Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận ngôn ngữ phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.22 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Mai
Lớp: Báo đa phương tiện k34A2
Môn học: Ngôn ngữ báo chí
Giảng viên: Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh

Hà Nội, tháng 4/2015


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ

Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Mai
Lớp: Báo đa phương tiện k34A2
Môn học: Ngôn ngữ báo chí
Giảng viên: Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh


Hà Nội, tháng 4/2015

Mở đầu
Trong những năm qua, báo chí truyền thông nước ta đã có những tiến bộ vượt
bậc, đáp ứng ngày càng tôt hơn nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng trong


và ngoài nước. Cùng với sự phát triển chung , báo mạng điện tử tuy là một loại
hình báo chí còn khá non trẻ nhưng đã nhanh chóng tỏ ra chiếm ưu thế so với các
loại hình báo chí khác. Những tiện ích mà internet mang lại đã thay đổi về cơ
bản cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng đồng thời tạo ra một môi
trường báo chí mới nuôi dưỡng báo mạng điện tử và tạo điều kiện để các thể loại
báo chí tiếp tục sinh sôi và phát triển. Phỏng vấn, với tư cách là một thể loại báo
chí lâu đời khi bắt gặp môi trường ấy đã thực sự bén duyên và sinh sôi, phát
triển. Mỗi ngày có hàng loạt các bài phỏng vấn liên tục được đăng tải trên báo
mạng điện tử, thu hút sự quan tâm của một số lượng công chúng đông đảo.
Phỏng vấn giúp nhà báo thu thập thông tin nhanh và chính xác, kĩ năng phỏng
vấn cũng tạo nên dấu ấn riêng, phong cách riêng của nhà báo. Từ đó có thể
khẳng định rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ phỏng vấn báo chí, đặc biệt
là trên báo mạng điện tử là điều vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực đối
với người làm báo nói chung, sinh viên báo chí nói riêng.


I.

Lí do chọn đề tài
Cách đặt câu hỏi phỏng vấn trong ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề
mới. Nhiều nhà báo, giảng viên, sinh viên báo chí đã tìm hiểu về vấn đề này. Tuy
nhiên các vấn đề về báo chí luôn có sự biến đổi đặc biệt là khi phong cách làm
báo hiện đại chiếm ưu thế với sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử. Hơn
nữa mỗi người nghiên cứu lại có một góc nhìn, một phát hiện khác nhau nên
cũng chưa có sự thống nhất toàn bộ. Từ đó đưa ra yêu cầu phải có sự khảo sát
thường xuyên, tổng hợp cái đã có và cập nhật những cái mới. Bên cạnh đó, kĩ
năng phỏng vấn báo chí là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với bất kì người
làm báo nào. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong phỏng vấn báo chí là một vấn đề
thú vị và hữu ích, kết quả nghiên cứu có thể phục vụ trực tiếp cho quá trình học
tập của sinh viên báo chí cũng như quá trình tác nghiệp của nhà báo.

Với tư cách là một sinh viên báo chí tôi đã chọn vấn đề này để nghiên cứu tìm
hiểu. Tiểu luận đề cập đến những vấn đề cơ bản của nghệ thuật sử dụng ngôn
ngữ phỏng vấn báo chí từ đó đưa ra những kiến giải bổ ích cho hoạt động nghiên
cứu báo chí cũng như sáng tạo tác phẩm báo chí.Tôi cũng chọn các trang báo
mạng điện tử phổ biến hiện nay để khảo sát vì đây là một trong những môi
trường báo chí được nhiều độc giả quan tâm.

II.

Kết cấu tiểu luận
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngôn ngữ báo chí và sử dụng câu hỏi trong ngôn ngữ
phỏng vấn báo chí
Chương 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử
Chương 3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ phỏng vấn báo chí
trên báo mạng điện tử
Kết luận


Chương 1
Cơ sở lý luận về ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ phỏng vấn báo chí
trên báo mạng điện tử
1.1 Ngôn ngữ báo chí
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngôn ngữ báo chí nhưng đầy đủ và rõ
ràng nhất ngôn ngữ báo chí là hệ thống các tín hiệu và quy tắc kết hợp chung mà
nhà báo dùng để chuyển tải thông tin trong tác phẩm báo chí.
Có thể hiểu trong mô hình truyền thông gồm nhiều yếu tố, ngôn ngữ báo chí
chính là yếu tố dùng để mã hóa thông điệp.
Ngôn ngữ báo chí có một số tính chất sau:
- Tính chính xác

Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác. Nhưng
với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có
chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn
từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể
gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Báo chí
phải thể hiện trung thực nhất những thông tin có thật, đang điễn ra trong đời sống
nên ngôn ngữ báo chí không thể phản ánh thông tin một cách phiến diện, bóp
méo, xuyên tạc. Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo
không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Tính cụ thể
Ngôn ngữ báo chí phải cung cấp đầy đủ các thông tin về sự kiện để bạn đọc có
cái nhìn cụ thể. Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái


mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới
từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là
người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong
tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở
việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi
sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không
gian, thời gian xác định; với những con người cũng xác định ( có tên tuổi, nghề
nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ thể ). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ
những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do
đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc
không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như " một người nào đó ", " ở một nơi
nào đó ", " vào khoảng ", " hình như ", v. v...
- Tính hàm súc, ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông
tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó,

nó còn làm tốn thời gian vô ích cho cả hai bên: cho người viết, vì anh ta sẽ
không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; cho người đọc
(người nghe ), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta luôn cố gắng thu
được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt. Đấy là còn chưa
kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng
ngôn từ.
- Tính khuôn mẫu
Ngôn ngữ báo chí phải tuân theo những khuôn mẫu đã định trước của loại hình
(phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng điện tử), thể loại (tin, bài phản ánh,
bình luận…), phong cách chức năng hay khuôn mẫu từng bài, từng phần.


- Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn là biểu hiện cao nhất của tính chính xác, tác dộng tới không chỉ lí
trí mà còn xâp nhập vào cảm xúc của công chúng. Khi ngôn ngữ báo chí đạt đến
độ hấp dẫn sẽ tạo ra độ mở và độ lắng cho thông tin ( để lại dư âm, cảm xúc cho
bạn đọc).
1.2 Ngôn ngữ phỏng vấn báo chí.
1.2.1 Phỏng vấn báo chí
Phỏng vấn là thể loại báo chí trong đó phóng viên đặt câu hỏi cho một nhân vật
về một chủ đề nào đó trong một thời điểm nhất định nhằm có được thông tin,
những lời giải thích hoặc các ý kiến hay, rõ rang để có thể đăng tải được.
Phỏng vấn là một thể loại báo chí khai thác thông tin một cách khách quan chân
thực và trực tiếp nhất. Nó giới thiệu những ý kiến, thông tin cho mọi người trong
một hình thức không chỉ tái dựng lại bản chất của việc hỏi ý kiến, mà còn tạo
dung được tính hợp lý của nó đến những sắc thái nhỏ nhất.
Phương pháp phỏng vấn có những ưu điểm mà những phương pháp khác không
có được. Nó có những đặc điểm sau:
- Đối với loại thông tin bao gồm quan điểm, ý kiến, suy nghĩ, tình cảm được thu
thập chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn là chắc chắn nhất.

- Bằng phỏng vấn có thể thu nhận được thông tin về các sự kiện, sự việc đã xảy
ra hoặc đang xảy ra, nhưng không được hoặc không có điều kiện ghi nhận qua
quan sát và văn bản.
- Những thông tin thu thập bằng quan sát và văn bản đều mang dấu ấn của lăng
kính chủ quan.


1.2.2 Ngôn ngữ phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử
Ngôn ngữ phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử mang đầy đủ những đặc
trưng của ngôn ngữ phỏng vấn báo chí nói chung. Trong ngôn ngữ phỏng vấn
báo chí, câu hỏi của phóng viên có vai trò quyết định đến sự thành bại của cuộc
phỏng vấn cũng như mức độ thu thập thông tin từ đối tượng. Cách đặt câu hỏi
thể hiện năng lực, trình độ, khả năng tiếp cận vấn đề, kĩ năng giao tiếp của nhà
báo.
Dựa vào khả năng khai thác chủ đề, câu hỏi phỏng vấn có thể chia thành các
-

dạng sau:
Câu hỏi chính: Câu hỏi chính là câu hỏi từ trước đã được đặt ra, hỏi thẳng vào

-

chủ đề của buổi phỏng vấn.
Câu hỏi phụ: là câu hỏi mới phát sinh khi câu hỏi chính không phát huy hết tác
dụng, căn cứ vào thái độ, bối cảnh mà ra câu hỏi bổ sung hoặc là khi xuất hiện
chủ đề mới bước ngoặt mới của đề tài. Câu hỏi phụ còn có vai trò gián tiếp tạo
bối cảnh, bổ sung, khai thác kĩ hơn các khía cạnh hay các câu hỏi phát sinh trong

-


quá trình phỏng vấn.
Câu hỏi lạc đề: câu hỏi không có mối liên quan nào đến chủ đề của buổi phỏng
vấn.
Dựa vào khả năng khai thác thông tin có thể chia thành các dạng câu hỏi:

-

Câu hỏi vô tận: câu hỏi đề cập đến một phạm vi quá lớn, không có định hướng rõ

-

ràng.
Câu hỏi mở : Câu hỏi mở là câu hỏi đặt ra các tình huống có nhiều dữ liệu, người

-

trả lời có thể trả lời theo nhiều hướng khác nhau.
Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi thông qua các dữ kiện có trước
phóng viên muốn khẳng định lại vấn đề.
Dựa vào hình thức câu hỏi có thể chia ra:

-

Câu hỏi đơn: câu hỏi chỉ co 1 vế.


-

Câu hỏi kép: câu hỏi có từ 2 vế trở lên, lồng ghép nhiều câu hỏi vào một.
Câu hỏi không dùng để hỏi (câu hỏi tu từ) : thường dùng để bộc lộ quan điểm


-

chủ quan hay cảm xúc của nhà báo.
Câu hỏi có lời dẫn, câu hỏi gián tiếp: Nhiều khi câu hỏi thẳng không phát huy
được tác dụng, cho nên xuất hiện các câu hỏi vòng. Mục đích của loại câu hỏi
này là khi xuất hiện các yếu tố cản trở câu hỏi thẳng thì loại trừ yếu tố đó.
Dựa vào trạng thái biểu cảm của câu hỏi ta có:

-

Câu hỏi kích động, gây sốc
Câu hỏi mất lịch sự
Câu hỏi trung tính
Câu hỏi lịch sự
Ngoài ra trong thực tiễn phỏng vấn báo chí còn tồn tại một số loại câu hỏi sau:

-

Câu hỏi chung và câu hỏi riêng: Câu hỏi chung là câu hỏi về các vấn đề chung.
Câu hỏi riêng là câu hỏi có một phạm vi về một vấn đề cụ thể trong một đơn vị

-

cụ thể.
Câu hỏi điều chỉnh: Là câu hỏi đưa người trả lời đi đúng hướng.
Câu hỏi kiểm tra: là câu hỏi để kiểm tra mức độ chính xác của câu trả lời .
Câu hỏi “Nhắc vở”: dùng để gợi ý cho người trả lời.
Câu hỏi cảnh cáo dùng trong trường hợp người trả lời cố ý không nói rõ tình
hình thực tế.

