BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
WX
NGUYỄN THỊ HUỆ ANH
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
WX
NGUYỄN THỊ HUỆ ANH
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng số liệu.
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ.
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Những nội dung cơ bản về thẻ thanh toán ngân hàng................................4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thẻ.....................................................4
1.1.2 Khái niệm. ...............................................................................................5
1.1.3 Phân loại thẻ. ...........................................................................................6
1.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường thẻ ........................................................9
1.1.5 Lợi ích của dịch vụ thẻ. ...........................................................................10
1.2 Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại..............................12
1.2.1 Nội dung hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại.............12
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng
thương mại...............................................................................................17
1.3 Thực trạng chung về thẻ ở Việt Nam...........................................................18
Toùm löôïc chöông 1 .............................................................................................. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH
TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1 Khái quát về sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ
thương Việt Nam......................................................................................................23
2.1.1. Khái quát về sự ra đời của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt
Nam .........................................................................................................................23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. ..25
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam trong thời gian qua...................................................................................26
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam. ................................................................................30
2.3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm thẻ của Ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam...............................................................30
2.3.2 Tỡnh hỡnh hot ng kinh doanh ca Trung tõm th trong thi gian
qua.........................................................................................................32
2.4 ỏnh giỏ chung v hot ng kinh doanh th ti Ngõn hng thng mi c phn
K thng Vit Nam. .........................................................................................47
2.4.1 ỏnh giỏ v chc nng, tin ớch ca th Ngõn hng thng mi c phn
K thng Vit Nam. ..............................................................................47
2.4.2 Nhng thnh qu t c v tn ti trong hot ng kinh doanh th .50
2.4.3. Cỏc yu t nh hng n hot ng kinh doanh th. ..........................54
Toựm lửụùc chửụng 2 .............................................................................................. 60
CHNG III: GII PHP PHT TRIN HOT NG KINH DOANH
TH THANH TON TI NGN HNG THNG MI C PHN K
THNG
VIT NAM.
3.1 nh hng phỏt trin hot ng kinh doanh th ti Ngõn hng thng mi c
phn K thng Vit Nam. ................................................................................61
3.1.1 ỏnh giỏ c hi, trin vng phỏt trin hot ng kinh doanh th ti
Ngõn hng thng mi c phn K thng Vit Nam.........................61
3.1.2 nh hng phỏt trin hot ng kinh doanh th ti Ngõn hng thng
mi c phn K thng Vit Nam trong thi gian ti..........................64
3.2 Gii phỏp phỏt trin hot ng kinh doanh th ti Ngõn hng thng mi c
phn K thng Vit Nam. ................................................................................65
3.2.1 Hon thin cụng ngh v th................................................................65
3.2.2 Phỏt trin sn phm th, nõng cao thng hiu ...................................67
3.2.3 Tng cng hp tỏc, phỏt trin mng li thanh toỏn th. ..................70
3.2.4 y mnh cụng tỏc tuyờn truyn qung cỏo. .......................................72
3.2.5 Xõy dng chin lc kinh doanh thớch ng th trng........................74
3.2.6 Tng cng hot ng phũng chng v kim soỏt ri ro trong kinh
doanh th...............................................................................................74
3.27. Nõng cao cht lng ngun nhõn lc ..................................................76
3.2.8 Nõng cao kh nng nhn thc ca ch th...........................................77
3.3 Mt s kin ngh i vi Chớnh ph, Ngõn hng nh nc, Hip hi th .........77
3.3.1 Kin ngh vi Chớnh ph......................................................................77
3.3.2 Kin ngh vi Ngõn hng Nh nc ....................................................78
