Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.29 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

HỒ NAM PHƯƠNG

VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH NGÓI
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

*****

HỒ NAM PHƯƠNG

VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
GẠCH NGÓI NGÓI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. HUỲNH LỢI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


Lôøi caûm ôn

Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên, cho tôi được bày tỏ tấm
lòng ghi ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy, các cô đã truyền
cho tôi những kiến thức quý báu, những sự giúp đỡ tận tình trong suốt
quá trình học tập ở giảng đường Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đến
Tiến sĩ Huỳnh Lợi, đã có những ý tưởng khoa học và tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện, hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng không thể quên được sự giúp đỡ của gia đình,
bạn bè, các anh em cán bộ, đặc biệt là các bạn cùng Khóa học, đã hỗ
trợ hiệu quả trong thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân cảm ơn các thầy cô trong hội đồng phản biện
đã dành thời gian đọc luận văn và đóng góp những ý kiến quý báu.

Hồ Nam Phương


ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-oOo-

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC


Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Chuyên ngành

: HỒ NAM PHƯƠNG
: 19/12/1976
: Kế Toán - Kiểm Toán

Phái : Nữ
Nơi sinh: TPHCM
Mã số : 60.34.30

1. Tên đề tài: VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT GẠCH NGÓI NGÓI TỈNH BÌNH DƯƠNG
2. Ngày giao nhiệm vụ :

11/07/2010

3. Ngày hoàn thành nhiệm vụ :

17/12/2011

4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn :

TS. Huỳnh Lợi

5. Họ và tên cán bộ phản biện 1 :

TS. Huỳnh Đức Lộng


6. Họ và tên cán bộ phản biện 2 :

TS. Trần Văn Tùng

PHÒNG ĐÀO TẠO

Ngày

tháng

năm 2012

HIỆU TRƯỞNG


TÓM TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC

Họ & tên : HỒ NAM PHƯƠNG
Ngày sinh: 19 - 12 - 1976.
Nơi sinh : TPHCM

Phái : Nữ

Quá trình đào tạo :
1996 – 1998 : Học và tốt nghiệp cử nhân trung cấp Trường
Trung học Tài chính - Kế toán IV TP.HCM
2001 – 2005: Học và tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học
Kinh tế TP.HCM
2007 – 2010: Học viên cao học nghành Kế toán kiểm toán
Đại học Kinh tế TP.HCM



Muïc luïc
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Nhiệm vụ luận văn cao học
Tóm tắt lý lịch khoa học
Mục lục
Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những đóng góp của đề tài
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1

1.1. Những vấn đề chung về kế toán quản trị

1

1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị

1


1.1.2. Lược sử hình thành, phát triển kế toán quản trị - Tình hình
nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

2

1.1.3. Chức năng kế toán quản trị

4

1.1.4. Đặc điểm kế toán quản trị

5

1.1.5. Vai trò kế toán quản trị

6

1.2. Mục tiêu kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất

8

1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp sản xuất

8

1.2.2. Mục tiêu kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất

9


1.3. Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính

9


1.3.1- Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

10

1.3.2- Điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

11

1.4. Nội dung kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất

12

1.5. Phương pháp kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất

17

1.5.1. Đặc điểm vận dụng các phương pháp kỹ thuật kế toán trong kế
toán quản trị

17

1.5.1.1. Phương pháp chứng từ kế toán

17


1.5.1.2. Phương pháp tài khoản kế toán

17

1.5.1.3. Phương pháp tính giá

18

1.5.1.4. Phương pháp tổng hợp cân đối

18

1.5.2. Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản
trị

18

1.5.2.1. Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được

19

1.5.2.2. Phân loại chi phí

19

1.5.2.3. Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán theo
dạng phương trình

