Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.81 KB, 11 trang )

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT

MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN
(Hình thành kỹ năng đếm ở trẻ mẫu giáo 5 tuổi)
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Tầm quan trọng - Lý do chọn đề tài:
- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về
nhân cách con người phát triển toàn diện.
Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động làm quen với Toán
tức là hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một
nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non.
Hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nhằm góp
phần phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ và chuẩn bị
cho trẻ học tập ở trường phổ thông. Vì vậy, trong quá trình hình thành các
biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo là người
tổ chức hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ, trẻ
giữ vai trò chủ động, tích cực nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng
phát triển năng lực nhận thức và hành động. Trong quá trình hoạt động
hình thành nên các mối quan hệ giữa giáo viên và cá nhân trẻ, giữa giáo
viên và tập thể trẻ, giữa trẻ và trẻ điều này tác động rất lớn đến hình thành
nhân cách cho trẻ sau này.
Từ cơ sở lý luận trên tôi nghĩ vai trò của giáo viên rất quan trọng
trong việc tổ chức các hành động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán ban
đầu cho trẻ. Nên tôi đã chọn đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ
HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN" (Hình thành kỹ năng đếm
ở trẻ mẫu giáo 5 tuổi)
2/ Phạm vi đề tài:




2

Với đề tài trên tôi chỉ áp dụng ở phần kỹ năng đếm. Đối với đối
tượng là trẻ 5 tuổi ở lớp Mẫu giáo, lớp lớn 6, trường MGBC Ánh Hồng.


3

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hiện nay theo quy định của Bộ Giáo dục, chương trình giáo dục
mầm non hoạt động làm quen với Toán cần cung cấp cho trẻ các biểu
tượng toán sơ đẳng. Theo tôi việc hình thành kỹ năng đếm là yếu tố quan
trọng để trẻ phát triển tư duy đồng thời giúp trẻ nắm được kỹ năng tính
toán.
Muốn trẻ học tốt môn Toán trước hết giáo viên cần phải hình thành
cho trẻ kĩ năng đếm thành thạo từ đó trẻ sẽ lĩnh hội được những kiến thức
đã học và vận dụng vào thực tế đồng thời có một nền tảng vững vàng để trẻ
học tốt môn Toán ở các lớp trên.
II. CƠ SỞ THỰC TIẾN:
1/ Thực trạng ban đầu:
- Nhiều năm liền tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo
lớn và đây cũng là lớp điểm của trường. Qua quá trình công tác giảng dạy
tôi thấy có những khó khăn và thuận lợi sau:
a) Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường.
- Bản thân nhiều năm liền thực hiện các chuyên đề của trường đạt kết
quả và chọn giáo viên dạy lớp điểm.

b) Khó khăn:
Bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn sau:
+ Về cơ sở vật chất:
- Lớp học chật hẹp không đủ diện tích.
- Gọi là lớp điểm tuy nhiên sự đầu tư về cơ sở vật chất của trường
còn ít.
- Số học sinh chưa qua mẫu giáo nhỡ còn nhiều chiếm 50% trong
lớp. Hầu hết các cháu chưa biết kỹ năng đếm.


4

- Mặt khác đa số phụ huynh chỉ thích cô giáo ra những phép tính (+),
(-) vào vở cho con mình chứ phụ huynh không cần tìm hiểu con em mình
được học làm quen với toán ở trường mầm non là như thế nào?

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Từ những thực trạng trên tôi nghĩ rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động
làm quen với toán là một hoạt động rất khó. Nhưng nếu không tìm ra
những biện pháp thực hiện thích hợp thì trẻ cũng như cô giáo gặp rất nhiều
khó khăn, và hoạt động sẽ cứng nhắc. Từ đó tôi đã cố gắng tìm tòi những
biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện tốt hoạt động cho trẻ làm quen với
toán như sau:
1/ Biện pháp thực hiện:
a) Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:
Thực tế cho thấy ngay trong cùng một độ tuổi không phải trẻ nào
cũng được phụ huynh cho ra lớp đúng 3 năm Mẫu giáo và cũng không phải
trẻ nào cũng có năng lực tiếp thu như nhau. Có trẻ tiếp thu nhanh dễ dàng,
có trẻ tiếp thu chậm và phải cố gắng nhiều, lại có những trẻ có năng khiếu
đặc biệt trong lĩnh hội những kiến thức toán học. Vì vậy ngay vào đầu