3.3.3 Kin ngh vi Hip hi th...................................................................79
Toựm lửụùc chửụng 3 .............................................................................................. 80
KT LUN .............................................................................................................81
Taứi lieọu tham khaỷo.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
• ACB
: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
• Agribank
: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
• ATM
: Automated Teller Machine
• BIDV
: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
• CN
: Chi nhánh
• ĐVCNT
: Đơn vị chấp nhận thẻ
• EDC
: Electric Data Capturer - Máy thanh toán thẻ tự động
• NH
: Ngân hàng
• NHPH
: Ngân hàng phát hành thẻ
• NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
• NHTM
: Ngân hàng thương mại
• NHTMCP
: Ngân hàng thương mại cổ phần
• NHTT
: Ngân hàng thanh toán thẻ
• PIN
: Personal Identification Number
• TCB, Techcombank
: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
• TCTQT
: Tổ chức thẻ Quốc tế
• Vietcombank
: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
• Vietinbank
: Ngân hàng Công thương Việt Nam
• VN
: Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Số bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Tình hình phát triển thẻ qua các năm
21
Bảng 2.1
Một số kết quả kinh doanh của Techcombank
26
Bảng 2.2
Đặc điểm và biểu phí thẻ F@stAccess
34
Bảng 2.3
Bảng so sánh đặc diểm thẻ F@stAccess và F@stAccess-I
35
Bảng 2.4
Đặc đỉêm thẻ Visa Debit
36
Bảng 2.5
Đặc điểm thẻ Visa Credit
37
Bảng 2.6
Bảng tổng kết tình hình phát triển thẻ của Techcombank
39
Bảng 2.7
Bảng số lượng thẻ phát hành từng loại tại Techcombank
41
Bảng 2.8
Số lượng thẻ phát hành đến T6/2008 trên thị trường
41
Bảng 2.9
Bảng số lượng máy ATM, POS của Techcombank qua các
43
Bảng 2.10
Bảng số lượng máy ATM và POS của các ngân hàng năm
2007 và T6/2008
43
Bảng 2.11
Bảng tình hình giao dịch thẻ của Techcombank
45
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số sơ đồ,
biểu đồ
Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
Sơ đồ 1.1
Nghiệp vụ phát hành thẻ
13
Sơ đồ 1.2
Quy trình thanh toán thẻ
14
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam
25
Sơ đồ 2.2
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thẻ Techcombank
30
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ số lượng thẻ phát hành của Techcombank
40
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ số lượng thẻ phát hành trên thị trường đến
T6/2008
42
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ số lượng máy ATM của các ngân hàng T6/2008
44
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ số lượng POS của các ngân hàng T6/2008
44
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ doanh số giao dịch thẻ Techcombank
46
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển ổn
định và đang mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Hòa mình vào xu thế
chung đó, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã và đang chuẩn bị
cả thế và lực mới để đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngày càng tăng, nhất là trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng và đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán- một công
cụ thanh toán hiện đại, văn minh và mang nhiều tiện ích.
Thẻ ra đời được xem là một bước đột phá cho nền công nghệ tin học hiện đại,
mang đến cho các ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Thẻ có thể được sử
dụng vào nhiều mục đích: rút tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ,...và dần dần trở nên
quen thuộc với người tiêu dùng. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các
NHTM nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm
tới việc thị trường ngân hàng bán lẻ, xây dựng thương hiệu.
Nhận thức được vai trò này, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank) đã nhanh chóng xây dựng cho mình mục tiêu trở thành ngân hàng
bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam trên cơ sở kế thừa, học hỏi kinh nghiệm của các ngân
hàng bạn và dần thâm nhập vào thị trường còn khá mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn này.
Trong quá trình triển khai dịch vụ thẻ Techcombank còn gặp phải khá nhiều
vấn đề khó khăn. Do đó việc nghiên cứu sự phát triển của thẻ thanh toán cũng như
chất lượng cung ứng dịch vụ thẻ hiện nay thực sự rất cần thiết để từ đó có thể đưa ra
những đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ nói chung và
Tehcombank nói riêng.
2
Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết chọn đề tài “Phát triển hoạt động
kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt
Nam” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn hoạt động kinh
doanh thẻ trở thành một lợi thế cạnh tranh của Techcombank.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán và hoạt động kinh doanh
thẻ nhằm đưa ra vai trò và tiện ích của thẻ.
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán của Ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam.Từ đó rút ra những thành tựu và tồn tại cần hoàn
thiện.
