Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Phát triển thị trường giao sau cà phê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.01 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
]]]]] ^^^^^

TRẦN NGỌC LINH

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
CÀ PHÊ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
]]]]] ^^^^^

TRẦN NGỌC LINH

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
CÀ PHÊ VIỆT NAM
Chuyên Ngành: Kinh tế tài chính - Ngân Hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài việc thu thập và tổng hợp số liệu, nghiên
cứu và trình bày các nội dung, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của
giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Tác giả xin chân thành gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyệt, các thầy, cô đã giảng dạy trong thời gian 3 năm
qua và các anh, chị ở thư viện Sau đại học. Nhân dịp năm mới 2010, tác giả xin
kính chúc Quý thầy, cô một năm mới nhiều sức khỏe và thành công.
Học viên
Trần Ngọc Linh


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ THỊ TRƯỜNG
GIAO SAU .................................................................................................................3
1.1.Hợp đồng giao sau (HĐGS) ..................................................................................3
1.1.1.Khái niệm hợp đồng giao sau.............................................................................3
1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng giao sau .......................................................................3
1.1.3.Mục đích của hợp đồng giao sau........................................................................5
1.1.4.Vai trò của hợp đồng giao sau ............................................................................6
1.2.Thị trường giao sau .............................................................................................11
1.2.1.Khái niệm .........................................................................................................11
1.2.2.Đặc điểm ..........................................................................................................11
1.2.3.Các nhân tố chính của thị trường .....................................................................11
1.2.4.Cơ cấu ..............................................................................................................12

1.2.5.Vai trò ...............................................................................................................13
1.3.Các đối tượng tham gia trên thị trường giao sau ................................................14
1.3.1.Người mua và người bán .................................................................................14
1.3.2.Người đầu cơ ...................................................................................................14
1.3.3.Các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity trading advisers – CTA) .....14
1.3.4.Các quỹ kinh doanh giao sau (Commodity Pool Operator – CPO) .................14
1.4.Basic ....................................................................................................................15
1.5.Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau..................................16
1.6.Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn...........................16
1.7.Một số sàn giao dịch hợp đồng giao sau trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.............................................................................................................18


1.7.1.Sàn giao dịch Euronext.LIFFE.........................................................................19
1.7.2.Sàn giao dịch NYBOT .....................................................................................20
1.7.3.Sàn giao dịch TOCOM.....................................................................................21
1.7.4.Sàn giao dịch SICOM ......................................................................................21
1.7.5.Sàn giao dịch Trung Quốc................................................................................22
1.7.6.Sàn giao dịch BMEF ........................................................................................23
1.7.7.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................25
Kết luận chương 1:..................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÀ
PHÊ QUA THỊ TRƯỜNG GIAO SAU Ở VIỆT NAM........................................28
2.1.Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam ............................28
2.1.1.Tình hình sản xuất............................................................................................28
2.1.2.Tình hình tiêu thụ .............................................................................................31
2.1.3.Tình hình xuất khẩu ........................................................................................33
2.2.Khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê xuất khẩu Việt Nam...........37
2.3.Thực trạng hoạt động phòng ngừa rủi ro trong ngành cà phê ở Việt Nam .........47
2.3.1.Đối với các hộ nông dân ..................................................................................47

2.3.2.Đối với các doanh nghiệp.................................................................................51
2.4.Một số nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động phòng ngừa rủi ro ở Việt Nam
kém hiệu quả và chưa phát triển ...............................................................................53
2.5.Quá trình hình thành, phát triển và các hạn chế hiện nay của sàn BCEC...........64
Kết luận chương 2:..................................................................................................69
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ PHÊ VIỆT NAM .71
3.1.Sự cần thiết phát triển thị trường giao sau cho ngành cà phê Việt Nam.............71
3.2.Một số giải pháp phát triển thị trường giao sau cà phê Việt Nam ......................72
3.2.1.Giải pháp đối với tài sản cơ sở.........................................................................72
3.2.2.Giải pháp phát triển thị trường giao sau...........................................................77
3.2.3.Các giải pháp hỗ trợ .........................................................................................90
Kết luận chương 3:................................................................................................108


KẾT LUẬN ............................................................................................................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐGS

: Hợp đồng giao sau

TTGS

: Thị trường giao sau

TTCK


: Thị trường chứng khoán

SGD

: Sở giao dịch

CME

: Sàn Giao dịch Hàng hóa Chicago

TTXLTT

: Trung tâm xử lý thanh toán

CTA

: Commodity Trading Advisers

CPO

: Commodity Pool Operator

LIFFE

: London International Financial and Futures Exchange

NYBOT

: New York Board of Trade


TOCOM

: Tokyo Commodity Exchange

SICOM

: The Singapore Commodity Exchange

BMEF

: Bolsa de Mercadoria & Futuros

LTOM

: London Traded Options Market

LCE

: London Commodity Exchange

APT

: Automatic Pit Trading

Techcombank

: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

HSBC


: Hongkong and Shanghai Banking Corporation

CPR

: Center of Payment Requisition

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới

ICO

: International Coffee Organization

IMF

: International Moneytary Fund

BCEC

: Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center

VICOFA

: Vietnam Coffee and Cocoa Association

CafeControl

: Chi nhánh Công ty Giám định hàng hóa nông sản xuất khẩu


GDP

: Tổng thu nhập quốc dân

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

XNK

: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:Bảng so sánh quan hệ giữa người mua, người bán và lợi ích của họ trong
HĐGS
Bảng 1.2:Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau
Bảng 1.3:Thống kê khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau trên NYBOT và LIFFE
Bảng 2.1:Chi phí sản xuất bình quân 1 tấn cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên
Bảng 2.2:Tình hình nhập khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm 2009
Bảng 2.3:Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2000 đến tháng 9/2009
Bảng 2.4:Bảng dữ liệu khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê xuất khẩu của
Việt Nam
Bảng 2.5:Bảng kết quả số liệu hồi quy
Bảng 2.6:Số liệu giao dịch tại BCEC từ tháng 3 đến tháng 5/2009
CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1:Giao dịch trên sàn giao sau
Hình 1.2:Basic trong trường hợp mở rộng
Hình 1.3:Basic trong trường hợp thu hẹp

Hình 1.4:Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn trong trường
hợp Basic âm
Hình 1.5:Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn trong trường
hợp Basic dương
Hình 2.1:Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam tính theo niên vụ
Hình 2.2:Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam tính theo niên vụ
Hình 2.3:10 thị trường xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam
Hình 2.4:Đồ thị so sánh giá cà phê Robusta Việt Nam và thế giới
Hình 2.5:Đồ thị biểu diễn tương quan giá cà phê Robusta và sản lượng Việt Nam
Hình 2.6:Đồ thị biểu diễn tương quan giá xuất khẩu cà phê và giá phân bón Việt
Nam


Hình 2.7:Đồ thị biểu diễn tương quan giá xuất khẩu cà phê và chỉ số lạm phát của
Việt Nam
Hình 2.8:Đồ thị biểu diễn tương quan giá xuất khẩu cà phê và lãi suất cơ bản của
Việt Nam
Hình 3.1:Mối quan hệ giữa hộ nông dân và các doanh nghiệp thu mua


CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với những nghiên cứu và nhận định của mình, tác giả cho rằng luận văn đã
đạt được một số thành công nhất định và góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động cho
thị trường giao sau cà phê Việt Nam nói riêng và thị trường giao sau cho hàng nông
sản nói chung. Cụ thể:
1.Đưa ra các giải pháp cụ thể và thiết thực cho từng đối tượng tham gia thị
trường. Từ hộ nông dân, doanh nghiệp thu mua và chế biến, thương lái cho
đến hội nông dân, Vicofa, BCEC cũng như của Chính phủ.
2.Các giải pháp của tác giả chủ yếu nhấn mạnh và xoay quanh việc tăng chất
lượng cà phê cho Việt Nam, tức là làm cho tài sản cơ sở của thị trường ngày

càng vững chắc. Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường giao sau
cà phê Việt Nam phát triển thông qua sàn BCEC. Đồng thời, làm gia tăng giá
trị thương hiệu của cà phê Việt Nam trên thương trường quốc tế.


