Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.2 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHƯỚC KINH KHA

PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------  --------------

NGUYỄN PHƯỚC KINH KHA

PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số

: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. THÂN THỊ THU THUỶ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các
thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn tài
liệu tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn toàn trung thực.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 8 năm 2009

Nguyễn Phước Kinh Kha


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FCI

: Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (Factors Chain International)

IFA

: Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (International Factors

Association)
IFG

: Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (International Factors Group)


ISBP

: Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng

LC

: Thư tín dụng (Letter of credit)

NHCP

: Ngân hàng cổ phần

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NXB

: Nhà xuất bản

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UCP


: Quy tắc thực hành và thống nhất về Tín dụng chứng từ

UNIDROIT

: Cơ quan quốc tế về thống nhất tư pháp


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN
Sơ đồ 1.1

: Quy trình bao thanh toán xuất khẩu ba bên

Sơ đồ 1.2

: Quy trình bao thanh toán xuất khẩu bốn bên

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Biểu đồ 2.1

: Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bao thanh toán toàn cầu

Bảng 2.2

: Doanh số bao thanh toán trên thế giới giai đoạn 1998-2008

Bảng 2.3


: Tỉ trọng bao thanh toán quốc tế và nội địa trong tổng doanh số

bao thanh toán trên thế giới trong giai đoạn 1998-2008
Biểu đồ 2.4

: Tỉ trọng bao thanh toán quốc tế và bao thanh toán nội địa 1998-

2008
Biểu đồ 2.5

: Các thị trường dẫn đầu trong lĩnh vực bao thanh toán

Bảng 2.6

: Doanh số bao thanh toán của các thị trường trên thế giới trong

giai đoạn 2001-2008
Biểu đồ 2.7

: Doanh số bao thanh toán các nước Châu Á giai đoạn 2001-2008

Bảng 2.8

: Doanh số bao thanh toán các nước Châu Á giai đoạn 2001-2008

Bảng 2.9

: Tỉ trọng bao thanh toán quốc tế và nội địa trong tổng doanh số


bao thanh toán Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008
Biểu đồ 2.10

: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2001-2008

Biểu đồ 2.11

: Tỉ trọng bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế tại

Việt Nam năm 2007 -2008


Biểu đồ 2.12

: Doanh số bao thanh toán quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2004-

2008
Biểu đồ 2.13

: Tỷ trọng bao thanh toán xuất khẩu trong doanh số thanh toán

quốc tế năm 2007-2008
Bảng 2.14

: Tỷ trọng bao thanh toán xuất khẩu trong doanh số thanh toán

quốc tế năm 2007-2008
Biểu đồ 2.15

: Tỷ trọng doanh số bao thanh toán xuất khẩu của các NHTM Việt


Nam năm 2007-2008
Sơ đồ 2.16

: Quy trình đề nghị cấp hạn mức bao thanh toán tại ACB

Sơ đồ 2.17

: Quy trình giải ngân tại ACB

Bảng 2.18

: Kết quả hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu

năm 2006-2008
Bảng 2.19

: Kết quả hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương năm 2006-2008

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN
XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Biểu đồ 3.1

: Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Biểu đồ 3.2

: Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 2 tỷ USD


Biểu đồ 3.3

: Dự tính kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2009-2013

Lưu đồ 3.4

: Giai đoạn chuẩn bị thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu

Lưu đồ 3.5

: Giai đoạn thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu

Lưu đồ 3.6

: Giai đoạn kết thúc nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu


MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán và bao
thanh toán xuất khẩu
1.2. Khái niệm bao thanh toán và bao thanh toán xuất khẩu
1.2.1 Bao thanh toán

1.2.2 Bao thanh toán xuất khẩu
1.3. Các hình thức bao thanh toán
1.3.1. Theo phạm vi thực hiện
1.3.1.1 Bao thanh toán trong nước (Domestic Factoring)
1.3.1.2 Bao thanh toán quốc tế (International Factoring)
1.3.2. Theo tính chất tài trợ
1.3.2.1. Bao thanh toán có truy đòi (with recourse factoring)
1.3.2.2. Bao thanh toán miễn truy đòi (without recourse factoring)
1.3.3. Theo quy mô tài trợ
1.3.3.1. Bao thanh toán toàn phần (bulk/whole factoring)
1.3.3.2. Bao thanh toán một phần (partial factoring)
1.3.4. Theo việc thông báo cho nhà nhập khẩu
1.3.4.1. Bao thanh toán có thông báo (disclosed/notification factoring)
1.3.4.2. Bao thanh toán không thông báo (undisclosed/non-notification
10factoring)
1.3.5. Một số hình thức bao thanh toán khác
1.3.5.1 Bao thanh toán đến hạn (maturity factoring)
1.3.5.2. Bao thanh toán thu hộ (hot & cold backup and collections)
1.3.5.3. Bao thanh toán trực tiếp (direct factoring)
1.3.5.4. Bao thanh toán hệ 2 đại lý (two-factors system)
1.3.5.5. Bao thanh toán giáp lưng (back to back factoring)
1.4. Qui trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
1.4.1 Chủ thể tham gia

