Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

ĐỀ TÀI " Lốp Radian - Tình hình phát triển công nghệ, thị trường và khả năng đầu tư " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.07 KB, 132 trang )


ĐỀ TÀI

Lốp Radian - Tình hình
phát triển công nghệ, thị
trường và khả năng đầu tư

1. GIỚI THIỆU CHUNG 4
1.1. Thành phần và đặc tính kỹ thuật chung của lốp xe 4
1.2 Đặc điểm các thể loại lốp 8
2. LỐP RADIAL 17
2.1 Quy trình sản xuất truyền thống 17
2.2 Một vài cải tiến công nghệ gần đây ở một số cơ sở sản xuất 22
3. TRIỂN VỌNG VÀ CHIẾN LƯỢC NGÀNH SẢN XUẤT LỐP
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU TOÀN CẦU 30
3.1. Vai trò chủ yếu của ngành sản xuất lốp 32
3.2 Cơ cấu ngành sản xuất lốp 34
3.3. Xu hướng công nghệ sản xuất lốp radial hiện tại 38
3.4. Các công ty sản xuất lốp hàng đầu thế giới và tình hình sản
xuất lốp radial 41
4. THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẦU TƯ 94
4.1. Một vài nét giới thiệu chung 94
4.2. Xu hướng tăng giá lốp toàn cầu 97
4.3. Thị trường và đầu tư lốp ở Trung Quốc 98
4.4. Thị trường và đầu tư lốp Ấn Độ 119
5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LỐP RADIAL TẠI VIỆT NAM 129

1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Thành phần và đặc tính kỹ thuật chung của lốp xe
Lốp ô tô bơm hơi được sử dụng phổ biến trên thế giới. Cùng với bộ
giảm sóc, lốp giúp hạn chế bớt độ sóc nảy cho xe khi chạy trên các loại


đường. Căn cứ vào kích cỡ và công dụng mà các loại lốp đều khác nhau
về hình dạng, cấu tạo và tổng trọng lượng. Ví dụ, trọng lượng của lốp
xe con đang sử dụng ở châu âu hiện nay là khoảng 6,5 kg/ chiếc, còn
lốp xe tải là khoảng 53kg/ chiếc. Bảng dưới đây đưa ra so sánh trọng
lượng và độ tải khác nhau của các loại lốp xe ca và tải.
Bảng 1
Loại xe Trọng lượng lốp (kg)
Xe con 6,5 - 9
Xe đa dụng loại nhẹ 11
Xe trọng tải lớn 50
Xe tải kéo 55 - 80
Xe phục vụ nông nghiệp 100
Trọng lượng lốp xe càng lớn (xe phục vụ nông nghiệp) tỷ lệ lượng lốp
chịu tải càng nhỏ. (lốp xe ca và xe tải hiện chiếm khoảng 85% tổng số
lượng lốp các loại sản xuất trên toàn cầu).
Thành phần hóa học của lốp:
Nói chung, khoảng 80% trọng lượng lốp xe ca và 75% trọng lượng lốp
xe tải là hợp chất cao su. Thành phần lốp sản phẩm của các nhà sản
xuất khác nhau thường là hết sức giống nhau. Bảng dưới đây thể hiện
thành phần vật liệu cơ bản của lốp xe con và xe tải.
Bảng 2
Vật liệu Xe con Xe tải
Cao su/ thể đàn hồi 47% 45%
Muội than 21,5% 22%
Kim loại 16,5% 25%
Vải bố 5,5% -
Oxit kẽm 1% 2%
Lưu huỳnh 1% 1%
Phụ gia khác 7,5% 5%
* Một phần của muội than có thể được thay thế bởi silic ở một số loại

