư duy hóa học
Tư duy hóa học khác với tư duy toán học, nó không phải là một phép
cộng thuần túy như 1 + 1 = 2 mà nó là sự biến đổi nội tại để tạo ra chất
mới, theo những nguyên lý, quy luật, mối quan hệ đính tính, định lượng
của hóa học.
6



Ví dụ
Đối với Toán học: A + B = A∪B
Đối với Hóa học, nếu A là H2; B là O2 thì H2 + O2 → H2O
Đặc điểm của tư duy hóa học là sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa
các hiện tượng cụ thể quan sát được và các hiện tượng cụ thể không quan
sát được mà chỉ dùng các kí hiệu, công thức, phương trình hóa học để
biểu diễn mối quan hệ giữa chúng. Bồi dưỡng các phương pháp và năng
lực tư duy cho học sinh là rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng các
thao tác tư duy, các phương pháp logic dựa vào các hiện tượng quan sát
được mà hình thành phán đoán về tính chất, sự biến đổi nội tại của các
chất, của các quá trình hóa học, từ đó hình thành các phẩm chất của tư
duy để hoàn hiện và phát triển bản thân.
Tư duy hóa học cũng tuân theo quy luật chung của tư duy nhận thức,
vận dụng các thao tác tư duy vào các quá trình nhận thức thực tiễn.
Trực quan
Tư duy
Thực tiễn
sinh động
trừu tượng
Hóa học là một bộ môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm, dựa trên
các hiện tượng hóa học quan sát được trong thực tiễn, phân tích và xây
dựng các mối quan hệ để hình thành nên các nguyên lý, định luật rồi vận
dụng lại trong thực tiễn.
7. Vấn đề phát triển tư duy hóa học cho học sinh
Vấn đề phát triển tư duy hóa học cho học sinh cần giúp cho học sinh
nắm vững kiến thức về lý thuyết, biết vận dụng kiến thức đó vào bài tập
và thực hành. Kiến thức của học sinh chỉ được hoàn thiện khi tư duy của
học sinh phát triển. Tư duy càng phát triển thì thì khả năng lĩnh hội, vận
dụng kiến thức càng linh hoạt và hiệu quả; tạo kỹ năng và thói quen làm
việc có suy nghĩ và có kế hoạch lâu dài.

Khả năng phát triển tư duy hóa học cho học sinh nhờ sự hướng dẫn của
giáo viên, giúp học sinh phân tích, tổng hợp so sánh … từ đó rút ra những
kết luận cụ thể, cần thiết. Quá trình này cần thực hiện trong suốt quá trình
dạy học và thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Từ hoạt
động dạy học trên lớp thông qua hệ thống các câu hỏi và bài tập mà giáo
viên hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh tham gia
tích cực các vấn đề được đưa ra để lĩnh hội kiến thức đồng thời rèn luyện
các thao tác tư duy.
7


Để đánh giá sự phát triển tư duy của học sinh, giáo viên có thể nhận
biết qua các dấu hiệu học sinh biểu hiện đó là: giải quyết các vấn đề cần
sử dụng kiến thức đã học; tái hiện được kiến thức và mối quan hệ cần
thiết để giải quyết bài tập; phát hiện ra những điểm chung và khác nhau
giữa các vấn đề tương tự; áp dụng được kiến thức vào thực tiễn, có khả
năng định hướng, phân tích, suy đoán để đưa ra hướng giải quyết vấn đề
một cách hợp lý nhất.
II. Bài tập hóa học trong dạy học Hóa học
- Bài tập Hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc dạy học Hóa học. Nó
giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học có hiệu quả, lại giúp học sinh
tìm hiểu kiến thức mới. Giúp học sinh hình thành lại khái niệm, hiện
tượng xảy ra trong tự nhiên tạo hứng thú trong học tập bộ môn Hóa học.
- Bài tập hóa học là những bài tập được lựa chọn một cách phù hợp với nội
dung rõ ràng cụ thể. Để giải quyết những bài tập này, học sinh cần phải
biết sử dụng các kiến thức đã học, các hiện tượng hóa học, các định luật...
suy luận một cách logic để có hướng giải quyết có hiệu quả.
- Bài tập Hóa học không thể thiếu trong quá trình dạy học hóa học, vì nó có
ý nghĩa về nhiều mặt như: trí dục, phát triển và giáo dục.
+ Củng cố, đào sâu và mở trộng kiến thức. Khi vận dụng được kiến

