Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển du lịch MICE trên địa bàn TP HCM từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN HOÀNG LONG

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
MICE TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY
ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghóa và lý do chọn đề tài
Được hưởng lợi từ quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,
thò trường khách du lòch MICE “bùng nổ” ở thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng
hai năm gần đây và đã được một số công ty lữ hành và khách sạn quan tâm khai
thác. Đây là phân khúc thò trường có tiềm năng rất lớn mà thành phố Hồ Chí Minh
và Việt Nam nói chung có thể khai thác và đẩy mạnh phát triển.
Mặc dù có nhiều cơ hội để phát triển loại hình du lòch MICE, nhưng hiện
nay Tp. HCM đang vấp phải rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức
cạnh tranh với các nước trong khu vực Asean như Singapore, Thái Lan, Malaysia.
Chẳng hạn như thò trường MICE Việt Nam chưa có danh tiếng, Việt Nam chưa có
chiến lược để phát triển du lòch MICE. Theo các chuyên gia về du lòch MICE ở Tp.
HCM, thì có các nguyên nhân chính như sau: thành phố Hồ Chí Minh hiện chưa có
một trung tâm hội nghò, hội thảo và triển lãm nào có đủ tầm cỡ quốc tế; thành phố
chưa có một cơ quan chuyên trách và một tổ chức chuyên nghiệp về MICE ; tình
trạng thiếu phòng ốc ...


Trong những năm tới, nếu như những khó khăn trên được cải thiện sớm, thì
triển vọng thu hút dòng khách MICE đến Việt Nam sẽ rất khả quan. Do có điều
kiện công tác trong ngành và luôn trăn trở với việc giải quyết bài toán trên, tôi
quyết đònh chọn đề tài “ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN
ĐẾN 2020” làm đề tài luận văn Thạc só với một niềm ao ước rằng kết quả nghiên

cứu sẽ góp một phần nhỏ vào chiến lược phát triển du lòch MICE của thành phố Hồ
Chí Minh và đưa thành phố trở thành một trung tâm du lòch lớn nhất của cả khu
vực Đông Nam Á.
Đề tài nghiên cứu này ra đời trong khi Tp. Hồ Chí Minh cũng như các đòa
phương khác trong cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu chưa có
chiến lược phát triển du lòch MICE cụ thể. Do đó, công trình nghiên cứu này có thể

-1-


coi là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với mọi thành viên có liên quan đến lónh
vực MICE, nhất là đối với giới chức quản lý và các doanh nghiệp kinh doanh du
lòch MICE tại Tp. HCM và các đòa phương khác trong bối cảnh có nhiều thời cơ
phát triển hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
ƒ Phân tích thực trạng kinh doanh loại hình du lòch MICE trên đòa bàn thành
phố trong những năm qua. Đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ
đối với du lòch MICE Tp. Hồ Chí Minh .
ƒ Đề xuất các đònh hướng phát triển du lòch MICE trên đòa bàn Tp. Hồ Chí
Minh trong thời gian tới .
ƒ Xây dựng chiến lược phát triển và hệ thống giải pháp đồng bộ để thực hiện
chiến lược đó nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lòch của Tp. Hồ Chí Minh.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: toàn bộ hoạt động của loại hình
du lòch
MICE, kể cả các dòch vụ bổ trợ có liên quan .
3.2. Phạm vi nghiên cứu :
ƒ Về không gian: một mặt, nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lòch MICE
của Việt Nam nói chung, nhưng tập trung vào đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh; mặt
khác, nghiên cứu kinh nghiệm về loại hình hoạt động này của một số quốc gia
khác trong khu vực và trên thế giới .
ƒ Về thời gian: phân tích dữ liệu từ khoảng 5 năm gần đây, và dự báo các
đònh hướng mục tiêu phát triển đến các năm mốc 2010 và 2020 .

4. Phương pháp nghiên cứu
ƒ Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp về du lòch nói
chung và du lòch MICE nói riêng của Việt Nam và Tp. Hồ Chí Minh.
ƒ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: thu thập kinh nghiệm
phát triển du lòch MICE của các quốc gia khác .

-2-


ƒ Phương pháp điều tra thực tế: thu thập thông tin sơ cấp từ các cơ sở kinh
doanh và khách hàng du lòch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
ƒ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: trao đổi ý kiến với một số giới chức
trong ngành xoay quanh các quan điểm phát triển du lòch MICE của Tp. Hồ Chí
Minh.

5. Bố cục của luận văn
Gồm 3 chương, không kể phần mở đầu và phần kết luận.
Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE

Phần này sẽ giới thiệu sơ lược về du lòch MICE, vai trò và sự cần thiết
khách quan của việc phát triển du lòch MICE,ø kinh nghiệm phát triển của một số
quốc gia trên thế giới, qua đó vận dụng lý thuyết quản trò chiến lược vào đònh
hướng phát triển du lòch MICE .
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM

Phần này sẽ phân tích những tiềm năng và thực trạng phát triển du loch
MICE trên đòa bàn thành phố trong những năm qua, qua đó sẽ rút ra những thuận
lợi, khó khăn trong việc khai thác loại hình này cũng như những cơ hội, thách thức
tác động đến thò trường này hiện tại và trong tương lai.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MICE TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN
ĐẾN 2020

Đề xuất các đònh hướng và mục tiêu phát triển du lòch MICE cho thành phố
Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó sẽ xây dựng chiến lược và đề ra những giải pháp
chủ yếu để thực hiện những chiến lược phát triển du lòch MICE trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới .

-3-


Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MICE
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
MICE
1.1.1. Khái niệm du lòch MICE
Du lòch MICE được hiểu là loại hình du lòch kết hợp với hội nghò, khen
thưởng, hội thảo và triển lãm. MICE là chữ viết tắt của Meeting, Incentive,

Convention/Conference và Exibition /Event, tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting
Incentive Conference Event.

1.1.1.1. Hội họp (Meeting)
Hội họp là thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ cho bất kỳ các cuộc họp
nào, là việc mọi người đến với nhau với những mối quan tâm chung để thực hiện
một mục tiêu đã đònh trước. Ở Úc, thì thuật ngữ “hội họp” được sử dụng cho cả hội
nghò (convention / confenrence / congress). Theo Davision (Business travel and
Tourism, trang 5), thì hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng
thảo luận một vấn đề quan tâm cần được chia sẽ, có thể là lónh vực thương mại
hoặc phi thương mại.