Mỗi một loại câu hỏi có một câu trả lời tương ứng và được khái quát bằng công
thức:

6W + 1 H


Who
How

When

Why

Where

Which

What

1. Who ? Ai có mặt hoặc liên quan đến sự kiện đó?
2. When ? Sự kiện đó xảy ra khi nào ?
3. Where ? Sự kiện đó xảy ra ở đâu ?
4. What ?

Sự kiện đó là gì ?

5. Which ? Những tình tiết cụ thể nào liên quan đến sự kiện đó ?
6. Why ?

Nguyên nhân xảy ra sự kiện là gì ?


7. How ?

Toàn bộ diễn biến của sự kiện như thế nào ?


Chương 2
Đặt câu hỏi phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử
2.1 Một số yêu cầu khi đặt câu hỏi phỏng vấn báo chí.
Chức năng của câu hỏi là khai thác đúng, sâu và nhiều thông tin đồng thời tạo
lập được quan hệ hợp tác giữa người phỏng vấn và người trả lời. Câu hỏi phải là
một bộ phận hình thành cốt chuyện và bố cục của cuộc phỏng vấn.
Các yêu cầu phóng viên cần đạt được khi đặt câu hỏi
+ Thể hiện được sự am hiểu tường tận đè tài cần bàn tới.
+ Thể hiện được sự am hiểu sẽ xảy ra với cuộc phỏng vấn
+ Câu hỏi phải tính toán sao cho người trả lời không lẩn tránh được, lôi kéo
người trả lời vào ngay vấn đề chính.
+ Câu hỏi phải phù hợp với phương án trả lời được dự định trước, phù hợp với
mức độ hiểu biết của người trả lời.
+ Câu hỏi cuối có tác dụng tổng kết cuộc phỏng vấn.
- Văn phong của câu hỏi
+ Phải hết sức rõ ràng, phải là câu hỏi, nhất là trong trường hợp có dùng thuật
ngữ.
+ Ngôn ngữ cần phù hợp với người trả lời nhưng không phải là sự thích ứng giả
tạo.
+ Câu hỏi chỉ nên chứa đựng một ý.
+Câu hỏi phải sinh động bất ngờ,mới lạ thì mới có sức gợi mở cao.
Các câu hỏi cần phải sắp xếp theo một hệ thống hợp lí. Tốt nhất là các câu hỏi
nên xắp xếp theo mô hình tháp xuôi vs các câu hỏi phụ, nhẹ nhàng tạo không khí
thân mật được đẩy lên trước, những câu hỏi chính có sức nặng, thể hiện trọng

tâm cuộc phỏng vấn cho ra sau.


câu hỏi phụ ít quan trọng

câu hỏi quan trọng, liên quan trược tiếp đến vấn đề t

câu hỏi trung tâm, đi thẳng vào chủ đề cuộc phỏn

Trước hết phóng viên phải biết đưa ra những câu hỏi ngoại giao giới thiệu làm
quen, tạo không khí thân mật, không gò bó. Phải tránh hỏi nhưng câu hỏi xoáy
sâu vào đời tư cá nhân. Phải đưa ra những câu hỏi dễ hiểu, về chủ đề hẹp, dẫn
dắt theo sự kiện sự việc, bày tỏ quan điểm, chính kiến, nêu rõ cảm tưởng, trình
bày lý do, nguyên nhân, nếu có con số thì phóng viên phải làm tròn số trước để
người trả lời dễ nhớ…
2.2 Những câu hỏi cần tránh khi phỏng vấn báo chí.
Trong kĩ năng phỏng vấn, quan trọng nhất là biết hỏi. Một nhà bác học từng nói
"Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi của anh
ta". Không biết hỏi cái gì cho phù hợp đối tượng thì không bao giờ có câu trả lời
hay. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, nhà báo không thể sử dụng tất cả
các dạng câu hỏi được dùng trong giao tiếp hàng ngày, dưới đây tôi xin khảo sát
trên báo mạng điện tử một số kiểu câu hỏi cần tránh khi đặt câu hỏi phỏng vấn.


2.2.1 Câu hỏi mất lịch sự, đề cập đến vấn đề nhạy cảm
Đây là những lời "ác ý" tác động trực tiếp vào người nghe - người bị phỏng vấn.
Người bị phỏng vấn như không còn cơ hội để thanh minh hay phủ nhận những
quan điểm đó.
Ví dụ như trong bài phỏng vấn ca sĩ Hồ Quỳnh Hương về chủ đề cô rời bỏ vị trí
ban giám khảo của cuộc thi Nhân tố bí ấn đăng trên news.zing.vn phóng viên đã

đưa ra một câu hỏi mất lịch sự : “Một trong những vấn đề mà công chúng
thường rất quan tâm đó là ngoài tâm huyết thì việc ngồi ghế nóng cũng khiến
các giám khảo đút túi khoản cát-xê khổng lồ. Chị có tiếc nuối không khi không
thể tiếp tục sở hữu khoản cát-xê mơ ước đó?”
Câu hỏi đã quy chụp một cánh vô căn cứ việc ban giám khảo các cuộc thi “ đút
túi khoản cát–xê khổng lồ”, họ đến với vị trí ghế nóng vì khoảng cát-xê đó, thậm
chí còn có ý ám chỉ Hồ Quỳnh Hương tiếc nuối khoản cát–xê đó khi từ bỏ vị trí
“ghế nóng”. Những từ ngữ như “ đút túi”, “ tiếc nuối” càng khiến câu hỏi trở nên
nặng nề. Để đính chính lại sự quy chụp vô căn cứ đó ca sĩ Hồ Quỳnh Hương đã
đưa ra một câu trả lời rất khôn khéo và chân thành:
- Nếu tôi nói, những người nhận lời làm giám khảo, cát-xê không phải là vấn đề
chính liệu chị có tin không… Chưa kể, ngồi "ghế nóng" cũng đòi hỏi bản lĩnh,
thậm chí là sự đánh đổi, vì có hàng triệu người nhìn vào mỗi đêm. Tôi nghĩ, trên
tất cả vẫn là tâm huyết.
Cùng với đó, phải tránh hỏi nhưng câu hỏi xoáy sâu vào đời tư cá nhân, đặc biệt
là những nỗi niềm thầm kín khó nói của đối tượng, có thể nhắc đến chức vụ, học
hàm học vị, chuyện tình cảm, đòi sống hôn nhân của người được phỏng vấn.
Phóng viên phỏng vấn ca sĩ Hồ Quỳnh Hương trên news.zing.vn tiếp tục mắc lỗi
đặt câu hỏi xâm nhập quá sâu vào đời tư của nghệ sĩ như: “ Chị có bên cạnh một
người đàn ông để chia sẻ?”. Hồ Quỳnh Hương đã tránh câu hỏi này bằng cách
nói thẳng “Đây cũng là câu hỏi chạm vào ngưỡng riêng tư. Xin cho tôi được
giấu kín vấn đề này.” Câu hỏi không đạt được mục đích thu thập thông tin mà


