Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.9 KB, 84 trang )

- 1 -






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
và nội dung trong luận văn là trung thực. Nguồn số liệu được trích dẫn có tính kế thừa,
phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố và có nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn


Lê Thành Chơn











BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH







L
L
Ê
Ê


T
T
H
H
À
À
N
N
H
H


C
C
H
H
Ơ
Ơ
N

N











GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
GIAO SAU LÚA GẠO TẠI VIỆT NAM



Chuyên ngành : KINH T
Ế TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã s
ố : 60.31.12



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TH
Ị KHOA NGUYÊN





TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012

- 2 -


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
và nội dung trong luận văn là trung thực. Nguồn số liệu được trích dẫn có tính kế thừa,
phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố và có nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn


Lê Thành Chơn













- 3 -


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài I
2. Mục tiêu nghiên cứu II
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài II
4. Phạm vi nghiên cứu II
5. Các phương pháp thực hiện đề tài III
6. Kết cấu đề tài III
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU VÀ PHÒNG NGỪA
RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ HÀNG HÓA 01
1.1. Thị trường giao sau 01
1.1.1. Khái niệm thị trường giao sau 01
1.1.2. Các sản phẩm trên thị trường giao sau. 01
1.1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) 01
1.1.2.2. Hợp đồng giao sau (Futures contract) 02
1.1.3. Cơ cấu thành phần chủ yếu trong thị trường giao sau. 04
1.1.3.1. Sở giao dịch: 04
- 4 -



1.1.3.2. Trung tâm thanh toán bù trừ: 04
1.1.3.3. Công ty môi giới: 05
1.1.3.4. Người giao dịch tại sàn: 05
1.1.4. Mục đích của người tham gia vào thị trường giao sau 05
1.1.4.1. Phòng ngừa rủi ro biến động giá 05
1.1.4.2. Đầu cơ để kiếm lời 05
1.1.5. Lợi ích của thị trường giao sau 06
1.1.5.1. Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch 06
1.1.5.2. Quản lý rủi ro biến động giá 06
1.1.5.3. Tính thanh khoản 06
1.1.5.4. Tính hiệu quả 07
1.1.5.5. Tổng lợi nhuận bằng không 07
1.1.5.6. Quản trị hàng tồn kho 07
1.1.6. Rủi ro của thị trường giao sau 07
1.1.6.1. Basic và rủi ro basic 07
1.1.6.2. Rủi ro tài sản cơ sở 08
1.1.6.3. Rủi ro về quy mô hợp đồng 08
1.1.6.4. Rủi ro về xác định thời gian đáo hạn 09
1.1.6.5. Yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh theo thị trường 09
1.1.7. Mối liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau 10
1.1.7.1. Thị trường giao ngay 10
1.1.7.2. Thị trường giao sau 10
1.1.7.3. Sự đe dọa về giao nhận hàng 10
1.1.8. Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn 11
- 5 -


1.1.9. Cơ chế của phòng ngừa đơn 12

1.1.9.1. Phòng ngừa vị thế bán 12
1.1.9.2. Phòng ngừa vị thế mua 12
1.2. Quản trị rủi ro biến động giá hàng hóa nông sản. 13
1.2.1. Nguyên nhân rủi ro biến động giá nông sản 13
1.2.2. Phương pháp quản trị rủi ro biến động giá hàng hóa nông sản 14
1.2.2.1. Quản trị rủi ro biến động giá cả theo lối truyền thống 14
1.2.2.2. Quản trị rủi ro biến động giá cả theo lối hiện đại 17
1.2.3. Các chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá hàng hóa bằng hợp đồng giao
sau. 20
1.2.3.1. Chiến lược phòng ngừa mua trước 21
1.2.3.2. Chiến lược phòng ngừa bán trước 21
1.2.4. Giấy chứng nhận lưu kho và tài trợ tín dụng thông qua giấy chứng nhận lưu
kho. 21
1.2.4.1. Khái quát về giấy chứng nhận lưu kho 21
1.2.4.2. Tài trợ tín dụng thông qua giấy chứng nhận lưu kho ở một số nước 22
1.2.4.3. Một số lợi ích khi tài trợ tín dụng thông qua Giấy chứng nhận lưu kho 22
1.2.4.4. Một số hạn chế của Giấy chứng nhận lưu kho 23
1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường giao sau ở một số
nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 24
1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường giao sau ở một số
nước đang phát triển 24
1.3.1.1 Ấn độ 24
1.3.1.2. Trung Quốc 25
1.3.1.3. Singapore 26
- 6 -


1.3.1.4. Thái Lan 26
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi phát triển thị trường giao sau 27
Kết luận chương I 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ GẠO VÀ PHÒNG
NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ GẠO TẠI VIỆT NAM 30
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo tại Việt Nam 30
2.1.1. Tình hình sản xuất và dự trữ gạo cho xuất khẩu 30
2.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo 31
2.2. Tình hình rủi ro biến động giá gạo tại Việt Nam 33
2.2.1. Nhận diện những rủi ro biến động giá gạo thường gặp của nông dân 35
2.2.2. Nhận diện một số rủi ro biến động giá gạo thường gặp của doanh nghiệp 37
2.3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo và đánh giá hoạt động phòng
ngừa rủi ro giá gạo tại Việt Nam 39
2.3.1. Một số ứng phó với rủi ro giá gạo của nông dân và các doanh nghiệp 39
2.3.2. Chính sách hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ của Chính Phủ 42
2.3.3. Những trường hợp có thể phòng ngừa rủi ro giá gạo trên thị trường giao sau . 44
2.3.4. Thực trạng hoạt động các sàn giao dịch nông sản trong thời gian qua 44
2.3.5. Nguyên nhân thất bại của các sàn giao dịch nông sản nước ta 46
Kết luận chương II 49
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO SAU LÚA GẠO
TẠI VIỆT NAM. 51
3.1. Quan điểm định hướng của Nhà nước trong việc phát triển thị trường giao sau
tại Việt Nam. 51
3.2. Điều kiện tiền đề cho thị trường giao sau mặt hàng gạo hình thành. 52
3.3. Một số giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam 53
- 7 -


