Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Giải pháp phát triển công cụ phái sinh tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------o0o----------------

NGUY ỄN TIẾN DŨNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠNG CỤ PHÁI SINH TÍN
DỤNG TRONG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CHO
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------o0o----------------

NGUY ỄN TIẾN DŨNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠNG CỤ PHÁI SINH TÍN
DỤNG TRONG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CHO
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
MÃ S : 60.31.12




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN HỒNG

NG

Ồ CHÍ MINH – NĂM 2009

TP.H




Đ

L I CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tơi. Số liệu được nêu trong
luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu trong lu ận văn là trung
thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.



Tác gi ký tên



ế ũ

Nguy n Ti n D ng



Ờ Ả ƠN

L IC M

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã
tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tấn Hồng

đã nhiệt tình h ướng d ẫn cho tơi hồn thành luận văn này.


NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TRONG
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CHO CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”
Đề tài gồm ba chương
- Chương 1: Tổng luận của đề tài.
- Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro của
các NHTM Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp phát triển công cụ phái sinh tín dụng trong quản lý rủi ro
tín dụng cho các NHTM Việt Nam.
Điểm mới của của luận văn
Các công cụ phái sinh mặc dầu đã hình thành từ khá lâu trên thị trường tài chính
quốc tế nhưng trên thực tế vẫn còn rất mới đối với các doanh nghiệp cũng như các định
chế tài chính Việt Nam.
Hiện tại, cơng tác quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại Việt
Nam sử dụng chủ yếu mang tính truyền thống. Luận văn đã mạnh dạn nghiên cứu sản

phẩm phái sinh tín dụng_sản phẩm cịn rất mới, vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam
nhưng đã được các ngân hàng trên thế giới sử dụng rất thành công trong việc quản lý
rủi ro tín dụng...từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển cơng cụ phái sinh tín dụng hỗ
trợ nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.


LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Trang

1.1. Rủi ro tín dụng

1.1.1. Khái niệm và phân lo ại tín dụng

1

1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và các hình thức của rủi ro tín dụng

2

1.1.2.2. Qu ản lý rủi ro tín dụng và sự cần thiết của qu ản lý rủi ro tín dụng

3

1.1.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng truyền thống


3

1.2. Cơng cụ phái sinh tín dụng

1.2.1 Tổng quan về cơng cụ phái sinh
1.2.1.1 Khái niệm và các hình thức của cơng cụ phái sinh

4

1.2.1.2 Tầm quan trọng và mục đích sử dụng của công cụ phái sinh

6

1.2.2. Công cụ phái sinh tín dụng
1.2.2.1 Lịch sử ra đời của cơng cụ phái sinh tín dụng

6

1.2.2.2 Khái niệm cơng cụ phái sinh tín dụng

8

1.2.2.3 Những yếu tố của cơng cụ phái sinh tín dụng

9

1.3. Tầm quan trọng của phái sinh tín dụng trong việc quản lý rủi ro tín dụng cho

các Ngân hàng thương mại


11

1.4. Bài học kinh nghiệm về sử dụng cơng cụ phái sinh tín dụng trong quản trị rủi ro

tín dụng ở các NHTM trên thế giới

1.4.1 Các sản phẩm phái sinh tín dụng đang sử dụng trên thế giới
a. Hốn đổi tín dụng (Credit default swaps)

12

b. Trao đổi tổng số thu nhập (Total rate of return swaps)

20

c. Danh mục trái khoán (Colleteralled debt obligations)

21

d. Hoán đổi vốn (Equity default swaps)

25

1.4.2 Thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh tín dụng

giới và bài học kinh nghiệm

ở các NHTM trên thế


1.4.2.1 Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trên thế giới

25

1.4.2.2 Một số bài học kinh nghiệm

30


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG PHÒNG

NGỪA RỦI RO CỦA CÁC NHTM VN
2.1 Thị trường phái sinh Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường phái sinh Việt Nam

32

2.1.2. Các sản phẩm phái sinh đang tồn tại trên thị trường phái sinh ở Việt Nam

32

2.2 Rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụnng phổ biến trong các NHTM VN
2.2.1 Phân loại, đánh giá rủi ro theo chất lượng của khoản vay
2.2.2 Nhận diện rủi ro qua các d ấu hiệu cảnh báo và xác định được các vấn đề

32
33


2.3 Tình hình hoạt động tín dụng và sử dụng cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi
ro của một số NHTM VN

2.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại một số NHTM VN

37

2.3.2 Thực trạng sử dụng cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi ro của một số NHTM
VN
2.4 Những nguyên nhân dẫn

42

đến hạn chế sử dụng công cụ phái sinh tại các NHTM

VN

48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG

TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CHO CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển cơng cụ phái sinh tại các NHTM VN