1
1
2
2
2
3

4
5
6
7
8
9
9
9
9
9
9
9
10
10
10
10
10
10
11
11
11
11
11
12
12
12


1.4.2 Quy trình bao thanh toán xuất khẩu
1.4.2.1. Quy trình bao thanh toán xuất khẩu 3 bên

1.4.2.2. Quy trình bao thanh toán xuất khẩu 4 bên
1.5 Phân biệt bao thanh toán xuất khẩu với chiết khấu thương phiếu và
(hoặc) bộ chứng từ
1.5.1. Bao thanh toán xuất khẩu
1.5.2. Chiết khấu thương phiếu và (hoặc) bộ chứng từ
1.6. Lợi ích của bao thanh toán xuất khẩu
1.6.1 Đối với người xuất khẩu
1.6.2 Đối với nhà nhập khẩu
1.6.3 Đối với đơn vị bao thanh toán
1.6.4 Đối với nền kinh tế
1.7 Rủi ro trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
1.7.1. Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu
1.7.2. Rủi ro từ phía nhà nhập khẩu
1.7.3. Một số rủi ro khác
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động bao thanh toán xuất khẩu trên thế giới
2.1.1 Doanh số bao thanh toán trên thế giới
2.1.2 Doanh số bao thanh toán quốc tế trên thế giới
2.1.3 Doanh số bao thanh toán của một số thị trường chính và quốc gia
trên thế giới
2.2. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại
các NHTM Việt Nam
2.2.1 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán xuất khẩu.
2.2.1.1 Công ước quốc tế về bao thanh toán UNIDROIT 1988
2.2.1.2 Công ước Liên Hiệp Quốc về chuyển nhượng các khoản phải thu
trong thương mại quốc tế Uncitral 2001
2.2.1.3 Luật hiệp hội bao thanh toán quốc tế
2.2.1.4 Luật nước Việt Nam

2.2.2. Đối tượng áp dụng và điều kiện được hoạt động bao thanh toán
2.2.3 Tình hình hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại các NHTM
Việt Nam
2.2.3.1 Số lượng các tổ chức tín dụng tham gia qua các năm

13
13
15
16
16
17
18
18
19
20
21
22
22
23
23
25
26
27
27
28
30
35
35
35
35

35
35
36
37
37


2.2.3.2 Doanh số bao thanh toán xuất khẩu tại các NHTM Việt Nam
38
2.2.3.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại một số NHTM
Việt Nam
43
2.2.3.3.1 Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP
Á Châu (ACB)
43
2.2.3.3.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
47
2.2.3.3.3 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank)
48
2.2.3.3.4 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
49
2.3 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển nghiệp vụ bao thanh
toán xuất khẩu tại Việt Nam
50
2.3.1 Về phía Nhà Nước
51
2.3.1.1 Khung pháp lý
51
2.3.1.2 Ngân hàng nhà nước chưa hỗ trợ nhiều cho việc cung cấp nghiệp vụ và
thành lập các tổ chức bao thanh toán

53
2.3.2 Về phía các đơn vị cung cấp sản phẩm bao thanh toán
53
2.3.2.1 Việc nghiên cứu đưa ra quy định và quy trình cho sản phẩm bao thanh
toán chưa được phù hợp với khách hàng
53
2.3.2.2 Sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu của ngân hàng còn
kém hấp dẫn
55
2.3.2.3 Đội ngũ nhân viên thực hiện sản phẩm bao thanh toán xuất
56
khẩu chưa được đào tạo tốt
2.3.2.4 Kế hoạch marketing của sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu
chưa được chú trọng
56
2.3.3 Về phía doanh nghiệp
57
2.3.3.1 các doanh nghiệp hiểu về nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
còn chưa cao
57
2.3.3.2 Thói quen sử dụng các dịch vụ hiện có
57
2.3.3.3 Các doanh nghiệp chưa đủ năng lực, uy tín để đáp ứng các điều
kiện tham gia sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu của ngân hàng
58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
60

3.1 Tiềm năng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Việt Nam
61
3.1.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2008
61
3.1.2 Dự tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2013
63
3.2. Đề xuất quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
65


