Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế đối NGOẠI CHUYÊN đề đặc điểm KINH tế THẾ GIỚI, lợi THẾ TRONG QUAN hệ KINH tế đối NGOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.7 KB, 48 trang )

1

Chuyên đề 1
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ THẾ GIỚI - LỢI THẾ
TRONG QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
* Tài liệu
1. Học viện Chính trị, Tập bài giảng kinh tế đối ngoại, Hà Nội 2013.
2. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3
năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015 do
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6
Quốc hội khóa XIII, ngày 21/10/2013.
3. Nguyễn Đình Cử, Tận dụng vận hội cơ cấu dân số vàng đưa đất nước đi
lên, , ngày 04/02/2014.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng IV, V, VI, VII, VIII, IX,
X, XI
5. Lê Hoàng, Năm 2013, thu hút vốn FDI vượt xa mục tiêu, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn Online, Thứ Ba, ngày 24/12/2013.
6. Võ Đại Lược, Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay: Tình hình và các giải
pháp, />7. Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 18-11-1996 của Bộ Chính trị Về mở rộng
và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996-2000.
8. Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị Về hội nhập
kinh tế quốc tế.
9. Nghị quyết số 16/2007/NQ, ngày 27/02/2007 của Chính phủ về Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về một số chủ
trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
10.Nghị quyết Số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về hội
nhập quốc tế
11.Nghị quyết Số 31/NQ-CP, ngày 13/05/2014 của Chính phủ về Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của
Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.


12.Hà Thị Ngọc Oanh, Kinh tế đối ngoại - những nguyên lý và vận dụng tại
Việt Nam, Nxb Thống kê 2006.
13.Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội 2008.
14.Tình
hình
kinh
tế

hội
năm
2012,
/>hien?
15.Tình
hình
kinh
tế

hội
năm
2013,
/>hien?
16.Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014,
17.Toàn cảnh vốn FDI vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014,
/>18.Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế tồn cầu hóa - Vấn đề và giải


2

pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.



3

Phần 1. Đặc điểm chung của kinh tế thế giới
1.1. Đặc điểm chung
a. Phát triển kinh tế thị trường và thực hiện “mở cửa” nền kinh tế trở
thành xu hướng chung của các nước.
Nhiều quốc gia chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường như
Trung Quốc, Việt Nam, Nga, các nước Đông Âu, Cu Ba. Gần đây là Bắc Triều
Tiên tuyên bố chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường bằng các biện pháp bỏ
chế độ tem phiếu, phá giá tiền tệ, xây dựng khu kinh tế mở để kêu gọi nước
ngồi đầu tư....
b. Tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ.
- Chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước mang tính quốc tế cao: nghĩa
là các rào cản ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế đối ngoại từng bước được dỡ bỏ
thông qua quan hệ kinh tế song phương và đa phương. Chính sách kinh tế đối
ngoại của mỗi nước được xây dựng dựa trên nguyên tắc và chuẩn mực chung
mang tính quốc tế.
- Sự chuyển dịch tài chính giữa các nước thơng qua các hoạt động đầu tư
trực tiếp, gián tiếp, tín dụng quốc tế, tài trợ ODA...Mỗi năm chuyển dịch luồng
tiền trên thế giới lên đến hàng vạn tỷ dollar, riêng FDI năm 2007 đạt 1500 tỷ
dollar tăng 20% so với 2006.
- Sản phẩm sản xuất mang tính quốc tế cao. Theo OECD: 90% sản phẩm
của các nước có sự tham gia sản xuất của 2 nước trở lên. Ví dụ: gạo Việt Nam
sản xuất nhưng sử dụng phân bón của Indonexia, máy bơm nước của Trung
Quốc, thuốc trừ sâu nhập từ Thái Lan.
- Hoạt động thương mại giữa các quốc gia tăng. Theo Tổ chức Thương
mại Thế giới thì có gần 20% sản phẩm sản xuất ở các nước được đưa ra thị
trường thế giới.
- Di dân và xuất khẩu lao động, vấn đề lao động nhập cư là những biểu

hiện của quá trình tồn cầu hóa kinh tế. Có mấy ngun nhân: Các nước phát
triển thiếu lao động như mỹ, canada, úc, nhạt, nước kinh tế mới nổi cũng thế:
singapo, malaixia, nga, hàn quốc, đài loan.... Chiến tranh nghèo đói, đối khangs
chính trị xã hội ... Sự ra đời các liên minh kinh tế bậc cao kiểu EU...
- Các biểu hiện khác của TCH:
+ Chính sách, qui chế điều tiết hoạt động kinh tế theo chuẩn mực quốc tế.
+ Sự phát triển Internet kéo theo sự thống nhất thông tin, phân phối và sử
dụng thơng tin mang tính tồn cầu. TCH làm tăng tính đa dạng về văn hóa thơng
qua thơng tin, di dân, nhập cư, xuất nhập khẩu văn hóa, sản phẩm của ẩm
thực...và TCH làm giảm tính đa dạng về văn hóa nếu mỗi nước khơng biết giữ
gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa riêng, mà bị hồ đồng, lai căng bởi nền văn hóa
khác và nguy đồng văn hóa là có thực.
c. Cạnh tranh kinh tế trở nên gay gắt trong tiến trình tồn cầu hóa kinh tế.
- Cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài để phục vụ công cuộc phát triển do
cải thiện được môi trường đầu tư.
- Cạnh tranh trong hoạt động thương mại làm cho sản phẩm rẻ hơn, tốt hơn,
so với đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngoài.


4

- Cạnh tranh giữa công ty bản xứ với công ty quốc tế.
d. Quan hệ kinh tế Nam – Bắc mang tính hợp tác và đối thoại tăng lên
nhưng vẫn đối lập gay gắt. Mâu thuẫn được giải quyết bằng các biện pháp thỏa
hiệp dung hồ lợi ích các bên.
e. Sự “sáp nhập” công ty: Tốc độ tăng trên 20%/năm. Năm 2007 tổng giá
trị mua bán và sáp nhập toàn cầu đạt 4.400 tỷ đô la so với 3.600 tỷ năm 2006 =
21%. Công ty xuyên quốc gia chiếm 70% giá trị thương mại quốc tế, sở hữu
80% cơ sở nghiên cứu công nghiệp, 90% kỹ thuật sản xuất, 75% hoạt động
chuyển giao công nghệ quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia quyết định chiến

lược phát triển kinh tế trên tồn cầu, hình thành hệ thống phân cơng lao động
kiểu mới: Mở rộng liên kết, ldoanh hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; cùng
sử dụng công nghệ và kỹ thuật mới làm cho sản phẩm hạ giá thành, qui mơ và
thị trường mở rộng vơ cùng.
g. Chính phủ các nước ngày càng can thiệp sâu vào quá trình điều tiết
kinh tế. Các biện pháp: Xây dựng chiến lược định hướng cho sự phát triển kinh
tế; Tham gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng chính sách tạo vốn; Sử dụng
cơng cụ tài chính để điều tiết vĩ mơ nhằm phát triển kinh tế theo hướng có lợi
nhất (TGHĐ khuyến khích xuất khẩu, thues nội dịa hợp lý, vay vốn i thấp, ks giá
cả và thị trường những sản phẩm quan trọng.
h. Sự thành lập các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực. Ví dụ EU
nay đã có 27 thành viên. Thế giới có 300 liên kết kinh tế. Ví dụ: NAFTA, AFTA,
ASEAN Trung quốc.
1.2. Tình hình kinh tế các nước tư bản phát triển
a.Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm sút: toàn cầu năm 2007 là
4,8% 2008 4,6%; Trung Quốc 11,5% sang 2008 10%, Đông Nam á: 6,3% sang
năm 2008 là 6,1%; OECD: 2,7% sang 2008 là 2,3%.
b. Mâu thuẫn kinh tế giữa các nước vẫn duy trì nhưng có sự biểu hiện
mới hợp tác trong tư thế cạnh tranh: kiện cáo, chiến tranh thương mại, tranh
chấp kinh tế.
c. Kinh tế các nước công nghiệp phát triển OECD và kinh tế thế giới
chịu sự tác động bởi nền kinh tế Mỹ.
GDP của Mỹ: 2005 là 12.455 tỷ đô la; 2006 là 13.014 tỷ đô la; 2007 là
13.900 tỷ đô la chiếm gần 30% tổng giá trị GDP toàn cầu. XK 2007 : 1100 tỷ,
NK 1800 tỷ, chiếm gần 22% KN XNK của ThGiới. Trong danh sách 500 Cty
xuyên quốc gia lớn nhất thế giới thì hơn 300 cơng ty mang quốc tịch Mỹ.
Mỹ chi phối các tổ chức kinh tế thế giới phục vụ cho ý cuarbanhf trướng
kinh tế, chính trị của chúng như WTO, IMF, ADB....
Mỹ 5 năm 2003- 2008 khó khăn: Đồng đơ la giảm giá 25% so với các
đồng tiền khác; chi 3000 tỷ cho chiến tranh Irắc; 2008 tăng trưởng kinh tế Mỹ

gần bằng 0, keeso theo các nước khac bị hệ luỵ, kể cả Trung Quốc.
1.3. Tình hình kinh tế các nước đang phát triển và các nước mới nổi.
a. Các nước kinh tế mới nổi phát triển với tốc độ nhanh, ngày càng có
vai trị quan trọng trên thế giới. Brazin, Trung Quốc, Nga, ấn Độ tăng trưởng
trên 8% trong 5 năm gần đây. Dự báo đến 2025, 4 nước này sẽ chiếm 25% GDP