chỉ làm tốn thời gian của đôi bên. Hay câu hỏi: “Truyền thông vẫn hay nhắc tới
chị và Mỹ Tâm như thể hai ca sĩ có tài nhưng lại "muộn chồng", chị nghĩ sao về
câu chuyện này?”(Hồ Quỳnh Hương: xây ốc đảo để bảo vệ mình –
news.zing.vn). Câu này không chỉ đụng đến đời tư mà nó còn là câu hỏi khó trả
lời vì đây là bài phỏng vấn Hồ Quỳnh Hương không nên gộp chung cả Mỹ Tâm
vào để hỏi.

Lỗi đặt câu hỏi mất lịch sự hay đề cập đến vấn đề nhạy cảm xuất hiện rất nhiều
trong các bài phỏng vấn nghệ sĩ – những người của công chúng. Trong bài phỏng
vấn ca sĩ Văn Mai Hương đăng trên elle.vn ta cũng có thể bắt gặp một câu hỏi
vừa mất lịch sự, vừa chạm ngưỡng riêng tư của ca sĩ: “Từ một thiếu nữ với hình
ảnh luôn trong sáng, ngoan hiền, giờ đột nhiên Văn Mai Hương trở nên quá cá
tính với mái tóc ngắn hung đỏ cùng kiểu trang phục khác hẳn thường thấy. Phải
chăng vì… “thất tình” nên mới ra cớ sự?”
2.2.2 Câu hỏi tu từ
Thực chất đây không phải là câu hỏi, tự thân câu hỏi tu từ đã là một câu trả lời.
Câu hỏi tu từ thường không có từ để hỏi, chỉ là một nhận định được đen ra để đối
tượng khẳng định lại hoặc chỉ là để biểu hiện ý kiến cá nhân của phóng viên
hoặc ý kiến công chúng. Câu hỏi tu từ thường làm gián đoạn tiến trình phỏng vấn
và không mang lại hiệu quả cho việc khai thác thông tin của nhà báo.
Ví dụ như câu hỏi “ Nhưng so sánh hình ảnh của chị hiện tại và trước đây thì
phải công nhận có quá nhiều sự thay đổi ở khuôn mặt của chị?” Câu hỏi này
nằm trong bài phỏng vấn diễn viên Đinh Ngọc Diệp của elle.vn, nó đề cập đến
vấn đề liệu Đinh Ngọc Diệp có phẫu thuật thẩm mĩ để cải thiện nhan sắc. Tuy
nhiên câu hỏi này thực chất đã là một lời khẳng định, nó sẽ gây khó chịu cho đối
tượng phỏng vấn.


2.2.3 Câu hỏi gợi ý
Loại câu hỏi này mang sẵn trong mình câu trả lời theo mong muốn của nhà báo,
khiến người được phỏng vấn đem tới những câu trả lời thiếu giá trị vì nhà báo đã
gợi ý phương án lựa chọn từ trước đó. Loại câu hỏi này chỉ nên dùng trong
trường hợp giúp người đối thoại vượt qua sự lúng túng về những vấn đề “khó
nói” trong cuộc trò chuyện. Tuy nhiên loại câu hỏi này mở ra cho người trả lời
khả năng có câu trả lời hình thức lấy lệ hoặc trả lời theo lối mòn.
Bài phỏng vấn diễn viên Lương Mạnh Hải đăng trên kenh14.vn về vấn đề anh từ
một diễn viên chuyển sang đảm nhận vai trò nhà sảm xuất phim có một câu hỏi

có lời dẫn như sau: “ Một ông đạo diễn người Pháp có phân biệt hai kiểu nhà
sản xuất: một là giỏi, hai là tồi. Trong đó kiểu thứ 2 rất dễ biết vì họ chỉ muốn
chi tiền tối thiểu và thu lợi tối đa. Còn nhà sản xuất giỏi là ngoài hai điều liên
quan đến tiền, họ còn muốn làm một bộ phim giá trị. Hiển nhiên không ai muốn
bị xếp vào kiểu tồi đúng không?”. Câu hỏi này đương nhiên chỉ có một cách trả
lời hợp lý, chẳng ai muốn mình bị xếp vào loại tồi cả. Câu hỏi này có giá trị khai
thác thông tin kém.
2.2.4 Câu hỏi kích động
Những câu hỏi này chủ yếu nhằm “chọc giận” người đối thoại khiến họ bị kích
động về mặt cảm xúc, từ đó nhà báo sẽ nhận được câu trả lời thẳng thắn. Tuy
nhiên, những câu hỏi khiêu khích có thể mang lại rủi ro rất lớn cho nhà báo, đặc
biệt là những nhà báo thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, trước khi đặt câu hỏi, hãy
lường trước rủi ro mà nó đem lại.
Ví dụ như câu hỏi dành cho diễn viên Đinh Ngọc Diệp trong bài phỏng vấn của
elle.vn tôi đã nhắc đến còn có câu hỏi “Nhưng tôi nghĩ nếu chị PR được tốt
giống như Lý Nhã Kỳ đã làm được khi còn ở vị trí Đại sứ du lịch Việt Nam thì
ngành du lịch thành phố cũng sẽ phát triển hơn nhiều?”. Câu hỏi này thậm chí
còn mắc hai lỗi. Thứ nhất nó mang tính kích động vì phóng viên đã so sánh Đinh