lốp.
Lớp chứa khoảng 1,5% các nguyên tố hoặc hợp chất tính theo trọng
lượng. Dưới đây là các thành phần nguyên tố trong lớp cao su:
Bảng 3
Thành
phần
Tên hóa chất Nhận xét Hàm lượng,
% trọng lượng
Y22 Hợp chất chứa
đồng
Thành phần hợp kim
của vật liệu gia cố
bằng kim loại (sọc
dây thép)
Khoảng 0,02%
Y23 Oxyt kẽm Tham gia vào thành Khoảng 1%
phần cao su lốp
Y26 Cadmi Chỉ vết, dưới dạng
hợp chất
Tối đa 0,001%
Y31 Chì
Hợp chất chứa
chì
Ở mức độ vết Tối đa 0,005%
Y34 Dung dịch axit
hoặc axit dạng
rắn
Axit stearic dưới
dạng rắn
Khoảng 0,3%

Y45 Hợp chất
halogen hữu cơ

Cao su butyl halogen Hàm lượng
halogen, tối đa
0,1%
Đặc tính nhiệt:
Trị giá nhiệt tính bằng calo tịnh của 1 chiếc lốp là vào khoảng 32 -34
MJ/kg (triệu jun/kg). Một tấn lốp có giá trị năng lượng tương đương 1
tấn than chất lượng cao hoặc tương đương 0,7 tấn dầu đốt. Bảng so
sánh dưới đây cho thấy mức độ năng lượng giữa lốp cao su với các
nhiên liệu khác.
Bảng 4
Nhiên liệu Thể loại Dung lượng nhiệt
Khí Tự nhiên 1.000 BTU/ft
3

TDF Nhiên liệu do lốp cung cấp 15.500 BTU/pao
Than Cận bitum 10.500 BTU/pao
Than Bitum 12.700 BTU/pao
Gỗ Gỗ ướt/nhiên liệu nghiền 4.375 BTU/pao
Mức độ phát cháy của lốp giống như của bất kỳ sản phẩm hyđrocacbon
nào, đều sản sinh ra CO
2
, nước cùng với các thải rắn. Nồng độ lưu
huỳnh ở lốp (khoảng 1%) thấp giống như than và thấp hơn nhiều so với
một số loại dầu.
1.2 Đặc điểm các thể loại lốp
Ngay từ năm 1949, hãng Michelin, Pháp đã cho ra đời những chiếc lốp
xe radial đầu tiên, nhưng vào thời đó nó chưa gây được sự chú ý mặc

dù có nhiều ưu điểm so với lốp mành chéo (bias) thông thường.
Nguyên nhân chủ yếu khiến lúc đó chưa thể ứng dụng rộng rãi lốp
radial do lúc đó hầu như chưa có hệ thống đường cao tốc, vì loại lốp
này chạy trên đường tốt mới phát huy hết tính ưu việt của nó.
Cho đến năm 1955, hệ thống đường cao tốc ở các nước tiên tiến hình
thành; lốp xe loại mành chéo khi chạy trên đường cao tốc phát sinh
nhiệt nhiều nên tuổi thọ của nó bị giảm mạnh (tuổi thọ trung bình của
lốp mành chéo trên đường thông thường là 25.000 km). Vì vậy, người
ta bắt đầu chú ý đến việc sử dụng lốp radial và ngành sản xuất xe hơi
đã cải tiến để theo kịp những ưu điểm sử dụng mà lốp radial mang lại.
Lốp xe thông thường phải có săm bên trong nên khi chạy tốc độ cao
không an toàn. Mục tiêu mà lốp radial đạt được là đã tạo ra tổ hợp lốp
săm thành một sản phẩm (hay gọi là lốp không săm). Tốc độ radial hóa
lốp xe trên thế giới kể từ thời kỳ sau đó ngày càng tăng nhanh và các
nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Pháp từ sau thời kỳ đó đã dần dần
sản xuất 100% lốp radial. Kể từ năm 1990, tất cả các xe con xuất xưởng
của họ đều lắp lốp radial.
Bảng dưới đây đưa ra so sánh hai loại lốp radial và lốp mành chéo
(bias).
Bảng 5
Lốp radial Lốp mành chéo (bias)
Vải thân lốp có góc O
o
(hướng tâm)