5

toàn cầu. Trung Quốc dứng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ: 7/2007 : 1430 tỷ
dolla, nga thứ 3 với 310 tỷ / 6000 tỷ ngoại hối toàn cầu.
J.Colan, Phó giám đốc nghiên cứu của IMF đánh giá: Trung Quốc đang
chèo lái nền kinh tế thế giới; Nga quyết định sự ổn định năng lượng châu Âu.
b. Các nước đang phát triển có thu nhập thấp ngày càng giảm
Tình hình phân bổ GDP của thế giới theo nhóm nước
c. Các nước đang phát triển và các nước mới nổi nắm giữ phần quan
trọng dầu mỏ và khí đốt đang ảnh hưởng đến sự bình ổn trong phát triển của
nền kinh tế thế giới.
Trữ lượng dầu mỏ thế giới đến thời điểm 1/1/2007 là 1147 tỷ 507 triệu thùng:
Trung cận Đông 736 tỷ 705 triệu thùng; Nam Mỹ 115 tỷ 144 triệu thùng; Châu
Phi: 112 tỷ 575 triệu thùng; Đông Âu 60 tỷ 593 triệu thùng. Về khí đốt: tồn thế
giới có:179, 82 nghìn tỷ m3; trong đó: Nga 47, 8 nghìn tỷ; IRan 26, 7 nghìn tỷ;
Quata 14,3%; Ảrậpxêút 6, 9 nghìn tỷ.... Mỹ tiêu thụ dầu mỏ chiếm 23% WTO
càu thế giới.
d. Cạnh tranh giữa các nền kinh tế của các nước đang phát triển diễn
ra thầm lặng nhưng rất quyết liệt.
Sản phẩm xuất khẩu tương tự nhau, chung thị trường nên sức cạnh tranh rất
quyết liệt để giành thị phần trên thị trường. Nhu cầu vốn rất lớn nên cải tổ nền
kinh tế để hồn thiện mơi trường kinh doanh làm cho nó có tính cạnh tranh cao
hơn so với môi trường kinh doanh khác để tăng cường thu hút các nguồn vốn

đầu tư vào nước mình.
* Một số dự báo cho năm 2015:
Thứ nhất, kinh tế toàn cầu ước tăng ở mức 2,8% trong năm 2015 và dự
báo sẽ khởi sắc lên 3,3% vào năm 2016-2017.
Tăng trưởng tồn cầu được hỗ trợ bởi giá hàng hóa thấp và chính sách tiền
tệ thuận lợi tại các nền kinh tế lớn bất chấp dự báo siết chặt dần các điều kiện tài
chính trong năm cùng với dự báo thắt chặt chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.
Những chuyển đổi quan trọng đang diễn ra. Các quốc gia thu nhập cao có được
đà phục hồi. Mỹ tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong khi đó
Khu vực đồng Euro và Nhật Bản cũng đang đẩy nhanh tăng trưởng dần.
Ngược lại, bức tranh tăng trưởng chậm dường như vẫn đang diễn ra tại
các quốc gia đang phát triển do triển vọng không mấy khả quan hơn tại các quốc
gia xuất khẩu hàng hóa và một số nền kinh tế lớn thu nhập trung bình. Theo dự
báo, trong số các nền kinh tế lớn mới nổi, chỉ có Ấn Độ sẽ phát triển đẩy mạnh
hơn cịn Trung Quốc, Nga, Brazil và Nam Phi sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm
2015.
Bảng 1: Tóm tắt Triển vọng Tồn cầu
2012

2013f

2014f 2015f

2016f

2,4
1,4
2,3
-0,7


2,5
1,4
2,2
-0,4

2,6
1,8
2,4
0,9

3,3
2,4
2,9
1,8

1

GDP THỰC TẾ
Thế giới
Quốc gia thu nhập cao
Hoa Kỳ
Khu vực đồng Euro

2,8
2,1
2,9
1,5


6

Nhật Bản
Nga
Quốc gia đang phát triển
Đơng Á – Thái Bình Dương
Châu Âu và Trung Á
Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê
Trung Đông và Bắc Phi
Nam Phi
Châu Phi hạ Sa-ha-ra

1,7
3,4
4,9
7,3
1,9
2,9
1,3
5,4
4,,1

Khoản mục ghi nhớ
Khối lượng giao dịch thế giới2
Giá dầu3
Chỉ số giá tiêu dùng ngoài dầu
Giá trị xuất khẩu đơn vị sản xuất4

1,6
1,3
5,1
7,2

3,7
2,7
0,5
6,3
4,2
2012

0
0,6
4,6
6,9
2,4
0,9
2,2
6,9
4,6
2013f

1,1
-2,7
4,4
6,7
1,8
0,4
2,2
7,1
4,2
2014f

1,7

0,7
5,2
6,7
3,4
2
3,7
7,3
4,5
2015f

2016f

3,1
1
-8,6
-1,2

3,3
-0,9
-7,2
-1,4

3,6
-7,5
-4,6
-0,2

4,6
-39,7
-11,0

-0,2

4,9
9,6
1,2
1,9

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Tháng 6 năm 2015
1. Tốc độ tăng trưởng gộp được tính tốn dựa trên trọng số GDP bằng đồng đô la không đổi năm 2010.
2. Khối lượng giao dịch thế giới của hàng hóa và dịch vụ khơng phải yếu tố sản xuất.
3. Đơn giản bằng trung bình của Dubai, Brent, and West Texas Intermediate.
4. Chỉ số giá trị đơn vị của hàng xuất khẩu chế tạo từ các nền kinh tế lớn, tính bằng đồng đơ la.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tại các quốc gia đang phát triển ở Đơng Á
và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục giảm xuống còn 6,7% năm 2015 chủ yếu do
tăng trưởng liên tục và chậm dần của Trung Quốc.
Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh chính quyền
nước này nỗ lực giải quyết những yếu tố dễ bị tổn thương liên quan đến tăng
trưởng nhanh tín dụng và đầu tư gần đây. Tình hình này được bù đắp bằng sự
vươn lên của các quốc gia còn lại trong khu vực hiện đang hưởng lợi từ việc
giảm giá nhiên liệu và sự phục hồi mạnh mẽ hơn nữa tại các quốc gia tiên tiến
mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị kìm hãm do tăng giá trị thực sự trên diện rộng
của các đồng tiền trong khu vực. Nhìn chung, giá nhiên liệu thấp sẽ có lợi cho
các quốc gia đang phát triển trong khu vực EAP song tác động này sẽ khác nhau
ở mỗi nước, phản ánh biên độ nhập siêu nhiên liệu, mật độ sử dụng năng lượng
trong sản xuất và tỷ trọng dầu khí trong tổng tiêu thụ năng lượng.
Bảng 2: Tăng trưởng GDP tại Đơng Á - Thái Bình Dương (%)
Quốc gia đang phát triển ở Đơng Á
Căm-pu-chia
Trung Quốc

In-đơ-nê-xi-a
CHDCND Lào
Ma-lay-xi-a
Mơng Cổ
My-an-ma
Phi-líp-pin
Thái Lan
Việt Nam

