Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Nam phong tạp chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.33 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIẾN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của

Nam phong tạp chí

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
MSSV
:

TS. Phạm Thị Thanh Tịnh
Trần Thị Ngọc Mai
Báo đa phương tiện k34A2
34.29.072

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIẾN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của


Nam phong tạp chí

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
MSSV
:

Phạm Thị Thanh Tịnh
Trần Thị Ngọc Mai
Báo đa phương tiện k34A2
0734.058.73

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

2


Mục lục

3


Lời nói đầu
Ngay từ khi vừa đặt chân xâm lược Việt Nam, Pháp đã thiết lập một chế độ
bảo hộ trên toàn lãnh thổ nước ta nhằm tạo nên một quốc gia gọi là Đông Pháp.
Đầu tiên, người Pháp lập ra một nền hành chính mới và cùng với triều đình Huế
đàn áp các phong trào đấu tranh bạo động chống Pháp của nhân dân. Khi chế độ

bảo hộ ổn định, người Pháp bắt đầu khai thác tài nguyên của nước ta và đào tạo
nên một hệ thống quan lại mới để phục vụ trong các cơ quan hành chính. Người
Pháp khuyến khích người Việt học hỏi nền văn hóa Tây phương, ru ngủ họ bằng
ánh sáng giả dối của nền văn minh đại Pháp và làm cho họ quên lãng những cuộc
nổi dậy. Nho học suy tàn, chữ Nho, văn tự chính thức của triều đình Huế sử dụng
qua nhiều thế kỷ sắp bị thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Pháp bãi bỏ việc học chữ
Nho và các kỳ thi Nho học, thiết lập hệ thống giáo dục tân học. Chữ quốc ngữ trở
thành một trong những công cụ đắc lực cho việc truyền bá nền văn minh Phương
Tây vào Việt Nam. Phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc
ngữ chính là báo chí Quốc ngữ. Thời kỳ này hàng loạt báo chí bằng chữ Quốc ngữ
ra đời ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nam Phong tạp chí ra đời ngày 1/7/1917
cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ trong
đời sống của nhân dân.
Trong tiểu luận này, tác giả đưa ra những đặc điểm của Nam Phong tạp chí, về
người sáng lập, đặc điểm nội dung, hình thức, hoạt động, cũng như ý nghĩa, vai trò
của tờ báo trong thời điểm bấy giờ. Dù đã có những cố gắng, chắc chắn tiểu luận
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cô và các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
4


Nội dung

I. Đặc điểm của Nam Phong tạp chí
Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1
tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210
số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút; Phạm Quỳnh
làm Chủ biên phần chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần chữ nho.
Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bài bản
và có giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1 phố Hàng

Trống, Hà Nội, năm 1926 chuyển về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội. Nam Phong
tạp chí là một phương tiện của thực dân Pháp để tuyên truyền cho chế độ thực dân,
cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý. Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào
việc truyền bá Chữ Quốc ngữ vào Việt Nam.
1.1. Hình thức
Nam Phong Tạp Chí tồn tại trong khoảng thời gian dài (1917-1934), xuất bản
được 210 số. Đội ngũ cộng tác viên đông đảo hơn 30 cây bút biên tập hữu danh
đương thời. Số đầu tờ Nam Phong ra ngày 1-7-1917. Đó là một loại bách khoa
nguyệt san, khổ 19x27,5cm

5


Trang bìa ấn bản số 1, năm 1917
Sau đó, Nam Phong tạp chí ra mỗi tháng một kỳ, viết bằng chữ quốc ngữ, khổ
lớn gần bằng tờ A4, khoảng 100 trang. Tạp chí được trình bày làm 2 cột dày chữ,
trình bày với các hoa văn, họa tiết, dưới tên Nam Phong đề hàng chữ “Thông tin
Pháp”, (L’information francaise). Các bài viết thể hiện nghiêm trang. Dưới đây là
một số hình ảnh về Nam phong tạp chí:

6


7


1.2. Nội dung
Nam Phong Tạp chí gồm có 3 phần: một bằng Việt ngữ, một bằng Hán văn và
một bằng Pháp văn, mỗi phần ước độ 50, 60 trang. Sự xếp đặt này không ngoài
mục đích để cho bất cứ ai cũng có thể đọc được, dù là cựu học, hay tân học, người

Việt, người Pháp, người Trung Hoa. Tuy vậy phần quốc văn vẫn được coi là quan
trọng hơn cả, cho nên bao giờ cũng nhiều trang, hơn hai phần chữ Pháp và chữ
Hán. Các bài trong hai phần sau thường là bài dịch của hai phần trước.

8


Nội dung các bài viết trên Nam Phong tạp chí rất phong phú, thiên về biên
khảo các nội dung như văn học, lịch sử, khoa học, triết học, văn thơ Hán Nôm, các
thông tin về chính trị, xã hội đương thời trong nước và quốc tế… Tạp chí còn đăng
tải nhiều thi ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, du ký, bình luận văn học, giới thiệu
tôn giáo, cung cấp tư liệu lịch sử Thế giới và Việt Nam,… để làm giàu cho đời
sống tinh thần người Việt bấy giờ.
Nội dung của Nam Phong tạp chí có thể chia thành các nhóm sau:
- Phổ biến thuật tư tưởng, khoa học Tây phương bằng cách dịch thuật các sách
triết học, khoa học, văn học ra tiếng Việt, hoặc đem các sách này ra phân tích, bình
luận, tóm tắt bằng một lối hành văn dễ hiểu để cho người đọc có thể lĩnh hội được.
Các loại dịch thuật này nói về đủ mọi phương diện của tư tưởng học thuật Tây
phương. Ví dụ:
+ Về triết học có Triết học là gì? (N.P. số 70), Triết học Âu Châu ngày nay (N.P. số
119), Tâm lý học (N.P. số 88 và tiếp), Luân lý là gì? (N.P. số 91) v.v...
+ Về Khoa học có Tàu ngầm tàu lặn (N.P. số 1), Sao băng (N.P. số 27), Nói về vi
trùng (N.P. số 72) v.v...
+ Về kinh tế có Khảo về tiền tệ (N.P. số 37), Khảo về ngân hàng (N.P. số 27) v.v...
+ Về tiểu chuyện danh nhân có Thomas Edison (N.P. số 72), Pasteur (N.P. số 66)
v.v... Phân tích các tiểu thuyết hay của Pháp như Nghĩa cái chết (le sens de la mort
- Paul Bourget) (N.P. 1) Lỡ dở đường (L'etape), Vua bể (E. Vogue de Melchier)
v.v...
- Chấn hưng cổ học Đông phương bằng cách:


9


+ Khảo về các vấn đề triết học, khoa học như của Tây phương.Ví dụ: Phật giáo
lược khảo (N.P. 40 và tiếp), Sự tích Khổng Phu Tử (N.P. số 38), Đạo giáo (N.P. số
67), Khảo về luân lý học sử nước Tàu (N.P. 37 và tiếp).
+ Sưu tầm những tài liệu về các áng văn cũ Nôm hay Hán văn của văn học sử, dịch
thuật các sách chữ Hán, những văn thơ cũ như của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế
Xương, Hoài Nam ca khúc (N.P. số 73), Truyện Sãi Vãi cùng tiểu truyện tác giả là
Nguyễn Cư Trinh (N.P. số 32), Phong dao lịch sử (N.P. số 76, Nam âm thơ văn
khảo luận (N.P. 19 và tiếp), Tiểu thuyết cổ Lĩnh Nam Dật Sử. Một bộ sách có giá
trị cho quốc sử (N.P. 52) v.v...
- Xây dựng nền quốc văn, nhất là văn xuôi mới bằng cách khảo cứu và bình
luận về các văn thơ Việt Nam và của Trung Hoa, ví dụ: Bàn về sự dùng chữ Nôm
trong chữ Quốc ngữ (N.P. số 20), Lối tả chân trong văn chương (N.P. số 21), Bàn
về tiếng Việt (N.P. số 22), Tâm lý người nhà quê qua câu hát (N.P. số 88), Bàn về
truyện Kiều (N.P. số 30, 68, 72, 75, 79, 81, 82, 83, 85, 86, 87, 99, 106 v.v...), Lược
sử Nguyễn Công Trứ (N.P. số 93), Cụ Đồ Chiểu (N.P. số 56), Việt Nam ta biết chữ
Hán từ hồi nào (N.P. số 29) v.v...
- Cuối mỗi số thường có một phần tự vựng, dịch các tiếng Pháp ra tiếng Việt,
với mục đích làm giàu dụng ngữ.