52

3.2 Tính thực tiễn khi triển khai cơng cụ phái sinh tín dụng cho các NHTM VN 52

3.3 Căn cứ đề xuất giải pháp

3.3.1 Nghĩa vụ và quyền lợi của ngành NH sau khi Việt nam gia nh ập WTO

54

3.3.2 Dự báo tác động đối với dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO 57
3.3.3 Định hướng chiến lược các tổ ch ức tín dụng Việt Nam đến năm 2020

59

3.4. Một số giải pháp vĩ mô
3.4.1. Giải pháp đối với NHNN Việt Nam và cơ quan qu ản lý

60

3.4.2. Giải pháp đối với với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

64


3.5 Một số giải pháp cụ thể về phía Ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KH ẢO
-------o0o--------


65


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa mua bán n ợ và phái sinh tín dụng
Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa bảo hiểm tín dụng và phái sinh tín dụng
Bảng 1.3: Xác xuất phát sinh sự kiện tín dụng và khơng phát sinh sự kiện tín dụng
Bảng 1.4: Tính tốn giá trị hiện tại của các khoản phí ph ải trả h ằng n ăm
Bảng 1.5: Tính tốn giá trị hiện tại của khoản mất k ỳ vọng
Bảng 1.6: Tính tốn giá trị hiện tại của khoản thanh tốn tích lũy
Bảng 1.7: Các đặc điểm của một CDO
Bảng 1.8: Các khoanh của một CDO
Bảng 1.9: Thống kê giá trị hợp đồng phái sinh tín dụng từ 2001- 2007
Bảng 1.10: Thống kê việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng tại một số NHTM
trên th ế giới n ăm 2007
Bảng 2.1: Tình hình ho ạt động tín dụng của một số NHTM VN
Bảng 2.2: Tình hình ho ạt động phái sinh của một số NHTM VN.
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hốn đổi tín dụng có chuyển vốn ban đầu
Sơ đồ 1.2: Hốn đổi tín dụng có ngân hàng trung gian
Sơ đồ 1.3: Trao đổi tổng số thu nhập
Sơ đồ 1.4: Danh mục trái khoán
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1: Giá trị các hợp đồng phái sinh từ 2001- 2007
Biểu đồ 1.2: Giá trị các hợp đồng vốn từ 2001- 2007
Biểu đồ 2.1: Dư n ợ tín dụng tại một số NHTM VN từ 2005- Quý III/2008
Biểu đồ 2.2: Dư n ợ tín dụng gia hạn và nợ xất tại một số NHTM VN từ 2005-2007


LỜI MỞ ĐẦU

1.

Đặt vấn đề
Sau gần 60 năm hình thành và phát triển, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt

Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm đồng hành cùng với nền kinh tế, luôn đảm
bảo thực hiện tốt các chức năng trung gian tín dụng, thanh tốn và cung ứng dịch vụ
ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển...
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc cam kết thực
hiện tự do hóa tài chính, thương mại và nhiều lĩnh vực khác đã tạo ra nhiều cơ hội
cũng như thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặt biệt trong lĩnh vực
tài chính-ngân hàng, với sự xuất ngày càng nhiều của các chi nhánh, văn phòng đại
diện của các ngân hàng thương mại lớn, các qu ỹ đầu tư...trên thế giới cùng với sự
“nhập khẩu” của các cơng cụ tài chính cao cấp đã thực sự đặt ra nhiều thách thức lớn
cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Hoạt động tín dụng đã từ lâu được xem như là một chức năng không thể thiếu và
gắn liền với hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tín dụng đảm bảo cung cấp vốn từ nơi
thừa vốn sang nơi thiếu vốn, điều hòa vốn trong nền kinh tế, đảm bảo vốn được sử
dụng đúng nơi, đúng mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp trên cơ sở đó tạo ra giá trị
thúc đẩy kinh tế phát triển. Để đảm bảo hoạt động tín dụng được giảm thiểu rủi ro,
cơng tác quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng rất quan tâm và chú trọng. Với sự
phát triển đa dạng của các công cụ tài chính như hiện nay đặc biệt là các cơng cụ phái
sinh, việc tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng sẽ hỗ trợ các ngân hàng rất
nhiều trong việc quản lý rủi ro, tự tin hơn khi gia nhập sân chơi chung thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là:
- Nêu lên tầm quan trọng của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại.