năm học tôi tìm hiểu nắm chắc số cháu ra lớp theo thời gian và tìm hiểu rõ
đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, cũng như đặc điểm riêng của từng trẻ
trong các hoạt động và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như: Tình
trạng sức khỏe, khả năng tư duy, ngôn ngữ, chú ý, ghi nhớ ... Mức độ tự
lực trong hoạt động của từng trẻ đồng thời chú ý đến những cá tính của
từng trẻ như tính tự tin, nhút nhát ... Trên cơ sở đó tôi cân nhắc lựa chọn
nội dung dạy học sao cho phù hợp với cả lớp trẻ và với từng trẻ. Đưa ra
những yêu cầu những câu hỏi sao cho tất cả các trẻ đều được phát huy. Đặc
biệt tôi luôn quan tâm đến những trẻ nhút nhát chậm tiếp thu kiến thức hơn
tôi thường gọi và động viên các cháu đó trả lời để trẻ mạnh dạn và tự tin
hơn.
Trong lớp tôi sắp xếp các nhóm với nhau trong hoạt động học, hoạt
động chơi. Trẻ nhanh nhẹn sẽ cùng học cùng chơi với trẻ chậm hơn dần


5

dần trẻ sẽ hình thành hoạt động đều và có ý thức giúp đỡ bạn và trẻ chậm
sẽ tham gia các hoạt động tích cực hơn.
b) Tiến hành nội dung hoạt động:
+ Chuẩn bị các điều kiện.
- Chuẩn bị là công việc rất quan trọng của mỗi giáo viên trong mọi
hoạt động nhằm giúp cho cô tổ chức tốt hoạt động, và giúp trẻ được trải
nghiệm được thực hành vì vậy trong mỗi chủ điểm tôi đều có kế hoạch cụ
thể và chuẩn bị những đồ dùng dạy học gần gũi với trẻ phù hợp với chủ
điểm để cung cấp kiến thức cho trẻ và khi có những đồ dùng trực quan thì
trong quá trình hoạt động của trẻ với sự tham gia của các giác quan vì vậy
việc sử dụng đồ vật trực quan phong phú tạo điều kiện cho tất cả trẻ được
tham gia hoạt động, qua đó trẻ lĩnh hội được các mối quan hệ về số lượng
và về không gian của các vật.

Ví dụ: Ở chủ điểm phương tiện giao thông tôi chuẩn bị một số
phương tiện giao thông và trưng bày trên một mô hình ở một góc để vừa
trang trí cho chủ điểm đó và vừa là hình ảnh trực quan cho trẻ khi hướng
trẻ vào hoạt động chung.
- Về đồ dùng cho mỗi trẻ trải nghiệm:
Tôi làm bộ PTGT cho mỗi trẻ và như vậy bằng một loại đồ dùng tôi
sử dụng được ở hai hoạt động là làm quen với Toán và khám phá khoa học.
Hoặc chủ điểm "Hiện tượng tự nhiên" dạy trẻ về thời gian tôi chọn đề tài
"Đồng hồ của bé".
- Đồ dùng trực quan cho trẻ là chiếc đồng hồ treo tường. Với chiếc
đồng hồ này tôi sử dụng trong việc trang trí lớp theo chủ điểm vừa sử dụng
coi thời gian và vừa dùng để cung cấp kiến thức cho trẻ.
- Về đồ dùng cho trẻ: Tôi dùng những chiếc đĩa nhạc hỏng cho trẻ
tập làm những chiếc đồng hồ ở những giờ hoạt động góc như vậy nó vừa là
sản phẩm của trẻ và được trẻ sử dụng trải nghiệm ở hoạt động toán. Với kế
hoạch chuẩn bị những đồ dùng cô và trẻ cùng chơi cùng làm cùng học như
vậy đã tạo được sự hưng phấn và cảm giác vui vẻ thoải mái cho trẻ.
- Chuần bị về không gian của lớp: Vì lớp học chật cho nên tôi sắp
xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp trang trí để tạo một môi trường mở, một