- Đề xuất những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại
Techcombank trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ
thanh toán, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại và thực tiễn hoạt
động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam từ năm 2004 đến tháng 06/2008.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng phương pháp tiếp cận thực tế, thu nhập thông tin, thống kê, phân tích,
tổng hợp số liệu để từ đó xây dựng giải pháp thực hiện.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
3
Chương I:
Tổng quan về thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng
thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP
Kỹ Thương Việt Nam.
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân
hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
4
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1
Những nội dung cơ bản về thẻ thanh toán ngân hàng:
1.1.1
Quá trình hình thành và phát triển thẻ:
Năm 1914, công ty của Mỹ là Westion Union đã cung cấp một dịch vụ thanh
toán mới, theo đó công ty sẽ phát hành một thẻ bằng kim loại với một số thông tin
in nổi trên bề mặt của thẻ để đảm bảo nhận dạng khách hàng và lưu giữ thông tin
liên quan.
Trong những năm sau đó, một hệ thống tín dụng được phát triển bởi ông John
Biggns vào năm 1946 cho phép khách hàng mua hàng tại nhữnh nơi bán lẻ. Các
nhà kinh doanh ký quỹ tại Ngân hàng Biggins và Ngân hàng thu tiền thanh toán từ
phía khách hàng và hoàn trả cho nhà kinh doanh. Hệ thống này đã chuẩn bị cho Thẻ
tín dụng đầu tiên lưu hành vào năm 1951 tại New York do Ngân hàng Franklin
National.
Thẻ Diners Club là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành vào
năm 1949 tại Mỹ. Năm 1960 nó là thẻ trước tiên có mặt tại Nhật.
Đến năm 1958, Tổ chức American Express phát hành thẻ Green Amex, không
có hạn mức tín dụng, chủ thẻ được chi xài và có trách nhiệm trả một lần vào cuối
tháng. Năm 1987 Amex cho ra đời thêm 3 loại thẻ Amex Gold, Amex Platium và
Optima có hạn mức tín dụng tuần hoàn để cạnh tranh với thẻ Visa và thẻ
MasterCard. Hiện nay đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới.
Năm 1960, Bank American (Ngân hàng Mỹ) phát hành thẻ Bank Americard.
Năm 1977 thẻ Bank Ameriicard trở thành thẻ Visa. Tổ chức thẻ Visa quốc tế cũng
chính thức hình thành và phát triển, cho đến nay có thể nói rằng thẻ VISA là loại thẻ
có quy mô phát triển lớn nhất thế giới.
5
Sự ra đời của thẻ JCB xuất phát từ Nhật vào năm 1961 bởi Ngân hàng Sanwa.
Năm 1981 đã bắt đầu phát ttriển thành tổ chức thẻ quốc tế, mục tiêu chủ yếu là
hướng vào thị trường giải trí và du lịch..
Vào năm 1966, dựa trên thành quả của thẻ Bank Americard, một số Tổ chức
thẻ khác ở Mỹ bắt đầu tìm cách cạnh tranh, 14 Ngân hàng thương mại tại Mỹ liên
kết với nhau (khác với hệ thống Bank of American) thành lập hiệp hội thẻ liên Ngân
hàng gọi tắt là ICA (Intrebank Card Association). Năm 1967, 4 Ngân hàng
Califonia đổi tên thành Western States BankCard Asociation (WSBA) chính thức
phát hành thẻ MasterCharge. Năm 1979 MasterCharge đã đổi tên thành MasterCard
và trở thành tổ chức thẻ thanh toán quốc tế lớn thứ hai trên thế giới sau Tổ chức
Visa.
Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia việc sử dụng thẻ đã dần trở nên phổ biến và
thay thế cho phương thức thanh toán dùng tiền mặt. Và cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại, thẻ ngân hàng ngày càng thu hút sự chú ý
và nghiên cứ úng dụng của nhiều nước, kể cả những nước đang phát triển.
1.1.2
Khái niệm:
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người
chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự
động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ.
Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân
hàng, các Tổ chức tài chính.
Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua
máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức
tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán
nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
6
* Mô tả thẻ về mặt kỹ thuật:
Hầu hết các loại Thẻ thanh toán quốc tế làm bằng nhựa ABS hoặc PC cấu
tạo với 3 lớp được ép với kỹ thuật cao. Thẻ có kích thước: 84 mm * 54 mm * 0.76
mm có góc tròn gồm 2 mặt:
• Mặt trước chủ thẻ.
