Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại ngân hàng TMCP nam việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.02 KB, 85 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC OANH

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ :

: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu sử dụng trong bài viết này là chính xác và
đúng sự thật, đã được tôi thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Tôi xin cam đoan luận văn này là đề tài nghiên cứu của bản thân tôi,
không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào.
Người thực hiện


Nguyễn Ngọc Oanh
Cao học khóa 14
Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh


3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.......................................................................................................1
Lời cam đoan........................................................................................................2
Mục lục.................................................................................................................3
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt.......................................................................7
Danh mục các bảng số liệu...................................................................................8
Danh mục các sơ đồ..............................................................................................9
Danh mục các biểu đồ........................................................................................10
Mở đầu..............................................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN.........13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN.........13

1.1.
1.1.1.

Khái niệm về BTT.......................................................................13

1.1.2.

Phân loại BTT.............................................................................13

1.1.2.1.


Phân loại theo tính chất hoàn trả của khoản tài trợ:...........14

1.1.2.2.

Phân loại theo nội dung nghiệp vụ.....................................14

1.1.2.3.

Phân loại theo phạm vi hoạt động......................................15

1.1.2.4.

Phân loại theo phương thức BTT.......................................15

1.1.2.5.

Phân loại theo cách thức thực hiện....................................16
Quy trình Bao thanh toán..........................................................16

1.1.3.
1.1.3.1.

Các bên tham gia trong nghiệp vụ BTT.............................16

1.1.3.2.

Quy trình bao thanh toán trong nước.................................17

1.1.3.3.


Quy trình bao thanh toán quốc tế.......................................18

1.1.3.4.

So sánh BTT trong nước và BTT quốc tế..........................19

1.1.4.

Lợi ích và hạn chế của các bên tham gia vào nghiệp vụ BTT. 20

1.1.4.1.

Lợi ích của nghiệp vụ BTT...........................................................20

1.1.4.2.

Hạn chế của nghiệp vụ BTT.........................................................22

1.2.

Hoạt động BTT trên thế giới...........................................................23

1.3.

Kinh nghiệm BTT của một số nước trên thế giới và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam.......................................................................28

1.3.1.


Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới..............................28


4

1.3.1.1.

Kinh nghiệm của Italy: ......................................................................28

1.3.1.2.

Kinh nghiệm của Pháp: .....................................................................28

1.3.1.3.

Kinh nghiệm của Đan Mạch:.............................................................29

1.3.1.4.

Kinh nghiệm của Nga: ......................................................................29

1.3.1.5.

Kinh nghiệm của Bulgaria:................................................................30

1.3.1.6.

Kinh nghiệm của Nhật Bản:...............................................................30

1.3.1.7.


Kinh nghiệm của Trung Quốc:...........................................................30

1.3.1.8.

Kinh nghiệm của Ấn Độ:...................................................................31
Bài học kinh nghiệm về BTT đối với Việt Nam........................31

1.3.2.

Kết luận chương 1............................................................................................33
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NAM VIỆT..............................................................................34
Thực trạng hoạt động BTT tại Việt Nam.......................................34

2.1.

Quy định về nghiệp vụ BTT tại Việt Nam................................34

2.1.1.

2.1.1.1. Các văn bản pháp lý hiện hành:.............................................................34
2.1.1.2. Đối tượng áp dụng:................................................................................34
2.1.1.3. Điều kiện để ngân hàng được hoạt động nghiệp vụ BTT:......................35
2.1.1.4. Quy trình hoạt động bao thanh toán:......................................................35
2.1.2.

Tình hình hoạt động BTT tại Việt Nam....................................37

2.1.3.


Giới thiệu nghiệp vụ BTT tại một số NHTM Việt Nam...........38

2.1.3.1.

Giới thiệu nghiệp vụ BTT tại Ngân hàng TMCP Á Châu.............38

2.1.3.2.

Giới thiệu một số đặc điểm của sản phẩm BTT tại Ngân hàng
TMCP Kỹ Thương (TCB).......................................................................45
Những điểm giống và khác nhau giữa sản phẩm BTT của ACB với

2.1.3.3.

Techcombank ........................................................................................46
2.1.4.

Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện BTT theo Quyết
định số 1096/2004/QĐ-NHNN...............................................................48

2.1.5.

Những khó khăn của các ngân hàng TM Việt Nam khi triển
khai nghiệp vụ BTT...............................................................................49

2.1.6.

Bài học kinh nghiệm về BTT đối với Ngân hàng TMCP Nam
Việt ......................................................................................................52



5

2.2.