thức thì học sinh mới nắm được kiến thức một cách vững chắc.
+ Hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ và tích cực nhất.
Rèn luyện được các kỹ năng hóa học như: cân bằng phương trình hóa
học, tính toán theo công thức hóa học và PTHH, rèn luyện kỹ năng
thực thành …
+ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và thao tác tư duy.
+ Giáo dục tính kiên nhẫn, sáng tạo, tác phong làm việc khoa học và
lòng yêu thích bộ môn.
+ Giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy logic, tính độc lập, sáng
tạo.
+ Rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, lòng say mê khoa học, làm
việc có phương pháp, có kế hoạch và hiệu quả.
Để bài tập tập hóa học có tác dụng tích cực, phát huy được tính tư duy
của học sinh thì người sử dụng nó phải giao đúng đối tượng, khai khác
8


triệt để mọi khía cạnh của bài tập để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết
phù hợp với năng lực của bản thân.
III. Phân loại và những yêu cầu cơ bản đối với bài tập hóa học
1. Phân loại bài tập hóa học\
Hiện nay có nhiều các phân loại bài bài hóa học
- Dựa vào mức độ kiến thức
- Dựa vào loại kiến thức trong chưong trình.
- Dựa vào tính chất của bài tập (định tính, định lượng)
- Dựa vào kỹ năng, phương pháp giải quyết bài tập.
- Dựa vào các tiến hành trả lời (bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận).

Dựa vào cách phân loại, mục đích sử dụng bài tập mà ta cần có những yêu

cầu cơ bản đối với loại bài tập hóa học
2. Những yêu cầu cơ bản đối với bài tập hóa học
- Bài tập phải có công dụng rộng rãi, có hiệu quả trong việc thực hiện mục
tiêu đào tạo, phải có tác dụng hình thành phương pháp chung trong việc tự
học và rèn luyện kỹ năng sáng tạo cho học sinh. Bài tập có kiến thức phù
hợp đối với từng đối tượng học sinh.
- Để khai thác hết tác dụng của bài tập hóa học, giáo viên bộ môn phải
giải quyết một số vấn đề cơ bản trong hệ thống bài tập của bộ môn của
mình như:
+ Phân loại các bài tập: từ những bài cơ bản, điển hình nhất đến
những bài tập tổng hợp, phức hợp.
+ Phân hóa các bài tập: từ những bài tập cơ bản nhất đến những bài
tập phức tạp, tổng hợp hơn. Từ những bài tập điển hình khác nhau lắp
ghép chúng thành dạng tổng hợp.
+ Biên soạn bài tập mới theo yêu cầu sư phạm định trước: từ các
dạng bài điển hình và quy luật chuyển hóa mà giáo viên có thể biên soạn
những bài tập mới có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn, từ mức độ dễ cho
đến mức độ khó. Bài tập phải chứa đựng yếu tố giúp rèn luyện một kỹ
năng riên biệt nào đó.
+ Đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong việc dạy học bằng bài tập như:
đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp; đảm bảo tính hệ thống và