- Tên và biểu tượng của Ngân hàng phát hành thẻ.
- Số thẻ , tên chủ thẻ được in nổi
- Ngày hiệu lực của thẻ được in nổi
- Biểu tượng của Tổ chức thẻ.
- Các đặc điểm để tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo như: ký
hiệu riêng của Tổ chức.
Ngoài ra còn có thể có các yếu tố như : chữ ký, hình của chủ thẻ, hình nổi
không gian 3 chiều (hoặc chíp đối với thẻ điện tử)
• Mặt sau chủ thẻ.
- Dãi băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn
thống nhất như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn
khác.
- Ô chữ ký dành cho chủ thẻ.
1.1.3
Phân loại thẻ:
1.1.3.1 Phân loại theo đặc tính kỹ thuật: có 02 loại:
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tín với 1
băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến
trong vòng 20 năm nay. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm sau:
+ Khả năng bị lợi dụng cao do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hoá được,
người ta có thể đọc the dễ dàng bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính.
7
+ Thẻ mang tính thông tin cố định, khu vực chứa thông tin cố định, khu vực
chứa thông tin hẹp không áp dụng được các kỹ thuật mã đảm bảo an toàn. Do đó,
trong những năm gần đây đã bị lợi dụng lấy cắp tiền.
- Thẻ điện tử có bộ xử lý Chip: là thế hệ mới nhất của Thẻ thanh toán, thẻ
thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ 1 “Chip” điện tử có
cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với
dung lượng nhớ của “Chip” điện tử khác nhau.
1.1.3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành: là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh
động tài khoản của mình tại Ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp
tín dụng, loai thẻ này hiện nay được sử dụng khá phổ biến, nó không chỉ lưu hành
trong một quốc gia mà còn có thể lưu hành trên toàn cầu (ví dụ: thẻ Visa,
Master,…).
- Thẻ do các Tổ chức phi Ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí
của các tập đoàn kinh doanh lớn nhất phát hành như Diners Club, Amex… và cũng
lưu hành trên toàn cầu.
1.1.3.3 Phân loại theo tính chất thanh tóan của thẻ:
- Thẻ tín dụng (Credit card): Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo
đó người chủ thẻ được phép sử dụng hạn mức tín dụng quy định không phải trả lãi
(nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn) để mua sắm hàng hoá, dịch
vụ tại những cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn… chấp nhận loại thẻ này.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi của chủ thẻ. Loại thẻ này khi mua hàng hoá, dịch vụ, giá trị của
những giao dịch này sẽ được khấu trừ lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và đồng
thời ghi có ngay (chuyển ngân ngay) vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn đó. Thẻ
ghi nợ có hai loại cơ bản:
• Thẻ on- line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ
ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
8
• Thẻ off- line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu
trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.
- Thẻ rút tiền mặt (cash Card): là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở Ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng
để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ, gồm hai loại:
• Loại 1: chỉ dùng để rút tiền mặt tại những máy rút tiền tự động của
Ngân hàng phát hành
• Loại 2: được sử dụng không chỉ để rút tiền ở Ngân hàng phát hành
mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ hợp thanh toán
với Ngân hàng phát hành thẻ.
1.1.3.4 Phân loại theo hạn mức tín dụng:
- Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ được phát hành cho những đối tượng có uy
tín, khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn. Loại thẻ này có thể có
những điểm khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán, trính độ phát triển của mỗi vùng,
nhưng chung nhất vẫn là thẻ có hạn mức tín dụng cao (trên 5000 USD) hơn thẻ
thường.
- Thẻ thường (Standard card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, là loai thẻ mang
tính chất phổ biển, đại chúng, được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi
ngày. Hạn mức tối thiểu tuỳ theo Ngân hàng phát hành quy định (thông thường
khoảng 1000 USD).
1.1.3.5 Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ:
- Thẻ dùng trong nước: có 2 loại
• (Local use only card) là thẻ do Tổ chức tài chính hoặc Ngân hàng trong
nước phát hành, chỉ dùng được trong nội bộ hệ thống Tổ chức đó mà thôi.
