Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.77 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
**********

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

PHAN THỊ NỮ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Chuyên ngành Chính sách công
Mã ngành: 603114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI

TP. Hồ Chí Minh, năm 2010


i

0

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và được trích dẫn nguồn đầy đủ trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Những quan điểm trong nghiên cứu này không nhất thiết là của Trường
Kinh tế TP. HCM hay của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.


Tác giả

Phan Thị Nữ


ii

1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ .........................................................vi
TÓM TẮT .................................................................................................................vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1
U

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................4
U

2.1. Khái niệm về đói nghèo ..............................................................................4
2.2. Các phương pháp xác định nghèo ................................................................5
2.2.1. Phương pháp chi tiêu ............................................................................5
2.2.2. Phương pháp thu nhập ..........................................................................5
2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương .................................................5
2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói .......................................................6
2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập .................. 6
2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói ..............................................................8

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo ................................10
2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ............................................11
2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ ..............................................13
2.5.4. Năng lực sản xuất của hộ ....................................................................14
2.1.5.5. Các điều kiện bên ngoài ...................................................................14
2.5.6. Đặc điểm dân tộc ................................................................................15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ ..............17
THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................17
3.1. Tiêu chí xác định nghèo ................................................................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................17
3.2.1. Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước ............17
3.2.2.Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) ....................................18
3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt với hồi qui OLS .....20


iii

3.3. Mô tả dữ liệu ..................................................................................................23
3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam ..................................24
3.4.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng cho người nghèo ..............................24
3.4.2. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam .........................25
3.4.3. Mục tiêu của tín dụng cho người nghèo .................................................28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................29
U

4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo ..................................29
4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống hộ nghèo ................................. 32
4.3. So sánh tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên mức
sống của người nghèo ...........................................................................................36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...........................................38

5.1. Kết luận .........................................................................................................38
5.2. Gợi ý chính sách ............................................................................................39
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................43
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 44
PHỤ LỤC .................................................................................................................47


iv

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động và Thương binh xã hội
DID (Difference In Difference): Khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép)
IFPRI (International Food Policy research Institute): Viện Nghiên cứu Chính sách
Lương thực Quốc tế.
IDS (Institute of Development Studies): Viện Nghiên cứu Phát triển
Ngân hàng NNPTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng CSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội
VHLSS 2004 (Viet Nam Household Living Standard Survey): Khảo sát mức sống
hộ gia đình Việt Nam năm 2004
VHLSS 2006 (Viet Nam Household Living Standard Survey): Khảo sát mức sống
hộ gia đình Việt Nam năm 2006
UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc
USD: Đồng đô la Mỹ
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới



v

3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Danh mục các bảng biểu
Bảng 1. Nguồn tín dụng nông thôn ……………………………………………… 23
Bảng 2. Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2004 ……. ….............. 33
Bảng 3. Tác động của tín dụng đối với thu nhập thực của hộ nghèo…….………. 35
Bảng 4. Tác động của tín dụng đối với chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo ..…... 39
Bảng 5. Tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên
thu nhập và chi tiêu thực bình quân đầu người của hộ nghèo…………………..43

Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 1: Vòng xoáy nghèo đói……………………………………………………..9
Sơ đồ 2: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp tín dụng……………………..10
Sơ đồ 3: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế ………………………….11
Sơ đồ 4: Vòng xoáy nghèo đói của quốc gia………………………………………11
Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo…………………….19


vi

4

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông
thôn Việt Nam dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 và 2006.

Điểm đặc biệt so với những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tín dụng và
giảm nghèo là nghiên cứu này sử dụng phương khác biệt trong khác biệt (DID) kết
hợp với hồi qui OLS, nhờ vậy phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đối với
mức sống của người nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tín dụng có tác động
tích cực lên mức sống của người nghèo thông qua làm tăng chi tiêu cho đời sống
của họ. Tuy nhiên, tín dụng không có tác động cải thiện thu nhập cho người nghèo
vì vậy có thể sẽ không giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Hơn nữa,
khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn Việt Nam cũng rất thấp.
Tín dụng chính thức mặc dù có giá rẻ nhưng rất khó đến được với người nghèo do
những thủ tục rườm rà và khoảng cách xa so với người nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu
cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến mức sống
của hộ nghèo. Dựa trên những kết luận đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách
để cải thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam, bao gồm: Đơn giản
hóa thủ tục vay vốn và mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân
hàng; điều chỉnh chính sách lãi suất ở nông thôn; kết hợp cho vay vốn và hướng dẫn
đầu tư sản xuất và một số chính sách khác.