9


tính kết thừa; đảm bảo tính kỹ thuật tổng hợp; đảm bảo tính phân hóa của
hệ thống các bài tập.
IV. Quan hệ giữa hoạt động giải bài tập hóa học với việc phát triển tư duy
cho học sinh.
Một trong những mục đích của bài tập hóa học là phát triển tư duy cho

học sinh trong hoạt động giải bài tập hóa học. Vì thế người giáo viên cần tạo
điều kiện để thông qua việc giải bài tập hóa học mà năng lực tư duy của học
sinh được phát triển, hình thành những phẩm chất mới thể hiện ở
- Năng lực phát triển vấn đề mới.
- Khả năng tìm ra hướng mới.
- Tạo ra kết quả học tập tốt hơn.
Để đạt được những kết quả trên, thông qua việc giải bài tập hóa học để
tìm kết quả đúng mà giáo viên cần hướng dẫn, là phương tiện để học sinh rèn
luyện những kỹ năng thao tác tư duy. Qua việc rèn luyện thường xuyên sẽ
giúp học sinh tự giác học tập, tự tìm tòi để nâng cao sự hiểu biết của bản thân
Quan hệ giưa hoạt động giải bài tập hóa học và phát triển tư duy
Bài tập hóa học

Hoạt động giải BTHH

Nghiên cứu
bài học

Phân
tích

Tổng
hợp

Xây dựng
quá trính giải

so
sánh


Khái
quát
hóa

Giải bài tập

Trừu
tượng
hóa

Quan
sát

Tư duy phát triển

10

Trí
nhớ

Kiểm tra

Tưởng
tượng

Phê
phán


V. Cơ sở thực tiễn

Với thực trạng tại trường, lực học của học sinh còn thấp, đa số học sinh rất
ngại học môn Hóa học. Nguyên nhân là do các em không nắm vững được các
khái niệm cơ bản của Hóa học, viết phương trình hóa học chưa đúng … dẫn
đến việc học Hóa học gặp nhiều khó khăn, học chỉ để đối phó với thầy cô. Vì
thế, tôi chọn đề tài này với các dạng bài tập liên qua đến ứng dụng thực tiễn,
thực hành và bài tập có hình vẽ ó tính thực tiễn và trực quan, mục đích giúp
học sinh nhận thức được việc học môn hóa học không khó như các em đã
nghĩ. Từ đó các em có niềm tin và hứng thú trong việc học bộ môn.

11


C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Phạm vì và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình hóa học lớp 12.
- Phạm vi và khả năng nhâ rộng: tiếp tục xây dựng đề tài cho khối 10 và 11
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 tại trường.

2. Nội dung thực hiện
TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ
LIÊN QUA ĐẾN ỨNG DỤNG, THỰC HÀNH VÀ HÌNH VẼ Ở
LỚP 12 THPT
2.1: Bài tập hóa học có hình vẽ
- Bài tập hóa học có hình vẽ có tính trực quan giúp học sinh dễ dàng nhớ lại
kiến thức.
- Trong đề tài: bài tập hóa học được tuyển chọn và xây dựng trong chương
trình hóa học lớp 12 ban cơ bản (trọng tâm ở các bài este, cacbohidrat, đại
cương kim loại, kim loại kiềm thổ và nhôm).
- Thời gian thực hiện: trong cả năm học. Các bài tập hóa học có hình được
được lồng ghép với các bài tập khác trong một bài hoặc một chương.

- Sau mỗi phần, chương thực hiện ghi lại kết quả đạt được và nhận xét, so
sánh để rút ra kinh nghiệm.
Bài 1: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau

2 ml C2H5OH
2 ml CH3COOH
Vài giọt axit H2SO4 đặc

Sản phẩm tạo thành trong thí nghiệm trên có tên gọi là
A. metyl propionat
B. etyl axetat
C. propyl fomat
D. isoproyl fomat

12


Bài 2: Cho ba thí nghiệm như hình vẽ sau
Dung dịch AgNO3/dung dịch NH3

Dung dịch
saccarozơ

Dung dịch
glucozơ

Dung dịch
fructozơ

(1)

(2)
Số thí nghiệm trong đó có tạo thành bạc là
A. (1), (3)
B. (1), (2)
C. (2), (3)
Bài 3: Cho các hợp kim như sau:
Fe