• (Dosmetic use only card) là thẻ thanh toán mang thương hiệu của Tổ
chức thẻ quốc tế được phát hành để sử dụng trong nước.
9
-Thẻ quốc tế (Internationnal card) là loại thẻ không chỉ dùng tại Quốc gia nó
được phát hành mà còn dùng trên phạm vị Quốc tế
1.1.4
Các chủ thể tham gia trên thị trường thẻ:
-. Tổ chức thẻ thanh toán Quốc tế là tổ chức đứng ra liên kết với các thành
viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống
nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ Ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong
lĩnh vực thẻ thanh toán Quốc tế đều phải gia nhập một tổ chức thẻ quốc tế.
-. Ngân hàng phát hành thẻ (ISSUER): Ngân hàng phát hành thẻ là thành viên
chính thức của tổ chức thẻ, Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ
xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài sản thẻ, đồng thời chịu trách
nhiệm việc thanh toán thẻ đó.
- Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer) hay còn gọi là Ngân hàng đại lý là
thành viên Tổ chức thẻ thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng. Ngân hàng
thanh toán thẻ là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ để
tiếp nhận và xử lý các giao dịch về thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ, cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ cho cơ sở chấp nhận thẻ.
- Chủ thẻ (Cardholder) là người có tên trên thẻ do Ngân hàng phát hành thẻ
cấp thẻ và được quyền sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể là một cá nhân riêng lẻ, hoặc cá
nhân đại diện cho một công ty hay Tổ chức nào đó có nhu cầu sử dụng Thẻ thanh
toán. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Một chủ thẻ có thể
yêu cầu cấp thêm cho người thân một thẻ phụ và một chủ thẻ có thể sử hữu một
hoặc nhiều thẻ.
- Cơ sở chấp nhận thẻ (merchant) là đơn vị bán hàng hoá - dịch vụ hoặc ứng
tiền mặt, có ký hợp đồng với Ngân hàng thanh toán thẻ để chấp nhận thanh toán thẻ
như: Cửa hàng, Khách sạn, Nhà hàng …Các đơn vị này được Ngân hàng thanh toán
trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán thay tiền mặt và thông
thường cơ sở chấp nhận thẻ phải trả một khoản phí về việc sử dụng tiện ích này.
10
1.1.5
Lợi ích của dịch vụ thẻ:
* Đối với chủ thẻ:
- Tiện ích nổi bật nhất là sự tiện lợi, nhanh chóng, văn minh và hiệu quả mang
lại cho người sử dụng thẻ: chủ thẻ giao dịch được 24/24 và 7 ngày trong một tuần hay
thanh toán cho các nhu cầu chi tiêu của mình cả trong và ngoài nước, nhất là khi đi
công tác hay du lịch, thẻ sẽ thay thế cho việc kiểm đếm, vận chuyển theo bên mình.
- Tiết kiệm thời gian: chủ thẻ tiết kiệm thời gian kiểm đếm khi thanh toán số
tiền quá lớn khi mua hàng. Hoặc khi đi du lịch nước ngoài nếu sử dụng séc du lịch thì
khách hàng phải đến ngân hàng làm thủ tục, thậm chí mất phí và khi trở về cũng cần
làm thủ tục đổi lại tiền mặt nếu khách có nhu cầu, hoặc trong trường hợp có người
thân du học thì tính hiệu quả của thẻ càng rõ rệt hơn trong việc chuyển tiền cho người
thân.
- Tính an tòan cao: thẻ được bảo vệ bằng các thông tin trong băng từ hoặc thẻ
chip, hoặc khi các thông tin về mã Pin bị lộ hay thẻ mất khách hàng báo ngay cho
ngân hàng để kịp thời phong tỏa.
- Trong một số trường hợp, chủ thẻ được ngân hàng cho vay tiền sử dụng trước
trả sau: thấu chi, thẻ visa credit.