Ngọc Diệp – đại sứ du lịch TP HCM với Lý Nhã Kì- đại sứ du lịch Việt Nam gây
khó chịu cho đối tượng. Câu hỏi dễ gây cho Đinh Ngọc Diệp cảm thấy mình bị
ám chỉ thua kém Lý Nhã Kỳ, với tư cách đại sứ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh,
cô chưa làm cho ngành du lịch thành phố phát triển. Thứ hai nó chỉ là một câu
hỏi tu từ thể hiện ý kiến chủ quan của phóng viên, mục đích câu hỏi không rõ
ràng, không có tính định hướng cho câu trả lời.
Trong bài phỏng vấn lập trình viên Nguyễn Hà Đông – “cha đẻ” của trò chơi
điện thoại flappy bird đang đạt thành công rực rỡ trên thị trường thế giới đăng
trên kenh14.vn cũng xuất hiện một câu hỏi kích động: “Tôi không tin tưởng lắm
trước thông tin cho rằng anh lập trình Flappy Bird chỉ trong 3 ngày. Vì tôi cũng

là một nhà lập trình game, tôi thấy độ bật của chú chim trong game Flappy Bird
được tính toán rất hay. Tôi không tin anh làm điều đó chỉ trong 3 ngày được.”
Đây không hẳn là một câu hỏi, nó mang tính chất khiêu khích để lập trình viên
Nguyễn Hà Đông khẳng định lại thông tin anh đã công bố trước đó. Tuy nhiên
câu hỏi này không thực sự gây hiềm khích và nó đánh trúng sự tò mò của rất
nhiều người chứ không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân của người phỏng vấn như câu
hỏi dành cho Đinh Ngọc Diệp. Hơn nữa Nguyễn Hà Đông là một lập trình viên
chứ không phải nhân vật của công chúng như Đinh Ngọc Diệp, anh rất kín tiếng
và dè dặt, một câu hỏi mang một chút “kích động” sẽ giúp anh cởi mở và bạo
dạn hơn. Tuy nhiên câu hỏi này đã đặt người trả lời vào thế bị kiểm tra nên cũng
cần chỉnh sửa lại sao cho tế nhị hơn.
2.2.5 Câu hỏi kép, quá tải
Câu hỏi kép – hai hoặc nhiều hơn hai câu hỏi trong một là một dạng câu hỏi quá
tải và là lỗi nghiêm trọng nhất của các nhà báo. Những câu hỏi như này buộc
người đối thoại phải giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ, dẫn tới thông tin bị
quá tải. Nếu mục đích của những câu hỏi khổng rõ ràng kể cả trong suy nghĩ của
người phỏng vấn thì đối với người được phỏng vấn cũng không được hiểu rõ


ràng. Đối với những câu hỏi như thế này, người trả lời chỉ có thể trả lời được một
trong hai câu hỏi, hoặc là câu trước hoặc là câu sau. Do vậy, thay vì hỏi một câu
với số lượng thông tin lớn, nhà báo cần chia nhỏ vấn đề để khai thác thông tin
một cách tốt hơn. Những câu hỏi phải luôn giữ được mức độ ngắn và giản đơn,
những câu hỏi quanh quẩn, dông dài sẽ mang lại những câu trả lời tương tự.
Trong bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đăng trên tạp chí Da Màu
(Damau.org), phóng viên đã đưa ra một câu hỏi rất rườm rà “Trở lại những tác
phầm của ông. Võ Phiến đã nhận định rằng: Truyện NXH vốn không rườm rà,
lòng thòng, đối thoại thường vắn tắt ỡm ờ (Văn Học Miền Nam- 1990). Võ Phiến
cũng nói rằng: Chính tác giả cản trở chúng ta. Ông có đồng ý về nhận định này
không? Nếu không, tại sao? Nếu có, xin ông giải thích tại sao thường cắt xén,

sửa chữa dù tác phảm của ông đã xuất bản.” Để trả lời câu nhà văn Nguyễn
Xuân Hoàng đã phải trả lời rất dài nhưng không có trọng tâm. Sở dĩ như vậy vì
câu hỏi không rõ ràng, không thể đóng vai trò định hướng. Câu hỏi như vậy
không chỉ gây khó khăn cho đối tượng phỏng vấn mà còn gây khó khăn cho quá
trình biện tập bài báo của biên tập viên và nắm bắt thông tin của độc giả.
2.2.6 Câu hỏi đánh đố, chung chung
Câu hỏi chung chung không có định hướng hay câu hỏi hướng đến một phạm vi
quá rộng làm cho người trả lời lúng túng, không biết trả lời vấn đề gì dẫn đến
việc trả lời xa trọng tâm hoặc từ chối trả lời và từ đó coi thường sự hiểu biết của
người ra câu hỏi.
Trong bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng của tạp chí Da Màu đã được
nhắc tới, phóng viên đã liên tục mắc lỗi hỏi câu hỏi quá rộng, đánh đố. Ví dụ như
câu: “Xin ông cho vài nhận xét hoặc ý kiến về tình trạng văn hóa tại hải ngoại
hiện nay?” và “Ông có nhận xét gì về dân tộc Việt Nam so với dân tộc Đông
phương khác (khi những dân tộc này cùng định cư tại hải ngoại như chúng
ta).”Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã phải đưa ra nhận xét thẳng thắn về câu hỏi