3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý và quản lý nhà nước về giao dịch giao sau. 54
3.3.2. Một số đề xuất phát triển sàn giao dịch hàng hóa nông sản hiện nay 55
3.3.3. Trang bị kiến thức về giao dịch trên thị trường giao sau. 57
3.3.4. Cải thiện chất lượng hạt gạo đạt tiêu chuẩn trên thị trường giao sau. 58
3.3.5. Thành lập hệ thống thông tin dự báo về tình hình ngành hàng gạo 58

3.3.6. Xây dựng hệ thống nhà kho và triển khai phương thức tài trợ tín dụng thông qua
giấy chứng nhận lưu kho 60
3.3.6.1. Khung pháp lý cho hoạt động của nhà kho 60
3.3.6.2. Hệ thống nhà kho phải đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa lưu trữ
61
3.3.6.3. Hệ thống nhà kho phải đảm bảo tính minh bạch 62
3.3.6.4. Người giữ Giấy chứng nhận lưu kho phải được ưu tiên trong các tranh
chấp 63
3.3.6.5. Khả năng dự báo và thông tin thị trường giá cả 63
3.3.6.6. Quy trình tài trợ tín dụng thông qua giấy chứng nhận lưu kho 63
3.3.7. Các điều kiện khác hỗ trợ cho thị trường giao sau mặt hàng gạo phát tiển. 65
3.3.7.1. Nâng cao vai trò của hội nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp. 65
3.3.7.2. Trang bị kiến thức công nghệ thông tin cho nông dân 66
3.3.7.3. Thành lập trung tâm tư vấn về pháp lý 67
3.3.7.4. Phát triển thương mại điện tử 67
Kết luận chương III 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


- 8 -


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBOT : Chicago Board of Trade – Sàn giao dịch Chicago
CME : Chicago Product Exchange - Sàn giao dịch hàng hóa Chicago
UNCTAD : United Nations Conference On Trade And Development – Hội nghị Liên
hiệp quốc về phát triển và thương mại.
DCE : Dalian Commodity Exchange – Sàn giao dịch hàng hóa Đại liên

TGWM : Tianjin Grain Wholesale Market – Thị trường giao sau lúa mì Thiên Tân
ZGWM : Zhengzhou Grain Wholesale Market - Thị trường giao sau lúa mì
AFET : Agricultural Futures Exchange of Thailand – Sàn giao sau nông nghiệp
Thái Lan
WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
BCEC : Buon Me Thuoc Coffee Exchange Center- Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Mê Thuộc
TPE : Trieu Phong Exchange - Sàn giao dịch Triệu Phong
Ha : Hecta
GTGT : Giá trị gia tăng
PTNNNT : Phát triển nông nghiệp nông thôn
UBND : Ủy Ban nhân dân






- 9 -


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các kết quả của phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm từ 2000 – 2010
Bảng 2.2: Giá mua lúa bình quân tại Công ty Lương Thực Long An từ năm 2008 - 2010
Bảng 2.3: Sản lượng quy gạo mua từ các nhà cung cấp tại Công ty Lương Thực Long An

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1: Sơ đồ minh họa cho hoạt động của hệ thống kho đệm
Hình 2.1: Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1989 – 2010
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hình 2.3: Giá gạo 5% tấm xuất khẩu tại thị trường Bangkok, Thái Lan từ năm 1980 đến
2011
Hình 2.4: Quy trình kinh doanh xuất khẩu gạo của nước ta
Hình 3.1: Quy trình tài trợ tín dụng thông qua giấy chứng nhận lưu kho








- 10 -



LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay và nhất là khi Việt Nam đã chính
thức được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền
kinh tế Việt Nam nói chung, các nhà sản xuất kinh doanh gạo nói riêng đang đứng trước
nhiều những cơ hội mới để phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng mang lại nhiều thách thức
và khó khăn. Bởi lẽ, bất cứ một sự chuyển biến nào của tình hình kinh tế thế giới đều ảnh
hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế chúng ta sẽ phải đương đầu với những nền
kinh tế lớn và đặc biệt là một nước sản xuất nông nghiệp nhỏ và manh mún như nước ta
hiện nay thì rủi ro về biến động giá là một vấn đề mà cả Chính phủ và nông dân ở nước ta
đang quan tâm.

Trước những rủi ro thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi đó, một yêu cầu
cấp thiết được đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam là phải có công cụ quản trị rủi ro biến
động giá hiệu quả. Đó là thị trường giao sau – phái sinh tài chính chính là thị trường quản
trị rủi ro biến động giá rất có hiệu quả và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Trong thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu trên thị trường gạo thế giới biến động
thất thường và hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa quan tâm đến
việc phòng ngừa rủi ro này. Điều này đã tác động rất lớn đến thu nhập của nông dân và
hiệu quả xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc hình thành thị trường giao
sau mặt hàng gạo không chỉ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất
khẩu mà còn giải quyết đầu ra cho người nông dân, họ là người tạo ra hàng hóa nhưng lại
là người gánh chịu những rủi ro biến động giá cũng như bị ép giá nhiều nhất. Bên cạnh
đó, trong quá trình hội nhập kinh tế, các nhà sản xuất của Việt Nam không thể giữ nguyên
các phương thức phòng ngừa rủi ro theo lối truyền thống, lỗi thời mà phải tiếp cận những
phương thức phòng ngừa tiên tiến trên thế giới. Chính điều đó, các nước có nền nông
nghiệp phát triển đã hình thành và phát triển thị trường giao sau nhằm phòng ngừa những
bất ổn trong giá bán hàng nông sản của họ rất hiệu quả.
- 11 -