20


1.5.2.4. Trình bày các thông tin dưới dạng đồ thị

20

1.6. Mô hình kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất

20

Kết luận Chương 1

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH NGÓI Ở BÌNH DƯƠNG

24

2.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình
Dương

24

2.1.1. Đặc trưng của các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói

24

2.1.2. Về số lượng doanh nghiệp

25


2.1.3. Về công nghệ sản xuất

25

2.1.4. Sản phẩm, sản lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm

26


2.1.5. Tình hình nhân lực và trình độ quản lý của các doanh nghiệp
gạch ngói tỉnh Bình Dương

27

2.1.5.1. Đặc điểm về nhân lực

27

2.1.5.2. Tổ chức quản lý và bố trí lao động

27

2.1.5.3. Đặc điểm về trình độ quản lý

29

2.2. Thực trạng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói
tỉnh Bình Dương


30

2.2.1. Khảo sát thực trạng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương.

30

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

31

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương

40

2.3.1. Những kết quả đạt được về kế toán quản trị áp dụng trong một số
doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương hiện nay

40

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế về kế toán quản trị áp dụng trong
doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương hiện nay

41

2.3.3. Nguyên nhân và sự ảnh hưởng của những tồn tại và hạn chế về
kế toán quản trị áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất tỉnh Bình
Dương


43

2.4. Những yêu cầu về thông tin kế toán quản trị và hiệu quả của việc áp
dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp gạch ngói tỉnh Bình Dương

46

2.4.1. Những yêu cầu về thông tin kế toán quản trị

46

2.4.2. Hiệu quả của việc áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp

47

2.5. Sự cần thiết phải vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp gạch
ngói tỉnh Bình Dương

47

Kết luận Chương 2

49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH NGÓI
TỈNH BÌNH DƯƠNG

50


3.1. Quan điểm vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương

50


3.2. Mục tiêu và yêu cầu vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

51

3.2.1. Mục tiêu vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

51

3.2.2 Yêu cầu vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

52

3.3. Nội dung vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương

53

3.3.1. Mô hình kế toán quản trị áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương


53

3.3.2. Quy trình vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

55

3.3.3 Tổ chức áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương

71

3.3.3.1 .Một số vấn đề cơ bản khi áp dụng kế toán quản trị vào
doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

71

3.3.3.2. Phương án tổ chức áp dụng kế toán quản trị trong doanh
nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

73

3.4. Chi phí và lợi ích áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

75

3.5. Những giải pháp hỗ trợ thực thi kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương


79

3.5.1. Những giải pháp chung thực thi kế toán quản trị có hiệu quả

79

3.5.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể

80

3.6. Một số kiến nghị giúp xây dựng và áp dụng hiệu quả kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương

82

Kết luận Chương 3

85

KẾT LUẬN

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Phụ lục 1
Danh sách các doanh nghiệp gạch ngói được điều tra trên địa bàn tỉnh
Bình Dương

Phụ lục 2
Mẫu phiếu điều tra thực trạng kế toán quản trị tại doanh nghiệp
Phụ lục 3
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát các DNSX gạch trên địa bàn tỉnh Bình
Dương
Phụ lục 4
Bảng tổng hợp số liệu doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương
năm 2010
Phụ lục 5
Công nghệ sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Phụ lục 6
Hệ thống các mẫu báo cáo kế toán quản trị
Phụ lục 7
Tin học hoá hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung
Bảng 2.1 : Bố trí nhân lực lao động trong doanh nghiệp quy mô điển hình
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình áp dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình Dương
Bảng 3.1: Cơ cấu tài chính của Công ty CP Gạch ngói Cao Cấp

Trang
28
31
59

Bảng 3.2: Cấp độ trách nhiệm quản trị

60


Bảng 3.3: Phân loại theo chi phí

61

Bảng 3.4: Hệ thống mã tài khoản kế toán quản trị

67

Bảng 3.5: Chi phí ước tính và lợi ích áp dụng kế toán quản trị vào doanh
nghiệp có quy mô điển hình
Danh sách các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói được điều tra
trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Mẫu phiếu điều tra thực trạng kế toán quản trị tại doanh nghiệp
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát các doanh nghiệp sản xuất gạch
ngói được điều tra trên địa bàn tỉnh Bình Dương

