Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thu hút địa phương tham gia lựa chọn lợi ích REDD+

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.84 KB, 2 trang )

Thu hút địa phương tham gia lựa chọn
lợi ích REDD+
Những bài học chính
từ Việt Nam


Các nhóm có xu hướng ưu
tiên chi trả cho tuần tra
rừng, trả bằng tiền mặt hay
vật tư nông nghiệp cho các
hộ gia đình. Đa số các
nhóm không chọn đầu tư
cơ sở hạ tầng vì việc thuộc
trách nhiệm của chính
quyền địa phương.



Các ưu tiên khác nhau giữa
các nhóm tùy thuộc vào
thành phần xã hội (tức là
giới, dân tộc, mức độ khá
giả)



Mọi nhóm hầu hết đều phản
hồi về điều kiện mà REDD+
đặt ra. Hầu hết các nhóm
đã thay đổi các loại hình lợi
ích và thời gian nhận lợi


ích, ví như hoãn trả tiền
mặt cho đến năm cuối. Một
vài nhóm cũng có phản hồi
khá bất ngờ về cơ sở lập
luận của Hệ thống chia sẻ
lợi ích REDD+, được cho
là chưa công bằng.



Một số nhóm mong muốn
được tham gia vào việc
đánh giá kết quả thực hiện
vì các lý do công bằng và
minh bạch (giám sát có sự
tham gia).

Hỗ trợ người dân có thông tin lựa chọn những
lợi ích REDD+ dựa vào kết quả thực hiện
Tham vấn người dân về nguyện vọng của họ đối với các lợi ích từ REDD+ không phải là
một nhiệm vụ dễ dàng. Hầu hết người dân sống phụ thuộc vào rừng chưa từng được hỏi
họ mong muốn nhận được những lợi ích gì khi tham gia quản lý rừng cũng như khi nào họ
muốn nhận được những chi trả đó. Thậm chí trước đó nếu họ có được hỏi, thì chắc chắn
họ sẽ phải cố gắng hiểu đặc điểm chính của REDD+ là sẽ chỉ được nhận các lợi ích đã
thỏa thuận nếu đạt được kết quả quản lý rừng nhất định.
Sự tham gia của người dân địa phương trong việc lựa chọn lợi ích là một điều kiện tiên
quyết của các Hệ thống chia sẻ lợi ích REDD+ công bằng, hiệu quả và phù hợp. Chỉ khi
người dân địa phương tham gia tích cực trong việc lựa chọn các loại hình lợi ích và thời
gian nhận thì sau này họ mới chấp nhận những điều kiện mang tính khuyến khích cần có
đối với REDD+ dựa vào kết quả. Chỉ khi những người thực hiện REDD+ áp dụng các

phương thức phù hợp, tạo thuận lợi cho người dân địa phương tham gia thì REDD+ mới
tạo ra những cơ hội đầy đủ cho tất cả các bên tham gia ở địa phương.

Hoạt động
Chương trình UN-REDD Việt Nam đã ủy
thác cho SNV xây dựng quy trình lựa chọn
các lợi ích REDD+ có sự tham gia rộng
rãi. Nhóm chuyên gia SNV đã tiến hành
tổng cộng 15 thử nghiệm ở 7 thôn được
chọn. Đây là những cộng đồng có nhiều
nét đặc trưng cho các cộng đồng sống
phụ thuộc rừng ở tỉnh Lâm Đồng, Việt
Nam.
Sử dụng cách tiếp cận sáng tạo nhằm lựa
chọn những lợi ích REDD+ có sự tham
gia, Nhóm chuyên gia đã xây dựng hoạt
động REDD+ (xem hộp nội dung). Hoạt
động REDD+ đưa ra qui trình đơn giản để
phổ biến những đặc điểm chính của

Các tác giả: Thomas Sikor & Adrian Enright

REDD+ cho người dân địa phương và hỗ
trợ thảo luận nhóm về các lựa chọn về
những loại hình lợi ích và thời điểm nhận.
Qui trình này cũng chỉ ra rõ các điểm hoán
đổi của những loại hình lợi ích khác nhau
với các kế hoạch giải ngân khác nhau.
Các thử nghiệm này ở Việt Nam đã chứng
minh rằng hoạt động REDD+ có thể giúp

người dân địa phương đưa ra những lựa
chọn REDD+ phù hợp .Tất cả các nhóm
đều đi đến những quyết định tập thể về các
loại hình lợi ích và thời gian nhận.