1.1.1.2. Khuyến thưởng (Incentive)
Có tính chất như hội họp, những cuộc họp loại này thường do một công ty,
tổ chức kinh doanh tổ chức để khen thưởng cho nhân viên vừa hội họp, vừa vui
chơi làm phát sinh nhu cầu tham quan du lòch và thưởng ngoạn. Theo SITE
(Business travel anh Tourism, trang 6), thì du lòch khuyến thưởng là loại hình kết
hợp mang tính kinh doanh và thư giãn , được sử dụng như là một phần thưởng cho
những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc .

1.1.1.3. Hội nghò, Hội thảo (Convention/Conference/Congress )

-4-


Những thuật ngữ trên đều cóù tính chất là như nhau, nhưng về tên gọi thì có
sự khác nhau giữa các quốc gia. Ở Anh, thì người ta gọi hội nghò là Conference, ở
Mỹ thì gọi là Convention và các quốc gia ở Châu Âu thì gọi là Congress.

Conference

Ở Anh, thì Conference là cuộc họp được tổ chức ở nơi được thuê, thời gian
họp kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng hồ; số người tham dự hội họp ít nhất là 8 người;
phải có chương trình được bố trí trước. Một sự kiện được tổ chức phải nhằm mục
đích trao đổi những quan điểm, truyền đạt những thông điệp, đưa ra những vấn đề
tranh luận hoặc công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể.

Convention
Ở Mỹ, Úc và các quốc gia Châu Á, Convention là một nhóm người vì một
mục tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thông tin cần được chia sẻ
đối với nhóm. Để chuẩn bò cho cuộc họp loại này thì phải mất tối thiểu 2 năm vì
qui mô lớn và nó thường được tổ chức bởi những hiệp hội quốc tế.

Congress
Thuật ngữ này được sử dụng ở Pháp. Những sự kiện hàng năm được nhóm
họp với số đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người. Những cuộc họp này
có xu hướng được tổ chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, mà các đại biểu
tham dự cùng thảo luận một đề tài đặc biệt. Một cuộc hội thảo, thường kéo dài
khoảng vài ngày, có các phiên họp xảy ra đồng thời.

1.1.1.4. Triển lãm, Hội chợ (Event / Exibition )
Mục đích của các hội chợ, triển lãm là quảng bá, quảng cáo, giới thiệu
những ưu thế nổi trội về năng lực, sản phẩm - dòch vụ của các hãng sản xuất kinh
doanh; duy trì hoặc tạo nên những mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh. Hội
chợ, triển lãm là nơi thực hiện trao đổi thông tin, ý tưởng giữa các nhà trưng bày,
các chuyên gia kinh doanh và khách hàng tham quan. Theo Davision, triển lãm

-5-


được xem là một phần của ngành du lòch MICE vì chúng khuyến khích du lòch phát

triển, tạo ra một nhu cầu cao về dòch vụ du lòch, về vấn đề ăn ở .
1.1.2. Lợi ích của việc khai thác du lòch MICE

1.1.2.1. Lợi ích trực tiếp
Gia tăng đầu tư từ chính phủ và ngành
MICE phát triển sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, thương mại phát triển lại
tác động đến đầu tư và trong nhiều trường hợp đầu tư lại tạo bàn đạp cho du lòch
phát triển. Quốc gia hay đòa phương nào mà quan tâm đẩy mạnh phát triển du lòch
MICE thành công thì sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ về mặt tài chính từ các khu
vực tư nhân. Thêm nữa, Chính phủ và chính quyền đòa phương cũng sẽ ủng hộ
ngành dòch vụ này nếu như họ thấy được những lợi ích từ việc gia tăng việc làm và
tăng trưởng kinh tế .

Lợi nhuận cao
So với khách đi du lòch thông thường, thì khách du lòch MICE sẵn sàng chi
tiêu cao để thưởng thức những dòch vụ cao cấp và sản phẩm đắt tiền. MICE hiện là
loại hình du lòch mang lại nguồn thu lớn cho du lòch Singapore, Thái lan, Bali
(Indonesia), Malaysia .

Tạo nhiều việc làm
Việc tạo ra nhiều việc làm được coi là một trong những lợi ích trực tiếp
quan trọng nhất từ việc phát triển du lòch MICE. Phát triển MICE sẽ thúc đẩy xây
dựng những trung tâm hội nghò, hội thảo; việc nâng cấp khách sạn, nhà hàng; các
trung tâm giải trí; các cửa hàng bán quà lưu niệm ... Do đó, một số lượng lớn việc
làm có chuyên môn và không có chuyên môn sẽ được tạo ra. Chẳng hạn như
những người lên kế hoạch hội họp, những nhà tiếp thò hội họp, dòch vụ thư ký,
nhân viên phục vụ ăn uống, tài xế, dòch vụ bảo vệ …

1.1.2.2. Lợi ích gián tiếp


-6-


Những lợi ích kinh tế cho cộng đồng đòa phương
Những lợi ích kinh tế gián tiếp có thể thu được từ việc tổ chức các sự kiện
là việc thu thuế do mua hàng hoá và dòch vụ từ khách tham gia hội nghò. Những
hàng hoá và dòch vụ mà khách MICE mua đều đánh thuế cao. Ngoài ra, những
khoản chi tiêu bên ngoài hội nghò cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đòa
phương như làm tăng nguồn thu ở các nhà hàng, quán bar, các cửa hàng bán quà
lưu niệm và đặc biệt là giảm áp lực tình trạng thâm hụt tài chính .

Tăng công suất phòng cho các khách sạn
Các khách sạn là nhà cung cấp chính dòch vụ hội nghò, hội thảo. Các hội
nghò, hội thảo được tổ chức thường xuyên đã làm tăng công suất phòng cho khách
sạn. Bên cạnh đó, nhờ việc áp dụng chính sách giá cao cho các đối tượng của
khách MICE mà lợi nhuận thu được sẽ cao hơn nhiều so với khách du lòch thuần
tuý.