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn về giá xăng dầu, giá
vàng, giá các loại nông sản thiết yếu, giá các loại ngoại tệ mạnh… Các bất ổn này
luôn hàm chứa nhiều rủi ro cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà hoạch định chính
sách và các nhà đầu tư. Do đó, các bất ổn này cũng phần nào làm mất đi tính chất
dự báo các sự kiện kinh tế một cách chính xác.
Trong hoạt động xuất, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, ngoài các loại hàng
hóa chủ lực như: hàng may mặc, dầu khí, thủy hải sản, cao su… không thể không kể
đến sự đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất khẩu của các loại nông sản thiết yếu
như: gạo, cà phê, cacao… Nhưng trong tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến
động một mặt đã và đang ảnh hưởng lớn đến chi phí và giá thành của việc sản xuất
các loại mặt hàng này như: giá phân bón, giá xăng dầu, giá các loại thuốc trừ sâu…
mà người sản xuất còn phải chịu sự biến động theo chiều hướng bất lợi của giá nông
sản tiêu thụ đầu ra. Trong khi đó, đất nước Việt Nam là một quốc gia nhỏ về vị thế
kinh tế trên bản đồ thế giới nên giá cả tiêu thụ đầu ra cho các loại hàng nông sản
này hoàn toàn phụ thuộc theo chiều hướng bất lợi của mặt bằng giá cả chung của
thế giới.
Hiện nay, để phần nào hạn chế các rủi ro do các biến động nêu trên tác động
trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất các loại hàng nông sản xuất khẩu, các nhà
kinh tế đã đưa ra các công cụ phái sinh nhằm hạn chế các rủi ro do sự biến động nêu
trên gây ra. Nhưng đối với các nước phát triển trên thế giới thì các công cụ này đã
và đang được sử dụng rộng rãi và họ đã phần nào phát huy được tính tích cực của

nó, nhưng đối với Việt Nam – một đất nước có nền kinh tế đang phát triển – thì
việc ứng dụng các công cụ này vào thực tế còn khá mới mẻ và xa lạ với hầu hết các
nhà quản lý kinh tế, các nhà đầu tư huống chi đối với người nông dân – những đối
tượng trực tiếp sản xuất các mặt hàng nông sản. Với phương châm đó, tác giả đã
mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường giao
sau cà phê của Việt Nam.


2

2.Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Hệ thống lại cơ sở lý luận về thị trường giao sau để các
thành phần tham gia thị trường hiểu và nắm được tầm quan trọng của việc sử dụng
công cụ giao sau để phòng ngừa rủi ro cho giá cà phê. Thêm vào đó, xây dựng sàn
giao dịch giao sau cho ngành cà phê Việt Nam nhằm hiện thực hóa hơn nữa các hoạt
động phòng ngừa rủi ro của các thành phần tham gia thị trường.
Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro về biến động của giá bán cho ngành cà
phê xuất khẩu thông qua công cụ thị trường giao sau và những kiến nghị hoàn thiện
thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam.
3.Ý nghĩa khoa học của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu này, xây dựng được chiến lược quản trị về giá bán
xuất khẩu cho ngành cà phê Việt Nam thông qua vận dụng linh hoạt công cụ thị
trường giao sau tại thị trường Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro do sự biến động của
giá bán đến thu nhập của người nông dân và nhà đầu tư.
4.Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến thị trường giao
sau, hợp đồng giao sau, đặc biệt là hàng nông sản mà trong đó chủ yếu là mặt hàng
cà phê từ sách báo, tạp chí, giáo trình và chủ yếu là trên internet. Tiếp theo, các
thông tin trên được hệ thống hóa thành từng nhóm chủ đề để thuận tiện cho việc áp
dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các loại thị trường, tìm ra những nét nổi bật,

những ưu điểm đạt được trong quản trị rủi ro khi thực hiện hợp đồng giao sau đối
với mặt hàng cà phê Việt Nam.
5.Kết cấu luận văn
+ Chương 1: Tổng quan về hợp đồng giao sau và thị trường giao sau.
+ Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê qua thị trường giao
sau ở Việt Nam.
+ Chương 3: Phát triển thị trường giao sau cà phê Việt Nam.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ
THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
1.1.Hợp đồng giao sau (HĐGS)
1.1.1.Khái niệm hợp đồng giao sau
Hợp đồng giao sau (Futures contract) là một thỏa thuận mua, bán một số
lượng hàng hóa đã biết giữa bên mua và bên bán được thực hiện trên một sàn giao
dịch có tổ chức về một lượng hàng hóa tiêu chuẩn, theo một mức giá cố định tại
thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện vào
một ngày được xác định trong tương lai.
1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng giao sau
HĐGS có nhiều đặc điểm riêng biệt. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, HĐGS
có thể được chia thành các đặc điểm chính sau:
ƒ Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa bao gồm: tên hàng là loại
hàng hóa được phép giao dịch trên Sở giao dịch, chất lượng theo tiêu chuẩn
quy định của Sở giao dịch (SGD), độ lớn hợp đồng, thời gian giao hàng và địa
điểm giao hàng. Sự tiêu chuẩn hóa các điều khoản chủ yếu trong HĐGS và là
một trong những đặc điểm để phân biệt HĐGS với các loại hợp đồng khác.
ƒ HĐGS là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.

