Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN về phương pháp nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24 KB, 27 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

" MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5 –
6 TUỔI “LÀM QUEN CHỮ CÁI”"

1


2


I.Đặt vấn đề :

Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình
thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm
quen chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của
trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang
“Tiếng Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.

Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước
ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những cái khó
khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ
đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là
vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa

3


chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các


yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ
giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động,
biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái. Chính vì tầm
quan trọng đó

Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ
tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ
viết không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận
dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của
bộ môn, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có tính kỷ luật trong
học tập.

 Nhận thức cũ, thực trạng cũ.

4


Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn một số
cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn nhiều cháu còn nói ngọng nói lắp, nhận
thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc
dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng
cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề “làm quen chữ cái”.

 Nhận thức mới, thực trạng mới:

Qua 2 năm thực hiện chuyên đề mầm non mới do phòng giáo dục đào tạo tổ chức
khuyến khích động viên chị em học tập học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức
thăm lớp dự giờ các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó
còn tổ chức cho chị em giáo viên thăm lớp dự giờ thao giảng cụm về bộ môn và sưu tầm
các nguồn phế liệu rẻ tiền sẵn có ở dịa phương hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Tham khảo

thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em

5


động viên lẫn nhau sáng tác thơ ca, hò vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do
ngành học và nhà trường tổ chức. Dựa trên những kế hoạch, sự chỉ đạo của nhà trường là
người giáo viên mầm non trực tiếp giáo dục chăm sóc trẻ qua 2 năm thực hiện chuyên đề
mầm non mới người giáo viên phải làm gì để đạt được các yêu cầu cao hơn nữa, nắm
vững nội dung nâng cao kiến thức trong hoạt động trẻ làm quen chữ cái một cách nhẹ
nhàng thỏai mái và có hiệu quả chuẩn bị cho trẻ một tâm thế vững vàng để bước vào lớp
1 và tôi xin nêu một số giải pháp sau:

II. Giải quyết vấn đề: (nội dung sáng kiến kinh nghiệm)

2.1 Cơ sở lý luận vấn đề

Như chúng ta đã biết trẻ em là một thực thể nhiên giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ, trẻ là
trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững trẻ thích những

6


cái đẹp mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan
trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần “kỷ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép
buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không
có sáng tạo, rập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ
uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra
một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho

cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng
tư duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh một câu chuyện
hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ… Chính vì thế khi dạy một tiết “Làm quen chữ
cái” tôi cho rằng đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải đảm bảo

an toàn.

7


Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt
làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó chứa một chữ cái mà chúng ta định
cho trẻ làm quen.

Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái G – Y (chủ điểm phương tiện giao thông).

Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc thơ
“Chiếc cầu mới” qua tranh. Trong tranh có cầu, dòng người qua lại, xe ô tô, tàu hỏa… tôi
đã chọn hình thức vừa chỉ từng chữ dưới bài thơ vừa đọc. Qua đó trẻ tri giác và hiểu rõ
hơn về các phương tiện giao thông và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái tiếp
đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga hỏi bức tranh này vẽ về cái gì? (Nhà ga) trong nhà ga
có những dòng người qua lại có người soát vé và đặc biệt là có những đoàn tàu dừng lại
đón khách, trả khách… qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn.

8


Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ “Nhà ga” bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã
được học và cô cho trẻ làm quen chữ “G”


Tiếp đến chữ Y cô hỏi trẻ ngoài tàu hỏa ra thì còn có những phương tiện giao thông gì
nữa? Trả lời (máy bay…) cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm gì? Bay ở
đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và ai có thể lên rút ra cho cô 2
chữ cái giống nhau trong từ “máy bay” và trẻ lên rút chữ “Y”.

Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2 lúc ngoài trời tôi cùng trẻ trò chuyện về trò
chơi “các phương tiện giao thông vào bến” tôi huy động trẻ sưu tầm bìa cát tông tranh
ảnh, họa báo về các phương tiện như: máy bay, đoàn tàu, ô tô, thuyền buồm… hướng dẫn
trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào trò chơi cô giới thiệu các bến và phương tiện
giao thông nào thì phải vào bến được làm quen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo ở

9


đôi tay và thuận lợi trong khi viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ
hứng thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra.