Phát triển sản phẩm BTT tại Ngân hàng TMCP Nam Việt –
(Navibank)..............................................................................................52

2.2.1.

Giới thiệu sơ lược về Navibank..................................................52

2.2.1.1.

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển....................................52

2.2.1.2.

Hiệu quả hoạt động.......................................................................54

2.2.2.

Sự cần thiết phát triển sản phẩm BTT tại Navibank...............57

2.2.3.

Điều kiện tiền đề phát triển sản phẩm BTT tại Navibank.......58

2.2.4.


Chiến lược phát triển sản phẩm BTT tại Navibank.................59

2.2.4.1.

Loại hình và phương thức BTT cung cấp cho khách hàng............59

2.2.4.2.

Khách hàng mục tiêu....................................................................59

2.2.4.3.

Các mặt hàng được BTT...............................................................59

2.2.4.4.

Thẩm định khoản phải thu............................................................60

2.2.4.5.

Xác định hạn mức.........................................................................61

2.2.4.6.

Thời hạn BTT...............................................................................61

2.2.4.7.

Tài sản bảo đảm:...........................................................................61


2.2.4.8.

Đội ngũ thực hiện nghiệp vụ BTT................................................61

2.2.5.

Quy trình BTT............................................................................62

2.2.5.1.

Quy trình BTT nội địa..................................................................62

2.2.5.2.

Quy trình BTT quốc tế..................................................................63

2.2.6.

Những khó khăn khi triển khai sản phẩm BTT tại Navibank 66

Kết luận chương 2............................................................................................67
..........................................................................................................
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BTT TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NAM VIỆT..............................................................................68
3.1.

Định hướng phát triển sản phẩm BTT tại Navibank..........................68

3.1.1. Mục tiêu chiến lược của Navibank:.......................................................68

3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm BTT tại Navibank:..........................68
3.2.

Giải pháp vi mô......................................................................................71

3.2.1. Giới thiệu, tiếp thị sản phẩm:................................................................71
3.2.2. Chính sách giá cả:...................................................................................71
3.2.3. Về mạng lưới hoạt động:........................................................................72


6

3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực:.................................................72
3.2.5. Mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để hợp tác trong việc triển
khai sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu:..........................................72
3.1.6. Quản lý rủi ro:........................................................................................73
3.3.

Giải pháp vĩ mô......................................................................................73

3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý:.......................................................................73
3.3.2. Thiết lập và hoàn chỉnh hệ thống thông tin khách hàng:....................75
3.3.3. Thành lập hiệp hội bao thanh toán Việt Nam:.....................................76
3.3.4. Quy định về quản lý rủi ro trong nghiệp vụ BTT:...............................76
Kết luận chương 3............................................................................................77
Kết luận.............................................................................................................78
Tài liệu tham khảo............................................................................................79
Phụ lục...............................................................................................................80



7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB
BTT
BTT XK
BTT NK
D/A
D/P
DN
FCI
tế.
L/C
Navibank
NH
NHNNVN
NHTM
NH TMCP
NK
TCB
T/T
VN
XK

:
:
:
:
:
:

:
:

Ngân hàng TMCP Á Châu
Bao thanh toán.
Bao thanh toán xuất khẩu.
Bao thanh toán nhập khẩu.
Document against Acceptance.
Document against Payment.
Doanh nghiệp.
Factor Chain International – Tổ chức Bao thanh toán quốc

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Letter of Credit.
Ngân hàng TMCP Nam Việt
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần

Nhập khẩu
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank)
Telegraphic Transfer
Việt Nam
Xuất khẩu
-----------


8

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Doanh số bao thanh toán trên thế giới
Bảng 1.2: Các thị trường đứng đầu trong lĩnh vực bao thanh toán
Bảng 1.3: Doanh số BTT theo các châu lục trên thế giới
Bảng 1.4: Doanh số bao thanh toán ở các nước châu Á
Bảng 2.1: Phí Bao thanh toán trong nước tại ACB
Bảng 2.2: Doanh số bao thanh toán tại ACB
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Navibank
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn tại Navibank
Bảng 2.5: Tình hình cho vay tại Navibank


9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình bao thanh toán trong nước
Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh toán quốc tế
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước tại ACB
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu tại ACB
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Việt



10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Doanh số bao thanh toán trên thế giới
Biểu đồ 1.2: Doanh số bao thanh toán theo các châu lục trên thế giới
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2007 tại Navibank
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng tháng 6/2008 tại Navibank


