BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN THỊ HOA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯC
4
1.1.1 Khái niệm chiến lược
1.1.2 Phân loại chiến lược
4
4
1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯC
1.2.1 Nghiên cứu môi trường
1.2.2 Xác đònh mục tiêu
1.2.3 Xây dựng chiến lược
6
7
9
1.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƯC
10
Chương 2 : THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TẠI TP HỒ CHÍ MINH
12
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP HỒ CHÍ MINH
12
2.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH
CHĂN NUÔI HEO TP HỒ CHÍ MINH
2.2.1 Hệ thống các khu vực chăn nuôi heo tại TP Hồ Chí Minh
2.2.2 Tình hình chăn nuôi
15
15
17
2.3 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI HEO TẠI TP HỒ CHÍ MINH
THỜI GIAN QUA
23
2.3.1 Thực trạng hệ thống kinh doanh sản phẩm của ngành chăn nuôi heo
2.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi heo thời gian qua
2.3.2.1 Tiêu thụ thòt heo
2.3.2.2 Tiêu thụ sản phẩm chế biến
23
24
24
26
2.4 QUAN HỆ CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI HEO GIỮA TP HỒ CHÍ MINH
2.5
VÀ CÁC TỈNH
27
2.4.1 TP Hồ Chí Minh cung cấp con giống có năng suất và chất lượng
cho các tỉnh thành
2.4.2 Các tỉnh cung ứng heo thương phẩm cho TP Hồ Chí Minh
27
29
NHẬN XÉT
30
2.5.1 Về công tác giống
2.5.2 Tính bất ổn, rủi ro trong chăn nuôi còn cao
30
32
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
34
3.1 NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC
3.1.1 Sự dòch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp
3.1.2 Thu hẹp dần chăn nuôi quãng canh, phát triển qui môthâm canh
3.1.3 Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung
3.1.4 Nội dung và chất lượng công tác vệ sinh phòng chống dòch bệnh
đòi hỏi cao hơn
3.1.5 Bối cảnh TP Hồ Chí Minh
3.1.6 Dự báo nhu cầu thòt heo của Thành phố
3.2 MỤC TIÊU:
34
34
34
35
36
36
36
37
3.2.1 Những đònh hướng chung
3.2.2 Mục tiêu cụ thể
3.2.3 Mục tiêu chương trình giống
3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG
3.3.1 Dòch chuyển sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất con giống
có năng suất và chất lượng cao.
3.3.2 Đầu tư cho công nghệ chế biến thức ăn gia súc
3.3.3 Giữ vững thò trường hiện tại, đònh hướng thò trường xuất khẩu thòt heo
3.3.4 Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức tạo lợi thế cạnh tranh
3.4 KIẾN NGHỊ
37
38
38
40
40
43
45
48
50
3.4.1 Một số chính sách hỗ trợ để phát triển ngành chăn nuôi heo
50
3.4.2 Xây dựng mới các chủ trương chính sách thực hiện chương trình giống 53
3.4.3 Kiến nghò về cơ chế chính sách hỗ trợ di dời
54
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58
-------------------------
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế – chính trò – xã hội và giao
thương quốc tế lớn của cả nước, có vò trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Thành phố còn đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển nông nghiệp
chung của cả nước, nhất là phát triển nông nghiệp nông thôn ngoại thành.
Tuy nhiên, tiềm năng khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất, lao động, đất đai, kết hợp
với lợi thế về thò trường, giao thông, cơ sở hạ tầng… chưa được khai thác đúng mức,
chưa tương xứng với vò trí, vai trò của một thành phố lớn. Hiệu quả ứng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn mang tính tự phát, đời sống người dân
ngoại thành chênh lệch khá xa so với nội thành. Vì vậy để khắc phục những hạn chế
trên, ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi heo thành phố Hồ Chí Minh cần
xây dựng chiến lược phát triển phù hợp , phát huy tối đa thế mạnh và tiềm năng của
Thành phố. Với ý nghóa đó, tôi chọn đề tài “Đònh hướng chiến lược phát triển ngành
chăn nuôi heo Thành phố đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Đề tài được xây dựng xuất phát từ việc đánh giá đầy đủ năng lực sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi heo của thành phố . Trên cơ sở đó dự
báo về thò trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và xác lập đònh hướng chiến lược của
ngành chăn nuôi heo thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 để góp phần phát triển
chăn nuôi đồng thời tạo điều kiện để ổn đònh đời sống cho người chăn nuôi.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
• Đánh giá về tình hình chăn nuôi heo,năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm của
ngành chăn nuôi heo.
• Đề xuất đònh hướng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi heo đến năm 2010 cho
TP. Hồ Chí Minh.
• Đề xuất các chính sách phục vụ cho việc phát triển ngành chăn nuôi heo .
3. Đối tượng , phạm vò và giới hạn nghiên cứu của đề tài :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành chăn nuôi heo của TP Hồ Chí Minh .
Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài tập trung phân tích tình hình phát triển thời gian
qua đồng thời mở rộng đến các vấn đề có liên quan của ngành chăn nuôi heo miền
đồng Nam Bộ , đồng bằng sông Cửu Long và cả nước để từ đó có cái nhìn tổng hợp ,
toàn diện , lòch sử , cụ thể và cho thấy mối liên hệ trao đổi thò trường giữa các vùng
trong cả nước có tác dụng hổ trợ, thúc đẩy sự phát triển chung .
Phạm vi đề tài chỉ giới hạn ở góc độ quản lý kinh tế , không đi sâu vào các vấn đề
mang tính kỹ thuật .
Giới hạn về thời gian : đề tài đề xuất đònh hướng phát triển ngành đến năm
2010.
Giới hạn về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tại đòa bàn TP Hồ Chí
Minh .
4. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật biện
chứng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong quản trò như phương pháp tư duy hệ
thống, phương pháp nghiên cứu lòch sử , phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia, thu
thập số liệu thứ cấp, phương pháp nghiên cứu tương quan kết hợp với các phương
pháp phân tích , thống kế , dự báo nhằm sử lý , xem xét các sự vật hiện tượng trong
mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng và có hệ thống rồi từ đó
phát hiện ra các vấn đề đang tồn tại đồng thời cố gắng trong khả năng đề xuất chiến
lược thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi heo của thành phố trong thời gian
tới .
5.Kết cấu đề tài :
Ngoài lời mở đầu và kết luận , nội dung của luận văn gồm có ba chương như
sau :
Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng ngành chăn nuôi heo của thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Đònh hướng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi heo thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2010 .
CHƯƠNG1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯC
Khái niệm về chiến lược phát triển :
Trong nền kinh tế thò trường có đònh hướng của Nhà nước thì công cụ để Nhà
nước quản lý nền kinh tế là luật pháp , chính sách , các công cụ đòn bẩy kinh tế …
Chiến lược phát triển nói chung và chiến lược phát triển một ngành nói riêng là một
bộ phận hợp thành của kế hoạch kinh tế vó mô .
Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược phát triển . Xét về
nội dung , chiến lược phát triển bao gồm hệ thống các quan điểm căn bản về tăng
trưởng, phát triển , các mục tiêu dài hạn cần đạt tới và hệ thống các giải pháp chủ
yếu để đạt mục tiêu trong một môi trường kinh tế xã hội xác đònh .
Một trong những đònh nghóa chiến lược phổ biến hiện nay là của giáo sư Alfred
Chandler thuộc đại học Harvard đúc kết . Theo Ông “Chiến lược bao hàm việc ấn
đònh các mục tiêu cơ bản , dài hạn của doanh nghiệp đồng thời lựa chọn phương
thức hành động và phân bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” .
1.1.2 Phân loại chiến lược
1.1.2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung
Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung là các chiến lược có những đặc điểm chung về
sản phẩm và yếu tố thò trường ổn đònh. Chiến lược kinh doanh này chủ yếu dựa vào
việc cải tiến sản phẩm có sẵn hoặc tận dụng cơ hội hiện có trong thò trường ổn
đònh. Với nhóm chiến lược này, các doanh nghiệp thường tập trung mọi tiềm lực
đầu tư vào lónh vực quen thuộc nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
Chiến lược tăng trưởng tập trung gồm có:
- Chiến lược xâm nhập thò trường: mở rộng thêm thò phần cho các sản phẩm
hiện tại và các dòch vụ trong các thò trường hiện tại qua nỗ lực tiếp thò nhiều hơn.
- Chiến lược phát triển thò trường: dùng những sản phẩm, dòch vụ hiện có xâm
nhập vào các thò trường mới.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: bằng cách đưa thêm những sản phẩm mới
vào thò trường hiện tại.
1.1.2.2 Chiến lược phát triển hội nhập
Đây là nhóm chiến lược có chung đặc điểm là mở rộng cơ hội kinh doanh dựa
trên việc mở rộng những lónh vực kinh doanh liên quan đến sản phẩm của công ty.
Nhóm chiến lược này thường phù hợp cho những công ty có tiềm năng mạnh bao gồm
những chiến lược sau:
- Chiến lược hội nhập về phía trước: Mở rộng kinh doanh theo hướng gia tăng
quyền kiểm soát, quyền sở hữu lónh vực thuộc về khách hàng. Chiến lược này thường
được áp dụng đối với các ngành sản xuất nguyên vật liệu.
- Chiến lược hội nhập về phía sau: Mở rộng kinh doanh theo hướng gia tăng
quyền kiểm soát, sở hữu các lónh vực thuộc nhà cung cấp. Ngày nay chiến lược này ít
được áp dụng, ngoại trừ những lónh vực nhà cung cấp nắm giữ thế độc quyền hay
những lónh vực có lợi nhuận cao.
- Chiến lược phát triển theo chiều ngang: Mở rộng kinh doanh theo hướng gia tăng
quyền sở hữu đối với đối thủ cạnh tranh hoặc các lónh vực thuộc sản phẩm bổ sung.
1.1.2.3 Chiến lược tăng trưởng đa dạng
- Đa dạng hoá đồng tâm: Mở rộng kinh doanh theo hướng đưa vào thò trường
những sản phẩm, dòch vụ mới có liên quan với sản phẩm hiện có.
- Đa dạng hoá kết hợp: Mở rộng kinh doanh theo hướng đưa vào thò trường những sản
phẩm, dòch vụ mới ít liên quan đến sản phẩm dòch vụ hiện có.
1.1.2.4 Những chiến lược khác
- Thu hẹp bớt hoạt động: Chiến lược này được áp dụng khi doanh nghiệp có
chủ trương tổ chức lại hoạt động kinh doanh kèm theo giảm tài sản, chi phí, để nhằm
thực hiện mục tiêu duy trì sản xuất kinh doanh. Thực hiện chiến lược này thành công
sẽ giúp công ty loại bỏ bớt những chi nhánh, những lónh vực kinh doanh kém hiệu
quả, tập trung đầu tư vào những lónh vực thế mạnh, có lợi cho công ty.
- Cắt bỏ hoạt động: có thể là một phần của thu hẹp hoạt động. Theo chiến lược
này, công ty có thể bán những bộ phận, chi nhánh không cần thiết, không phù hợp với
điều kiện hiện tại của công ty. Công ty thực hiện chiến lược này thường với mục đích
sắp xếp lại cơ cấu ngành và tập trung vào những ngành thế mạnh.