1

5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Việt Nam được xem là một trong số ít nước có thành tựu đáng khích lệ về xóa
đói giảm nghèo. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (dựa trên chuẩn nghèo quốc
tế 1 USD/người/ngày), trong vòng 12 năm từ 1993 đến 2004, Việt Nam đã đưa hơn
40% dân số thoát khỏi nghèo đói. Con số này có thể khác đi nếu như sử dụng các
thước đo về nghèo đói khác nhau, ngay cả như vậy, đây cũng là một kết quả mà rất
ít nước có thể đạt được. Để đạt được thành quả này, nhiều chương trình hỗ trợ xóa

đói giảm nghèo đã được thực hiện tại Việt Nam, trong đó có các chương trình tín
dụng. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tín dụng cho người
nghèo. Một quan điểm phổ biến cho rằng hỗ trợ tín dụng cho người nghèo là cách
tốt để giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Nhưng cũng có quan điểm ngược lại cho rằng,
tín dụng ưu đãi cho người nghèo không phải là cách tốt để giảm nghèo mà thậm chí
sẽ làm cho người nghèo lún sâu vào nợ nần nếu họ không biết cách sử dụng hiệu
quả. Vậy, thực tế chính sách tín dụng có tác động như thế nào đến việc nâng cao
mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, tôi thực
hiện đề tài: “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn
Việt Nam” dựa trên dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006.
Có một sự thừa nhận rộng rãi rằng cung cấp tín dụng cho người nghèo là một
cách để giúp người nghèo tăng cường thế lực và nâng cao mức sống. Mối quan hệ
tích cực giữa tín dụng và giảm nghèo đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu: World
Bank (2004), Khandker (2006), Mordutch (2006), Nguyễn Trọng Hoài (2006), Ryu
Fukui và Gilberto M. Llanto (2003): Tín dụng làm tăng tín tự chủ cho hộ nghèo và
giảm tác động của những bất ổn kinh tế. Những nghiên cứu của Margaret
Madajewicz (1999) ở BangLades và James Copestake, Sonia Blalotra (2000) ở
Zambia nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính
mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ mà đây là cơ hội để
họ thoát nghèo.


2

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ở
nhiều nước khác nhau nhưng cho đến nay chưa có một đánh giá đầy đủ nào về tác
động của tín dụng đối với giảm nghèo ở Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu trước
đây chủ yếu dựa vào nghiên cứu tình huống hoặc phương pháp hồi qui đa biến
thông thường và dữ liệu chéo. Theo đó, kết quả được rút ra dựa vào sự so sánh
những hộ có vay với hộ không vay vốn tại cùng một thời điểm nhất định nào đó sẽ

có những hạn chế nhất định, do có thể có sự khác nhau trong nội tại năng lực sản
xuất giữa các hộ.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tín dụng đối với
giảm nghèo dựa trên dữ liệu bảng và phương pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp
với hồi quy OLS. Phương pháp này có ưu điểm là tách bạch được tác động của tín
dụng với tác động của các yếu tố khác lên mức sống của hộ nghèo, vừa phản ánh
được những khác biệt về mặt thời gian (trước và sau khi vay vốn) vừa phản ánh
được sự khác biệt chéo (giữa hộ có vay và hộ không vay).
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tín dụng và mức
sống của người nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên những cơ sở và bằng chứng
thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống
cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam.
Vì nghèo ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở nông thôn do đó đề tài chỉ nghiên
cứu tác động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo ở nông thôn. Dữ liệu mà
chúng tôi sử dụng để phân tích là hai bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004
và Điều tra mức sống hộ gia đình 2006.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng
cao mức sống cho người nghèo. Tuy nhiên, tác động của tín dụng chỉ mới dừng lại ở
việc cải thiện chi tiêu đời sống cho người nghèo mà chưa tạo ra được những nguồn
thu nhập bền vững. Hơn nữa, người nghèo ở nông thôn Việt Nam rất khó tiếp cận
với các nguồn tín dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức. Chính vì vậy, cần thiết phải
có những chính sách để phát triển thị trường tín dụng nông thôn theo hướng hỗ trợ
cho người nghèo.


3

Báo cáo được chia làm bốn chương. Chương I giới thiệu vấn đề chính sách,
câu hỏi, phương pháp, mục tiêu nghiên cứu. Chương II trình bày cơ sở lý luận và
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn, đặc biệt chú trọng đến

phương pháp Khác biệt trong khác biệt. Chương III phản ánh kết quả nghiên cứu về
tác động của tín dụng đến mức sống của người nghèo trên hai khía cạnh thu nhập và
chi tiêu đời sống. Chương IV tóm tắt những phát hiện của luận văn và đề xuất một
số gợi ý chính sách để cải thiện đời sống cho người nghèo.


