Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
****************

TRẦN THỊ XUÂN MAI

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY QUA
TỶ LỆ SỞ HỮU VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
****************

TRẦN THỊ XUÂN MAI

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY QUA
TỶ LỆ SỞ HỮU VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG



TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Mối tương quan
giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty
niêm yết ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Học viên thực hiện

Trần Thị Xuân Mai


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ 7
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN.................................................................................. 8
1.1. Hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần: ................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động: ..................................................................................... 8

1.1.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động: ................................................................... 8
1.2. Quản trị công ty: ..................................................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm quản trị công ty: ......................................................................................... 10
1.2.2. Phân biệt khái niệm Quản trị công ty: ........................................................................ 13
Nguồn: Cẩm nang quản trị công ty ....................................................................................... 14
1.2.3. Vai trò và lợi ích của việc quản trị công ty hiệu quả: ................................................. 14
1.2.4. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD: .............................................................. 15
1.3. Các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của quản trị công ty đến hoạt động của công ty cổ phần:
....................................................................................................................................................... 17
1.3.1. Quản trị công ty qua các chỉ số và hiệu quả hoạt động: ............................................. 17
1.3.2. Quản trị công ty qua cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động: .................................... 19
1.3.3. Vai trò của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động: ................................................ 22
1.3.4. Vấn đề bảo vệ nhà đầu tư và hiệu quả hoạt động: ...................................................... 24

CHƯƠNG 2: CÁC THÔNG LỆ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ....................................................................... 26
2.1. Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán:26
2.2. Thực trạng quản trị công ty ở các công ty niêm yết tại Việt Nam: ........................................ 28
2.2.1. Những đặc trưng của Quản trị công ty các công ty niêm yết tại Việt Nam: .............. 28
2.2.2. Khuôn khổ pháp lý Quản trị công ty: .......................................................................... 30
2.3. Thực trạng thực thi Quy chế quản trị công ty tại các công ty niêm yết ở Việt Nam: ............. 34

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ LÝ GIẢI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..... 39
3.1. Phát triển các giả thiết nghiên cứu: ........................................................................................ 39
3.1.1. Mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần: 39
3.1.2. Mối tương quan giữa đặc tính của HĐQT và ban giám đốc đối với hiệu quả hoạt động
của công ty cổ phần. .............................................................................................................. 42
3.1.3. Mối tương quan giữa sở hữu tập trung và hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần. 46
3.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu: ............................................................................................... 47
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................... 47

3.2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu:..................................................................................... 48
3.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập: ............................................................................... 51


2
3.4. Phương pháp xử lý số liệu và lý giải kết quả nghiên cứu:...................................................... 53
3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu: .......................................................................................... 53
3.4.2. Lý giải kết quả nghiên cứu: ......................................................................................... 55
3.5. Kết quả nghiên cứu và lý giải: ................................................................................................ 55
3.5.1. Một số thống kê sơ bộ về mẫu tổng quát và hệ số tương quan giữa các biến:............ 55
3.5.2. Tổng hợp kết quả từ mô hình hồi quy: ......................................................................... 57
3.5.3. Chấp nhận hoặc bác bỏ giả thiết: ............................................................................... 62
3.5.4. Lý giải kết quả nghiên cứu: ......................................................................................... 65

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÔNG TY
NIÊM YẾT QUA ĐÓ GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ................................... 68
4.1. Những động thái cần thực hiện từ phía các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam: ..................... 68
4.2. Một số gợi ý chính sách từ phía chính phủ:............................................................................ 70

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 77
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 80


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quản trị công ty (Corporate Governance) đã được biết đến như một thuật ngữ quen
thuộc và ngày càng trở nên thông dụng tại Việt Nam. Cùng với sự ra đời của Luật doanh

nghiệp vào năm 1999, vai trò của khu vực tư nhân trong sự phát triển kinh tế và tạo công
ăn việc làm bắt đầu được nâng cao. Trong suốt một thập niên sau đó, sản xuất trong nước
được đẩy mạnh, doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh và năng lực cạnh tranh trên thị
trường quốc tế được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển đó, cũng xuất hiện một số vụ bê bối
trong các tập đoàn, công ty ở Việt Nam. Một ví dụ điển hình là trường hợp biến lãi thành
lỗ của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) khi lãnh đạo mới của BBT quyết định
kiểm toán lại báo cáo tài chính năm 2006, trước khi lập báo cáo năm 2007 để làm rõ các
khoản loại trừ. Những khoản loại trừ đã làm sai lệch kết quả kinh doanh năm 2006 và
năm 2007 khiến giá cổ phiếu BBT sụt giảm, nhà đầu tư bị thiệt hại. BBT là điển hình của
tình trạng nhập nhèm trong hạch toán lãi lỗ và che dấu thông tin. Tiếp theo đó là mâu
thuẫn giữa cổ đông nhà nước và nhiều cổ đông khác trong việc không thông qua phương
án phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nhằm huy động vốn trong lúc công ty đang
rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Vậy, một vấn đề kinh điển trong quản trị công ty ở
Việt Nam hình như đang hiển hiện: mâu thuẫn giữa cổ đông nhà nước và những cổ đông
tư nhân.
Mặc dù một số tổ chức trong nước và quốc tế với nỗ lực của mình đã góp phần
nâng cao nhận thức và phổ biến khái niệm Quản trị công ty trong cộng đồng kinh doanh,
nhưng vẫn có rất ít các công ty của Việt Nam thực sự hiểu rõ chiều sâu và tính phức tạp
trong nội hàm của khái niệm này. Theo một cuộc điều tra dành cho lãnh đạo 85 doanh
nghiệp lớn ở Việt Nam do Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và Chương trình Phát triển Dự
án Mê Kông (MPDF) thực hiện, chỉ có 23% số người được hỏi đã hiểu khái niệm và
nguyên tắc cơ bản của quản trị công ty. Nhiều giám đốc được phỏng vấn vẫn còn lẫn lộn
giữa quản trị công ty với quản lý tác nghiệp (bao gồm điều hành sản xuất, quản lý
marketing, quản lý nhân sự,v.v...)