Vải thân lốp chéo góc - 50
o

Ít sinh nhiệt Do tầng vải đặt chéo góc nhau,
gây ma sát lớn, sinh nhiệt nhiều

Hoãn xung thép, có góc độ cao 62
o
-
74
o

Hoãn xung vải với góc độ 50
o
-
58
o

Mặt lốp tiếp xúc tốt với mặt đường,
tránh tình trạng "vặn vẹo" khi di
chuyển, vì vậy ít mòn hơn (độ mài
mòn giảm 50%)
Mặt lốp không tiếp xúc tốt với
mặt đường, gây ra tình trạng "vặn
vẹo" khi di chuyển làm mặt lốp
mau mòn
Chiều cao mặt cắt lốp thấp, lốp
vững chắc hơn, đáp ứng nhanh khi
bẻ lái, an toàn hơn
Chiều cao mặt lốp cao, lốp không
vững chậm đáp ứng khi bẻ lái
không an toàn bằng lốp radial
Tuổi thộ lốp cao, trọng lượng lốp
nhẹ, giảm tiêu tốn nguyên liệu thiên
nhiên
Tuổi thọ thấp, trọng lượng nặng

hơn tiêu tốn nhiều cao su
Thường được chế tạo dưới dạng lốp
không săm (tubeless) không bị mất
Lốp phải có săm đi kèm
áp lực đột ngột và không phải dừng
xe thay lốp mỗi khi cán phải đinh
hoặc vật nhọn. Các hãng sản xuất
xe hơi đặt kế hoạch từ năm 2006 sẽ
không thiết kễ chỗ để lốp dự phòng
trên xe hơi
Tiêu hao nhiên liệu thấp do giảm
ma sát trên mặt đường, kháng lăn
thấp
Tiêu hao nhiên liệu nhiều
Lốp radial cho độ bền cao gấp hai
lần lốp bias
Chi phí sản xuất loại lốp radial
không cao hơn 30% so với lốp bias
Độ bền và chi phí sản xuất bias
thấp hơn lốp radial
Lốp radial làm cho xe chạy an toàn
hơn ở tốc độ cao, hiệu quả hãm
phanh tốt hơn khi đường ướt
Xe chạy kém an toàn ở tốc độ
cao
1.3 Cấu tạo lốp xe
Các vạch lằn gai cấu trúc trên mặt lốp là phần để lốp tiếp xúc với mặt
đường. Việc lựa chọn đúng thiết kế các vạch lằn gai lốp sao để lốp đáp
ứng các ứng dụng riêng, tạo được sự khác biệt và theo yêu cầu của
khách hàng.

Một thiết kế các vạch lằn gai thích hợp ở lốp xe sẽ mang lại lợi ích sau:
* Làm tăng độ bám dính của lốp trên mặt đường.
* Xe chạy với độ ổn định cao hơn.
* Tăng độ bền xe.
Cấu trúc (các rãnh Sipes): các rãnh nhỏ giống như rãnh hoa sâu giữa
các khối trên mặt lốp, làm tăng số cạnh bám, qua đó làm gia tăng độ
bám dính của lốp trên mặt đường, giúp xe vận chuyển tốt hơn, nhất là
khi đi trên đường băng trơn, tuyết phủ và bùn nhão.
Cấu trúc mặt lốp tạo thành khối (block): chức năng chủ yếu của các
khối mặt lốp là làm tăng bộ bám dính mặt đường cho lốp.
Cấu trúc thành khối sọc nổi (Ribs): nằm giữa các khối mặt lốp tạo ra
đai nối chu vi
Cấu trúc thành các khía lõm: trên mặt lốp giúp tăng khả năng làm mát
lốp
Vai lốp: là nơi tiếp xúc liên tục với mặt đường trong khi xe chạy.
Tỷ lệ khe rỗng: số lượng khe rỗng trên mặt lốp thấp có nghĩa là sẽ có
nhiều phần cao su của lốp tiếp xúc với mặt đường. Tỷ lệ khe rỗng cao
thì sẽ làm tăng khả năng thoát nước cho lốp khi tiếp xúc mặt đường.
Tùy mục đích sử dụng mà người ta sản xuất ra loại lốp tỷ lệ khe rỗng
khác nhau.
Rãnh hoa (Grooving): là các khe rỗng để tạo rãnh thoát nước trên mặt
đường ướt; đây là cách hiệu quả nhất làm nước chảy được từ phía trước
ra sau lốp.
Rãnh hoa được thiết kế theo chu vi sẽ tạo ra khoảng cách thoát nước
ngắn nhất từ mặt trước lốp tới phần viền sau khi tiếp xúc mặt đường.
Các mẫu hoa lốp:
* Dạng sọc: các rãnh hoa chạy theo đường chu vi lốp.
- ưu điểm khi sử dụng loại lốp này là làm giảm ma sát, đồng thời giúp
ổn định hướng lái và kiểm soát được xe nhờ sức cản ngang. Hoa lốp
dạng sọc phù hợp với xe tốc độ cao vì mức độ phát sinh nhiệt thấp.