- Mô tả thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh tín dụng trong việc quản lý rủi ro
tín dụng trên thị trường thế giới.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển cơng cụ phái sinh tín dụng hỗ trợ nghiệp vụ
quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu sản phẩm phái sinh tín dụng đang được sử dụng

phổ biến trên thị trường tài chính thế giới.
Phạm vi nghiên cứu là thị trường phái sinh tín dụng trên thế giới giai đoạn từ
2001 đến 6 tháng đầu năm 2007, thị trường phái sinh Việt Nam và tình hình tín dụng
tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2003-2006.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chọn phương pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp các phương pháp: phân tích

thống kê, qui nạp và diễn giải, đối chiếu và so sánh nhằm đưa ra những phân tích sâu
sắc về lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể.
Số liệu, tư liệu liên quan đến đề tài được tác giả tham thảo từ sách, báo, tạp chí,
internet và các báo cáo của các bộ ngành, tổ chức có liên quan.
5.

Điểm nổi bật của luận văn

Các công cụ phái sinh mặc dầu đã hình thành từ khá lâu trên thị trường tài chính
quốc tế nhưng trên thực tế vẫn còn rất mới đối với các doanh nghiệp cũng như các
định chế tài chính Việt Nam.


Hiện tại, cơng tác quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại Việt
Nam sử dụng chủ yếu mang tính truyền thống. Luận văn đã mạnh dạn nghiên cứu sản
phẩm phái sinh tín dụng_sản phẩm cịn rất mới, vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam
nhưng đã được các ngân hàng trên thế giới sử dụng rất thành công trong việc quản lý
rủi ro tín dụng...từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển cơng cụ phái sinh tín dụng hỗ
trợ nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.


6. Nộ i dung luận văn: gồm 3 chương
Chương 1: Tổng luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng sử dụng cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi ro của các
NHTM Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển công cụ phái sinh tín dụng trong quản lý rủi ro tín
dụng cho các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 1

TỔNG LUẬN CỦA ĐỀ TÀI


1.1 Rủi ro tín dụng
1.1.1 Khái niệm và phân lo ại tín dụng
1.1.1.1 Khái niệm
Tín dụng ngày nay đã trở nên rất phổ biến, tín dụng có thể hình thành giữa
nhà nước với doanh nghiệp (tín dụng nhà nước); giữa các doanh nghiệp với nhau
(tín dụng thương mại) dưới hình thức mua bán chịu; giữa các tổ chức tín dụng với
nhau (tín dụng liên ngân hàng); giữa ngân hàng nhà nước với ngân hàng th ương
mại; giữa ngân hàng thương mại với cá nhân, pháp nhân,… thông qua việc cấp tín

dụng, tổ chức tín dụng sẽ thỏa thu ận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với
nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác,…có nhiều khái niệm khác nhau về tín
dụng:
Khái niệm 1: Tín dụng là sự chuyển nh ượng tạm th ời quyền sở hữu một
lượng giá trị (tiền tệ hay hiện vật) của người sỡ hữu sang cho người khác sử dụng
và sẽ hồn trả người sở hữu nó sau một thời gian nhất định với một lượng giá trị lớn
hơn.
Khái niệm 2: Tín dụng là một quan h ệ vay mượn tài sản (tiền tệ hoặc hàng
hóa) được dựa trên ngun tắc có hồn trả cả vốn lẫn lãi lời sau một thời gian nhất

định.
Qua đó ta có th ể th ấy rằng bản chất của tín dụng là “vay mượn dựa trên
ngun tắc có hồn trả cả vốn lẫn lãi lời sau một thời gian”.
1.1.1.2 Phân loại tín dụng: việc phân lo ại tín dụng được căn cứ d ựa vào nhiểu ch ỉ
tiêu khác nhau như: thời hạn cho vay, mục đích vay, k ỹ thuật cho vay,…cụ thể nh ư
sau:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: tín dụng phục vụ mục đích sản xuất kinh
doanh, phục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân,…
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: tín dụng có đảm bảo tiền vay,
tín chấp.
ϭ


- Căn cứ vào đối tượng trả nợ: tín dụng trực tiếp, tín dụng gián tiếp.
- Căn cứ vào k ỹ thu ật nghiệp vụ cho vay-thu nợ: cho vay thông thường, cho
vay luân chuyển, thấu chi, chiết kh ấu thương phiếu, cho vay hợp vốn, bảo lãnh,…
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và các hình thức của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố khơng bình thường do chủ quan
hoặc khách quan làm cho người đi vay không trả được n ợ vay và lãi vay cho Ngân
hàng theo đúng điều kiện thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng.
Dựa vào ngun nhân, rủi ro tín dụng gồm có 7 hình thức sau:
Rủi ro giao d ịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà ngun nhân phát
sinh là do những h ạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao d ịch có ba bộ ph ận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo
và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những ph ương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết

định cho vay.
Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm b ảo như các điều khỏan
trong hợp đồng cho vay, các lọai tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khỏan vay và họat

động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng h ệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng và kỹ
thu ật xử lý các khỏan vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những h ạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được
phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