* Đối với đơn vị chấp nhận thẻ:
- Tăng doanh số bán hàng: thông qua việc làm đại lí chấp nhận thẻ, các đơn vị
này sẽ đa dạng được hình thức thanh toán của người mua góp phần tạo ra lợi thế
cạnh tranh thu hút thêm lượng khách hàng mới và nhờ đó mà doanh thu sẽ tăng lên.
- Tiết kiệm thời gian kiểm đếm : khi khách hàng thanh toán lựơng tiền hàng
lớn thì việc thanh toán qua thẻ cũng đảm bảo tính an toàn, tránh được rủi ro tiền giả,
mất cắp, tiết kiệm đựơc chi phí nhân sự, hành chính trong việc lưu giữ chứng từ,
hóa đơn tiền mặt,…
11
- Tạo mối quan hệ với ngân hàng: thông qua việc làm đại lí thanh toán thẻ, các
đơn vị đựoc ngân hàng trang bị, quảng cáo miễn phí cho hình thức thanh toán này,
qua đó tăng uy tín của mình và có đựơc mối quan hệ giao dịch với ngân hàng.
* Đối với ngân hàng:
- Tăng lợi nhuận : ngân hàng phát hành thẻ có thể tìm kiếm doanh thu khi phát
hành thẻ: thu phí phát hành, phí thường niên từ chủ thẻ, phí thu từ đơn vị chấp nhận
thẻ. Thị phần thẻ ngày càng mở rộng giúp làm tăng lượng tài khỏan mở mới và qua
đó ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi giá rẻ.
- Đa dạng sản phẩm dịch vụ, tăng uy tín, tăng cường mối quan hệ: thông qua
các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đa dạng
danh mục sản phẩm của mình, tạo điều kiện thu hút khách hàng đến giao dịch với
ngân hàng. Các ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ đem lại hiệu quả cao trong
thanh toán vừa làm phong phú dịch vụ vừa giữ được khách hàng truyền thống, vừa
phát triển tìm kiếm khách hàng tiềm năng giúp ngân hàng tạo mối quan hệ với
khách hàng cũ và mới. Mối quan hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ giúp ngân hàng
mở rộng đối tượng kinh doanh.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: để thẻ có thể là một công cụ hữu ích đảm
bảo tính bảo mật, an toàn, tiện lợi buộc ngân hàng phải không ngừng bám sát và
nâng cấp công nghệ, trang thiết bị.
* Đối với nền kinh tế xã hội:
Lĩnh vực thẻ phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành quả rất đáng ghi
nhận, đã góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch cũng như cho
thấy sự đổi mới đáng ghi nhận của hệ thống NHTM trước xu thế mở cửa thị trường
tài chính, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
- Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư đáp ứng nhu cầu vốn nền kinh tế: thanh
toán bằng thẻ qua NH tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của NH với giá rẻ,
nguồn vốn bổ sung này các NH có thể sử dụng để đầu tư phục vụ sản xuất kinh
12
doanh (nếu mỗi tài khoản thẻ có số dư 3 triệu đồng thì với 3,5 triệu thẻ phát hành,
các NHTM đã huy động được 10.500 tỷ đồng)
- An toàn, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian: việc thanh toán bằng thẻ đã tạo
điều kiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ một cách an toàn và có hiệu quả, chính
xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó tạo lập được niềm tin của dân
chúng vào hoạt động của hệ thống NH. Không phải mất chi phí vận chuyển tiền từ
nơi này đến nơi kia để thanh toán, làm giảm bớt các tiêu cực và tệ nạn xã hội.
- Góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia: tăng cường hoạt
động lưu thông tiền trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi
thông các luồng vốn khác nhau, tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối
lượng giao dịch thanh toán của dân cư và cả nền kinh tế.
- Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm: chủ thẻ thanh toán hàng hóa, dịch vụ
bằng thẻ thông qua tài khoản mở tại NH, vì vậy, NH sẽ kiểm soát các hoạt động
giao dịch kinh tế. Ngoài ra, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm
giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, nhờ đó mà chi phí lưu thông bảo quản, in
ấn tiền được giảm đáng kể.