ƒ HĐGS được lập tại SGD thông qua các cơ quan trung gian: Trong thị trường
giao sau (TTGS) thì các HĐGS chỉ được lập trên SGD. Việc giám sát đảm bảo
thực hiện hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia trong TTGS do Trung
tâm xử lý thanh toán – The Clearing House (TTXLTT) đảm nhiệm. Trong
trường hợp nhà đầu tư thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì TTXLTT sẽ
cân đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư. Trong trường hợp các bên
muốn được thi hành hợp đồng thì TTXLTT sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và
bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do TTXLTT chỉ định.


4

Ngoài TTXLTT ra thì còn có nhiều bên khác làm trung gian giúp cho việc
giao kết HĐGS. Đó là các công ty thanh lý thành viên, các công ty giao sau và các
quỹ đầu tư… làm trung gian giữa nhà đầu tư với TTXLTT. Các bên này có nhiệm
vụ giúp TTXLTT xác định tư cách tham gia TTGS của các nhà đầu tư, giúp họ giao
dịch bằng cách nhận lệnh của họ và đem đấu giá trên sàn.
ƒ HĐGS phải có tiền bảo chứng (tiền ký quỹ): Tiền bảo chứng là biện pháp
bảo đảm thi hành hợp đồng, bắt buộc đối với cả bên bán và bên mua. Thay vì
phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng tiền bằng với giá trị
hàng hóa (thế chấp) để bảo đảm cho việc mua bán thì SGD chỉ quy định một
mức bảo chứng rất thấp, tùy vào loại hàng hóa. Tiền bảo chứng thấp trong
HĐGS cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chúng trở thành những
công cụ đòn bẩy tài chính mạnh nhất ngày nay. Chính vì tiền bảo chứng thấp
nên ai cũng có thể tham gia thị trường với tư cách là nhà đầu cơ. Những nhà
đầu cơ luôn kỳ vọng vào việc kiếm lời đã trở thành nhân vật chủ yếu trong
TTGS và TTGS hoạt động sôi nổi và trôi chảy là nhờ họ. Vì thế, những người
có hàng hóa cần được bảo hộ lại được lợi, họ có thể dễ dàng lập một HĐGS
bất cứ lúc nào vì lúc nào cũng có người mua bán. Nhờ vậy mà TTGS có tính
thanh khoản cao.

ƒ Đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn: Trong HĐGS thì các bên
có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần
phải thông qua một sự thỏa thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh
toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ như thế,
các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao
hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn
giao hàng thực sự thì TTXLTT sẽ thanh toán bù trừ các loại hợp đồng đó và
nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người
khác.


5

1.1.3.Mục đích của hợp đồng giao sau
ƒ Sử dụng HĐGS để chuyển rủi ro về giá và nguồn hàng mà mình đang nắm
giữ hoặc sẽ nắm giữ: Rủi ro về giá là loại rủi ro mà các chủ thể hoạt động kinh
doanh không thể dự đoán trước được hoặc không thể ngăn chặn được. Các
thành phần trong thị trường có thể dùng các loại phái sinh như hợp đồng
quyền chọn hoặc hợp đồng giao sau để ngăn ngừa các rủi ro có thể làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, trong nội dung đề tài này tác giả chỉ
bàn đến mục đích bảo vệ của HĐGS, khi người bảo hộ là người sản xuất hay
người tiêu thụ ký kết một HĐGS tại một mức giá nhất định, giao hàng vào
một thời điểm xác định trước trong tương lai thì đồng nghĩa với việc các bên
chấp nhận giới hạn mức lời cũng như mức thua lỗ của mình trong mức giá đó.
Dù thị trường có thay đổi giá như thế nào thì họ cũng được đảm bảo một
khoản lợi nhuận dự kiến tại mức giá thỏa thuận trong HĐGS. Như vậy, họ đã
chuyển rủi ro về giá cả hàng hóa trên thị trường qua cho các thành phần đầu
cơ khác trên thị trường bằng HĐGS. Thông thường thì người ta coi HĐGS là
một công cụ bảo vệ rủi ro cho họ. Do đó, khi cần bán hoặc cần mua một lượng
hàng hóa thì họ thiết lập hai loại hợp đồng: (1) hợp đồng mua bán hàng hóa