Khi vận động trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu, rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới thì môi trường sản xuất và xuất khẩu gạo ngày càng khó khăn
và cạnh tranh gay gắt đòi hỏi nông dân và các doanh nghiệp phải có chiến lược phòng
ngừa rủi ro phù hợp trên cơ sở phát huy những lợi thế, hạn chế tối đa những rủi ro có thể
xảy ra. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển bền vững cho ngành sản xuất lúa gạo
Việt Nam, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt
Nam” để làm luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
• Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về thị trường giao sau và phòng ngừa rủi ro biến
động giá cả hàng hóa.

• Nghiên cứu phòng ngừa rủi ro biến động giá cả hàng hóa nông sản trên thị trường
giao sau ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
• Phân tích tình hình hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam và thực
trạng phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo của nước ta trong thời gian qua.
• Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển
thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá lúa gạo tại Việt Nam
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi hy vọng sẽ giúp nông dân cũng như
doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về rủi ro biến động giá gạo và thấy được những lợi ích khi
tham gia vào thị trường giao sau. Đồng thời đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước sớm phát
triển thị trường giao sau nông sản cũng như thị trường giao sau mặt hàng gạo và sớm hình
một phương thức hỗ trợ đắc lực cho phát triển thị trường giao sau đó là hệ thống nhà kho
và phương thức tài trợ tín dụng cho nông dân thông qua giấy chứng nhận lưu kho.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng rủi ro biến động giá gạo và cách ứng phó
của nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp
- 12 -


phát triển thị trường giao sau mặt hàng gạo của Việt Nam và đặc biệt là giải pháp phát
triển phương thức tài trợ tín dụng cho nông dân thông qua giấy chứng nhận lưu kho.
Mặc dù, thị trường giao sau đã hình thành ở nhiều nước nhưng vẫn còn mới mẽ tại
Việt Nam và vẫn chưa hình thành, do đó đề tài chỉ tập trung vào các giải pháp phát triển
thị trường giao sau mang tính định hướng.
5. Các phương pháp thực hiện đề tài.
a) Phương pháp định lượng:
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu theo trình tự thời gian lấy từ các nguồn
Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam, Trung tâm
thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) sách báo, tạp
chí, giáo trình học có liên quan …

b) Phương pháp định tính:
- Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp để thu thập thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau.
- Phương pháp suy luận logic: Sử dụng các phương pháp logic và phân tích để hệ
thống hóa từng nhóm thông tin, qua đó thuận tiện cho việc đối chiếu, so sánh.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu trong 3 chương.
• Chương I: Lý thuyết về thị trường giao sau và phòng ngừa rủi ro biến động giá cả
hàng hóa.
• Chương II: Thực trạng về rủi ro biến động giá gạo và phòng ngừa rủi ro biến động
giá gạo tại Việt Nam.
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam.




- 13 -



CHƯƠNG I
LÝ THUYẾ T VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU VÀ
PHÒNG NG
ỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ HÀNG HÓA
1.1. Thị trường giao sau.
1.1.1. Khái niệm thị trường giao sau.
Thị trường giao ngay (spot market) hay còn gọi là thị trường tiền mặt (cash market)
là thị trường mà ở đó việc mua bán hàng hóa và thanh toán phải được thực hiện tức thời
hay chỉ thực hiện ít lâu sau đó kể từ ngày hợp đồng đã được hai bên hay nhiều bên ký kết
có hiệu lực.

Ngược lại, việc mua bán hàng hóa và thanh toán được thực hiện vào một ngày trong
tương lai do người mua và người bán thỏa thuận trước được thể hiện trong các điều khoản
của hợp đồng gọi là thị trường giao sau.
Thị trường giao sau là thị trường dành cho các công cụ mang tính chất hợp đồng mà
thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác. Các loại hợp
đồng này, chúng được thỏa thuận giữa hai bên người mua và người bán, trong đó mỗi bên
sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
1.1.2. Các sản phẩm trên thị trường giao sau.
1.1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract):
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa người mua và người bán một loại tài sản
nhất định tại một thời điểm trong tương lai với giá đã xác định trước. Hợp đồng kỳ hạn có
các đặc điểm sau:
- Hợp đồng kỳ hạn được thực hiện qua thị trường phi chính thức (OTC), thường
được thực hiện giữa các tổ chức tài chính hoặc giữa tổ chức tài chính với doanh nghiệp.
- Không phải theo chuẩn của thị trường riêng biệt. Ngày giao hàng của hợp đồng có
thể là bất kỳ ngày nào thuận tiện cho hai bên.
- 14 -


- Đến thời điểm đáo hạn, người giữ vị thế bán phải thực hiện giao tài sản và nhận
tiền; người giữ vị thế mua phải thực hiện thanh toán tiền và nhận tài sản, thanh toán được
xác định với mức giá đã được xác định trước cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của
hàng hóa có cao hay thấp hơn giá xác định trong hợp đồng.
1.1.2.2. Hợp đồng giao sau (Futures contract):
Hợp đồng giao sau là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua hoặc bán một
lượng hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao dịch với một mức
giá được xác định trước ở thời điểm hiện tại.
Hay hợp đồng giao sau còn được gọi là hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa,
chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hằng
ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại.