76
PL1
PL2
PL3


Bảng tổng hợp số liệu doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh
Bình Dương năm 2010
Danh sách máy móc và thiết bị chủ yếu được sử dụng trong sản
xuất gạch ngói
Bảng liệt kê một số sản phẩm chính

PL4
PL5

PL5

Bảng 6.1: Báo cáo chi phí hoạt động kinh doanh

PL6

Bảng 6.2: Báo cáo thu nhập hoạt động kinh doanh

PL6

Bảng 6.3: Báo cáo lợi nhuận

PL6

Bảng 6.4: Dự toán sản xuất

PL6

Bảng 6.5: Dự toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

PL6

Bảng 6.6: Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

PL6

Bảng 6.7: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất

PL6


Bảng 6.8: Báo cáo kết quả hoạt động tiêu thụ

PL6

Bảng 6.9: Báo cáo biến động kết quả hoạt động sản xuất

PL6

Bảng 6.10: Báo cáo biến động kết quả hoạt động tiêu thụ

PL6

Mẫu Phiếu chi tiền

PL6

Mẫu Bảng định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, năng
lượng

PL6

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Nội dung

Trang

Hình 7.1: Màn hình giao diện nhập liệu phần mềm Effect
Hình 7.2: Màn hình giao diện kết chuyển, phân bổ chi phí phần mềm
Effect


PL7

Hình 7.3: Màn hình giao diện sổ sách, báo cáo phần mềm Effect

PL7

Hình 7.4: Màn hình giao diện chính phần mềm Bravo

PL7

Hình 7.5: Màn hình giao diện kết xuất các loại báo cáo chi phí và giá
thành phần mềm Bravo
Hình 7.6: Màn hình giao diện các báo cáo chi phí, giá thành phần mềm
Bravo

PL7

PL7
PL7


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Nội dung
Sơ đồ 1.1: Các chức năng kế toán quản trị
Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lý và bố trí lao động tại một doanh nghiệp sản
xuất gạch ngói điển hình
Sơ đồ 3.1: Mô hình kế toán quản trị áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương

Trang

5
28
53

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tài chính của Công ty CP Gạch ngói Cao Cấp

58

Sơ đồ 3.3: Hệ thống tài khoản

66

Sơ đồ 3.4: Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp

69

Sơ đồ 3.5: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất
gạch ngói tỉnh Bình Dương

75

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chung
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch ngói bằng lò nung
tuynel
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch ngói bằng lò nung
VSBK
Sơ đồ phân phối năng lượng và phát thải trong quy trình sản
xuất
Sơ đồ Quá trình phát triển tự động hoá trong kế toán quản trị


PL5
PL5
PL5
PL5
PL7


Lụứi mụỷ ủau
Ngy 7/11/2006, Vit Nam chớnh thc gia nhp T chc Thng mi Th gii
(WTO), hi nhp vi kinh t th gii v ang trờn con ng phỏt trin c
cụng nhn l nn kinh t th trng. S kin ny ó to ra mt thi k mi em li
nhiu thun li v cng xut hin nhng khú khn, thỏch thc mi cho cỏc doanh
nghip Vit Nam. Trong 5 nm qua, nn kinh t Vit Nam ang phi i mt vi
nhng thỏch thc rt ln trờn nhiu mt, nht l trong bi cnh khng hong ti
chớnh - kinh t ton cu cỏc thỏch thc ú ang dn tr nờn gay gt hn, trc ht l
vn mang tớnh n nh, phỏt trin bn vng ang tn ti nhng yu t bt n v
lm phỏt tng cao, v gim nhanh giỏ tr xut khu, v s tng nhanh khụng bỡnh
thng ca nhp siờu, v hiu qu thp ca cỏc doanh nghip nh nc, nht l cỏc
tp on kinh t
ng trc nhng vn hi v thỏch thc ú, cỏc doanh nghip Vit Nam ó
trng thnh hn, nng ng hn, dn tip thu c nn kinh t tri thc th gii,
tip thu nn khoa hc k thut, cụng ngh sn xut hin i, k nng qun lý tiờn
tin, o to c i ng cỏn b v qun lý kinh doanh nng ng hn. Nhiu
doanh nghip ó chỳ trng i mi cụng ngh, i mi qun lý, nõng cao nng sut,
cht lng, giỏ thnh sn phm cnh tranh. Trong quỏ trỡnh i mi ú vn i
mi qun tr doanh nghip ó giỳp ớch rt thit thc cho cụng tỏc iu hnh, lónh
o doanh nghip, to ỏp lc thỳc y thay i h thng k toỏn v ni bt l k
toỏn qun tr, mt b phn k toỏn gn kt mt thit vi hot ng qun tr, giỳp cỏc
nh lónh o doanh nghip nm bt thụng tin kp thi ra quyt nh, giỳp tip
cn, xõy dng cỏc cụng c qun tr, cnh tranh trong ni b. T nhu cu thc tin