thông thường và (2) HĐGS để bảo vệ lợi nhuận của mình trước những tác
nhân có thể làm thua lỗ từ lúc lập hợp đồng bảo hộ cho đến ngày giao hàng
như: giá hàng hóa tăng, tỷ giá hối đoái giảm…
ƒ Sử dụng HĐGS như một công cụ đầu tư tài chính để kiếm lời: Bên cạnh
mục đích bảo vệ rủi ro thì HĐGS có thể được dùng như một phương cách đầu
cơ. Từ khi có TTGS, các nhà đầu cơ đã lập các HĐGS như một phương cách
đòn bẩy tài chính hữu hiệu để thu được lợi nhuận cao. Rủi ro mà các nhà đầu
cơ phải chịu trên TTGS cũng chính là phần thua lỗ mà người bảo hộ có thể
bảo vệ được. Các nhà đầu tư trên TTGS kinh doanh dựa vào hai mục đích đó.
Hai mục đích này cũng là căn cứ để phân loại chủ thể tham gia HĐGS: người
bảo hộ và người đầu cơ.


6

ƒ Tổng lợi nhuận bằng zero: Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận
bằng không, bất cứ lợi nhuận nào của những người tham gia thị trường cũng
chính là khoản lỗ của một người khác trong thị trường. Đối với những người
phòng ngừa rủi ro, điều này không là mối bận tâm vì lợi nhuận hoặc thua lỗ
của họ được bù trừ trên thị trường giao ngay.
1.1.4.Vai trò của hợp đồng giao sau
ƒ Vai trò HĐGS trong nền kinh tế:
+ HĐGS đóng vai trò như một công cụ đầu tư: Các nhà đầu tư sử dụng HĐGS
như một công cụ đầu cơ để kiếm lời, nhờ đó TTGS mới hoạt động liên tục,
nhộn nhịp và hiệu quả. Sở dĩ nhà đầu cơ mạo hiểm chấp nhận rủi ro để tham
gia TTGS là vì tính hấp dẫn của nó. Đòn bẩy tài chính như là con dao hai lưỡi.
Nó mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, giúp cho mọi người có thể kiếm
lời từ sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa. Ngược lại, nó cũng là nơi dành
cho những người đầu cơ dám chấp nhận rủi ro và là công cụ nguy hiểm cho
các loại tội phạm tài chính. Tuy vậy, những trường hợp như vậy chỉ là những

trường hợp cá biệt, vai trò của nó dành cho nhóm người bảo hộ còn rất lớn, đó
là lý do vì sao mà TTGS vẫn tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
+ HĐGS có vai trò là một công cụ phòng ngừa rủi ro: Nhóm người phòng
ngừa rủi ro là tất cả những người sử dụng HĐGS để bảo hộ cho hoạt động
kinh doanh của mình, bao gồm: người sản xuất, người sở hữu hàng hóa, người
xuất khẩu, người nhập khẩu, các công ty, các công ty quản lý quỹ, các ngân
hàng, các công ty đa quốc gia và kể cả Chính phủ. Đối với sự thay đổi giá cả
hàng hóa là các nguyên vật liệu thô (về năng lượng, kim loại, nông sản…) thì
người mua không muốn giá quá cao nên đã mua trước bằng HĐGS ở một giá
định trước, còn người bán thì không muốn giá cả rớt quá thấp nên đã bán
trước bằng HĐGS. Đối với người những người này, họ có thể lựa chọn việc
thực hiện hợp đồng hoặc cũng có thể thanh lý hợp đồng bằng nghiệp vụ thanh
toán bù trừ.


7

Để tiện cho việc so sánh quan hệ giữa người mua, người bán HĐGS và cũng
như lợi ích của họ. Cụ thể được mô tả như sau:
Bảng 1.1:Bảng so sánh quan hệ giữa người mua, người bán và lợi ích của họ
trong HĐGS
Người bảo vệ
Người đầu cơ

Lý do để mua HĐGS
Khóa giá mua. Đạt được mục
đích bảo hộ khi giá tăng
Kiếm lời từ việc tăng giá

Lý do để bán HĐGS

Khóa giá bán. Đạt được mục đích
bảo hộ khi giá giảm
Kiếm lời từ việc giảm giá

Như chúng ta đã biết, thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người
muốn làm giảm rủi ro của mình bằng cách chuyển giao những rủi ro đó cho những
người sẵn sàng chấp nhận nó, đó chính là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này
rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần
phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế
mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều
kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử
dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu
quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một
người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn
phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này
lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên
còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị
rủi ro” khác nhau, do đó khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai
cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể
chấp nhận được và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro
của mình cho đối tác. Cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái
sinh không trực tiếp dẫn vốn cho nền kinh tế và thị trường phái sinh là nơi phát sinh
những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Tuy nhiên, những nhà đầu cơ không phải là
những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản
phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều


8

kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng

định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra cũng như chẳng thể phá
hủy được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường,
những rủi ro sẵn có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những
người không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó.
Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ
thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan tỏa ra cho
toàn xã hội.
+ HĐGS còn là công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường: Việc các bên mua,
bán hàng hóa với giá cả dự kiến trong tương lai giúp cho thị trường tự điều
chỉnh giá. Nếu có một tin xấu (chẳng hạn như thời tiết khó khăn có thể gây
mất mùa) hoặc tin tốt (được mùa) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả của mặt
hàng đó sẽ tự động điều chỉnh trong một thời gian trên TTGS trước khi có sự
thay đổi giá thực sự trên thị trường giao ngay. Nhờ biết trước được giá cả dự
kiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ có thể điều tiết sản xuất, tự
động cân bằng cung cầu. Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cả công khai trên thị
trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá
hay ép giá. Giá cả được niêm yết công khai không chỉ lợi cho những người
giao dịch trên TTGS mà nó còn là căn cứ để các nhà kinh doanh trong nước,
trong khu vực hoặc thế giới thực hiện việc mua bán của mình. Thêm vào đó,
thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả.
Đặc biệt, thị trường giao sau được xem là một công cụ chủ yếu để xác định
giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều
hàng hóa được giao dịch trên thị trường giao sau nhưng thị trường giao ngay
của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay
của chúng. Ở đây, thường giá giao sau của những giao dịch sớm nhất sẽ được
xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường
nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn.
Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián



9

tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu
quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp
nhận của mình.
+ Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả: Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp.
Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái
sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ hai, tính thanh khoản cao hơn
hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham
gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể
được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Thứ ba, các giao dịch
bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm
kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi
suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. Thị
trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà
đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định.
Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường
phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy công cụ
tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ thuật tài chính
này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền kinh
tế nào. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hòa chung
vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam
còn có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ
thống giải pháp tích cực để triển khai thành công thị trường giao ngay trên thị
trường tài chính.
ƒ Vai trò của HĐGS đối với quản lý nhà nước:
Như chúng ta cũng đã biết, thị trường chứng khoán (TTCK) là phong vũ biểu
cho nền kinh tế của quốc gia, nhưng thực chất nó chỉ phản ảnh trong giới hạn một
số ngành nghề kinh tế và nó chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp đối với sự thay đổi
của nền kinh tế thế giới. Còn TTGS là một phong vũ biểu cho nền kinh tế trong

tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các diễn tiến giá cả hàng hóa


10

trên thế giới trong tương lai gần. Do đó, TTGS trở thành một công cụ để nhà nước
quản lý, giám sát sự biến chuyển trên TTGS nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng
để điều tiết và phát triển kinh tế. Sau đây là một số lợi ích mà TTGS có thể mang lại
đối với vai trò quản lý kinh tế của nhà nước:
+ Đối với các loại hàng hóa thông thường: Sự xuất hiện TTGS sẽ giúp cho các
thành phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung
cầu và giá cả. Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn tiến giá trên thị trường
phản ánh được quan hệ cung cầu, đặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả
dự kiến trong tương lai gần. Những người bảo vệ sẽ không lo bị ép giá và tự
động điều tiết việc sản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị
trường. Còn nhà nước thì biết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng
sản xuất, thực hiện việc quản lý kinh tế vĩ mô của mình.
+ Việc tiêu chuẩn hóa trên TTGS là một dịp thuận tiện để nhà nước tiêu chuẩn
hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế,
bằng những chính sách pháp lý cụ thể, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất để
tiến tới một nền sản xuất chuyên nghiệp, có định hướng hơn, tránh sự sản xuất
thiếu tập trung.
+ Còn trong lĩnh vực tài chính thì thông qua TTGS mà nhà nước có cơ sở thực
hiện chính sách tiền tệ của mình. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất hoặc các
chỉ số chứng khoán trong tương lai gần được thể hiện trong TTGS, dựa vào
những chuyển biến dự kiến đó mà nhà nước kịp thời đưa ra những chính sách
bảo vệ nền tài chính quốc gia.
+ Ngoài ra, việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lĩnh vực được
mua bán, sự thay đổi giá cả, thông tin… trên TTGS có ý nghĩa rất lớn trong
việc thống kê thương mại. Dựa vào số liệu thống kê đó, nhà nước thực hiện

việc quản lý kinh tế được hiệu quả hơn. Và cùng với nguồn dữ liệu thống kê
được trong quá khứ sẽ giúp cho nhà nước có cơ sở đưa ra được những dự
đoán trong tương lai, tránh rơi vào những tình huống xấu xảy đến bất ngờ.