Đặc điểm, tính chất của hợp đồng giao sau:
 Các điều khoản trong hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa:
Hoạt động mua bán thông qua Sở giao dịch nên các hoạt động này được thực hiện
liên tục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Do đó, các điều
khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa một cách tối đa, giúp cho việc ký kết hợp
đồng nhanh chóng, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Các điều khoản được Sở giao dịch
quy định và tiêu chuẩn hóa cao như: Tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp đồng, thời gian
giao hàng, địa điểm giao hàng
 Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ
trong tương lai:
Khi lập một hợp đồng giao sau thì các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ vào
trong mối liên hệ đó. Trong đó bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng được
xác định trước cho bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở
một giá thoả thuận trước. Còn bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thoả
thuận trong hợp đồng và có quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong tương lai.
Như vậy, cả hai bên trong quan hệ hợp đồng giao sau đều bị ràng buộc bởi những
quyền và nghĩa vụ nhất định. Và để đảm bảo cho các hợp đồng giao sau được thi hành, Sở
- 15 -


giao dịch đã quy định các biện pháp bảo đảm đối với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc
ký quỹ hoặc các giấy tờ chứng minh khác.
 Hợp đồng giao sau được lập tại Sở giao dịch:
Các hợp đồng giao sau chỉ được lập tại Sở giao dịch. Việc mua bán qua Sở giao
dịch làm cho các nhà đầu tư không cần quan tâm đến đối tác của mình là ai. Chỉ cần các
bên tuân thủ quy định pháp luật khi ký kết thì quyền và nghĩa vụ các bên sẽ được bảo
đảm. Bởi vì, việc giám sát đảm bảo thực hiện hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia
đều có Trung tâm thanh toán bù trừ đảm nhiệm. Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện
giao dịch thanh toán bù trừ thì Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ cân đối, bù trừ vào tài
khoản của các nhà đầu tư. Trong trường hợp các bên muốn được thi hành hợp đồng thì

Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại
kho hoặc nơi do Trung tâm thanh toán bù trừ chỉ định.
Ngoài ra còn có nhiều bên khác làm trung gian giúp cho việc giao kết hợp đồng
giao sau, đó là các công ty thanh lý thành viên, các Công ty giao sau, các quỹ đầu tư,…
làm trung gian giữa nhà đầu tư với Trung tâm thanh toán bù trừ. Các bên này có nhiệm vụ
giúp Trung tâm thanh toán bù trừ xác định tư cách tham gia thị trường giao sau của các
nhà đầu tư và giúp họ giao dịch bằng cách nhận lệnh của họ và đem đấu giá trên sàn.
 Hợp đồng giao sau phải có tiền bảo chứng:
Tiền bảo chứng là biện pháp bảo đảm thi hành hợp đồng, bắt buộc đối với cả bên
bán và bên mua. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng tiền
bằng với giá trị hàng hóa để bảo đảm cho việc mua bán thì Sở giao dịch chỉ quy định một
mức bảo chứng rất thấp, tùy thuộc vào từng loại hàng hóa.
Tiền bảo chứng thấp trong hợp đồng giao sau là một trong những nguyên nhân làm
cho chúng trở thành những công cụ đòn bẩy tài chính mạnh nhất. Chính vì tiền bảo chứng
thấp nên ai cũng có thể tham gia thị trường với tư cách là nhà đầu cơ. Những nhà đầu cơ
luôn kỳ vọng vào việc kiếm lời đã trở thành nhân vật chủ yếu trong thị trường giao sau.
Và vì thế, những người có hàng hóa cần được bảo hộ lại được lợi, họ có thể dễ dàng lập
một hợp đồng giao sau bất cứ lúc nào vì lúc nào cũng có người mua bán. Nhờ vậy mà thị
trường giao sau có tính thanh khoản cao.
- 16 -


 Hợp đồng giao sau đều được thanh lý trước thời hạn:
Đối với các hợp đồng thương mại, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày
giao hàng thì các bên phải thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển nghĩa vụ của
mình cho người khác, khi đó các bên mới thoát khỏi sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ với
nhau.
Đối với hợp đồng giao sau thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn
một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực
hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ

như thế, các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao
hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng nếu các bên không muốn giao hàng
thật sự thì cơ quan thanh toán bù trừ sẽ bù trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng
cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác.

1.1.3. Cơ cấu thành phần chủ yếu trong thị trường giao sau.
1.1.3.1. Sở giao dịch:
Sở giao dịch là nơi tổ chức tập trung, điều hành và quản lý mọi hoạt động giao dịch
mua bán hàng hoá của khách hàng. Sở giao dịch quy định các tiêu chuẩn về loại hàng,
lượng hàng, phẩm chất hàng hóa, giá cả, thời gian giao hàng…
Sở giao dịch là nơi phản ánh sự biến động về mặt giá cả và quan hệ cung cầu hàng
hóa trên thị trường. Nhờ các thông tin có tại Sở giao dịch mà người sản xuất và nhà kinh
doanh sẽ có những quyết định đúng hơn về hàng hóa được tiêu thụ, được sản xuất, giúp
cho các nhà kinh doanh khi ra các quyết định đầu tư dưới hình thức giao kết các hợp đồng
giao sau.
1.1.3.2. Trung tâm thanh toán bù trừ:
Là một tổ chức trung gian cho giao dịch, chịu trách nhiệm thiết lập các giao dịch,
thanh toán bù trừ giữa người mua, người bán, nhận tiền ký quỹ, thiết lập các quy tắc giao
nhận hàng hóa và công bố thông tin Mọi giao dịch chỉ có thể được thực hiện trên Sở
giao dịch thông qua các công ty thanh toán thành viên của Trung Tâm.
- 17 -