2012
7,3
7,3
7,7
6,0
8,0
5,6
12,4
7,3
6,8
6,5
5,2

2013f
7,2
7,4
7,7
5,6
8,5
4,7
11,6

8,3
7,2
2,9
5,5

2014f
6,9
7,0
7,4
5,0
7,5
6,0
7,8
8,5
6,1
0,7
6,0

2015f
6,7
6,9
7,1
4,7
6,4
4,7
4,4
8,5
6,5
3,5
6-6,2


2016f
6,7
6,9
7,0
5,5
7,0
5,0
4,2
8,2
6,5
4,0
6,2


7
Ghi nhớ: Đông Á không bao gồm Trung
Quốc

6,1

5,2

4,7

5,0

5,4

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, tháng 6 năm 2015

Thứ ba, môi trường kinh tế tồn cầu sẽ mang lại làn gió nhẹ tới nền kinh
tế Việt Nam trong năm 2015.
- Tăng cường phục hồi tại các nền kinh tế thu nhập cao, đặc biệt là Mỹ, có
khả năng thúc đẩy nhu cầu bên ngoài. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thương mại
toàn cầu chậm lại cho thấy chỉ cần đẩy nhanh xuất khẩu của Việt Nam ở mức
khiêm tốn, đặc biệt khi những điều kiện thương mại ít ưu đãi hơn có thể kìm
hãm tăng trưởng xuất khẩu.
- Việc Mỹ thắt chặt dần chính sách tài khóa được dự báo sẽ điều tiết dịng
vốn tồn cầu và siết chặt điều kiện tài chính của các quốc gia đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
- Dù quy mô dự trữ ngoại hối thấp, rủi ro tài trợ bên ngoài giảm nhẹ do nợ
nước ngoài của Việt Nam tương đối thấp và cơ cấu dòng vốn đổ vào lớn với đầu
tư danh mục tương đối hạn chế và nguồn vốn FDI đáng kể nhưng nhìn chung ít
biến động hơn.
Thứ tư, những rủi ro tới triển vọng toàn cầu vẫn nghiêng về rủi ro bất lợi.
- Sự phục hồi toàn cầu vẫn mong manh và rủi ro đình trệ, giảm phát tại
các nền kinh tế tiên tiến vẫn cịn hiện diện.
- Các chính sách tiền tệ ngày càng khác biệt giữa các nền kinh tế lớn có
thể làm gia tăng rủi ro liên quan tới tỷ giá hối đối cao và biến động thị trường
tài chính.
- Sự phục hồi kém hiệu quả hơn so với dự kiến của các quốc gia thu nhập
cao, đặc biệt là Mỹ, Khu vực đồng Euro, Nhật Bản và tăng trưởng yếu ớt tại các
nền kinh tế lớn mới nổi sẽ làm suy yếu thương mại toàn cầu và khu vực cũng
như ảnh hưởng tới nhu cầu bên ngoài.
- Mặc dù xác suất thấp nhưng rủi ro “hạ cánh bắt buộc” của Trung Quốc
vẫn còn tồn tại.
- Do tiếp cận thương mại lớn, Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương trước tình
hình tăng trưởng chậm lại của các đối tác thương mại và thay đổi lớn tỷ giá hối
đối có thể dẫn tới sụt giảm năng lực cạnh tranh.
Tóm lại, triển vọng Kinh tế Toàn cầu trong thời gian tới như sau:

- Q trình hồi phục kinh tế tồn cầu tiếp tục đạt tốc độ khiêm tốn và vẫn
chịu tác động của nhiều rủi ro bất lợi. Nhìn chung, tăng trưởng toàn cầu dự kiến
ở mức khoảng 2,8% năm 2015 dựa trên cơ sở phục hồi mạnh mẽ hơn từ các
quốc gia thu nhập cao nhờ giá hàng hóa thấp và tiếp tục chính sách tiền tệ hỗ trợ
ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
- Ngược lại, tình trạng tăng trưởng chậm trên diện rộng dường như vẫn
đang diễn ra tại các quốc gia đang phát triển do triển vọng kinh tế yếu hơn tại
các quốc gia xuất khẩu hàng hóa và một số nền kinh tế lớn thu nhập trung bình.
Những rủi ro tới triển vọng tồn cầu vẫn nghiêng theo hướng bất lợi.


8

- Cụ thể, các điều kiện tài chính tồn cầu siết chặt hơn có thể kết hợp với
triển vọng tăng trưởng suy giảm, đặc biệt tại các quốc gia xuất khẩu hàng hóa
làm tăng khả năng tạo áp lực tài chính lớn hơn. Đà tăng mạnh của đồng đơ la
cũng có thể làm chậm lại nền kinh tế Mỹ so với dự kiến ban đầu, dẫn tới một số
căng thẳng toàn cầu1.

1

Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, tháng 6 năm 2015.


9

Phần 2
CÁC LỢI THẾ TRONG QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
2.1. Tư tưởng A.Smith (1723-1790) về lợi thế tuyệt đối
ĐẶT VẤN ĐỀ

A.Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Trong mơ
hình kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế học cổ điển cho đất đai là giới hạn của tăng
trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng, phải tiếp tục sản xuất trên đất đai cằn cỗi,
không đảm bảo lợi nhuận cho các nhà tư bản thì họ sẽ khơng sản xuất. Trong
điều kiện đó A.Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lương
thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu mang lại lợi ích cho cả nước
xuất khẩu và nhập khẩu. Lợi ích này gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động
ngoại thương.
Vậy lợi thế tuyệt đối theo tư tưởng A.Smith là như thế nào?
Trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của các
quốc gia” xuất bản năm 1776. A.Smith đưa ra tư tưởng:
Mỗi quốc gia nên chun mơn hóa vào ngành sản xuất mà họ có lợi thế
tuyệt đối, có nghĩa là sử dụng lợi thế tuyệt đối đó cho phép sản xuất sản phẩm có
chi phí thấp hơn nước khác.
Chẳng hạn tài nguyên nhiều, dễ khai thác, lao động dồi dào, giá nhân
cơng rẻ, khí hậu ơn hịa, đất đai mầu mỡ..
Quốc gia chỉ xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu
hàng hóa họ khơng có lợi thế. Thương mại khơng phải là qui luật trị chơi bằng
khơng mà là trị chơi tích cực, theo đó các quốc gia sẽ có lợi trong thương mại
quốc tế.
Để làm rõ tư tưởng của A.Smith về lợi thế tuyệt đối, chúng ta cùng
nghiên cứu ví dụ.
Bảng số liệu về hao phí lao động trong sản xuất tại Mỹ và Anh

Sản xuất
Lúa mì (dạ/1giờ lao động)
Vải (thước/1giờ lao động)

Mỹ


4

Anh
1


Lợi thế tuyệt đối

Để nghiên cứu chúng ta trừu tượng hóa một số yếu tố theo giả định sau
- Có hai quốc gia là Anh và Mỹ, mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng.
- Đồng nhất chi phi sản xuất với tiền lương cá nhân giữa hai quốc gia này.
- Gía cả do chi phi sản xuất quyết định.
Phân tích Bảng số liệu trên cho thấy, trong cùng một đơn vị thời gian (ở
đây được tính là một giờ lao động) thì:
+ Ở Mỹ sản xuất 6 dạ lúa mì, trong khi ở Anh chỉ sản xuất được 1 dạ lúa
mì;
+ Tại Anh sản xuất 5 thước vải, trong khi ở Mỹ sản xuất được 4 thước vải.
Từ kết quả này ta có thể rút ra mấy kết luận sau đây:
Thứ nhất, về sản xuất lúa mì, Mỹ có hiệu quả hơn hay nói cách khác, có


10

lợi thế hơn so với Anh.
Điều này cho thấy, do sản xuất lúa mì ở Mỹ có lợi thế hơn so với sản xuất
lúa mì ở Anh, nên hiệu quả sản xuất lúa mì ở Mỹ cao hơn hiệu quả sản xuất lúa
mì ở Anh: 6 dạ ở Mỹ so với 1 dạ ở Anh trong cùng 1 giờ lao động.
Thứ hai, về sản xuất vải, Anh có hiệu quả hơn; hay nói cách khác, có lợi
thế hơn so với Mỹ.
Điều này cho thấy, do sản xuất vải ở Anh có lợi thế hơn so với sản xuất