- Liên doanh: hình thành một tổ chức kinh doanh mới bên cạnh các tổ chức ban
đầu và sự hợp nhất hay sáp nhập nhiều tổ chức kinh doanh với nhau. Thực hiện thành
công chiến lược liên doanh sẽ tạo cho doanh nghiệp một vò thế cạnh tranh mới, một
nguồn lực mới, một phong cách và lónh vực kinh doanh mới. Ngày nay chiến lược này
được rất nhiều công ty trên thế giới áp dụng để tận dụng những thế mạnh của những
thành phần liên doanh.
- Chiến lược tổng hợp: là sự kết hợp hai hay nhiều chiến lược đơn lẻ lại với
nhau. Đây là chiến lược thực tế nhất và được nhiều công ty áp dụng với mong đợi
cùng lúc có thể theo đuổi được nhiều mục tiêu, tuy nhiên theo đuổi chiến lược này
cho công ty phải phân tán nguồn lực làm suy giảm khả năng cạnh tranh.
1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯC:
1.2.1 Nghiên cứu môi trường
Nghiên cứu môi trường là một nội dung quan trọng trong xây dựng chiến lược .
Nghiên cứu môi trường bao gồm phân tích các yếu tố thuộc về môi trường bên
ngoài và môi trường bên trong (môi trường nội bộ) .
Mục đích của nghiên cứu môi trường bên ngoài là nhằm nhận đònh những mối
đe doạ cũng như những cơ hội có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, của
ngành . Vì vậy việc nghiên cứu môi trường bên ngoài không đặt ra với toàn bộ các
yếu tố mà chỉ giới hạn trong những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đối với doanh nghiệp
, đối với ngành . Những yếu tố tác động này khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của
từng ngành , mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố vó mô như : các điều kiện kinh tế ,
chính trò , xã hội, văn hoá , tự nhiên, dân số , kỹ thuật công nghệ ….
Khi nghiên cứu môi trường bên ngoài cần chú ý các đặc điểm : môi trường bên ngoài
có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp , ngành; khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm
soát được nó , khó có thể điều chỉnh được nó , trái lại phụ thuộc vào nó; mức độ tác
động và tính chất tác động khác nhau theo từng ngành , từng doanh nghiệp; mỗi
yếu tố của môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập
hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác .
Phân tích môi trường nội bộ là nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp, của ngành. Việc nhìn nhận, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp , của ngành một cách hệ thống và khoa học sẽ xác đònh được các năng lực
phân biệt và những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp , của ngành .
Môi trường nội bộ bao gồm các hoạt động đầu vào ,vận hành, các hoạt động đầu ra,
các hoạt động hỗ trợ , nguồn nhân lực , tài chánh , kỹ thuật công nghệ …
Việc tận dụng và phát huy các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu
trong việc khai thác các cơ hội và né tránh các đe doạ của môi trường đòi hỏi phải
gắn việc phân tích môi trường nội bộ với môi trường bên ngoài từ đó tạo ra những gợi
ý chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp, của ngành .
1.2.2 Xác đònh mục tiêu :
Mục tiêu chiến lược là mức phấn đấu phải đạt được trong một thời gian nhất
đònh. Xây dựng mục tiêu phải liên quan đến việc thay đổi các giới hạn điều tiết trong
công cụ quản lý . Vì vậy mục tiêu phải đảm bảo các yêu cầu :
+ Có cả đònh tính và đònh lượng .
+ Phản ánh toàn diện các mặt phát triển ngành .
Trong chiến lược phát triển các mục tiêu đóng vai trò rất quan trọng . Có 2 loại
mục tiêu : dài hạn và ngắn hạn .
Những mục tiêu dài hạn là những thành quả xác đònh mà một tổ chức tìm cách đạt
được khi theo đuổi nhiệm vụ chính của mình . Mục tiêu này rất thiết yếu cho sự
thành công của tổ chức vì chúng vạch ra xu hướng , cho thấy những ưu tiên, cung
cấp các cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch một cách có hiệu quả , cho việc tổ chức
khuyến khích và kiểm soát các hoạt động. Việc xây dựng mục tiêu dài hạn giữ vai
trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược .
Mục tiêu hàng năm là những cái mốc mà các tổ chức phải đạt được để đi tới các mục
tiêu dài hạn . Nó là cơ sở cho việc phân phối các nguồn tài nguyên vào mục đích
phát triển .
Việc xác lập đúng đắn hệ thống mục tiêu đóng một vai trò quan trọng :
Trước hết, mục tiêu là phương tiện để thực hiện mục đích của doanh nghiệp : thông
qua việc xác đònh và thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu trong từng giai đoạn
sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích lâu dài của mình.
Thứ hai, việc xác đònh cụ thể các mục tiêu trong từng giai đoạn sẽ giúp các nhà quản
trò nhận dạng các ưu tiên . Những hoạt động nào gắn với mục tiêu và có tầm quan
trọng đối với việc thực hiện mục tiêu sẽ được ưu tiên thực hiện và phân bổ nguồn
lực .
Thứ ba, mục tiêu đóng vai trò là tiêu chuẩn cho việc thực hiện , là cơ sở cho việc lập
kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện , kiểm tra và đánh giá các hoạt động .
Thứ tư, mục tiêu được thiết lập một cách hợp lý sẽ làm hấp dẫn các đối tượng hữu
quan .
Với tầm quan trọng của việc hoạch đònh hệ thống mục tiêu đúng đắn,các nhà quản trò
cần cân nhắc, thận trọng khi đề ra mục tiêu cho công ty, cho ngành.
1.2.3 Xây dựng chiến lược:
Toàn bộ những thông tin thu thập và phân tích trong giai đoạn nghiên cứu môi trường
cộng với các mục tiêu đã được xác đònh, sẽ là cơ sở cho quá trình hình thành chiến
lược của doanh nghiệp , của ngành.