Ví dụ khác: Với chủ điểm mà mùa xuân với tiết học làm quen chữ cái L, M, N? tôi cho
trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt những vật liệu đó đều phải chứa các chữ cái
L, M, N như lá na, hạt mơ… cô và trẻ cùng phết màu sao cho tương ứng với màu lá, màu
hạt… Với cách làm đồ dùng đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả đáng kể. Trước
hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và
cái được lớn nhất ở đây là trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi
nổi hơn vì mình có phần trong đó. Một số sáng kiến của tôi trong việc làm đồ dùng cho
trẻ là không bao giờ theo khuôn mẫu mà tôi thường thay đổi sáng tạo về cả hình dạng
màu sắc kích thước thực tế của nó.

10



Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập tôi thấy trẻ hứng thú hơn
vào tiết học, bản thân lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn.

2.2 Thực trạng của vấn đề:

Đa số phụ huynh ở nông thôn làm nông nghiệp ít quan tâm đến trẻ, phụ huynh chưa
nhận thức hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này.
Cho con nghỉ học đi làm kinh tế cơ sở 2, chưa chịu khó chỉ thêm cho con ở nhà. Một số
phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của trẻ nên đã bày dạy trước, tập viết trước
nên dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã
biết rồi nên không chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh bày trước ở nhà nên sai
nét chữ cho trẻ, những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của
cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường.

2.3 Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề.

11


a). Tạo môi trường làm quen chữ cái.

Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì
thế việc tạo môi trýờng làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết ðể làm nổi bật bộ
môn và chuyên ðề. Hàng ngày vào những lúc vui chõi hay giờ rảnh rỗi tôi và trẻ thường
cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí gọi theo chủ điểm.

Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé cùng làm quen chữ cái” và tôi lựa
chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ như chủ điểm thực vật thì tôi cắt bìa thành
một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm họa báo tranh ảnh về các loại lá, hột
hạt… sau đó cho trẻ cắt các chữ cái L, M, N (Trong chủ điểm thế giới thực vật) cho trẻ

dán chữ cái dưới các loại hột hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì
trẻ dán chữ L, mận thì dán chữ M, hạt na thì dán chữ N…

12


Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ “Hoa cúc vàng”
cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ như những chữ cái cô định cho trẻ làm quen L,
M, N thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy.

Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không những ở
góc “Bé cùng làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng,
như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào. Treo xung
quanh lớp một cụm từ bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải
vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm
như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi
cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục
vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô… ngoài ra còn có đồ
dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm
tròn để trẻ ghép chữ, lô tô… các biện pháp này theo đánh giá đạt kết quả.
13


* Cách lên lớp của một giáo viên trong giờ làm quen chữ cái: Một yêu cầu đặt ra đối
với giáo viên khi cho trẻ làm quen chữ cái là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết
sức ngắn gọn tuyệt đối hình thức tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước
khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng soạn bài nghiên
cứu kĩ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động
tĩnh phù hợp với chủ điểm. Ngoài ra để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp
ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể

chuyện (dựa trên chủ điểm) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ
vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu, tránh gò bó.

Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ cái B, D, Đ chủ điểm “mùa xuân” tôi giới thiệu. Hôm nay
chúng mình tổ chức hội hoa xuân các loài hoa về dự hội rất là đông đủ nào chúng mình
cùng xem có những loài hoa gì? (Trẻ đi và hát bài “màu hoa” sau đó kể tên hoa hồng, hoa
đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm… lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem, tranh hoa
14


bướm và trẻ làm quen với chữ Đ). Và trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi
lựa chọn trò chơi cho phù hợp với bài hát “Màu hoa sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa
phù dung, hoa cánh bướm”… lần lượt tôi đưa từng trang ra cho trẻ xem, tranh hoa bướm
và trẻ làm quen với chữ B, hoa phù dung trẻ được làm quen với chữ D và hoa đào trẻ
được làm quen với chữ Đ. Và trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa
chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như:

- Tìm chữ cái trong câu đố

- Đi chợ tết

- Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học.