Cu
(1)

Fe

Zn

Fe

(3)
D. (1), (2), (3)
C

(3)

(2)

Fe

Ni
(4)


Các hợp kim trên để trong không khí ẩm một thời gian thì hợp kim nào mà sắt
bị ăn chậm nhất?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Bài 4: Bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ sau:

Fe

Cu

Dung dịch
H2SO4 loãng
Hiện tượng nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên
A. bóng đèn sáng.
B. thanh sắt bị ăn mòn nhanh
C. có bọt khí thóat ra ở cả hai thanh Fe và Cu
13


D. thanh đồng cũng bị ăn mòn
Bài 5: Lượng kết tủa được biểu diễn theo hình vẽ trên.

Phát biểu nào sau đây là chính xác
A. Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
B. Cho CO2 tác dụng dung dịch Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1:1
C. Nhỏ dung dịch NaOH vào dư dung dịch MgCl2
D. Nhỏ dung dịch Na2SO4 dư vào dung dịch Ba(OH)2
Bài 6: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng CO 2 trong một thí nghiệm biểu

diễn theo đồ thị sau
lượng kết tủa

lượng CO2

Đồ thị trên phù hợp với thí nghiệm nào sau đây?
A. Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
B. Cho CO2 tác dụng dung dịch Ba(OH)2 với tỉ lệ mol

C. Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dư dung dịch MgCl2
D. Nhỏ dung dịch Na2SO4 dư vào dung dịch BaCl2
Bài 7: Dẫn từ từ V lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch Ca(OH) 2 0,1M. Ta có đồ thị
biễu diễn mối quan hệ giữa lượng kết tủa và thể tích CO2 như sau:
kết tủa (mol)

0.05

0.15

Thể tích dung dịch Ca(OH)2 1M đã dùng là:
A. 100 ml
B. 150 ml
C. 50 ml
14

CO2 (mol)

D. 200 ml



Bài 8: Dẫn V lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch nước vôi trong có nồng độ mol/l là
0,1M. Lượng kết tủa được biễu diễn theo đồ thị như sau:
nước vôi trong (ml)

75

CO2 (lít)

Khối lượng kết tủa thu được là: 2,8

A. 5g
B. 2,5g
C. 7,5g
D. 10g
Bài 9: Dẫn khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được a gam kết tủa,
được biểu diễn bởi hình vẽ ở đồ thị sau

0.1

a
0.175

Giá trị của a (tính ra gam) là:
A. 1,970g
B. 9,85g
C. 4,925g
Bài 10: Thực hiện một thí nghiệm như các hình vẽ sau:
Bông tẩm dung
dịch NaOH


Bông tẩm dung
dịch NaOH

Khí nâu đỏ

Khí không màu hóa nâu trong không khí
Dung dịch HNO3 đặc

Dung dịch HNO3 đặc

Cu

Cu
(1)

(2)
Bông
Khí nâu đỏ
Dung dịch HNO3 đặc
Cu

D. 14,775g

15


Bông
Khí không màu hóa nâu trong không khí
Dung dịch HNO3 đặc
Cu


(3)
(4)
Hình vẽ nào mô tả đúng hiện tượng trong thí nghiệm và an toàn nhất
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Bài 11: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng OH trong một thí nghiệm biểu
diễn theo đồ thị sau
lượng kết tủa

lượng OH-

Mô tả nào sau đây phù hợp với thí nghiệm trên
A. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.
C. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch ZnCl2.
D. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3.
Bài 12: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng OH - trong một thí nghiệm biểu
diễn theo đồ thị sau
lượng kết tủa

lượng OH-

Mô tả nào sau đây phù hợp với thí nghiệm trên
A. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
B. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 với tỉ lệ mol 3:1.
C. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 với tỉ lệ mol 4:1.
D. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 với tỉ lệ mol