Quảng bá cho điểm đến
Việc tổ chức thành công một sự kiện sẽ góp phần thu hút nhiều nhà doanh
nghiệp, khách du lòch và nó còn là công cụ quảng cáo hữu hiệu để xúc tiến, quảng
bá hình ảnh của điểm đến, tiếp cận những kỹ thuật công nghệ mới và giao lưu văn
hoá.

1.1.3. Đặc trưng của du lòch MICE
ƒ Thứ nhất là các đoàn khách MICE thường rất đông và đặc biệt là mức
chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường do ban tổ chức các hội nghò quốc tế bao
giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4-5 sao, dòch vụ cao cấp, tour sau hội
nghò phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu.
ƒ Thứ hai là so với khách du lòch thông thường, thì khách du lòch MICE

được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách, người có
chức vụ cao trong xã hội.

-7-


ƒ Thứ ba là phải có đòa điểm tổ chức với những tiện ích cao cấp và thời
gian chuẩn bò cho việc tổ chức sự kiện phải lập kế hoạch trước .

1.1.4. Cơ cấu của ngành dòch vụ MICE
Ngành dòch vụ MICE rất phức tạp, cấu trúc của ngành này bao gồm những
người tham gia sau: khách hàng / người tiêu thụ; các nhà cung cấp các dòch vụ hội
nghò, hội thảo và các tổ chức trung gian đại diện cho khách hàng (xem hình 1.1).
Hình 1.1: Cấu trúc của một ngành du lòch MICE
Cầu

Các tổ chức
trung gian

Cung

Khách hàng / Người tiêu dùng
ƒ Công ty, tổ chức kinh doanh
ƒ Hiệp hội, đoàn thể
ƒ Các tổ chức thuộc lónh vực công

Các tổ chức trung gian:
ƒ Công ty chuyên tìm đòa điểm tổ chức hội thảo
ƒ Công ty “nghe-nhìn” trong tổ chức hội thảo
ƒ Đại lý du lòch chuyên về khuyến thưởng

ƒ Công ty quản lý tại điểm đến
ƒ Công ty lữ hành
ƒ Nhà tổ chức hội chợ, triển lãm

Nhà cung cấp :
ƒ Các điểm đến
ƒ Các nơi hội họp
ƒ Các cơ sở lưu trú
ƒ Công ty vận chuyển
ƒ Các dòch vụ phụ trợ

Nguồn :Horner và Swarbrooke (Business Travel and Tourism, trang 7)

1.1.4.1. Khách hàng / người tiêu thụ
Khách MICE sử dụng dòch vụ hội nghò, hội thảo thường rất đa dạng thuộc
nhiều ngành nghề, tổ chức khác nhau. Các yêu cầu của họ về tiện nghi và dòch vụ
tuỳ thuộc vào mục đích, qui mô, chủ đề của cuộc hội nghò, hội thảo.

-8-


Các công ty, tổ chức kinh doanh (Corporate customer)
Các công ty này thuộc nhiều ngành nghề như dầu khí, dược, điện tử, ôtô,
tài chính, thực phẩm, du lòch và vận chuyển ... khách hàng này có đặc điểm như
sau :
ƒ Phần lớn những sự kiện hội họp này thường nằm trong phạm vi những bộ
phận như kinh doanh và tiếp thò, đào tạo - tuyển dụng, quản trò nguồn nhân lực.
ƒ Những cuộc hội họp này thường tổ chức ở các khách sạn 4-5 sao, nhưng đôi
khi cũng tổ chức ở các trung tâm hội nghò, hội thảo lớn.
ƒ Thời gian để chuẩn bò tổ chức các sự kiện hội nghò, hội thảo này chỉ vài tuần

hoặc vài tháng.
ƒ Những sự kiện này tổ chức hàng năm, thời gian kéo dài 2 ngày hoặc ít hơn.
ƒ Số lượng khách tham dự tương đối thấp so với khách là hiệp hội, đoàn thể
(cao nhất khoảng vài trăm khách),
ƒ Các chi phí liên quan đến việc tổ chức đều do công ty thanh toán .
Các hiệp hội, đoàn thể (Association customer)
Theo Rogers (1998), thì có sáu tổ chức đoàn thể như : các tổ chức nghề
nghiệp; các tổ chức tình nguyện; các tổ chức từ thiện; các tổ chức tôn giáo; các tổ
chức chính trò; các nghiệp đoàn. Loại khách hàng này có những đặc điểm sau :
ƒ Hầu hết những tổ chức này không vì mục đích kiếm lợi nhuận, không có
liên quan đến công việc kinh doanh.
ƒ Những sự kiện hội nghò, hội thảo thường có thời gian chuẩn bò tương đối dài
vì các thành viên tham gia rất lớn từ vài trăm đến hàng ngàn khách.
ƒ Những khoản chi phí liên quan đến hội họp tương đối thấp vì những đại biểu
tham gia phải tự thanh toán.
ƒ Những sự kiện này thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, thời gian họp
kéo dài 3 hoặc 4 ngày.

-9-


Các tổ chức thuộc khu vực công (Public sector customer)
Là những tổ chức thuộc khu vực cơ quan chính quyền trung ương, đòa
phương; các tổ chức luật; liên đoàn lao động; các tổ chức giáo dục và tổ chức y tế.
Cũng giống như khách hiệp hội, đoàn thể, những tổ chức này hoạt động cũng
không phải vì mục đích lợi nhuận. Nhưng hơi khác ở chỗ là các thành viên tham dự
không phải thanh toán những chi phí để tham dự hội họp. Để tổ chức các sự kiện,
họ phải dựa vào nguồn ngân sách hạn hẹp của mình, cho nên thường tổ chức ở
những nơi rẻ hơn, chẳng hạn như tổ chức ở các trung tâm hành chính, hội trường ở
các trường đại học, cao đẳng và ở các khách sạn 3 sao.