Nguyễn Thị Thu Huyền,
Quản đốc Quốc gia, Chương
trình UN-REDD Việt Nam.

Ảnh: Thu Huyền, UN-REDD Việt Nam

“Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS)
là một thành tố chủ yếu của cơ
chế REDD+. Để hệ thống chia
sẻ lợi ích công bằng, minh bạch
và phù hợp đi vào hoạt động thì
vấn đề quan trọng ngay từ giai
đoạn bắt đầu thiết kế là phải
hiểu được mong muốn và suy
nghĩ của người dân địa phương
về REDD+. Mong muốn và suy
nghĩ của người dân cần được
tôn trọng và thảo luận kỹ ở thời
điểm phù hợp. Chương trình
UN-REDD tiếp tục hỗ trợ Bộ
NN&PTNT chuẩn bị cho việc
thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích
theo cách tiếp cận này.”


Hoạt động BDS REDD+
Hoạt động REDD+ được giới thiệu với các nhóm khoảng 10 người/nhóm thuộc một
thông có rừng và có hợp đồng REDD+. Người dân sẽ nhận một số tiền nhất định cho
các lợi ích REDD+ trong 5 năm nếu họ đạt được kết quả như hợp đồng đã ký. Việc lựa
chọn loại hình lợi ích và thời gian nhận do người dân tự quyết định.

Các hoạt động BDS
REDD+ tiếp theo

Các nhóm đều nhận thức được rằng mức nhận thực tế của toàn bộ những lợi ích
REDD+ tùy thuộc vào kết quả thực hiện mà chỉ đến năm cuối của chu kỳ mới biết được.
Mỗi nhóm thực hiện hoạt động REDD+ theo các bước:



UN-REDD sẽ xây dựng các
mô hình BDS chuẩn bị cho
triển khai Giai đoạn 2




Các nhóm xác định các loại hình lợi ích khả dĩ

Nhóm công tác SNV mong
muốn tiếp tục xây dựng
hoạt động BDS REDD+ để
phục vụ triển khai các hoạt
động REDD+ trong và
ngoài Việt Nam.




Các nhóm tham gia kịch bản 2: kết quả thực hiện thực tế không đạt được như hợp
đồng đã ký do các sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát của người dân (ví dụ, cháy rừng
diện rộng), người dân và Chương trình REDD+ sẽ chia sẻ trách nhiệm một cách
công bằng và người dân sẽ được nhận một nửa lợi ích như đã ký kết



Các nhóm tham gia kịch bản 3: kết quả thực hiện bị ảnh hưởng do sự bất cẩn của
người dân (ví dụ, phát rừng làm nông nghiệp) thì không được nhận bất kỳ chi trả
nào ở năm thứ 5, cũng như phải hoàn trả các khoản tạm ứng đã nhận từ năm thứ
nhất đến năm thứ tư

Có thể truy cập báo cáo đầy đủ
tại:



Các nhóm khẳng định các loại hình lợi ích và thời hạn giải ngân mà họ mong muốn
nhất

www.snvworld.org/redd

Hoạt động BDS REDD+, nói một cách rộng hơn, có thể mang lại những hiểu biết từ kinh
nghiệm thực tế về thiết kế Hệ thống chia sẻ lợi ích REDD+, bổ sung cho các phân tích lý
thuyết. Cuối cùng, các hoạt động REDD+ sẽ chỉ phát huy được tác dụng nếu các hoạt
động đó đáp ứng được các nhu cầu cụ thể, các khát vọng và sự hiểu biết của người
dân địa phương trong các hoàn cảnh cụ thể và phản ánh được tính điều kiện của những

lợi ích dựa vào kết quả thực hiện.



www.un-redd.org
www.vietnam-redd.org
Liên hệ:
Adrian Enright

Nguyễn Thị Thu Huyền


Các nhóm tham gia kịch bản 1: kết quả thực hiện thực tế đạt được theo hợp đồng,
người dân nhận được các lợi ích theo hợp đồng

Chương trình UN-REDD Việt Nam
Phòng 805, Tòa nhà Artex, 172 Ngọc Khánh, Hà Nội, Việt Nam



×