10


II. Người sáng lập
Người sáng lập ra tờ Nam Phong là viên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc
ấy là ông Albert Sarraut cùng Louis Marty - giám đốc Phòng an ninh và chính trị
Đông Dương và Phạm Quỳnh - chủ bút kiêm chủ nhiệm. Ban biên tập của Nam
Phong bao gồm: Thượng Uyển Nguyễn Tiến Lãng (1909 - ?), Tiêu Đẩu Nguyễn

Bá Trác (1881- 1945), Đồ Nam Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940), Nguyễn Bá
Học (1858 -1921), Đông Hồ, Trác Chi Lâm Tấn Phác (1906 - 1969), Mân Châu
Nguyễn Mạnh Bổng ( 1879 - 1951), Tung Vân Nguyễn Đôn Phục (1878 - ?), Đông
Châu Nguyên Hữu Tiến (1875 - 1941).

Albert Sarraut - Toàn quyền pháp ở Đông Dương từ năm 1911 - 1920
A.Sarraut trước khi bước vào con đường chính trị đã là một nhà báo, là biên
tập viên thường trực cho tờ La Dépêche du Midi ở tỉnh Toulouse. Ông cũng là một
người rất thông minh, quỷ quyệt và có tài mỵ dân. Ông lợi dụng báo chí cho mục
tiêu chính trị. Có lẽ trong những viên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương, ông là một
11


nhà chính trị khôn khéo nhất và có tài mỵ dân giỏi đến nỗi một số trí thức Việt
Nam lúc bấy giờ đã tin tưởng một cách thành thật về cái “sứ mạng cao cả của đại
Pháp ở Đông Dương”.Có hai nguyên nhân khiến Albert Sarraut cho ra đời tạp chí
Nam Phong:
-Nguyên nhân gần: đánh bại ảnh hưởng của Đức ở Đông Dương.
Chính ảnh hưởng của Đức ở Đông Dương đã làm cho Albert Sarraut lo lắng
nhiều nhất. Đó là một lối ảnh hưởng qua sự trung gian của các sách báo Trung Hoa
lúc bấy giờ tràn sang Việt Nam, phần lớn là các sách báo do các nhà cải cách Trung
Hoa viết như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu...v.v… Trong những sách báo này,
các tác giả thường hay ca tụng nền văn minh Đức và chê bai người Pháp. Chính
điều này đã làm cho Albert Sarraut lo sợ các giới sĩ phu Việt Nam lúc bấy giờ sẽ
chịu ảnh hưởng của các loại sách báo trên mà đâm ra chống Pháp. Chính sách
tuyên truyền của Đức ở Việt Nam, ngoài những sách báo Trung Hoa còn có một số
ấn phẩm khác hoàn toàn có tính cách chống Pháp và thân Đức. Những ấn phẩm
này đã lan tràn từ Bắc chí Nam. Năm 1915, nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ đã
khám phá ra được, trong một cửa hàng người Trung Hoa ở Chợ Lớn những bích
chương của Đức. Những bích chương này “đã được phát hành hàng triệu tờ nói về