4

6

13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái niệm về đói nghèo
Nghèo thường được định nghĩa như một mức thu nhập hay chi tiêu không

mang lại cuộc sống vừa đủ cho một người hay một gia đình để họ có thể tham gia
đầy đủ vào cuộc sống cộng đồng. Nhưng cho đến nay, không có một định nghĩa duy
nhất về nghèo. Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Mỹ, Galbraith thì “Người
được cho là nghèo khi mà thu nhập của họ rơi xuống dưới mức thu nhập bình quân
của cộng đồng, ngay cả khi mức thu nhập đó được cho là thích đáng để tồn tại. Khi
đó, họ không thể có những gì mà đa số cộng đồng xem là cái tối thiểu để có một
cuộc sống đúng mức”.
Trong khi đó, khái niệm nghèo được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới
và phát triển xã hội được tổ chức tại Đan Mạch vào năm 1995 cho rằng: “Nghèo là
những người có thu nhập bình quân dưới một đô la một ngày cho một người.” Khái
niệm này cụ thể hơn và dễ xác định tuy nhiên, có thể phù hợp với một số quốc gia
nhưng một số khác thì không.
Nghèo đói theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc là “Không có khả năng tham

gia vào cuộc sống quốc gia, đặc biệt là về mặt kinh tế” (Liên Hiệp quốc, 1995).
Theo Ngân hàng thế giới, “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện,
thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng
trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả
năng truyền đạt nhu cầu đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia
vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục…” (Báo cáo Phát triển Việt Nam
2004).
Mặc dù nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh như vậy và không có một
khái niệm duy nhất về nghèo nhưng chung quy, nghèo thường thể hiện trên ba khía
cạnh chính: có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của dân cư, có mức sống
không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu để tồn tại và không có cơ hội tham gia vào
quá trình phát triển của xã hội.


5

23

2.2. Các phương pháp xác định nghèo
2.2.1. Phương pháp chi tiêu

31

Phương pháp này xác định các hộ nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu
dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải
đảm bảo 2100 calo mỗi người/ngày. Các hộ được cho là nghèo nếu như mức tiêu
dùng không đạt được mức này. Đây là phương pháp được Tổng cục thống kê sử
dụng để xác định hộ nghèo trong các cuộc điều tra mức sống dân cư và điều tra mức
sống hộ gia đình.
32


2.2.2. Phương pháp thu nhập

Đây là phương pháp xác định hộ nghèo dựa trên tiêu chuẩn về một mức thu
nhập tối thiểu đảm bảo cho họ có một cuộc sống tối thiểu. Theo chuẩn nghèo thế
giới, một người có mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem là nghèo (chuẩn
nghèo 1 đô la). Chuẩn nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy theo
mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo theo thu nhập
mới nhất do Bộ lao động và thương binh xã hội (LĐTBXH) ban hành áp dụng cho
giai đoạn 2011-2015 là 350 nghìn đồng/người/tháng ở nông thôn và 450 nghìn
đồng/người/tháng ở thành thị.
Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Bởi
vì rất khó để lấy được thông tin chính xác về thu nhập của các hộ gia đình. Thông
thường người dân có tâm lý khai thấp thu nhập của mình khi được hỏi. Hơn nữa,
việc tính toán đầy đủ các nguồn thu nhập của người dân là rất khó khăn.
33

2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương

Đây là phương pháp được Bộ LĐTBXH sử dụng để lập danh sách các hộ
nghèo đói theo địa phương dựa trên thông tin được cung cấp từ chính quyền địa
phương, nhất là chính quyền cấp thôn, bản. Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ
nghèo do Bộ LĐTBXH cung cấp, chính quyền các thôn sẽ tổ chức bình bầu xem
những hộ nào trong thôn là nghèo, sau đó lên danh sách và gửi cho cấp xã, cấp xã sẽ
xem xét và trình lên Phòng LĐTBXH cấp huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộ đó.
Thông tin này được sử dụng để xác định những hộ nghèo nhất được hưởng các


6


chương trình trợ cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám chữa bệnh miễn phí,
nước sạch, trợ cấp nhà ở… Vì số tiền trợ cấp thường ít nên mỗi lần như vậy các
thôn phải bình bầu xem ai sẽ là người đáng được hưởng trợ cấp, do vậy danh sách
các hộ nghèo có thể được thay đổi mỗi khi có các chương trình trợ cấp mới.
34

2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói

Phương pháp này do Nicholas Minot, Bob Baulch, Micheal Epprecht (IFPRI)
phối hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói liên bộ (2003) sử dụng để ước
lượng các chỉ số nghèo đói ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Phương pháp này kết
hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng để tính mức chi tiêu dự
báo của hộ. Mức chi tiêu dự báo được dùng để phản ánh mức sống của hộ và so
sánh mức độ nghèo đói giữa các vùng khác nhau.
24