11

MỞ ĐẦU
* Mục tiêu nghiên cứu:
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO đã mở ra những
cơ hội mới và cũng đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
và kể cả ngành tài chính ngân hàng.
Để có thể gia tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, các
doanh nghiệp ngoài việc cải tiến công nghệ, giảm giá thành còn phải áp dụng
chính sách bán hàng linh hoạt. Điều này làm phát sinh nhu cầu cần có công cụ
tài trợ vốn hiệu quả, linh hoạt. Đối với ngành ngân hàng, các ngân hàng cũng
phải gia tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng
bán lẻ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua việc phát triển
sản phẩm mới. Một trong những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu đó là
sản phẩm bao thanh toán.
Bao thanh toán là nghiệp vụ đã phát triển mạnh trên thế giới nhưng ở Việt
Nam thì mới được triển khai thực hiện gần đây. Mục tiêu của đề tài là nghiên
cứu để triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Nam Việt,
cung ứng sản phẩm bao thanh toán cho khách hàng nhằm đa dạng hóa sản phẩm

và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính. Do vậy, người viết đã
chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Nam
Việt” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế.
Đây là một lĩnh vực còn khá mới và chưa được áp dụng rộng rãi, kinh
nghiệm về nghiệp vụ này chưa có. Vì vậy luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán, kinh nghiệm hoạt động
bao thanh toán tại một số nước điển hình trên thế giới và thực trạng hoạt động
bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam để xây dựng quy trình nghiệp vụ bao
thanh toán và đưa ra giải pháp phát triển nghiệp vụ BTT tại Ngân hàng TMCP
Nam Việt.
* Phương pháp nghiên cứu:


12

Sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu liên quan
đến hoạt động bao thanh toán đã được công bố. Bên cạnh đó luận văn còn được
thực hiện thông qua việc tham khảo các hoạt động thực tiễn, phân tích các vấn
đề chưa hoàn thiện, làm tiền đề để phát triển sản phẩm mới.
* Kết cấu của luận văn:
Phần nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán.
Chương 2: Phát triển sản phẩm BTT tại Ngân hàng TMCP Nam Việt.
Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm BTT tại Ngân hàng TMCP Nam
Việt.
-------------



13

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN

1.1.1. Khái niệm về BTT
Theo công ước về BTT quốc tế của UNIDROIT 1988 đã đưa ra định
nghĩa về nghiệp vụ bao thanh toán như sau: Bao thanh toán (Factoring) là một
dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương
mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối
thiểu hai trong số các chức năng sau: Tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng
trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản
phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.
Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI): Bao thanh toán là một loại
hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động,
bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là
một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ BTT (factor) với người cung ứng
hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng
hóa (seller). Theo như thỏa thuận, factor sẽ mua lại các khoản phải thu của
người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán
hàng hóa (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor).
Trong quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà
nước đã đưa ra định nghĩa về BTT: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín
dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản
phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua
hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa” (Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN).

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho khái niệm về nghiệp vụ
BTT, nhưng nói chung có thể hiểu nghiệp vụ BTT chính là hình thức tài trợ cho
những khoản thanh toán chưa đến hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
cung ứng hàng hóa dịch vụ, đó chính là hoạt động mua bán nợ.
1.1.2. Phân loại BTT


14

Phân loại theo tính chất hoàn trả của khoản tài trợ:

1.1.2.1.

a-

BTT có truy đòi
Đây là phương thức BTT mà đơn vị BTT sẽ truy đòi người bán số tiền

chưa được thanh toán hết, do người mua (con nợ) từ chối hoặc mất khả năng
thanh toán. Theo phương thức này, khi chứng từ đến hạn thanh toán mà người
mua không trả tiền hoặc trả không đủ thì đơn vị BTT sẽ truy đòi từ người bán.
Người bán phải gánh chịu rủi ro này.
b-

BTT miễn truy đòi
Đây là phương thức BTT mà đơn vị BTT sẽ không truy đòi tiền người

bán, nếu người mua không thanh toán, hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền
theo bộ chứng từ mà đơn vị BTT đã ứng trước cho người bán trước đó.
Như vậy, theo phương thức này, nếu xảy ra rủi ro thì đơn vị BTT đều

phải gánh chịu. Chính vì thế mà phương thức miễn truy đòi chỉ được sử dụng khi
nào đơn vị BTT thẩm định và đánh giá người mua với độ tin cậy cao, hoặc người
mua có bảo lãnh của ngân hàng.
Về mặt kinh tế, khi áp dụng phương thức miễn truy đòi, ngân hàng sẽ áp
dụng các tỷ lệ phí và hoa hồng rất cao, ngược lại thì tỷ lệ thấp hơn.
1.1.2.2.
a-

