Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 133 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
–³—

NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN

HOÀN THI ỆN MÔ HÌNH
QUẢN LÝ RỦI RO NGOẠI
HỐI TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

An Giang – Năm 2008


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả những phần trình bày trong đề tài này là công trình
nghiên cứu của tôi; những tài liệu tham khảo, những trích dẫn đều được ghi tên
nguồn cụ thể.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Minh Huyền



ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan……………………………………………………………………. i
Mục lục………………………………………………………………………….. ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt …………………………………………… vi
Danh mục các bảng, biểu ……………………………………………………… vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị………………………………………………….. viii
Danh mục phụ lục ……………………………………………………………… x
Lời mở đầu……………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 – Tổng quan về quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng và Phương pháp VaR….………………………………….. 4
1.1.

Ngoại hối và rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng………………….………………….………………………. 4
1.1.1.

Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối ………………….... 4

1.1.2.

Rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân hàng……….. 5

1.1.2.1. Nguồn gốc làm phát sinh rủi ro ngoại hối………………............. 7
1.1.2.2. Độ nhạy cảm đối với rủi ro ngoại hối…………………………... 7
1.2.


Quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 11
1.2.1.

Các nguyên tắc quản lý rủi ro…………………………………... 11

1.2.2.

Các bước quản lý rủi ro ….……………………………………... 11

1.2.2.1. Xác định hạn mức rủi ro….…………………………………….. 11
1.2.2.2. Đánh giá rủi ro….………………………………………………. 12
1.2.2.3. Theo dõi rủi ro….………………………………………………. 12
1.2.2.4. Kiểm soát rủi ro….……………………………………………... 13
1.2.3.

Sự cần thiết quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng….……………………………………………………. 13

1.3.

Phương pháp đo lường rủi ro ngoại hối – Phương pháp giá trị
chịu rủi ro ngoại hối ……………………………………………. 15


iii

1.3.1.

Khái niệm Giá trị chịu rủi ro - VaR…………………………….. 15


1.3.2.

Khái niệm giá trị chịu rủi ro ngoại hối………………………….. 16

1.3.3.

Các phương pháp đo lường giá trị chịu rủi ro ngoại hối ……...... 17
Phương pháp Phương sai – Hiệp phương sai……....……............ 17

CHƯƠNG 2 - Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam………………….…………………………….... 22
2.1.

Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và hệ
thống quản lý rủi ro………….………………………………….. 22
2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam………….………………………………………. 22

2.1.2.

Các số liệu tài chính chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007………….………………. 23

2.1.3.

Hoạt động quản lý rủi ro toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam…………………………………………….. 26


2.2.

Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Việt Nam và
Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam………………………. 30
2.2.1.

Thực trạng rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng tại Việt Nam thời gian qua………………..………………. 30

2.2.1.1. Thực trạng rủi ro ngoại hối……………..………………………. 30
2.2.1.2. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
ngân hàng ……………………………………………….……… 32
2.2.1.3. Một số nguyên nhân gây ra rủi ro ngoại hối trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam……………………………. 38
2.2.2.

Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam…………………………………. 43

2.2.2.1. Quy trình đo lường giá trị chịu rủi ro ngoại hối …………….…. 43
2.2.2.2. Quy trình quản lý, giám sát và báo cáo rủi ro ngoại hối……….. 55
2.2.3.

Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam……………………………. 57


iv

2.2.3.1. Hiệu quả của phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam……………………………. 57
2.2.3.2. Những tồn tại trong phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam……………………... 58
CHƯƠNG III – Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ngoại hối trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam…………………………………………………………………………… .... 61
3.1.

Định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đến năm 2015….……………………………….. 61

3.2.

Định hướng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn hiện
nay……………………………………………………………… 63

3.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 65
3.3.1.

Giải pháp về phía Ngân hàng Nhà nước…….………….………. 65

3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam ………...... 65
3.3.1.2. Các giải pháp khác…….…….…….…….…….………………... 68
3.3.2.