những nhà sáng lập ra đế quốc Pháp năm 1814 - 1815…., và hoàn toàn không đả
động gì đến cái hay cái tốt của người Pháp và lịch sử oai hùng của nước này. Đó là
một cách tuyên truyền khéo léo và thâm độc. Ngoài hình thức tuyên truyền bằng
sách báo và những ấn phẩm khác người Đức còn can thiệp trực tiếp vào Đông
Dương bằng viện trợ quân sự và tài chánh cho các nhà cách mạng Việt Nam đương
thời để chống lại Pháp.
Mục đích chính của tạp chí cũng đã được A.Sarraut nói rõ trong bản tường
trình của ông gởi cho Tổng trưởng Thuộc địa Pháp ngày 15.9.1917: “Mục đích của
12


tạp chí này là cung cấp cho giai cấp sĩ phu và trí thức An Nam những bài chính xác
để họ quan niệm được cái vai trò của nước Pháp trên thế giới về phương diện văn
hóa, khoa học và kinh tế. Tạp chí mới này, lấy tên là Nam Phong, sẽ đăng những
bài phân tích chính xác về những tác phẩm khoa học và văn chương hay nhất, tiểu
sử những nhà bác học danh tiếng nhất của chúng ta, những sự mô tả đẹp đẽ về
nước Pháp, …”
-Nguyên nhân xa: tách rời các giới sĩ phu Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của
văn hóa Tàu và “Pháp hóa” giới trí thức này để dễ bề thống trị lâu dài.
Ngoài việc chống Đức, Nam Phong còn nhắm một chính sách dài hạn - ca
tụng và tán dương nền văn minh Pháp. Lúc bấy giờ nền văn minh Pháp đang bị bêu
xấu bởi sự tuyên truyền của Đức ở Việt Nam nhất là trong giới trí thức mà từ xưa
nay chỉ biết có nền văn minh Trung Hoa. Vì vậy, tạp chí Nam Phong có cái sứ
mạng là giới thiệu nền văn minh Pháp trước nhân dân Việt Nam, nhất là với các sĩ
phu Việt Nam bấy giờ; “Pháp hóa” những thành phần ưu tú này của xã hội Việt
Nam để dễ bề thống trị lâu dài trên bán đảo Đông Dương. Chính L.Marty cũng xác
nhận mục đích này của tờ Nam Phong: “Tạp chí, có cái tên Nam Phong, được xuất
bản hai thứ tiếng, chữ An Nam và chữ Tàu. Nó nhắm mục đích phổ biến một cách
sâu xa trong giới trí thức An Nam và cái tầm hoạt động của nó còn lan rộng trong
giới kiều dân Trung Hoa ở Đông Dương và các tỉnh Trung Hoa gần biên giới Hoa

Việt”.
Có một nhân vật mà tên tuổi của ông đã gắn liền với Nam Phong tạp chí - đó
chính là Phạm Quỳnh.

13


Phạm Quỳnh sinh ngày 17 tháng 12 năm 1892 tại nhà số 1, phố Hàng Trống,
Hà Nội, quê gốc ở làng Hoa Đường, xã Lương Ngọc, phủ Bình Giang, tỉnh Hải
Dương - một làng có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Phạm Quỳnh theo học ở
trường Tiểu học Pháp - Việt ở phố Hàng Đào, sau được nhận vào trường Thông
Ngôn (Ecole des Interpretes). Tại đây ông có cơ hội tiếp nhận nền văn hoá Pháp
ngay từ khi còn nhỏ. Từ năm 1913, Phạm Quỳnh bắt đầu sự nghiệp văn chương
bằng các bài dịch thuật văn học và triết học đăng trên Đông Dương tạp chí của
Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1917, với sự bảo trợ của Louis Marty - trưởng phòng
chính trị Phủ toàn quyền Đông Dương, ông đứng ra thành lập và kiêm chủ bút tờ
Nam Phong tạp chí với các bút danh Thượng Chi, Hoa Đường, Hồng Nhân. Nam
Phong tạp chí phục vụ cho các chính sách mị dân của thực dân Pháp nhưng với
học thuật và lòng yêu nước, chủ bút Phạm Quỳnh đã khéo léo lái nội dung tạp chí
sang hướng truyền bá kiến thức chung cho đông đảo nhân dân Việt Nam đang
trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Với uy tín
14


