Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Sự khác biệt văn hóa và những xung đột trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.23 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------ * ------------------

ĐÀO TRỌNG THANH TRÚC

SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VÀ NHỮNG XUNG ĐỘT
TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2005

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------ * ------------------

ĐÀO TRỌNG THANH TRÚC

SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VÀ NHỮNG XUNG ĐỘT
TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Chun ngành:
Mã số:

Quản trị kinh doanh
60.34.05



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. TRẦN VĂN THIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2005

LỜI CAM ĐOAN


3

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của tôi.

Học viên

Đào Trọng Thanh Trúc


4

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu .......................................................................................................
Chương 1: Những vấn đề lý luận về văn hóa và quan hệ lao động ............ 1
1.1. Bản chất của văn hóa......................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về văn hóa ............................................................... 1
1.1.1.1 Tính hệ thống ................................................................. 2
1.1.1.2 Tính giá trò...................................................................... 3
1.1.1.3 Tính nhân sinh ............................................................... 3

1.1.1.4 Tính lòch sử .................................................................... 4
1.1.2 Cấu trúc của hệ thống văn hóa................................................. 5
1.1.3 Loại hình văn hóa và những đặc trưng của nó .......................... 5
1.1.3.1 Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp ................................ 7
1.1.3.2 Loại hình văn hóa gốc du mục ........................................ 8
1.2. Quan hệ lao động và cơ sở vận hành quan hệ lao động .................... 10
1.2.1 Khái niệm về quan hệ lao động............................................... 10
1.2.2 Các chủ thể trong quan hệ lao động ........................................ 12
1.2 3 Cơ sở vận hành quan hệ lao động ........................................... 14
1.2.3.1 Môi trường bên ngoài.................................................... 14
1.2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .............................. 16
Kết luận chương 1 ................................................................................... 18
Chương 2: Thực trạng về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay ................................................ 19
2.1. Vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh
tế Việt Nam hiện nay.............................................................................. 19
2.2. Đặc điểm và những nét khác biệt về văn hóa của một số quốc gia đang
đầu tư lớn tại Việt Nam ........................................................................... 23


5
Các nước Đông Bắc Á............................................................................. 23
2.2.1.1 Nhật Bản ...................................................................... 24
2.2.1.2 Trung Quốc .................................................................. 24
2.2.1.3 Hàn Quốc .................................................................... 26
2.2.2 Cộng hòa Singapore ................................................................ 26
2.2.3 Nước Mỹ ................................................................................ 27
2.2.4 Các nước Tây Âu ................................................................... 28
2.3. Bản sắc văn hóa Việt và những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động
sản xuất và đời sống của người Việt Nam ............................................... 28

2.3.1 Đặc điểm nền tảng của văn hóa Việt Nam ............................. 29
2.3.2 Sự giao lưu văn hoá trong khu vực ........................................... 30
2.4. Sự khác biệt về văn hóa trong quan hệ lao động và những mâu thuẫn ở
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay.............................. 33
2.4.1 Khác biệt về ngôn ngữ, cách thức giao tiếp ............................. 33
2.4.2 Khác biệt về nhận thức và cách thức ứng xử........................... 35
2.4.3 Khác biệt về ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp
........................................................................................................ 39
2.5. Các dạng mâu thuẫn trong quan hệ lao động và tình hình tranh chấp lao
động trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ................. 41
2.5.1 Mâu thuẫn trong quan hệ lao động .......................................... 41
2.5.1.1 Mâu thuẫn cá nhân và mâu thuẫn tập thể..................... 41
2.5.1.2 Mâu thuẫn công khai và tiềm ẩn ................................... 42
2.5.2 Tình hình tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam .................................................................. 42
2.6. Các nguyên nhân khác của mâu thuẫn trong quan hệ lao động......... 44
2.6.1 Mức độ nhận thức về pháp luật lao động và hiểu biết về văn hóa
của người sử dụng lao động............................................................. 45
2.6.2 Trình độ và ý thức kỷ luật của người lao động ....................... 46


6
2.6.3 Hoạt động thiếu hiệu quả của các tổ chức công đoàn cơ sở .... 47
Kết luận chương 2 ................................................................................... 48
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghò nhằm lành mạnh hoá quan hệ lao
động để nâng cao hiệu quả hội nhập văn hóa ......................................... 49
3.1. Nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người sử dụng lao động nước ngoài
............................................................................................................... 50
3.2. Tăng cường kiểm tra giám sát thường xuyên hoạt động của doanh
nghiệp bằng nhiều hình thức .................................................................. 51