Một chiến lược phát triển ngành bao gồm :
• Đánh giá thực trạng phát triển ngành , dự báo các xu hướng phát triển :
Thông qua nghiên cứu thực trạng kinh tế xã hội và dự báo các xu hướng phát
triển, chúng ta có thể khái quát được các vấn đề cơ bản thuộc môi trường kinh tế , xác
đònh các lợi thế phát triển để xây dựng các mục tiêu, đònh hướng , đònh lượng trong
chiến lược tổng quát và các chiến lược bộ phận .
• Xây dựng hệ thống các biện pháp thực thi chiến lược .
+ Các giải pháp thuộc về luật pháp và chính sách dài hạn .
+ Các giải pháp trung hạn .
+ Các giải pháp thuộc về chính sách và biện pháp tình huống .
Trên cơ sở hệ thống các giải pháp , việc quản lý chiến lược để đề ra các yêu cầu cụ
thể trong quá trình phối hợp với các công cụ .
Một số nguyên tắc làm cơ sở cho quá trình xây dựng và vận hành chiến
lược phát triển ngành :
- Xây dựng chiến lược cho một ngành phải nghiên cứu đánh giá thực trạng và
giai đoạn phát triển của ngành trong nền kinh tế .
- Chiến lược phát triển ngành liên quan đến tích luỹ tiêu dùng nội bộ ngành và
của cả nền kinh tế . Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như nước ta: tích lũy
thấp, nhu cầu tiêu dùng cao, dân số và lao động dồi dào , sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu … thì quá trình công nghiệp hoá cần ưu tiên phát triển những ngành trực tiếp đến
tiêu dùng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến … để phát huy các thế mạnh tiềm
năng sẵn có, đáp ứng nhu cầu trước mắt, ổn đònh kinh tế xã hội , từng bước tích lũy
phát triển kinh tế , đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá .
- Yếu tố con người, đặc biệt chăm lo đến việc làm, thu nhập, đào tạo, nâng cao
trình độ kỹ thuật cho người lao động là một vấn đề cần quan tâm trong chiến lược
phát triển .
- Yếu tố tự nhiên và các tác nhân phi kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận
hành chiến lược . Vì vậy chiến lược phát triển ngành phải tính đến và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực , chủ động kiềm chế các đe doạ do yếu tố môi trường gây ra .
- Đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật , công nghệ mới trong sản xuất là điều kiện
quyết đònh thúc đẩy tốc độ phát triển của mỗi ngành , vùng và cả nền kinh tế . Với
nền kinh tế còn chậm phát triển như nước ta , để phát triển nhanh phải có các chính
sách kích thích đầu tư . huy động vốn và kỹ thuật từ bên ngoài, vốn của các thành
phần kinh tế trong nước, của từng hộ gia đình tập trung cho mục tiêu phát triển .
1.3
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƯC :
Có thể nói chiến lược phát triển nói chung và chiến lược phát triển một ngành ,
một vùng lãnh thổ , một tổ chức kinh tế nói riêng là một bộ phận hợp thành của kế
hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân .Chiến lược phát triển là căn cứ để cụ thể hoá
các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn ; là căn cứ để nhà nước đề ra các chính sách , sử
dụng các giải pháp nhằm từng bước ổn đònh và phát triển nền kinh tế .
Chiến lược phát triển cùng với hệ thống các công cụ kinh tế của nhà nước tạo
ra môi trường bên ngoài có tính đònh hướng để các ngành , đòa phương , doanh nghiệp
xây dựng và quản lý chiến lược sản xuất kinh doanh của mình . Thông qua chiến lược
phát triển, nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vó mô , phối hợp các nguồn lực bên
trong và bên ngoài , tạo cơ hội và điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ ,
hạn chế và đẩy lùi nguy cơ ; đón đầu những xu hướng phát triển của thời đại , tạo ra
sự tăng trưởng cần thiết và hợp lý cao nền kinh tế và từng tế bào của nó .
Với nhà quản trò : chiến lược phát triển là phương tiện hữu hiệu giúp đạt tới mục tiêu
dài hạn và có những tác dụng sau :
- Đònh hướng kinh doanh: Chiến lược thể hiện rõ mục đích, hướng đi của tổ
chức. Các nhà quản trò xem xét và xác đònh tổ chức đi theo hướng nào và khi nào đạt
được vò trí mong đợi cũng như thực hiện những công việc cần thiết để cải thiện tốt hơn
lợi ích lâu dài của tổ chức.
- Nhận dạng cơ hội và nguy cơ: Để xây dựng, lựa chọn và thực hiện chiến lược
hiệu quả yêu cầu nhà quản trò phải phân tích và dự báo các điều kiện môi trường
trong tương lai. Nhờ vậy nhà quản trò có khả năng nắm bắt, tận dụng tốt các cơ hội và
giảm thiểu ảnh hưởng của nguy cơ.
- Chủ động ra quyết đònh phù hợp với điều kiện bên ngoài: Dựa trên những
chiến lược đã được xây dựng và luôn luôn cập nhật trong quá trình thực hiện chiến
lược giúp các tổ chức có được những quyết đònh chủ động hơn trước những thay đổi
liên tục của môi trường. Quyết đònh chủ động là cố gắng dự báo điều kiện môi trường
và sau đó tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo nhằm hướng đến mục tiêu
đề ra.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh: thông qua những công cụ, thông tin phân tích
lựa chọn những chiến lược khả thi nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty và né
tránh rủi ro.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TP HỒ
CHÍ MINH
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP.HỒ CHÍ MINH
Trong xu thế phát triển của thời đại kinh tế tri thức song song phát triển kinh tế thò
trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa , với vai trò là trung tâm khoa học kỹ thuật ,
kinh tế, du lòch thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất của cả nước với những
đặc điểm nổi bật :
- Nơi hội tụ nhiều ngành kinh tế quốc dân (20 ngành) trong đó có một số ngành
then chốt có giá trò sản lượng bằng 1/3 giá trò tổng sản lượng của cả nước như bưu
điện , ngân hàng , thương mại, công nghiệp chế biến …
- Đầu mối giao thông lớn nhất Việt Nam bao gồm hệ thống đường bộ , đường thủy,
đường sắt , hàng không .