của phóng viên “Đó là một câu hỏi khó. Tại sao cô không hỏi về tình trạng văn
học? Nói vể văn hóa rộng lớn quá!” hay “Vẫn là một câu hỏi khó! Tôi nghĩ để
trả lời câu hỏi này, cần có một công trình của nhiều người và nhiều nỗ lực hơn.”
Một câu hỏi đánh đố khác dành cho MC (người dẫn chương trình) Phan Anh
(Phan Anh chia sẻ lý do rời Vietnam Idol) cũng được đăng tải trên zings.new.vn:
“Những chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc hiện như "nấm sau cơn
mưa". Thế nhưng, không chỉ các thí sinh bị quay vòng, giám khảo đổi ghế nóng
mà ngay cả gương mặt người dẫn chương trình như anh cũng “nhảy qua lại”
giữa hai chương trình đối thủ. Anh nghĩ sao về điều này?”. Mục đích của câu
hỏi này không rõ ràng nên rất khó trả lời. Phan Anh cũng đã bày tỏ suy nghĩ của
mình một cách rất chung chung, gây khó hiểu cho độc giả: “Tôi nghĩ điều này
quả thật là rất Việt Nam”. Mục đích của phóng viên khi đặt ra câu hỏi này chắc

hẳn chưa được hoàn thành.
2.2.7 Câu hỏi lạc đề
Những câu hỏi không đúng chỗ, không phù hợp, không liên quan tới nội dung
cuộc trò chuyện cũng thường xuất hiện trong quá trình phỏng vấn khi nhà báo
"bí" câu hỏi.
- Nhưng hẳn bố mẹ chị cũng đã phải giục con gái lấy chồng rồi chứ?
- Xinh đẹp, tài năng như chị ắt hẳn phải nhiều vệ tinh theo đuổi lắm?
Hai câu hỏi này nằm trong bài phỏng vấn diễn viên Đinh Ngọc Diệp – xuất thân
từ một nhà báo về vấn đề nghề báo giúp ích gì cho sự nghiệp diễn viên của cô.
Ta có thể thấy, hai câu hỏi này “lệch tông” rất xa chủ đề cuộc phỏng vấn. Hơn
nữa, nó còn chạm đến vấn đề riêng tư của đối tượng và tạo ra tình thế khó xử cho
diễn viên Đinh Ngọc Diệp.


Chương 3
Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ phỏng vấn báo
chí trên báo mạng điện tử
3.1 Phác thảo kịch bản buổi phỏng vấn từ trước.
Dù là một cuộc phỏng vấn nhỏ hay mang tính chất chính trị thời sự lớn thì phác
thảo kịch bản cũng làm tăng tốc độ và hiệu quả bằng cách hình dung trước sản
phẩm. Phác thảo kịch bản phỏng vấn cũng là lúc phóng viên nghiên cứu kỹ về
đề tài, qua nghiên cứu về đề tại phóng viên có thể dự đoán trước được phần nào
câu trả lời của đối tượng phỏng vấn.
Đầu tiên, phóng viên phải tự mình quyết định sẽ làm gì ở cuộc phỏng vấn và
nhằm mục đích gì. Điều đó có nghĩa là ta phải sắp xếp, ghi chép lại những câu
hỏi từ trước. Kịch bản phỏng vấn phải rõ ràng, chính xác, dự trù các câu hỏi. Câu
hỏi không được mắc các lỗi đã nêu ở chương 2. Những câu hỏi đã suy nghĩ kỹ,
ngắn gọn, chính xác và đơn giản là những câu hỏi tốt. Những câu hỏi “Tại sao”
luôn là những câu hỏi tốt trong trường hợp muốn gợi mở hay cần tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề.

Việc lựa chọn đề tài cũng là một khâu cực kỳ quan trọng có liên hệ mật thiết tới
thành công của cuộc phỏng vấn. Các đề tài phỏng vấn càng hẹp thì càng có nhiều
khả năng thực hiện tốt và thành công.
Đây là bước cơ bản và quan trọng nhất của cuộc phỏng vấn. Trên cơ sở lựa chọn
các chủ đề sẽ phỏng vấn, người biên tập sẽ phải nghiên cứu các thông tin xoay
quanh chủ đề, xoay quanh khách mời. Lên dàn ý sơ bộ các câu hỏi đồng thời dự
đoán trước các tình huống trả lời và chuẩn bị các biện pháp đối phó với những
tình huống được đánh giá là bất thường.


3.2 Làm chủ cuộc phỏng vấn.
Nguyên nhân của những câu hỏi chưa thực sự đạt được mục đích như mong
muốn là do tự bản thân phóng viên không biết rõ mình muốn biết cái gì? Có thể
là do phóng viên cũng không biết nên bắt đầu từ đâu để có được thông tin cần
thiết. Cách tốt nhất là phóng viên phải nghiên cứu kỹ vấn đề mình đang quan tâm
trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn. Công việc đó bao gồm:
+ Xem xét các tài liệu có liên quan đến đề tài như văn kiện, chủ trương, chỉ thị
các vấn đề khác về lĩnh vực tương tự.
+ Nghiên cứu kỹ người trả lời (mức độ nghiên cứu tuỳ theo dạng phỏng vấn) :
Tiểu sử, tính cách cá nhân, các quan điểm của người đó về vấn đề đang bàn đến.
+ Hình thành quan điểm ý kiến của riêng mình.
+ Sưu tầm, dự trữ tài liệu, ảnh,… có thể cần đến trong qua trình thực hiện cuộc
phỏng vấn hoặc trước lúc đó.
Có thể tự mình đặt ra các câu hỏi và tự trả lời để xác định được điểm cần gỡ ra
các thông tin cần thiết. Tất cả những điều này được các phóng viên có kinh
nghiệm về phỏng vấn rất quan tâm, bao giờ họ cũng lựa chọn từ ngữ, câu hỏi để
làm cho người trả lời không bị chán ngán bởi các câu hỏi kiểu chung chung.
Nghiên cứu kỹ các đề tài cụ thể của cuộc phỏng vấn và người trả lời. Từ việc
xem xét và nghiên cứu trước đó, nhà báo cần xác định rõ các yếu tố sau để làm
chủ cuộc phỏng vấn:

+ Mục đích của cuộc phỏng vấn.
+ Tay nghề , thói quen của nhà báo.
+ ý thích tính cách người trả lời.
+ Bối cảnh của cuộc phỏng vấn (không gian, thời gian)
Người phỏng vấn nên có sự định hướng thống nhất, tập trung xoáy sâu vào các
chủ đề đó, có thể chỉ một câu hỏi ngoài chủ đề sẽ dẫn đến việc đi xa hoàn toàn
vấn đề muốn khai thác. Đối với câu hỏi cần khuyến khích tính chủ động và trách
nhiệm của người trả lời, phải khéo léo tác động vào trí tưởng tượng khơi mạch
suy nghĩ của người trả lời, định hướng mình mong muốn.


3.3 Tận dụng tốt yếu tố ngôn ngữ phi ngôn từ
Thông thường một cuộc phỏng vấn đã được thiết lập thì nó không được để gián
đoạn. Trong cuộc phỏng vấn, mối quan hệ giữa hai bên không chỉ thông qua các
câu hỏi và câu trả lời mà thực ra còn được thiết lập qua biểu hiện ở ánh mắt và
nét mặt. Sự tập trung phải được duy trì thường xuyên và không thể coi thường.
Cần qua sát đối tượng để nắm bắt các yếu tố cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ của
người được hỏng vấn. Luôn giữ thái độ lịch sự văn hoá tạo bầu không khi chân
thành thân thiện tự nhiên, nhã nhặn lịch thiệp, không áp đặt hách dịch ý kiến của
mình đối với người trả lời, không lễ tân khách sáo.
Mắt của người phỏng vấn phải nói lên được sự đồng điệu với những gì anh ta nói
hoặc là thái độ phản ứng đúng với những gì anh ta nhận được. Những biểu hiện
bằng tay cũng rất cần thiết và giữa hai bên cũng cần có sự thống nhất trong việc
trao đổi những thông tin này. Người phỏng vấn không bao giờ được tỏ ra chán
nản hoặc thiếu kiên nhẫn, có thể biểu đạt sự đồng ý hay không đồng ý qua cử chỉ
của cánh tay và nét mặt.Tuy nhiên cũng cần phải tránh những hành động dễ gây
cho người bị phỏng vấn sự nổi giận.
Trong khi phỏng vấn dù đã được chuẩn bị cực kì chu đáo nhưng phóng viên cũng
không thể xem nhẹ thái độ của mình. Phóng viên cần chăm chú lắng nghe người
trả lời để có thể biết được những chủ đề hoặc những bước ngoặt mới của cuộc

phỏng vấn. Phải có những hình thức khuyến khích người trả lời như gật đầu nhẹ,
mỉm cười…. Kết thúc cuộc phỏng vấn, phóng viên cần cảm ơn người trả lời và
phải mở đường cho những lần phỏng vấn tiếp theo bằng những câu hỏi thích
hợp. Điều này không chỉ giúp phóng viên tạo ấn tượng tốt đối với người phỏng
vấn mà còn gây ấn tượng cho người xem
3.4 Những lời khuyên về cách đặt câu hỏi
-

Mở đầu nhẹ nhàng, câu dễ hỏi trước, câu khó hỏi sau
Hỏi điều đã biết để kiểm tra sự trung thực
Hiểu đúng các câu trả lời


-

Hỏi những câu hỏi mở, những câu “tại sao”, “như thế nào”
Khuyến khích đối tượng kể về mình
Hỏi những câu bắt nọn, làm như mình đã biết một phần
Nếu đối tượng lảng tránh, nhắc lại câu hỏi bằng cách hỏi khác
Sử dụng sự im lặng để gây sức ép tuy nhiên cần khéo léo và không nên lạm dụng
Trước khi kết thúc, đưa ra câu hỏi khó nhất
Gấp sổ tay, tắt máy ghi âm, vẫn hỏi tiếp
Cảm ơn, hẹn liên lạc tiếp.
3.5. Hoàn thành chỉnh chu một bài phỏng vấn báo chí trên báo mạng điện tử
3.5.1 Đặt tít cho bài phỏng vấn
- Trích dẫn trực tiếp câu nói của người trả lời
Là dạng tít đặc trưng của thể loại phỏng vấn và cũng là dạng được phóng viên
sử dụng phổ biến. Đặc biệt là phỏng vấn chân dung.
Ví dụ:
Tổng Bí thư: Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu ( phỏng vấn Tổng Bí thư

Nguyễn Phú Trọng đăng trên hanoimoi.com)
Hà Nội chặt hạ cây xanh: “Không có tiêu cực, lợi ích nhóm” ( Phỏng vấn Phó
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đăng trên hanoimoi.com)
Ưu thế của đầu đề dạng này là tính trực tiếp, nóng hổi của thông tin, đem đến
cho người đọc cảm giác được giao tiếp với nguồn tin. Ngoài thu nhận thông tin,
độc giả còn cảm nhận được thái độ, tính cách…của họ qua lời nói. Tuy nhiên,
một số trường hợp có thể làm độc giả “lạc hướng”, gây hiểu lầm nếu câu trích
dẫn không thể hiện rõ mối liên quan bản chất, không ăn nhập hoặc không thể
hiện được vấn đề chủ yếu đặt ra trong bài phỏng vấn.