Ϯ


Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều


đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một
lọai hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng và sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng
Qu ản lý rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát
ch ất lượng tín dụng, hạn ch ế h ậu quả xấu trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu sự
tổn thất khơng để hoạt động ngân hàng lâm vào tình trạng đổ vỡ.
Việc quản lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết, đòi hỏi cao về yêu cầu cả về
“chất lẫn lượng” vì khi rủi ro tín dụng phát sinh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng nói riêng và có th ể lan rộng đến tồn bộ n ền kinh tế -xã hội
như sau:
- Gây tổn th ất về tài sản cho ngân hàng.
- Làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có th ể đánh
mất thương hiệu của ngân hàng.
Trong trường hợp nghiêm trọng, rủi ro có th ể khiến ngân hàng bị thua lỗ và
bị phá sản từ đó có thể dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt các ngân hàng khác và

ảnh hưởng đến xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
Ngồi ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến n ền kinh tế thế giới, vì trong

điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia
điều phụ thuộc vào n ền kinh tế khu vực và thế giới. Mặc khác, mối liên hệ về tiền
tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước luôn

ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.
1.1.2.3 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng truy ền thống
Qu ản lý rủi ro tín dụng đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong hoạt

động tín dụng. Có thể nói, từ khi tín dụng ra đời thì các ngân hàng đã khơng ngừng

nghiên cứu và tìm cách nâng cao hiệu quả và chất lượng cơng tác quản lý tín dụng,
dưới đây là một số biện pháp truyền thống :

ϯ


- Th ực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê
tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và đảm bảo tiền vay.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc ch ấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho
vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây th ất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ
chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh
ngân hàng trong điều kiện hội nh ập quốc tế.
- Xây dựng h ệ thống xếp h ạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh
doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.
- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín
dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả.
- Th ực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an tồn hoạt động tín
dụng.
- Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với
một khách hàng ho ặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành kinh tế có
rủi ro cao.
- Th ực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả n ợ.
- Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản d ự phịng để

đối phó rủi ro.
- Th ực hiện b ảo hiểm tín dụng.
- Th ực hiện biện pháp đồng tài trợ (nếu cần thiết)…
Nhìn chung, các biện pháp truyền thống này cịn mang n ặng tính lý thuyết và
truyền thống, các ngân hàng còn tập trung vào xử lý trên các khỏan nợ sẵn có và
thường nhắm vào tài sản đảm bảo của khách hàng, thiếu sự uyển chuyển, linh hoạt

trong.
1.2 Cơng cụ phái sinh tín dụng
1.2.1 Tổng quan về cơng cụ phái sinh
1.2.1.1 Khái niệm và các hình thức của công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh là xem như là một hợp đồng tài chính giữa hai hoặc nhiều
bên, b ắt nguồn từ giá trị tương lai của một tài sản cơ sở (underlying asset).
ϰ


Tất cả các công cụ phái sinh đều dựa trên thành qu ả ngẫu nhiên của một tài
sản nào đó, cơng cụ phái sinh sẽ chuyển hóa giá trị của mình từ thành qu ả của một
tài sản khác_“Tài sản khác này được xem là tài sản cơ sở”. Tài sản cơ sở này có thể
là cổ phiếu, trái phiếu, tiền hoặc là hàng hóa, một khoản cho vay hay có th ể là một
phái sinh khác chẳng hạn như h ợp đồng giao sau hay hợp đồng quyền chọn…
Các công cụ phái sinh sẽ được giao d ịch trên thị trường chứng khốn như:
sàn giao dịch chính thức hay th ị trường giao dịch phi tập trung (OTC) hoặc sử dụng
hệ thống điện tử khớp lệnh tự động tương tự như giao dịch chứng khốn.
Hiện tại có các cơng cụ phái sinh phổ biến sau:
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): là h ợp đồng giữa hai bên - người
mua và người bán- để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá
thỏa thuận. Giá của hàng hóa có thể được thỏa thuận trước hoặc vào thời điểm giao
hàng. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao h ơn giá thực hiện người sở hữu hợp

đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu
một khoản lỗ.
- Hợp đồng tương lai (future contracts): là một hợp đồng giữa hai bênngười mua và người bán -để mua ho ặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với
giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Các h ợp đồng được giao dịch giao sau và chịu quá
trình thanh toán hàng ngày. Giá giao sau biến động mỗi ngày, người mua và người
bán cố gắng kiếm lợi nhuận từ biến động giá này và cố gắng giảm thiểu rủi ro giao
dịch tài sản cơ sở.