- Nơi tập trung lực lượng khoa học kỹ thuật , có hệ thống giáo dục đào tạo lớn với
các trường đại học , trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề .
- Đóng vai trò là trung tâm công nghiệp , thương mại , tài chánh , y tế , giáo dục
cho toàn bộ các tỉnh phía Nam , là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và
Tây Nguyên
* Dân số
Bảng 1 : Dân số và tốc độ tăng dân số qua các năm
Khoản mục
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số
5.174.785 5.449.203 5.658.997 5.867.496 6.062.993
1.Theo khu vực
* Thành thò
4.312.127 4.474.154 4.589.325 4.721.727 5.170.070
* Nông thôn
862.658 975.049
1.069.672 1.145.769 892.923
2.Theo ngành
*Nông nghiệp
321.726 288.269
265.689
255.239
250.646
*Phi nông nghiệp 4.853.059 5.160.934 5.393.308 5.612.257 5.812.347
Nguồn : Niên giám thống kê TP HCM 2003-2004
Qua bảng trên ta thấy dân số của thành phố tăng với tốc độ trung bình 4,04%/
năm, điều này chủ yếu do dân nhập cư từ các tỉnh thành về thành phố. Dân số thành
thò cao gấp 4,5- 5,5 lần so với dân số nông thôn, điều này chủ yếu là do sự di chuyển
cơ học dân cư từ nông thôn ra thành phố và tốc độ đô thò hóa tăng.
Phân theo ngành nghề thì dân số nông nghiệp giảm dần, dân số phi nông
nghiệp tăng dần. Điều này phản ánh tiến trình đô thò hóa đang diễn ra nhanh chóng
tại vùng ngoại thành thành phố.
Do dân số đông nên nhu cầu thực phẩm tăng cao vì vậy ngành chăn nuôi heo
phải có chiến lược để đảm bảo cung cấp các các sản phẩm chăn nuôi đồng thời phải
tính toán đến xu hướng diện tích chăn nuôi ngày càng thu hẹp do đô thò hoá .
* Thu nhập
Thu nhập trên đầu người của thành phố Hồ Chí Minh hiện cao nhất nước.
Bảng 2 : Thu nhập và dân số TP Hồ Chí Minh
Dân số
GDP/người
GDP/người
Năm
(người)
(USD)
(đồng)
1990
4.113.000
590
4.630.000
1995
4.795.000
915
7.100.000
2000
5.516.000
1.806
12.570.000
2005
6.325.000
2.756
21.570.000
(Theo dự báo viết trong tài liệu của Sở NN & PTNT, dân số của TP Hồ Chí Minh)
Qua bảng có thể thấy tình hình thu nhập trên đầu người của người dân thành
phố tăng dần qua các năm về số tuyệt đối. Đến năm 2005 sẽ đạt được hơn 21 triệu
đồng/năm. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thu nhập tăng dẫn đến việc chi tiêu sẽ tăng
lên của người dân.
Thu nhập tăng , người dân thành phố sẽ đảm bảo bữa ăn có đầy đủ chất dinh
dưỡng trong đó có thòt (đạm) vì vậy ngành chăn nuôi nói chung ngành chăn nuôi heo
nói riêng phải đáp ứng nhu cầu này.
* Xu hướng tiêu dùng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu hiện nay
Theo kiến nghò về nhu cầu dinh dưỡng của nước ta, người tiêu dùng cần có một
khẩu phần đảm bảo tối thiểu 2300 kcal/người/ngày sẽ đảm bảo 12% chất đạm (trong
đó đạm từ động vật chiếm 25%), 22% chất béo và 60% năng lượng do gạo. Nhưng
đây chỉ là mức kiến nghò về dinh dưỡng, còn trên thực tế trong bữa ăn hàng ngày của
nhân dân chưa đáp ứng được mức trên do gặp một số hạn chế như thu nhập, tập quán
ăn uống, … Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có mức thu nhập cao so với cả nước
nên việc tiêu thụ lương thực thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi, có xu hướng
cao.
Bảng3: Một số sản phẩm tiêu dùng của người dân Thành phố
( tính bình quân / người / tháng)
Khoản mục
2000
2001 2002 2003
2004
ĐVT
I. Thành thò
1. Gạo các loại
Kg
6,2
7,7
6,9
6,7
6,5
2.Thòt các loại
Kg
1,5
2,1
2,1
2,3
1,9
3.Cá các loại
Kg
0,7
1,1
1,2
1,3
1,4
4.Trứng gà, vòt
Quả
3,6
4,4
3,8
4,0
3,2
1. Gạo các loại
Kg
10,0
10,5
9,9
9,8
8,5
2.Thòt các loại
Kg
2,0
1,8
1,5
2,2
1,8
3.Cá các loại
Kg
0,9
1,1
1,2
1,3
1,3
4.Trứng gà, vòt
Quả
6,0
4,0
2,4
2,7
3,5
II.Nông thôn
Nguồn:Niên giám thống kê TP.HCM 2003 – 2004
Ở thành thò lượng gạo tiêu dùng bình quân một người ít hơn nông thôn và hiện nay
có xu hướng tiêu dùng giảm gạo tăng lượng thiït cá, cụ thể ta thấy ở thành thò tiêu
dùng lượng thòt cá các loại cao hơn không đáng kể so với ở nông thôn. Điều này giúp
ngành chăn nuôi heo xác đònh thò trường tiềm năng của mình và chất lượng sản phẩm
chăn nuôi phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thò trường mục tiêu này.