16


Bài 13: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng OH - trong một thí nghiệm biểu
diễn theo đồ thị sau
lượng kết tủa

lượng OH-

Mô tả nào sau đây không phù hợp với thí nghiệm trên
A. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3.
B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.
C. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch ZnCl2.
D. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3.
Bài 14: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng
biểu diễn theo đồ thị sau

trong một thí nghiệm

lượng kết tủa

lượng OH-

Mô tả nào sau đây phù hợp với thí nghiệm trên
A. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
C. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
D. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3 với tỉ lệ mol 3:1
Bài 15: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng OH - trong một thí nghiệm biểu

diễn theo đồ thị sau
lượng kết tủa

lượng OH-

Mô tả nào sau đây phù hợp với thí nghiệm trên
A. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch gồm AlCl3 và FeCl3
B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch gồm AlCl3 và CrCl3
C. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
17


D. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch gồm AlCl3 và ZnCl2
Bài 16: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng OH - trong một thí nghiệm biểu
diễn theo đồ thị sau
lượng kết tủa

lượng OH-

Mô tả nào sau đây phù hợp với thí nghiệm trên
A. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
C. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và HCl.
D. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 và CuSO4
Bài 17: Mối quan hệ giữa lượng kết tủa và lượng OH - trong một thí nghiệm biểu
diễn theo đồ thị sau
lượng kết tủa

lượng OH-


Mô tả nào sau đây phù hợp với thí nghiệm trên
A. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch gồm AlCl3 và MgCl2
B. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm AlCl3, HCl và
MgCl2
C. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm AlCl3 và H2SO4.
D. Nhỏ từ từ dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch gồm AlCl3, ZnCl2 và HCl
Bài 18: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl 3
và Fe(OH)3. Lượng kết tủa biến đổi theo lượng NaOH theo đồ thị nào sau
đây?
lượng kết tủa

lượng kết tủa

(A)

lượng OH-

(B)

18

lượng OH-


lượng kết tủa

lượng kết tủa

(C)


lượng OH-

19

(D)

lượng OH-


Bài 19: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa HCl,
AlCl3 và FeCl3. Lượng kết tủa biến đổi theo lượng NaOH theo đồ thị nào sau
đây?
lượng kết tủa

lượng kết tủa

lượng OH-

lượng OH-

(A)

(B)
lượng kết tủa

lượng kết tủa

lượng OH-

(C)


(D)

lượng OH-

Bài 20: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3, có đồ thị biểu diễn mối
liên hệ giữa lượng kết tủa và NaOH như sau:
Löôïng keá
t tuû
a
(mol)

0,2
0,1
x

0,3

Giá trị x trên đồ thị là giá trị nào sau đây
A. 0,6
B. 0,7
C. 0,8

20

Löôïng NaOH
(mol)

D. 0,5



Câu 21: Cho từ từ dung dịch KOH và dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Al(NO 3)3.
Lượng kết tủa thu được sau thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:
Löôïng keá
t tuû
a
(mol)

0,015
x

0,65

0,85

Löôïng KOH
(mol)

Giá trị x là giá trị nào sau đây:
A. 0,015

B. 0,01

C. 0,02

21

D. 0,025



2.2: Bài tập Hóa học có gắn liền với ứng dụng và thực tiễn
- Bài tập Hóa học liên quan đến ứng dụng và thực tiễn giúp học sinh thấy
được vai trò và tầm quan trọng của hóa học đối với đời sống con người.
Từ đó học sinh sẽ hứng thú hơn trong quá trình học bộ môn.
- Bài tập hóa học có gắn liền với ứng dụng và thực tiễn được xây dựng
trong toàn bộ chương trình học của lớp 12.
- Hệ thống bài tập có gắn liền với ứng dụng và thực tiễn được xây dụng
trong đề tài gồm: vai trò và ứng dụng của chất trong đời sống thực tế, các
chất gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người …
- Thời gian thực hiện: trong cả năm học. Các bài tập này cũng được lồng
ghép với các dạng bài tập khác trong quá trình dạy trên lớp.
Bài 1: Một số có mùi thơm của tinh dầu hóa quả, thường được sử dụng trong
công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm … như benzyl axetat có mùi thơm của hoa
nhài; isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín; etyl fomat có mùi đào chín;
etyl butirat có mùi dứa …
Cho phản ứng sau:
CH3COOH + CH3CHCH2CH2OH