11

1.2.Thị trường giao sau
1.2.1.Khái niệm
Thị trường giao sau là thị trường giao dịch các hợp đồng giao sau. Thị trường
giao sau thực chất là thị trường kỳ hạn có tính tiêu chuẩn hóa cao về các loại hàng
hóa giao dịch. Do TTGS là loại thị trường tài chính cao cấp nên được các nhà
chuyên môn đánh giá rất cao ở tính bảo hộ và đòn bẩy tài chính trong đầu tư.
1.2.2.Đặc điểm
ƒ Hàng hóa giao dịch trên thị trường là các hợp đồng giao sau.
ƒ Nếu ở các thị trường phái sinh khác, chủ thể chủ yếu tham gia giao dịch trên
thị trường là các tổ chức thì ở thị trường giao sau chủ thể tham gia giao dịch
trên thị trường đông nhất chính là các cá nhân chứ không phải là các tổ chức.
ƒ Cơ quan quản lý sàn thường là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận và do
Nhà nước tổ chức. Riêng cơ quan quản lý sàn giao dịch CME là tổ chức hoạt
động vì lợi nhuận và có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán New
York với mã cổ phiếu cũng là CME.
1.2.3.Các nhân tố chính của thị trường
ƒ Chủ thể tham gia giao dịch: bao gồm người mua, người bán, người môi giới,
tổ chức trung gian thanh toán và các tổ chức phụ trợ như kiểm định chất
lượng, tổ chức bảo hiểm…
ƒ Hàng hóa giao dịch: bao gồm ngũ cốc và hạt có dầu, gia súc sống và thịt,
thực phẩm và sợi, kim loại và xăng dầu, loại pha tạp, vàng, ngoại tệ, trái
phiếu, chỉ số kinh tế, chỉ số chứng khoán…
ƒ Sàn giao dịch: Thông thường sàn giao dịch được tổ chức theo sàn giao dịch

hoạt động chính thức hoặc phi chính thức.


12

1.2.4.Cơ cấu
Hình 1.1:Giao dịch trên sàn giao sau
Người
mua
6a

1a

Môi giới
của
người
mua

Người
bán
7a

1b

2a

5a

Công ty
môi giới

hoa
hồng của
nhà môi
giới cho
người
mua

Sàn giao dịch
giao sau
3

2b

9a

Công ty thanh
toán bù trừ giao
sau

Môi giới
của
người
bán

5b

4

8a


Công ty thanh toán thành
viên của nhà môi giới cho
người mua

Công ty
môi giới
hoa
hồng của
nhà môi
giới cho
người
bán

6b

8b

9b

Công ty thanh toán thành
viên của nhà môi giới cho
người bán

(1a) (1b): Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao
dịch giao sau.
(2a) (2b): Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới hoa
hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch.
(3): Các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau và đồng ý
về một mức giá nào đó.
(4): Thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ.

(5a) (5b): Các công ty môi giới hoa hồng báo mức giá đã được chấp nhận cho các
nhà môi giới của người mua và người bán.
(6a) (6b): Các nhà môi giới của người mua và người bán báo mức giá đã được chấp
nhận cho người mua và người bán.
(7a) (7b): Người mua và người bán đặt cọc tiền cho các nhà môi giới của họ.

7b


13

(8a) (8b): Các nhà môi giới của người mua và người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các
công ty thanh toán thành viên.
(9a) (9b): Các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho công ty thanh
toán bù trừ.
1.2.5.Vai trò
ƒ Thị trường giao sau giúp Nhà nước quản lý hiệu quả nền kinh tế: Như chúng
ta cũng đã biết, trong điều kiện thị trường vận hành hoàn hảo thì giá giao dịch
của thị trường giao sau hiện tại chính là mức giá giao ngay trong tương lai của
các loại hàng hóa theo cách thức hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau. Đây
chính là cơ sở để Nhà nước có thể đánh giá được nhu cầu thực tế của thị
trường. Từ đó, Nhà nước có những động thái nhằm điều tiết thị trường sao cho
phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước thông qua các công cụ quản
lý. Thêm vào đó, do bản chất của thị trường giao sau là giúp các chủ thể tham
gia thị trường hạn chế các rủi ro của mình thông qua các hoạt động giao dịch.
Mặc dù ở một thời điểm nhất định thì từng chủ thể tham gia thị trường có thể
có các trạng thái khác nhau do đặc điểm chính của thị trường là tổng lợi ích
luôn bằng không. Tuy nhiên, xét trong dài hạn và cho cả nền kinh tế thì luôn
có hiệu quả và đạt được các thành quả nhất định.
ƒ Thị trường giao sau mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nền kinh tế: Các thị