- Hợp đồng quyền chọn (option contracts): là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán – trong đó cho người mua quyền, không phải nghĩa vụ, để
mua ho ặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý
vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí
quyền ch ọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo
các điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền ch ọn để mua tài
sản gọi là quyền chọn mua (call); một quyền chọn để bán tài sản gọi là quyền chọn
bán (put).
ϱ


- Quyền chọn trên hợp đồng giao sau: là một kết hợp quan trọng của th ị
trường giao sau và thị trường quyền chọn. Quyền chọn trên hợp đồng giao sau cho
người mua quyền được mua ho ặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong
tương lai với giá đã cố định vào ngày hôm nay.
- Hợp đồng hoán đổi (swap transations): là một h ợp đồng trong đó hai bên

đồng ý hốn đổi dịng tiền trong tương lai. Hợp đồng này sẽ xác định này khi dòng
tiền được thanh tốn và cách thức tính tốn dịng tiền. Thơng thường cơng thức tính
tốn dịng tiền bao gồm giá trị tương lai của lãi su ất, tỷ giá hối đoái hoặc các biến số
thị trường khác.
1.2.1.2 Tầm quan trọng và mục đích sử dụng của cơng cụ phái sinh
Các công cụ phái sinh được đánh giá là rất quan trọng góp phần trong việc
quản lý rủi ro bởi thơng qua nó rủi ro sẽ được chia tách và hốn chuyển cho người
khác. Nó hoạt động như là một hình thức b ảo hiểm, giúp cơ cấu lại danh mục đầu
tư/tín dụng, nhờ đó việc quản lý rủi ro sẽ đạt được hiệu quả và linh ho ạt hơn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng ta có 3 nhóm đối tượng sau:
- Các nhà quản lý, nhà sản xuất mục đích qu ản lý rủi ro, bảo vệ vị th ế của
mình trên th ị trường…
- Các nhà đầu cơ, họ đứng ở vị trí đối xứng với các nhà quản lý, nhà sản
xuất và đặt hy vọng đạt được lợi nhuận từ sự thay đổi giá cả theo xu hướng có lợi

cho họ.
- Các nhà kinh doanh chênh lệch giá, họ mua bán các công cụ phái sinh với
mục đích khai thác chênh lệch giá giữa các th ị trường phái sinh khác nhau ho ặc
giữa các công cụ phái sinh khác nhau.
1.2.2 Cơng cụ phái sinh tín dụng
1.2.2.1 Lịch sử ra đời của cơng cụ phái sinh tín dụng
Nhiều người cho rằng sản phẩm phái sinh tín dụng ra đời từ năm 1995 nhưng
thật ra nó đã xuất hiện từ năm 1993 thậm chí sớm hơn. Tháng 3 năm 1993, trong tờ
tạp chí Tài chính tồn cầu đã có một bài báo trong đó nói rằng ba cơng ty của Phố
Walls là J. P. Morgan, Merrill Lynch và Bankers Trust đang giới thiệu một vài hình
ϲ


thức của phái sinh tín dụng và dự báo rằng sản ph ẩm này trong vòng một vài n ăm
tới sẽ cạnh tranh trong tổng th ị trường 4.000 tỷ đơ la với sản phẩm hốn đổi lãi suất.
Mặc dù vậy, những sản phẩm này cũng đã phải đối đầu với sự chống cự từ
phía nh ững nhà kinh tế khác. Tháng 11 năm 1993, tờ báo “Investment Dealers
Digest” đã có một bài báo với nội dung nhấn mạnh rằng một số lượng các hợp đồng
phái sinh tín dụng cá nhân đã phát sinh trên thị trường nh ưng bị lưu ý do chưa được
thanh lý, b ản tin này cũng đã nhấn mạnh chỉ số S&P đã từ chối xếp hạng sản phẩm
phái sinh tín d ụng này. S&P cho rằng những loại chứng khoán này đã thể hiện một
trị đặt cược với nhà đầu tư rằng khơng một cơng ty phát hành nào trong nhóm tài
sản cơ sở sẽ đi đến phá sản hay vỡ nợ. Một nhà bình lu ận đã ví von rằng “Sản phẩm
phái sinh tín dụng như khẩu súng roulette của Nga. Nó khơng thể tạo nên sự khác
biệt chỉ với một viên đạn: Nếu b ạn chọn nó bạn sẽ chết”.
Ba n ăm sau đó, tạp chí “Euromoney” đã có một b ản báo cáo sản phẩm phái
sinh tín dụng đang tạo nên một điểm gãy khi thấy có rất nhiều thỏa thu ận phái sinh
tín dụng đang diễn ra và tiềm năng của chúng cịn rất rộng lớn. Có hàng trăm lý do
cho việc sử dụng sản ph ẩm này như: các ngân hàng muốn thay đổi danh mục rủi ro
của những khoản vay, những nhà đầu tư muốn qu ản lý danh mục khổng lồ của

những sản phẩm phái sinh và trái phiếu, những nhà đầu tư vốn vào những dự án tài
chính muốn giảm b ớt rủi ro, chính phủ, nh ững nhà đầu cơ;…việc khai thác lợi ích
từ sản ph ẩm này ngày càng được mở rộng khiến nhiều nhà tham gia th ị trường tranh
cãi rằng sản phẩm phái sinh tín dụng có thể vượt qua những sản phẩm phái sinh
khác về số lượng cũng như tầm quan trọng.
Những cột mốt lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của sản phẩm phái
sinh tín dụng:


1992 – Sản phẩm phát sinh tín d ụng xuất hiện. Tổ chức ISDA lần đầu tiên

đưa ra khái niệm “phái sinh tín dụng” để miêu tả một hợp đồng mới trên th ị
trường OTC.