1.1.4.2. Nhà cung cấp (Supplier)
Là những tổ chức cung cấp chính dòch vụ hội nghò, hội thảo. Theo hình 1.1,
thì có 5 loại nhà cung cấp như sau: những người cho thuê nơi hội họp (Venues),
trung tâm xúc tiến hội nghò, hội thảo ở điểm đến (Destinations), các hãng vận
chuyển (Transport), các cơ sở lưu trú (Accommodation) và những nhà cung cấp
dòch vụ phụ trợ (Ancillary Services).
Những nơi hội họp (Venues)
Là những nơi để tổ chức các sự kiện hội họp, hội nghò - hội thảo, triển lãm,
các khoá huấn luyện cho nhân viên, du lòch khuyến thưởng, giới thiệu sản phẩm
mới.
Các khách sạn được coi như là nơi tổ chức thuận tiện, lý tưởng cho khách
tham dự hội nghò, hội thảo, đặc biệt là các khách sạn 4-5 sao. Bởi vì, ngoài việc
cung cấp phòng họp và các trang thiết bò phục vụ hội họp, nơi đây còn cung cấp
chỗ ở và các dòch vụ hỗ trợ như nhà hàng, khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ sức
khoẻ, casino, cửa hàng quà lưu niệm, quầy bar …
Bên cạnh các khách sạn, ngày nay số lượng các trung tâm hội nghò, hội thảo
ngày càng lớn mạnh đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của khách hàng. Với ưu thế

-10-


nổi bật của các trung tâm hội nghò là cung cấp một hệ thống trang thiết bò hiện đại
và đồng bộ, các phòng họp với qui mô lớn, cách thức tổ chức, phục vụ hội nghò hội thảo mang tính chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, các nơi tổ chức hội họp khác như các cơ sở đào tạo (trường đại
học, cao đẳng), trung tâm hành chính (civic venues), văn phòng thương mại
(council chamber), hội trường (committee room), cũng góp vai trò quan trọng trong
việc đa dạng hoá dòch vụ hội nghò, hội thảo.
Điểm đến (Destination)
Theo Rogers, thì điểm đến là nơi mà khách hàng sẽ tổ chức các sự kiện của

MICE, điểm đến có thể là thành phố hay một quốc gia. Khác với nơi hội họp, chỉ
cung cấp một vài dòch vụ, trong khi điểm đến thì cung cấp tất cả mọi thứ dòch vụ
cho khách hàng. Những sản phẩm mà những điểm đến cung cấp là sự pha trộn của
nhiều yếu tố như cung cấp thông tin; cung cấp những dòch vụ tổ chức cho khách;
các dòch vụ phụ trợ; cung cấp trung tâm hội nghò, hội thảo, triển lãm; các cơ sở lưu
trú; các điểm tham quan; hệ thống vận chuyển; đặc điểm đòa lý.
Phương tiện vận chuyển (Transport)
Là tất cả các phương tiện được sử dụng phục vụ cho khách hàng tới điểm
đến và tại điểm đến, bao gồm đường hàng không; đường sắt; đường bộ; đường
thuỷ .
Cơ sở lưu trú (Accommodation)
Rất cần thiết cho khách MICE khi lưu trú tại điểm đến. Hầu hết khách
thường lưu trú tại các khách sạn 3 sao trở lên vì các khách sạn này thường có
phòng ăn ở và các dòch vụ phụ trợ đáp ứng được nhu cầu của khách. Ngoài ra,
những nơi như nhà khách thanh niên (youth hostels), khách sạn nổi (floating hotel),
tàu thủy (cruise ships) cũng rất thích hợp cho khách MICE lưu trú.
Các dòch vụ phụ trợ (Ancillary services)

-11-


Đó là các nhà cung cấp “nghe-nhìn”; công ty giải trí - biểu diễn văn hoá
nghệ thuật; nhà hàng; dòch thuật; trang trí hoa; các nhà cung cấp trang thiết bò phục
vụ hội họp như hệ thống âm thanh, máy chiếu slide, máy chiếu Overhead, TV và
đầu máy video, thiết bò đa phương tiện, máy vi tính và máy vi tính cá nhân và các
thiết bò văn phòng …

1.1.4.3. Các tổ chức trung gian (Intermediaries)
Là các tổ chức đại diện cho khách hàng trong việc tổ chức các sự kiện hội
nghò, hội thảo. Theo Rogers (1998), thì có các tổ chức sau (Business travel and

Tourism, trang 41) :
Nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp (Professional conference
organizers- PCOs)
Là các công ty quản lý sự kiện, được khách hàng thuê để hỗ trợ trong việc
tổ chức hội nghò, hội thảo. Họ đóng vai trò là người tìm kiếm và giới thiệu một nơi
tổ chức sao cho phù hợp, lên kế hoạch cho chương trình hội thảo (bao gồm chương
trình xã hội, tiếp thò hội thảo, mời đại biểu, đặt ăn uống, đưa ra ngân sách và kiểm
soát tất cả những chi phí hội thảo). Ngược lại, thì PCOs được hưởng khoản chi phí
quản lý từ khách hàng, ngoài ra họ cũng được hưởng những khoản hoa hồng từ nơi
tổ chức hội nghò, từ việc đặt ăn ở và từ những dòch vụ khác có liên quan. Loại hình
MICE, mà các nhà tổ chức này kinh doanh như : hội họp, hội nghò, hội thảo, những
khoá huấn luyện - đào tạo .
Công ty chuyên tìm đòa điểm tổ chức hội thảo, hội nghò (Venue finding
company)
Họ đóng vai trò ít quan trọng hơn so với PCOs. Các công ty này chỉ cần tìm
cho khách hàng một đòa điểm tổ chức sao cho phù hợp với quy mô, chi phí, tính
chất hội thảo và yêu cầu của khách hàng. Họ chỉ được hưởng hoa hồng từ nơi hội
họp, ngoài ra họ cũng được hưởng những khoản hoa hồng từ việc đặt chỗ lưu trú ở

-12-


các khách sạn cho các đại biểu và những dòch vụ có liên quan. Loại hình MICE,
mà nhà tổ chức này kinh doanh như : hội họp, hội nghò, hội thảo, những khoá huấn
luyện - đào tạo, giới thiệu sản phẩm mới.
Đại lý du lòch chuyên về khuyến thưởng (Incentive travel agency)
Đây là đại diện đặc biệt cho khách hàng, chuyên tổ chức các tour du lòch
trọn gói với mục đích là để khuyến khích người lao động hay là phần thưởng dành
cho những các nhân xuất sắc của công ty. Do vậy, những đại lý này thường thiết kế
các tour du lòch rất đa dạng, phong phú và chất lượng.