Phân loại theo nội dung nghiệp vụ

BTT thông thường
Bao thanh toán thông thường là loại BTT mà đơn vị BTT chấp nhận

thanh toán tiền ngay cho đơn vị bán, sau khi đã khấu trừ tiền lãi và hoa hồng phí.
Khi đến hạn, đơn vị BTT sẽ xuất trình chứng từ cho người mua và người mua
có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền theo chứng từ cho đơn vị BTT.
Bao thanh toán thông thường có thể vận dụng phương thức miễn truy đòi
hoặc có truy đòi.
b-

BTT có kỳ hạn
Bao thanh toán có kỳ hạn là loại BTT được thực hiện không phụ thuộc

vào thời gian mua bán hàng hóa dịch vụ của bên mua và bên bán, mà phụ thuộc
vào thời hạn đã thỏa thuận giữa đơn vị BTT và bên bán, theo đó cứ đến thời hạn
định kỳ (10 ngày, 15 ngày, 01 tháng…) đơn vị BTT sẽ ứng trước vào tài khoản
của bên bán một số tiền nhất định.


15


Khi người bán giao hàng cho người mua, bộ chứng từ sẽ chuyển cho đơn
vị BTT để thu tiền. Tiền thu được sẽ trừ vào khoản ứng trước, lãi, phí, phần còn
lại sẽ chuyển vào tài khoản của bên bán.
Bao thanh toán kỳ hạn được áp dụng khi người bán và người mua có quan
hệ thương mại thường xuyên, ổn định.
Phân loại theo phạm vi hoạt động

1.1.2.3.

a-

BTT trong nước
Đây là hình thức BTT phát sinh trong một nước. Người bán và người mua

đều là các doanh nghiệp trong nước (kể cả các công ty liên doanh, doanh nghiệp
có 100% vốn nước ngoài). Các quan hệ giữa người bán và người mua đều được
thực hiện trong phạm vi quốc nội và chỉ bị chi phối bởi hệ thống luật pháp trong
nước.
Bao thanh toán trong nước do phạm vi hẹp nên đơn vị BTT có thể dễ
dàng thẩm định, đánh giá khách hàng của mình để quyết định cung cấp dịch vụ
BTT. Nhờ đó mức độ rủi ro cho đơn vị BTT sẽ thấp hơn. BTT trong nước có
tính chất phổ biến hơn, doanh số hoạt động lớn hơn.
b-

BTT quốc tế
Bao thanh toán quốc tế là hình thức BTT mà người bán, người cung cấp

là những nhà xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ ở trong nước, còn người mua
chính là người nhập khẩu ở nước ngoài. Quan hệ thương mại giữa họ là quan hệ

thương mại quốc tế. Do đó để cung cấp dịch vụ BTT quốc tế, đơn vị BTT cần
phải xác lập quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính ở nước ngoài để vừa thực
hiện tốt nghiệp vụ, vừa ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro phát sinh do tính chất
phức tạp và đa dạng của các quan hệ thương mại quốc tế.
Phân loại theo phương thức BTT:

1.1.2.4.

a-

BTT từng lần:
BTT từng lần là hình thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng thực

hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với từng khoản phải
thu của bên bán hàng.
b-

BTT hạn mức:


16

BTT theo hạn mức là hình thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng
thỏa thuận và xác định một hạn mức BTT duy trì trong một khoảng thời gian
nhất định.
Phân loại theo cách thức thực hiện:

1.1.2.5.

a-


Phương thức thực hiện truyền thống:
Bên bán và bên mua sẽ liên hệ với đơn vị BTT để biết chắc rằng đơn vị

BTT có mua lại các khoản phải thu cho bên bán hay không trước khi thực hiện
mua bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
b-

Phương thức thực hiện phi truyền thống:
Đơn vị BTT sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua

và bên bán đủ điều kiện thực hiện BTT tại đơn vị BTT đó. Trên cơ sở chuẩn xếp
hạng, đơn vị BTT sẽ cấp hạn mức BTT cho cả bên bán và bên mua. Nếu những
quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêu
chuẩn chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện BTT, miễn là tổng số tiền ứng
trước không được vượt quá hạn mức BTT đã được cấp cho bên mua hay bên
bán.
1.1.3. Quy trình Bao thanh toán
1.1.3.1.

