Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỐT PHONG TRÀO XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐỂ ĐẨY MẠNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.31 KB, 12 trang )

1
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Tên đề tài:
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
TỐT PHONG TRÀO XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
ĐỂ ĐẨY MẠNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN

II. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết NQ - 40/2000-QH của Quốc hội nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 9/12/2000 và Chỉ thị
14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông. Để việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông đi vào trong mọi ngành, mọi cấp. Đó là điều mà những người làm
công tác quản lý luôn quan tâm .Từ khi có Nghị quyết TW khóa VIII, sự
nghiệp Giáo dục - Đào tạo được xác định là “ Quốc sách hàng đầu”. Đảng
và nhà nước ta đã tập trung đầu tư cho giáo dục. Song do điều kiện kinh tế
địa phương phát triển không kịp để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
giáo dục .Thực tế đòi hỏi giáo dục ngày càng phát triển, trang thiết bị, điều
kiện cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao. Đòi hỏi tất cả
các trường phải đầu tư xây dựng đạt chuẩn Quốc gia để nâng cao chất
lượng dạy và học.Thế nhưng vẫn thấy mỗi nơi mỗi khác.
Trường tiểu học Ngô Gia Tự nằm trên địa bàn xã Tam Dân huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng nam gồm các thôn Ngọc Giáp, Ngọc Tú, Đàn Trung,
Dương Đàn . 99% dân số ở đây sống bằng nghề nông. Đời sống dân cư còn
rất nhiều khó khăn.Tổng số học sinh trong năm học 2006 - 2007: 403 em;
Năm học 2007 - 2008: 393 em.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng



2
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

Trong những năm qua, Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân,
kế hoạch chỉ đạo của UBND xã, phương hướng kế hoạch của Hội đồng
giáo dục, luôn đặt vấn đề giáo dục là công tác trọng tâm hàng đầu nhằm
mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và đào tạo nhân tài. Xây
dựng giáo dục xã nhà đi lên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai
đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chủ trương đường lối công
tác xã hội hóa giáo dục đã được triển khai và thực hiện thế nhưng từng lúc,
từng nơi vẫn còn nhiều vấn đề bàn đến. Việc thực hiện công tác xã hội hóa
chưa thực sự đi vào chiều sâu. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh được phong
trào xã hội hóa nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học
trường tôi. Đó là vấn đề tôi đã nghiên cứu và áp dụng thực hiện trong thời
gian qua.

III. Cơ sở lý luận :
Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một vấn đề
tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Để thực hiện có hiệu
quả việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
nói chung, học sinh tiểu học nói riêng, đòi hỏi phải có đầy đủ điều kiện cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học và người làm công tác giáo dục phải có chất
lượng thực sự.Muốn vậy không chỉ nội lực Nhà trường làm được mà phải
có sự phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình –Xã hội. Hay nói khác hơn là
phải thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Thực chất phong trào xã
hội hoá đầu tư cho giáo dục chưa thực sự đi vào chiều sâu. Do vậy bản
thân người làm công tác quản lí giáo dục phải suy nghĩ tìm biện pháp xây
dựng tốt phong trào xã hội hoá giáo dục.


IV. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


3
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

Trước đây, ở các trường học nói chung, trường Ngô Gia Tự nói riêng
phong trào xã hội hóa giáo dục chỉ qua là danh nghĩa còn thực chất: ai, tổ
chức đoàn thể nào xây dựng phong trào đó thì chưa được quan tâm.
1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Đối với giáo viên chủ nhiệm sau khi nhận lớp bước vào năm học căn
cứ vào kết quả khảo sát đầu năm, phát hiện ra học sinh yếu kém đưa ra để
hội nghị thảo luận, tìm giải pháp. Thế nhưng qua điều tra tôi mới biết giáo
viên chủ nhiệm chưa thực sự biết từng hoàn cảnh gia đình của phụ huynh
lớp mình. Hội nghị phụ huynh giáo viên thường than vãn sự chễnh mảng
học tập của con em thế nhưng giáo viên chưa hề đưa ra cho phụ huynh bàn
phương hướng học tập của con em. Phụ huynh cũng không hiểu được con
họ học như thế nào là hiệu quả, ngược lại với phụ huynh ai cũng muốn con
em mình học giỏi, ngoan ngoãn nên khi nghe con mình sa suốt, lười biếng
thì lập tức giáo dục, răng đe theo kiểu nhất thời. Nhiều phụ huynh không
hiểu nên nghĩ rằng chỉ cần đóng góp đủ các khoản cho nhà trường là được,
còn việc dạy học là do trường. Có phụ huynh không hiểu biết cho rằng
nhiệm vụ giáo dục con em họ là do Nhà nước. Như vậy là họ khoán trắng
con mình cho nhà trường. Nhưng thật ra giáo viên chủ nhiệm cũng chưa tự
đặt ra câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Có lúc trong cuộc họp giáo viên chủ
nhiệm có ý kiến với nhà trường lớp có số lượng học sinh nghèo quá đông
nên phụ huynh ít quan tâm đến học tập của học sinh. Nhưng giáo viên chủ
nhiệm chưa tự đặt ra trách nhiệm của mình phải làm gì.