3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
66
3.2.2. Giai đoạn thực hiện
68
3.2.3. Giai đoạn kết thúc
69
3.3. Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các
NHTM Việt Nam
71
3.3.1 Những giải pháp vĩ mô
71
3.3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý
71
3.3.1.2 Hỗ trợ việc thành lập Hiệp hội bao thanh toán quốc gia
73
3.3.1.3 Ngân Hàng Nhà Nước nghiên cứu quy chế thành lập các công
ty bao thanh toán độc lập
74
3.3.1.4 Có nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
75

3.3.1.5 Ký kết các hiệp ước quốc tế về bao thanh toán
76
3.3.2 Những giải pháp vi mô
77
. 3.3.2.1 Các ngân hàng thương mại tiến hành nghiên cứu để đưa ra quy
định bao thanh toán xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp xuất khẩu
77
3.3.2.2 Thiết kế sản phẩm bao thanh toán quốc tế phù hợp nhu cầu
khách hàng
78
3.3.2.3 Xây dựng kế hoạch Marketing phù hợp cho sản phẩm bao
thanh toán xuất khẩu
80
3.3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực triển khai và phát triển sản phẩm bao thanh
toán xuất khẩu
81
3.3.2.5 Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức bao thanh toán trong
và ngoài nước, tham gia các hiệp hội bao thanh toán quốc gia và quốc tế
83
3.3.2.6 Xây dựng biểu phí hợp lý nhằm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm
bao thanh toán xuất khẩu
84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
86
KẾT LUẬN
87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
88
PHỤ LỤC
89

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
92


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Ở góc độ vĩ mô, hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế
đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và
Việt Nam nói riêng. Ở góc độ vi mô, xuất khẩu là hoạt động mà mỗi doanh nghiệp
trong kỷ nguyên toàn cầu hóa phải hướng đến nếu muốn tồn tại và phát triển. Trong
môi trường cạnh tranh cao buộc các nhà sản xuất muốn bán được hàng phải có
những ưu đãi đối với khách hàng của mình và điều khoản thanh toán là một trong
những yếu tố mà người mua đặt lên hàng đầu khi cân nhắc đến một đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, không phải người bán nào cũng có đủ tiềm lực tài chính tài trợ cho
người mua bằng hình thức trả chậm và cũng không phải người mua nào cũng uy tín
thực hiện cam kết đúng hạn. Những khoản nợ khó đòi tồn đọng là một trong những
nguyên nhân đặt các nhà sản xuất bên bờ vực phá sản. Những nhà tài trợ chính của
nền kinh tế - các ngân hàng thương mại (NHTM) – được xem như là chìa khóa cho
hoàn cảnh này và thực sự NHTM đã trở thành cầu nối cho nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu thông qua những sản phẩm dịch vụ mang tính chất tài trợ cho hoạt động
thương mại quốc tế như cho vay vốn lưu động, tín dụng chứng từ, chiết khấu hóa
đơn, hối phiếu,… và đặc biệt là bao thanh toán (factoring). Trên thế giới, từ khi
factoring ra đời, nó đã trở thành cứu tinh cho các nhà xuất khẩu trong việc giải
quyết những vấn đề về vốn lưu động và những khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã
ban hành qui chế cho hoạt động này và một số NHTM đã đưa nó vào danh mục sản
phẩm của họ nhưng kết quả thực hiện là rất khiêm tốn.
Làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam có được sự hỗ trợ hiệu quả từ các

NHTM trong nước, vững bước tiến vào thế giới không rào cản, không bảo hộ và để
các NHTM tìm được cách thức hữu hiệu nhất cho hoạt động bao thanh toán tại Việt
Nam là những vấn đề cấp thiết hiện nay. Và đó cũng chính là những vấn đề cần
quan tâm tìm cách giải quyết trong đề tài này.


-2-

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Luận văn hướng đến 5 mục tiêu cụ thể sau:
 Đưa ra một cái nhìn tổng quát và đầy đủ về nghiệp vụ bao thanh toán xuất
khẩu.
 Khảo sát kết quả thực hành nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu trên thế giới
trong 11 năm gần nhất (1998 – 2008) từ đó đúc kết ra những điều kiện quan trọng
cần thiết để nghiệp vụ này đem lại hiệu quả cho nhà xuất khẩu và tổ chức cung cấp.
 Tìm nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của hoạt động bao thanh toán
xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam từ khi triển khai thực hiện.
 Đánh giá tiềm năng cho hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp:
 Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng
 Phương pháp phân tích: quy nạp và diễn dịch
 Phương pháp xử lý số liệu: phương pháp thu thập, tổng hợp, đối chiếu, so
sánh.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu bao thanh toán xuất khẩu.
 Phạm vi nghiên cứu: các NHTM Việt Nam
 Số liệu nghiên cứu: số liệu từ báo cáo thường niên của NHNN, số liệu từ kết

quả hoạt động của các NHTM có thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, số liệu của
Hiệp hội bao thanh toán quốc tế, số liệu từ nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường
bao thanh toán điển hình, số liệu từ các báo và tạp chí chuyên ngành.