4

Trong thực tế, những bước cải cách trong Quản trị công ty thường chỉ được thực
hiện một cách hời hợt và được sử dụng như là một chiêu bài quảng bá chứ không phải

được sử dụng như là một công cụ để áp dụng các cơ cấu và các quy trình nội bộ nhằm
giúp công ty tạo dựng niềm tin của các cổ đông, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và
giảm thiểu nguy cơ bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng để áp dụng
thành công các cơ cấu và quy trình này, các công ty cần phải tuân thủ một cách đầy đủ và
liên tục những nguyên tắc về sự công bằng, tính minh bạch, tính giải trình và tính trách
nhiệm.
Quản trị công ty là một yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trường, phát
triển kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư. Quản trị công ty cũng thiết lập
cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các
mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu. Sự tồn tại của hệ thống quản trị
công ty hiệu quả trong phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần
tạo ra mức độ tin tưởng là nền tảng cho sự vận hành của kinh tế thị trường. Nhờ đó, chi
phí vốn thấp hơn và công ty được khuyến khích sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, và
vì thế củng cố sự phát triển.
Với vai trò ngày càng quan trọng của quản trị công ty đối với nền kinh tế thị
trường ngày càng phát triển ở Việt Nam hiện nay, đề tài “Mối tương quan giữa quản trị
công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở Việt
Nam” là một yêu cầu cấp thiết nhằm chỉ rõ vai trò của quản trị công ty trong hoạt động
của các công ty cổ phần, góp phần gia tăng nhận thức của cộng đồng kinh doanh về quản
trị công ty nhằm thực hiện quản trị công ty ngày càng hiệu quả.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản trị công ty, cụ thể là tỷ lệ sở hữu và
hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các công ty cổ phần được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX) từ năm 2005-2010.


5


3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố quản
trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết ở Việt Nam, có thể phân chia
thành các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của
công ty cổ phần.
- Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc tính của HĐQT và ban giám đốc đối với
hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần.
- Nghiên cứu mối tương quan giữa sở hữu tập trung và hiệu quả hoạt động của
công ty cổ phần.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập số
liệu và chạy mô hình hồi quy để tìm ra mối tương quan giữa 2 đối tượng nghiên cứu.
5. Ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa quản trị công ty, cụ thể là tỷ lệ sở
hữu với hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần nhằm cho thấy một góc nhìn toàn cảnh
về thực trạng quản trị công ty ở Việt Nam, từ đó thể hiện rõ vai trò của quản trị công ty,
gia tăng nhận thức về quản trị công ty đối với cộng đồng kinh doanh đồng thời đề xuất
một số gợi ý nâng cao quản trị công ty trong doanh nghiệp cũng như xây dựng hành lang
pháp lý chặt chẽ cho quản trị công ty ở cấp quốc gia.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam,
mới được đề cập đến gần đây và vẫn còn có ít các nghiên cứu khoa học quan tâm. Tính
mới trong luận văn này là tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tính sở hữu tập trung
với hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập mẫu gồm các công
ty niêm yết ở cả hai Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch
chứng khoán Hà Nội trong một khoảng thời gian dài để nghiên cứu rõ nét hơn ảnh hưởng
của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động thông qua cả giai đoạn trước, trong và sau
khủng hoảng.



6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
HĐQT: Hội đồng quản trị
UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
FIE: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
MPDF: Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông
IFC: Tổ chức Tài chính Quốc tế
HOSE : sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HNX: sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
PVN: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
DPM: Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
TAC: CTCP Dầu Tường An
FPI: Nguồn vốn đầu tư gián tiếp
BKS: Ban kiểm soát
TGĐ: Tổng giám đốc
SSC: Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS)
IFRS: Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI)
CĐ: Cổ đông
M/B: tỷ số giữa giá trị thị trường với giá trị sổ sách


7

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các bộ luật và các quy định chính ảnh hưởng đến Quản trị công ty
Bảng 3.1 Một số thống kê về mẫu tổng quát