Giải pháp về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam….. 70


3.3.2.1. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam……………………………..…... 70
3.3.2.2. Đẩy mạnh thực hiện các công cụ phái sinh tiền tệ để bảo hiểm
rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ và ứng dụng VaR đối với
các hợp đồng phái sinh…………………………………………. 80
3.3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam…………………………………….............. 86
3.3.2.4

Các giải pháp hỗ trợ khác………………………………………. 88
ü Đa dạng hóa các loại tiền tệ trong kinh doanh……………... 88
ü Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng
giao dịch, giới hạn loại tiền tệ kinh doanh một cách hợp lý


v

và linh hoạt ………………………………………………… 88
ü Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và quản lý rủi
ro……………………………………………………………. 89
ü Trích lập Quỹ rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ…………….. 89
ü Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng……….. 90
ü Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ
thể…………………………………………………………... 90
Kết luận………………….....………………….....…………………................... 92
Danh mục công trình của tác giả……………………………………………… 94
Tài liệu tham khảo………………….....……………………………………….. 95
Phụ lục………………….....………………….....………………........................ 97



vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. ALCO : Hội đồng quản lý tài sản nợ có của ngân hàng
2. AUD : Đồng đô la Úc
3. BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4. CAD : Đồng đô la Canada
5. EUR : Đồng Euro
6. FX: Foreign Exchange – Tỷ giá hối đoái
7. Forex: Thị trường ngoại hối
8. GBP : Đồng Bảng Anh
9. HĐQT: Hội đồng quản trị
10. JPY : Đồng Yên Nhật
11. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
12. NHTM: Ngân hàng thương mại
13. QLRR: Quản lý rủi ro
14. SGD : Đồng Đô la Singapore
15. USD : Đồng đô la Mỹ
16. VaR : Value – at – Risk
17. WTO : The World Trade Orgaissation – Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1 : VaR trạng thái ngoại hối của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam cho thời gian 100 ngày, 200 ngày, 365 ngày, 500 ngày và

toàn bộ từ năm 2000-2007…………………………………………….… 44
Bảng 2.2: Tổng tài sản bằng ngoại tệ của BIDV………………………... 46
Bảng 2.3: Thử nghiệm khủng hoảng (Stress testing) – Tổn thất lớn nhất
của BIDV trong trường hợp xấu nhất khi tỷ giá giảm.………………….. 47
Bảng 2.4: Tổng doanh thu thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của
BIDV …………….……………………………………………………… 58


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Biến động tỷ giá của các đồng tiền khác nhau so với đồng đô
la Mỹ từ 1995 – 2007…………………………………………………...... 10
Hình 1.2: Đường biểu diễn VaR với độ tin cậy 95% và 99% trong
phương pháp Phương sai – Hiệp phương sai…………………………….. 20
Hình 2.1: Các số liệu tài chính chủ yếu của BIDV giai đoạn 2001-2007.. 23
Hình 2.2: Mô hình của bộ phận Quản lý rủi ro tại BIDV……………….. 30
Hình 2.3: Lịch sử tỷ giá hối đoái giữa VND và các loại tiền tệ: EUR,
GBP, USD, CAD, AUD từ năm 2000 – 2007……………………………. 43
Hình 2.4: Lịch sử tỷ giá hối đoái giữa VND JPY từ năm 2000 – 2007… 44
Hình 2.5: VaR trạng thái ngoại hối của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam cho thời gian 100 ngày, 200 ngày, 365 ngày, 500 ngày và toàn
bộ từ năm 2000-2007……………………………………………………... 45
Hình 2.6: Giá trị chịu rủi ro ngoại hối đối với USD năm 2007………….. 53
Hình 2.7: Giá trị chịu rủi ro ngoại hối đối với EUR năm 2007………….. 54
Hình 2.8: Giá trị chịu rủi ro ngoại hối đối với JPY năm 2007................... 55
Hình 2.9: Giá trị chịu rủi ro ngoại hối tổng hợp năm 2007…………….... 55



ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1 : Kết quả phân tích tình tình biến động của tỷ giá giữa VND và các
loại ngoại tệ trong các khoản thời gian (đến thời điểm 31/12/2007) ……….. 97
Phụ lục 2 : Bảng cân đối tài sản tính bằng ngoại tệ của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam năm 2007 (tính bằng nguyên tệ)………………………. 100
Phụ lục 3: Trạng thái ròng các loại ngoại tệ tính bằng nguyên tệ của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2007.……………………………… 101
Phụ lục 4: Trạng thái ngoại hối ròng nhạy cảm với rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam…………………... 102
Phụ lục 5: VaR – Giá trị chịu rủi ro ngoại hối……………………………….. 103
Phụ lục 6: Các mẫu báo cáo trong quy trình quản lý rủi ro ngoại hối của
BIDV …………………………………………………………………………. 108
Phụ lục 7: Lưu đồ thực hiện quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối tại BIDV... 113
Phụ lục 8: Lưu đồ thực hiện quản lý hạn mức dừng lỗ trong hoạt động tự
doanh, hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng tại BIDV…………………... 114
Phụ lục 9: Lưu đồ thực hiện quản lý đồng tiền và kỳ hạn giao dịch trong hoạt
động tự doanh, hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng tại BIDV ………. 115
Phụ lục 10: VaR đối với hợp đồng giao dịch quyền chọn tại BIDV……...... 116
Phụ lục 11: VaR đối với hợp đồng giao dịch kỳ hạn tại BIDV…………....... 119


x


1


LỜI MỞ ĐẦU
v Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý rủi ro ngày càng trở thành một trong những nội dung cần phải quan
tâm hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của một ngân hàng hiện đại. Lĩnh vực
này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại Việt
Nam đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài
chính trong khu vực và thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên của WTO, mà ở đó quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng được xem là
một yếu tố quan trọng xác định đẳng cấp, vị thế và giá trị của các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính thường xuyên phải đối mặt với
các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thị trường, trong đó rủi ro
ngoại hối là một trong những loại rủi ro mà ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Với
chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước như tại Việt Nam hiện
nay, các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với nhiều rủi ro phát sinh từ tỷ
giá hối đoái. Trong tương lai, một khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào
nền kinh tế thế giới với chế độ tỷ giá thả nổi thì loại rủi ro này càng trở nên nghiêm
trọng hơn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh tình trạng đô la
hóa tại Việt Nam ở mức cao. Để quản lý loại rủi ro này, các ngân hàng cần phải đo
lường, dự báo và có phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh
doanh một cách hiệu quả. Với mong muốn vận dụng những kiến thức về kinh tế tài
chính – ngân hàng, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro ngoại
hối tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam và nâng cao tri thức cũng như hiệu quả công việc thực tiễn.
v Mục tiêu nghiên cứu
Để quản lý rủi ro ngoại hối thì cần có phương pháp quản lý phù hợp với
điều kiện kinh doanh cũng như trình độ công nghệ và nhân lực của ngân hàng, đồng
thời phù hợp với những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro. Trong năm



2

2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chọn phương pháp đo lường và
quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VaR ngoại hối) nhằm quản lý rủi ro ngoại hối
trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Với phương pháp quản lý này, bước
đầu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thành công trong việc quản lý rủi
ro ngoại hối trước những biến động lớn của tỷ giá trong thời gian qua, từ đó nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ. Việc nghiên cứu phương pháp này nhằm
nâng cao hơn nữa những ứng dụng của nó và từ đó hoàn thiện mô hình quản lý rủi
ro ngoại hối của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là mục tiêu của tác giả.
v Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp phân tích, phương pháp Variance – Covariance trên
cơ sở dữ liệu được thu thập là biên độ dao động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày và các giá
trị trạng thái ngoại hối ròng của ngân hàng. Từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra
phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối có hiệu quả.
v Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua, quản lý rủi ro ngoại hối chưa được các ngân hàng
thương mại Việt Nam quan tâm đúng mức, với nền kinh tế hòa nhập sâu rộng vào
kinh tế thế giới tại Việt Nam thì ảnh hưởng của những biến động của tỷ giá hối đoái
là vô cùng to lớn, không thể xem thường. Một phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối
hiệu quả là rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
v Những điểm mới của đề tài
-

Ứng dụng phương pháp đo lường rủi ro ngoại hối theo hướng thông lệ quốc
tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản lý rủi ro ngoại hối
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

-


Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


3

v Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày thành 3 chương với bố cục như sau:
-

Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng và Phương pháp VaR

-

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam.