6

không gian thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng để đồ dùng trực quan cho tất cả
các cháu đều được nhìn thấy.
+ Bồi dưỡng kiến thức cho trẻ:
Dạy trẻ kỹ năng đếm.
- Trẻ mẫu giáo lớn không chỉ học đếm trong phạm vi 10 theo trật tự
xuôi mà trẻ còn cần nắm khả năng đếm ngược. Trong quá trình dạy đếm
cho trẻ tôi chú trọng phát triển khả năng đếm cho trẻ thông qua các trò chơi

luyện tập. Trẻ có thể đếm các nhóm vật có những đặc điểm khác nhau và
được sắp đặt theo các cách khác nhau như: xếp theo đường thẳng, đường
cong, theo hình mẫu hay xếp lộn xộn ...
Và để xác định được số lượng của mỗi nhóm và trả lời được những
câu hỏi: Có bao nhiêu? hay có mấy? Trẻ có thể đếm theo các cách khác
nhau như đếm từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới hay từ
dưới lên trên. Qua các bài tập luyện như vậy giúp trẻ hiểu rằng khi đếm trẻ
có thể đếm từ vật nào bất kỳ và đếm theo hướng bất kỳ nhưng không được
bỏ sót vật hay đếm hai lần với cùng một vật việc sử dụng các dạng bài tập
đếm đa dạng và sự phức tạp dần cách sắp đặt các nhóm vật cùng với việc
thay đổi các đồ dùng dạy đếm có tác dụng củng cố kỹ năng đếm và biểu
tượng về con số của trẻ.
Ngoài ra tôi cho trẻ luyện tập đếm bằng các giác quan khác nhau
trong phạm vi 10 như đếm số lượng các âm thanh chuyển động, đếm bằng
sờ nắn vật thông qua trò chơi.
Ví dụ: Đếm tiếng tích tắc của đồng hồ ...
Trò chơi: "Ai nhanh hơn"
Yêu cầu trẻ sờ vào chiếc túi lấy ra 5 quả khế.
Khi đã hình thành và phát triển kỹ năng đếm thành thạo cho trẻ tôi
thực hiện cho trẻ đếm thầm và tiếp theo là im lặng đếm và hình thành phát
triển sự ghi nhớ có chủ định ở trẻ thông qua các trò chơi.
Ví dụ: Tôi phát cho mỗi trẻ một thẻ bài có số lượng chấm tròn (hoặc
một hình học nào đó) khác nhau và yêu cầu trẻ đếm thầm hoặc im lặng
đếm sau đó trẻ dấu thẻ bài ra sau lưng và nói cho cô biết thẻ bài của con có
hình gì và có số lượng là bao nhiêu.