học thuật và tài tổ chức, Phạm Quỳnh nhanh chóng tập hợp được một đội ngũ cộng
tác viên gồm nhiều cây bút có tri thức và chính kiến khác nhau gồm cả tân học và
cựu học, cách mạng và trung lập. Nam Phong tồn tại đến tháng 12 năm 1934 thì
đình bản, lý do chủ yếu là Phạm Quỳnh không làm chủ bút nữa, nên tờ báo đi dần
vào tình trạng kém chất lượng, không còn sức lôi cuốn, hấp dẫn độc giả.


III. Hoạt động
Trong thời gian hoạt động Nam Phong trải qua những giai đoạn chính như
sau:
- Giai đoạn thành lập và phát triển, mở rộng 1917~1922
- Giai đoạn đề cao mục đích giáo huấn, khai hóa quốc dân. 1922~1925
- Giai đoạn hoạt động thiên về chính trị khi Phạm Quỳnh chủ trương đưa ra chủ
nghĩa quốc gia, thuyết lập hiến. 1925~1932
- Giai đoạn suy yếu. 1932~1934
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể tham khảo cách phân chia hoạt động của báo
Nam Phong thành 3 giai đoạn chính như ông Đỗ Quang Hưng viết trong cuốn sách
Lịch sử Báo chí VN 1965~1945 (NXB DHQG HN)
-Thời kỳ 1917- 1925:
Thời kỳ báo còn hoạt động trong khuôn khổ Hội Khai Trí Tiến Đức, thời kỳ này
Phạm Quỳnh chủ yếu dựa vào Nguyễn Bá Trác, Lê Dư. Tờ báo không chỉ tán
đương các chính sách của thực dân mà còn ca tụng vua Khải Định.
-Thời kỳ 1925 - 1932:
15


Bên cạnh xu hướng chính trị Quốc gia cải lương, Nam Phong còn phát triển mạnh
sang địa hạt nghiên cứu học thuật, mở rộng cách cửa Âu Tây tư tưởng-Văn Hoá,
tạo ra một thế lực chính trị theo chủ thuyết lập hiến do chính Phạm Quỳnh đứng
đầu.
-Thời kỳ 1932- 1934
Giai đoạn này Phạm Quỳnh vi chính nên báo suy giảm chất lượng, mất bạn đọc và
tự đình bản.

IV. Vai trò
4.1. Đối với việc phổ biến chữ quốc ngữ trong cộng đ ồng người
Việt

Nam Phong tạp chí đã kiên trì nghiên cứu cải tạo câu văn quốc ngữ, đưa thứ
chữ mới này có khả năng diễn đạt mọi khái niệm. Các tác giả trên Nam Phong tiếp
tục nghiên cứu, biên soạn từ điển, dịch nhiều tác phẩm nước ngoài ra chữ Quốc
ngữ, nhất là mạnh dạn đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong công văn giấy tờ
và đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học.
Nam Phong tạp chí còn có công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hoá,
chuẩn hoá kho từ vựng, bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện đại bằng
việc đăng tải nhiều nội dung bàn về các vấn đề liên quan đến chữ Quốc ngữ, tiêu
biểu như “Công văn phải dùng bằng chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngữ cổ”, “Khảo về
chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngữ quốc văn”, “Phan Châu Trinh đối với chữ Quốc ngữ”
hay “Sự tiến hoá của tiếng An Nam”, “Tiếng An Nam có cần phải thống nhất
không”, “Văn Quốc ngữ”, “Văn chương Quốc ngữ”, “Bảo tồn Quốc ngữ”…
16