* Cách hướng dẫn trò chơi: Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông đồ thường làm gì?
Các con có muốn viết chữ giống ông đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô
chuẩn bị hai câu đối có chứa chữ cái B, D, Đ khi nghe hiệu lệnh hai đội lên gạch chân

15



những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là bài hát mùa xuân lúc nào hát xong là kết
thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ cái và đúng với yêu cầu. Khi chuyển tiếp sang trò
chơi thứ hai đó là trò chơi “Đi chợ tết” (Tất cả các trẻ đều được chơi). Trước ngày tết bố
mẹ các con thường làm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô
chuẩn bị ở các gói có các loại hoa quả bánh kẹo ở trên mỗi thứ đều gắn các chữ cái B, D,
Đ, cô phát cho trẻ mỗi cái giỏ cô nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua
những món hàng có chứa chữ cái B, đó là những thứ gì? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng,
bánh bèo… Tổ thứ 2 mua các món hàng chứa chữ cái D đó là những thứ gì? Quả dừa,
quả dứa… tổ thứ 3 mua hàng có chứa chữ Đ … khi mua hàng xong trẻ phải nói được đó
là loại gì? Và có chữ cái gì? Các tổ kiếm trả lẫn nhau và đọc to chữ cái.

* Đến trò chơi đi tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái B, D, Đ “Mùa xuân đến chúng
mình được đi chơi ở những đâu?” (Được đi xem pháo hoa, đi công viên) trong công viên

16


có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc bài “rềnh rềnh ràng ràng” đến loại hoa
nào các con đón loại hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học.

Ví dụ:

Rềnh rềnh ràng ràng

Tìm các loại hoa

Hoa gì ngoài bắc

Cánh nhỏ màu hồng


Cùng vui đón tết.

Trẻ giơ lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ Đ. Cứ như thế cô đọc cho trẻ đoán chữ B,
D sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau.

b) Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
17


Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn
học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê
trong tiết học.

Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ gì thì sự linh hoạt sáng tạo ứng xử nhanh của cô
giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các
bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với chủ điểm.

 Tích hợp văn học:

Khi vào một tiết học học sinh làm quen học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ
môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một bộ môn mà Bộ giáo dục chọn
làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài
thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho
trẻ làm quen.

18


Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích hồ gươm” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh
“Rùa vàng” ra cho trẻ rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái V và


R.

Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố để gây hứng thú.

Ví dụ: Câu đố chữ Â

Chữ gì một nét còng tròn

Bên phải nét thẳng trên đầu có ô

Hoặc chữ V

Quả gì tên gọi dịu êm

Như dòng sữa mẹ nuôi em thuở nào (Quả vú sữa)

19


Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “Rềnh rềnh ràng
ràng” “vè con cua” hay một số bài thơ cô tự sáng tác.

 Tích hợp môn âm nhạc:

Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng không thể
thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái tôi thường chọn
những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ điểm. Ví dụ: Nhóm chữ O,
Ô, Ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài “Chữ O tròn”.


Chữ O là chữ O tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng chữ Ô là Ô cô dạy chúng em
biết được bài khác. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.

c). Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi phối kết hợp với phụ huynh.

20


Ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi chơi bằng học” ghi nhớ của trẻ không có chủ
định chóng nhớ mau quên do đó việc dạy làm quen chữ cái không dừng lại trên tiết học
mà phải thường xuyên mọi lúc mọi nơi mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày để
củng cố thêm kiến thức kỹ năng đã học.