3.3. Nghiêm khắc trong các biện pháp kiểm tra và xử phạt..................... 51
3.4. Tạo điều kiện phổ biến tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao
động ....................................................................................................... 52
3.5. Kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ....................................... 52
3.6. Tạo điều kiện nâng cao trình độ học vấn cho người lao động............ 53
3.7. Tăng cường đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động 53
3.8. p dụng các chính sách động viên người lao động .......................... 54
3.9. Tăng cường sự giao lưu giữa doanh nghiệp với nhà nước .................. 54
3.10.

Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho bộ phận nhân sự trong doanh

nghiệp .................................................................................................... 55
Kết luận chương 3 ................................................................................... 56
Kết luận chung ........................................................................................ 57
Tài liệu tham khảo ......................................................................................
Phụ lục .......................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
u thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là một tất yếu khách
quan mà mọi quốc gia đang duy trì và phát triển nền kinh tế thò trường đều
phải chấp nhận cho dù nó mang đến không chỉ cơ hội mà còn có rất nhiều
thách thức.Tháng 12 năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành với
nhiều điều khoản ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã mở ra
một giai đoạn khởi sắc cho hoạt động đầu tư tại nước ta. Sau gần 20 năm
thực hiện chính sách đổi mới, chúng ta đã có một cơ cấu kinh tế đa dạng

hơn, đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội gay gắt và tạo
được những tiền đề quan trọng để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, bản thân người lao động thì ngày càng được nâng cao hơn về tay nghề
chuyên môn, được đánh giá khá cao so với các nguồn nhân lực khác trong
khu vực…
Tuy nhiên, các nhà đầu tư khi vào Việt Nam không chỉ mang theo vốn, công
nghệ mà còn mang theo cả những phong cách kinh doanh mang đậm dấu ấn
văn hóa quốc gia của mình, sự khác biệt về văn hóa này đã gây nên nhiều
mâu thuẫn, bức xúc trong quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.
Đây là một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ khiến cho các vụ
tranh chấp và đình công xảy ra khá thường xuyên và tăng đều qua các năm,
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, thu nhập của người lao động, môi
trường đầu tư và các hoạt động kinh tế xã hội khác.
Do đó vấn đề làm thế nào để gia tăng được sự hiểu biết lẫn nhau giữa người
lao động và chủ doanh nghiệp, giảm được những bức xúc, xung đột trong


2

quan hệ do sự khác biệt về văn hóa là một trong những yêu cầu cấp thiết ở
giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang có những chính sách thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, đàm phán gia nhập WTO …
Để có thể đóng góp một số ý kiến trong việc giải quyết vấn đề trên, tác giả
đã chọn đề tài này để hoàn thành luận văn thạc sỹ nhằm phân tích sự khác
biệt giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa của một số nước đang đầu tư vào
Việt Nam, những xung đột trong quan hệ lao động giữa người lao động và
chủ doanh nghiệp nước ngoài. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
gia tăng sự hiểu biết giữa các bên, giảm thiểu những mâu thuẫn, bức xúc
của người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong thò trường lao động hiện

nay bởi vì nhân lực là một lợi thế rất quan trọng của một quốc gia trong quá
trình hội nhập và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
2. Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở vận dụng các kết quả nghiên cứu về văn hóa và quan hệ lao
động, luận văn tập trung vào làm rõ sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam so
với các nền văn hóa khác, phân tích ảnh hưởng của văn hóa đến quan hệ
lao động trong doanh nghiệp từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm
thiểu những xung đột giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Phạm trù văn hóa và các nội dung về quan hệ lao động đều rất rộng. Văn
hóa bao gồm văn hóa trong nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa
ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
Quan hệ lao động thì liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, lương bổng, các
chế độ chính sách trong sử dụng lao động…