vải ở Mỹ, nên hiệu quả sản xuất vải ở Anh cao hơn hiệu quả sản xuất vải ở Mỹ:
5 thước vải ở Anh so với 4 thước vải ở Mỹ trong cùng 1 giờ lao động.
Khi đó, Mỹ sẽ chun mơn hóa trong sản xuất lúa mỳ, đem một phần lúa
mì trao đổi với Anh để lấy vải; cịn ở Anh thì ngược lại.
Thứ ba, do lợi thế khác nhau trong sản xuất lúa mì và vải giữa Anh và Mỹ
+ Nhờ lợi thế về sản xuất lúa mì, nghĩa là sản xuất lúa mì ở Mỹ hiệu quả
hơn, nên Mỹ sẽ chun mơn hóa sản xuất lúa mì và đem 1 phần lúa mì trao đổi
với Anh để lấy vải, do khơng có lợi thế sản xuất vải so với Anh.
+ Cịn Anh thì ngược lại; Nhờ lợi thế về sản xuất vải, nên Anh sẽ chun
mơn hóa sản xuất vải và đem 1 phần vải trao đổi với Mỹ để lấy lúa mì, do khơng
có lợi thế sản xuất lúa mì so với Mỹ.
Với tương quan trao đổi giữa Mỹ và Anh là 1 dạ lúa mì đổi 1 thước vải,
nếu Mỹ trao đổi 6 dạ lúa mì lấy 6 thước vải, họ sẽ thu thêm 2 thước vải, hoặc
tiết kiệm 1/2 giờ lao động (vì tại Mỹ nếu đổi 6 dạ lúa mì chỉ được 4 thước vải).
Tương tự như vậy, tại Anh 6 dạ lúa mì nhận được của Mỹ tương ứng 6 giờ
lao động của Anh, 6 giờ này có thể sản xuất ra được 30 thước vải (vì tại Anh mỗi
giờ lao động sản xuất được 5 thước vải). Sau khi sử dụng 6 thước vải để trao đổi
với Mỹ họ còn thu được 24 thước vải, hoặc tiết kiệm được 5 giờ lao động.
Kết luận:
- Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Anh về sản xuất lúa mì.
- Anh có lợi thế tuyệt đối so với Mỹ về sản xuất vải.
- Điều quan trọng không phải là Anh thu được nhiều thặng dư hơn Mỹ,
mà là cả hai quốc gia có thể thu được từ chun mơn hóa trong sản xuất và
thương mại.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu:
Lợi thế tuyệt đối là tập hợp những đặc tính riêng có của chủ thể mà đối
thủ của nó khơng có - được xem xét như trường hợp đặc biệt của học thuyết về
lợi thế so sánh nói chung.
Hoặc có thể hiểu, Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi
thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và

trao đổi những sản phẩm có chi phi sản xuất thấp hơn so với các quốc gia khác
và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế.
Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so
sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản
phẩm có chi phí cao hơn có thể nhập sản phẩm đó từ nước có chi phi thấp hơn.
Lợi thế này được xem xét từ hai phía:
- Đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu nhiều lợi nhuận


11

hơn khi bán ra trên thị trường quốc tế.
- Đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà
trong nước khơng có khả năng sản xuất hoặc sản xuất khơng có lợi nhuận thông
qua thương mại quốc tế.
Điều này gọi là bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước.
Ngay nay, đối với các nước đang phát triển, việc khai thác lợi thế tuyệt
đối có ý nghĩa rất quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản
phẩm, đặc biệt là tư liệu sản xuất. Việc không đủ khả năng sản xuất máy móc,
thiết bị là khó khăn đối với các nước đang phát triển. Chúng ta đã biết, các
khoản tiết kiệm chưa thể trở thành vốn đầu tư chừng nào tư liệu sản xuất trong
nước cần nhưng chưa có mà phải nhập khẩu. Việt Nam là một ví dụ, do quy mơ
nền kinh tế cịn nhỏ bé nên tích lũy từ nội bộ nền kinh tế không nhiều, trong khi
nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất lớn; do đó tổng vốn đầu tư tồn xã hội giảm.
Mặt khác, khi tiến hành nhập tư liệu sản xuất, công nhân trong nước bắt
đầu học cách sử dụng máy móc, thiết bị mà trước đây họ chưa biết, sau đó họ
học cách sản xuất ra chúng. Về mặt này, vai trị đóng góp của ngoại thương quốc
tế giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển thông qua
bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và kiến thức công nghệ
của các nước đang phát triển cũng được đánh giá là lợi thế tuyệt đối.

Chính nhờ tư tưởng về lợi thế tuyệt đối mà A.Smith được tôn vinh là “cha
đẻ của kinh tế học”.
Tuy nhiên, ở ơng cịn có những hạn chế nhất định, trong đó hạn chế
lớn nhất của A.Smith là chưa giải thích được:
Thứ nhất, một nước có mọi lợi thế về tài nguyên nhưng chưa chắc đã
tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Thứ hai, các nước khơng có lợi thế thì vai trị của họ trong phân công lao
động quốc tế thế nào? Và thương mại quốc tế sẽ ra sao đối với các nước này?
Điều này đã được các nhà kinh tế học hiện đại bổ sung.
Tóm lại, nghiên cứu tư tưởng của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối cho
thấy:
- Cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất.
- Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm cho tổng sản phẩm xã
hội hội tăng, các nguồn lực đầu tư phát triển được sử dụng hiệu quả hơn.
- Thương mại quốc tế tạo điều kiện phát triển những ngành, lĩnh vực có
lợi thế, thu hẹp những ngành hay lĩnh vực ít lợi thế.
- Lợi thế tuyệt đối cịn là cơ sở lý luận cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nhiều các quốc gia, vùng lãnh thổ.
2.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong các lý thuyết kinh tế thì lý thuyết thương mại được coi là phát triển
nhất và có tính hệ thống lơgíc. Lý thuyết sau kế thừa, phát triển lý thuyết trước
và mang tính khoa học cao, sát thực tiễn hơn. Trải qua thời gian, tuy thực tiễn
luôn biến đổi, xã hội càng văn minh, nhưng tư tưởng của Chủ nghĩa Trọng
thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lý thuyết lợi thế so sánh của


12

D.Ricardo còn nguyên giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn, vẫn được xã hội

đương đại nghiên cứu, vận dụng. Một học thuyết chủ đạo của Ricardo đang
được vận dụng rộng rãi là lý thuyết về lợi thế so sánh (hay thương mại quốc tế).
Vậy lợi thế so sánh là gì? Lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo được
phát triển như thế nào? Làm thế nào Việt Nam vận dụng lý thuyết lợi thế so
sánh?
Chuyên đề này góp phần làm rõ thêm các câu hỏi trên; đồng thời đưa ra
một số gợi ý nhằm vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh ở nước ta hiện nay.
2.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricacdo
D.Ricacdo (1772-1823) được C.Mác đánh giá là người “đạt tới đỉnh cao
nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển”.
Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính
trị và thuế khố, trong đó ơng đã đề cập tới lợi thế so sánh.
Ricacdo cho rằng: Mọi nước có thể và rất có lợi khi tham gia phân cơng
lao động quốc tế. Bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng
tiêu dùng của một nước chỉ chuyên mơn hóa sản xuất một số sản phẩm nhất định
và xuất khẩu hàng hóa của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác.
Vậy căn cứ vào đâu mà Ricacdo đưa ra kết luận như vậy
Để đơn giản cho việc nghiên cứu, lý thuyết lợi thế so sánh được Ricardo
xây dựng trên một số giả thiết sau:
- Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và các tài nguyên đã được xác
định
- Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia, không ra bên
ngoài
- Dựa trên học thuyết về giá trị lao động
- Cơng nghệ của hai quốc gia như nhau
- Chi phí sản xuất là cố định
- Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ)
- Nền kinh tế cạnh tranh hồn hảo
- Chính phủ khơng can thiệp vào nền kinh tế
- Chi phí vận chuyển bằng khơng

- Phân tích mơ hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá
Quy luật lợi thế so sánh:
Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là, mỗi quốc gia nên chun
mơn hố sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và
nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó khơng có lợi thế so sánh.
Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, Ricardo
cho rằng:
Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc
bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì
vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia phân cơng lao động và thương mại quốc tế
bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và
kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chun
mơn hố sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng


13

sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích
từ thương mại.
Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ
sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.
Quy luật lợi thế so sánh có thể làm sáng tỏ bằng ví dụ sau:
Ví dụ minh hoạ lợi thế so sánh của 2 quốc gia

Sản phẩm - Năng suất
Lúa mì: Kg/người/h (W)
Vải: mét/người/h (C)

Mỹ
6

4

Anh
1
2

Theo lý thuyết tuyệt đối của A.Smith (ví dụ ở phần trên), trong trường
hợp này, nước Anh khơng có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mỳ và vải so với
Mỹ.
Tuy nhiên, vì năng suất sản xuất vải ở Anh bằng ½ của Mỹ và năng suất
sản xuất lúa mì bằng 1/6 Mỹ. Do đó, nước Anh có lợi thế so sánh về sản xuất
vải.
Ngược lại, Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải và lúa mì nhưng vì
lợi thế tuyệt đối về sản xuất lúa mì của Mỹ (6:1) lớn hơn lợi thế tuyệt đối về sản
xuất vải (4:2) nên Mỹ có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mì.
Như vậy:
- Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong sản xuất lúa mì.
- Anh tuy khơng có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn
có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải.
Theo quy luật lợi thế so sánh, hai nước sẽ có lợi từ thương mại quốc tế
nếu:
- Mỹ chun mơn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần lúa mì để
đổi lấy vải được sản xuất tại Anh;
- Ngược lại, Anh chun mơn hóa sản xuất vải và xuất khẩu một phần vải
để đổi lấy lúa mì được sản xuất tại Mỹ.
Những nước có lợi thế tuyệt đối, hoặc kém lợi thế tuyệt đối so với các
nước trong sản xuất mọi sản phẩm, vẫn có thể và có lợi khi tham gia phân công
lao động và thương mại quốc tế, bởi vì mỗi nước có lợi thế so sánh nhất định về
một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về mặt hàng khác.
>>> Một quốc gia dù có hay khơng có lợi thế tuyệt đối, vẫn có thể và có

lợi khi tham gia phân cơng lao động và thương mại quốc tế nhờ có lợi thế so
sánh.
Điều cốt lõi trong lý thuyết so sánh của Ricacdo là: thương mại quốc tế
có thể xảy ra khi có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh tồn tại bất cứ khi nào mà
tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác nhau giữa hai hàng hóa.
Theo đó, quốc gia có thể chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
mà họ khơng có lợi thế tuyệt đối so với nước khác, nhưng có lợi thế tuyệt đối
lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nước (tức là có lợi thế tương đối hay lợi thế so
sánh) và nhập khẩu sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm
trong nước.