Trung tâm thanh toán bù trừ chỉ theo dõi các công ty thanh toán thành viên và các
công ty thành viên này theo dõi các vị thế mua và vị thế bán của các nhà giao dịch, đồng
thời đảm bảo cho người mua hoặc người bán thực hiện nghĩa vụ của họ.
1.1.3.3. Công ty môi giới:
Là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ tiếp nhận lệnh mua bán từ khách
hàng. Tất cả các công ty môi giới đều là thành viên của Sở giao dịch.
Khi muốn tham gia vào thị trường giao sau, người tham gia phải mở tài khoản tại

Công ty môi giới và ký quỹ một khoản tiền do công ty quy định. Hàng tháng công ty môi
giới sẽ lập và cung cấp cho khách hàng của mình một bản báo cáo về tất cả các giao dịch
đã thực hiện và số dư còn lại trong tài khoản.
1.1.3.4. Người giao dịch tại sàn:
Là thành viên của Sở giao dịch hoạt động mua bán trên sàn giao dịch nhằm tìm
kiếm các cơ hội kinh doanh và thu lợi cho bản thân.
1.1.4. Mục đích của người tham gia vào thị trường giao sau.
1.1.4.1. Phòng ngừa rủi ro biến động giá:
Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến
động giá, mong muốn mua hoặc bán hàng hóa thực nhưng họ lo lắng về việc giá hàng hóa
sẽ thay đổi trước khi mua hoặc bán hàng hóa đó trên thị trường. Như vậy, tham gia vào thị
trường giao sau để đạt được sự bảo vệ đối với sự thay đổi giá cả thông qua mua hoặc bán
các hợp đồng giao sau của cùng loại và cùng số lượng hàng hóa đó để triệt tiêu rủi ro giá
cả. Những người phòng ngừa không thích rủi ro, họ mong muốn tránh rủi ro và có xu
hướng giữ vị thế giao sau trong một thời gian dài.
Như vậy tham gia thị trường giao sau để phòng vệ rủi ro như một hình thức bảo
hiểm trước những thay đổi bất thường của thị trường thông qua mua hoặc bán các hợp
đồng giao sau của cùng loại và cùng số lượng hàng hoá để triệt tiêu rủi ro giá cả.
1.1.4.2. Đầu cơ để kiếm lời:
Bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro thì những người tham gia vào thị trường
giao sau còn với mục đích đầu cơ để kiếm lời. Họ không có hàng hóa thực mà cố gắng
- 18 -


kiếm lợi nhuận từ việc mua hoặc bán các hợp đồng giao sau bằng việc dự đoán sự biến
động giá cả trong tương lai theo chiều hướng có lợi.
Như vậy, khi tham gia thị trường giao sau với tư cách là nhà đầu cơ, thì nhà đầu cơ
chấp nhận rủi ro giá cả và làm tăng thanh khoản của thị trường giao sau, nhằm khai thác
và mong muốn hưởng lợi từ sự biến động giá của hàng hóa trên thị trường.
1.1.5. Lợi ích của thị trường giao sau.

1.1.5.1. Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch:
Khi biết được các thông tin về nguồn cung - cầu hàng hóa thì người mua và người
bán sẽ đưa các thông tin này vào trong thị trường. Khi người mua và người bán đạt đến
thỏa thuận thì một giao dịch được thực hiện và giá thị trường được công bố. Giá cả được
hình thành thông qua hệ thống đấu giá công khai như thế chính là biểu hiện của cơ chế giá
được hình thành do các tác động của lực cung và cầu. Thay đổi trong giá giao sau mỗi
ngày là sự đồng thuận của người mua lẫn người bán vào ngày hôm đó.
1.1.5.2. Quản lý rủi ro biến động giá:
Khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro
hòa vốn, có nghĩa là thiệt hại trên thị trường giao sau sẽ được bù trừ bằng lợi nhuận trên
thị trường giao ngay. Điều này cho phép những người tham gia vào hợp đồng giao sau
quản lý được các rủi ro do những bất ổn trong giá cả xảy ra. Đây là nhân tố chính của hợp
đồng giao sau hấp dẫn những người phòng ngừa rủi ro.
1.1.5.3. Tính thanh khoản:
Đây là một chìa khóa cho bất cứ thành công nào của hợp đồng giao sau. Tất cả
thành viên tham gia vào thị trường đều kỳ vọng các biến động giá cả là nhẹ nhàng hoặc có
thể dự báo được. Điều này cho phép họ dễ dàng gia nhập hoặc rút khỏi thị trường với một
số lượng lớn các giao dịch. Số lượng các giao dịch càng lớn nhưng không gây tác động
đến giá thì thị trường càng được gọi là “có tính thanh khoản”.



- 19 -


1.1.5.4. Tính hiệu quả:
Thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham gia giao dịch với
khối lượng lớn với chi phí giao dịch tương đối thấp. Tính hiệu quả này thật sự hấp dẫn
những người mua và người bán.
1.1.5.5. Tổng lợi nhuận bằng không:

Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng không, bất cứ lợi nhuận nào của
những người tham gia thị trường cũng chính là khoản lỗ của một người khác trong thị
trường. Đối với những người phòng ngừa rủi ro, điều này không là mối bận tâm vì lợi
nhuận hoặc thua lỗ của họ được bù trừ trên thị trường giao ngay.
1.1.5.6. Quản trị hàng tồn kho:
Sự khác nhau về giá giữa các hợp đồng giao sau của các kỳ hạn khác nhau là các tín
hiệu rất hữu ích cho giá cả hàng hóa trên thị trường. Sự chênh lệch giữa giá giao sau và
giá giao ngay thường được gọi là Basic, và có thể được đo lường tại bất kỳ điểm nào
trong suốt thời hạn của hợp đồng. Về bản chất, Basic là một thước đo chi phí lưu trữ hàng
hóa và lãi suất mà các nhà giao dịch giao ngay đều phải gánh chịu cho việc nắm giữ hàng
hóa để bán tại một thời điểm trong tương lai. Rõ ràng, khi Basic lớn hơn, sẽ khuyến khích
lưu trữ hàng hóa tăng lên, do đó hàng hóa tồn kho cũng sẽ tăng lên và ngược lại. Kết quả
là số lượng hàng hóa tồn kho trên thị trường giao ngay sẽ được quyết định bởi Basic.