3

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
chỉ giới hạn trong việc phân tích những ảnh hưởng của văn hóa đến tính
cách của ngøi lao động và những tác động của nó đến xung đột lao động
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu. Các số liệu
nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh vì đây là một
trung tâm kinh tế của cả nước, nơi có số lượng doanh nghiệp trên đòa bàn và
lực lượng lao động nhiều nhất so với các tỉnh thành trong cả nước, chưa kể
có sức thu hút lớn đối với các lao động các nơi di chuyển đến làm việc; thò
trường sức lao động của thành phố đã thể hiện rất rõ và rất khách quan các
nét đặc thù của mối quan hệ lao động trong cơ chế thò trường hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, thống kê, kết hợp với việc so

sánh, tổng hợp và phân tích nhằm nêu lên nét đặc trưng của văn hóa Việt,
con người Việt trong quan hệ lao động để từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong quan hệ lao động.
Luận văn sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp, số liệu sơ cấp được thu thập
từ các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết, thông tin từ báo chí… các số
liệu thứ cấp được sử dụng từ các đề tài nghiên cứu của các tác giả tham
khảo.
5. Ý nghóa thực tiễn của luận văn:
Đề tài này có thể sử dụng để tham khảo và bổ sung vào các nghiên cứu tổng
hợp về quan hệ lao động trong thực tế.


1

Chương 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ
QUAN HỆ LAO ĐỘNG

1.1. Bản chất của văn hóa:
Người ta thường nói rằng văn hóa là một nhân tố quan trọng trong nền sản
xuất tổng hợp, một chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trò, xã
hội… tạo nên bản sắc mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Do đó để có thể hiểu được
bản chất của văn hóa, chúng ta cần hiểu rõ “văn hóa” là gì ?
1.1.1 Khái niệm về văn hóa:
Tại châu Âu, sau đó là châu Mỹ và châu Đại Dương, thuật ngữ ”văn
hóa” đều bắt nguồn từ tiếng La tinh. Trong ngôn ngữ La tinh, “Cultura”- văn
hóa có ý nghóa: trồng trọt, nuôi dưỡng, cư trú, luyện tập, lưu tâm…Trong các
ngôn ngữ Anh, Pháp (The Culture), Đức ( Die Kultur )… hiện nay vẫn giữ một
số nghóa ban đầu của tiếng La tinh nhưng thật ra nếu như chúng ta xem văn

hóa là tất cả những gì con người sáng tạo ra trong quá trình ứng xử với tự
nhiên và xã hội thì mọi cái liên quan đến con người đều có mặt văn hóa của
nó.
Văn hóa tuy đã tồn tại cùng với sự phát triển của loài người nhưng chỉ đến
thế kỷ 19, thế giới mới xây dựng bộ môn văn hóa học với nhiều quan điểm,
nhiều cách tiếp cận với nhiều trường phái khác nhau. Cho đến nay ở phương
Tây đã có hơn 400 đònh nghóa văn hóa của các nhà nghiên cứu chuyên
nghiệp, có uy tín khoa học.


Với công trình “Văn hóa nguyên thủy”, xuất bản tại Luân Đôn năm 1871
nhà nhân học Anh E.B.Taylor được coi là người đầu tiên trình bày một đònh
nghóa về văn hóa như một đối tượng nghiên cứu khoa học trong công trình.
Theo ông “văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen
mà con người đạt được trong xã hội”. Còn theo đònh nghóa văn hóa của
UNESCO thì “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với
dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.
Trong tiếng Việt của chúng ta, văn hóa nếu được dùng theo nghóa thông
dụng thì để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa);
theo nghóa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hóa
Đông Sơn)…
Từ những điều nêu trên, ta có thể thấy thật ra có rất nhiều cách tiếp cận về
văn hóa, chẳng hạn xem văn hóa chỉ bao gồm hai phần như văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần hoặc văn hóa bao gồm bốn thành tố như văn hóa
sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật… nhưng
nhìn chung văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản:
1.1.1.1 Tính hệ thống:
Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan

mật thiết với nhau. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một
thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ
chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn đònh của xã hội,
cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự


3

nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội - chính vì vậy người ta
dùng từ “nền” để xác đònh khái niệm văn hóa (nền văn hóa).
1.1.1.2 Tính giá trò :
Văn hóa theo nghóa đen nghóa là ”trở thành đẹp, thành có giá trò”.
Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.Các giá trò văn
hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trò vật chất (phục vụ cho nhu cầu
vật chất) và giá trò tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tình thần); theo ý nghóa có
thể chia thành giá trò sử dụng, giá trò đạo đức và giá trò thẩm mó… Nhờ
thường xuyên xem xét các giá trò mà văn hóa thực hiện được chức năng
quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì
được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với
những biến đổi của môi trường, giúp đònh hướng các chuẩn mực, làm động
lực cho sự phát triển của xã hội.
1.1.1.3 Tính nhân sinh:
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã
hội (do con người sáng tạo) với các giá trò tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên
được biến đổi bởi con người. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi
dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có
tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp
thì văn hóa là nội dung của nó.
1.1.1.4 Tính lòch sử:
Tính lòch sử cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một

quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như là sản phẩm
cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lòch sử tạo cho
văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều


4

chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trò. Tính lòch sử được duy
trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trò tương
đối ổn đònh (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng
đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn
mẫu xã hội và cố đònh hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi
lễ, luật pháp, dư luận…
Từ bốn đặc trưng trên, có thể rút ra kết luận văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trò vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên.
Hình 1.1: Tóm tắt khái niệm “văn hóa“ [2]
CÁC ĐỐI TƯNG

HỆ THỐNG

HT giá trò

HTGT thiên tạo

Tập hợp

HT phi giá trò


HTGT nhân tạo

HTGT NT có tính
lòch sử = VĂN HOÁ

HTGT NT
Không có tính lòch sử

1.1.2 Cấu trúc của hệ thống văn hóa:
Từ đònh nghóa khái niệm văn hóa với cách tiếp cận hệ thống như trên
có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành phần cơ bản sau :
™ Văn hóa nhận thức:


5

• Nhận thức về vũ trụ
• Nhận thức về con người
™ Văn hóa tổ chức cộng đồng:
• Văn hóa tổ chức đời sống tập thể (tổ chức nông thôn, quốc gia,
đô thò )
• Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (liên quan đến đời sống riêng
của mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật…)
™ Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
™ Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Nếu dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa đã nêu trên ta thấy cái chung,
cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền văn hóa. Tuy nhiên cả bốn
thành tố của hệ thống văn hóa đều bò quy đònh bởi một gốc chung là loại
hình văn hóa. Loại hình văn hóa sẽ cho ta thấy cái riêng, cái khác biệt trong
tính hệ thống của chúng.

Cấu trúc của hệ thống văn hóa trong quan hệ với loại hình văn hóa được
trình bày trong hình 1.2 (Cấu trúc của hệ thống văn hóa [2]).
1.1.3 Loại hình văn hóa và những đặc trưng của nó:
Nếu văn hóa là sản phẩm của con người và tinh thần do vật chất quy
đònh thì chúng ta sẽ thấy rằng nguồn gốc sâu xa của mọi khác biệt văn hóa
là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên và xã hội quy đònh.
Trong quá trình phát triển của lòch sử nhân loại, tại cựu lục đòa Âu - Á đã
hình thành hai vùng văn hóa lớn là “phương Tây” và “phương Đông” :
phương Tây là khu vực tây bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran); phương
Đông là khu vực đông nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn hóa cổ
đại lớn mà nhân loại từng biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung


6

Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hi
Lạp và La Mã cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên
cơ sở tiếp thu những thành tụu của các nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà.
Các nền văn hoá phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là
những nơi có đòa hình và khí hậu rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Ở
các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” bắt nguồn từ chữ cultus tiếng La
Tinh có nghóa là “trồng trọt”.
Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều (ẩm), tạo
nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây
(tây bắc) là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh
trưởng, chỉ tạo nên những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại đòa hình này
khiến cho cư dân hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau là
trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì thế mặc dù sau này các dân tộc phương
Tây đã chuyển sang thương nghiệp, rồi phát triển công nghiệp và đô thò,
nhưng cái gốc du mục đã để lại dấu ấn quan trọng trong đời sống văn hóa

của họ.
Như vậy nếu xem xét một cách tổng quát chúng ta sẽ thấy rằng môi
trường sống là yếu tố cơ bản quy đònh kinh tế và đến lượt mình, kinh tế là
yếu tố cơ bản quy đònh văn hóa. Kết quả là hình thành một cách khá rõ ràng
hai loại hình văn hóa:


7

Hình 1.2 : Cấu trúc của hệ thống văn hóa [2]
1.1.3.1 Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc
người dân phải sống đònh cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu
hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý
thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Vì nghề nông, nhất
là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện
tượng thiên nhiên cho nên về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp.
Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không
phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Về
mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc
trọng tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng
văn, trọng phụ nữ. Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và
cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có
trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương
Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi trọng


8

cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể,

luôn có tập thể đứng sau.
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh
hoạt còn quy đònh thái độ dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa
trong đối phó.
Việt Nam do ở góc tận cùng phía đông nam nên thuộc loại văn hóa gốc
nông nghiệp điển hình.
1.1.3.2 Loại hình văn hóa gốc du mục:
Trong ứng xử với tự nhiên, nghề chăn nuôi buộc người dân phải
đưa gia súc đi tìm cỏ, sống du cư và do nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào
thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục
tự nhiên - phương Tây đã đạt được nhiều thành tựu về lónh vực này.Trong
lónh vực nhận thức họ thiên về tư duy phân tích theo lối khách quan, lí tính
và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển, lối
sống mang tính thực dụng, thiên về vật chất.
Trong tổ chức cộng đồng, thì coi thường sức mạnh - kéo theo trọng tài, trọng
võ, trọng nam giới, coi trọng vai trò cá nhân (dẫn đến lối sống ganh đua,
cạnh tranh nhau một cách khốc liệt), ứng xử theo nguyên tắc (khiến cho
người phương Tây có được thói quen sống theo pháp luật từ khá sớm).
Trong ứng xử với môi trường xã hội thì độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn,
hiếu thắng trong đối phó.
Từ các đặc trưng trên ta có thể thấy được sự khác biệt một cách rõ rệt giữa
hai loại hình văn hóa : Văn hóa gốc nông nghiệp thì lo tạo dựng một cuộc
sống ổn đònh lâu dài, không xáo trộn - chúng mang tính chất trọng tónh; văn


9

hóa du mục thì lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một
cách gọn gàng nhanh chóng thuận lợi - chúng mang tính chất trọng động.
Sự khác biệt này có thể nhận thấy rõ ràng ở bảng sau :

VH TRỌNG TĨNH
(Gốc nông nghiệp)
Đòa hình
Đồng bằng (ẩm, thấp)
Đặc
Trồng trọt
trưng Nghề chính
Đònh cư
Cách sống
gốc
Tôn trọng , sống hòa hợp
Ứng xử với môi
TIÊU CHÍ

trường tự nhiên

Lối nhận thức tư duy

với thiên nhiên
Thiên về tổng hợp và

VH TRỌNG ĐỘNG
(Gốc du mục)
Đồng cỏ (khô, cao)
Chăn nuôi
Du cư
Coi thường , tham vọng
chế ngự thiên nhiên
Thiên về phân tích và


biện chứng (trọng quan siêu hình (trọng yếu tố);
hệ);Chủ quan, cảm tính

Khách quan, lí tính và

Nguyên tắc tổ

và kinh nghiệm
Trọng tình, trọng đức,

thực nghiệm
Trọng sức mạnh, trọng

cộng

chức CĐ
Cách thức tổ

trọng văn, trọng phụ nữ
Linh hoạt và dân chủ

tài, trọng võ, trọng nam
Nguyên tắc và quân

đồng

chức CĐ

Tổ
chức


Ứng xử với môi
trường xã hội

chủ, trọng cá nhân
trong tập thể
Chiếm đoạt và độc tôn
Dung hợp và dân chủ
trong tiếp nhận, mềm
trong tiếp nhận; cứng
dẻo, hiếu hòa trong đối rắn hiếu thằng trong đối
phó

phó

Bảng 1.1 : So sánh các đặc trưng của hai loại hình văn hóa [2]
Qua đó ta có thể thấy rằng các nền văn hóa hiện đại dù đang thuộc giai
đoạn văn minh nào (nông nghiệp, công nghiệp hay thậm chí hậu công
nghiệp) cũng đều không thoát ra ngoài hai loại hình ấy. Căn cứ theo nguồn
gốc, có thể gọi chúng là nền văn hóa gốc nông nghiệp và các nền văn hóa
gốc du mục, căn cứ theo tính chất, có thể gọi chúng là các nền văn hóa
trọng tónh và trọng động. Điển hình cho loại trọng động (gốc du mục) là các