trường giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi không có thị trường các sản
phẩm phái sinh nói chung và thị trường giao sau nói riêng. Tuy nhiên, một số
cơ hội kinh doanh chênh lệch giá hay lãi suất có thể đem lại lợi nhuận vẫn tồn
tại ngay cả khi các thị trường thường xuyên hiệu quả. Sự tồn tại những cơ hội
này có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời vi phạm các quy luật. Các nhà
đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mức hợp lý của thị trường ứng với
mức rủi ro cho trước. Bên cạnh đó, do mối liên hệ quan trọng giữa giá giao
ngay và giá giao sau, đồng thời việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn
trên thị trường giao sau tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá
và những điều chỉnh nhanh chóng về giá sẽ loại trừ ngay lập tức những cơ hội


14

lợi nhuận này. Do đó, nền kinh tế sẽ hưởng lợi nhiều vì giá của các tài sản cơ
sở phản ánh chính xác hơn giá trị kinh tế thật sự của hàng hóa.
1.3.Các đối tượng tham gia trên thị trường giao sau
1.3.1.Người mua và người bán
Người mua là những nhà sản xuất chế biến, nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mục đích của đối tượng này là bảo hiểm về giá của nguyên liệu đầu vào, chủ động
nguồn hàng để có thể tiến hành ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Người bán là các hộ
nông dân, chủ trang trại, nông trường… gọi chung là những người trực tiếp sản
xuất, họ có nhu cầu thật sự về tiêu thụ sản phẩm. Mục đích là tự bảo hiểm về giá,
tạo điều kiện ổn định cho đầu ra sản phẩm và phòng tránh những biến cố có thể
mang lại rủi ro trên thị trường giao ngay.
Các hợp đồng đều kết thúc bằng việc giao hàng thật sự nên buộc các nhà sản
xuất và xuất khẩu phải tham gia vào TTGS với mục đích là tự bảo hiểm rủi ro là chủ
yếu.
1.3.2.Người đầu cơ
Là những nhà môi giới, kinh doanh chuyên nghiệp, những người kiếm lời trên

sự rủi ro và mạo hiểm. Mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia hoạt động môi
giới, tư vấn nhưng các đối tượng này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép hoặc chứng chỉ hành nghề mới được hoạt động trên TTGS.
1.3.3.Các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity trading advisers – CTA)
Là cá nhân hoặc công ty phân tích thị trường giao sau và lập các báo cáo, đưa
ra lời khuyên, giới thiệu mua và bán hợp đồng. Thu nhập của các CTA là phí hoa
hồng cho các dịch vụ này và lợi nhuận từ các giao dịch giao sau cho chính họ.
1.3.4.Các quỹ kinh doanh giao sau (Commodity Pool Operator – CPO)
Là cá nhân hoặc công ty nhận tiền từ công chúng và sử dụng các khoản tiền
này để giao dịch các hợp đồng giao sau. CPO kiếm lời bằng cách nhận tiền trên tỉ lệ
phần trăm trên tài sản của quỹ và đôi khi thông qua hoa hồng doanh thu. Đa số các
CPO chủ yếu là những nhà kinh doanh của quỹ giao sau. Tuy nhiên cũng có một vài


15

hiệp hội hàng hóa hoạt động riêng biệt và không muốn mở rộng ra trong công
chúng.
1.4.Basic
Basic là một khái niệm quan trọng nhất trên TTGS. Basic là thước đo nói lên
mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay, basic thường được
định nghĩa là giá giao ngay trừ đi giá giao sau. Basic là số âm khi giá giao ngay thấp
hơn giá giao sau hoặc là số dương khi giá giao ngay cao hơn giá giao sau.
Basic mở rộng: giá giao ngay tăng nhiều hơn giá giao sau, basic sẽ tăng lên và
được gọi là basic mở rộng. Nó làm cải thiện thành quả của phòng ngừa vị thế bán.
Hình 1.2:Basic trong trường hợp mở rộng
Giá giao ngay

Giá giao sau


Basic thu hẹp: nếu giá giao sau tăng nhiều hơn giá giao ngay, basic sẽ giảm và
làm giảm đi thành quả của phòng ngừa, đây được gọi là basic thu hẹp.
Hình 1.3:Basic trong trường hợp thu hẹp
Giá giao ngay

Giá giao sau


×