2.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CHĂN
NUÔI HEO TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
2.2.1 Hệ thống các khu vực chăn nuôi heo tại TP Hồ Chí Minh:
Căn cứ vào tính chất sở hữu , qui mô chăn nuôi , tính chất sản xuất ,có thể chia thành
ba khu vực :
-
Khu vực các xí nghiệp chăn nuôi heo tập trung của Nhà nước :
Giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển đàn giống của
thành phố . Khu vực này có nhiệm vụ cung cấp heo nái, heo con và dòch vụ kỹ thuật
đáp ứng nhu cầu chăn nuôi tại Thành phố và các tỉnh lân cận. Chiến lược của các xí
nghiệp chăn nuôi heo Nhà nước hiện nay theo đuổi là tập trung sản xuất và cung cấp
con giống thương phẩm cho các trang trại , hộ chăn nuôi ở thành phố và các tỉnh .
Hiện có 5 xí nghiệp chăn nuôi có qui mô lớn: Giống Cấp 1, Dưỡng Sanh, Đồng
Hiệp, Phước Long của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn và Xí nghiệp Gò Sao của
Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn . Tổng đàn như sau:
Bảng4: Đàn heo của các Xí nghiệp chăn nuôi quốc doanh
ĐVT: con
Đơn vò
Cấp 1
Dưỡng Sanh
Đồng Hiệp
Phước Long
Gò Sao
CỘNG
2000
4.352
6.047
7.010
7.200
5.655
30.864
2001
3.447
4.455
7.106
7.317
10.638
32.963
2002
3.223
5.299
6.859
8.225
9.200
32.806
2003
2004
3.170
3.272
4.800
5.970
5.403
4.910
8.709
9.816
14.300
15.000
36.382
38.968
Nguồn: Tổng hợp
Đàn heo của các xí nghiệp quốc doanh giảm nhẹ trước năm 2002 do:
+ Các xí nghiệp đều trong quá trình chuẩn bò di dời vì nằm trong vùng đô thò
hoá.
+ Chọn lọc nâng chất lượng và tâïp trung sản xuất con giống.
Từ năm 2003 đàn heo có khuynh hướng tăng do gặp thuận lợi giá thòt heo tăng
cao trên thò trường.
- Khu vực trại chăn nuôi theo mô hình trang trại :
Hình thức sở hữu tư nhân , đầu tư chăn nuôi với quy mô thường ở mức 50-100
nái sinh sản hoặc 100-300 heo thòt. Đây là hình thức sản xuất vớiù quy mô vừa, tập
trung ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn , Củ Chi .
Nhiệm vụ của khu vực này là: nuôi heo nái bán heo con giống ; nuôi heo nái và
nuôi heo thòt ; nuôi heo thòt thương phẩm .
Hình thức tổ chức sản xuất này còn mang tính gia đình , do lao động chủ yếu là
người trong gia đình, có thuê mướn thêm lao động bên ngoài .
Đàn heo giống của khu vực này là do các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh
cung cấp. Như vậy các trang trại này phát triển và trở thành những vệ tinh của khu
vực các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh . Kinh tế trang trại trong ngành chăn
nuôi heo của thành phố là điều kiện tiền đề để hình thành các vùng chăn nuôi tập
trung , phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững có sản phẩm chất lượng
cao. Với sự nhạy bén của những người chủ sở hữu tư nhân trong kinh tế thò trường ,
các trang trại này nhanh chóng tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến cũng như sử
dụng con giống chất lượng cao , tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Khu vực chăn nuôi quy mô nhỏ tại gia đình :
Có quy mô chăn nuôi nhỏ từ 1-2 nái và trên dưới 10 heo thòt . Con giống thường
mua từ các xí nghiệp quốc doanh hoặc từ các trại chăn nuôi tư nhân sản xuất giống
thương phẩm .
Khu vực này chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn heo của thành phố . Chủ yếu để
tạo thu nhập bổ sung cùng với trồng trọt và ngành nghề dòch vụ khác trong thu nhập
kinh tế hộ . Trong tương lai với tốc độ đô thò hoá nhanh cùng với thước đo hiệu quả
kinh tế trong cơ chế thò trường , vấn đề ô nhiễm môi trường , khu vực này sẽ ngày
càng thu hẹp .
Cả ba khu vực trên đều phát triển song song và đồng bộ. Các xí nghiệp quốc
doanh giữ vai trò chủ đạo có nhiệm vụ cung cấp con giống , công nghệ , dòch vụ kỹ
thuật cho các khu vực chăn nuôi mô hình trang trại và chăn nuôi hộ gia đình.
2.2.2 Tình hình chăn nuôi :
Mục tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi heo thành phố là sản xuất con giống cho cả
nước và chỉ tự cung cấp một phần nào nhu cầu thòt của thành phố ( phần còn lại sẽ
nhập từ các tỉnh lân cận , nhất là từ miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long)
Sau đây là bảng phân bố đàn heo của Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 5 : Đàn heo trên 2 tháng tuổi tại TP.Hồ Chí Minh
ĐVT : con
PHÂN BỐ
Năm 2000
2001
2002
2003
2004
211.719
205.017
211.455
216.112
221.131
- Nhà nước
33.285
33.737
32.806
33.197
30.281
- Ngoài nhà nước
178.434
171.280
178.649
182.915
190.850
Quận 2
8.642
8.935
9.072
9.771
8.231
Quận 7
3.063
2.020
1.808
2.093
2.564
Quận 8
2.468
990
1.466
1.408
972
Quận 9
12.984
11.678
11.198
12.080
10.787
Tổng đàn
Phân theo khu vực kinh tế
Phân theo quận huyện
Quận 12
15.271
8.632
9.327
9.403
9.264
Tân Bình
7.291
561
2.500
1.979
21
Tân Phú
2.758
Bình Thạnh
969
330
947
674
830
Thủ Đức
8.872
7.556
6.295
7.676
6.129
Củ Chi
40.800
57.261
58.689
59.772
60.783
Hóc Môn
28.597
28.922
30.074
32.791
33.348
Bình Chánh
31.068
26.738
29.862
27.525
15.569
Nhà Bè
9.987
7.404
7.385
7.264
8.465
Cần Giờ
3.887
2.341
3.412
3.708
4.021
Các quận khác
1.650
950
820
450
250
Nguồn:Niên giám thống kêTP.HCM 2003 – 2004
-
Đàn heo trong dân gấp 6,3 lần đàn heo quốc doanh vào năm 2004.