-

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Do kiến thức còn hạn chế, đồng thời phương pháp VaR ngoại hối thực sự

mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nên trong quá trình thực hiện
đề tài, tác giả đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm, tận tình
hướng dẫn của TS. Trương Thị Hồng, tác giả đã hoàn thành luận văn này.
Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý và chỉ dẫn thêm của các thầy cô để
tác giả có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về phương pháp quản trị rủi ro trong hoạt

động kinh doanh ngân hàng, góp phần nâng cao kiến thức cũng như hiệu quả trong
công việc sau này.


4

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO NGOẠI HỐI TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP VAR
1.1.

Ngoại hối và rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.1.1. Khái niệm ngoại hối và thị trường ngoại hối
- Ngoại hối là một khái niệm chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh
toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi
nước mà khái niệm ngoại hối có thể không giống nhau.
Theo Pháp lệnh ngoại hối của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/11/2005, khái niệm ngoại hối được
định nghĩa như sau:
Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền
chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại
tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu
đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của
người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và
mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

f) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh
toán quốc tế.
Với chức năng là trung tâm thanh toán, ngân hàng đóng vai trò trung gian
giữa cung và cầu về ngoại hối. Việc mua một loại ngoại tệ này bằng cách phải chi
trả một ngoại tệ khác đã hình thành nên cơ sở của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
Một giao dịch ngoại hối là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về một


5

khoản ngoại tệ nhất định nào đó sẽ được chuyển giao theo tỷ giá ấn định. Số tiền
được thỏa thuận này có thể được giao ngay hoặc giao tương lai.
- Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động chuyển đổi, mua bán
tiền tệ của các nước khác nhau; là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư, lưu chuyển tài
chính quốc tế; là nơi chuyên môn hóa về trao đổi các loại tiền tệ, là nơi gặp gỡ cọ
xát giữa cung và cầu về ngoại tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế,
đồng thời cũng xác định được các điều kiện giao dịch.
Thị trường ngoại hối cũng bao gồm những yếu tố cơ bản: cung cầu và giá
cả. Giá cả trên thị trường ngoại hối chính là tỷ giá. Tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ
do cung, cầu trên thị trường ngoại hối quyết định. Thị trường ngoại hối hình thành
và phát triển gắn liền với nhu cầu phát triển trong mối quan hệ đối ngoại giữa các
quốc gia trên các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư, tín dụng, thanh toán
và lĩnh vực văn hóa xã hội … Hoạt động trên thị trường ngoại hối diễn ra 24/24, 5
ngày 1 tuần. Những thị trường ngoại hối điển hình như London, New York, Tokyo,
Zurich, Franfurt, HongKong, Singapore, Paris và Sydney,… với số lượng giao dịch
trung bình hàng nghìn tỷ USD một ngày và bao gồm tất cả các loại tiền tệ trên thế
giới, trong đó USD là đồng tiền giữ vị trí chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong các giao
dịch ngoại hối. Thị trường ngoại hối cũng rất nhạy cảm, chịu tác động của các sự
kiện kinh tế, chính trị, tâm lý… nhất là các chính sách tiền tệ của các nước kinh tế

phát triển.
- Các giao dịch trên thị trường ngoại hối bao gồm: giao dịch giao ngay;
giao dịch kỳ hạn; giao dịch hoán đổi tiền tệ; giao dịch tiền tệ tương lai; giao dịch
quyền chọn tiền tệ.
1.1.2. Rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
- Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên,
không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không
chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những
tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác
suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải là rủi ro.


6

Để có thể đo lường được, rủi ro được định nghĩa như là sự khác biệt giữa
giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Giá trị kỳ vọng chính là giá trị trung bình có trọng
số của một biến nào đó với trọng số chính là xác suất xảy ra giá trị của biến đó. Sự
khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng được đo lường bởi độ lệch chuẩn.
Do vậy, độ lệch chuẩn hay phương sai, bình phương độ lệch chuẩn, chính là thước
đo của rủi ro.
- Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng
đến giá trị kỳ vọng trong tương lai.
Rủi ro ngoại hối có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân
hàng. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào của ngân hàng mà dòng ngân lưu thu
phát sinh bằng một loại tiền tệ trong khi dòng ngân lưu chi phát sinh một loại đồng
tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro ngoại hối.
Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá hối đoái: (1) các ngân hàng
giao dịch các đồng tiền nước ngoài nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính bản
thân mình; (2) các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại
tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường

hoặc đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Nếu tỷ
giá hối đoái biến động càng mạnh thì rủi ro hối đoái sẽ càng lớn.
Trong môi trường toàn cầu hóa tài chính – ngân hàng, các nhà quản trị
ngân hàng ngày càng phải đối mặt với vấn đề rủi ro ngoại hối. Những rủi ro này có
thể phát sinh thông qua các hoạt động như giao dịch hối đoái; cho vay bằng ngoại
tệ; mua các chứng khoán được phát hành bằng ngoại tệ; hoặc phát hành các chứng
khoán nợ bằng ngoại tệ để huy động vốn.
Rủi ro ngoại hối rõ ràng nhất thường được nhắc đến là cuộc khủng hoảng
tiền tệ xảy ra tại châu Á vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng bắt đầu xảy ra vào ngày
2 tháng 7 năm 1997 khi đồng baht Thái giảm gần 50% giá trị so với đô la Mỹ, bắt
đầu cho hàng loạt sự tụt giá của các đồng tiền của các nước châu Á khác và cũng
ảnh hưởng đến đồng tiền của các nước ngoài châu Á (như đồng real của Brazin và
đồng rúp của Nga). Ngày 20 tháng 11, 1997, sau 5 tháng đồng baht mất giá, đồng


7

won của Hàn Quốc giảm 10% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Thu nhập của các ngân
hàng Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của cuộc khủng hoảng. Tháng
11/1997, Tập đoàn Chase Manhattan 1 tuyên bố thua lỗ 160 triệu đô la trong việc
kinh doanh ngoại hối và việc mua chứng khoán nước ngoài. (theo Financial
Institutions Management – A Risk Management Approach, McGraw Hill
International Edition – 5 th Edition, 2006)
1.1.2.1.

Nguồn gốc làm phát sinh rủi ro ngoại hối
Đối với một ngân hàng, để tránh được rủi ro hối đoái có thể bằng cách làm

cân xứng giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra đối với từng loại ngoại tệ.
Hoặc là làm cho trạng thái ngoại hối ròng của tài sản có và trạng thái ngoại hối ròng

của ngoại tệ mua vào có dấu ngược nhau đối với từng loại ngoại tệ. Một trạng thái
ngoại hối dương (là khi ngân hàng mua nhiều hơn số ngoại tệ bán ra) là trạng thái
ngoại hối trường ròng đối với một ngoại tệ, và khi trạng thái ngoại hối là trường
ròng thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro ngoại hối khi đồng tiền đó giảm giá so
với đồng bản tệ. Một trạng thái ngoại hối âm (là khi ngân hàng bán ngoại tệ nhiều
hơn số ngoại tệ mua vào) là trạng thái ngoại hối đoản ròng đối với một ngoại tệ, và
khi trạng thái ngoại hối của đồng tiền là đoản ròng thì ngân hàng phải đối mặt với
rủi ro ngoại hối khi đồng tiền đó lên giá so với đồng bản tệ. Như vậy, khi trạng thái
ngoại hối của một ngoại tệ là khác 0 thì ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro
ngoại hối khi tỷ giá của ngoại tệ đó biến động so với đồng bản tệ.
1.1.2.2.

Độ nhạy cảm đối với rủi ro ngoại hối
Khái niệm độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá hàm ý đến những trường hợp

một công ty hay ngân hàng kinh doanh bị rủi ro tổn thất tỷ giá. Như vậy, độ nhạy
cảm đối với rủi ro tỷ giá là một thuật ngữ nói lên mức độ mà một công ty hay ngân
hàng bị tác động như thế nào do những thay đổi trong tỷ giá đem lại. Vì thế, thuật
ngữ độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá còn được gọi là “bị rủi ro tổn thất tỷ giá” ( FX
exposure).

1

Tập đoàn Chase Manhattan là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, được thành lập năm 1995 sau
khi Ngân hàng Chase National Bank và Bank of Manhattan hợp nhất.