Các công ty quản lý tại điểm đến (Destination management company)
Là những tổ chức trung gian có sự hiểu biết và mối quan hệ rộng rãi tại nơi
hội thảo sẽ được tiến hành. Họ sắp xếp nơi ở cho các đại biểu, tổ chức khâu vận
chuyển từ sân bay đến khách sạn, từ khách sạn đến nơi hội thảo, tư vấn các tour du
lòch trước và sau hội thảo. Loại hình MICE, mà nhà tổ chức này kinh doanh như :
hội họp, hội nghò - hội thảo, du lòch khuyến thưởng, tổ chức hội chợ, triển lãm , giới
thiệu sản phẩm mới.
Công ty lữ hành chuyên về khách công vụ (Business travel company)
Cung cấp các dòch vụ du lòch cho khách du lòch MICE, bao gồm việc đặt vé
máy bay, xe, ăn ở (hay tổ chức tour trọn gói) cho khách hàng. Khách hàng của
công ty lữ hành thường là khách công vụ, số lượng không lớn.
Các công ty chuyên về tổ chức hội chợ, triển lãm (Exibition organizer)
Để quảng bá, giới thiệu những sản phẩm dòch vụ của mình cho công chúng,
các công ty kinh doanh đều phải tìm kiếm thông tin về điều kiện tham dự, giá cả,
quy mô, số lượng của các thành viên tham gia của những nhà tổ chức hội chợ, triển
lãm. Thông qua các hoạt động quảng bá, tiếp thò, các nhà tổ chức triển lãm có
trách nhiệm trong việc thu hút tối đa sự quan tâm của công chúng.
1.1.5. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển du lòch MICE

-13-


1.1.5.1. Vai trò của ngành du lòch MICE
ƒ Cùng với du lòch thuần tuý, thì du lòch MICE ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong việc chuyển dòch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một khi du lòch
MICE phát triển thì nó sẽ kéo theo tăng tỷ trọng GDP lên. Theo WTO, hiện nay thò
trường MICE toàn cầu trò giá 300 tỉ USD, tạo ra các hoạt động kinh tế trò giá 5.490
tỉ USD, bằng 10,4% tổng GDP thế giới với hơn 214 triệu người hiện đang làm việc.
ƒ Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước, đặc biệt là ở các quốc gia
đang phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia. Doanh thu từ du lòch MICE của

Singapore tăng từ 2,2 tỷ đôla Singapore năm 2002 lên khoảng 3 tỷ đôla Singapore
vào năm 2005 ; còn ngành du lòch MICE của Malaysia mỗi năm đóng góp khoảng
30% tổng doanh thu của ngành du lòch .
ƒ Du lòch MICE là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển của các ngành
khác. Du lòch MICE phát triển sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, thương mại phát
triển lại tác động đến đầu tư và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, và trong nhiều
trường hợp đầu tư lại tạo bàn đạp cho du lòch phát triển. Và chính vì vậy, mà lượng
khách du lòch đi qua các cường quốc du lòch như Singapore, Thái Lan, Malaysia
bao giờ cũng ở mức 6 -10 triệu khách / năm .

1.1.5.2. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển du lòch MICE
ƒ Góp phần nâng cao hiệu quả của ngành du lòch nói chung. Khi mà cuộc sống
ngày càng phát triển đến mức độ hoàn thiện hơn, hiện đại hơn, thì nhu cầu về du
lòch của người dân trên thế giới cũng ngày càng tăng cao. Bên cạnh sự phát triển
chung của các loại hình du lòch thuần tuý như du lòch sinh thái, du lòch khám phá,
du lòch văn hoá - lòch sử, du lòch nghỉ dưỡng, thì loại hình du lòch MICE thuộc loại
sinh sau đẻ muộn, nhưng lại đang phát triển ngày càng mạnh và trở thành lợi thế
cạnh tranh lớn tại một số quốc gia hiện nay .

-14-


ƒ Góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên thò trường quốc tế. Việc tổ chức
thành công các sự kiện hội nghò, hội thảo quốc tế có ý nghóa vô cùng quan trọng vì
qua đó, nó là công cụ quảng cáo hữu hiệu để xúc tiến những sản phẩm và dòch vụ
tới thò trường mục tiêu, quảng cáo hình ảnh của điểm đến.
1.2. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA
1.2.1.Thực tiễn phát triển du lòch MICE của một số quốc gia tiêu biểu


1.2.1.1. Singapore
Singapore là một điểm đến hàng đầu thế giới cho các sự kiện thương mại
như hội thảo, khen thưởng, hội nghò và triển lãm. Hiện nay, Singapore đứng thứ 3 ở
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sau Úùc, Nhật và Thái Lan (xem thêm phụ lục
1.3) và đứng thứ 22 trên thế giới về thò trường khách du lòch MICE, do có thuận lợi
là trang thiết bò phục vụ hội họp và hạ tầng cơ sở hiện đại. Chính điều này đã làm
cho các nhà tổ chức yên tâm khi chọn nơi đây làm nơi hội nghò, hội thảo và triển
lãm. Singapore đã tổ chức thành công một số sự kiện có uy tính nhất trên thế giới
như SIBOS 2003, Diễn đàn kinh tế thế giới 2005, phiên họp lần thứ 117 của Ủy
ban Olympic thế giới 2005 và Hội nghò thường niên của Quỹ tiền tệ Thế giới và
Ngân hàng thế giới vào năm 2006. Và các sự kiện thương mại như tuần lễ trao đổi
thương mại truyền thông Infocom, hội chợ hàng gia dụng quốc tế Singapore, triển
lãm không gian vũ trụ Châu Á, hội nghò thực phẩm và khách sạn Châu Á …
Trong những năm qua, Singapore đã nhận được nhiều giải thưởng quan
trọng, chứng nhận danh tiếng là một điểm đến hàng đầu cho các sự kiện Thương
mại và MICE như :
ƒ Thành phố Điểm đến kinh doanh tốt nhất (giải thưởng Sự lựa chọn của độc
giả Destinasian 2006).