1.1.6. Rủi ro của thị trường giao sau.
1.1.6.1. Basic và rủi ro basic:
Basic là thước đo nói lên mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng giao
ngay. Tức là Basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau. Phòng ngừa rủi
ro thông qua hợp đồng giao sau không quan trọng đối với các biến động tăng lên hay
giảm xuống của giá giao sau mà quan trọng là giá giao ngay có thay đổi theo cùng một
hướng và với cùng một mức độ giống như giá giao sau hay không. Nếu nguyên tắc này
không được đảm bảo thì đó được gọi là rủi ro Basic. Trong thực tế, sự dao động của giá
giao ngay và giá giao sau có thể không hoàn toàn giống nhau, do đó các khoản lỗ hoặc lãi
trên thị trường này sẽ không thể bù đắp được các khoản lãi hoặc lỗ trên thị trường còn lại.
- 20 -


1.1.6.2. Rủi ro tài sản cơ sở:
Điều khó khăn cho chúng ta là chọn tài sản cơ sở nào có mối tương quan cao với tài
sản được phòng ngừa. Hàng hóa mà chúng ta muốn phòng ngừa rủi ro có thể không chính

xác như là hàng hóa trên hợp đồng giao sau. Bởi lẻ, hàng hóa cơ sở trên hợp đồng giao
sau thường được chuẩn hóa cao trong khi tài sản mà chúng ta muốn phòng ngừa thì chưa
được quy chuẩn. Do đó chúng ta phải phòng ngừa chéo thông qua một tài sản khác làm
cho rủi ro tăng thêm do tài sản được phòng ngừa không có sự tương thích với tài sản cơ
sở trên hợp đồng giao sau.
Trong một số trường hợp, giá của một số tài sản được phòng ngừa và giá của tài sản
cơ sở trên hợp đồng giao sau di chuyển theo những hướng đối lập nhau. Khi đó phòng
ngừa sẽ tạo ra một khoản lỗ hoặc lãi trên cả hai loại hợp đồng giao ngay và giao sau. Nếu
như chúng ta chọn một hợp đồng giao sau chính xác thì trường hợp này không có khả
năng xảy ra. Nhưng nếu một khi trường hợp này xảy ra thì chúng ta phải đi tìm một hợp
đồng giao sau khác.
1.1.6.3. Rủi ro về quy mô hợp đồng:
Giả sử một người nông dân dự định chốt giá hàng hóa sắp thu hoạch của mình.
Nhưng người nông dân sẽ không biết chính xác là sản lượng mình thu hoạch là bao nhiêu,
họ không biết phòng ngừa với quy mô hợp đồng như thế nào và vì vậy họ khó có thể xác
định được phải phòng ngừa rủi ro như thế nào. Tổng doanh số của người nông dân là sản
lượng nông sản và quy mô hợp đồng. Trong một thị trường cạnh tranh cao độ, hàng hóa
của nông dân quá nhỏ để có thể tác động đến thị trường giá cả trong khi đó có những nhân
tố mang tính hệ thống như thời tiết tác động đến hàng hóa nông sản. Như vậy quy mô của
hàng hóa nông sản sẽ nhỏ khi giá cao và lớn khi giá thấp. Tình huống này tạo ra hành vi
phòng ngừa rủi ro tự nhiên cho chính bản thân người nông dân. Khi người nông dân
phòng ngừa rủi ro, tính bất ổn của giá không bù trừ hết cho tính không chắc chắn trong
quy mô hợp đồng. Kết quả là hành vi phòng ngừa rủi ro có khả năng làm gia tăng một
cách thật sự rủi ro tổng thể. Sự không chắc chắn về số lượng rất phổ biến trong nông
nghiệp nhưng rất khó để hạn chế.