2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
Có nhiều lý thuyết kinh tế giải thích thu nhập được tạo ra từ đâu và yếu tố

nào có ảnh hưởng quyết định đến thu nhập của người lao động, hộ gia đình hay các
doanh nghiệp. Lý thuyết sản xuất của trường phái Kinh tế học cổ điển cho rằng có
ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập là đất đai, lao động và vốn vật chất.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học Tân cổ điển cho rằng những yếu tố này chỉ là điểm
đầu của câu chuyện, họ đã đưa ra Lý thuyết vốn nhân lực, Lý thuyết Thu nhập và sự
phân biệt đối xử, Lý thuyết phát tín hiệu… để giải thích cho nguồn gốc sâu xa của sự
khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Đó là do những yếu tố như: Đặc thù của
nghề nghiệp, vốn nhân lực, năng lực tự nhiên, trình độ giáo dục, sự phân biệt đối
xử…
- Đặc thù của nghề nghiệp: Trong chừng mực nào đó, sự khác nhau về thu
nhập giữa các cá nhân là để đền bù cho những đặc trưng của nghề nghiệp. Với

những yếu tố khác không đổi, người lao động thực hiện những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm sẽ được trả lương cao hơn những người có công việc dễ dàng, nhẹ nhàng.
- Vốn nhân lực: Là sự tích lũy các khoản đầu tư vào con người. Vốn nhân lực
quan trọng nhất là giáo dục. Đầu tư vào vốn nhân lực làm tăng năng suất lao động vì


7

vậy những người có mức trang bị vốn nhân lực cao hơn sẽ nhận được mức thu nhập
cao hơn những người có mức trang bị vốn nhân lực thấp.
- Năng lực tự nhiên: Mỗi người sinh ra có thể có những năng lực bẩm sinh
khác nhau và nỗ lực, cơ hội của mỗi cá nhân để phát triển năng lực đó cũng khác
nhau. Điều này có thể giải thích cho phần lớn sự khác biệt thu nhập giữa mỗi cá
nhân mà những nhân tố khác không giải thích được.
- Lý thuyết về phân biệt đối xử cho rằng một sự khác biệt về tiền lương cũng
có thể do phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc một số nhân tố khác. Tuy nhiên, xác
định mức độ phân biệt là việc làm khó khăn vì người ta loại trừ những khác biệt về
vốn nhân lực và những đặc trưng của công việc.
- Lý thuyết phát tín hiệu giáo dục cho rằng những người có trình độ cao
thường có thu nhập cao hơn không phải do giáo dục làm tăng năng suất lao động mà
do người lao động sử dụng bằng cấp như một tín hiệu để phân biệt người có năng
lực cao với những người có năng lực thấp hơn. Người có trình độ cao là những
người có năng lực bẩm sinh cao hơn vì vậy các doanh nghiệp sẽ thuê họ.
- Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội được xem là sự tin cẩn giữa các
thành viên khác nhau trong cùng một cộng đồng, sự tuân theo lề thói hay phong tục
tập quán của cộng đồng ấy (Bourdieu, 1983). Vốn xã hội có thể tạo thành một yếu
tố sản xuất độc lập. Trên cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu thường xem xét vai trò của
vốn xã hội đối với tăng trưởng. Trên cấp độ vi mô, vốn xã hội được xem như là lợi
ích của sự hợp tác và có vai trò quan trọng trong thu nhập của từng cá nhân, hộ gia
đình. Những người có mối quan hệ xã hội tốt, được người khác tin cậy có thể có

việc làm tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực vì vậy có cơ hội nhận thu nhập
cao hơn những người khác.
Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau,
Y=f(x1, x2, x3… xn). Dạng hàm sản xuất được sử dụng phổ biến để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập là hàm sản xuất Cobb – Douglas:
Y= A. X 1α . X 2α . X 3α ... X nα .e β D + x D + λ D
1

2

3

n

i

i

1

i

2


8

Trong ú, Y l thu nhp, A l hng s; Xi (i= 1, n ) l cỏc nhõn t nh hng
n thu nhp ca h nh: vn, lao ng, t ai, trỡnh giỏo dc, e l cỏc yu t
khỏc


ngoi

Xi.

Ngoi

ra,

dng

hm

bỏn

logarit:

LN(Y)= 0 + 1 X 1 + 2 X 2 + ... + n X n + i (Mincer,1974) hoc dng hm tuyn tớnh a
bin: Y= 0 + 1 X 1 + 2 X 2 + ... + n X n + i cng c s dng khỏ rng rói c
lng thu nhp v chi tiờu ca cỏ nhõn v h gia ỡnh.
25

2.4. Lý thuyt v vũng xoỏy nghốo úi
Vũng xoỏy nghốo úi c nh ngha l s tip din dng nh khụng kt

thỳc ca nghốo úi. L tp hp nhng nhõn t, nhng s kin m nghốo mi khi ó
xut hin thỡ s tip tc t th h ny sang th h khỏc tr khi cú mt s can thip t
bờn ngoi (Bussiness Dictionary).
Suy giảm
kinh tế