-15-


ƒ Thành phố Du lòch kinh doanh MICE tốt nhất ( giải thưởng Du lòch TTG
2005).
ƒ Cơ sở Dòch vụ hội nghò / triển lãm được ưa thích ( Sự lựa chọn Du lòch của
Độc giả tạp chí Time).
ƒ Thành phố Trung tâm hội nghò thứ 2 trên thế giới (Hiệp hội hội nghò và Đại
hội quốc tế 2004).
ƒ Thành phố Trung tâm hội nghò số 1 của Châu Á trong 22 năm liên tiếp
(Liên minh các hiệp hội quốc tế 2004).

Singapore có hai trung tâm triển lãm lớn là trung tâm triển lãm và hội nghò
quốc tế Suntec và Singapoe Expo (xem bảng 1.1), ngoài ra còn có trung tâm hội
nghò Raffles City và trung tâm hội thảo Waterfront. Hầu hết các trung tâm thương
mại, phòng hội nghò, hội thảo quốc tế đều rất gần sân bay. Thêm vào đó, sân bay
quốc tế Singapore đủ lớn để đón tiếp 40 triệu lượt khách mỗi năm, một hệ thống
khách sạn 4-5 sao (30.000 phòng) gần trung tâm hội nghò và triển lãm quốc tế, có
thể phục vụ và đáp ứng được nhu cầu ăn ở của nhiều khách tham dự .
Với thuận lợi là cơ sở vật chất hiện đại, dòch vụ tiêu chuẩn cao, thuận lợi
qua các dòch vụ Internet và dòch vụ hội nghò từ xa tại các khách sạn thương mại và
các khu trung tâm triển lãm và hội nghò đã giúp Singapore trở thành một điểm đến
hàng đầu cho các cuộc hội họp doanh nghiệp. Ngoài ra, Singapore còn cung cấp
cho những nhà tổ chức sự kiện vô số các chương trình giải trí và thư giản đầy ấn
tượng như chương trình thưởng thức cocktail trên chuyến xe điện tham quan Vườn
thú đêm Night Safari, tham quan những khu vực sắc tộc từ khu Tiểu Ấn đến Phố
Tàu để khám phá di sản đa văn hoá của Singapore và thưởng thức các món ăn đòa
phương và quốc tế đa dạng. Về quảng bá, xúc tiến thì Cục Du lòch Singapore từ
cuối năm 2003 đã đưa ra chiến dòch xúc tiến quảng bá với 15 triệu đôla Singapore
(khoảng 8,6 triệu USD) nhằm thu hút thò trường khách du lòch doanh nhân và
MICE, tăng doanh số từ lónh vực này lên 3 tỉ đôla trong năm 2005.

-16-


Văn phòng Hội nghò và triển lãm Singapore
Văn phòng Hội nghò và triển lãm Singapore đóng vai trò tích cực trong việc
phát triển du lòch MICE.
ƒ Cung cấp thông tin toàn diện về các cơ sở vật chất, các đòa điểm tổ chức và
dòch vụ ở Singapore.
ƒ Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảo các
buổi họp và các sự kiện được tổ chức thành công.

ƒ Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra đòa điểm.
ƒ Sắp xếp và tạo thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viên tham gia.
ƒ Dàn dựng đề cương quảng cáo cho các thông báo sơ bộ của các cuộc họp.
ƒ Cung cấp tài liệu và thông tin quảng cáo cho các cuộc họp.
Bảng1.1: Các trung tâm hội thảo ở Singapore

Trung tâm

Khu vực triển lãm
Bên ngoài
Bên trong
2
(m2)
(m )

Singapore Expo

60.000

Trung tâm hội nghò và triển lãm quốc tế Suntec

26.830

Số phòng

25.000

Tổng cộng
86.830
25.000

Nguồn : www.icca.nl; www.singapore-expo.com.sg; www.hitec-trade.com

19

Phòng họp
Sức chứa
Loại lớp
Loại nhà
học
hát
27.645
46.090

33

10.916

22.796

52

38.561

68.886

1.2.1.2. Malaysia
Malaysia cũng đang là đòa điểm mới nổi lên về sự kiện hội nghò, hội thảo và
triển lãm ở Đông Nam Á. Trong năm 2003, Malaysia xếp hạng thứ 23 thế giới và
thứ 6 ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương về thò trường khách MICE. Lượng khách
MICE từ năm 1999 đến nay luôn tăng liên tục( xem bảng 1.2).


-17-


Bảng 1.2: Khách du lòch và khách MICE đến Malaysia từ 1999 – 2002 (lượt người)
Tỉ lệ khách MICE so với tổng số khách du lòch đến Malaysia
Năm

Khách du lòch

Khách MICE

% Tỉ lệ

1999

7.931.149

139.195

1,8

2000

10.221.582

246.295

2,4


2001

12.775.073

473.486

3,7

2002

13.295.010

699.924

5,3

Nguồn: Malaysia – The Rise of MICE, www:businesstravellerindia.com

Trong những năm qua, Malaysia đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn
như phong trào các nước không liên kết (NAM Summit), Hiệp hội du lòch Ấn Độ
(Travel agent’ Association of India), Foodtech Malaysia, hội thảo về bệnh tim
Đông Nam Á lần thứ 14 (14th ASEAN Congress of Cardiology), giải thưởng quốc
tế (Malaysia Gift and Premium), Hội chợ trang thiết bò quốc tế (International
Furniture fair), … Và hiện nay Malaysia đang nhắm vào thò trường khách là khu vực
Châu Âu và vùng Viễn Đông.
Để đạt được những thành tựu đó phải kể đến sự hợp tác giữa các bộ phận
hữu quan như hãng hàng không Malaysia, các cơ quan chính quyền đòa phương và
Chính phủ Malaysia, các khách sạn, các trung tâm hội nghò - hội thảo, các nhà tổ
chức sự kiện chuyên nghiệp, các công ty quản lý tại điểm đến, các nhà cung cấp
triển lãm, các công ty du lòch và các nhà sản xuất quà lưu niệm. Ngoài ra,