ú, tỏc gi chn ti Vn dng k toỏn qun tr trong cỏc doanh nghip sn
xut gch ngúi tnh Bỡnh Dng lm lun vn thc s kinh t. ti ra i
xut phỏt t s cp bỏch thc t ca ngnh sn xut gch ngúi tnh Bỡnh Dng núi
riờng v cho cỏc lng ngh sn xut ca c nc núi chung.


Tính cấp thiết của đề tài
Bình Dương là một tỉnh đang có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh mà ngành nghề sản xuất
vật liệu xây dựng là một trong những ngành chủ lực cho phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh. Từ khi có chính sách mở cửa, Bình Dương đang từng bước phát triển theo
định hướng kinh tế thị trường, đa dạng, đa phương hóa; cùng với sự gia tăng GDP
trên đầu người, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao; cùng với sự gia
tăng dân số, tốc độ đô thị hoá đã làm cho nhu cầu về xây dựng nhà ở gia tăng. Hòa
trong xu hướng phát triển đó, nhu cầu về gạch ngói xây dựng ngày càng tăng cao
kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan về cạnh tranh trong ngành, thương hiệu, chất
lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý, và sự sống còn của doanh
nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế.
Theo tinh thần Quyết định 121/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm
2020; Quyết định 15/2000/QĐ-BXD, ngày 24/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về việc ban hành Quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung, trong đó bắt
buộc các doanh nghiệp đang sản xuất bằng công nghệ lò nung thủ công truyền
thống phải chuyển đổi sang công nghệ nung ít gây ô nhiễm hơn [10,11,12]. Việc
chuyển đổi công nghệ nung truyền thống là cần thiết nhằm thay thế các lò gạch thủ
công truyền thống gây ô nhiễm môi trường, không hiệu quả về mặt sử dụng năng
lượng, nhân rộng mô hình các lò nung tiên tiến (lò gạch tuynen, lò VSBK) trong
tỉnh để góp phần bảo vệ môi trường. Chuyển đổi công nghệ nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm là một yêu cầu tất yếu nếu doanh nghiệp
muốn tồn tại. Nhiệm vụ này càng cấp thiết hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất

gạch ngói trên địa bàn tỉnh bởi UBND tỉnh hiện đang thực hiện quyết liệt việc di dời
và chuyển đổi công nghệ các cơ sở nung gạch ngói ra khỏi khu vực dân cư sinh
sống. Cụ thể, yêu cầu chủ cơ sở sản xuất gạch ngói nung bằng thủ công phải có kế
hoạch di dời hoặc chấm dứt hoạt động, phấn đấu đến 2015 loại ra khỏi khu dân cư,