2. Đối với lãnh đạo địa phương:
Đảng bộ xã lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối mọi chủ trương, đường
lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng trong các Nghị
quyết đề ra còn chung chung cho các ban ngành đoàn thể trên các lĩnh vực,
thể hiện sự lãnh đạo đều khắp, chưa cụ thể sâu sát. Chưa tổ chức hội thảo
chuyên đề bàn riêng cho vấn đề giáo dục.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


4
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

3. Đối với các đoàn thể:
Mọi công dân đều là Hội viên của các đoàn thể như: đoàn thể thanh
niên, phụ nữ, nông dân... trên địa bàn xã ngay những chủ trương của đoàn
thể đó còn nhiều bất cập, chưa giải quyết kịp thì làm sao mà họ quan tâm
cho giáo dục mặc dù họ biết giáo dục là quan trọng. Chính vì vậy các tổ
chức đó chỉ quan tâm nhất thời.
4. Hội đồng giáo dục cấp xã:
Về hình thức đây là một chức quyết định sự nghiệp giáo dục của xã
nhà, song tổ chức này ra đời còn để đối phó, chưa hoạt động hết chức năng
bởi lẽ mỗi người trong tổ chức còn đảm nhận khá nhiều việc về chuyên
môn của đơn vị họ.
5. Hội phụ huynh học sinh:
Hội phụ huynh học sinh lớp hằng năm được bầu ra nhưng chẳng qua
hình thức, ít hoạt động, giao hết mọi việc cho ban thường trực phụ huynh
trường. Ban thường trực phụ huynh trường chưa thực sự là cầu nối giữa gia
đình và nhà trường. Lúc cần thì nhà trường mời họ mới đến.Trong những
cuộc họp ít tham gia xây dựng.
6.Hội khuyến học và chữ thập đỏ:

Đây là chỗ dựa vững chắc cho nhà trường, nhưng thực thực ra chỉ
một việc là hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó, gặp không may ốm đau
bệnh tật. Chỉ quan tâm đến HS đặc biệt khó khăn.
7. Công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội còn nhiều
vấn đề bất cập :
Đó là thực trạng và những vấn đề mà người cán bộ quản lí cần suy
nghĩ tìm giải pháp để nhà trường, gia đình và toàn xã hội hiểu thấu được
giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


5
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

V. Nội dung nghiên cứu :
Trước thực trạng trên, để đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phấn đấu
xây dựng Nhà trường đạt được trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2,cần
thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Có sự thống nhất trong ban giám hiệu và các đoàn thể trong
trường.
Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với Hiệu trưởng họp lãnh đạo
nhà trường. Các đoàn thể trong trường nêu lên thực trạng tình hình thuận
lợi khó khăn đặc biệt tổng hợp, thống kê những nội dung cần đầu tư, việc
nào thực hiện trước, việc nào làm sau và bàn sâu biện pháp xây dựng các
điều kiện thiết yếu.
2.Chỉ đạo tổ chức tốt các hội nghị :
a. Hội nghị công chức đầu năm học:
Việc xây dựng kế hoạch đầu năm học, trước khi chuẩn bị nội dung
thì BGH phải lập kế hoạch khảo sát các tiêu chí để đề ra tiêu chí xây dựng
Đề án khả thi thông qua địa phương. Hội đồng giáo dục và các ban chức