14

Nói cách khác, một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả của
quốc gia khác trong sản xuất các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham
gia hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích. Khi tham gia hoạt động xuất khẩu,
quốc gia đó sẽ tham gia sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hố mà việc sản
xuất ra chúng ít bất lợi nhất - đó là hàng hố có lợi thế tương đối; và nhập khẩu
hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi hơn - đó là hàng hố khơng có lợi
thế tương đối.
2.2.2. Quan điểm hiện đại về lợi thế so sánh
a. Một số khái niệm
- Lợi thế so sánh là tập hợp những đặc tính vượt trội (đặc tính hơn hẳn)
của chủ thể so với đối thủ cạnh tranh.
- Tập hợp những lợi thế so sánh tạo nên sức cạnh tranh của một chủ thể
gọi là lợi thế cạnh tranh của chủ thể đó.
- Lợi thế so sánh của một quốc gia được xem như một đặc điểm nổi bật
của quốc gia đó mà quốc gia khác khơng có hoặc có nhưng ở mức độ thấp hơn.
Ví dụ: Brazil có lợi thế so sánh hơn Trung Quốc và Mỹ về quặng sắt vì trữ

lượng của họ gấp 3 lần Mỹ và gấp 1,5 lần Trung Quốc.
Về định tính, người ta đề cập đến 2 loại lợi thế so sánh:
+ Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế đang có, lợi thế có được mà khơng cần
phải đầu tư lớn về vốn và tri thức; lợi thế này thường khơng vững chắc, mà chỉ
mang tính ngắn hạn và trung hạn. Lợi thế so sánh này là một trong những nhân
tố tạo nên chỉ số cạnh tranh DRC (hệ số đo lường lợi thế sản xuất nội địa).
+ Lợi thế so sánh động là lợi thế cấp cao, do có đầu tư lớn về vốn và tri
thức. Để có được lợi thế này quốc gia, doanh nghiệp phải sử dụng triệt để và có
hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, đồng thời cịn phải đầu tư khơng ngừng cho
q trình tiếp cận cái mới, cải thiện mơi trường kinh tế, môi trường đầu tư tạo ra
lợi thế tiềm năng làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Về định lượng: Người ta sử dụng các chỉ tiêu hệ số chi phí tài nguyên và
hệ số cạnh tranh để lượng hóa sức cạnh tranh của sản phẩm.
Hệ số cạnh tranh:
RCA

=

R1
R2

RCA: Hệ số lợi thế so sánh hiển thị hay lợi thế so sánh trông thấy. Phản
ánh vị trí đạt được của một sản phẩm, một ngành, một quốc gia trên thị trường
thế giới.
R1, R2: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu 1 loại hàng hóa trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của quốc gia và thế giới trong cùng thời gian.
RCA  1: sản phẩm khơng có lợi thế so sánh
1< RCA < 2,5: sản phẩm tương đối có lợi thế so sánh, lợi thế tăng dần khi
RCA tiến dần tới 2,5.
RCA ≥ 2,5: sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao

Ví dụ:
- RCA đối với rau quả chế biến của một số nước khi tham gia AFTA:


15

RCAph=4,5; RCAthlan=3,1; RCAvn=1,5; RCAIndo=0,6; RCAsing= 0,1.
Như vậy: Rau quả chế biến của Việt Nam tương đối có khả năng cạnh
tranh so với Indonêxia hoặc Singapo nhưng kém Philíppin,Thái Lan.
- RCA đối với chế biến thuỷ hải sản của một số nước khi tham gia AFTA:
RCAvn=11,3; RCAthlan=8,7; RCAphi=3,7; RCAindo=3,4; RCAsing=
0,5.
b. Qui luật lợi thế so sánh
Sản xuất
Mỹ
Anh

Lúa mì (dạ/1giờ lao động)
1

Vải (thước/1giờ lao động)
4
Lợi thế so sánh

Một quốc gia sản xuất cả hai hàng hóa đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia
thì vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại. Quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất
và xuất khẩu hàng hóa kém lợi thế ít hơn, nhập khẩu hàng hóa kém lợi thế nhiều
hơn.
Chi tiết về quy luật này có thể phân tích qua số liệu ở bảng trên.
Bảng số liệu này trình bày, Anh chỉ sản xuất được 2 thước vải trong một

giờ lao động. Nước Anh khơng có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai hàng
hóa khi so sánh với Mỹ vì hao phí lao động trong sản xuất cả hai hàng hóa đều
cao hơn Mỹ.
Tuy vậy, tại Anh hao phí lao động trong sản xuất vải chỉ lớn gấp hai lần,
trong khi hao phí lao động trong sản xuất lúa mỳ lớn gấp sáu lần so với Mỹ,
nước Anh có lợi thế so sánh trong sản xuất vải.
Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả hai loại hàng hóa so với Anh, nhưng lợi
thế tuyệt đối lớn hơn trong sản xuất lúa mỳ (6/1) so với sản xuất vải (4/2), Mỹ
có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa mỳ.
Tóm lại, lợi thế tuyệt đối của Mỹ lớn hơn trong sản xuất lúa mỳ, vì vậy
Mỹ có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa mỳ. Bất lợi thế tuyệt đối của Anh nhỏ
hơn trong sản xuất vải so với Mỹ, do đó Anh có lợi thế so sánh trong sản xuất
vải.
Theo quy luật về lợi thế so sánh, cả hai quốc gia có thể thu được thặng dư
nếu Mỹ chun mơn hóa sản xuất lúa mỳ và xuất khẩu một phần lúa mỳ để nhập
khẩu vải của Anh, còn Anh chuyên mơn hố trong sản xuất vải và xuất khẩu vải.
Trong mơ hình chỉ có hai quốc gia, hai hàng hóa, nếu một quốc gia có lợi
thế so sánh trong sản xuất hàng hóa này thì quốc gia kia sẽ có lợi thế so sánh
trong sản xuất hàng hóa thứ hai.
- Thặng dư thương mại
Mỹ sẽ không cải thiện được mức sống nếu họ đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 4 thước
vải tại Anh, vì tương quan trao đổi này đúng bằng tương quan trong quốc gia
Mỹ. Tất nhiên Mỹ cũng sẽ không trao đổi với Anh nếu chấp nhận được ít hơn 4
thước vải.
Tương tự như vậy, Anh sẽ không cải thiện được mức sống nếu trao đổi 2
thước vải để lấy 1 dạ lúa mỳ của Mỹ, tất nhiên càng không trao đổi với Mỹ nếu