Bảng 3.2 Hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 3.3 Tổng hợp hệ số hồi quy trong mẫu tổng quát và các phân tổ thống kê với biến
phụ thuộc ROA
Bảng 3.4 Tổng hợp hệ số hồi quy trong mẫu tổng quát và các phân tổ thống kê với biến
phụ thuộc ROE
Bảng 3.5 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu Nhà nước và hiệu quả hoạt động
Bảng 3.6 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động
Bảng 3.7 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động
Bảng 3.8 Hệ số hồi quy giữa biến kiêm nhiệm và hiệu quả hoạt động
Bảng 3.9 Hệ số hồi quy giữa tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và hiệu quả hoạt động
Bảng 3.10 Hệ số hồi quy giữa cấu trúc sở hữu tập trung và hiệu quả hoạt động

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Hệ thống quản trị công ty
Hình 1.2 minh họa sự khác biệt giữa Quản trị công ty và quản lý công ty
Hình 2.1 Kết quả đánh giá chung
Hình 2.2 Thông lệ quản trị công ty và hiệu quả thị trường
Hình 2.3 Thông lệ quản trị công ty ở Việt Nam và mức lợi nhuận


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần:
1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là hiệu quả sử dụng toàn bộ các
phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như các chính sách tài trợ.
Quá trình phân tích này thường cung cấp cho người lãnh đạo, nhà quản trị chỉ tiêu quan

trọng đối với các bên liên quan trong việc ra quyết định.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được xem xét một cách tổng thể bao gồm
nhiều hoạt động trong đó hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ
qua lại nên phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phải xem xét đầy đủ cả hai
hoạt động này.
1.1.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập
sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần

Trên thực tế, chỉ tiêu này giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một
ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn sẽ có hệ số này cao
hơn. Một công ty có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi
nhuận ròng trung bình ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi
phí một cách hiệu quả thì hệ số lợi nhuận ròng càng cao.
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)


9

Tỷ suất sinh lợi của tài sản phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động
kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban
lãnh đạo công ty.
Tỷ suất sinh lời tài sản

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

=

Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn, chỉ tiêu
này cũng được sử dụng để phản ánh tổng hợp kết quả của các chỉ tiêu thể hiện tình hình
tài chính của công ty theo như phân tích Dupont.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn
vốn của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành có các
điều kiện tương tự như nhau nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu
quả khác nhau. Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh
nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Chỉ tiêu này được xác định
như sau:
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

=

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Tài sản bình quân

Gọi là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản vì lợi nhuận ở tử số của chỉ tiêu này
không quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn, nghĩa là không tính đến chi phí lãi vay. Tỷ suất
này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội khác. Áp dụng tỷ
suất này, doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động
vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh
nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu. Về phía
các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ
phần của cổ đông. Hệ số này được các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đặc biệt quan


10

tâm. ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có
nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác
lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
Tỷ suất sinh lợi VCSH

=

Lợi nhuận sau thuế
Nguồn vốn CSH bình quân

Chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nó phụ thuộc trực tiếp
vào quyết định của các nhà quản lý thông qua nhiều chính sách, như: chính sách tiêu thụ,
chính sách sản xuất và chính sách tài chính.
1.2. Quản trị công ty:
1.2.1. Khái niệm quản trị công ty:
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị công ty (Corporate Governance) được nhắc
đến, những định nghĩa khác nhau về Quản trị công ty đang hiện hữu phần nhiều phụ thuộc
vào các tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý.
Sau đây là một số định nghĩa được xem xét là chung và tổng thể nhất về quản trị
công ty:
“Các Nguyên tắc Quản trị Công ty ” (OECD Principles of Corporate Governance)
do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organization for Economic
Cooperation and Development) xuất bản vào năm 1999 đã đưa ra một định nghĩa chi tiết
về Quản trị công ty như sau: “Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành

và kiểm soát công ty […], liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng
quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị
công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các
phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của
công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và
Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng
như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu
quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”.


11

Trong khuôn khổ quy định về quản trị công ty tại Việt Nam, Điều 2, Quy chế quản
trị công ty niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007
quy định “quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định
hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và
những người liên quan đến công ty”.
Nhìn chung, phần lớn các định nghĩa lấy bản thân công ty làm trung tâm như trên
(góc nhìn từ bên trong) đều có một số điểm chung và có thể được tóm lược lại như sau:
• Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ
cấu và các quy trình: Chẳng hạn, mối quan hệ giữa các cổ đông và Ban giám đốc bao
gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho Ban giám đốc để thu được lợi suất mong muốn từ
khoản đầu tư (cổ phần) của mình. Về phần mình, Ban giám đốc có trách nhiệm cung cấp
cho các cổ đông các báo cáo tài chính và các báo cáo hoạt động thường kỳ một cách minh
bạch. Các cổ đông cũng bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi là Hội đồng quản
trị hoặc Ban kiểm soát để đại diện cho quyền lợi của mình. Trách nhiệm chính của thể chế
này là đưa ra định hướng chiến lược cho Ban giám đốc và giám sát họ. Ban giám đốc chịu
trách nhiệm trước thể chế này, và thể chế này lại chịu trách nhiệm trước các cổ đông
thông qua Đại hội đồng cổ đông (GMS – General Meeting of Shareholders). Các cơ cấu
và các quy trình xác định những mối quan hệ này thường xoay quanh các cơ chế quản lý

năng lực hoạt động và các cơ chế báo cáo khác nhau.
• Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích khác
nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột: Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại ngay giữa
các bộ phận quản trị chính của công ty, tức là giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, và/hoặc Tổng giám đốc (hoặc các bộ phận điều hành khác). Điển hình nhất là những
xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và các thành viên Ban giám đốc, thường được gọi là
vấn đề Người đại diện (Principal-Agent Problem). Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại
ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát
và không kiểm soát, cá nhân và tổ chức) và các thành viên Hội đồng quản trị (điều hành