H2SO4 ñaë
c

CH3

CH3COOCH2CH2CHCH3 + H2O
CH3

Este tạo thành có tên gọi là:
A. benzyl axetat B. isoamyl axetat C. etyl fomat
D. etyl butirat
Bài 2: Dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu, hoặc khi đã dùng chiên rán nhiều

lần nếu dùng sẽ có hại cho sức khỏe. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
A. Do liên kết đôi C=C ở các gốc axit béo không no của chất béo bị oxi hóa
thành các andehit có mùi khó chịu.
B. Do để lâu dầu mỡ đông lại tạo nên mùi khó chịu khi sử dụng lại.
C. Khi để lâu trong không khí, chất béo bị thủy phân dưới tác dụng của oxi
tạo nên các chất có mùi khó chịu.
D. Do các liên kết đơn C–C ở gốc axit béo no bị bẻ gãy bởi oxi nên tạo ra các
chất có mùi khó chịu.
Bài 3: Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (CH3)2CHCH2CH2OH có axit
H2SO4 đặc làm xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu
chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam ancol
isoamylic. Biết hiệu suất pứ đạt 68%
A. 97,5 gam
B. 195,0 gam
C. 292,5gam
D. 159,0gam
22


Bài 4: Glucozơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm thuốc tăng lực, tráng
gương, tráng ruột phích …Để tráng ruột phích, ngừoi ta cho glucozơ tác dụng
với chất nào sau đây:
A. Cu(OH)2
B. AgNO3/NH3 C. H2 (xt: Ni)
D. Cu(OH)2/OHBài 5: Cho các hóa chất sau: CuO (1); Cu(OH)2 (2); AgNO3/NH3 (3). Muốn biết
sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, ta có thể dùng những thuốc thử
nào:
A. (2)
B. (1)
C. (2), (3)

D. (1), (2), (3)
Bài 6: Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu
lít ancol etylic 960? Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80% và khối lượng
riêng của cồn 960 là 0,807g/ml
A. ≈ 4,7 lít
B. ≈ 4,5 lít
C. ≈ 4,3 lít
D. ≈ 4,1 lít
Bài 7: Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc nổ không khói. Xenlulozơ
trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric
đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg
axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 42 kg.

B. 10 kg.

C. 30 kg.

D. 21 kg.

Câu 8: Bệnh bướu cổ có liên quan đến một homon tuyến giáp là terioglobulin.
Terioglobulin là protein cao phân ử có chứa iot do có thành phần tirozin:
I

I
NH2

HO

O

I

CH2

CH COOH

I

Thiếu terioglobulin gây ra chứng đần độn ở trẻ em và chứng đần độn, béo phì
ăn mất ngon ở ngưới lớn, nặng hơn sẽ dẫn đến lồi mắt, bướu cổ. Bệnh bướu
cổ là tình trạng lớn lên bất thường của tuyến giáp khi thiếu iot vì khi đó lớp
biểu bì của tuyến giáp dày lên. Để tránh chứng bệnh bướu cổ, chứng bệnh đần
độn ta dùng muối iot vì tuyến giáp sẽ đồng hóa rất nhanh iot tạo thành phần
tirozin cần thiết cho cơ thể. Muối iot là muối ăn có trộn thêm muối nào sau
đây?
A. KI
B. NaI
C. BaI2
D. CaI2