- Tạo môi trường thương mại, văn minh, mở rộng hội nhập : thanh toán qua
thẻ giúp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Việc dùng thẻ thay thế cho thói
quen dùng tiền mặt tạo đựơc môi trường văn mình thu hút người nước ngoài đến du
lịch và đầu tư, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế các
quốc gia với nền kinh tế thế giới và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2
Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại:
1.2.1
Nội dung hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại:
1.2.1.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ:
Nghiệp vụ phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai
toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Mỗi một phần
đều liên quan rất chặt chẽ đến việc phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân
13
hàng. Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ phải xây dựng các quy định về
việc phát hành, sử dụng thẻ và thu nợ.
Về cơ bản các quy định đó tại Việt Nam như sau:
1.2.1.1.1 Đối tượng phát hành thẻ
Các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam có nguyện
vọng và đáp ứng các điều kiện sử dụng thẻ theo quy định của ngân hàng.
1.2.1.1.2 Điều kiện phát hành thẻ
Tổ chức: người sử dụng thẻ phải là đại diện hợp pháp của tổ chức, công ty đó.
Cá nhân: Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Và một số điều kiện khác của tổ chức phát hành thẻ.
1.2.1.1.3 Quy trình phát hành thẻ
Quy trình phát hành thẻ cho khách hàng bao gồm các bước sau:
SƠ ĐỒ 1.1: NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ
Chủ thẻ
(1)
Tài khoản
thẻ
(2)
(4)
Ngân hàng phát
hành
(3)
14
(1)
Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ cho ngân hàng
phát hành
(2)
Ngân hàng phát hành kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của các
thông tin trên hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ do khách hàng khai báo. Tham
khảo, đối chiếu với các thông báo phòng ngừa rủi ro (nếu có) của các cơ
quan khác và các cơ quan hữu quan.
(3)
Sau khi hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng mở tài khoản thẻ cho
khách hàng, thu phí phát hành thẻ, lập hồ sơ quản lý thẻ, xác định hạng thẻ
và loại thẻ, xác định hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng, tiến hành mã hoá
thẻ, xác định số PIN và in thẻ.
(4)
Ngân hàng tiến hành giao thẻ cho khách hàng một cách an toàn
và đảm bảo bí mật. Chủ thẻ nhận thẻ và ký vào giấy giao nhận thẻ.
1.2.1.2 Nghiệp vụ thanh toán thẻ:
1.2.1.2.1 Nội dung:
SƠ ĐỒ 1.2: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ
1-mua hàng hóa dịch vụ hoặc
ứng tiền mặt
CHỦ THẺ
ĐƠN VỊ CHẤP
NHẬN THẺ
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
4-gửi
dữ liệu
TỔ CHỨC THẺ
QUỐC TẾ
7-báo
nợ
3-Tạm ứng
2-hóa đơn thanh
toán
8-Sao kê
9-Thanh toán
6-gửi
dữ liệu
NGÂN HÀNG
THANH TOÁN
5-báo
có
15
Hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng được thực hiện như sau:
(1)
Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút
tiền mặt tại các ĐVCNT. ĐVCNT khi nhận được thẻ từ khách hàng phải
kiểm tra tính hợp lệ. Nếu hợp lệ ĐVCNT sẽ cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc
tiền mặt cho khách hàng.
(2)
ĐVCNT giao dịch với ngân hàng: gửi hoá đơn thanh toán thẻ
cho ngân hàng thanh toán.
Hoá đơn thanh toán thẻ được lưu tại ngân hàng thanh toán thẻ dùng làm chứng
từ gốc để kiểm tra và giải quyết khiếu nại (nếu có).
(3)
Ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản của ĐVCNT.
(4)
Thanh toán với tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên khác.
Cuối mỗi ngày ngân hàng tổng hợp toàn bộ dữ liệu các giao dịch phát sinh từ
thẻ do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho TCTQT.
(5)
TCTQT báo có cho NHTT. TCTQT sau khi nhận được dữ liệu
từ NHTT sẽ tiến hành ghi có cho ngân hàng. Dữ liệu mà TCTQT truyền về
bao gồm những khoản NHTT đã trả, những khoản phí phải trả cho TCTQT,
những giao dịch bị tra soát.
(6)
TCTQT truyền dữ liệu cho ngân hàng phát hành.