12

và không điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc). Các công ty cần phải
xem xét và đảm bảo sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột này.
• Tất cả các bên đều liên quan tới việc định hướng và kiểm soát công ty: Đại
hội đồng cổ đông, đại diện cho các cổ đông, đưa ra các quyết định quan trọng, ví dụ về
việc phân chia lãi lỗ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát chung, đề ra
chiến lược và giám sát Ban giám đốc. Cuối cùng, Ban giám đốc điều hành các kế hoạch
kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lược marketing, bán hàng và quản lý tài sản.
• Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một
cách phù hợp - và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. Chẳng hạn như
làm thế nào để các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài có thể ngăn chặn việc một cổ đông kiểm soát
nào đó tư lợi thông qua các giao dịch với các bên liên quan, giao dịch ngầm hay các thủ
đoạn tương tự.
Hình 1.1: Hệ thống quản trị công ty
Các cổ đông (Đại hội đồng Cổ đông)
Bổ nhiệm, miễn nhiệm

Đại diện và báo cáo


Các thành viên HĐQT( Hội đồng quản trị)

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, chỉ đạo và giám sát

Báo cáo và trả lời

Các thành viên BGĐ (Ban giám đốc)

Nguồn: Cẩm nang quản trị công ty
Từ giác độ bên ngoài, Quản trị công ty tập trung vào những mối quan hệ giữa công
ty với các bên có quyền lợi liên quan được định nghĩa như sau: Quản trị công ty là
phương thức tối đa hoá mọi giá trị của công ty nhằm đáp ứng những nghĩa vụ pháp lý,


13

trách nhiệm tài chính và trách nhiệm hợp đồng của công ty. Định nghĩa này nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc Hội đồng quản trị cân đối được lợi ích của các cổ đông với
những người có lợi ích liên quan khác đối với công ty như là các nhân viên, các khách
hàng, người cung cấp, nhà đầu tư và cộng đồng nhằm đạt được những giá trị bền vững lâu
dài của công ty.
Tóm lại, về bản chất quản trị công ty chính là “phương thức mà cổ đông sử dụng
quyền và nghĩa vụ của mình để quản lý một cách hiệu quả nhất tình hình hoạt động và
phân phối quyền lợi của một công ty”. Phương thức đó được thể hiện dưới dạng các quy
trình, thông lệ, chính sách, quy tắc và thể chế chi phối cách thức điều hành, quản lý và
kiểm soát một công ty.
Khái niệm quản trị công ty ngày nay được mở rộng đối với các loại hình công ty
khác ngoài công ty cổ phần, tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, quản trị công ty được
xem xét dưới góc độ quản trị công ty cổ phần đại chúng.

1.2.2. Phân biệt khái niệm Quản trị công ty:
Khái niệm quản trị công ty (corporate governance) thường bị nhầm lẫn sang khái
niệm quản lí doanh nghiệp (business management).
Quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và các quy trình của công ty nhằm đảm
bảo sự công bằng, tính minh bạch, tính trách nhiệm và tính giải trình. Trong khi đó, quản
lý công ty tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Quản trị công
ty được đặt ở một tầm cao hơn nhằm đảm bảo rằng công ty sẽ được quản lý theo một cách
sao cho nó phục vụ lợi ích của các cổ đông. Có một mảng chung giữa hai lĩnh vực này là
mảng chiến lược, một vấn đề được xem xét cả ở cấp độ Quản trị công ty lẫn cấp độ quản
lý công ty.


14

Hình 1.2 minh họa sự khác biệt giữa Quản trị công ty và quản lý công ty

Giải trình và giám sát

Quản trị công ty
Quản trị chiến lược

Quản lí điều hành
Quyết định và kiểm soát
Quản lí hoạt động

Quản lí công ty

Nguồn: Cẩm nang quản trị công ty
1.2.3. Vai trò và lợi ích của việc quản trị công ty hiệu quả:
Quản trị công ty có hiệu quả đóng một vai trò quan trọng ở nhiều cấp độ. Ở cấp độ