ven đô thị các lò gạch ngói nung bằng thủ công hiện có và đến năm 2020 không còn
các lò thủ công, bảo đảm môi trường trong sạch cho các khu dân cư. [16,17]
Đứng trước áp lực sống còn đó, hoặc là tìm nguồn vốn đầu tư hàng chục tỉ
đồng để di dời doanh nghiệp, đồng thời chuyển đổi công nghệ mới, mở rộng quy
mô sản xuất hoặc là bỏ nghề truyền thống của gia đình hàng chục năm nay, phần
lớn chủ doanh nghiệp đã chủ động tìm và huy động mọi nguồn vốn đầu tư thực hiện
di dời đồng thời chuyển đổi công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; số còn lại yếu
kém hơn đã buộc phải giải thể hoặc chuyển đổi ngành nghề do không đủ vốn và
năng lực. Trong bối cảnh khắt khe như vậy đã hình thành nên những doanh nghiệp
mới với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ hình thức cơ sở, hộ kinh doanh
cá thể lên hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, quy mô
lớn hơn với công nghệ sản xuất tiên tiến, chất lượng sản phẩm gạch trên thị trường
cũng ngày một tốt hơn. Nhưng song song với tình hình đó, bộc lộ không ít những
yếu kém, lúng túng trong khâu quản lý sản xuất, quản lý các dạng chi phí, quản lý
nguồn nhân lực, lúng túng trong công tác điều hành và yếu kém về trình độ quản lý
khi tiếp cận với cách thức sản xuất hiện đại và quy mô hơn. Điều đó bộc lộ rõ cho
thấy thiếu hẳn một bộ máy chuyên trách về công tác kế toán quản trị giúp các chủ
doanh nghiệp có được đầy đủ thông tin để ra quyết định đúng đắn, đúng lúc và kịp
thời, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng
cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp có thể đứng vững trong giai đoạn khó khăn cam go của tình hình kinh tế khó
khăn và thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc
liệt mang tính chất sống còn như hiện nay. Đó cũng chính là vấn đề mà đề tài “Vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tỉnh Bình

Dương” đang hướng tới và giải quyết.


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm hỗ trợ cho
lãnh đạo doanh nghiệp công cụ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời trong quá
trình ra quyết định quản lý.
Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
STT

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Làm rõ bản chất, vai trò và vị trí của
1

kế toán quản trị trong hệ thống quản - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trị doanh nghiệp
- Phương pháp thu thập số liệu từ các
Làm rõ các đặc trưng cơ bản của các ban ngành, thu thập thông tin thị

2

doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên trường
địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phương pháp khảo sát, tìm hiểu thực
tế doanh nghiệp


3

Khảo sát tình hình xây dựng và áp

- Phương pháp điều tra bằng phiếu

dụng hệ thống kế toán quản trị trong

điều tra, phỏng vấn qua điện thoại

các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán
quản trị cho các doanh nghiệp sản
4

xuất gạch ngói. Xây dựng hệ thống
các nguyên tắc cần phải tuân theo
trong quá trình xây dựng và áp dụng

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phân tích, tổng kết
- Phương pháp đề xuất


hệ thống kế toán quản trị
Xây dựng quy trình ra quyết định - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
5

quản trị dựa trên cơ sở hệ thống kế - Phương pháp phân tích, tổng kết
toán quản trị

- Phương pháp đề xuất


Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp
6

dụng hệ thống kế toán quản trị trong
doanh nghiệp
Đưa ra các khuyến nghị cho các

7

doanh nghiệp sản xuất gạch ngói
trong việc xây dựng và áp dụng hệ
thống kế toán quản trị

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phân tích, tổng kết

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phân tích, tổng kết
- Phương pháp đề xuất


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: là hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
sản xuất gạch ngói nung tỉnh Bình Dương.
2. Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói nung trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.
Những đóng góp của đề tài
-

Hỗ trợ đắc lực cho ngành nghề truyền thống sản xuất gạch ngói lâu đời ở
Bình Dương một công cụ quản trị doanh nghiệp hữu dụng và thiết thực.

-

Cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất gạch ngói một công cụ
hỗ trợ thông tin quản trị đắc lực trong quá trình điều hành hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.