4.2. Đối với nền tảng tri thức khoa học
Về đường văn tự, tạp chí ấy đã sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ triết học,
khoa học mới mượn từ chữ Nho;luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý
thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.
Về đường học vấn, tạp chí ấy đã phổ thông những điều yếu lược của học
thuật Âu Tây; diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông
(Nho học, Phật học, v.v…) và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa cũ của
nước ta (văn chương, phong tục, lễ nghi)”
4.3. Đối với nền báo chí Việt Nam
Về phương diện báo chí, Nam Phong tạp chí cũng ghi một dấu mốc cho sự
lớn mạnh của loại báo này. Mặc dù in chân phương, đậm đặc chữ (theo hai cột dài)
và bài vở thường rất kén chọn, gần như một bài nghiên cứu, nhưng “Nam Phong
tạp chí” vẫn có sức hấp dẫn vì độ sâu của tri thức.
4.4 Đối với nền văn học Việt Nam
Tờ báo đã góp phần rất đắc lực vào việc phát triển nền văn học nước nhà.

“Nam Phong tạp chí đúng là một dạng báo chuyên biệt. Nó vừa phổ cập, nhưng lại
vừa nâng cao. Nó có thể là một cửa ngõ để cung cấp những kiến thức cơ bản về
khoa học xã hội và nhân văn, mà vẫn mang tính cập nhật.” (trích Hồi ký “Thép
mới” của cố Tổng bí thư Trường Chinh).
Nam phong đã phát triển thể du ký lên tầm mức cao. Đọc Nam phong người
ta có thể gặp ít nhất hơn chục thiên du ký có giá trị của Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu
Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đôn Phục, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng lâm
Lê Cương Phụng và Nguyễn Bá Trác... Nam phong cổ vũ cho việc sáng tác tiểu
thuyết qua ngòi bút của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học. Quả dưa đỏ, truyện dài
đầu tiên bằng quốc ngữ đã được giới thiệu tới độc giả Nam phong trong mười kỳ
17


liên tiếp (từ số 103 đến số 113 và từ tháng 3-1926 đến tháng 1-1927). Nam phong
cũng có công lao đáng kể trong việc bảo vệ quốc túy (thi ca, phong tục...)

V. Ý nghĩa
“Chủ đích của tạp chí này là phục vụ cho chính sách của thực dân Pháp…
do toàn quyền Albert Saraut chủ xướng dưới chiêu bài “Hợp tác Pháp - Nam”,
nhằm củng cố chế độ thuộc địa, xoa dịu phong trào yêu nước sôi nổi đầu thế kỷ
XX… dung hoà văn hoá Đông - Tây, kết hợp truyền bá văn hoá, văn minh “Đại
Pháp” với phục hồi các “quốc tuý”, “quốc hồn” của văn hoá phong kiến bằng công
cụ là chữ quốc ngữ” (GS. Trần Thanh Đạm). Tờ Nam Phong chính là công cụ
thuộc bộ máy tuyên truyền của chính phủ Pháp. Mặc dù người Pháp muốn biến
Nam Phong thành một tờ báo tuyên truyền cho chính sách thuộc địa, vỗ về dân
chúng yên tâm với chủ trương Pháp Việt đuề huề (Người Pháp khai hóa và dìu dắt
người Nam cùng tiến lên), nhưng nhóm Nam Phong đã khéo léo hướng tờ báo trở
thành công cụ xây dựng nền tảng cho báo chí, cho văn học chữ quốc ngữ và khai
thông dân trí. Nam Phong tạp chí có đóng góp đáng kể trong việc trong việc
chuyển tải văn hóa phương Tây vào Việt Nam và tiếp thu những giá trị văn hóa để

cho ngôn ngữ nước nhà càng phong phú và không làm mất đi vẻ đẹp của tiếng
Việt.

18


Trang miêu tả mục đích của Nam Phong tạp chí
Theo như Giáo sư Dương Quảng Hàm tạp chí Nam Phong có hai ý nghĩa
chính :
- “Đem tư tưởng học thuật Âu – Á diễn ra tiếng ta cho những người không
biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem mà lĩnh hội được.” Có nghĩa là dùng chữ
quốc ngữ để diễn tả, giải thích các tư tưởng, học thuật Âu - Á để mang những kiến
thức này đến cho người không biết tiếng Pháp hoặc chữ Nho.