Thu nhập
cá nhân thấp
Kiệt quệ
sức lao động

Tiếp cận ít hơn với
lơng thực v nớc sạch
Bệnh tật, suy dinh
dỡng v chết
Tình trạng
đói nghèo

S 1. Vũng xoỏy nghốo úi 1
S 1 mụ t vũng xoỏy nghốo úi. Trong ú, ngi nghốo b mc kt trong
mt lot cỏc tỡnh hung xó hi bt li: thu nhp thp, giỏo dc thp, thiu thn nh ,
sc khe yu kộm Thu nhp thp lm gim kh nng tip cn ngun lc nh giỏo
dc, tớn dng, khụng cú lng thc v nc sch cho sinh hot vỡ th khụng cú
iu kin ci thin thu nhp, h ri vo tỡnh trng úi nghốo, dn n bnh tt,

1

Tham kho t ngun: CRNA Ministries, D ỏn Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty


9

suy dinh dng v cht chúc; kt qu l kit qu sc lao ng v dn n kinh t gia
ỡnh cng suy gim hn, thu nhp cng thp hn.
Vn l lm th no giỳp ngi nghốo thoỏt khi vũng lun qun ny?
Cú th cung cp cho h nhng phng tin cú giỏ tr giỳp h thoỏt khi s bn

cựng. Quan trng nht l nhng khon vay tớn dng, nú giỳp ngi nghốo cú vn
t sn xut, nh ú m bo tt hn nhng nhu cu c bn nh lng thc, nc
sch
Suy giảm
kinh tế
Thu nhập cá nhân thấp
Kiệt quệ
sức lao động

Cung cấp các khoản vay tín dụng
việc tăng thu nhập của hộ bằng cách cung cấp
cho hộ những khoản vay nhỏ m có thể đợc
dùng để đầu t sản xuất nh nông nghiệp v
trang trại. Điều ny sẽ dẫn đến tiếp cận nhiều
hơn với những nhu cầu cơ bản nh lơng thực.

Tiếp cận ít hơn với
lơng thực v nớc sạch
Bệnh tật, suy dinh
dỡng v chết
Tình trạng
đói nghèo

S 2. Phỏ v vũng xoỏy nghốo úi bng cỏc khon tớn dng1

Cung cp thuc men hoc dch v khỏm cha bnh cho ngi nghốo s giỳp
h cú sc khe tt hn, khe mnh hn lm vic v nuụi sng bn thõn, vt qua
khi vũng lun qun ca bnh tt, n nn v nghốo úi.
Suy giảm
kinh tế

Thu nhập cá nhân thấp
Kiệt quệ
sức lao động

Tiếp cận ít hơn với
lơng thực v nớc sạch
Bệnh tật, suy dinh
dỡng v chết
Tình trạng
đói nghèo
Tiếp cận y tế
Nhiều bệnh nhiễm trùng thông thờng nếu chữa trị đúng cách sẽ giúp cứu
sống, duy trì mọi ngời lm việc v tăng cờng sức mạnh cho nền kinh tế.

S 3. Phỏ v vũng xoỏy nghốo úi bng tr cp y t 1
1

Tham kho t ngun: CRNA Ministries, D ỏn Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty


10

Ngoi ra, vũng xoỏy ny cú th c m rng thnh mt vũng xoỏy nghốo
úi cp quc gia. nhng nc nghốo, h nghốo khụng ch khụng c tip
cn vi lng thc hay nc sch m cũn b hn ch hoc khụng cú tin trang tri
chi phớ giỏo dc cho con cỏi. Vỡ th trỡnh giỏo dc ngy cng thp, dn n thiu
c hi lm vic, dn n cỏc hot ng ti phm, nghin ngp, kit qu sc khe,
cht sm, tan v gia ỡnh, v dn n c tng lai m m cho th h tng lai
Suy giảm
kinh tế

Thu nhập
cá nhân thấp
Năng suất quốc gia thấp

Lao động không có kỹ năng,

Không thể trang trải
chi phí học hnh

thất nghiệp
Thất học

S 4. Vũng xoỏy nghốo úi nhng quc gia thu nhp thp 1

Cú th phỏ v vũng lun qun ny bng cỏch giỳp ngi nghốo cú c kin
thc v cụng ngh mi ng dng vo sn xut, hoc cung cp cho h cỏc khon tớn
dng nh Ngoi ra, m bo sc khe v giỏo dc cho tr em s giỳp ci thin
cht lng v nng sut lao ng trong tng lai, nh ú vt qua úi nghốo.
26

2.5. Cỏc nhõn t nh hng n mc sng ca h nghốo
Mc sng ca ngi nghốo c phn ỏnh trờn nhiu khớa cnh nh thu nhp,

chi tiờu i sng, mc tip cn vi cỏc dch v y t, giỏo dc Cỏc nghiờn cu
thc nghim v nghốo úi ó phõn tớch v ch ra cỏc nhúm nhõn t nh hng n
mc sng ca ngi nghốo nhiu ni trờn th gii, trong ú tớn dng l mt yu t
quan trng.