(7)
TCTQT báo nợ cho NHPH.
(8)
Trên cơ sở đó NHPH gửi sao kê cho chủ thẻ.
(9)
Chủ thẻ thanh toán nợ cho NHPH: Sau khi nhận được sao kê
chủ thẻ sẽ phải tiến hành trả tiền cho những khoản hàng hoá dịch vụ mà
mình đã tiêu dùng.
16
- Ngoài ra trong quá trình thanh toán thẻ còn phát sinh nghiệp vụ tra soát,
khiếu nại và đòi bồi hoàn.
Nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng kinh
doanh thẻ vì vậy các ngân hàng luôn chú trọng phát triển hiệu quả mạng lưới
ĐVCNT.
1.2.1.2.2.Các thiết bị có liên quan:
Thanh toán bằng thẻ là một hình thức thanh toán hiện đại, sử dụng chủ yếu
bằng máy móc thiết bị. Các loại thiết bị hỗ trợ có nhiều nhưng hiện nay chủ yếu là
các loại sau:
* Máy chà hoá đơn
Máy chà hoá đơn là một thiết bị dùng để in lại những thông tin cần thiết được
dập nổi trên thẻ lên hoá đơn như: Số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ…
Hoá đơn được xem như bằng chứng xác đáng về việc tiêu dùng của chủ thẻ đồng
thời là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng liên quan (nếu có).
* Máy cấp phép tự động
Máy cấp phép tự động là một thiết bị đọc từ được kết nối với mạng ngân hàng
chấp nhận thẻ và các ngân hàng phát hành thẻ trên thế giới. Nó được dùng để cấp
phép và xử lý trực tuyến các giao dịch thẻ tại ĐVCNT. Các giao dịch tài chính nhờ
vậy mà được thực hiện và ghi lại trên tài khoản chủ thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.
Máy được cấu tạo đặc biệt có bộ phận đọc giải băng từ trên thẻ. Việc đọc này
còn giúp cho việc kiểm tra tính chất thật giả trên thẻ. Trên thiết bị có màn hình hiển
thị các thông tin vừa đọc và có bàn phím để nhập số tiền xin cấp phép. Sau khi
truyền thông tin đi, máy sẽ nhận trả lời trực tiếp từ trung tâm xử lý cấp phép. Máy
này giúp cho các giao dịch được thực hiện suốt 24giờ/ngày.
17
* Máy rút tiền tự động ATM
Máy ATM gồm một số bộ phận cơ bản: Màn hình, bàn phím để thực hiện các
thao tác lệnh rút tiền, chuyển tiền…, khe để đưa thẻ vào máy, khe nhận tiền từ máy
đưa ra, khe nhận hoá đơn giao dịch… Muốn rút tiền, chủ thẻ phải đưa thẻ vào máy
và nhập đúng số PIN. Máy sẽ không hiện số PIN lên màn hình để đảm bảo bí mật
và an toàn. Nếu chủ thẻ nhập sai số PIN, máy sẽ báo lỗi trên màn hình và không
thực hiện lệnh rút tiền.
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân
hàng thương mại:
Để đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của một ngân hàng thương
mại thì chúng ta có thể thông qua một số chỉ tiêu như sau:
1.2.2.1. Lợi nhuận:
Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được gồm: Phí cơ sở chấp nhận thẻ, phí
thường niên, phí phát hành thẻ, lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm thanh
toán và phí rút tiền mặt đối với thẻ tín dụng, các khỏan phí liên quan đến việc phát
hành theo qui định của mỗi ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản thu từ các dịch
vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo.
Chi phí của hoạt động thẻ bao gồm: chi phí đầu tư ATM, bảo trì, chi phí trang
bị máy móc, chi phí phôi thẻ, phí nguyên vật liệu, phí thanh toán,…
Lợi nhuận thu được bằng thu nhập trừ đi các khoản chi phí và vốn đầu tư bỏ ra.
Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ có thể đánh giá bằng so sánh lợi nhuận
giữa các năm: nếu năm sau cao hơn năm trước về mặt tuyệt đối có thể có là hoạt
động kinh doanh đã có hiệu quả hơn.