Malaysia cũng được công nhận là quốc gia có môi trường chính trò ổn đònh, điểm
đến an toàn, cơ sở hạ tầng thuận lợi.
Về vấn đề lưu trú, Malaysia có 2.032 khách sạn với 133.495 phòng ngủ đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lòch. Trong đó, nổi bật là trung tâm thương

-18-


mại thế giới Putra có 2 khách sạn quốc tế là Pan - Pacific và Legend hotel; Mines
Reosort có Palace of the Golden Horses, Genting có Genting hotel, Resort hotel và
First hotel … Thuận lợi của các khách sạn này là chỉ mất khoảng 15 phút để đến
các trung tâm hội nghò.
Về trung tâm hội nghò, hội thảo. Malaysia cung cấp một số trung tâm mang
tầm quốc tế tọa lạc ngay thành phố Kuala Lumper như Putra World Trade Centre (
diện tích 35.000 m2); Trung tâm hội nghò quốc tế Malaysia (Malaysia International
Exibition and Convention Centre); Genting International Convention Centre (diện
tích 9.847 m2); Trung tâm hội nghò Kuala Lumper (Kuala Lumper Convention
Centre).
1.2.2. Những bài học rút ra từ thực tế phát triển du lòch MICE của một số
quốc gia
Theo kinh nghiệm phát triển du lòch MICE của Nhật Bản, Singapore,
Malaysia, Thái Lan và Hồng Kông thì để khai thác thò trường này tốt, thì ta thấy có
một số bài học sau :
ƒ Thứ nhất, không thể phát triển du lòch MICE nếu như không có một cơ quan
quản lý chuyên trách về MICE (Chính phủ hoặc tư nhân). Hầu hết các quốc gia
khai thác thò trường này đều có một cơ quan hay tổ chức xúc tiến du lòch MICE như
một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress and Convention Bureau, Singapore
Convention Bureau, Malaysia Covention Bureau, HongKong Convention and
Incentive Travel Bureau, Shanghai Convention Bureau, Thailand Incentive and
Convention Bureau .

ƒ Thứ hai, để phát triển du lòch MICE thì điểm đến phải có cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại. Trước hết là phải có một hệ thống khách sạn 4-5 sao với các trang
thiết bò hội nghò, hội thảo đạt chuẩn quốc tế. Thứ nữa là phải có những trung tâm
hội họp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghò, hội thảo, triển lãm có sức
chứa từ vài nghìn người trở lên, mang tầm vóc quốc tế .

-19-


ƒ Thứ ba, vì khách hàng bao gồm cả những công ty, tập đoàn đa quốc gia,
những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới, nên cần phải có những nhà tổ chức chuyên
nghiệp (Professional Convention Organizer) đứng ra đảm nhiệm để cho việc tổ
chức các sự kiện của MICE được thành công.
ƒ Thứ tư, Phát triển du lòch MICE rất cần sự ủng hộ và trợ giúp của các cơ
quan chính quyền đòa phương, đặc biệt là từ phía Chính phủ trong việc ổn đònh, sắp
xếp lại trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, nhằm xây dựng một môi trường xã hội,
môi trường du lòch thông thoáng, an toàn và thân thiện.
1.3. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC VÀO
TRƯỜNG HP ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE

Có nhiều quốc gia nhận thấy được lợi ích của du lòch MICE và họ đã thành
công trong việc đònh hướng phát triển du lòch MICE của mình. Một điều lưu ý là
hầu như các quốc gia này đã tận dụng được những lợi thế riêng có của mình như hạ
tầng cơ sở hiện đại, tài nguyên du lòch phong phú như Nhật Bản, Hồng Kông,
Malaysia để thu hút khách MICE. Những lợi thế đó không thể là tuyệt đối bởi vì
nó còn chòu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nữa trong bối cảnh nền kinh tế thế giới
có xu hướng hội nhập ngày càng chặt chẽ hơn .
Từ cách tiếp cận trên, để có hướng phát triển du lòch MICE thì phần này có
mục đích là trình bày những lý thuyết cơ bản về quản trò chiến lược để vận dụng
cho việc phân tích và xây dựng những đònh hướng phát triển du lòch MICE cho đòa

phương .

1.3.1. Lý thuyết quản trò chiến lược
1.3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trò chiến lược
Có nhiều cách tiếp cận về chiến lược, ví dụ theo như Alfred Chandler Harvard University cho rằng “Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát
xác đònh các mục tiêu dài hạn cơ bản của một tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc

-20-


chương trình hành động và phân bố các nguồn tài nguyên chủ yếu để thực hiện các
mục tiêu đó”. Theo William J .Glueck thì “chiến lược là một kế hoạch mang tính
thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các
mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện” (Business Policy and
Strategic Management.McGraw Hill, Newyork, 1980).
Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt
được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các
chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo các khung để hướng dẫn tư duy để
hành động. Như vậy, mục đích của một chiến lược là nhằm tìm kiếm những cơ hội,
hay nói cách khác là nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vò thế cạnh tranh.
Còn về khía cạnh quản trò chiến lược, Fred R David cho rằng “Quản trò
chiến lược là quá trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của
tổ chức hiện tại cũng như tương lai; xác lập nhiệm vụ chức năng và xây dựng hệ
thống các mục tiêu cần theo đuổi; hoạch đònh, thực hiện và kiểm tra chiến lược
nhằm vận dụng hữu hiệu các nguồn lực và tiềm năng của tổ chức để đạt các mục
tiêu mong muốn”.
Theo đó, khi xây dựng và thực hiện chiến lược của tổ chức, các nhà quản trò
chiến lược cần phải tuân thủ những yêu cầu sau :
ƒ Thứ nhất, chiến lược kinh doanh phải đạt mục đích làm tăng thế lực của
doanh nghiệp để giành lợi thế cạnh tranh. Muốn đạt yêu cầu này, thì khi xây dựng

chiến lược phải triệt để khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình, tập
trung các biện pháp tận dụng thế mạnh chứ không dùng quá nhiều công sức cho
việc khắc phục các điểm yếu tới mức không đầu tư gì thêm cho các mặt mạnh.
ƒ Thứ hai, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh
nghiệp. Để đạt yêu cầu này, chiến lược kinh doanh phải có vùng an toàn, trong đó
khả năng rủi ro vẫn có thể xảy ra nhưng chỉ ở mức thấp nhất.