Các bên tham gia trong nghiệp vụ BTT

Hoạt động bao thanh toán thường có các bên tham gia như sau: Đơn vị
bao thanh toán (factor), người bán (seller), và người mua (buyer).
a-

Đơn vị BTT
Đơn vị BTT hay người mua nợ chính là các ngân hàng, công ty tài chính

chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến mua bán

nợ. Trong nghiệp vụ BTT quốc tế, sẽ có hai đơn vị BTT, một đơn vị BTT tại
nước của nhà xuất khẩu (gọi là đơn vị BTT xuất khẩu) và một đơn vị BTT tại
nước của nhà nhập khẩu (gọi là đơn vị BTT nhập khẩu).
b-

Người bán
Nhà xuất khẩu hay người bán nợ là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.
c-

Người mua


17

Nh nhp khu hay ngi mc n l ngi phi tr tin, ú chớnh l ngi
mua hng húa hay nhn cỏc dch v cung ng.
Quy trỡnh bao thanh toỏn trong nc

1.1.3.2.

S 1.1: Quy trỡnh bao thanh toỏn trong nc
1. Hợp đồng bán hàng

Người bán
(Khách hàng)

6. Giao hàng


Người mua
(Con nợ)
10. Thanh toán

9. Thu nợ khi đến hạn

3. Thẩm địnhtín dụng

11. Thanh toán ứng trước

8. Thanh toán trước

7. Chuyển nhượng hoá đơn

5.Kí HĐ BTT

4. Trả lời tín dụng

2. Yêu cầu tín dụng

Đơn vị bao thanh toán

(1)

Ngi mua v ngi bỏn ký kt hp ng mua bỏn hng húa, dch
v.

(2)

Ngi bỏn yờu cu tớn dng i vi n v BTT.


(3)

n v BTT thm nh tớn dng i vi ngi mua.

(4)

n v BTT tr li tớn dng cho ngi bỏn.

(5)

Hai bờn ký kt hp ng BTT.

(6)

Ngi bỏn giao hng hoc cung cp dch v cho ngi mua.

(7)

Ngi bỏn chuyn nhng húa n bỏn hng cho n v BTT.

(8)

n v BTT ng trc tin cho ngi bỏn.

(9)

n v bao thanh toỏn thu n t ngi mua khi n hn.

(10)


Ngi mua thanh toỏn tin cho n v BTT.

(11)

n v BTT thanh toỏn phn tin cũn li cho ngi bỏn.


18

1.1.3.3.

Quy trỡnh bao thanh toỏn quc t
S 1.2: Quy trỡnh bao thanh toỏn quc t
1. HĐ bán hàng

Nhà XK
(Người bán)

7. Giao hàng

Nhà NK
(Người mua)
11. Thanh toán

10. Thu nợ khi đến hạn

4. Thẩm định tín dụng

13. Thanh toán ứng trước


9. Thanh toán trước

8. Chuyển nhượng hoá đơn

6. Kí HĐ BTT

5. Trả lời tín dụng

2. Yêu cầu tín dụng

3. Yêu cầu tín dụng
5. Trả lời tín dụng

Đơn vị BTT XK

8. Chuyển nhượng

Đơn vị BTT NK

12. Thanh toán, báo cáo chuyển tiền

(1)

n v xut khu v nhp khu ký kt hp ng mua bỏn hng
húa.

(2)

n v xut khu yờu cu tớn dng i vi n v BTT.


(3)

n v BTT ti nc xut khu yờu cu tớn dng t n v bao
thanh toỏn ti nc nhp khu.

(4)

n v BTT nhp khu kim tra uy tớn v mt tớn dng ca nh
nhp khu.

(5)

n v BTT nhp khu tr li tớn dng cho n v BTT xut khu,
n v BTT XK tr li tớn dng i vi nh nhp khu.

(6)

n v BTT XK ký hp ng BTT vi n v xut khu.

(7)

n v xut khu giao hng.

(8)

n v xut khu chuyn nhng húa n cho n v BTT XK v
n v BTT XK chuyn nhng húa n cho n v BTT NK.

(9)


n v BTT ng trc tin cho n v xut khu.


19

(10)

Vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian, đơn vị
BTT đòi nợ đơn vị nhập khẩu.

(11)

Đơn vị nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị BTT.

(12)

Đơn vị BTT NK thanh toán tiền cho đơn vị BTT XK.

(13)

Đơn vị BTT XK thanh toán phần còn lại cho đơn vị xuất khẩu

So sánh BTT trong nước và BTT quốc tế

1.1.3.4.