16


phải trả nhiều hơn 2 thước vải để lấy 1 dạ lúa mỳ của Mỹ.
Để thấy được cả hai quốc gia đều thu được lợi ích từ thường mại; giả thiết
Mỹ có thể trao đổi 6 dạ lúa mỳ để nhận được 6 thước vải của Anh, Mỹ sẽ thu
thêm được 2 thước vải (hoặc tiết kiệm được 1/2 giờ lao động vì một giờ lao
động tại Mỹ chỉ sản xuất được 4 thước vải). Anh cũng thu được lợi ích, 6 dạ lúa
mỳ Anh nhận được từ Mỹ có thể đòi hỏi tương đương 6 giờ lao động tại Anh nếu
sản xuất tại Anh. Anh có thể sử dụng 6 giờ lao động này sản xuất được 12 thước
vải (vì mỗi giờ lao động sản xuất được 2 thước vải) mang trao đổi với Mỹ 6
thước vải còn thu thêm được 6 thước vải, Anh thu được nhiều hơn Mỹ không
phải là điều quan trọng, điều quan trọng là cả hai quốc gia có thể thu được thặng
dư từ thương mại, thậm chí một trong số họ kém hiệu quả hơn trong sản xuất cả
hai loại hàng hóa so với quốc gia kia.
Hai quốc gia có thể thu được lợi ích thơng qua trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 6
thước vải. Đây không phải là tỷ lệ duy nhất có thặng dư từ thương mại. Mỹ có
thể chấp nhận trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy số lượng nào đó miễn là nhiều hơn 4
thước vải (vì trao đổi trong nước chỉ được 4 thước vải). Còn Anh có thể trao đổi
một lượng vải miễn là ít hơn 12 thước để lấy 6 dạ lúa mỳ (vì trao đổi trong nước
phải mất 12 thước vải). Vì vậy, tỷ lệ trao đổi thương mại giữa hai nước là có thể
nằm trong khoảng: 4 thước vải < 6 dạ lúa < 12 thước vải. Chênh lệch giữa 12 và
4 thước vải là tổng thặng dư của hai nước thu được từ thương mại khi trao đổi 6
dạ lúa mỳ.
Ví dụ, khi 6 thước vải trao đổi được 6 dạ lúa mỳ, Mỹ thu thêm được 2
thước vải còn Anh thu thêm được 6 thước vải, tổng cộng là 8 thước vải. Càng
gần tỷ lệ 4 thước vải bằng 6 dạ lúa mỳ, Anh càng thu được thặng dư lớn từ
thương mại, Mỹ thu được ít hơn. Ngược lại, càng gần tỷ lệ 12 thước vải bằng 6
dạ lúa mỳ, Mỹ càng thu được thặng dư lớn từ thương mại, Anh càng thu được ít
hơn.
Ví dụ, nếu Mỹ trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 8 thước vải của Anh, mỗi quốc gia
có thể thu thêm được cùng 4 thước vải, tổng số vẫn bằng 8 thước vải. Nếu Mỹ
trao đổi 6 dạ lúa mỳ lấy 10 thước vải, Mỹ sẽ thu thêm được 6 thước vải, Anh thu

thêm được 2 thước vải.
Rõ ràng, ta thấy rằng thặng dư từ thương mại được hình thành thậm chí
trong trường hợp một quốc gia kém hiệu quả hơn trong sản xuất cả hai hàng hóa
so với quốc gia kia.
- Có một trường hợp ngoại lệ (không phổ biến) đối với quy luật về lợi thế
so sánh xảy ra khi bất lợi thế tuyệt đối của một quốc gia như nhau trong cả hai
hàng hóa. Ví dụ, nếu một giờ lao động sản xuất được 3 dạ lúa mỳ tại Anh, hao
phí lao động tại Anh gấp đơi trong cả hai hàng hóa so với Mỹ. Khi đó, cả Mỹ và
Anh đều khơng có lợi thế so sánh, do vậy khơng có thặng dư từ thương mại. Lý
do là Mỹ chỉ trao đổi khi có thể bỏ ra 6 dạ lúa mỳ để lấy hơn 4 thước vải. Nhưng
Anh chỉ trao đổi khi có thể bỏ ra ít hơn 4 thước vải để lấy 6 dạ lúa mỳ, vì tại Anh
giờ đây hai giờ lao động có thể sản xuất được 6 dạ lúa mỳ.
Vì vậy, trong trường hợp này, quy luật về lợi thế so sánh, được phát biểu
như sau: Thậm chí một quốc gia khơng có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia kia


17

trong sản xuất cả hai hàng hóa, vẫn có thể thu được thặng dư từ thương mại trừ
khi bất lợi tuyệt đối cùng một tỷ lệ trong sản xuất cả hai hàng hóa.
2.3. Các lợi thế phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay
2.3.1. Về vị trí địa lý
Chú ý: Tập trung làm rõ về lợi thế Biển và kinh tế biển của Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam gồm hai bộ phận: phần đất liền (diện tích 330.991
2
km ) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên
nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi
và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.
Nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á,

Việt Nam có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền
và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với
thế giới.
Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động
của thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Singapo, sau
đó là Malaixia, Thái Lan, Inđơnêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng
chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á - Thái Bình
Dương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào
nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt
khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.
Việt Nam nằm trên đường hàng hải quốc tế đi từ Bắc Âu, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản sang các nước Nam Á, Trung Đông, Châu Phi. Ven biển
Việt Nam xây dựng nhiều cảng nước sâu tiếp nhận tàu hàng cỡ 50 nghìn đến 60
nghìn tấn. Hiện nay, Việt Nam có 100 cảng lớn, nhỏ.
Việt Nam nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung
Quốc qua Cămphuchia, Lào, Thái lan, Myama, Ấn Độ, Pakistan (đường xuyên
Á) có cơ hội giao thương quốc tế tốt.
Vận tải hàng khơng từ thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đi các nước
trong vùng.
Biển Đông và kinh tế biển Việt Nam:
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với hơn 4.200 km2 biển nội thuỷ, với
hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ. Việt Nam có vùng biển đặc quyền kinh
tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.
Biển có vai trị rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến
phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ mơi trường của nước ta.
Đóng góp của các ngành kinh tế trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai
thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển...
Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng với mức khoảng 15-20% năm, nhờ đó
Việt Nam là 1 trong 4 nước dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, phát triển
kinh tế biển là một trọng tâm kinh tế của Việt Nam.

Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn, song kinh tế biển Việt Nam vẫn dựa chủ yếu
vào khai thác lợi thế tĩnh từ biển Đơng. Đó là tận dụng tài ngun thiên nhiên
như thủy sản, dầu khí và nhiều loại khống sản khác... (hơn 2.000 loài cá, trong


18

đó gần 130 lồi cá giá trị kinh tế cao, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm,
cho khai thác 45.000-50.000 tấn rong biển...)
Biển Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớn. Đã thăm dị mỏ Bạch Hổ, Rồng,
Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước, Lan Tây... 1,2 tỷ
m3 dầu, 2.800 tỷ m3 khí. Theo dự báo, trữ lượng dầu khí trong thềm lục địa
nước ta xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ
lượng của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối.
Theo chuyên gia Nga, vùng biển Hồng Sa, Trường Sa có khí đốt đóng
băng. Trữ lượng tài nguyên này ngang với trữ lượng dầu khí, được coi là nguồn
năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.
Tuy nhiên việc tận dụng lợi thế tĩnh của nước ta chủ yếu vẫn theo hình
thức khai thác tài nguyên thơ, trình độ cơng nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia
tăng lớn cho những ngành kinh tế biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch
nhìn chung ở trình độ thấp, sức cạnh tranh kém.
Mặt khác, việc tận dụng lợi thế về vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược
đặc biệt của Việt Nam còn hạn chế. Đó là chưa tận dụng lợi thế nằm trên tuyến
đường giao thơng biển huyết mạch nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu
Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á.
5 trong số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới đều liên quan đến
biển Đông và là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới.
Các nhà phân tích về biển Đông cho rằng, phát triển kinh tế biển của Việt
Nam cần tận dụng cả hai lợi thế này.
Đó là một số lợi thế so sánh của Việt Nam trong phát triển kinh tế biển.

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
- Ngoài Việt Nam, khu vực biển Đơng cịn có 8 nước: Trung Quốc, Thái
Lan, Campuchia, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore.
- Với lợi thế từ biển, biển Đông trở thành mục tiêu chiến lược hướng ra
biển của nhiều quốc gia. Đã có quan điểm bất đồng, mâu thuẫn căng thẳng, thậm
chí là tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong khu vực biển Đơng, trong đó
nổi lên là căng thẳng giữa Việt - Trung.
- Ngày 6/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ đường lưỡi bị trên biển
Đông lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Sau một ngày, Việt Nam đã phản đối, bác
bỏ tấm bản đồ này của Trung Quốc. Kể từ đó, tình hình biển Đông diễn biến
phức tạp.
- Mấy năm gần đây, Mỹ quay trở lại khu vực và có một số điều chỉnh
chính sách đối với vấn đề an toàn hàng hải và tranh chấp trong khu vực.
- Một số nước ASEAN như Indonesia, Philippines đã có điều chỉnh chính
sách nhất định.
- Trung Quốc có một số điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn hơn
trên biển Đông (vụ giàn khoan 891).
Về chủ trương khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam về kinh tế biển:
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


19

Để tiếp tục phát huy tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị Trung
ương Bốn khoá X ra Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 Về chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh Thế kỷ XXI được thế giới xem
là thế kỷ của đại dương. Nghị quyết đã xác định:
Mục tiêu tổng quát: đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc
gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Mục tiêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng
góp khoảng 53-55% GDP; 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Triển khai thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành:
- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP (30/5/2007) ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ.
- Quyết định số 1041/QĐ-TTg (22/7/2009) Phê duyệt Đề án đảm bảo
mạng lưới thông tin biển, đảo.
- Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg (21/8/2007) Phê duyệt Đề án tổ chức
thơng tin phục vụ cơng tác phịng, chống thiên tai trên biển.
- Quyết định số 373/QĐ-TTG (23/3/2010) Phê duyệt Đề án đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo.
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg (30/12/2011) Phê duyệt Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.3.2. Về tài nguyên thiên nhiên
* Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển
kinh tế như hiện nay, tài ngun đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng
8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở
đồi núi thấp và các cao nguyên.
* Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài
động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v…
là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.
Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão,
lũ lụt, hạn hán v.v… Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những
tổn thất nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay
vùng khác.
* Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối
với việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khống sản
phân tán theo khơng gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng
sản với trữ lượng đáng kể như: boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy
mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.

Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có
quan hệ mật thiết với trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ,
cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.
Trên một đơn vị diện tích, số lượng tài nguyên nhiều, trữ lượng nhỏ lại
phân tán như trong điều kiện hiện nay, có thể là một khó khăn. Song nếu áp
dụng cơng nghệ khai thác tài nguyên tiên tiến trên quan điểm kinh tế tổng hợp,
thì mức độ tập trung tài nguyên như đã nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.
Cho đến gần đây, những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc


20

khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị
suy giảm nghiêm trọng.
Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài
nguyên biển chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị
khai thác quá mức.
Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của
rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ cịn chiếm 32% diện tích cả nước (1999).
Đất đai nhiều vùng bị sói mịn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể.
Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị
phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bị giảm sút mạnh.
Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc
khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ cơng
nghệ khai thác của nước ta cịn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí
khai thác lại cao.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với
việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo
những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và

trong tương lai.
2.3.3. Nguồn lao động
2.3.3.1. Việt Nam là một nước đông dân cư và lực lượng lao động
* Quy mô hộ
Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 cho thấy, cả nước có 22.628000
nghìn hộ, tăng 5.967 nghìn hộ so với năm 1999 (36%). Thời kỳ 1999-2009, tỷ lệ
số hộ tăng bình quân hằng năm là 3% (Bảng sau).
SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ TĂNG SỐ HỘ THỜI KỲ 1979-2009
Thời điểm Tổng Số lượng hộ Tốc độ tăng (%) Tỷ lệ tăng bình quân hằng
điều tra
năm (%)
1/10/1979
9.665866
1/4/1989
12.927297
33,7
3,1
1/4/1999
16.661366
28,9
2,5
1/4/2009
22.628167
35,8
3,1
Nguồn:
- 1979: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả điều tra mẫu, Hà Nội 2000, tr.29.
- 1989: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số Trung ương, Tổng điều tra dân
số Việt Nam 1989: Kết quả điều tra toàn diện, Hà Nội 1991, Tập 1, tr.63.

- 1999: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
1999: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản Thống kê, 8/2001, tr.11.
* Quy mô dân số
- Tổng số dân Việt Nam ngày 01/4/2009 là 85.789.573 người; trong đó
thành thị 25.374.262 (29,6%); nông thôn là 60.415.311 (70,4%).


21

- Ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam đã đạt mốc 90 triệu. Về quy mô dân
số, Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á; thứ 14 thế giới. Mật độ dân số 271
người/km2, nằm trong tốp quốc gia có mật độ cao.
- Năm 2014 dân số Việt Nam đạt 90,7 triệu (1/4/2014).
Theo dự báo:
- Năm 2019 dân số Việt Nam khoảng 94,7 triệu.
- Năm 2050 dân số Việt Nam khoảng 104 triệu.
QUY MƠ DÂN SỐ (THEO GIỚI TÍNH, THÀNH THỊ/NƠNG THƠN VÀ VÙNG) NĂM
2009
Đơn vị tính: Người
Vùng KT-XH
Tổng số
Nam
Nữ
Thành thị Nơng thơn
Tồn quốc
85.789573 42.482549 43.307024 25.374262 60.415311
Trung du và Miền núi phía Bắc
11.064449 5.529524 5.534925 1.772059
9.292390
Đồng bằng sơng Hồng

19.577944 9.647717 9.930227 5.721184 13.856760
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải 18.835485 9.331599 9.503886 4.530450 14.305035
miền Trung
Tây Nguyên
5.107437 2.583501 2.523936 1.419069
3.688368
Đông Nam Bộ
14.025387 6.844678 7.180709 8.009167
6.016220
Đồng bằng sông Cửu Long
17.178871 8.545530 8.633341 3.922333
13.256538

* Phân bố dân số và tỷ lệ tăng dân số theo vùng
Phân bố dân số là khía cạnh quan trọng của phát triển. Các số liệu của
Bảng DÂN SỐ, TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ THỜI KỲ 1999-2009 cho thấy, dân số
phân bố không đều, khác biệt giữa các vùng.
DÂN SỐ, TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ THỜI KỲ 1999-2009
Vùng kinh tế - xã hội
Tồn quốc
Trung du và miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền
Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

1999


2009

76.323173 85.789573
10.033878 11.064449
17.852989 19.577944
18.087097 18.835485

Tỷ lệ tăng dân số bình quân
năm thời kỳ 1999-2009 (%)
1,2
1,0
0,9
0,4

4.059928 5.107437
10.158606 14.025387
16.130675 17.178871

2,3
3,2
0,6

Nguồn: 1999: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam 1999: Kết quả toàn bộ, Nhà xuất bản Thống kê, 8/2001.
Cụ thể là:
Dân số thời kỳ 1999-2009:
- Vùng đông nhất:
Đồng bằng sông Hồng (19.577.944).
- Vùng ít nhất:
Tây Ngun (5.107.437).

- Đồng bằng sơng Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long: châu thổ của hai
hệ thống sơng lớn, có đất đai màu mỡ, điều kiện canh tác tốt nên chiếm 43% dân
số.


22

- Trung du - miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: vùng núi cao, điều kiện
khó khăn, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số, chỉ có 19% dân số.
Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 1999-2009:
- Tỷ lệ tăng dân số cao nhất: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên (cao hơn bốn
vùng khác; Vì ngồi tỷ lệ sinh, 2 Vùng này mức độ nhập cư lớn hơn.
- Tỷ lệ tăng dân số thấp nhất: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
0,4%/năm (vùng có quy mơ dân số lớn thứ hai của cả nước)
- Tiếp theo là Đồng bằng sơng Cửu Long (0,6%/năm), là vùng có số dân
đơng thứ ba của cả nước.
- Tỷ lệ tăng dân số cao nhất: Đơng Nam Bộ (3,2%/năm). Trong đó:
+ Thành phố Hồ Chí Minh 3,5%/năm, cao hơn cả vùng;
+ Bình Dương 7,3%/năm, gấp 2,3 lần so với cả vùng.
Tây Nguyên là vùng có dân số, mật độ dân số thấp nhất (5,1 triệu; mật độ
93 người/km2), song do tốc độ nhập cư lớn, vì vậy tỷ lệ tăng dân số là
2,3%/năm.
* Mật độ dân số
Với mật độ dân số 259 người/km2, Việt Nam là một trong những nước có
mật độ dân số cao trong khu vực và thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ
ba khu vực Đông Nam Á (sau Philíppin: 307 người/km2; Singapo: 7.486
người/km2); đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực Châu Á.
* Nhịp độ gia tăng dân số biến đổi qua các thời kì
Số liệu ở Bảng Quy mơ dân số và tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 1979-2009
cho thấy, từ năm 1999 dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu: 85.790/2009 76.323/1999, bình quân tăng 947 nghìn/năm.