7

- Đối với những cháu học chưa tốt, ngoài những hoạt động chung ở

lớp tôi áp dụng hình thức dạy học cá nhân hoặc dạy học mọi nơi mọi lúc:
Vào thời gian đón trẻ tôi yêu cầu trẻ giúp cô đếm xem tổ của con đã có bao
nhiêu bạn đến lớp rồi hoặc nhờ trẻ lấy cho cô 5 cây bút chì ... hoặc trong
giờ ăn bảo trẻ lấy chén thìa cho các bạn ở tổ mình.
c) Công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh:
- Sau khi khảo sát trẻ ở đầu năm học và biết được đặc điểm tâm sinh
lý của từng trẻ. Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi trao đổi với phụ
huynh về tình hình của các cháu và tôi chuẩn bị kỹ càng bài tuyên truyền
với phụ huynh về nội dung và những đồ dùng cho trẻ học toán ở trường
mầm non. Để phụ huynh hiểu rõ hơn học toán ở trường mầm non là hình
thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm về kích
thước hình dạng của các vật về khả năng định hướng không gian, thời gian
và mỗi quan hệ giữa các đại lượng.
- Trao đổi với phụ huynh về việc giúp trẻ học toán thông qua trò
chuyện
và nhờ trẻ như lấy chén đũa cho thành viên trong gia đình khi
ăn cơm.
- Vận động phụ huynh mua sắm những đồ dùng học tập cần thiết cho
trẻ.
- Vận động phụ huynh ủng hộ các đồ dùng bỏ như: lon nước yến, lon
sữa, những tờ lịch cũ ...
- Sau khi họp phụ huynh đầu năm và tận dụng được nguồn nguyên
vật liệu của phụ huynh, tôi tham mưu với hiệu trưởng tổ chức một tiết hoạt
động toán mời phụ huynh đến dự để phụ huynh thực tế thấy rõ hơn hoạt
động toán của các cháu và phụ huynh càng thấy những nguyên vật liệu phụ
huynh ủng hộ thật có ý nghĩa.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Từ những biện pháp mà tôi đã áp dụng nêu trên đã thu được một số
kết quả như sau:
100% cháu đã có kỹ năng đếm tốt, trẻ thành thạo trong việc thiết lập

tương ứng 1 : 1 giữa các vật của hai nhóm để nhận biết mối quan hệ số
lượng giữa 2 nhóm và các nội dung biểu tượng khác.


8

- Rèn luyện cho các cháu được tính nhanh nhẹn, tính chính xác và
tinh thần ý thức tổ chức kỷ luật cao.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua nhiều năm tìm tòi học hỏi vận dụng các phương pháp tôi đã đúc
kết được kinh nghiệm sau:
- Trước hết giáo viên phải tận tâm với nghề nghiệp luôn luôn nêu cao
tinh thần trách nhiệm tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, hết lòng
thương yêu và quan tâm đến trẻ.
- Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy và học vì không có
phương pháp nào tối ưu và tùy từng hoạt động đề tài, từng đối tượng giáo
viên có cách lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp.
- Luôn sử dụng những dụng cụ trực quan và tổ chức các trò chơi để
mỗi trẻ được trải nghiệm và phát huy được tính tích cực ở mỗi trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ cùng với phụ huynh trong việc giúp trẻ phát triển
tư duy, phát triển nhận thức.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã đầu tư nghiên cứu đúc kết ở các
năm học trước cũng như rút ra từ đầu năm học đến nay đã đạt được kết quả
khả quan góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với
Toán.

C. PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN:
Hình thành kỹ năng đếm cho trẻ là giúp trẻ nắm được kỹ năng đếm
thành thạo và những kiến thức cơ bản về biểu tượng Toán ban đầu để giúp

trẻ bước vào lớp 1.
II. ĐỀ NGHỊ:


9

Ban Giám hiệu trường có kế hoạch cho giáo viên sinh hoạt nhóm làm
đồ dùng phục vụ cho môn Toán theo chủ điểm và hỗ trợ thêm phụ liệu như:
keo dán + xốp.
Đề nghị các Ban ngành cấp trên hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động để
giáo viên có điều kiện làm thêm đồ dùng phục vụ bộ môn Toán, để trẻ có
được đồ dùng học Toán phong phú và thu hút trẻ ham thích học Toán.


10

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách bồi dưỡng thường xuyên năm 2004 - 2007.
- Tập 1 + tập 2.
2. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non theo chủ đề trẻ 5 - 6 tuổi.


11

MỤC LỤC
TT Nội dung

Trang


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1

2

I. Tên đề tài

1

3

II. Đặt vấn đề

1

4

1/ Tầm quan trọng - Lý do chọn đề tài

1

5

2/ Phạm vi đề tài

1


6

B. PHẦN NỘI DUNG

2

7

I. Cơ sở lý luận

2

8

II. Cơ sở thực tiễn

2

9

III. Nội dung nghiên cứu

3

10

IV. Kết quả nghiên cứu

6


11

V. Bài học kinh nghiệm

6

12

C. PHẦN KẾT LUẬN

7

13

I. Kết luận

7

14

II. Đề nghị

7

15

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

8




×