-3-

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cấu luận văn gồm ba chương:
 Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
 Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.


-4-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN XUẤT KHẨU


-5-

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán và bao
thanh toán xuất khẩu
Bao thanh toán có một lịch sử phát triển lâu dài, là một trong những hình
thức lâu đời nhất của tài trợ. Những tài liệu còn lại của người Ai Cập và Phoenicia
xưa cho thấy rằng các hoạt động thương mại của họ đều liên quan đến thuật ngữ mà

ngày nay chúng ta gọi là bao thanh toán.
Nhiều chuyên gia khác lại cho rằng: bao thanh toán khởi nguồn từ cách đây
4000 năm, từ thời Hammurabi. Hammurabi là vị vua của dân tộc Mesopotamia, vốn
được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Người Mesopotamia đã
sáng tạo ra rất nhiều thứ, trong đó có chữ viết, cơ cấu hệ thống luật kinh doanh và
quy định của chính phủ, đặt nền tảng cho khái niệm bao thanh toán.
Ở Anh, bao thanh toán bắt đầu được sử dụng rộng rãi khi ngành công nghiệp
len sợi bắt đầu phát triển vào thế kỷ 14. Những tổ chức bao thanh toán xa xưa đóng
vai trò đại lý bán hàng của các nhà máy sợi. Phương tiện liên lạc chậm chạp đã làm
cản trở các giao dịch kinh tế. Tổ chức bao thanh toán thời kỳ này tự quyết định tất
cả chẳng hạn như xem xét mặt hàng nào được yêu thích ở khu vực của mình. Sau đó
hàng hoá được chuyên chở trực tiếp đến tổ chức bao thanh toán và tổ chức này nhận
mọi rủi ro thu nợ hàng hóa bán chịu trong khu vực. Theo cách đó, tổ chức bao thanh
toán như ngày hôm nay, bắt đầu phát triển và được biết đến. Trong hệ thống này,
các tổ chức bao thanh toán đảm nhiệm nhiệm vụ mà ngày nay chúng ta gọi là rủi ro
tín dụng. Tổ chức bao thanh toán ký hoá đơn bằng chính tên của mình và giữ lại 2025% của những khoản phải thu để bù đắp cho việc khiếu nại những hàng hoá không
đạt yêu cầu và những tranh chấp phát sinh.
Ở các nước thuộc địa Châu Mỹ, trước khi cách mạng bùng nổ, vào thời kỳ
này sợi cotton, lông thú và gỗ được chuyên chở để bán từ các nước thuộc địa. Ngân
hàng Merchant ở Luân Đôn và các khu vực khác của Châu Âu đã ứng trước cho
những người dân thuộc địa khoản tiền từ việc bán hàng hoá. Điều đó cho phép
người dân thuộc địa tiếp tục sản xuất mà không phải lo lắng chờ đợi những người


-6-

khách Châu Âu trả tiền cho mình. Nếu những người dân thuộc địa bị bắt phải dùng
những tiện ích ngân hàng hiện đại thì tiến trình bán hàng chắc hẳn phải lâu hơn
nhiều. Ngân hàng sẽ phải đợi người mua nhận được hàng rồi mới trả tiền cho người
bán. Thật không khả thi và tiện ích cho bên nào cả. Vì thế, cũng giống như ngày

nay, tổ chức bao thanh toán của thời kỳ thuộc địa cũ đã chấp nhận trả tiền trước cho
khách hàng, cho phép họ có thể tiếp tục công việc kinh doanh một thời gian dài
trước khi được người mua chi trả.
Như vậy, bao thanh toán đã có một lịch sử phát triển lâu đời. Ngày nay tổ
chức bao thanh toán đang tồn tại dưới nhiều hình thức và quy mô, như một bộ phận
của một định chế tài chính lớn và phần lớn là do những tổ chức tư nhân điều hành
và sở hữu.
Những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, số lượng của các tổ chức bao thanh toán
tăng đột biến bởi sự gia tăng của lãi suất. Xu hướng này ngày càng nổi bật vào
những năm 80, chủ yếu là do tác động của việc lãi suất liên tục gia tăng và những
chuyển biến trong hoạt động ngân hàng. Khi chi phí vay ngân hàng trở nên quá đắt
đỏ và cứng nhắc về những quy định khắt khe, các doanh nghiệp nhỏ buộc phải tìm
các nguồn tài chính khác phục vụ cho việc phát triển kinh doanh của mình. Cho đến
nay bao thanh toán đã được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các Châu Lục với tốc độ
tăng trưỏng liên tục và khá ổn định
1.2. Khái niệm bao thanh toán và bao thanh toán xuất khẩu
1.2.1 Bao thanh toán
Bao thanh toán có nghĩa là mua bán các khoản phải thu. Có rất nhiều khái
niệm khác nhau về bao thanh toán. Theo những nguồn tham khảo khác nhau thì bao
thanh toán được tiếp cận với những khái niệm khác nhau.
Theo từ điển kinh tế của hai nhà biên soạn Christopher Pass & Bryan Lones
thì “Bao thanh toán (factoring) là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty tài
chính (công ty mua nợ_Factor) mua lại các khoản nợ của một doanh nghiệp với số
tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó. Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền


-7-

thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của khoản nợ đó. Lợi ích của doanh
nghiệp bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đến lúc con nợ thương mại

trả nợ và hơn thế nữa là tránh được những rủi ro và các chi phí trong việc theo dõi
các con nợ chậm trả”.
Theo từ điển thuật ngữ Ngân hàng của nhà biên soạn Hans Klaus thì “Bao
thanh toán là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ. Một
doanh nghiệp chuyển toàn bộ hay một phần khoản nợ cho một công ty tài chính
chuyên nghiệp (công ty mua nợ, thông thường là một công ty trực thuộc ngân
hàng). Công ty này đảm nhận việc thu các khoản nợ và theo dõi các khoản phải thu
để hưởng phí và có lúc ứng trước giá trị của các khoản nợ. Thông thường công ty
mua nợ phải chịu rủi ro mất khả năng thanh toán của món nợ”.
Theo Hiệp hội bao thanh toán quốc tế, bao thanh toán là một dịch vụ tài
chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo
dõi nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán,
trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là
không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua.
Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị
bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán.
Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng
06/2004 do Hiệp hội bao thanh toán quốc tế ban hành, thì hợp đồng bao thanh toán
là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay
một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc
không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau đây:
 Kế toán sổ sách các khoản phải thu;
 Thu nợ các khoản phải thu;
 Phòng ngừa rủi ro nợ xấu.


-8-

 Tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng trước tiền
thanh toán.

Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà
nước Việt Nam ban hành ngày 06/09/2004, bao thanh toán là “một hình thức cấp tín
dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua các khoản phải thu
phát sinh từ việc mua bán hàng hoá giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận
trong hợp đồng mua bán hàng hoá”.
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nói một cách đơn giản nhất bao
thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ
người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ
mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc
không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước
toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua sau khi trừ đi một khoản hoa
hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ
gánh chịu.
1.2.2 Bao thanh toán xuất khẩu
Bao thanh toán xuất khẩu là một hình thức của bao thanh toán. Nhà xuất
khẩu thực hiện việc chuyển nhượng khoản phải thu từ nhà nhập khẩu cho đơn vị
bao thanh toán ngay tại nước nhà xuất khẩu. Thông thường, đơn vị bao thanh toán
cung cấp chức năng tài trợ và bảo hiểm rủi ro khi nhà nhập khẩu mất khả năng
thanh toán. Bao thanh toán xuất khẩu có thể giúp nhà xuất khẩu vừa nhận được tiền
ngay sau khi giao hàng, không phải bận tâm về rủi ro thanh toán từ phía nhà nhập
khẩu, vừa tiết giảm khối lượng công việc ghi chép sổ sách và theo dõi quá trình thu
nợ từ nhà nhập khẩu. Nhưng nhược điểm là khả năng nắm bắt thông tin về nhà nhập
khẩu, luật pháp và tập quán của nhà nhập khẩu khó khăn, phức tạp. Những khó
khăn trong việc tiếp xúc với phía nhập khẩu, rủi ro tín dụng và tranh chấp phát sinh
là những vấn đề nghiêm trọng, vì thế chi phí cho việc bao thanh toán xuất khẩu
thường rất cao.