năng trong nhà trường góp ý bổ sung, thống nhất. Khi xây dựng Nghị quyết
năm học xong, BGH cần xây dựng quy trình khép kín trong năm, quy
hoạch cho từng nhóm đối tượng HS để đề ra biện pháp hữu hiệu, ký cam
kết trách nhiệm giữa Công đoàn - phụ huynh học sinh - các tổ chức xã hội
và Nhà trường dưới sự lãnh đạo của Đảng.
b. Hội nghị phụ huynh học sinh
Mỗi năm có 3 lần họp phụ huynh học sinh, mỗi lần họp có từng nội
dung cụ thể khác nhau. Riêng lần họp đầu năm chủ yếu là thông tin tuyên
truyền cho phụ huynh nắm bắt các chủ trương của ngành, nhiệm vụ năm
học mới, nhắc phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình như
mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập, sắp xếp thời gian học tập vui chơi cho
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


6
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

con em ở nhà để các em học tập tốt hơn. Bên cạnh đó lãnh đạo Nhà trường
báo cáo những khó khăn thuận lợi của Nhà trường để phụ huynh nắm bắt
kịp thời. Phần này cần dành nhiều thời gian để phụ huynh thảo luận. Người
chủ trì cuộc họp phải thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với phụ
huynh, cụ thể tập trung lắng nghe trân trọng ý kiến của phụ huynh kể cả ý
kiến không đồng tình, nhẹ nhàng giải thích phân tích cặn kẽ để chiếm được
thiện cảm của họ và thuyết phục họ đồng tình ủng hộ chúng ta. Từ đó phụ
huynh hiểu được đầu tư phát triển giáo dục là trách nhiệm của từng phụ
huynh, của toàn xã hội.
Việc bầu Ban thường trực phụ huynh được đưa ra cuộc họp phụ huynh
đầu năm nhưng để được việc chung cho trường cần hướng cho phụ huynh
lựa chọn những người có các tiêu chuẩn sau:
- Những người có uy tín nhiệt tình với trường.

- Có thời gian rãnh rỗi hơn các phụ huynh khác.
- Có năng lực vận động, nói phụ huynh nghe.
c. Mở Hội nghị chuyên đề:
Điều quan trọng là Nhà trường cần xây dựng kế hoạch từng chuyên
đề được cấp ủy thống nhất, tranh thủ sự ủng hộ của nhiều phía.
Ví dụ: Khi tiến hành điều tra phổ cập hằng năm; xây dựng trường
TH đạt chuẩn Quốc gia; xây dựng thư viện tiến tiến; đầu tư phong trào HS
giỏi; Thực hiện dạy 7 buổi/tuần; dạy năng khiếu .... Mỗi nội dung cần mở
Hội nghị chuyên đề riêng để người ta dễ bàn luận sâu sắc và hỗ trợ mạnh
mẽ đóng góp xây dựng. Đặc biệt cần tranh thủ được ý kiến của các cấp .
3. Củng cố Hội đồng giáo dục cấp xã:
Đảng có chủ trương, Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân có Nghị
quyết lãnh đạo, chỉ đạo nhưng cụ thể từng phần việc thì đôi lúc thiếu kiểm
tra đôn đốc mà chức năng kiểm tra của Hội đồng giáo dục chính là địa
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


7
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

phương nên cần phải bổ sung hoạch định từng phần việc để UBND xã có
kế hoạch chỉ đạo thường xuyên, kịp thời. Ngoài ra Hội đồng giáo dục xã
cần sắp xếp cho mỗi người một công việc và họ phải phát huy hết chức
năng nhiệm vụ. Họ phải tuyên truyền từng chủ trương cụ thể tại các khu
dân cư, tổ đoàn kết, sát với điều kiện hoàn cảnh từng người dân. Từ đó,
chuyển được chủ trương đến phụ huynh.