8

Độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá thể hiện dưới 3 hình thức: độ

nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá; độ nhạy cảm kinh tế đối với các rủi ro
tỷ giá; độ nhạy cảm chuyển đổi đối với các rủi ro tỷ giá. (Trong đó, độ nhạy cảm
giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu).
v Độ nhạy cảm kinh tế đối với các rủi ro tỷ giá
- Mức độ mà hiện giá của dòng tiền trong tương lai của một công ty có thể
chịu tác động bởi những dao động trong tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm kinh tế đối
với các rủi ro tỷ giá. Các công ty đo lường độ nhạy cảm kinh tế bằng cách xác định
mức độ mà dòng tiền của công ty bị tác động bởi độ nhạy cảm đối với mỗi loại
ngoại tệ.
v Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá
- Độ nhạy cảm của các báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty đối với
rủi ro tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm chuyển đổi đới với rủi ro tỷ giá. Để đo lường
độ nhạy cảm chuyển đổi, các công ty có thể dự báo thu nhập tính bằng mỗi loại
ngoại tệ và sau đó xác định biến động tỷ giá tiềm ẩn của mỗi ngoại tệ so với đồng
bản tệ.
v Độ nhạy cảm giao dịch đối với các rủi ro tỷ giá
- Khái niệm: Giá trị của dòng tiền vào và ra của một công ty hay ngân
hàng bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau sẽ bị tác động bởi những thay đổi trong tỷ
giá. Mức độ mà giá trị của các giao dịch bằng tiền mặt trong tương lai chịu sự tác
động của những dao động trong tỷ giá được gọi là độ nhạy cảm giao dịch đối với
các rủi ro tỷ giá.
- Công thức tính độ nhạy cảm đối với rủi ro tổn thất tỷ giá như sau:
b =

DV (C d )
DS (C d / C f )

Trong đó:
-


∆V(Cd): thay đổi giá trị tài sản/nợ (tính bằng đồng tiền trong nước);
(+) lời, (-) lỗ

-

∆S(Cd/Cf): thay đổi của tỷ giá


9

Bởi vì độ nhạy cảm được hiểu là một số lượng đồng tiền nước ngoài chịu
rủi ro và bằng giá trị thay đổi của tài sản/nợ tính bằng đồng nội tệ trên giá trị thay
đổi của tỷ giá hối đoái, độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá hối đoái có thể được định nghĩa
như sau: độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá hối đoái là độ dốc trong công thức hồi quy, có
liên quan với sự thay đổi trong giá trị thực của tài sản hay nợ tính bằng đồng nội tệ
trên sự thay đổi không tính trước của tỷ giá hối đoái.
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá dựa trên tính biến động tiền tệ:
để đánh giá mức độ biến động của tiền tệ, có thể đánh giá dữ kiện lịch sử để ít nhất
có thể dự kiến được mức độ tiềm ẩn của những chuyển biến cho mỗi loại ngoại tệ.
Đo lường biến động của tiền tệ: sử dụng độ lệch chuẩn để đo lường mức độ biến
động của mỗi loại ngoại tệ.
Xem phụ lục 1, tính biến động trong quá khứ từ năm 2000 – 2007 của các
loại ngoại tệ đối với đồng Việt Nam tính theo độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn càng
cao có nghĩa là mức độ dao động càng lớn.
Tính biến động của tiền tệ theo thời gian: tính biến động của tiền tệ liên tục thay
đổi theo thời gian. Chính vì thế mà việc sử dụng các chỉ số của thời kỳ trước để
đánh giá tính biến động trong tương lai của tiền tệ là không hoàn hảo. Mặc dù vậy,
các dữ liệu lịch sử về độ lệch chuẩn của biến động tỷ giá hối đoái vẫn được sử dụng
vì nó có thể nhận dạng tỷ giá của các đồng tiền hầu như có thể ổn định hay là biến
động cao trong tương lai.

Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá dựa trên hệ số tương quan: Mối
tương quan giữa sự chuyển động các loại tiền có thể đo lường bằng hệ số tương
quan. Hệ số này cho thấy 2 loại tiền chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều
nhau. Như vậy, các công ty có thể sử dụng những thông tin như thế để quyết định
mức độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá. Nếu mối tương quan là xác định
hoàn toàn thì hệ số tương quan bằng 1. Mối tương quan cũng có thể phủ định phản
ánh sự thay đổi ngược chiều nhau giữa 2 loại tiền, tương quan phủ định hoàn toàn
có hệ số tương quan bằng -1.


10

Mối tương quan tiền tệ theo thời gian: Mối tương quan giữa các ngoại tệ không
phải không thay đổi theo thời gian. Vì thế, các công ty không thể sử dụng hệ số
tương quan trước đây để dự đoán cho tương quan trong tương lai một cách hoàn
toàn chính xác. Tuy nhiên, có một số nguyên lý chung tồn tại theo thời gian. Chẳng
hạn như sự dịch chuyển của các đồng tiền các nước Đông Âu có xu hướng tương
quan rất cao (nếu đứng trên góc độ của Mỹ). Mặc khác, đồng đôla Canada biến
động hầu như độc lập so với các đồng tiền khác vì hệ số tương quan giữa đô la
Canada với các đồng tiền khác liên tục thấp.
Hình 1.1: Biến động tỷ giá của các đồng tiền khác nhau so với đồng đô la Mỹ từ
năm 1995 – 2007 (Đvt: $/1 đơn vị)
Francs Thụy Sỹ

Đô la Canada
1
0.95
0.9
0.85
0.8

0.75
0.7
0.65
0.6
0.55
0.5

1
0.95
0.9
0.85
0.8
0.75
0.7
0.65
0.6
0.55
0.5
95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07

95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07

Bảng Anh

Đồng nhân dân tệ Trung Quốc
0.140
0.135
0.130
0.125
0.120

0.115
0.110
0.105
0.100

2.2
2
1.8
1.6
1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
95 969798 9900 010203 040506 07

95969798990001020304050607


11

Đô la Singapore
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4

0.3
0.2
0.1
0

Yên Nhật
0.012
0.011
0.010
0.009
0.008
0.007
0.006
0.005
0.004
0.003
0.002
0.001
0.000

95 9697 9899 00 0102 0304 0506 07

95969798990001020304050607

(Nguồn: OANDA JAZZ www.oanda.com/convert/history)
1.2.

Quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.2.1. Các nguyên tắc quản lý rủi ro

ü Nguyên tắc chấp nhận rủi ro;
ü Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép;
ü Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt;
ü Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập;
ü Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính;
ü Nguyên tắc hiệu quả kinh tế;
ü Nguyên tắc hợp lý về thời gian;
ü Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng;
ü Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép;
1.2.2. Các bước quản lý rủi ro
Một chương trình QLRR toàn diện bao gồm 4 yếu tố: Xác định hạn mức rủi
ro (đưa ra mức rủi ro chấp nhận được); Đánh giá rủi ro; Theo dõi tổng thể rủi ro; và
Quá trình QLRR.
1.2.2.1. Xác định hạn mức rủi ro
Các bộ phận nghiệp vụ QLRR phải xác định hạn mức rủi ro cho bộ phận
mình, là mức rủi ro nhất định mà ngân hàng có thể chấp nhận được trong nỗ lực để
có được lợi nhuận, trên cơ sở sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính
của ngân hàng. Hội đồng quản trị (HĐQT) theo định kỳ có trách nhiệm xem xét lại
và thông qua các hạn mức đó. Các mức này sau đó được thông báo tới toàn bộ nhân


12

viên các bộ phận nghiệp vụ và ban điều hành, ban điều hành chịu trách nhiệm đảm
bảo các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ các hạn mức này. Có tỷ lệ thưởng và phạt tính
trên tổng số thấp hơn và lớn hơn tổng số vượt hạn mức đó.
1.2.2.2. Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan
đến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của ngân hàng, phải có các chốt kiểm tra
nằm trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm tra nội bộ) để kiềm chế rủi ro

trong các hạn mức đã được đề ra cùng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp
ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro.
Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro,
theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro
- Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình QLRR hiệu quả là
phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thông
qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động.
- Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban
điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. Hiện nay
trên thực tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản sau:
+ Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc
tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu.
+ Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh
nghiệm của các chuyên gia. Và để chính xác hơn các nhà quản trị Ngân hàng có thể
kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau.
+ Phương pháp tính toán - phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây
dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên động thái
biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy.
1.2.2.3. Theo dõi rủi ro
Theo dõi rủi ro là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát,
nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.