Tỷ lệ tăng giữa hai lần tổng điều tra năm 1999-2009 là 1,2%/năm; thời kỳ
này có tỷ lệ tăng thấp nhất 30 năm qua. Thời kỳ 1979-1989 là là 2,1%/năm; thời
kỳ 1989-1999 là 1,7%/năm.
Quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 1979-2009
Năm
Dân số (nghìn người) Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (%)
1979
52742
1989
64376
2,1
1999
76323
1,7
2009
85790
1,2
Chú ý: Thời kì 1931-1960, tốc độ gia tăng dân số trung bình là
1,85%/năm. Dân số tăng nhanh vào thời kỳ 1965-1975 với mức tăng trung bình
trên 3%/năm.
Nguồn: 1979, 1989, 1999: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở
Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả sơ bộ, Nhà
xuất bản Thế Giới, 9/1999, tr.10.
Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.3.3.2. Dân số Việt Nam trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng
Dưới góc độ kinh tế, dân số được chia thành hai nhóm:


23


- Nhóm 1: trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi; trong đó: nam 15-60/64
tuổi, nữ 15-55 tuổi), gồm những người đang có việc làm và những người thất
nghiệp;
- Nhóm 2: dân số phụ thuộc (< 15 tuổi và >= 65 tuổi), gồm trẻ em và
người cao tuổi.
Do mức sinh giảm, nên so với năm 1979, tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân
giảm gần một nửa, từ 43% còn 24%. Ðiều này làm cho tương quan giữa Nhóm
1&2 thay đổi căn bản. Nếu năm 1979, cứ 100 Nhóm 1 có 90 nhóm 2 (90%); thì
năm 2006 giảm cịn 50, năm 2012 còn 44 (non một nửa).
Khi tương ứng 100 người lao động chỉ có 50 người phụ thuộc hoặc ít hơn,
thì đó là cơ cấu dân số vàng; vì lao động nhiều, phụ thuộc ít. Cơ cấu này rất
hiếm, chỉ xuất hiện một lần, kéo dài 30-40 năm trong lịch sử mỗi quốc gia. Ðặc
điểm nổi bật của thời kỳ này là dân số có khả năng lao động (15-64 tuổi) chiếm
tỷ lệ cao.
Thống kê cho thấy, từ năm 2006, Việt Nam đã ở thời kỳ cơ cấu dân số
vàng. Dự báo thời kỳ này kết thúc giữa thế kỷ 21, khi người cao tuổi chiếm
30%, tức là dân số siêu già (Nhật Bản, nhiều nước châu Âu hiện nay). Ðây là
một biến đổi xã hội sâu sắc nhất ở nước ta nửa thế kỷ qua.
TỶ TRỌNG DÂN SỐ NHÓM 1&2 VÀ CHỈ SỐ GIÀ HÓA THỜI KỲ 19892009
Đơn vị tính: Phần trăm

Năm
1989
1999
2009
Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi
39,2
33,1
25,0

Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi
56,1
61,1
68,4
Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên
4,7
5,8
6,6
Chỉ số già hóa
18,2
24,3
35,7
Nguồn:
- 1989: Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989, Kết quả điều tra toàn diện,
Tập 1, tr.16.
- 1999: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
1999, Kết quả điều tra toàn bộ, Nhà xuất bản Thống kê, 8/2001, tr.20.
Một chỉ tiêu biểu thị xu hướng già hoá là Chỉ số già hố, đó là tỷ số giữa
dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Chỉ số
này phản ánh cấu trúc dân số phụ thuộc.
Bảng TỶ TRỌNG DÂN SỐ NHÓM 1&2 VÀ CHỈ SỐ GIÀ HÓA THỜI
KỲ 1989-2009 cho biết chỉ số già hoá các năm 1989, 1999 và 2009. Chỉ số già
hoá tăng từ 18,2%/1989 lên 24,3%/1999, và 35,7%/2009 (Đơng Nam Á là 30%).
Điều đó cho thấy 30 năm qua, xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra rất
nhanh.
Bảng này cho thấy, năm 2009, dân số Nhóm 1 là 68,4%; Nhóm 2 là
35,7%. Nghĩa là dân số đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng.
Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nghĩa là số
người trong độ tuổi lao động lớn nhất từ trước đến nay, khi mà một người phụ



24

thuộc được gánh bởi hai người trong độ tuổi lao động. Nói cách khác, tỷ trọng
dân số trong tuổi lao động cao gấp đơi nhóm dân số phụ thuộc.
Việc tận dụng cơ cấu dân số vàng để tạo cơ hội phát triển đã và đang nhận
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Thời
kỳ cơ cấu dân số vàng sẽ không đem lại tác động tích cực nếu khơng có chính
sách phù hợp. Vì vậy, cần có chính sách phù hợp về các lĩnh vực kinh tế,xã hội
như đảm bảo an sinh xã hội cho người già và dễ bị tổn thương, tạo việc làm và
phát triển kỹ năng, bảo đảm bình đẳng giới.
Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng hay còn gọi là thời kỳ cửa
sổ dư lợi dân số. Với cơ cấu dân số vàng, Việt Nam đứng trước kỳ vọng lớn, đó
là có thể cất cánh với sự phát triển thần kỳ như một số nước đã đạt được khi
bước vào thời kỳ này.
Cơ cấu dân số vàng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử mỗi một
quốc gia, là cơ hội có một khơng hai. Cũng từ chính cơ hội này, các con rồng
châu Á đã vươn dậy, xây dựng đất nước với sự phát triển thần kỳ.
Cơ cấu dân số vàng, với nguồn nhân lực dồi dào sẽ trở thành sức mạnh,
biến nước ta thành rồng nhưng cũng có thể khiến chúng ta chất trên mình gánh
nặng. Đặc biệt, trong bối cảnh cơ cấu dân số nước ta đang có sự biến đổi mạnh
mẽ: Tỷ số giới tính khi sinh cao, tốc độ già hóa dân số nhanh, số phụ nữ bước
vào độ tuổi sinh đẻ cao…
Theo GS Gavin Jones - Viện Nghiên cứu châu Á, Trường Đại học Quốc
gia Singapore: Việc tận dụng cơ hội vàng đã đóng góp 2/3 phép màu kinh tế của
các con rồng châu Á. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nó cũng có thể sẽ trở thành
thảm họa nếu một số lượng lớn thanh niên không được đào tạo đầy đủ, gia nhập
một thị trường lao động không đủ sức sử dụng họ.
Theo nhiều chuyên gia, để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, thì đầu tư
đào tạo nguồn nhân lực rất quan trọng; theo đó cần có chính sách đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực. Trong đó, đầu tư để thanh niên tiếp cận các dịch vụ xã hội
có chất lượng, bao gồm cả sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; đào tạo nghề,
cơ hội việc làm có thể mang lại lợi ích giúp phát triển bền vững.
Tại thời điểm 01/7/2014 lực lượng lao động cả nước là 53,7 triệu người,
tăng 0,2 triệu người so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó lao động nam
chiếm 51,4%; lao động nữ chiếm 48,6%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động ước tính 47,3 triệu người, giảm 10,2 nghìn người so với cùng thời điểm
năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 6 tháng đầu năm ước tính
52,7 triệu người, tăng 0,3 triệu người so với cùng kỳ năm 2013, trong đó lao
động khu vực nơng, lâm và thủy sản chiếm 47,2%, lao động khu vực công
nghiệp chiếm 20,7% và lao động dịch vụ chiếm 32,1% (Tỷ lệ tương ứng trong
các khu vực của cùng kỳ năm 2013 là: 47,1%; 20,9% và 32,0%). Trong 6 tháng
đầu năm 2014, số người có việc làm quý I là 52,5 triệu người, tăng 616,1 nghìn
người so với cùng kỳ năm 2013; quý II là 52,7 triệu người, tăng 282,6 nghìn
người.


25

Để tận dụng cơ cấu dân số vàng cho phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước
ta chủ trương, xây dựng hệ thống chính sách dân số hướng tới gia đình có 2 con;
duy trì và kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số vàng.
Quý I/2015:
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời
điểm 01/4/2015 là 53,6 triệu người (tăng 8,8 nghìn người so với cùng thời điểm
năm 2014), bao gồm lao động nam 27,6 triệu người, chiếm 51,5%; lao động nữ
26 triệu người, chiếm 48,5%. Trong đó: thành thị là 17,1 triệu người, chiếm
31,9%; nông thôn là 36,5 triệu người, chiếm 68,1%.
- Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính 52,5 triệu người, bao gồm
21,3 triệu người đang làm việc ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,

chiếm 40,7% tổng số; ngành công nghiệp và xây dựng 13,4 triệu người, chiếm
25,5%; ngành dịch vụ 17,7 triệu người, chiếm 33,8%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,22%, trong đó
khu vực thành thị là 3,17%; khu vực nông thôn là 1,75%. Số người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 24,2% tổng số người
thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ cao đẳng trở
lên của cả nước là 4,39% (cao hơn 2,17 điểm phần trăm so với tỷ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi), trong đó khu vực thành thị là 4,00%; khu vực nông
thôn là 5,11%.
2.3.3.3. Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh
Nói đến Việt Nam, người ta thường nghĩ đến dân số trẻ trung. Nhưng
những dữ liệu mới đây và dự báo cho thấy dân số Việt Nam đang “già hóa” khá
nhanh. Sự già hóa này có ý nghĩa đến nền kinh tế và an sinh mai sau.
Một chỉ số biểu thị xu hướng già hoá là Chỉ số già hoá. Đó là tỷ số % giữa
dân số >60 tuổi với dân số <15 tuổi. Chỉ số này phản ánh cấu trúc của dân số
phụ thuộc. Chỉ số già hoá tăng từ 18,2%/1989 lên 24,3%/1999 và 37,5%/2009.
Điều đó cho thấy xu hướng già hoá ở nước ta diễn ra khá nhanh trong ba thập kỷ
qua.
Tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2009


×