10

nền văn hóa phương Tây; còn điển hình cho loại trọng tónh (gốc nông
nghiệp) là các nền văn hóa phương Đông. Tuy nhiên cũng không thể hiểu
một cách máy móc như thế. Trong thực tế, không có nền văn hóa nào là du
mục hoàn toàn hoặc nông nghiệp hoàn toàn do quá trình phát triển liên tục

và giao thoa lẫn nhau.
Đến đây chúng ta đã có một cái nhìn khá toàn diện về văn hóa và những
ảnh hưởng của nó đến các hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần cũng như
tính cách của một cá nhân… riêng tác động của văn hóa trong quan hệ lao
động sẽ được phân tích trong các phần sau. Tiếp theo đây chúng tôi xin đề
cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến quan hệ lao động.
1.2. Quan hệ lao động và cơ sở vận hành quan hệ lao động
1.2.1 Khái niệm về quan hệ lao động:
Lý thuyết về quan hệ lao động chính thức ra đời từ cuối thế kỷ 19 khi
mà các cuộc đình công có tính chất bạo lực nổ ra ở Anh, gây nên những mối
lo ngại về quan hệ giữa chủ doanh nghiệp, người lao động và nhà nùc. Vậy
quan hệ lao động là gì ?
Quan hệ lao động về cơ bản chính là quan hệ xã hội giữa các bên có đòa vò
và lợi ích khác nhau trong quá trình lao động: giữa chủ tư liệu sản xuất với
người lao động, giữa người quản lý điều hành với người thừa hành. Thật ra
có nhiều quan điểm và đònh nghóa về lao động như “quan hệ lao động là một
hệ thống có tính logic như một hệ thống kinh tế trong một xã hội công
nghiệp“ – (Industrial Relation – J.T Dunlop - Mỹ) hoặc xem quan hệ lao động
là mối quan hệ qua lại giữa những con người, các tổ chức, các cấp độ quản
lý trong môi trường công nghiệp (Daniel Quin Mile – Labour Management
Relation); Theo giáo sư Loic Cadin (Đại học thng mại Paris – ESCP) thì


11

quan hệ lao động “là một tập hợp các qui tắc và chính sách thực tế cấu
thành nên các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động
với sự điều chỉnh và can thiệp về mặt pháp lý của Nhà nước trong một
doanh nghiệp, một ngành, một vùng hay một quốc gia“… Tuy có nhiều cách
thức diễn đạt khác nhau nhưng các tác giả trên đều thống nhất về quan hệ

lao động ở một số điểm chính sau :
• mối quan hệ qua lại giữa người lao động và người sử dụng lao động
• chòu sự điều chỉnh về mặt pháp lý và những can thiệp trực tiếp khi
cần thiết của Nhà nước
• chủ yếu diễn ra trong môi trường công nghiệp
Dựa vào điều kiện thực tế của Việt nam, điều 1, điều 2 và điều 9, chương I
của Bộ Luật Lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam cùng với
các điều kiện thực tế khác của Việt Nam, khái niệm về quan hệ lao động
được thống nhất như sau: “Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao
động làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc các thành phần
kinh tế, các hình thức sở hữu. Quan hệ lao động được xác lập và tiến
hành qua thương lượng và thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện bình
đẳng, thể hiện bằng các hợp đồng lao động cá nhân và thỏa ước lao động
tập thể “ [1].
1.2.2 Các chủ thể trong quan hệ lao động:
Trong quan hệ lao động có ba chủ thể tương tác với nhau trong việc
hình thành quan hệ lao động :
• Người lao động và công đoàn
• Người sử dụng lao động
• Nhà nước


12

Người lao động và công đoàn
Người lao động là những người tham gia vào một thỏa thuận mà theo đó họ
phải thực hiện một công việc nhất đònh, được cung cấp các phương tiện vật
chất cần thiết để làm và được nhận một số tiền nhất đònh. Công đoàn là tổ
chức đại diện cho người lao động trong phạm vi quan hệ lao động, có cơ cấu
chính thức và mục tiêu rõ ràng. Công đoàn hoạt động với các chức năng chủ