- Nhược điểm chủ yếu của hoa lốp loại này là tạo độ phanh yếu và độ
bám dính mặt đường gia tăng khi đường ướt.
- Ứng dụng phù hợp với xe đi trên mặt đường lát, xe tải hoặc xe ca trục
lái.
* Dạng vấu (gờ): hoa lốp được cấu tạo các rãnh vuông góc với chu vi
lốp.
- ưu điểm chính của mẫu lốp loại này là tạo lực hãm và độ bám dính
mặt đường rất cao.
- Nhược điểm lớn nhất của loại lốp này là gây tiếng ồn lớn khi chạy tốc
độ cao. Thực tế, loại lốp này không phù hợp với tốc độ cao vì độ ma sát
của chúng lớn.
- Ứng dụng phù hợp với xe đi trên đường nhiều bùn lầy, thường được
lắp vào bánh sau xe chở khách, xe tải công nghiệp và xe tải tự đổ, tự lật.
* Dạng sọc - vấu: là dạng kết hợp giữa dạng sọc và vấu
- Đặc điểm chính loại lốp này là có sọc ở giữa để định hướng, trong khi
phần vai lốp cấu tạo dạng vấu tạo độ hãm và lực lái tốt.
- Ứng dụng phù hợp với các loại xe chạy trên cả đường lát lần đường
lầy lội Loại lốp này được sử dụng cả ở bánh trước lẫn bánh sau của
xe tải và xe bus.
* Dạng vân khối: loại lốp có vấu chia thành từng khối nhờ các rãnh dọc
theo cả chu vi lẫn với rãnh ngang.
- Ưu điểm: lốp vân khối tạo khả năng kiểm soát lái tốt, ổn định khi
chạy trên đường phủ tuyết hoặc đường ướt, có đặc tính rẽ nước tốt khi
chạy trên đường ướt.
- Nhược điểm: vì khối vân trên lốp nhỏ nên lốp thường có trọng lượng
lớn hơn.
- Ứng dụng thích hợp với các loại xe chạy vào mùa đông, hoặc làm lốp
xe chở khách tất cả các mùa, cũng như làm lốp sau cho các xe thông
thường.
* Dạng hoa lốp bất đối xứng:

Hoa lốp hai bên mặt khác nhau được thiết kế để đáp ứng yêu cầu đối
nhau giữa khả năng bám của lốp trên mặt đường khô và rẽ nước mặt
đường ướt. Loại lốp này phù hợp với xe chạy rẽ quặt góc tốc độ cao vì
chúng có diện tích tiếp xúc mặt đường lớn giúp giảm sức tải bề mặt lốp.
- Lốp cấu trúc bất đối xứng thường phải được lắp đúng cách.
- Ứng dụng thích hợp cho các loại xe chạy chức năng cao và làm lốp xe
mô tô đua.
* Dạng hoa lốp định hướng: hoa lốp được tạo thành nhờ các rãnh rẽ
ngang hai bên lốp theo cùng một hướng.
- ưu điểm của loại hoa lốp theo định hướng này là tạo ra lực lái và hiệu
quả phanh tốt, hoa định hướng cấu tạo riêng trên lốp tạo ra độ rẽ nước
cao, có nghĩa sẽ rất ổn định khi chạy trên đường ướt nước.
- Hoa lốp định hướng phải được gia tăng ở hai phía theo hướng vằn lốp
chính.
- Ứng dụng phù hợp với xe ca chạy tốc độ cao.
1.4. Quy cách chung khi trình bày sản phẩm lốp
Giải thích chung về:
Mã hiệu lốp "185/60 R14 - 82 H"
* 185 - Ba chữ số đầu của cỡ lốp thể hiện bề rộng của dấu lốp in trên
mặt đường tính bằng milimét.
* 60 - Tỷ lệ bề cao/ bề rộng tính theo % (tỷ lệ bình diện). Hình trông
nghiêng của lốp phù hợp với tỷ lệ bình diện. Tỷ lệ bình diện 60 có
nghĩa là chiều cao của lốp bằng 60% chiều rộng. Chiều cao tính bằng
mét.
* R - Tiêu chí thể hiện cấu tạo lốp có bố tỏa tròn radial. Hầu hết lốp xe
hiện nay đều có bố tỏa tròn (dạng radial) để đảm bảo độ bền, bám
đường và hiệu suất sử dụng cao. Xe tải và xe cộ lớn thường vẫn được
lắp lốp mành chéo (bias) tuy rẻ tiền hơn và trong thời gian tới cũng vẫn
được sử dụng rộng, nhưng khi chạy tốc độ lớn thì sẽ không bền.
* 14 - cỡ viền/ đường kính bánh xe: được thể hiện bằng đơn vị đo

"insơ", là cỡ vành thép hoặc nhôm để gắn lốp. Cỡ vành từ 10 insơ (loại
xe nhỏ) tới 17 insơ hoặc 19 insơ (ở xe to hơn).
* 82H - Chỉ số tải và vận tốc: lốp chịu được tốc độ cao T có thể đạt
mức chạy 190 km/giờ. Tốp vận tốc H có thể chạy tối đa 210 km/giờ.
lốp vận tốc V có thể chạy ở tốc độ 240 km/giờ.
Chỉ số tốc độ: chỉ số vận tốc ở lốp radial được đưa ra dưới đây là con
số thể hiện tốc độ tối đa:
Chỉ số dặm/giờ km/giờ
P 93 150
S 112 180
T 118 190
U 125 200
H 130 210
V 149 240
W 168 270
Y 186 300
2. LỐP RADIAL
2.1 Quy trình sản xuất truyền thống
Việc sản xuất lốp radial được khởi đầu bằng nhiều loại nguyên liệu,
chất mầu, hóa chất, các chất liệu cao khác nhau, sợi vải bố, tanh, v.v
Quy trình sản xuất lốp bắt đầu từ khâu pha trộn cao su nguyên liệu với
dầu công nghệ, muội than, bột mầu, chất chống oxy hóa, chất gia tốc và
các phụ gia khác. Hợp chất chung tạo thành sẽ hội tụ đầy đủ các đặc
tính từ mỗi thành phần tạo nên chúng.
Các chất tham gia được trộn chung trong một máy nhào trộn lớn trong
điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Các chất thành phần sau khi nhào
trộn với nhau trở thành hỗn hợp dính màu đen rất nóng, để sau đó có
thể được cán nhiều lần.
Hỗn hợp cao su làm nguội có thể dưới nhiều dạng. Sau khi được tạo
thành dạng phổ biến nhất là tấm phẳng, cao su được chuyển sang máy