-
Các đàn heo ở Huyện Cần Giờ, Huyện Bình Chánh, Quận 7, Quận 8, Quận 12,
Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình đã giảm đáng kể do chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi và tốc độ đô thò hóa gia tăng.
Bảng 6 : Cơ cấu đàn heo của Thành phố Hồ Chí Minh
ĐVT : con
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
211.719
205.017
211.455
216.112
221.131
Nái sinh sản
37.935
35.652
35.901
35.765
37.310
Heo nọc
2.431
2.715
2.576
2.037
1.287
Heo thòt
171.353
166.414
172.978
178.310
182.534
Tổng đàn heo
Trong đó :
Nguồn : Niên giám thống kêTP.HCM 2003 – 2004
Qua bảng cho thấy đàn heo của thành phố năm 2001 có giảm sút ( cả heo nái
sinh sản và heo thòt) , là do năm 2001 giá thòt heo trên thò trường giảm nên giảm số
lượng nuôi, sang năm 2002 giá heo tăng trở lại đảm bảo cho người nuôi có lãi nên số
lượng đầu heo tăng trở lại.
Đàn heo năm 2004 tăng 4,5% so với năm 2000 mặc dù đàn heo nái sinh sản
giảm nhẹ qua các năm ( đàn heo nái chiếm khoảng 17% trong tổng đàn), điều này là
do các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh chuẩn bò di dời nên thu hẹp đàn heo trong
đó có đàn nái sinh sản . Từ năm 2003 đàn heo nọc giảm đáng kể do các xí nghiệp heo
giống đã áp dụng phổ biến phương pháp gieo tinh nhân tạo nên không cần nhiều đàn
heo nọc .
Về năng suất thòt :
Để đánh giá năng suất đàn heo người ta dùng chỉ tiêu chỉ số sản phẩm (CSSP)
là lượng sản phẩm thòt hơi sản xuất ra trong năm trên một đầu heo .
Tổng sản lượng thòt sản xuất trong năm (ngàn tấn)
CSSP = -------------------------------------------------------------------- x 1000
Tổng đàn heo (ngàn con)
CSSP < 100 : chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi thấp
CSSP > 100 : chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi cao
Bảng 7 : CSSP của đàn heo TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2004
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng đàn (ngàn con)
211,7
205,0
211,5
216,1
221,1
Sản lượng thòt (ngàn tấn)
27,1
26,2
28,9
29,0
32,0
CSSP
128,1
127,8
136,64
134,2
144,7
Nguồn : Niên giám thống kêTP.HCM 2003 – 2004
CSSP của đàn heo thành phố > 100 qua các năm . Nếu như tốc độ tăng trường
đàn heo năm 2004 so với 2000 là 4,5% thì tốc độ tăng của CSSP là 13% điều này
cho thấy năng suất thòt của đàn heo thành phố đã tăng đáng kể. Đạt được như vậy là
do chất lượng con giống cùng với các tiến bộ về kỹ thuật và phương pháp chăn nuôi
của thành phố có những bước tiến bộ nhất đònh .
So sánh đàn heo của thành phố Hồ Chí Minh với miền Đông Nam Bộ,
đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước trong thời gian qua.
* So sánh về lượng:
Bảng8: Số đầu heo tại một số khu vực và cả nước trong giai đoạn 1999-2003
ĐVT : con
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Tốc độ
phát triển
bình quân
Tp.HCM
190.900
211.700
194.100
211.500
221.900
4,12%
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
Cả nước
1.497.900
1.649.600
1.651.800
1.862.700
2.067.000
8,51%
2.797.200
2.976.600
2.946.100
3.151.600
3.448.700
5,46%
18.885.800
20.193.800
21.800.100
23.169.500
24.879.100
6,74 %
Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2003
Qua bảng cho thấy tốc độ tăng trưởng đàn heo của thành phố thấp hơn các đòa
phương khác và cả nước, hiện tại đầu heo thành phố chỉ chiếm 10,7% so với khu vực
Đông nam bộ và 1% so với cả nước. Nguyên nhân là do tốc độ đô thò hóa nhanh diện
tích chăn nuôi giảm cùng với việc tập trung vào sản xuất con giống tốt để cung cấp
cho các thò trường xung quanh.
• So sánh về chất :
Bảng 9 : CSSP của đàn heo TP Hồ Chí Minh và một số đòa phương năm 1998
Đòa phương
1. TP. HCM
2. Đồng Nai
3. Hà Nội
4. Đồng Tháp
5. Thừa Thiên Huế
6. Ninh Thuận
7. Tây Ninh
8. Bình Phước
9. Bình Đònh
10. Thanh Hóa
Tổng đàn Sản lượng thòt
CSSP
Phân
(1000con)
(1000 tấn)
hạng
190,2
24,5
128,9
1
487,5
54,7
111,2
2
298,3
31,1
104,3
3
176,5
17,1
96,9
4
198,9
13,2
66,4
5
66,7
4,3
64,5
6
107,4
6,7
62,4
7
106,8
6,3
59
8
384,5
22,2
57,7
9
1009,3
48,9
48,4
10
Nguồn : Niên giám thống kêvà tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai là hai tỉnh thành có đàn heo chất lượng
tốt nhất, CSSP > 110, các tỉnh Thanh Hóa, Bình Đònh, Huế tuy có tổng đàn cao hơn
nhưng chất lượng giống còn thấp nên sản lượng thòt sản xuất ra trong một năm thấp
hơn rõ rệt. Có thể nhận thấy các tỉnh thành có đòa bàn càng gần trung tâm giống có
chất lượng cao là Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng có thứ hạng càng cao, vì ở các tỉnh
này chủ yếu con giống được cung cấp từ Thành phố Hồ Chí Minh .