1993 -KMV giới thiệu phiên bản đầu tiên trong mơ hình quản lý danh mục,
mơ hình danh mục tín dụng đầu tiên.
ϳ




1994 – Thị trường phái sinh tín dụng bắt đầu sôi động và cũng b ắt đầu xảy ra
những nghi ngờ về sản phẩm này.



Tháng 9/1996 - UK's National Westminster Bank đã thực hiện hợp đồng phái
sinh đầu tiên.




Tháng 4 /1997 - J P Morgan th ực hiện CreditMetrics



Tháng 10/1997 - Credit Suisse thực hiện CreditRisk+



Tháng 12/1997- JP Morgan thỏa thuận song phương về chứng khốn tổng
hợp lần đầu.



Tháng 7/ 1999 - Tổ ch ức ISDA đưa ra khái niệm về phái sinh tín dụng.

1.2.2.2 Khái niệm cơng cụ phái sinh tín dụng: có nhiều định ngh ĩa khác nhau về
cơng cụ phái sinh tín dụng:
Định nghĩa 1: Phái sinh tín dụng là một hợp đồng tài chính được ký kết bởi

các bên tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo
hiểm, nhà đầu tư…) nhằm đưa ra nh ững kho ản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển
bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn th ất có liên
quan đến tín dụng.
Định nghĩa 2: Phái sinh tín dụng là một sự thỏa thuận trong đó cho phép một

bên-người bán (the protection buyer) hoán chuyển_tốn một khoản phí_rủi ro tín
dụng theo quy ước hay tất cả rủi ro tín dụng phù hợp với tổng giá trị mệnh giá, ho ặc
một tài sản tham chiếu hay một tài sản nào đó có thể sở hữu hoặc khơng sở hữu cho

một hay nhiều bên khác (the protection sellers)
Định ngh ĩa 3: theo Ủy ban dịch vụ tài chính của Anh thì phái sinh tín dụng là

một điều khỏan chung để miêu tả các hợp đồng quyền chọn và hoán đổi khác nhau

được hình thành mục đích hốn chuyển rủi ro tín dụng trên những kho ản vay ho ặc
tài sản khác từ người bán (the protection buyer) cho người mua (the protection
seller). Người mua (the protection seller) sẽ nh ận được một kho ản phí hoặc thanh
tốn lãi suất liên quan trong sự hoán đổi chấp nh ận sự thanh tốn cho bên bán (the
protection buyer), khoản phí này được tính tốn dựa trên chất lượng tín dụng ho ặc
tài sản cơ sở.
ϴ


Định nghĩa 4: trong thông tư số 10/99 của BAKRED định nghĩa phái sinh tín

dụng là những cơng cụ được giao d ịch trên th ị trường tài chính thơng qua nó cho
phép bên khởi tạo mối quan hệ_người bán (the protection buyer) chuyển rủi ro tín
dụng có nguồn gốc từ nh ững khoản cho vay, đầu tư trái phiếu hay những tài sản có
rủi ro khác được chuyển cho bên mua (the protection seller).
Mặc dầu có nhiều định nghĩa khác nhau về phái sinh tín dụng nhưng chúng

điều có ý nghĩa chung là nhằm mục đích phân tán rủi ro từ người bán sang người
mua.
1.2.2.3 Những yếu tố của cơng cụ phái sinh tín dụng
a. Thị trường giao dịch: thị trường OTC hay th ị trường vốn
Một h ợp đồng phái sinh tín dụng có th ể một giao dịch giữa giữa hai bên ho ặc
là một giao d ịch thị trường vốn.