công ty, những công ty thực hiện tốt việc Quản trị công ty thường có khả năng tiếp cận dễ
dàng hơn tới các nguồn vốn giá rẻ, và thường đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn so với
các công ty khác. Những công ty kiên trì theo đuổi các tiêu chuẩn cao trong Quản trị công
ty sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro liên quan tới các khoản đầu tư trong công ty. Những công ty
tích cực thực hiện các biện pháp Quản trị công ty lành mạnh cần phải có một đội ngũ
nhân viên chủ chốt nhiệt tình và có năng lực để xây dựng và thực thi các chính sách Quản
trị công ty hiệu quả. Những công ty này thường đánh giá cao công sức của những nhân
viên đó và bù đắp xứng đáng cho họ, trái với nhiều công ty khác thường không nhận thức
rõ hoặc phớt lờ lợi ích của các chính sách và những biện pháp Quản trị công ty. Các công
ty thực hiện những biện pháp Quản trị công ty hiệu quả như vậy thường hấp dẫn hơn
trong con mắt của các nhà đầu tư, những người sẵn sàng cung cấp vốn cho công ty với chi
phí thấp hơn. Nói chung, những công ty thực hiện tốt việc Quản trị công ty sẽ đóng góp
nhiều hơn cho nền kinh tế quốc dân và cho xã hội. Những công ty này thường là những
công ty vững mạnh có thể tạo ra của cải vật chất và các giá trị khác cho các cổ đông,
người lao động, cộng đồng và quốc gia; trái lại, những công ty có hệ thống Quản trị công


15

ty yếu kém sẽ dẫn đến việc người lao động bị mất công ăn việc làm, mất tiền trợ cấp và
thậm chí có thể còn làm giảm niềm tin trên thị trường chứng khoán.
Một vài cấp độ và lợi ích cụ thể của Quản trị công ty hiệu quả được thể hiện chi
tiết qua Phụ lục 1.
1.2.4. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD:
Hàng loạt những bộ quy tắc về các thông lệ và các nguyên tắc Quản trị công ty tốt
đã được xây dựng trong suốt một thập kỷ qua. Trên thế giới, có hơn 200 bộ quy chế Quản
trị công ty đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn những bộ
quy tắc này tập trung vào vai trò của Ban kiểm soát hoặc Hội đồng Quản trị của công ty.
Một số bộ quy chuẩn về các thông lệ quản trị tốt có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế.
Trong số những bộ quy tắc này, chỉ có Các Nguyên tắc Quản trị công ty của

OECD là có hướng dẫn cho cả các nhà hoạch định chính sách lẫn các doanh nghiệp, và đề
cập một cách khá đầy đủ các lĩnh vực trong phạm vi Quản trị công ty (quyền của các cổ
đông, các bên có quyền lợi liên quan, việc công bố thông tin và các thông lệ trong hoạt
động của HĐQT).
Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê
chuẩn lần đầu vào năm 1999 và từ đó trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch
định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế
giới. Bộ Nguyên tắc đã đẩy mạnh tầm quan trọng của quản trị công ty và cung cấp hướng
dẫn cụ thể cho các sáng kiến pháp lý và quản lý ở các quốc gia thuộc lẫn không thuộc
OECD.
Việc sửa đổi bộ Nguyên tắc được thực hiện bởi Ủy ban Chỉ đạo về Quản trị Công
ty dưới sự ủy nhiệm của Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2002. Việc sửa đổi này được hỗ
trợ bởi một cuộc khảo sát toàn diện về cách thức các quốc gia thành viên giải quyết các
vấn đề trong quản trị công ty mà họ gặp phải. Việc sửa đổi cũng sử dụng kinh nghiệm của
các nền kinh tế ngoài khu vực OECD, nơi OECD hợp tác cùng Ngân hàng Thế giới và các


16

nhà tài trợ khác tổ chức các Hội nghị Bàn tròn về Quản trị Công ty Khu vực nhằm hỗ trợ
các nỗ lực cải cách trong khu vực.
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đã được sửa đổi bao gồm những nội
dung sau (chi tiết ở Phụ lục 2):
Đảm bảo Cơ sở cho một khuôn khổ Quản trị công ty hiệu quả
Khuôn khổ quản trị công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị
trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ
quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi.
Quyền của Cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: Khuôn khổ quản trị công
ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.
Đối xử bình đẳng đối với cổ đông:

Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông,
trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu
nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm.
Vai trò của các Bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty:
Khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên
quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác
tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc
làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp.
Công bố Thông tin và Tính minh bạch
Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính
xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình
hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty.
Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị:


17

Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám
sát có hiệu quả công tác quản lý của Hội đồng Quản trị và trách nhiệm của Hội đồng
Quản trị đối với công ty và cổ đông.
1.3. Các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của quản trị công ty đến hoạt động của
công ty cổ phần:
Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động
được triển khai theo hướng xây dựng chỉ số quản trị dựa trên sự tổng hợp của nhiều tiêu
chí và đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số này và hiệu quả hoạt động. Một số khác phát
triển nghiên cứu theo hướng đánh giá mối quan hệ giữa một số nhân tố quản trị công ty
như cấu trúc tỷ lệ sở hữu trong công ty, vai trò của hội đồng quản trị, cơ chế bảo vệ nhà
đầu tư… với hiệu quả hoạt động. Dưới đây là một số nghiên cứu về ảnh hưởng của quản
trị công ty đến hoạt động của công ty cổ phần.
1.3.1. Quản trị công ty qua các chỉ số và hiệu quả hoạt động:

Đa số kết quả của các nghiên cứu theo hướng này cho thấy bằng chứng thực
nghiệm về việc quản trị công ty tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động.
Credit Lyonnais Securities Asia (gọi tắt là CLSA) đã phát hành bảng xếp hạng
quản trị công ty ở 495 công ty trong 25 quốc gia mới nổi và 18 ngành. Các số liệu mô tả
thống kê được trình bày trong bảng xếp hạng cho thấy các công ty có chỉ số quản trị công
ty cao hoạt động tốt và tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Các quy định về quản trị công ty có liên quan đến những khác biệt đáng kể trong
việc chống thâu tóm và quyền cổ đông giữa các công ty. Nghiên cứu Quản trị công ty và
giá cổ phần (2001) của Paul A. Gompers, Joy L. Ishii, Andrew Metrick đã sử dụng tác
động của 24 quy định khác nhau để xây dựng chỉ số Quản trị (Governance Index) cho
1.500 quốc gia mỗi năm và nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số này với hiệu quả hoạt
động tương lai trong suốt những năm 90. Chỉ số được xếp từ 0 đến 24, mỗi một bằng
chứng về việc giới hạn quyền của cổ đông được cộng thêm 1 điểm. Vì vậy, những doanh
nghiệp có chỉ số Quản trị thấp có quyền cổ đông mạnh hơn và ngược lại. Các tác giả đã


18

tìm thấy mối tương quan dương rõ ràng giữa quản trị công ty với tỷ suất lợi nhuận thu
được từ giá chứng khoán. Một chiến lược đầu tư những công ty có chỉ số Quản trị thấp
nhất trong mẫu và bán những công ty có chỉ số Quản trị cao sẽ kiếm được lợi nhuận bất
thường là 8,5% mỗi năm trong thời gian nghiên cứu. Hơn nữa, chỉ số Quản trị còn có liên
quan chặt chẽ với giá trị công ty. Năm 1990, 1 điểm gia tăng trong chỉ số này cho thấy
một sự sụt giảm 2,4% giá trị Tobin’Q. Các quyền cổ đông yếu cũng có liên quan đến lợi
nhuận thấp hơn, tăng trưởng doanh số kém hơn, chi phí vốn cao hơn và số lượng các vụ
mua lại doanh nghiệp cao hơn.
Trong nghiên cứu “Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”
(2004), Brown và Caylor đã xây dựng thước đo quản trị doanh nghiệp, được gọi là GovScore, dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi ISS. Gov-Score gồm 51 thành phần được phân
ra thành 8 nhóm: kiểm toán; Ban điều hành; đặc quyền/ quy chế; trình độ học vấn của ban
điều hành; thù lao của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; sở hữu cổ phần; tiến trình

thực thi và tình trạng của công ty. Với hơn 2.300 công ty, Brown và Caylor đã tìm mối
quan hệ giữa Gov-Score với 6 thước đo hiệu quả công ty được xếp vào 3 loại: hiệu quả
hoạt động (ROE, biên lợi nhuận thuần, tốc độ tăng trưởng doanh thu); giá trị (Tobin’Q) và
chi trả cho cổ đông (tỷ lệ cổ tức, mua lại cổ phiếu). Nghiên cứu này phát hiện ra rằng
những doanh nghiệp được quản trị tốt hơn tạo lợi nhuận tốt hơn, có giá trị hơn và trả
nhiều tiền cho cổ đông hơn. Hơn nữa, Brown và Caylor còn nhận thấy rằng những doanh
nghiệp có Hội đồng quản trị với nhiều thành viên độc lập thì ROE, biên lợi nhuận, tỷ lệ cổ
tức và mua lại cổ phần cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng số lượng thành viên hội
đồng quản trị hạn chế có thể cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp bởi vì việc gia tăng kiểm
tra các quyền lợi của một Hội đồng quản trị có quy mô lớn thì khó hơn bởi thông tin và
quyết định tệ hơn.
Một báo cáo năm 2005 do ISS (Institutional Shareholder Services) chỉ ra rằng
những công ty có cơ cấu quản trị tốt thì có rủi ro thấp hơn, lợi nhuận tốt hơn và giá trị
công ty cao hơn. Hiệu quả hoạt động được đo lường qua các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận
trên vốn đầu tư (ROI), tỷ suất cổ tức hàng năm, tỷ suất lợi nhuận ròng và P/E. Những