Ví dụ: Khi trẻ vào buổi chơi tôi hỏi con chơi ở nhóm chơi gì đây? (trẻ trẻ lời chơi xây
dựng) và tôi cho trẻ quan sát chữ “góc xây dựng” chữ cái gì con đã được học trong từ
“Xây dựng” hoặc tôi lại “góc sách” hỏi con đang xem chuyện gì? Trong chuyện có
những nhân vật nào? Tôi viết tên các nhân vật đó và cho trẻ tìm chữ cái vừa học.

Ngoài giờ học trên lớp, trong những lúc đón trả cháu tôi trao đổi với phụ huynh về tầm
quan trọng của bộ môn làm quen với chữ cái đặc biệt là dạy trẻ theo hướng đổi mới. Trẻ
yếu kém ở mặt nào thì yêu cầu phụ huynh nôn nóng bày trước cho trẻ thì tôi cũng phải
trao đổi với phụ huynh nếu nghỉ học tùy tiện không có lý do và tôi đã trao đổi với phụ

21


huynh nếu nghỉ học nhiều cháu sẽ bị hổng kiến thức, tiếp thu bài sẽ bị chậm và khi vào
lớp 1 rất khó khăn cho cháu và cô giáo. Từ đó, cô giáo phối hợp với phụ huynh trong việc
đóng góp tìm thêm nguyên liệu, vật liệu sẵn cơ sở địa phương tạo điều kiện cho cô và
cháu trong việc làm đồ dùng đồ chơi qua đó việc dạy và học có hiệu quả và thống nhất

hơn.

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

- 100% trẻ được học đầy đủ 29 chữ cái trong chương tình đổi mới của Bộ giáo dục
mầm non.

- Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy môn “Làm quen chữ
cái” tôi thu được kết quả sau:

 Kết quả của trẻ: Theo đánh giá của lớp

22


Nội dung

Khi chưa áp dụng biện Sau khi áp dụng biện

pháp

pháp

60%

90%

76%

100%


- Trẻ nhận biết cách phát âm 29
chữ cái rõ ràng

- Nhận biết đúng 29 mặt chữ

cái

- Tô viết trùng khít lên chấm
mờ hoàn thành vở tập tô sạch 55%

90%

sẽ.

 Về phụ huynh:

23


Những năm chưa sử dụng biện pháp phối hợp kết hợp với phụ huynh một cách tích
cực dẫn đến kết quả đồ dùng trực quan còn đơn điệu chưa phong phú. Nhưng từ khi phối
hợp với phụ huynh bản thân tôi đã chú ý vận dụng tuyên truyền một cách thuyết phục cho
bộ môn “Làm quen chữ cái”. Đặc biệt phụ huynh rất quan tâm tới việc học chữ của con
em, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà rèn luyện thêm như
viết đúng cách, đúng dòng kẻ … Tạo cho cô giáo một điểm tựa tốt hơn.

 Về cô.

Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp tôi chưa linh

hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các biện pháp trên nghệ
thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo linh hoạt bản thân không ngừng phấn đấu
học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng… Trong năm vừa
qua tôi được nhà trường công nhận là lớp đạt chất lượng cao bộ môn làm quen với chữ

24


cái. Bên cạnh những thành tích trên tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh
nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác và chăm
sóc giáo dục trẻ.

III. Kết luận.

Từ những thực tế trên cũng như các kết quả cao trước hết tôi phải chuẩn bị đầy đủ đồ
dùng cần thiết cho một tiết học cho cô và trẻ, các đồ dùng đó có màu sắc hình dáng đẹp,
an toàn để kích thích tính tò mò của trẻ, những đồ dùng đó phải có sức hấp dẫn, biết lựa
chọn trò chơi câu đố bài hát phù hợp với nội dung bài dạy và chủ điểm luôn tạo tình
huống bất ngờ và thú vị.

- Bám vào nội dung yêu cầu dạy đúng trọng tâm của bài dạy tích hợp các môn học
khác vào tiết dạy một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao ngôn ngữ diễn đạt của cô
ngắn gọn cụ thể, cô phát âm mẫu chính xác, rõ ràng lời giới thiệu bài, bước chuyển tiếp

25


×