-9-


1.3. Các hình thức bao thanh toán
Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, bao thanh toán được chia thành nhiều hình
thức khác nhau.
1.3.1. Theo phạm vi thực hiện
1.3.1.1 Bao thanh toán trong nước (Domestic Factoring)
Là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng hóa trong đó bên
bán hàng và bên mua hàng là những đơn vị cư trú trong cùng một nước.
1.3.1.2 Bao thanh toán quốc tế (International Factoring)
Là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hóa,
các bên bán hàng và bên mua hàng là những đơn vị cư trú không cùng một
nước.Vai trò của đơn vị bao thanh toán là thu tiền nợ từ nước ngoài bằng việc tiếp
cận nhà nhập khẩu tại nước của họ hoặc thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu
(là đơn vị bao thanh toán trung gian) bằng ngôn ngữ, sự thông hiểu pháp luật, văn
hóa, tập quán kinh doanh của địa phương.
1.3.2. Theo tính chất tài trợ
1.3.2.1. Bao thanh toán có truy đòi (with recourse factoring) là hình thức
bao thanh toán, theo đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng
trước cho nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán khoản phải thu. Vì vậy, trong nghiệp vụ bao thanh toán có truy đòi, tổn
thất chỉ thực sự xảy ra cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp khoản phải thu
không được thanh toán và nhà xuất khẩu không thể bù đắp khoản thiếu hụt.
1.3.2.2. Bao thanh toán miễn truy đòi (without recourse factoring) là hình
thức bao thanh toán, theo đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi nhà nhập
khẩu không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao
thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho nhà xuất khẩu trong trường
hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán khoản phải thu do bên xuất khẩu giao hàng


- 10 -


không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán
của nhà nhập khẩu.
1.3.3. Theo quy mô tài trợ
1.3.3.1. Bao thanh toán toàn phần (bulk/whole factoring) là hình thức bao
thanh toán, theo đó người bán chuyển nhượng tất cả các khoản phải thu từ một hay
nhiều nhà nhập khẩu hoặc chuyển nhượng toàn bộ một khoản phải thu cho tổ chức
bao thanh toán. Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp nhà xuất
khẩu bán hàng đều đặn cho nhà nhập khẩu từ những thị trường truyền thống.
1.3.3.2. Bao thanh toán một phần (partial factoring) là hình thức bao thanh
toán, theo đó nhà xuất khẩu chuyển nhượng một số khoản phải thu từ một hay nhiều
nhà nhập khẩu hoặc một phần một khoản phải thu cho tổ chức bao thanh toán. Hình
thức này phù hợp với những nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên hoặc bán
hàng cho nhiều thị trường khác nhau.
1.3.4. Theo việc thông báo cho nhà nhập khẩu
1.3.4.1. Bao thanh toán có thông báo (disclosed/notification factoring) là
hình thức bao thanh toán, theo đó nhà nhập khẩu được thông báo là khoản thanh
toán tiền hàng được chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán. Trong bao thanh
toán xuất khẩu có thông báo, nhà xuất khẩu có nghĩa vụ phải cung cấp cho đơn vị
bao thanh toán biên lai giao hàng, hóa đơn thương mại và giấy chuyển nhượng
khoản tiền hàng, trong đó nêu rõ đơn vị bao thanh toán và chỉ ra rằng khoản tiền
hàng đã được bán cho đơn vị bao thanh toán.
1.3.4.2. Bao thanh toán không thông báo (undisclosed/non-notification
factoring) là hình thức bao thanh toán, theo đó nhà nhập khẩu không biết việc
khoản tiền hàng mình phải thanh toán đã được chuyển cho đơn vị bao thanh toán.
Nhà nhập khẩu vẫn thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu và nhà xuất khẩu sẽ
chuyển số tiền hàng này cho đơn vị bao thanh toán. Với hình thức này, tổ chức bao
thanh toán sẽ xem xét điều kiện cần thiết nhằm tạo động lực cho nhà xuất khẩu đốc
thúc việc thanh toán từ nhà nhập khẩu.



- 11 -

1.3.5. Một số hình thức bao thanh toán khác
1.3.5.1 Bao thanh toán đến hạn (maturity factoring) là hình thức bao thanh
toán mà đơn vị bao thanh toán không thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu tại thời
điểm chuyển nhượng các khoản phải thu, mà hai bên thỏa thuận một kỳ hạn thanh
toán bình quân. Trong hình thức này, sau khi ký hợp đồng bán hàng, nhà xuất khẩu
thông báo cho đơn vị bao thanh toán. Nếu chấp thuận tài trợ, đơn vị bao thanh toán
sẽ ký hợp đồng bao toàn bộ khâu thanh toán và chịu mọi rủi ro thương mại cho nhà
xuất khẩu. Sau đó, nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh
toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán. Vào thời điểm đến hạn đã thoả thuận, đơn
vị bao thanh toán sẽ chuyển tiền cho nhà xuất khẩu sau khi đã trừ đi khoản phí hoa
hồng nghiệp vụ. Như vậy, đơn vị bao thanh toán đã thực hiện chức năng quản lý các
khoản nợ phải thu và đảm nhận các rủi ro không thanh toán từ nhà nhập khẩu.
1.3.5.2. Bao thanh toán thu hộ (hot & cold backup and collections) là một
hình thức bao thanh toán, theo đó tổ chức bao thanh toán chỉ cung cấp chức năng
thu hộ các khoản phải thu phát sinh trong một khoản thời gian nhất định trước ngày
đơn vị bao thanh toán đồng ý cung cấp dịch vụ. Nhà xuất khẩu vẫn phải theo dõi sổ
sách cho đến ngày tổ chức bao thanh toán thực hiện thu hộ. Đơn vị bao thanh toán
chỉ thu hộ các khoản phải thu hiện có tại thời điểm đồng ý cung cấp dịch vụ và sẽ
không thu những khoản phải thu phát sinh sau thời điểm này.
1.3.5.3. Bao thanh toán trực tiếp (direct factoring) là hình thức bao thanh
toán mà chỉ có một đơn vị bao thanh toán tham gia. Với hình thức này, tổ chức bao
thanh toán sẽ nhận chuyển nhượng khoản phải thu từ nhà xuất khẩu, sau đó tiến
hành thu tiền từ nhà nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này là gọn nhẹ, từ đó phí có
thể phát sinh. Với trở ngại về địa lý, pháp luật, tập quán… thì hình thức này rất ít
được sử dụng trong factoring xuất khẩu.
1.3.5.4. Bao thanh toán hệ 2 đại lý (two-factors system) là hình thức bao
thanh toán do ít nhất hai đơn vị bao thanh toán, ở hai nước khác nhau, tham gia giao
dịch. Nhà xuất khẩu sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh



- 12 -

toán xuất khẩu. Sau đó, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các
khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập
khẩu sẽ chuyển tiền cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu để đơn vị này trả tiền cho
nhà xuất khẩu. Một biến dạng khác của bao thanh toán hệ hai đại lý là hình thức bao
thanh toán tiền mặt nhanh (fast cash factoring). Với hình thức này, tiền thanh toán
sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà nhập khẩu cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
1.3.5.5. Bao thanh toán giáp lưng (back to back factoring): là một hình
thức bao thanh toán được sử dụng trong trường hợp mua bán trung gian hoặc phân
phối độc quyền. Theo đó, nhà xuất khẩu vẫn ký hợp đồng bình thường với đơn vị
bao thanh toán xuất khẩu, nhưng giữa đơn vị bao thanh toán nhập khẩu và nhà nhập
khẩu tồn tại một hợp đồng độc lập. Trong đó quy định quyền bù trừ giữa những
khoản thu phát sinh từ việc bán hàng của người trung gian hoặc nhà phân phối và
các khoản nợ của người này với nhà xuất khẩu.Điều này có nghĩa là đơn vị bao
thanh toán nhập khẩu đồng thời cung cấp dịch vụ bao thanh toán trong nước và xuất
khẩu cho người trung gian hoặc nhà phân phối.
1.4. Qui trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu
1.4.1 Chủ thể tham gia
Một giao dịch bao thanh toán quốc tế bao gồm ba chủ thể chính tham gia
là: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài và nhà tài trợ bao thanh toán ở
nước nhà xuất khẩu được gọi là tổ chức bao thanh toán xuất khẩu. Ngoài ra, do
thương mại quốc tế có nhiều rủi ro hơn thương mại trong nước, đồng thời
khoảng cách về địa lý, tập quán thương mại… gây trở ngại không nhỏ cho tổ
chức bao thanh toán xuất khẩu khi tìm hiểu về con nợ nước ngoài, nên còn có sự
tham gia của tổ chức bao thanh toán nhập khẩu. Tuy nhiên sự tham gia này là
không bắt buộc.
Quan hệ giữa các bên:


 Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu nước ngoài: là mối quan hệ
dựa trên hợp đồng thương mại cơ sở, điều chỉnh nghĩa vụ mua bán của hai bên.


- 13 -

 Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán xuất khẩu: là
mối quan hệ dựa trên hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu được ký kết giữa hai
bên.

 Quan hệ giữa tổ chức bao thanh toán xuất khẩu và nhà nhập khẩu
nước ngoài: là quan hệ pháp lý giữa chủ nợ và con nợ, có hiệu lực thực thi được
pháp luật công nhận. Quan hệ là hệ quả từ hợp đồng giữa nhà xuất khẩu và đơn
vị bao thanh toán xuất khẩu.

 Quan hệ giữa đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh
toán nhập khẩu: là mối quan hệ đại lý hoặc đối tác, theo đó tổ chức bao thanh
toán xuất khẩu ủy thác việc thu hồi nợ trực tiếp từ người mua cho tổ chức bao
thanh toán nhập khẩu hoặc tổ chức bao thanh toán nhập khẩu có thể bảo lãnh
thanh toán cho người nhập khẩu. Thông thường hai tổ chức bao thanh toán này
trong cùng một hiệp hội bao thanh toán quốc tế.