Điểm phân biệt cơ b ản để phân biệt thỏa thuận trên thị trường OTC và th ị

trường vốn dựa trên người tham gia giao dịch. Nếu trước đây, sản phẩm này chưa

được tham gia vào th ị trường vốn và ch ỉ giới hạn cho một số đối tượng nhưng ngày
nay nó đã trở thành một công cụ hữu hiệu và được ứng dụng phổ biến.
Nh ững phái sinh trên th ị trường OTC thì thường có tính thanh khoản cao hơn
và dễ đàm phán và hầu hết những là những phái sinh giao ước một chiều, ngược lại
trên thị trường vốn đòi hỏi b ắt buộc khó khăn hơn bao gồm thiết lập mục tiêu thực
hiện, phát hành chứng khoán cho nhà đầu tư,…Điều kho ản phái sinh của OTC thì

được chu ẩn hóa và sử dụng tài liệu của tổ chức ISDA làm chuẩn.
b. Tài sản tham chiếu duy nhất hoặc danh mục: một tài sản tham chiếu
hay một danh mục bao gồm nhiều tài sản tham chiếu
Dựa vào số lượng tài sản cơ sở của phái sinh tín dụng, ta có 2 loại phái sinh
tín dụng duy nh ất (“single obligor” hay “single name derivatives”) và phái sinh tín
dụng danh mục (“portfolio derivaties”).
Phái sinh tín dụng duy nhất gắn liền một ngh ĩa vụ pháp lý của một người
giao ước cụ thể trong khi đó phái sinh tín dụng danh mục gắn liền với ngh ĩa vụ
pháp lý của một danh mục gồm nhiều người giao ước khác nhau. Trong b ất k ỳ
ϵ


trường hợp nào, sự cam kết pháp lý sẽ đươc gắn liền với một thực th ể, nó có th ể là
một kho ản vay hay một trái phiếu không có đảm bảo của người giao ước. Trong
trường hợp phái sinh tín dụng danh mục, danh mục có thể là một danh mục “cố

định” hay “linh hoạt”. Một danh mục “cố định” có nghĩa là cấu tạo của danh mục sẽ
được giữ cố định và không thay đổi trong suốt thời gian của danh mục đó. Trong
trường hợp danh mục “linh hoạt”, tổng giá trị của toàn bộ danh mục có thể thay đổi
và thành phần của danh mục có thể bị thay đổi khi có sự gia nh ập hay tách rời một
tài sản trong danh mục.

c. Cấu trúc: Trong trường h ợp chứng khốn phái sinh có liên quan đến một
danh mục thì tạo ra những khoanh bao gồm khoanh cao cấp, thứ cấp,…mỗi khoanh
có một đặc điểm khác nhau vể rủi ro, quyền lợi,…Người bán có thể chuyển rủi ro
thông qua những khoanh này thông qua việc bán chúng ra thị trường. Những giao
dịch như vậy gọi là giao d ịch cấu trúc tín dụng hay giao d ịch cấu trúc danh mục.
d. Người bán rủi ro (“the protection buyer”): tìm kiếm sự bảo vệ chống
lại những rủi ro phát sinh đến danh mục cho vay, đầu tư của mình, thường là ngân
hàng hay định ch ế tài chính. Họ sử dụng cơng cụ này để quản lý rủi ro trong danh
mục cho vay, đầu tư của mình.
e. Người mua rủi ro (“the protection seller”): thường là những công ty bảo
hiểm, ngân hàng, qu ỹ bảo hiểm, cơng ty đầu tư,…
f. Phái sinh tín dụng có ký quỹ và khơng có ký quỹ
Thơng thường, một phái sinh tín dụng ám chỉ là một giao d ịch trong đó bên
mua sẽ chịu gánh chịu rủi ro phát sinh sự kiện tín dụng. Nếu bên mua khơng thực
hiện một khỏan đầu tư tài chính nào cho đến khi phát sinh sự kiện tín dụng thì được
gọi là hợp đồng tín dụng khơng có ký qu ỹ.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, các bên tham gia đã chuyển hóa phái
sinh tín dụng thành một sản ph ẩm có ký qu ỹ v ới nhiều hình thức khác nhau:
Bên mua thực hiện trả trước một phần cho bên bán, khoản này sẽ được điều
ch ỉnh cho phù h ợp, trong trường hợp sự kiện tín dụng khơng phát sinh thì nó sẽ

được hồn trả lại cho bên mua.
ϭϬ


Bên mua sẽ ký qu ỹ tiền hoặc có giá trị tương đương tiền cho bên bán, trong

đó bên bán có quyền xử lý khi phát sinh sự kiện tín dụng.
Bên bán sẽ phát hành trái phiếu ho ặc tín phiếu cho bên mua. Khi sự kiện tín
dụng phát sinh thì hai bên sẽ thực hiện bù trừ phần tiền phải trả phát sinh.

g. Sự kiện tín dụng
Theo Hiệp h ội phái sinh và hoán đổi qu ốc tế (“International Swaps and
Derivatives Association” viết tắt là ISDA) định nghĩa sự kiện tín dụng bao gồm các
nội dung sau:
-

Mất khả năng thanh toán khi đến hạn.

-

Phá sản (đối với doanh nghiệp) ho ặc lệnh hỗn trả nợ (đối với Chính phủ).