cán dập (từng cặp rulo quay lớn sẽ nhào nặn, pha trộn hợp chất này,
biến nó thành chất liệu phù hợp với từng bộ phận trên lốp) rồi đưa sang
bộ phận chia thành từng thỏi để truyền theo băng chuyền đến nơi ép
thành sườn, vành và các phần khác của lốp.
Một thành phần khác cấu thành nên vỏ lốp là bố vải: Các cuộn bố vải
lớn được chế tạo giành riêng cho lốp có thể từ các chất liệu: polyeste,
rayon, hoặc nilon. Hầu hết lốp xe chở khách hiện nay sử dụng loại bố
polyeste. Phần vành lốp (còn gọi là mép lốp) được gắn tanh thép chịu
sức căng lớn, làm cho lốp có thể lắp khít vành bánh xe.
Lốp radial được thiết kế căn cứ trên hai đặc điểm: nguyên liệu tạo lớp
kép ở lốp radial là cao su tổng hợp, (thường gọi là cao su chống thấm
khí (inner-line) có đặc tính không thấm khí nên lốp không cần săm đi
kèm như các loại lốp cao su thông thường khác.
Trước khi được đưa vào khuôn rập, lốp phải trải qua công đoạn tạo
dáng để phù hợp với kích cỡ dự định. Tại đây khung thép được đưa vào
tạo hoa gai lốp và là phần cuối cùng trong quá trình ép lốp. Sau phần
quay rulo, khuôn ráp sẽ ép kết cấu các thành phần lốp với nhau. Lốp
radial thành phẩm được đưa sang bộ phận kiểm định và xử lý bảo
dưỡng.
Công đoạn ép thành hình và lưu hóa là nơi lốp được định hình và tạo
các vân lốp. Khuôn nóng gồm các bánh ép định hình lớn bằng thép sẽ
tạo dáng và lưu hóa lốp. Tại đây các thông tin quy định về lốp radial
cũng được đưa vào in tại vùng hông lốp.
Lốp radial khi ép thành hình được xử lý ở môi trường 300
o
C trong 12 -
25 phút, tùy theo từng kích cỡ, rồi theo dây chuyền đến bộ phận giám
định thành phẩm.
Lốp không đạt tiêu chuẩn bị loại bỏ ngay. Kiểm định chi tiết có thể
được các giám định viên thực hiện bằng mắt và tay. Ngoài ra còn phải

kiểm định bằng X quang để phát hiện các chi tiết lỗi tiềm ẩn bên trong.
Để sản xuất ra loại lốp radial loại A cần có: sợi thép, nylon, sợi aramic,
rayon, bông thủy tinh, hoặc polyeste (thường người ta sử dụng kết hợp:
sợi polyeste trong mành lốp với sợi thép trong đai lốp và mép lốp cho
hầu hết lốp xe radial chở khách).
Cao su: tự nhiên và nhân tạo (có hàng trăm loại polyme)
Hóa chất gia cố: muội than, silic, nhựa
Chất chống lão hóa: chất chống oxy hóa, chất chống ozon hóa, sáp
parafin
Chất tăng kết dính: muối coban, đồng thau bọc dây, nhựa bọc sợi
Chất lưu hóa: Chất xúc tiến lưu hóa, hoạt hóa, lưu huỳnh
Chất hỗ trợ xử lý: dầu, chất làm mềm, chất giải keo, chất tăng độ
dính.
Thí dụ về đơn pha chế thành phần cao su cho lốp radial cho xe con phổ
biến nhất mã A P 195/75R 14 có trọng lượng khoảng 21 pao cần số
nguyên liệu như sau:
- 5 pao cao su tổng hợp (30 loại khác nhau)
- 4 pao cao su tự nhiên (có 8 loại khác nhau)
- 5 pao muội than ( 8 loại khác nhau)
- 1 pao dây thép làm đai
- 1 pao sợi thép tanh lốp
- 3 pao các loại hóa chất, sáp, dầu, chất mầu khác nhau, v.v
Tỷ lệ % điển hình giữa cao su tổng hợp/tự nhiên trong các loại lốp khác
nhau như sau:
Lốp xe con 55%/ 45%
Lốp xe tải nhẹ 50%/ 50%
Lốp xe đua 65%/ 35%
Lốp xe chạy tốc độ thấp 20%/ 80%
Bảng 6: Kích thước, tải trọng, áp suất bơm của các loại lốp radial