- Nêu chủ đề cuộc phỏng vấn
Ưu điểm của dạng đầu đề này là nêu rõ được sự kiện hoặc vấn đề trung tâm của
bài phỏng vấn, có thể định hướng ngay được nhu cầu của độc giả từ bước tiếp
cận tác phẩm. Nhược điểm nổi bật trong cách đặt tít nêu chủ đề là sự chung
chung, thiếu ấn tượng. Rất ít đầu đề nêu bật được góc độ tiếp cận sắc sảo, hấp
dẫn thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Một số tít bài khô khan hoặc có tính chất
“hô khẩu hiệu”.
Ví dụ:
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về kết quả Hội nghị
cấp cao APEC 22 (Hanoimoi.com)
Phan Anh chia sẻ lý do rời Vietnam Idols ( News.zing.vn)
- Rút một thông tin từ bài phỏng vấn
Tỷ lệ dạng đầu đề rút một thông tin từ bài phỏng vấn chiếm khá phổ biến. Dạng
này thích hợp với những bài phỏng vấn thời sự, ngay từ đầu đề đã thông báo cho
bạn đọc thông tin nóng hổi. Tuy nhiên, trên rất nhiều tờ báo mạng điện tử đầu đề
dạng này không mới mẻ, không ăn nhập với chủ đề bài báo, không thể hiện hoặc
bao quát được nội dung cơ bản của bài phỏng vấn…
Ví dụ : Á hậu Diễm Trang chia sẻ về Tết, tiết lộ đang tìm hiểu bạn trai
(kenh14.vn)

- Sử dụng tít xen trong tác phẩm phỏng vấn.
Trong thể loại phỏng vấn, bên cạnh tít chính còn có thể có các tít xen được rút
theo logic vấn đề hoặc từng khía cạnh nội dung, chủ đề từng đoạn… Dạng tít xen
khá đặc trưng là trích dẫn câu nói của người trả lời.


3.5.2 Viết Sapo cho bài phỏng vấn báo chí.
- Giới thiệu sự kiện, vấn đề phỏng vấn
Đây là dạng được sử dụng phổ biến nhất . Nhìn chung, sapô dạng này ngắn gọn,
rõ ràng, nêu được nội dung chủ yếu bài phỏng vấn đề cập, có khi tóm tắt thông
tin chính trong bài. Trong một số bài, sapô quá dài hoặc quá giản yếu nên hạn
chế thông tin dẫn nhập.
Trong bài phỏng vấn Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Khuất
Việt Hùng có tựa đề “ Đề xuất tịch thu xe máy đi vào đường cao tốc: Không vì
tiền thì vì cái gì?” đăng trên Giaoducvietnam.vn có sử dụng dạng sapo giới thiệu
vấn đề: (GDVN) - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Khuất Việt
Hùng nói gì về đề xuất “gây bão”: tịch thu, bán đấu giá xe máy chạy vào đường
cao tốc?
- Nêu lý do, bối cảnh phỏng vấn.
Là dạng sapô được sử dụng nhiều nhất . Ở dạng này, các sapô thường nêu hoàn
cảnh, tình huống xuất hiện bài phỏng vấn. Những chi tiết độc đáo, thú vị hoặc
hài hước…có thể ngay từ đầu tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, có
trường hợp sapô cung cấp những thông tin quá dài, chung chung, thiếu chọn lọc.
(HNM) - Năm 2014 khép lại trong niềm vui chung cả nước giành nhiều thành
tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. Trước thời khắc chuyển giao đón Xuân Ất
Mùi - 2015 với khí thế, vận hội mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã
dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Hànộimới về những dấu ấn nổi bật trong
thời gian qua cũng như những cải tiến, đổi mới mạnh mẽ của Quốc hội trong
thời gian tới về thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.



( bài phỏng vấn Chủ tich Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Tạo thế và lực đưa đất
nước phát triển nhanh, bền vững đăng tải trên Hanoimoi.com)
- Giới thiệu nhân vật trả lời phỏng vấn
Tỷ lệ dạng sapô giới thiệu nhân vật trả lời phỏng vấn trên báo mạng điện tử
tương đối lớn. Dạng sapô này được sử dụng nhiều với phỏng vấn chân dung.
Cách giới thiệu nhân vật khá phong phú: tiểu sử, thành tích, phác hoạ diện mạo,
tính cách nhân vật. Ví dụ như trong bài phỏng vấn diễn viên Hải Yến của tạp chí
Elle có sapo giới thiệu như sau: “Đỗ Thị Hải Yến có lẽ là một trường hợp đặc
biệt của điện ảnh Việt Nam. Cô tình cờ đến với điện ảnh, nhưng lại ở với nó
trong suốt quãng đời trưởng thành. Để bây giờ, trường quay chính là nơi khiến
cô cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất. Sau những thăng trầm, có lẽ giờ là lúc Hải
Yến sẵn sàng kể cho chúng ta về những gì cô đã học và làm được”. Tuy nhiên
nếu sapô có dung lượng dài sẽ làm “loãng” sự chú ý của độc giả.
- Một số dạng sapô khác
Chỉ một số ít các bài phỏng vấn sử dụng các dạng sapô khác như: dẫn dắt độc giả
đi vào nội dung bài phỏng vấn bằng câu hỏi mấu chốt, khái quát chủ đề của bài;
một giai thoại, một câu chuyện ngắn, hay một câu châm ngôn; thể hiện quan
điểm, thái độ, tình cảm hoặc một tiết lộ một thông tin lý thú, “bí mật”… của
nhân vật trả lời.
Nối tiếp tít chính Thay thế toàn bộ cây xanh: “tôi tin Hà Nội làm đúng” của bài
phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Lân Hùng (Hanoimoi.com) về vấn đề thanh thế hàng
loạt cây xanh ở Hà Nội, tác giả đã đặt ra một sapo tương ứng để đi vào nội dung
bài phỏng vấn bằng câu hỏi mấu chốt.


×