yếu: bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động; giáo dục
và giúp người lao động phát triển ý thức nghề nghiệp, kỷ luật; tham gia quản
lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước để góp phần cải tạo xã hội cho tốt đẹp
hơn. Có thể nói, công đoàn là biểu tượng của sự đoàn kết, của mối liên hệ
giữa người với người trong quá trình làm việc.
Người sử dụng lao động:
Khái niệm người sử dụng lao động hiện nay không còn giới hạn trong phạm
vi hẹp chỉ những người sở hữu vốn, người chủ hợp đồng mà hiện nay để bắt
kòp xu thế phát triển của xã hội hiện đại, khái niệm này được mở rộng hơn,
được áp dụng cho những người có quyền tuyển dụng, sa thải lao động hay họ
là những người làm cho người khác phải làm việc. Vì vậy trong Bộ Luật Lao
động của một số nước, tất cả những người làm công tác quản lý (từ tổng
giám đốc đến đốc công) đều được gọi là người sử dụng lao động.
Nhà nước:
Quan hệ lao động trong thời kỳ đầu chỉ diễn ra giữa giới chủ và giới thợ với
thế yếu nghiêng về người lao động. Sau đó với mục đích ổn đònh xã hội, Nhà
nước nhận thấy cần phải tham gia vào với những can thiệp ban đầu là quy
đònh các mức lương tối thiểu, thời gian làm việc tối đa trong ngày, tuần…
Mối quan hệ ba bên dần dần được hình thành và Nhà nước có hai chức
năng chủ yếu là :


13

• Đảm bảo khuôn khổ pháp lý để quan hệ lao động vận hành, thông
qua các điều luật cụ thể về quyền và nghóa vụ của hai bên, các quy
đònh về thủ tục, trình tự giải quyết các tranh chấp, xung đột.
• Tham gia giải quyết tranh chấp dưới các hình thức thanh tra, hòa giải
và xét xử.


Quy đònh, hướng
dẫn, kiểm soát

Nhà nước

Phản hồi
thông tin
Người lao động

Quy đònh,
hướng dẫn,
ù
Phản hồiki å
thông tin

Thương lượng ký kết
hợp đồng cá nhân,
tập thể

Người sử dụng

MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

Hình 1.3 : Các chủ thể trong quan hệ lao động [1]
Từ mô hình trên chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ tác động qua lại giữa
ba chủ thể. Người lao động và người sử dụng lao động thương lượng với nhau
để đạt tới mục tiêu của mỗi bên còn Nhà nước thiết lập hệ thống luật pháp
và áp dụng các biện pháp để hai chủ thể trên phải tôn trọng luật. Trong quá
trình thực hiện các quy đònh pháp luật của Nhà nước, ngøi lao động và
người sử dụng lao động có thể phát hiện những điểm bất hợp lý hoặc không

còn phù hợp, phản hồi lại để Nhà nước xem xét và kòp thời điều chỉnh. Như
vậy quan hệ lao động với tính chất hệ thống trong đó có sự gắn bó mật thiết


14

giữa ba chủ thể tức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để DN đạt được những mục
tiêu cơ bản của mình, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động,
giúp cho DN có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao
động. Và một khi DN ổn đònh và phát triển thì nền kinh tế mới tăng trưởng
và vững mạnh được, đến lúc này chính nó lại tác động trở lại đến hoạt động
doanh nghiệp.
1.2.3 Cơ sở vận hành quan hệ lao động
Các chủ thể trên là nhân tố chính để quyết đònh các vấn đề nảy sinh
trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, hành vi của các chủ thể này lại chòu ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
1.2.3.1 Môi trường bên ngoài:


Môi trường pháp lý: là một hệ thống các quy đònh hành chính nhằm

pháp lý hóa các trình tự thủ tục trong hoạt động hàng ngày cũng như trong
quá trình thương lượng của công đoàn và doanh nghiệp. Hệ thống này cũng
đưa ra các chuẩn mực về tiền lương, thời gian và điều kiện làm việc. Khía
cạnh pháp lý của QHLĐ trong doanh nghiệp được thể hiện ở các dạng của
hợp động lao động cá nhân và thỏa ước lao động tập thể.