1


Tham kho t ngun: CRNA Ministries, D ỏn Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty


11

35

2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo

Vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, chính vì vậy thiếu vốn là
một trong những nguyên nhân rơi vào nghèo, làm cho thu nhập và chi tiêu của
người nghèo bị hạn chế. Có nhiều vốn sản xuất và dễ dàng tiếp cận được các nguồn
vốn sẽ tạo cơ hội nâng cao mức sống cho người nghèo.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để
người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con
cái… Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ngân hàng thế
giới (1995) đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan
trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, tín dụng ở nông thôn
Việt Nam vẫn rất kém phát triển.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở một số quốc gia
Châu Phi, các tác giả Yasmine F. Nader (2007), Shahidur R. Khandker (2005),
Jonathan Morduch, Barbara Haley (2002) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc
cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp
họ thoát nghèo. Ryu Fukui, Gilberto M. Llanto (2003): Vai trò của hoạt động tín
dụng cho người nghèo thể hiện qua sự đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo.
Margaret Madajewicz – Colombia University (1999) và James Copestake, Sonia
Blalotra (2000) nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho
chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ, đó chính là cơ
hội để họ thoát nghèo.

Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam như Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), Nguyễn
Trọng Hoài (2005) cũng khẳng định rằng tín dụng và tiếp cận tín dụng là điều kiện
quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao mức sống và thoát khỏi đói nghèo của
các hộ nghèo.
Tín dụng vi mô cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định có vai trò tích cực
trong việc giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Sudan Jhonson and Ben Rogaly (1997),
Hege Gulli (1998), Beatriz Amendáris de Aghion, Jonathan Morduch (2005) khẳng


12

định rằng tài chính vi mô giúp giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất và
dễ tổn thương nhất thông qua việc cung cấp tín dụng dễ dàng kết hợp với những
hướng dẫn về cách thức sử dụng. Nhờ đó giúp người nghèo tăng cường được vị thế
của mình trong xã hội, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, kể cả sản
xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm khả năng dễ tổn thương.
Những người bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ tin rằng tín dụng cho người nghèo
làm tăng quyền lợi cho phụ nữ bởi vì nó thúc đẩy phát triển đồng thời với việc loại
bỏ bất bình đẳng nam nữ.
Nhìn chung, tín dụng cho người nghèo được ủng hộ bởi các chuyên gia kinh tế
vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn ở các vùng khó khăn.
2.5.2. Các yếu tố về nhân khẩu học
Số nhân khẩu trong hộ: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 chỉ ra rằng những
hộ gia đình càng đông người thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm
xuống. Dorter Verner (2005), Dự án Diễn đàn miền núi (2005), Nguyễn Trọng Hoài
(2005) cũng có kết luận tương tự về mối quan hệ nghịch biến giữa số nhân khẩu
trong hộ và phúc lợi của người nghèo.
Tỷ lệ phụ thuộc: Tỷ lệ phụ thuộc là số người ăn theo trên một lao động trong
hộ. Các nghiên cứu về nghèo đói của Ngân hàng thế giới và các chuyên gia kinh tế
phát triển đều nhất trí rằng tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự

sung túc hay nghèo khó của các hộ gia đình ở các địa phương. Tỷ lệ phụ thuộc càng
cao thì phúc lợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động
phải nuôi sống nhiều người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu
nhập bình quân đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ em.
Giới tính của chủ hộ: Có những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ
giữa giới tính của chủ hộ và nghèo đói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những hộ có
chủ hộ là nam thường có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn hộ có
chủ hộ là nữ. Những hộ gia đình mà vợ (hoặc chồng) của chủ hộ bị chết hay li dị có
mức thu nhập và chi tiêu đầu người thấp hơn những hộ có đầy đủ cả vợ và chồng.


13

Tuy nhiên, theo đánh giá của UNDP (1995), ở Việt Nam, những hộ do phụ nữ làm
chủ hộ không nghèo hơn so với những hộ do nam giới làm chủ.
36