 Quan hệ giữa đơn vị bao thanh toán nhập khẩu và người nhập khẩu:
đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đóng vai trò người thụ ủy thu tiền thanh toán từ
người mua hoặc trực tiếp bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu trước đơn vị
bao thanh toán xuất khẩu.
1.4.2 Quy trình bao thanh toán xuất khẩu
1.4.2.1. Quy trình bao thanh toán xuất khẩu 3 bên
Sơ đồ 1.1: Quy trình bao thanh toán xuất khẩu ba bên

2

NHÀ XUẤT
KHẨU

1

5

NHÀ NHẬP
KHẨU

4

3
7

ĐƠN VỊ BAO THANH TOÁN

6


- 14 -

Bước 1: Nhà xuất khẩu đến đơn vị bao thanh toán yêu cầu được sử dụng dịch vụ
bao thanh toán cho những giao dịch bán hàng của mình với một hoặc một số nhà
nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình
hoạt động, khả năng tài chính của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nếu nhà nhập
khẩu và nhà xuất khẩu đều đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu thẩm định của đơn vị
bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ bao thanh toán

với nhà xuất khẩu.
Bước 2: Sau khi đơn vị bao thanh toán và nhà xuất khẩu thống nhất về việc sử
dụng dịch vụ bao thanh toán. Tùy theo chức năng mà tổ chức bao thanh toán cung
cấp cho khách hàng mà nhà xuất khẩu lập bản thông báo về hợp đồng bao thanh
toán nói trên gửi cho bên nhập khẩu, trong đó có nói rõ việc nhà xuất khẩu đã thống
nhất với tổ chức bao thanh toán xuất khẩu về các khoản phải thu, đồng thời hướng
dẫn nhà nhập khẩu thực hiện theo yêu cầu tương ứng của tổ chức bao thanh toán.
Bước 3: Nhà nhập khẩu gửi văn bản cho đơn vị bao thanh toán để xác nhận việc đã
nhận được thông báo từ phía xuất khẩu về việc sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán và
cam kết làm theo những chỉ dẫn tương ứng của tổ chức bao thanh toán.
Bước 4: Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu theo điều kiện thương mại
quốc tế đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Bước 5: Theo thỏa thuận ở bước 1, nhà xuất khẩu chuyển giao các chứng từ liên
quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán và đơn vị bao thanh toán
tiến hành cung cấp dịch vụ tương ứng cho nhà xuất khẩu.
Bước 6: Đơn vị bao thanh toán giao chứng từ có liên quan để nhà nhập khẩu tiến
hành nhận hàng. Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho đơn vị bao thanh
toán khi khoản phải thu đến hạn.
Bước 7: Sau khi nhận thanh toán từ phía nhà nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán
thực hiện nghiệp vụ tương ứng liên quan với số tiền nhận được từ khoản phải thu
cho nhà xuất khẩu.


- 15 -

1.4.2.2. Quy trình bao thanh toán xuất khẩu 4 bên
Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh toán xuất khẩu bốn bên

2
NHÀ XUẤT KHẨU


1

4

5

NHÀ NHẬP KHẨU

3

7

ĐƠN VỊ BAO THANH
TOÁN XUẤT KHẨU

6

6

ĐƠN VỊ BAO THANH
TOÁN NHẬP KHẨU

Bước 1: Nhà xuất khẩu yêu cầu đơn vị bao thanh toán xuất khẩu cung cấp dịch vụ
bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu lập yêu cầu cấp hạn mức đối với
đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu chịu trách
nhiệm phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của nhà
nhập khẩu. Trên cơ sở trả lời của đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, đơn vị bao thanh
toán xuất khẩu sẽ quyết định tài trợ hay không cho nhà xuất khẩu. Nếu được chấp
nhận thì đơn vị bao thanh toán xuất khẩu sẽ ký kết hợp đồng bao thanh toán với nhà

xuất khẩu hoặc đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chỉ cung cấp các nghiệp vụ liên
quan đến theo dõi, thu hộ, bảo hiểm khoản phải thu cho nhà xuất khẩu.
Bước 2 Sau khi đơn vị bao thanh toán và nhà xuất khẩu thống nhất về việc sử dụng
dịch vụ bao thanh toán. Tùy theo chức năng mà tổ chức bao thanh toán cung cấp
cho khách hàng mà nhà xuất khẩu lập bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán
nói trên gửi cho bên nhập khẩu, trong đó có nói rõ việc nhà xuất khẩu đã thống nhất
với tổ chức bao thanh toán xuất khẩu về các khoản phải thu, đồng thời hướng dẫn
nhà nhập khẩu thực hiện theo yêu cầu tương ứng của tổ chức bao thanh toán.


×