23


Bài 9: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều
nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên. Vậy để khử mùi tanh của
cá, ta có thể dùng chất mào sau đây:
A. xà phòng
B. dung dịch NaOH
C. nước nóng
D. giấm

Bài 10: Nhiệm vụ quan trọng nhất của lysin là khả năng hập thụ canxi giúp cho
xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có
trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mõi. Ngoài ra, lysin
còn có tác dụng giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hocmon truyền
tải thông tin. Vậy công thức nào sau đây là công thức của lysin:
CH3 CH COOH
A. H2N [CH2]4 CHCOOH
B.
NH2

C.

CH3

CH

CH COOH

NH2

D.

HOOC

CH CH2 CH2 COOH
NH2

CH3 NH2

Bài 11: Valin là loại amino axit chữa lành các tế bào và hình thành các tế bào

mới đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn phân hủy đường
glucozơ có trong cơ thể. Công thức cấu tạo nào sau đây là công thức của valin
CH3 CH COOH
A. H2N [CH2]4 CHCOOH
B.
NH2

C.

CH3

CH

CH COOH

NH2

D.

HOOC

CH CH2 CH2 COOH
NH2

CH3 NH2

Bài 12: Axit glutamic đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể
động vật, nhất là ở các cơ quan não bộ, gan và cơ, nâng cao khả năng hoạt
động của cơ thể. Axit glutamic tham gia phản ứng thải loại amoniac (một chất
độc với hệ thần kinh). Trong y học, axit glutamic được dùng như thuốc chữa

bệnh yếu cơ và chóng. Công thức cấu tạo của axit glutamic là
CH3 CH COOH
A. CH2 COOH
B.
NH2

C.

CH3

NH2
CH

CH COOH

D.

HOOC

CH CH2 CH2 COOH
NH2

CH3 NH2

Bài 13: Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên
nhân chính nào sau đây :
A. là kim loại rất cứng
B. là kim loại khó nóng chảy, khó bay hơi.
C. là kim loại rất mềm.
D. là kim loại có khối lượng phân tử lớn.


24


Bài 14: Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất,
người ta dung phương pháp bảo vệ điện hóa. Trong thực tế, có thể dùng kim
loại nào sau đây làm điện cực hy sinh:
A. Na
B. Zn
C. Sn
D. Cu
Bài 15: Trường hợp nào sau đây là bảo vệ kim loại, chống ăn mòn bằng phương
pháp điện hóa?
A. Phủ sơn epoxy lên các dây dẫn bằng đồng.
B. Phủ thiếc lên bề mặt thanh sắt để trong không khí.
C. Phủ một lớp dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại.
D. Gắn các thanh Zn lên chân cầu bằng thép ngâm dưới nước.
Bài 16: Để bảo vệ tàu thủy (làm bằng thép) phần chìm dưới nước biển người ta
thường gắn thêm tấm kim loại nào sau đây dưới đáy tàu:
A. Cu
B. Ba
C. Zn
D. Sn
Bài 17: Để vận chuyển axit nitric đặc lạnh hoặc axit sunfuric đặc lạnh, người ta
sử dụng loại bình nào sau đây
A. bình thép
B. bình nhựa
C. bình thủy tinh
D. bình đồng
Bài 35: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao
có khả năng bị ăn món hóa học.
B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện
hóa học.
D. Miếng đồ hộp làm bằng sắt tây bị xây xát tận bên trong, để trong không
khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.
Câu 18: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra quá trình
gì?
A. Sự khử ion Na+
B. Sự oxi hoá lớn Na+
C. Sự khử phân tử nước
D. Sự oxi hoá phân tử nước
Câu 37: Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì?
A. Ngâm chúng vào nước
B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín
C. Ngâm chúng trong dầu hoả
D. Ngâm chúng trong ancol nguyên chất
Câu 19: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy
xương?
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).

B. Đá vôi (CaCO3).
25


×