Những điểm giống nhau giữa bao thanh toán trong nước và BTT quốc


tế:
-

Tài trợ về tài chính trên cơ sở các khoản phải thu.

-

Kiểm soát tín dụng và chấp nhận rủi ro tín dụng.

-

Theo dõi sổ cái bán hàng.

-

Thu nợ các hóa đơn bán hàng chưa thanh toán.



Những điểm khác nhau:
Ngoài những điểm giống nhau như nêu trên thì giữa BTT trong nước và

BTT quốc tế cũng có nhiều điểm khác nhau đáng chú ý.
BTT TRONG NƯỚC
BTT QUỐC TẾ
Đơn vị BTT theo dõi và quản lý sổ cái Đơn vị BTT có thể phải quản lý với
bán hàng theo một đơn vị tiền tệ duy nhiều loại tiền khác nhau, nếu có sự
nhất, cùng loại với loại tiền đã được khác nhau giữa các loại tiền thanh toán
ứng trước.


trong các hợp đồng mua bán hàng hóa
của người bán, thông thường thì khoản
ứng trước sẽ theo đơn vị tiền tệ thanh

toán trong hóa đơn.
Đơn vị BTT chịu trách nhiệm đồng Dưới hệ thống 2 đơn vị BTT thì trong
thời về việc kiểm soát tín dụng và chấp khi đơn vị BTT XK cung cấp sự bảo vệ
nhận rủi ro tín dụng.

khỏi rủi ro tín dụng cho người bán
hàng theo sự đề nghị của đơn vị BTT
NK, đơn vị BTT NK chịu trách nhiệm
kiểm soát tín dụng của nhà nhập khẩu

địa phương.
Thông thường được thực hiện trên cơ Hầu hết các giao dịch đều thực hiện
sở BTT có truy đòi, đơn vị BTT không trên cơ sở không truy đòi, đơn vị BTT


20

phải chịu rủi ro tín dụng.

phải chấp nhận rủi ro tín dụng thay cho

nhà xuất khẩu.
Đơn vị BTT, người bán, người mua Có ít nhất 2 hệ thống luật pháp chi phối
đều bị chi phối chung bởi một hệ thống mối quan hệ của các bên.
luật pháp trong nước.

Đơn vị BTT, người bán, người mua Tập quán kinh doanh và ngôn ngữ khác
đều cảm thấy tiện lợi về ngôn ngữ và nhau ở mỗi quốc gia, hệ thống 2 đơn vị
tập quán kinh doanh.

BTT cho phép nhà xuất khẩu sử dụng
được kỹ năng thị trường bản xứ của

đơn vị BTT NK.
Đơn vị BTT chịu trách nhiệm thu tiền Trong hệ thống 2 đơn vị BTT, đơn vị
từ người mua.

BTT NK chịu trách nhiệm này.

1.1.4. Lợi ích và hạn chế của các bên tham gia vào nghiệp vụ BTT
1.1.4.1.
a-

Lợi ích của nghiệp vụ BTT

Đối với người bán
BTT mang lại được nhiều lợi ích, bao thanh toán lấp được khoảng trống

trong dòng ngân lưu giữa thời gian gửi hóa đơn và thời gian thu nợ đồng thời
kiểm soát được các khoản nợ và tránh khỏi rủi ro không thu hồi được nợ. Nhờ
vậy, BTT giúp giảm được các khoản phải thu còn tồn đọng và giảm chi phí cho
việc thu hồi nợ. Ngoài ra BTT còn đem lại các lợi ích khác như:
-

Mở rộng tín dụng cho khách hàng mà không ảnh hưởng đến dòng ngân
lưu.


-

Chiết khấu cho các đại lý và người bán hàng, tăng doanh số bán hàng nhờ
việc đưa ra chào các điều kiện và điều khoản thanh toán có tính cạnh
tranh.

-

Tăng vốn hoạt động.