2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ
Những hộ gia đình có nhiều người có trình độ cao có khả năng có thu nhập

cao hơn những hộ khác do họ có thể tiếp cận được những công việc được trả lương
cao hơn. Baulch và McCulloch (1998) đã nghiên cứu về nghèo đói ở Pakistan trong
năm năm và kết luận rằng trình độ giáo dục cao hơn, đặc biệt là giáo dục phổ thông
làm tăng khả năng thoát nghèo của các hộ. World Bank (2004) cho rằng đầu tư vào
giáo dục là cách tốt nhất để người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Người
nghèo có trình độ cao hơn không chỉ có khả năng sản xuất tốt hơn mà có thể dễ
dàng chuyển đổi nghề nghiệp hơn nếu như có một biến cố nào đó xảy ra với công
việc của họ.
Dorter Verner (2005), R.Khandker (2009) chỉ ra rằng những hộ gia đình có
người làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp hay làm việc hưởng lương sẽ có mức

sống cao hơn những hộ chỉ làm nông nghiệp. Krishna (2004) theo dõi việc rơi vào
nghèo và thoát nghèo ở 35 ngôi làng ở vùng Rajashthan, Ấn Độ và kết luận rằng sự
đa dạng hóa thu nhập và khả năng tiếp cận các việc làm công ăn lương (kể cả việc
làm không thường xuyên) sẽ tăng khả năng thoát nghèo của người dân.
Nguyễn Trọng Hoài (2005) nghiên cứu về nghèo đói ở các tỉnh Đông Nam Bộ
đã kết luận yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phúc lợi của hộ là việc làm. Một hộ
gia đình có việc làm chi tiêu nhiều hơn hộ không có việc làm và một hộ có việc làm
thuần nông có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn hộ có việc làm phi nông
nghiệp.
Chứng tỏ có một sự nhất trí cao giữa các nghiên cứu rằng việc làm là một yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo và việc làm phi nông
nghiệp là cơ hội để họ thoát nghèo.


14

37

2.5.4. Năng lực sản xuất của hộ

Đất đai: Vì đa số người nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn và phụ thuộc rất
lớn vào sản xuất nông nghiệp. Do đó đất đai là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng
đến thu nhập, chi tiêu cũng như những cơ hội cải thiện phúc lợi khác của người
nghèo.
Báo cáo tổng hợp về đánh giá nghèo đói ở Việt Nam có sự tham gia của người
dân (1999) đã chỉ ra rằng có đủ đất đai tương đối tốt để sản xuất là cơ sở để hộ
nghèo cải thiện cuộc sống. Những hộ gia đình có đất đai tốt hơn (độ dốc thấp, gần
gủi với nhà ở, có hệ thống tưới tiêu tốt và không nhiễm mặn) sẽ khấm khá hơn
những hộ khác. Những hộ sở hữu nhiều đất đai có thể đa dạng hóa loại cây trồng,
nhờ đó cải thiện mức sống tốt hơn những hộ khác.

R. Khandker (2009), GayaTri Datar (2009), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng
khẳng định diện tích đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có ảnh hưởng cùng chiều
tới mức thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo.
Tư liệu sản xuất: Đối với các hộ nghèo ở nông thôn, gia súc (trâu, bò, ngựa,
lợn nái…) là một phần quan trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức cày bừa,
kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra, lợn nái, bò cái… cung cấp con giống
cho chăn nuôi của hộ gia đình.
38

2.1.5.5. Các điều kiện bên ngoài

Điều kiện địa lý, giao thông, khoảng cách đến khu vực trung tâm có tác động
đáng kể đến mức sống của các hộ gia đình. Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004 đã
khẳng định rằng những hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa có mức chi tiêu đầu người
thấp hơn những hộ ở đồng bằng và thành thị. Trong báo cáo “Việt Nam – Đánh giá
sự nghèo đói và chiến lược” (1995), World Bank khẳng định cơ sở hạ tầng là yếu tố
có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc
làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của người nghèo vào nền kinh tế thị
trường. Những người dân sống gần cơ sở hạ tầng có mức sống cao hơn và có khả
năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở xa.


15

Nicholas Minot, Bob Baulch kết hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói
(2003) cho rằng nghèo đói ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẻ với các yếu tố địa lí
như địa hình, độ dốc, đặc điểm đất đai, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm. Đặc
biệt, nghèo đói ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
nguyên.
39


2.5.6. Đặc điểm dân tộc
Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các hộ thuộc dân tộc thiểu số có thu nhập

thấp hơn các hộ người Kinh hay người Hoa. Trong điều kiện như nhau, người dân
tộc thiểu số có mức chi tiêu thấp hơn người Kinh và người Hoa 13% (WB, 2004).
Bởi vì phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng
xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng
kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Hơn nữa, các hộ dân tộc thiểu số
thường có đông con, đất đai ít và không màu mỡ…
Tóm lại, dựa vào lý thuyết về thu nhập và những nghiên cứu thực nghiệm về
nghèo đói, có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo thành
các cấp độ sau đây.
- Cấp độ cá nhân: Gồm có trình độ giáo dục, tuổi, giới tính, năng lực tự nhiên, cơ
hội và sự nỗ lực cá nhân…
- Cấp độ hộ gia đình: Qui mô nhân khẩu của hộ, diện tích đất, số lao động, tỷ lệ phụ
thuộc, đặc điểm dân tộc, trang thiết bị sản xuất, nợ...
- Cấp độ vùng: Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, đặc điểm vùng, giao thông
- Cấp độ chính phủ: Sự hỗ trợ về giáo dục, y tế, tín dụng…