-21-


ƒ Thứ ba, phải xác đònh phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ
bản để thực hiện mục tiêu. Việc xác đònh phạm vi kinh doanh trong chiến lược
kinh doanh, phải đảm bảo sao cho khắc phục được sự dàn trải nguồn lực. Trong
mỗi phạm vi kinh doanh nhất đònh, các doanh nghiệp có thể đònh ra mục tiêu cần
đạt tới phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Đi liền với mục tiêu, cần đề ra hệ
thống các chính sách, biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ thuật, lao động làm tiền
đề cho việc thực hiện các mục tiêu ấy.
ƒ Thứ tư, phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai. Việc dự
đoán này chính xác bao nhiêu thì chiến lược kinh doanh càng phù hợp bấy nhiêu.
ƒ Thứ năm, phải có chiến lược dự phòng. Vì thế, khi xây dựng chiến lược kinh
doanh, phải tính đến khả năng xấu nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Và
trong tình thế đó thì chiến lược dự phòng nào sẽ thay thế.
ƒ Thứ sáu, phải kết hợp độ chín muồi với thời cơ. Chiến lược kinh doanh
không chín muồi thì doanh nghiệp sẽ gặp thất bại.

1.3.1.2. Qui trình quản trò chiến lược
Qui trình quản trò chiến lược bắt đầu bằng việc phân tích môi trường kinh
doanh, bao gồm phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để xác lập các điểm
mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa đối với tổ chức. Dựa trên cơ sở đó để thiết
lập các mục tiêu của chiến lược về tăng trưởng lượng khách, gia tăng thò phần

khách, tăng doanh thu toàn ngành … và vạch ra các giải pháp chiến lược đồng bộ
nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Sau đó là xây dựng các chương trình
hành động cụ thể để tổ chức thực hiện chiến lược. Và cuối cùng là đánh giá, kiểm
soát kết quả nhằm điều chỉnh chiến lược (khi cần thiết) để làm cho chiến lược luôn
thích nghi với hoàn cảnh môi trường. Như vậy, qui trình quản trò chiến lược được
chia làm 3 giai đoạn như minh hoạ ở Hình 1.2.

-22-


Hình 1.2: Qui trình quản trò chiến lược
Thực hiện
chiến lược

Xây dựng
và phân tích
chiến lược

Đánh giá ,
kiểm tra
chiến lược

Giai đoạn 1: Xây dựng và phân tích chiến lược
Công việc đầu tiên của quản trò chiến lược là thiết lập mục tiêu sản xuất
kinh doanh (của doanh nghiệp) hay mục tiêu phát triển (của ngành, địa phương), sau
đó là đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp (ngành, đòa phương). Tức là thực
hiện điều tra nghiên cứu điều tra cơ bản để xác đònh các mặt mạnh và mặt yếu bên
trong, cũng như các cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp (ngành, đòa phương)
này. Cách làm này thường được gọi là phân tích SWOT. Để thực hiện tốt giai đoạn
này, nhà quản trò cần phải (1) phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài gồm có yếu

tố kinh tế; yếu tố văn hoá; xã hội; yếu tố pháp luật và chính trò; yếu tố công nghệ.
Từ đó xác đònh được các cơ hội và mối nguy cơ cho tổ chức. (2) phân tích, đánh giá
các yếu tố bên trong gồm có yếu tố nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển,
marketing, sản phẩm dòch vụ cung ứng, tài chính … từ đó xác đònh các điểm mạnh
và điểm yếu của tổ chức. (3) xây dựng ma trận SWOT và (4) lựa chọn chiến lược .

Giai đoạn 2: Thực hiện chiến lược
Đây là giai đoạn mà nhà quản trò lên bảng kế hoạch hành động, triển khai
các hoạt động mà tổ chức sẽ thực hiện theo từng mốc thời gian để đạt mục tiêu
chung. Để thực hiện tốt giai đoạn này nhà quản trò cần phải (1) ấn đònh sứ mạng,
mục tiêu cần đạt. (2) xây dựng một tổ chức có đủ khả năng thực hiện được các
chiến lược đề ra. (3) đưa ra các chính sách phân bổ các nguồn lực hợp lý để các

-23-


nhân viên trong tổ chức có thể làm một cách hiệu quả. (4) chính sách hỗ trợ nhân
viên thực hiện chiến lược và các qui trình làm việc .

Giai đoạn 3: Đánh giá, kiểm tra chiến lược
Đây là giai đoạn cuối cùng của qui trình quản trò chiến lược. Tất cả các
chiến lược tuỳ thuộc vào thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên ngoài
thay đổi thường xuyên. Các hoạt động chính của giai đoạn này là: (1) xem xét lại
các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, (2) đo lường kết quả đạt được và
(3) thực hiện các hoạt động điều chỉnh.

1.3.1.3. Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Tổ chức cần xác đònh các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về
thay đổi trong các môi trường kinh tế, chính trò - xã hội, pháp luật và công nghệ ở

thò trường nơi tổ chức đang hoạt động. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát
triển thò trường, khoảng trống thò trường … Các nguy cơ đối với tổ chức có thể là thò
trường bò thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có
thể xảy ra, bất ổn về chính trò ở các thò trường chủ chốt. Đây là cơ sở để thiết lập
ma trận EFE.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Với việc phân tích môi trường bên trong của tổ chức, các mặt mạnh có thể
là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà tổ chức có trước đối thủ cạnh tranh
như có nhà quản trò tài năng, thương hiệu nổi tiếng, tổ chức có hình ảnh tốt trong
mắt khách hàng hay chiếm thò phần lớn trên thò trường, sản phẩm dòch vụ chất
lượng cao. Những mặt yếu thể hiện ở những thiếu sót hoặc nhược điểm và kỹ
năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của tổ chức. Đó có thể
là sản phẩm - dòch vụ nghèo nàn, hoạt động quảng bá, xúc tiến kém, nguồn nhân

-24-


×