-

Bán được nhiều sản phẩm hơn.

b-

Đối với người mua
BTT giúp người mua có nhiều cơ hội được mua hàng trả chậm từ phía đối

tác. Nhờ vậy, nhu cầu mua hàng hóa tăng lên mà không cần dùng đến các hạn
mức tín dụng hiện có. Đối với hình thức BTT quốc tế, nhất là BTT với hai đơn


21

vị BTT thì các khó khăn về ngôn ngữ sẽ được giải quyết bởi đơn vị BTT. Cuối
cùng, BTT giúp người nhập khẩu có thể được mua hàng mà không chậm trễ rắc
rối và không tốn chi phí mở thư tín dụng.
c-


Đối với đơn vị BTT
Thông qua nghiệp vụ BTT có thể thu được các loại phí và lệ phí, cung

cấp thêm các dịch vụ kèm theo, từ đó góp phần tăng doanh số và lợi nhuận hoạt
động. Đơn vị BTT có thể tiếp quản việc quản lý sổ cái bán hàng của khách hàng,
sau đó gửi các hóa đơn và đảm bảo nhận được tiền thanh toán. Nhờ vậy, có thể
kiểm soát được các khoản phải thu giúp giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ. Đối với
ngân hàng làm chức năng của đơn vị BTT thì sẽ giữ được khách hàng nhờ việc
đa dạng hóa sản phẩm cũng như thu hút thêm khách hàng mới cho các dịch vụ
khác.
d-

Đối với quốc gia áp dụng BTT:

-

BTT có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế đối

với những quốc gia còn nhiều hạn chế về luật thương mại và thực thi luật thương
mại, hạn chế hệ thống luật phá sản và kinh nghiệm quản lý.
Đối với những quốc gia này, sự hạn chế về luật pháp, hàng lang pháp lý
thiếu vững chắc và trình độ kinh nghiệm còn yếu gây trở ngại lớn cho hoạt động
giao thương trong và ngoài nước. Trong hoạt động giao thương quốc tế, bên bán
rất hạn chế giao dịch đối với bên mua tại các quốc gia có luật thương mại yếu
kém vì cơ sở giao dịch không được bảo đảm. Điều đó gây hạn chế cho sự phát
triển của những quốc gia này và làm giảm đi sự hấp dẫn đầu tư.
Thông qua việc áp dụng BTT, vấn đề này sẽ được cải thiện. Với vai trò
hoạt động của mình, các đơn vị BTT có trách nhiệm tư vấn, kiểm tra những
nghiệp vụ mua bán chung nhằm đảm bảo có thể kiểm soát, theo dõi khoản phải

thu được chặt chẽ và loại trừ được nợ xấu. Điều này cũng góp phần cải thiện
hình ảnh của bên mua tại những quốc gia có luật thương mại kém đối với bên
bán, nhờ vào sự bảo đảm về mặt tài chính và uy tín của các đơn vị BTT (thông
thường là các ngân hàng hay các công ty tài chính chuyên nghiệp).
-

Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì việc giao thương mua bán

giữa các quốc gia, giữa các công ty của quốc gia này với các công ty của các


22

quốc gia khác, khu vực khác diễn ra rất thường xuyên. Thông qua sản phẩm
BTT, quốc gia của bên bán có thể tăng cường tài trợ trực tiếp cho bên bán để
tăng cường phát triển kinh tế nhưng cũng đồng thời đảm bảo nguồn thu ngoại tệ
cho đất nước.
Hạn chế của nghiệp vụ BTT

1.1.4.2.

a-

Đối với người bán

-

Giá trong bao thanh toán quốc tế khá cao, nó được tạo thành từ ba yếu tố:

phí nộp đơn đề nghị (cộng thêm chi phí thẩm định tín dụng nếu đơn vị BTT NK

yêu cầu); Hoa hồng hay còn được gọi là phí dịch vụ hoặc phí quản lý; Chi phí lãi
hay còn gọi là phí tài chính hoặc phí chiết khấu.
-

Bao thanh toán không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay đối với

người bán mà còn đi sâu vào quá trình tiếp theo là kiểm soát bên mua và bên
bán, nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn. Do vậy, mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với các khách hàng của mình có thể bị ảnh hưởng bởi đơn vị bao
thanh toán.
b-

Đối với người mua
Giá mua hàng bằng phương thức tài trợ BTT có thể cao hơn so với giá

mua hàng áp dụng phương thức tài trợ bằng L/C. Thực chất, giá hàng tăng lên
chỉ để bù đắp cho người bán phần phí thanh toán mà lẽ ra người mua phải chịu
khi sử dụng phương thức tài trợ bằng L/C.
c-

Đối với đơn vị BTT
Khi cung cấp dịch vụ BTT, đơn vị BTT có thể gặp rủi ro trong các trường

hợp sau:
-

Khi khoản phải thu bị quá hạn mà người mua không thanh toán hoặc mất
khả năng thanh toán:

+


Trong trường hợp áp dụng BTT miễn truy đòi, đơn vị BTT sẽ chịu toàn
bộ rủi ro tín dụng.