19


- “Luyện tập quốc văn cho nền văn ấy”. Có nghĩa là truyền bá chữ quốc ngữ
vào Việt Nam, nâng cao trình độ chữ quốc ngữ thành một nền ngôn ngữ so sánh
được với tiếng Pháp và chữ nho.
Nói đến vai trò của các tờ báo hàng đầu tiền bán thế kỷ XX trong đó có Nam
Phong tạp chí, ta có thể mượn nhận xét của Giáo sư Nghiêm Toản trong Việt nam
văn học sử trích yếu, khi ông đề cập tới lợi ích cho độc giả bậc trung thời tiền
chiến khi đọc Đông Dương và Nam phong: “Ngày nay, một thanh niên không biết
chữ Pháp, chữ Nho, sau khi đỗ sơ học, rời khỏi nhà trường chỉ đọc lại Đông dương
và Nam phong, cũng có thể tự mở mang trí thức lấy cho mình và thâu thái đôi chút
kiến văn, xứng đáng ở hạng người trung bình trong xã hội”. Mặc dù vẫn còn những
khiếm khuyết như không mang tính phổ thông, cách trình bày quá nghiêm túc, khô
khan hay tính cách tuyên truyền cho chính sách của người Pháp nhưng Nam Phong
tạp chí vẫn có vai trò to lớn đối với nền văn hóa Việt Nam đương thời, vượt ra khỏi

mong muốn của những người gây dựng nên tờ báo này.

20


Lời kết
Tạp chí Nam Phong ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị Pháp bảo hộ và áp đặt
nền văn hóa Tây phương lên xã hội Việt Nam. Đây là giai đoạn giao thời về mọi
mặt: Giao thời về chính trị từ thời kỳ độc lập sang thời kỳ bảo hộ, giao thời về văn
hóa tư tưởng giữa nền văn hóa Á đông và nền văn hóa Tây phương, giao thời về
văn tự và văn học giữa chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Đây cũng là giai đoạn hòa nhập
văn hóa Á Âu của người Việt Nam sau một thời gian dài chìm đắm trong văn hóa
Á đông và văn hóa Trung Hoa.Mặc dù có những điều tiếng không tốt về Nam
Phong và Phạm Quỳnh nhưng lịch sử đã chứng minh Phạm Quỳnh và tạp chí Nam
Phong đã đóng góp tích cực cho nền văn hóa và văn học Việt Nam. Đó là điều
không thể phủ nhận. Nam Phong tạp chí đã có đóng góp đáng kể trong việc chuyển
tải văn hóa phương Tây vào Việt Nam và tiếp thu những giá trị văn hóa để làm cho
ngôn ngữ nước nhà càng phong phú và không làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt. Đó
cũng chính là chủ thuyết “thổ nạp Âu – Á” mà Phạm Quỳnh đã thực hiện trong
Nam Phong tạp chí. Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu
một cách gấp gáp, sôi động chưa từng có. Việt Nam lại phải xây dựng một nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vấn đề “hòa nhập mà không hòa tan” một lần
nữa lại được đưa ra, trở thành vấn đề nóng bỏng cần được giải quyết. Báo chí có
nhiệm vụ không nhỏ trong công cuộc hội nhập văn hóa mới, vì vậy những bài học
từ Nam Phong tạp chí sẽ vẫn còn tác dụng cho ngày hôm nay.

21


Thư mục tài liệu tham khảo

1. Dã Thảo, Vì sao Phạm Quỳnh đặt tên báo là Nam Phong và thường dùng bút
hiệu Thượng Chi?
/>2. Hoàng Yến Lưu, Nam Phong tạp chí
/>3. Huỳnh Văn Tòng, Trường hợp ra đời của Nam Phong tạp chí
/>4. Nguyễn Xuân Hiếu, Vai trò của Nam Phong tạp chí
/>5. TT Thông tin tư liệu, Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên 'Nam Phong tạp chí'
/>
22



×