-

Sự không thừa nhận khoản vay.

-

Tái cơ cấu lại khoản nợ.

Các bên tham gia có th ể tự chọn một hoặc nhiều sự kiện tín dụng trong danh
mục trên hoặc có thể tự thỏa thu ận riêng trong hợp đồng giao d ịch.
1.3 Tầm quan trọng của công cụ phái sinh tín dụng trong việc quản lý rủi ro
tín dụng cho các NHTM
Phái sinh tín dụng với các bản chất và tính năng đặc biệt của nó sẽ hỗ trợ rất
nhiều, tạo tạo điều kiện cho việc quản lý rủi ro được hiệu qu ả và linh động h ơn, góp
phần làm tăng sự ổn định của ngành ngân hàng và thị trường tài chính.
Nó cho phép các ngân hàng mua/bán các rủi ro tín d ụng tương tự nh ư
mua/bán rủi ro th ị trường. Nếu như trước đây ngân hàng và các định ch ế tài chính
gặp ph ải rủi ro tín dụng thì họ khơng th ể làm gì ngoại trừ việc chờ đợi và hy vọng

có thể thu nợ thì giờ đây h ọ có th ể linh hoạt trong việc qu ản lý danh mục của rủi ro
tín dụng bằng cách thực hiện các hợp đồng phái sinh tín dụng để bảo vệ mình tránh
những rủi ro.
Mặt khác, cơng cụ phái sinh tín dụng giúp cho các ngân hàng gia tăng ho ặc
giảm thiểu rủi ro một các độc lập dựa trên những giao dịch cơ sở để chuyển hóa rủi
ro sang những ngành khác và quốc gia khác vì thế cải thiện được rủi ro trong danh
mục tín dụng đầu tư của mình.
ϭϭ


Bên cạnh đó, cơng cụ này rất hiệu quả giúp ngân hàng trong việc giảm thiểu
rủi ro tín dụng, vì trên thực tế khi người đi vay b ị phá sản, ngân hàng và nhà đầu tư
sẽ ph ải gánh chịu thiệt hại từ các khoản cho vay, đầu tư có liên quan. Tuy nhiên
kho ản thiệt h ại này vẫn có thể bù đắp bởi thu nhập từ các phái sinh tín dụng
Có thể nói phái sinh tín dụng đã giúp các ngân hàng đã có được vị trí tốt hơn
trong việc ngăn chặn những khó khăn trong tài chính và giảm nhẹ nh ững vấn đề tín
dụng giúp ngành ngân hàng họat động ổn định h ơn.

Ở góc độ kinh tế vĩ mơ, nhờ phái sinh tín dụng mà việc phân phối rủi ro
trong nền kinh tế sẽ được phân phối. Trong quá khứ, rủi ro tín dụng tưởng ch ừng
ch ỉ nảy sinh trong hoạt động của ngân hàng nay đã được mở rộng sang đối tượng
khác như: cơng ty tài chính, ủ y thác đầu tư, qu ỹ đầu tư mạo hiểm,…Những cú sốc
trong kinh tế như đổ vỡ hay khủng ho ảng trong những ngành riêng rẻ có thể được
giảm nhẹ do có sự tham gia chia sẽ từ những ngành khác, nhờ đó mà góp phần ổn

định hệ thống tài chính. Ví dụ: sự đổ vỡ của các Công ty lớn như Enron, Worldcom
và Agrentina trong th ời gian qua đã không dẫn đến những khó khăn tài chính
nghiêm trọng ở những ngân hàng hay phản ứng dây chuyền trong ngành ngân hàng
chính là nh ờ sự ứng dụng những công cụ phái sinh tín dụng trên nh ững đối tượng
vay này.

Bên cạnh những hiệu quả bình ổn, phái sinh tín dụng cung cấp những thơng
tin phụ trợ về mức độ tín nhiệm của người đi vay thơng qua giá cả của nó, th ể hiện
tính thanh kho ản trên thị trường. Vì thế, nó có thể cải thiện tính hiệu quả của thơng
tin trên thị trường tài chính. Có th ể nói, phái sinh tín dụng đã giúp hệ thống tài
chính được hiệu qu ả và ổn định thông qua một những cách khác nhau.
1.4 Bài học kinh nghiệm về sử dụng công cụ phái sinh tín dụng trong quản trị
rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên thế giới
1.4.1 Các sản phẩm phái sinh tín dụng đang sử dụng trên thế giới
Phái sinh tín dụng là một phát minh đầy thú vị và ấn tương của th ị trường
phái sinh, nó đã được các nhà qu ản lý rủi ro cũng như một số định chế tài chính

đánh giá cao trong việc hỗ trợ qu ản lý rủi ro tín d ụng một cách hiệu quả hơn. Trên
ϭϮ


×