Lốp mới Tải trọng Tố
c đ
Quy cách Mã
vành
Bề
rộng
max
(mm)

Đường
kính
(mm)
Áp suất
bơm
(kg/cm
2
)
Chỉ
số tải

Tải
trọng
tốc độ

hiệu
tốc
độ
Tố
c đ
đa (km/h)

155/65R13 4.50 163 526-938

2.4 73 365 P
150
165/65R13 5,00 177 538-550

2,4 77 412 P
150
145/70R13 4,50 156 528-540

2,4 71 345 P
150
145/80R13 4.50 152 555-569

2,4 75 387 P
150
175/70R 5.0 184 569-583

2,4 82 475 P
150
175/R13C 5,0 187 603-621

4,5 92S 730 P
150
97D 690
185/70R13 5,5 197 582-598

2,4 86 530 P
150


2.2 Một vài cải tiến công nghệ gần đây ở một số cơ sở sản xuất
Trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, một cải tiến có thể diễn ra dưới
ba dạng khác nhau như sau: cải tiến thị trường được coi là đổi mới cách
bán hàng; cải tiến sản phẩm có sẵn nghĩa là làm cho nó tốt hơn so với
các hãng cạnh tranh và cải tiến công nghệ sản xuất có nghĩa là tạo ra hệ
thống sản xuất mới từ cơ sở sẵn có.
Công nghệ MIRS: Cuộc cách mạng cải tiến công nghệ sản xuất có tên
gọi MIRS của hãng Pirrelli (Italia) bao hàm cả lĩnh vực công nghệ,
thiết bị và nguyên liệu. Sản phẩm và thị trường của hãng này vẫn thế
nhưng công nghệ được cải tiến đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn về cả
quan niệm và sản phẩm mới.
Xí nghiệp xây dựng trên cơ sở công nghệ MIRS thường nhỏ, năng động,
nên có thể dễ chuyển đổi khi cần thiết, giảm được chi phí sản xuất và
thời gian. Cải tiến mang tính hiện đại của loại xí nghiệp này đã làm cho
nó khác hẳn các xí nghiệp lớn khác đang sản xuất bằng công nghệ cũ.
Công nghệ cải tiến đã tạo ra khả năng biến đổi các xí nghiệp sản xuất
lốp truyền thống cồng kềnh thành mô hình nhỏ và gọn nhẹ (MIRS của
Italia nói riêng và một số hãng khác trên toàn cầu).
Từng pha trong công nghệ sản xuất của MIRS từ khâu thiết kế tới toàn
bộ các khâu sản xuất khác đến khi ra thành phẩm được kiểm soát bằng
công nghệ tin học và được điều khiển chính xác toàn bộ chu trình sản
xuất với tốc độ cao: từ cao su tới khi ra lò một chiếc lốp chỉ mất ba
phút không gián đoạn, không tạo bán sản phẩm qua các pha trung gian
và ít tiêu tốn năng lượng. Phần mềm điều khiển toàn bộ các pha sản
xuất với các thao tác và công đoạn:
* Điều vận các robot
* Chuyển nguyên liệu tự động
* Lựa chọn cỡ lốp và qua đó lựa chọn thiết bị gia công
* Sản xuất vỏ lốp
* Lưu hóa