Môi trường sinh thái: Khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng đến hoạt động


của một số ngành như vận tải đường biển, hàng không, xây dựng… Tính
mùa vụ trong những ngành này sẽ quyết đònh các chủ đề cần thương lượng
giữa giới chủ và công đoàn như lương, thưởng, trợ cấp …


Môi trường kinh tế: được thể hiện qua tình hình các thò trường sản

phẩm, dòch vụ, lao động, tiền tệ… Thò trường sản phẩm đầu ra không thuận
lợi tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất và hạn chế khả năng trả
lương, thưởng của doanh nghiệp. Cung, cầu trên thò trường lao động tác động


15

tới khả năng tìm kiếm hay tiếp nhận lao động. Thò trường tiền tệ tác động tới
doanh nghiệp và người lao động thông qua các chính sách thuế khóa và tiền
tệ. Từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển hoặc kìm hãm nền kinh tế và ảnh
hưởng gián tiếp tới các yếu tố đầu vào, đầu ra của hệ thống quan hệ lao
động.


Môi trường xã hội: Môi trường xã hội của bất cứ quốc gia nào cũng

bao gồm một tập hợp các giá trò và tín ngưỡng, các tác động qua lại giữa cá
nhân và nhóm. Những giá trò tín ngưỡng này qui đònh các chuẩn mực cho
hành vi của cá nhân và nhóm, tạo nên mức độ gắn bó thống nhất trong một
quốc gia. Trong nội bộ doanh nghiệp, tín ngưỡng và giá trò các nhà quản lý
thường khác với những người làm việc cho họ, nhất là những người cấp
thấp. Sự khác biệt đó dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Với mục đích phân
tích những ảnh hưởng của văn hóa đến quan hệ lao động, chúng tôi sẽ chú

trọng phân tích ảnh hưởng của môi trường xã hội một cách kỹ lưỡng hơn ở
phần sau.
1.2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
Các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp: bao gồm qui mô và
lónh vực hoạt động của doanh nghiệp cùng các đặc trưng khác như trình độ
kỹ thuật, công nghệ; đặc điểm của lực lượng lao động; trình độ và nhận thức
của chủ doanh nghiệp; vai trò của tổ chức công đoàn; văn hóa tổ chức; … sẽ
được đề cập ở các phần sau. Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đếân văn hóa tổ
chức của doanh nghiệp.
Một khi cạnh tranh trên thương trường trở nên căng thẳng và quyết liệt
hơn thì sự thắng lợi của tổ chức phụ thuộc vào việc nó thực hiện được sự
khác biệt. Khi con người tham gia vào một tổ chức, họ mang vào tổ chức


16

những giá trò, niềm tin, tập quán mà họ có đïc. Những giá trò, niềm tin,
tập quán này phối hợp với cơ cấu chính thức của tổ chức để xây dựng và
củng cố thường xuyên các chuẩn mực hành động hay cách xử sự của mọi
thành viên trong tổ chức, tạo nên một phong cách quản trò hiệu quả và mối
quan hệ hợp tác thân thiện giữa mọi thành viên, làm cho doanh nghiệp trở
thành một cộng đồng tin cậy, gắn bó và có chí tiến thủ. Trên cơ sở đó sẽ
hình thành được một tâm lý chung và lòng tin vững chắc vào sự thành công
của doanh nghiệp. Đó chính là ưu thế cạnh tranh quan trọng của doanh
nghiệp. Văn hóa tổ chức có thể hình thành một cách tự giác hay tự phát
song nó thường gắn liền với sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược của tổ chức
đó. Người có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển văn
hóa tổ chức là người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Văn hóa tổ chức
có quan hệ mật thiết với văn hóa quốc gia và trong văn hóa tổ chức có thể
tồn tại các “văn hóa bộ phận “. Tùy theo mức độ tự chủ, linh hoạt hay kiểm

soát chặt chẽ, tính hướng nội hay hướng ngoại của tổ chức mà có thể xác
đònh tổ chức đó thiên về một trong bốn mô hình sau :


Văn hóa đồng lòng: Tổ chức giống như một đại gia đình, mọi người

cùng nhau chia sẻ mọi giá trò, thông tin; người lao động được quan tâm, trân
trọng.


Văn hóa kiểm soát: Trong tổ chức, các thủ tục hành chính chi phối

công việc của mọi thành viên; mọi thứ đều được hệ thống hóa, dễ theo dõi
và kiểm soát.


Văn hóa làm chủ: Mỗi người đều rất năng động, tinh thần làm chủ

rất cao, tự nguyện xả thân và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.


×