- 21 -


1.1.6.4. Rủi ro về xác định thời gian đáo hạn:

Trong một phòng ngừa rủi ro hoàn hảo, người phòng ngừa biết chính xác thời gian
mà họ sẽ tham gia vào các giao dịch giao ngay và họ sẽ tìm cách phòng ngừa cho các giao
dịch giao ngay này. Họ sẽ sử dụng một hợp đồng giao sau hoặc một sản phẩm tài chính
phái sinh nào đó có thời gian đáo hạn phù hợp với thời gian cần thiết để phòng ngừa. Ví
dụ như người chủ sở hữu một tài sản có thể họ biết chắc chắn là sẽ bán nó đi trong tương
lai nhưng họ không biết chính xác là vào ngày nào. Khi phòng ngừa rủi ro không biết
chính xác thời gian đáo hạn sẽ rất khó khăn để có thể sắp xếp trùng khớp giữa ngày đáo
hạn trên hợp đồng giao sau với thời điểm mà mình muốn phòng ngừa. Khi đó hiệu quả
của chiến lược phòng ngừa rủi ro sẽ bị giảm đi.
1.1.6.5. Yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh theo thị trường:
Vấn đề là hiệu ứng của điều chỉnh theo thị trường và tác động tiềm ẩn của yêu cầu
bảo chứng. Các khoản lãi trên giao dịch giao sau sẽ được bù đắp cho khoản lỗ trên giao
dịch giao ngay. Tuy nhiên cũng có lúc lỗ giao sau và lãi giao ngay. Khi hợp đồng giao sau
phát sinh lỗ thì chúng ta phải đặt cọc thêm một khoản tiền bảo chứng để bù đắp cho khoản
lỗ này. Thậm chí nếu vị thế giao ngay tạo ra một khoản lãi vượt mức khoản lỗ trên hợp
đồng giao sau thì chúng ta cũng không thể rút khoản lãi trên vị thế giao ngay ra được.
Đây là một trở ngại lớn để mọi người có thể sử dụng rộng rãi các hợp đồng giao
sau. Bởi gì khoản lỗ hoặc lãi trên hợp đồng giao sau sẽ được điều chỉnh ngay lập tức và
khoản lỗ hoặc lãi của giao dịch giao ngay vẫn chưa xảy ra cho đến khi việc phòng ngừa
rủi ro kết thúc nên người phòng ngừa rủi ro có khuynh hướng đặt nặng vào các khoản lỗ
trên hợp đồng giao sau so với các khoản lãi của giao dịch giao ngay. Họ cũng có khuynh
hướng nghĩ rằng mình đã bị thiệt hại nhiều hơn trong chiến lược phòng ngừa này bởi vì
họ không biết khoản lãi giao ngay này sẽ như thế nào trong khi ngay lập tức họ phải bù
vào khoản lỗ giao sau cho đủ với số tiền bảo chứng ban đầu. Nếu chúng ta không đáp ứng
yêu cầu đặt tiền bảo chứng thì hợp đồng giao sau sẽ bị kết thúc. Và vì vậy chúng ta sẽ gặp
phải độ nhạy cảm với rủi ro trên thị trường giao ngay và thậm chí lớn hơn cả rủi ro của
phòng ngừa.

- 22 -



1.1.7. Mối liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau.
Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những người
phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị trường giao
ngay. Mối quan hệ này được đo lường bằng basic, đó là chênh lệch giữa giá giao ngay và
giá giao sau. Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng biến động cùng chiều, nhưng
không luôn luôn cùng một mức độ vì vậy basic thường không phải là hằng số bất biến.
1.1.7.1. Thị trường giao ngay:
Là các thị trường nơi mà những người mua và người bán thỏa thuận với nhau về số
lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian giao hàng và hàng hóa thực sự được trao đổi
giữa người mua và người bán.
1.1.7.2. Thị trường giao sau:
Là thị trường nơi mà những người mua và người bán trao đổi với nhau trên cơ sở
hợp đồng trong đó có xác định trước về số lượng, chất lượng, địa điểm và thời gian giao
hàng cho một hàng hóa cụ thể. Thị trường giao sau được xem như là một thị trường
“giấy” vì hàng hóa cụ thể ít khi được trao đổi giữa người mua và người bán. Giá giao sau
được dùng như một chuẩn mực cho giá giao ngay.
1.1.7.3. Sự đe dọa về giao nhận hàng:
Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng biến động cùng chiều, mặc dù không
luôn luôn cùng một mức độ. Sở dĩ như vậy là do các cam kết hợp đồng giao sau có thể
hoặc là được thực hiện bởi một động tác giao nhận hàng hóa xảy ra thật sự giữa hai bên
hoặc là xảy ra dưới các thanh toán tiền mặt tiêu biểu cho giá trị lô hàng.
Quá trình giao nhận hàng diễn ra trong suốt tháng giao hàng của hợp đồng giao sau
tại một thời điểm giao hàng cụ thể. Người mua hợp đồng giao sau phải đồng ý thanh toán
và chi trả ngay lập tức cho lô hàng hóa. Các chi phí như chi phí lưu kho và lãi vay đã
được phản ánh hết trong giá giao sau và người mua phải gánh chịu tất cả các chi phí này.
Sự đe dọa về giao nhận hàng có thể được tóm lược như sau:
 Nếu người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn so với giá giao sau thì
người bán hàng trên thị trường giao ngay (người sở hữu hàng hóa) có thể bán giao
- 23 -



sau. Việc khan hiếm những người bán trên thị trường giao ngay sẽ làm cho những
người mua tăng giá giao ngay lên. Đồng thời lúc này do áp lực bán trên thị trường
giao sau tăng lên sẽ làm cho giá giao sau giảm đi. Chính vì thế giá giao ngay và giá
giao sau cuối cùng rồi cũng hội tụ về với nhau.
 Ngược lại, nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau, người mua giao ngay có
thể mua giao sau. Trong tình huống này, người mua nhận sản phẩm với giá giao
sau thấp và sau đó có thể bán chúng lại trên thị trường giao ngay với giá cao hơn.
Những hành vi này sẽ làm tăng giá giao sau và làm giảm giá giao ngay cho đến khi
chúng đạt đến mức cân bằng sao cho tới khi nào mọi người không thể tiếp tục làm
như thế nữa để kiếm lời.
Tóm lại, nổi lo sợ về giao nhận hàng bảo đảm sự hội tụ của giá giao sau và giá
giao ngay theo thời gian và làm tăng tính hội nhập của hợp đồng giao sau và giá giao sau.
Hành động mua trên một thị trường và bán chúng trên một thị trường khác bảo đảm rằng
giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ với nhau. Nỗi “lo sợ” rằng việc giao nhận có thể
hoặc là ở phía bên “giao” hoặc là ở phía bên “nhận” làm cho giá giao sau và giá giao ngay
sẽ tiến đến gần nhau hoặc là các nhà kinh doanh chênh lệch (arbitrager) sẽ khiến chúng
tiến gần nhau bằng những lỗ lực tìm kiếm lợi nhuận từ bất kỳ không ngang giá nào.
1.1.8. Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn.
Trước khi hợp đồng giao sau đáo hạn, nếu giá giao sau cao hơn giá giao ngay, sẽ
khuyến khích mọi người mua hàng trên thị trường giao ngay và đồng thời tiến hành bán
giao sau làm cho giá giao sau giảm. Bằng việc bán lại hợp đồng ngay bây giờ, người nắm
giữ vị thế mua sẽ thu được một khoản tiền lời. Khoản lời này sẽ không còn nữa nếu như
họ nắm giữ chúng cho đến khi đáo hạn vì tại thời điểm đáo hạn giá giao sau bằng với giá
giao ngay của tài sản cơ sở. Cùng lúc đó, những người có nhu cầu mua hàng hóa có thể
thấy giá giao ngay quá thấp và tiến hành mua hàng tạo áp lực tăng giá giao ngay.
Nếu giá giao sau thấp hơn giá giao ngay trước khi hợp đồng đáo hạn sẽ khuyến
khích mọi người bán giao ngay và mua giao sau tạo áp lực tăng giá giao sau. Tương tự
như trên nhưng hành động ngược lại, những người có nhu cầu mua hàng hóa nhận thấy