* Kiểm tra chất lượng
* Xử lý sản phẩm
Công nghệ MIRS có thể được coi là một thiết kế phần mềm vi tính hóa
duy nhất, bắt đầu từ khâu xác định quy cách sản phẩm, quyết định thiết
kế khuôn một cách tự động, lựa chọn nguyên liệu, thiết kế thiết bị gia
công và giám sát toàn bộ các pha sản xuất tới khi dây chuyền sản xuất
cho ra sản phẩm hoàn hảo. Một phần mềm tương tự có vai trò điều
khiển robốt và chu kỳ hoạt động của nó phù hợp từng pha sản xuất.
Bí quyết thật sự của toàn bộ hệ thống năng động của MIRS nằm ở chỗ
thống nhất hoàn toàn từ khâu thiết kế sản phẩm tới toàn bộ quy trình
sản xuất.
Giải pháp "Creel room"
Trong quy trình sản xuất lốp radial, sự có mặt của độ ẩm cao khiến cho
sợi thép dễ bị rỉ, ảnh hưởng tới tốc độ, giảm độ bền lốp và hậu quả của
quá trình hóa rỉ đã làm mối kết nối giữa sợi thép và cao su dễ bong.
Công nghệ sử dụng giải pháp "creel room" sẽ giúp duy trì được độ ẩm
tương đối trong quy trình sản xuất lốp từ 20 + 5% ở nhiệt độ 25 + 5
o
C.
Sợi mành hướng tâm (radial) là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất
trong công nghệ sản xuất lốp radial. Nhược điểm duy nhất ở đây là sợi
thép mềm căng ngang dễ bị rỉ sau một thời gian thường làm cho lốp
nhanh thủng và bị xé rách. Nếu dùng sợi bọc nilon bên ngoài thép có
thể giảm bớt được quá trình hóa rỉ, nhưng cách tốt nhất ở đây là cải
thiện môi trường sản xuất để không xẩy ra quá trình hóa rỉ cho sợi thép.
Các nhà sản xuất lốp thường theo đuổi nhiều công nghệ khác nhau để
sản xuất ra loại lốp nhiều lớp đạt kết quả tốt. Một số nhà sản xuất chỉ sử
dụng sợi thép gia cường, một số khác lại gia cố sợi thép bằng các mối
đan chéo.
Trong buồng "creel room", nơi thao tác tháo sợi bố vải và thép ra khỏi

vòng cuốn thường trong trạng thái độ ẩm cao nên tiềm ẩn nguy cơ rỉ
hóa làm lốp không bền, giải pháp khử độ ẩm trong vùng thao tác này
trở thành một trong các bí quyết sản xuất lốp bền. Các hãng sản xuất
lốp thường cải thiện môi trường trong "creel room" nhờ sử dụng biện
pháp "Bry-air" (lắp đặt một số máy hút ẩm có chất lượng cao để duy trì
độ ẩm ở 20 + 5%). Môi trường ẩm xung quanh "creel room" rất dễ
thấm vào lớp mành vừa được gia công trong buồng "creel room", vì thế
không đưa sản phẩm ra khỏi "creel room" trừ khi nó ở nhiệt độ cao hơn
điểm nhiệt độ đổ mồ hôi (ngưng hơi) ở môi trường bên ngoài.
Thực tế đã chứng minh lốp radial được sản xuất tuân thủ quy trình xử
lý nói trên có tuổi thọ cao hơn lốp sản xuất thông thường.
Công nghệ sử dụng nitơ cao áp và hơi nước lưu hóa cao su ở lốp radial.
Các nhà sản xuất lốp radial cho các loại ô tô và xe tải lớn thường tiến
hành lưu hóa các hợp chất cao su cấu thành nên lốp ở nhiệt độ và áp
suất tăng cao ngay tại nơi đặt các khuôn ép tạo mép lốp. Môi trường
nitơ cao áp và hơi nước có thể được sử dụng vào lúc đúc khuôn hoặc
dùng để lưu hóa lốp.
Việc sử dụng nitơ và hơi nước mang lại hai lợi ích chính: Thứ nhất,
nhờ cùng bơm hơi nước nhiệt độ cao và nitơ áp suất cao, người ta có
thể tạo ra một chu trình lưu hóa tuần hoàn, trong đó nhiệt độ và áp suất
tách biệt, không phụ thuộc nhau, tạo nên kết quả tối ưu. Nhờ vậy sẽ
tránh không phải sử dụng hệ thống nước nóng cao áp thường gây hư

×