4. Công tác tham mưu của ban giám hiệu:
* Đối với ngành:
Mỗi trường có điều kiện đặc thù khác nhau cho nên việc tham mưu,

tranh thủ sự lãnh đạo chuyên môn, cơ chế tổ chức .... hết sức quan trọng.
Tranh thủ sự lãnh đạo của ngành thì mới có hướng đi đúng cho mình.
Ví dụ: Khi cần thiết Nhà trường có thể mạnh dạn tham mưu với ngành để
được kiểm tra chuyên đề và có điều kiện học hỏi bổ sung thiếu sót kịp thời.
* Đối với địa phương:
Nhà trường là cơ sở hạ tầng của mỗi địa phương. Muốn xây dựng và
phát triển toàn diện một đơn vị trên địa bàn xã thì phải có sự quan tâm
giúp đỡ của lãnh đạo địa phương. Nhưng trên địa bàn xã thì có nhiều đơn
vị, mỗi đơn vị lại có chức năng khác nhau.Việc quan tâm của lãnh đạo đều
khắp nhưng chưa thực sự sâu sắc. Do vậy việc tham mưu của BGH với
lãnh đạo địa phương là hết sức quan trọng. Hằng năm vào đầu năm học,
trường có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương về
nhiệm vụ năm học, về việc đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp để địa
phương nắm bắt chủ trương của ngành, thông qua đó tôi tham mưu địa
phương ủng hộ nhà trường huy động phụ huynh thực hiện xã hội hóa giáo
dục. Khi thấy những chủ trương nhà trường đề xuất nhưng vẫn chưa được
địa phương bàn đến thì phải bám sát để thực hiện cho bằng được, phải
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


8
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

tham mưu lãnh đạo địa phương về nội dung, biện pháp, thời gian thực hiện
và kết quả đạt được, làm sao cho lãnh đạo địa phương nhìn nhận việc đó là
trách nhiệm của địa phương.
5. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng nhà trường:
Để đáp ứng với yêu cầu về thực hiện chương trình sách giáo khoa
mới cấp tiểu học thì đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phải
đảm bảo. Nhà nước không thể cùng một lúc đầu tư cho các trường. Do vậy

tự bản thân mỗi trường phải huy động mọi nguồn lực để xây dựng. Công
tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục là yếu tố quyết định sự phát triển của
giáo dục. Cần phải để cho phụ huynh nhận thấy được tự tay mình tham gia
đóng góp xây dựng trường là trách nhiệm của mình. Sự đóng góp đó tùy
theo điều kiện hoàn cảnh của mỗi người. Hơn nữa việc huy động xã hội hóa
đầu tư cho giáo dục không chỉ có các nhân phụ huynh dưới sự lãnh đạo của
Đảng mà các cấp, các ban ngành đoàn thể v.v... tham gia tích cực tùy theo
khả năng.

VI. Kết quả đạt được:
Qua thời gian áp dụng các biện trên phong trào xã hội hóa giáo dục
thực sự đi vào trong phụ huynh và đã đạt được một số kết quả bước đầu
như sau:
1. Nhiều năm liền huy động học sinh đúng độ truổi ra lớp 100 %.
Trường luôn được cấp trên công nhận hoàn thành tốt PCGDTH- ĐĐT,
không có học sinh bỏ học giữa chừng.
2. Năm học 2007-2008 nhiều học sinh của trường có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn mồ côi cha, mẹ không nơi nương tựa đã vươn lên vượt khó học
tập như em: Nguyễn Thị Thanh Tình lớp 5C
Nguyễn Chí Thành

lớp 3B v.v...

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


9
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

Nhiều học sinh khuyết tật trở nên chăm học và học tập tiến bộ như:

Huỳnh Thị Sương, Huỳnh Thị Sa v.v...
3. Học sinh có năng khiếu được bồi dưỡng và đạt kết quả cao trong các
phong trào hội thi như:
Hè năm học 2006-2007 có học sinh đạt giải nhất thi kể chuyện theo
sách.
Có học sinh đạt giải ba thi vẽ tranh cấp huyện.
Có học sinh đạt giải trong hội thi tiếng hát hoa phượng đỏ.
Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường hoạt động
sôi nổi tạo được sân chơi bổ ích, thu hút các em đến trường.
4. Phong trào rèn chữ giữ vở luôn được duy trì và thực hiện tốt, đạt kết
quả cao trong kỳ thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện:
Năm học 2006 - 2007 đạt 2 giải nhất, 01 giải nhì
Năm học 2007 - 2008 đạt 01 giải nhất, 3 giải ba
5. Chất lượng học tập được nâng cao sau mỗi năm, số lượng học sinh
thiếu điểm qua các kỳ thi kiểm tra định kỳ giảm đi nhiều, đặc biệt là khối 2
và khối 3 đạt 100%.
Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, một số phụ
huynh thường xuyên liên hệ với nhà trường trao đổi tình hình học tập của
con em mình.
6. Phong trào học sinh giỏi luôn được quan tâm.
Nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi theo nhóm tại lớp
vào buổi dạy 2 buổi/tuần nên chất lượng danh hiệu học sinh giỏi được nâng
lên. Được sự thống nhất của phụ huynh cuối năm học nhà trường tổ chức
thi học sinh giỏi cấp trường và tuyên dương khen thưởng bằng nguồn đóng
góp của phụ huynh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng


10
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện


7. Trong 2 năm gần đây nhà trường đã huy động đóng góp của phụ huynh
xây dựng nhà để xe, giếng nước, giải phóng mặt bằng tại cơ sở Ngọc Tú
gần 40 triệu đồng, ngoài ra vận động CBGV và phụ huynh đóng góp trên
150 công để sang lấp mặt bằng tại cơ sở Ngọc Tú.
Từ nguồn phụ huynh đóng góp đầu tư xây dựng thư viện tiên tiến,
trang trí các phòng học, mua sắm ghế cho học sinh ngồi chào cờ.
Ngoài ra còn vận động các nhà hảo tâm giúp cho 60 em có hoàn cảnh
khó khăn những phần quà có giá trị trong dịp tết, và vận động các ban
ngành đoàn thể cũng như cá nhân giúp cho em Nguyễn Thị Thanh Tình có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Bản thân mang căn bệnh hiểm nghèo, bố mất,
mẹ bệnh nặng, với số tiền khá lớn giúp em phẩu thuật. Hiện nay, nhà
trường đang tiếp tục xây dựng tường rào Ngọc Tú.
8. Được sự thống nhất và đóng góp của phụ huynh nhà trường đã hợp
đồng giáo viên dạy chuyên Âm nhạc để nâng cao chất lượng môn học này.

VII. Kết luận:
Công tác xã hội hóa giáo dục tất cả các trường đã thực hiện nhưng
làm thế nào đi vào chiều sâu thì còn nhiều vấn đề mà các trường cần bàn
đến. Qua một thời gian ngắn áp dụng thực hiện tại đơn vị tôi rút ra bài học,
muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì người cán bộ quản lí phải:
- Tổ chức tốt các Hội nghị, bàn sâu cụ thể từng nội dung, tranh thủ
và lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của mọi người.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường - gia đình - xã hội.
- Tạo niềm tin cho phụ huynh dù khó khăn đến mấy cũng phải ra sức
thi đua dạy tốt học tốt, tạo uy tín cho nhà trường như vậy thì vận động mới
được dễ dàng.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng



11
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

- Phải làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền
các cấp để dân thấy được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với trường,
họ sẽ hưng phấn cùng nhà trường chăm lo giáo dục con em và đóng góp
xây dựng điều kiện cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục.
- Người làm công tác vận động phải nhẹ nhàng, tình cảm có tình có lí
để thuyết phục mọi người.

VIII. Đề nghị:
Với đề tài kinh nghiệm này đã áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại
trường TH Ngô Gia Tự, nhưng chắc hẳn còn nhiều biện pháp sáng tạo hơn
mong nhận được sự góp ý tận tình của các Hội đồng xét SKKN ở các cấp
để sáng kiến này khả thi và tiếp tục áp dụng trong thời gian đến.
Tam Dân, ngày 20 tháng 4 năm 2008
Người viết

Nguyễn Thị Nhàng

MỤC LỤC
TT
1
2
3
4

Tiêu đề từng phần
Tên đề tài
Đặt vấn đề

Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng

Trang
1
1
2
2,3


12
Đề Tài: Biện pháp xây dựng tốt phong trào XHHGD để đẩy mạnh chất lượng GD toàn diện

5
6
7
8

Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhàng

3 ,4, 5
5,6,7
7
7




×