19

công ty được quản trị tốt nhất tốt hơn những công ty quản trị kém nhất đến 13 trên 16
thước đo tài chính về hiệu quả hoạt động, ủng hộ cho quan điểm rằng quản trị công ty tốt
hơn sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Cho kết quả khác với những nghiên cứu trên, Tác động của việc cải cách quản trị
công ty đối với hiệu quả hoạt động và minh bạch (2010) do Richard Price, Francisco
J.Román and Brian Rountree nghiên cứu ảnh hưởng của những nỗ lực cải cách quản trị
công ty đến hiệu quả hoạt động và minh bạch thông tin ở các công ty Mêhicô, một quốc
gia đang phát triển và thiếu cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ do đa số các công ty đều có cấu
trúc sở hữu tập trung. Các tác giả đã phát hiện ra rằng sự gia tăng đáng kể việc tuân thủ
quản trị công ty từ năm 2000-2004 cho thấy các doanh nghiệp Mêhicô xem việc không
tuân thủ như một tổn thất. Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy mối tương quan nào giữa chỉ

số quản trị (Governance Index) và hiệu quả hoạt động cũng như minh bạch thông tin.
Thay vào đó, tác giả thấy rằng những công ty tuân thủ quản trị tốt hơn cần đến những
chính sách chi trả cổ tức tốn kém hơn (có xu hướng chi trả tiền mặt cao hơn và tỷ lệ chi
trả cổ tức lớn hơn) để giảm xung đột người đại diện. Tác giả kết luận rằng những điều này
là kết quả đặc thù của những tổ chức trong môi trường kinh doanh ở Mêhicô, nơi mà sở
hữu nội bộ là chủ yếu, các thành viên hội đồng quản trị có quan hệ mật thiết, thiếu việc
giám sát giao dịch nội gián và thiếu cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ. Kết quả của tác giả chỉ
ra rằng chỉ có cơ chế quản trị thì không đủ để thay đổi thái độ kinh doanh.
1.3.2. Quản trị công ty qua cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động:
Năm 1985, Demstez và Lehn cho rằng cấu trúc sở hữu tối ưu là đặc trưng của mỗi
công ty, và cạnh tranh thị trường sẽ hướng các công ty đến mức tối ưu. Bởi vì quyền sở
hữu nội sinh từ hiệu quả hoạt động mong đợi, họ cảnh báo rằng, bất kỳ hồi quy khả năng
sinh lợi nào với cấu trúc sở hữu cũng sẽ dẫn kết quả không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Yoshiro Miwa and Mark Ramseyer (2001) đã khẳng định cơ chế cân bằng Demstez-Lehn
với mẫu gồm 637 công ty Nhật.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu thời gian gần đây, kết quả đưa ra cho thấy rõ mối
quan hệ giữa cấu trúc tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động.


20

Trong Hiệu quả hoạt động và Quản trị công ty thông qua Cấu trúc sở hữu: Bằng
chứng từ TTCK Bangladesh (2007), tác giả Mahmood Osman Imam và Mahfuja Malik
nghiên cứu quản trị công ty được thực thi thông qua cấu trúc sở hữu như thế nào và nó
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động (được đo lường bởi tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và
Tobin’Q) cũng như tỷ lệ chi trả cổ tức ra sao. Cấu trúc sở hữu được phân chia thành tỷ lệ
sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu công chúng, tỷ lệ sở hữu của các
tổ chức và tỷ lệ sở hữu của những nhà tài trợ. Cấu trúc sở hữu tập trung được mô tả bằng
1 biến giả nhận giá trị 1 khi tỷ lệ sở hữu của những nhà tài trợ lớn nhất trong tất cả các
loại hình sở hữu và bằng 0 với những trường hợp còn lại. Các biến độc lập khảo sát trong

mô hình được xây dựng dựa trên sự thay đổi của các biến độc lập giữa 2 mốc thời gian
năm 2000 và 2003. Kết quả mà 2 tác giả này thu được sau khi chạy mô hình là tỷ lệ sở
hữu nước ngoài có tương quan dương và đạt mức có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt
động (với cả 2 chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi từ đầu tư cổ phiếu và Tobin’Q). Những công ty với
tỷ lệ sở hữu của các tổ chức cao có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và những công ty có tính chất
sở hữu tập trung chi trả cổ tức thấp hơn.
Erik Lehmann và Jürgen Weigand sử dụng số liệu của 361 công ty Đức trong
khoảng thời gian từ 1991 đến 1996 trong bài nghiên cứu vào tháng 2 năm 2000 của mình
chỉ ra rằng:
-

Sự hiện diện của cổ đông lớn không nâng cao lợi nhuận của công ty

-

Mức độ tỷ lệ sở hữu tập trung cao dường như là một lựa chọn tối ưu đối với nhiều
công ty Đức được nắm giữ chặt chẽ. Kết quả của họ cũng ám chỉ rằng sự tập trung
quyền sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của công ty. Tác động tiêu
cực của quyền sở hữu tập trung đã được chứng minh rõ xuất hiện trong các công ty
có nhiều nhà đầu tư lớn khác nhau và tác động này không tìm thấy trong các công
ty có tỷ lệ sở hữu gia đình hoặc tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Nghiên cứu cũng cho thấy
tác động tích cực của quyền sở hữu tập trung đến khả năng sinh lợi đối với các
công ty có những cổ đông lớn là các tổ chức tài chính.