16

Tuổi

Cấp độ cá nhân

Giới tính
Trình độ
Tình trạng việc làm


Phúc lợi của hộ
nghèo

Số nhân khẩu

Thu nhập
Số lao động
Tỷ lệ phụ thuộc

Cấp độ hộ

Diện tích đất

Chi tiêu đời sống

Sức khỏe

Tiếp cận tín dụng
Thu nhập phi nông nghiệp

Nước sạch

Dân tộc

Cải thiện mức độ
tiếp cận giáo dục
Vùng miền sinh sống

Cấp độ vùng


Khoảng cách đến trung tâm
Giao thông

Chính sách tín dụng

Cấp độ chính phủ

Bảo hiểm y tế
Trợ cấp về giáo dục

Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi hộ nghèo

….


17

7

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ
8

14

THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1. Tiêu chí xác định nghèo
Nghiên cứu này xác định hộ nghèo dựa trên sự phân loại của chính quyền địa


phương. Những hộ nghèo là những hộ trả lời “Có” đối với câu hỏi “Hộ có được địa
phương xếp vào diện hộ nghèo trong năm hay không?” trong điều tra mức sống hộ
gia đình 2004. Mục đích là nhằm hạn chế sự khác biệt về khả năng được hưởng lợi
từ các chính sách khác ngoài chính sách tín dụng giữa các hộ nghèo.

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Sử dụng phương pháp

khác biệt kép (DID) để đánh giá mức độ tác động của tín dụng đối với mức sống của
hộ nghèo. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đặc điểm của hộ nghèo
và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.
40

3.2.1. Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước
Có nhiều nghiên cứu về nghèo đói cho rằng tín dụng là một yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó đều đánh
giá tác động của tín dụng đối với thu nhập hay chi tiêu của hộ nghèo dựa vào mô
hình hồi qui đa biến thông thường. Mô hình hồi qui OLS thường được các nghiên
cứu trước sử dụng là:

Y = α+β1X1 +β 2 X 2 +....+β k X k

Trong đó, Y là biến phụ thuộc thường thể hiện thu nhập (hoặc logarit của thu
nhập) hay chi tiêu (hoặc logarit của chi tiêu) bình quân đầu người. Các Xi (i= 1,k ) là
các biến độc lập giải thích mức độ đóng góp của các yếu tố khác nhau đến thu nhập
hay chi tiêu bình quân đầu người của hộ, tình trạng tín dụng là một trong những biến
giải thích đó. Các ước lượng này thường dựa trên số liệu chéo về thu nhập hay chi

tiêu và các đặc điểm khác của hộ được quan sát tại một thời điểm nào đó. Như vậy,


18

ước lượng này sẽ cho biết tác động của tín dụng và các yếu tố khác lên thu nhập hay
chi tiêu bình quân đầu người của hộ là bao nhiêu thông qua hệ số ước lượng βi .
Tuy nhiên, cách ước lượng này có hạn chế là không tách bạch được tác động
của tín dụng và tác động của những yếu tố khác lên thu nhập của người dân. Do kết
quả ước lượng của mô hình đa biến dựa vào so sánh thu nhập hoặc chi tiêu giữa hộ
có vay vốn và hộ không vay vốn tại một thời điểm nhất định. Nhưng có rất nhiều
đặc điểm khác nhau trong nội tại các hộ này nên rất khó để nói rằng đó là tác động
do tín dụng đem lại. Chính vì vậy, đánh giá tác động của chính sách hay các chương
trình tín dụng đối với mức sống của người dân bằng phương pháp hồi qui đa biến
thông thường là không chính xác.
41

3.2.2.Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID)
Ngày nay, phương pháp Khác biệt trong khác biệt được sử dụng khá rộng rãi

trong nghiên cứu để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế, một phương pháp
chữa bệnh mới, hay một công nghệ mới, chiến lược kinh doanh mới… Để áp dụng
được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh
thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của nhiều đối tượng quan sát
khác nhau.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chia các đối tượng phân tích
thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng chính sách (nhóm tham gia), nhóm còn lại
không được áp dụng chính sách (gọi là nhóm so sánh). Gọi D là biến giả phản ánh
nhóm quan sát, D=0: hộ quan sát thuộc nhóm so sánh, D=1: hộ quan sát thuộc nhóm
tham gia.

Một giả định quan trọng của phương pháp này là hai nhóm này phải có đặc
điểm tương tự nhau vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách. Do đó đầu ra của
hai nhóm này phải có xu hướng biến thiên giống nhau theo thời gian nếu không có
chính sách.
Gọi Y là đầu ra của chính sách (thu nhập, lợi nhuận, …). Với T=0 là trước
khi có chính sách, T=1 là sau khi chính sách. Trước khi áp dụng một chính sách hay


×