+

Trong trường hợp áp dụng phương thức BTT có truy đòi thì vẫn có rủi ro
tiềm ẩn đó là đơn vị BTT tuy có quyền đòi lại khoản tiền đã tạm ứng cho
người bán nhưng người bán không hoàn trả cho đơn vị BTT hoặc bị mất
khả năng thanh toán.


23

-

Khi có tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán:

+

Người bán bị chứng minh hoặc bị phán quyết là có lỗi; đơn vị BTT có
quyền truy đòi người bán số tiền đã tạm ứng/thanh toán nhưng người bán
không hoàn trả hoặc mất khả năng thanh toán.

+

Người mua bị chứng minh hoặc bị phán quyết là có lỗi; người mua phải
thanh toán toàn bộ tiền hàng và các chi phí kiện tụng nhưng người mua
không thanh toán hoặc bị mất khả năng thanh toán.


1.2.

Hoạt động BTT trên thế giới
Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu đời, xuất phát từ hoạt

động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã,
sau đó phát triển ở Anh vào thế kỷ 15 dưới hình thức ứng trả trước một phần cho
người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ 19 thông
qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện,
hóa chất, sợi tổng hợp…
Ngày nay, hoạt động bao thanh toán trên thế giới đang rất phát triển, cụ
thể là đến cuối năm 2007 đã có hơn 1.760 đơn vị bao thanh toán với doanh số
bao thanh toán đạt gần 1.300 tỷ EUR, trong đó doanh số BTT trong nước đạt
1.153 tỷ EUR, BTT xuất – nhập khẩu đạt 145 tỷ EUR. Hiện đã có trên 70 quốc
gia tham gia vào hiệp hội bao thanh toán thế giới. Doanh số bao thanh toán trên
thế giới qua các năm thể hiện trong bảng sau:


24

Bảng 1.1: Doanh số bao thanh toán trên thế giới
Đơn vị tính: Triệu Euro
Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng số


2001

41.023

644.659

685.682

2002

42.916

681.281

724.197

2003

47.735

712.657

760.392

2004

68.265

791.950


860.215

2005

86.486

930.061

1.016.547

2006

103.690

1.030.598

1.134.288

2007

145.996

1.153.131

1.299.127

(Nguồn: www.factors-chain.com)
Biểu đồ 1.1: Doanh số BTT trên thế giới
1,400,000


Triệu EUR

1,200,000
1,000,000
Quốc tế

800,000

Nội địa

600,000

Tổng số

400,000
200,000
0
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Năm

Các thị trường bao thanh toán lớn nhất gồm có thị trường Anh, Ý, Pháp,
Mỹ, Nhật, Đức và Tây Ban Nha. Năm thị trường có doanh số bao thanh toán lớn
nhất trong năm 2007 là: Anh với 286 tỷ EUR, Ý với 123 tỷ EUR, thị trường
Pháp xếp thứ 3 với 122 tỷ EUR, tiếp theo là Mỹ 97 tỷ EUR và Đức với 89 tỷ
EUR.


25

Bảng 1.2: Các thị trường đứng đầu trong lĩnh vực bao thanh toán
Đơn vị tính: Triệu Euro
Anh
Ý
Mỹ
Pháp
Nhật
Tây Ban
Nha
Đức

2001

2002

2003

2004


136.080

156.706

160.770 184.520

124.823

134.804

132.510 121.000

101.744

91.143

80.696

67.660

67.398

61.566

50.380

2005

2006


2007

237.205

248.769

286.496

111.175

120.435

122.800

81.860

94.160

96.000

97.000

73.200

81.600

89.020

100.009


121.660

60.550

72.535

77.220

74.530

77.721

23.600

31.567

37.486

45.376

55.515

66.772

83.699

29.373

30.156


35.082

45.000

55.110

72.000

89.000

(Nguồn: www.factors-chain.com )
Bảng 1.3: Doanh số BTT theo các châu lục trên thế giới
Đơn vị tính: Triệu Euro
Châu Âu
Châu Á
Châu Mỹ
Châu Úc
Châu Phi
Tổng cộng

2001

2002

2003

2004

2005


2006

2007

468.326

523.851

546.935

612.504

715.486

806.983

929.756

76.078

69.850

89.096

111.614

135.814

149.995


174.667

127.157

115.301

104.542

110.094

135.630

140.944

150.219

8.320

9.992

13.979

18.417

23.380

27.853

33.780


5.801

6.203

5.840

7.586

6.237

8.513

10.705

685.682

724.197

760.392

860.215 1.016.547 1.134.288 1.299.127

(Nguồn: www.factors-chain.com)


×