13

1.2.2.4. Kiểm soát rủi ro
Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống
kiểm tra nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro.
Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả
lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận

cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa
chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn
các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.
1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng
Hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và
dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư
cách là người “đứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ
ngân hàng. Chính vì thế trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không
tránh khỏi rủi ro. Hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ dự
phòng rủi ro hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ dự phòng rủi ro căn cứ vào mức độ
và khả năng rủi ro. Hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro
của ngân hàng. Khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khả năng thanh toán sẽ dẫn
đến phá sản doanh nghiệp.
Chính vì luôn phải đối mặt với những rủi ro, nên đối với NHTM quản trị rủi
ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt
quan tâm. Những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị
rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên
nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần
thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán của một NHTM được trình bày bao gồm phần vốn
(các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản đi vay và vốn của ngân hàng…) và phần sử
dụng vốn (tiền mặt và tiền gửi các ngân hàng, các khoản cho vay, chứng khoán và


14

tài sản khác…). Trên thực tế, bảng cân đối kế toán của một ngân hàng phức tạp hơn
nhiều bởi vì tính toàn cầu với các khoản giao dịch và dịch vụ phức tạp. Hơn thế

nữa, để thực hiện các dịch vụ quốc tế, một NHTM cần phải mở nhiều tài khoản
Nostro2 với các loại tiền tệ khác nhau. Không chỉ có thế, các NHTM vừa là nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán trong nước và ở nước ngoài, vừa là người phát hành
các loại chứng khoán bằng đồng nội tệ và ngoại tệ. Các loại tài sản và nợ bằng đồng
ngoại tệ này bị tác động bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái và rủi ro hối đoái là
không thể tránh khỏi vì những lý do đã nêu trên, sự thay đổi của tỷ giá có thể dẫn
đến sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ tính bằng ngoại tệ của ngân hàng.
Các hoạt động của bảng cân đối ngoại bảng3 bao gồm các hoạt động kinh
doanh các công cụ tài chính và thu được phí cao, tuy nhiên các hoạt động này chịu
nhiều rủi ro, đặc biệt là những giao dịch tiền tệ. Khi thực hiện một nghiệp vụ option
tỷ giá thì ngân hàng thu được một mức phí cao, đồng thời cũng chịu một rủi ro mà
không thể dùng khoản phí ấy bù đắp được. Ngân hàng bảo vệ sự dễ bị rủi ro tiền tệ
trên thị trường phái sinh bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh như nghiệp vụ
hoán đổi tiền tệ và nghiệp vụ kỳ hạn tỷ giá. Tuy nhiên, sự chênh lệch kỳ hạn trong
hoạt động kinh doanh tiền tệ và tình hình của tài sản-nợ trên ngoại tệ của ngân hàng
luôn xảy ra. Sự chênh lệch này có thể tạo nên một lợi nhuận lớn cho ngân hàng nếu
nhà quản trị có thể dự báo tốt được xu thế của thị trường. Ngược lại, một sự thay
đổi không dự tính trước của tỷ giá hối đoái có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
Trong nền kinh tế hiện nay, một trong những nguyên nhân chính gây ra
những cuộc khủng hoảng kinh tế là do sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Mối
quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng
phải chủ động trong mọi tình huống, dự báo, dự đoán được khả năng xảy ra và định
lượng rủi ro, từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro.

2

Tài khoản Nostro là tài khoản của một ngân hàng được mở ở một ngân hàng ở nước ngoài. Tài khoản này
thường được mở bằng loại tiền tệ của nước đó và được sử dụng để tiến hành các giao dịch trên loại ngoại tệ
đó.
3


Hoạt động bảng cân đối ngoại bảng bao gồm thư tín dụng dự phòng, nghiệp vụ Swaps lãi suất, nghiệp vụ
option, forward tỷ giá; các hợp đồng mua lại; các cam kết tín dụng,…


×