giá giao ngay cao sẽ tiến hành bán hàng tạo áp lực giảm giá giao ngay.
- 24 -


Trong mỗi trường hợp, giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ về với nhau khi thời
hạn thanh toán cuối cùng đến gần.
1.1.9. Cơ chế của phòng ngừa đơn.
Là cơ chế thông qua hợp đồng giao sau cho phép các nhà sản xuất hoặc kinh doanh
thiết lập một mức giá cố định. Do bản chất bù trừ của hợp đồng giao sau và hợp đồng giao
ngay nên bất kỳ khoản lỗ hoặc lãi nào trong một thị trường này sẽ được bù trừ bằng một
khoản lãi hoặc lỗ trong thị trường khác. Vấn đề quan trọng và cũng là kết quả cuối cùng
của việc tham gia vào thị trường giao sau là nhà sản xuất và nhà kinh doanh có khả năng
chốt lại mức giá cố định cho mình và hiệu ứng cuối cùng đối với nhà sản xuất, kinh doanh
như thế nào sẽ phụ thuộc vào basic.
1.1.9.1. Phòng ngừa vị thế bán:
Người phòng ngừa rủi ro hiện đang nắm giữ tài sản hay hàng hóa và đang lo ngại
về một sự sụt giảm trong giá cả của tài sản, họ có thể tham gia phòng ngừa với vị thế bán
trên hợp đồng giao sau. Nếu giá giao ngay và giá giao sau di chuyển cùng biên độ với
nhau thì phòng ngừa vị thế này sẽ giảm được rủi ro. Ví dụ giá giao ngay giảm, giá giao
sau cũng giảm tương ứng, giao dịch giao sau sẽ tạo ra một khoản lãi ít nhất đủ để bù đắp
phần lỗ xảy ra trên vị thế giao ngay.
Khi tham gia vào thị trường giao sau ở vị thế bán, chúng ta không phải quan tâm
đến lợi nhuận ở thị trường giao ngay do giá giao ngay có thể tăng lên trong tương lai.
Chúng ta thật sự chỉ mong muốn không bị rơi vào tình trạng lợi nhuận có thể bị sụt giảm
hoặc lỗ do giá giao ngay dự kiến giảm trong tương lai.
1.1.9.2. Phòng ngừa vị thế mua:
Người phòng ngừa rủi ro khi đang dự định mua một tài sản hay hàng hóa nào đó
vào một ngày trong tương lai. Do lo ngại giá của tài sản hay hàng hóa đó sẽ tăng lên nên
phòng ngừa bằng cách mua hợp đồng giao sau. Sau đó, nếu giá giao ngay của tài sản hay
hàng hóa tăng lên, giá giao sau cũng sẽ tăng lên, tạo ra một khoản lãi trên vị thế giao sau.

Khoản lãi này ít nhất bù đắp phần chi phí cao hơn khi mua tài sản hay hàng hóa đó.
- 25 -


Khi tham gia vào một hợp đồng giao sau ở vị thế mua, các kết quả sẽ ở một vị thế
trái ngược với người phòng ngừa vị thế bán. Các kết quả này được thể hiện trên bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các kết quả của phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau
Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua
Mở cửa giao dịch giao sau Bán giao sau Mua giao sau
Đóng cửa giao dịch giao sau Mua giao sau Bán giao sau
Giao ngay Mua Bán
Sụt giảm trong giá giao sau Lãi Lỗ
Gia tăng trong giá giao sau Lỗ Lãi
Sụt giảm trong giá giao ngay Lỗ Lãi
Gia tăng trong giá giao ngay Lãi Lỗ
“Nguồn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang – Quản trị rủi ro tài chính – Nhà xuất bản
Thống kê năm 2006” [468]
Tóm lại:
 Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không quan trọng đối với các biến
động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau mà quan trọng là giá giao ngay có
thay đổi theo cùng một chiều hướng và với cùng một mức độ giống như giá giao
sau.

Nếu nguyên tắc này không được đảm bảo thì đó được gọi là “rủi ro basic”.

1.2. Quản trị rủi ro biến động giá hàng hóa nông sản.
1.2.1. Nguyên nhân rủi ro biến động giá nông sản.
Trong những năm qua, giá cả nông sản luôn biến động mà nguyên nhân là từ các
chính sách của Chính phủ, thay đổi tỷ giá, những thảm họa về thời tiết, khí hậu hay bất ổn
định về chính trị Đây là những nguyên nhân khách quan tác động đến giá cả hàng hóa

nói chung. Riêng một số nguyên nhân đặc thù đối với rủi ro giá nông sản làm cho thu
nhập của nông dân ngày càng bấp bênh như sau:

×