21

-

Họ cũng chỉ ra bằng chứng rằng tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị không tạo ra

khác biệt đối với hiệu quả hoạt động.
Karl V. Lins (2002) xem xét liệu cấu trúc sở hữu của nhà quản trị và cổ đông lớn

không tham gia điều hành có ảnh hưởng đến giá trị công ty hay không với mẫu gồm 1.433
công ty từ 18 quốc gia đang phát triển. Ông ta nhận ra rằng tỷ lệ sở hữu của những cổ
đông lớn không tham gia điều hành (nhưng có nhiều quyền biếu quyết) tương quan dương
với giá trị công ty được đo lường bởi Tobin’Q. Bài nghiên cứu của Karl V. Lins cũng
cung cấp bằng chứng cho thấy những cổ đông lớn không điều hành có thể làm giảm bớt
sự giảm giá cổ phiếu do vấn đề người đại diện mang lại.
Beni Lauterbach và Efrat Tolkowsky (2004) đã dùng mẫu 144 công ty Israel nhận
thấy rằng Tonbin’Q sẽ tối đa khi nhóm cổ đông nắm quyền điều khiển chiếm 67%. Bằng
chứng này mạnh khi cấu trúc sở hữu được xem như một yếu tố ngoại sinh và yếu khi nó
được xem như yếu tố nội sinh.
Christoph Kaserer và Benjamin Moldenhauer (2005) đặt vấn đề liệu có mối quan
hệ nào giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ sở hữu nội bộ. Với dữ liệu là 245 công ty Đức
trong năm 2000, họ tìm thấy bằng chứng tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa
hiệu quả hoạt động, được đo lường bởi tỷ suất sinh lợi của giá cổ phiếu cũng như Tobin’Q
với tỷ lệ sở hữu nội bộ.
Michael L Lemmon và Karl V Lins (2003) sử dụng mẫu gồm 800 công ty trong 7
nước Đông Á để nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đối với giá trị công ty trong giai
đoạn Khủng hoảng tài chính khu vực. Khủng hoảng ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội đầu tư
của công ty, nâng cao các ưu đãi cho cổ đông kiểm soát trong việc chiếm đoạt quyền và
lợi ích của nhà đầu tư thiểu số. Kết luận này phù hợp với quan điểm cho rằng cơ cấu sở
hữu đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu các nhà quản trị trong công ty
có lợi dụng quyền của cổ đông thiểu số hay không.
Stuart L.Gillan, Laura T. Starks trong Quản trị trên thế giới? Bằng chứng từ các
nhà đầu tư tổ chức (2010) đã khảo sát liệu các nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến quản
trị doanh nghiệp hay không bằng cách phân tích danh mục đầu tư của các tổ chức trong



22

công ty từ 23 quốc gia trong giai đoạn 2003 - 2008. Tác giả đã chứng minh được tương
quan dương giữa trình độ quản trị công ty và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức. Những
công ty với quyền sở hữu của các cổ đông tổ chức cao hơn có nhiều khả năng chấm dứt
hoạt động kém hiệu quả của Giám đốc điều hành (CEO) và cho thấy sự tăng giá trị công
ty qua thời gian. Hơn nữa, sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức qua thời
gian ảnh hưởng tích cực và sau đó thay đổi trình độ quản trị công ty. Ngoài ra, tác giả
cũng tìm ra bằng chứng chứng minh nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong
việc cải thiện trình độ quản trị công ty của những công ty ngoài nước Mỹ. Những tổ chức
kinh tế Mỹ nói riêng cũng như những tổ chức ở các quốc gia có cơ chế bảo vệ quyền lợi
nhà đầu tư nhỏ lẻ đầy đủ nói chung đóng vai trò chính trong việc cải thiện quản trị công ty
ở các quốc gia ngoài Mỹ, trong khi các tổ chức ở các quốc gia thiếu cơ chế bảo vệ cổ
đông nhỏ lẻ thì không. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng chỉ ra những tổ chức độc lập (quỹ
tương hỗ, các tổ chức tư vấn đầu tư) ít có thể tác động đến việc cải thiện quản trị công ty
hơn là các tổ chức không độc lập (ngân hàng, công ty bảo hiểm). Một vấn đề nữa được
phát hiện là ở những quốc gia có cơ chế bảo vệ cổ đông tốt thì nhà đầu tư tổ chức trong
nước đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản trị công ty trong khi ở các quốc gia
có cơ chế bảo vệ cổ đông kém thì nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, đặc biệt là những tổ
chức đến từ các quốc gia có cơ chế bảo vệ cổ đông tốt, đóng vai trò quan trọng.
Gillan and Starks (2003) làm nổi bật vai trò đặc biệt của các nhà đầu tư tổ chức,
đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, trong việc thúc đẩy sự thay đổi trong thực
hành quản trị công ty trên toàn thế giới. Tổ chức nước ngoài thường được cho rằng có
một lập trường tích cực hơn, trong khi các tổ chức trong nước có quan hệ kinh doanh với
các công ty địa phương có thể cảm thấy bắt buộc phải trung thành với phong cách quản lý
của nhà quản trị.
1.3.3. Vai trò của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động:
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng những hội đồng quản trị không liên kết
chặt chẽ có khuynh hướng phụ thuộc vào các quyết định của Tổng giám đốc (CEO) có lẽ
vì với những kết quả tốt trong quá khứ, CEO gia tăng quyền lực và tạo rào cản thông tin



×