• Nhận xét về tình hình phát triển đàn heo :
Tổng đàn heo biến động không lớn và đã đònh hình theo hướng sản xuất con giống. Số
lượng đàn heo thòt không biến động nhiều nhưng do sự cải tiến nâng cao chất lượng
con giống cùng với những tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi, về chuồng trại , quản lý
nên năng suất thòt và các chỉ tiêu về chất lượng hơn hẳn các đòa phương khác.
Đàn heo của Thành phố có ba đặc thù cơ bản so với ngành chăn nuôi chung
của cả nước :
- Đàn heo đạt năng suất cao nhất trong cả nước (lấy CSSP của đàn heo thành
phố năm 2004 là 144,7 so sánh với CSSP của cả nước là 76,5 thì năng suất đàn heo
thành phố gấp 1,9 lần so với bình quân chung của cả nước )
Hầu hết các gia đình chăn nuôi đều được cung cấp con giống tốt , 99,44% là
heo giống ngoại có chất lượng nạc cao , bình quân trọng lượng xuất chuồng là 80 kg
so sánh với tỷ lệ 8-11% heo giống ngoại cả nước và trọng lượng bình quân khi xuất
chuồng là 65 kg . Đàn nái đa số đều được gieo tinh nhân tạo, đây là thuận lợi trong
cải tạo , nâng cấp giống và hạn chế được các dòch bệnh truyền nhiễm .
- Ngành chăn nuôi của thành phố đã đi trước trong lãnh vực công nghiệp hoá –
hiện đại hoá :
Từ năm 1990 các doanh nghiệp đã thực hiện mục tiêu chọn lọc các tính trạng
sinh sản , sinh trưởng và tính trạng về chất lượng thòt bằng biện pháp cải tiến công tác
quản lý giống, cải tạo , trang bò mới hệ thống chuồng trại , thực hiện tốt công tác thú
y… Kết hợp với di dời, các xí nghiệp quốc doanh đã và đang triển khai thực hiện các
dự án đầu tư phát triển và mở rộng các xí nghiệp chăn nuôi heo. Trong chương trình
phát triển này các xí nghiệp mới được đầu tư công nghệ tiên tiến , quy trình sản xuất
mới, con giống mới nhằm đạt mục tiêu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản xuất
với mục tiêu trọng tâm là sản xuất con giống chất lượng cao cho khu vực và cả nước .
- Góp phần thực hiện chương trình chọn lọc giống và lai giống để nâng cao năng
suất sinh sản và tạo đàn heo thòt năng suất chất lượng cao cho cả nước :
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang có một trung tâm kiểm đònh giống đóng
vai trò kiểm đònh và nâng cấp chất lượng đàn heo giống của Thành phố . Hàng năm
các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh đều có chương trình nhập giống nhằm đảm
bảo việc thuần giống , chọn lọc và nhân giống được thực hiện thường xuyên liên tục .
Chương trình giống của các xí nghiệp quốc doanh đang được thực hiện với sự cố vấn
của các chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm . Tại các đơn vò chương trình công
tác giống được quan tâm và thực hiện đúng theo yêu cầu của việc quản lý phần mềm
BLUP, thực hiện các công việc trên nhằm đảm bảo có được đàn giống tốt chất lượng
cao phục vụ cho xã hội .
2.3 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TẠI
TP HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1 Thực trạng hệ thống kinh doanh sản phẩm của ngành chăn nuôi heo tại thành
phố Hồ Chí Minh :
Hiện nay có 3 hệ thống kinh doanh chủ yếu như sau :
•
Các chợ đầu mối :
Chuyên bán buôn về gia súc như chợ Phạm Văn Hai , chợ Bàu Nai (Quận Tân
Bình), chợ An Lạc (Quận Bình Tân), chợ sỉ thòt gia súc(huyện Hóc Môn) hàng ngày
cung cấp cho thành phố khoảng 400-500 tấn thòt các loại, chiếm 85-90% thò trường
của thành phố . Nguồn hàng của các chợ khá đa dạng từ các cơ sở giết mổ chính thức
trong thành phố , các tỉnh đưa về và các cơ sở giết mổ lậu .
Ở hệ thống kinh doanh này , hầu hết cơ sở vật chất còn yếu kém chưa đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm mặc dù chi cục thú y đã có kiểm soát .
•
Các chợ bán lẻ :
Trên đòa bàn thành phố có khoảng 200 chợ bán lẻ chính thức kinh doanh thòt
gia súc các loại lấy từ các chợ đầu mối và còn có hơn 100 chợ tự phát , buôn bán lẻ
thòt một cách bừa bãi , dưới lòng lề đường, góc đường … nguồn gốc thòt ở các nơi này
đa số là thòt lậu , không kiểm soát được .
Nhìn chung cơ sở vật chất tại các chợ bán lẻ rất yếu kém , không đảm bảo vệ
sinh dòch tễ và môi trường , chất lượng thòt chưa được kiểm soát chặt chẽ . Người bán
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
hàng hoá đặc biệt là thòt tươi sống các loại. Thòt tươi dễ bò phân hủy , hư hỏng trong
khi không có các phương tiện bảo quản cần thiết nên một số người bán đã dùng nhiều