1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Những vấn đề chung về kế toán quản trị
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng 15
năm trở lại đây và đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam,
một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị

riêng biệt.
Theo Luật Kế toán Việt Nam năm 2003, kế toán quản trị được định nghĩa
như sau “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ
đơn vị kế toán”. [9]
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một quy
trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho
nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra
quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao
giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và
kiểm soát nội bộ.” [4, tr.7].
Theo nhóm tác giả Charles T.Horngren, Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar,
George Foster, “Kế toán quản trị là ứng dụng nguyên tắc kế toán, nguyên tắc quản
trị tài chính để tạo lập, bảo vệ, gìn giữ và gia tăng giá trị cho tổ chức.” [4, tr.8].
Theo nhóm tác giả Jan R.Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, “Kế toán
quản trị là trình bày, giải thích những thông tin kế toán với định hướng chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.” [4, tr.8].
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về kế toán quản trị tùy thuộc vào từng quan
điểm. Theo quan điểm của tác giả luận văn, kế toán quản trị không chỉ là hệ thống


2

thu thập, phân tích thông tin về các khoản mục chi phí của doanh nghiệp mà còn là
hệ thống tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, kể cả quản trị chiến
lược, hệ thống đánh giá hoạt động của từng bộ phận, phòng ban chức năng, nhằm
đảm bảo sử dụng tối ưu, có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
1.1.2. Lược sử hình thành, phát triển kế toán quản trị - Tình hình nghiên cứu
thuộc lĩnh vực của đề tài

Kế toán quản trị đã từng xuất hiện rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp
ở các nước có nền kinh tế thị trường. Những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19,
kế toán quản trị đã xuất hiện trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Đầu tiên, kế toán
quản trị xuất hiện dưới hình thức kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp
sản xuất kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh,
chống đỡ sức ép từ những doanh nghiệp sản xuất lớn. Sau đó, với thực tiễn hữu
hiệu, hiệu quả, kế toán quản trị bắt đầu được chú ý, áp dụng, phát triển nhanh trong
những loại hình doanh nghiệp khác và cả trong những tổ chức phi lợi nhuận như cơ
quan của Nhà nước, bệnh viện... Song song với thực tiễn của quá trình hình thành,
phát triển kế toán quản trị, hệ thống lý thuyết kế toán quản trị cũng đã sớm ra đời
vào những năm đầu thế kỷ 20, Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ xuất bản
kế toán quản trị năm 1919, Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Anh xuất bản kế
toán quản trị năm 1921. Từ đó, lý thuyết và thực tiễn kế toán quản trị ngày càng
phát triển và phát triển rất nhanh trong những thập niên gần đây, được nhiều doanh
nghiệp ứng dụng để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán quản trị tiếp tục phát triển nhanh chóng ở những nước có nền kinh tế
thị trường và cả những nước Xã hội Chủ nghĩa khi chấp nhận nền kinh tế thị trường,
tiêu biểu như kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Trung quốc, Việt Nam.
Ở Việt Nam, kế toán quản trị đã được thừa nhận và công bố trong Luật Kế toán
được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17
tháng 06 năm 2003 [9]. Trong xu thế đó, nhiều công trình nghiên cứu về kế toán


3

quản trị ra đời trên thế giới và ở Việt Nam để ngày càng hoàn thiện, phát triển về lý
thuyết kế toán quản trị và áp dụng hữu hiệu kế toán quản trị vào trong thực tế sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nổi bật trong các công trình nghiên cứu đó là:

- Trên thế giới: một số công trình nghiên cứu về kế toán quản trị của
H.Thomas Johnson, Robert S.Kaplan (1987); Ronald W.Hilton (1994); Michel
Lebas (1994); Michael W. Maher, Clyde P. Stickney và Roman.Weil (1997); Robert
S.Kaplan, Anthony A.Atkinson (1998); Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker,
Robert S.kaplan, S.mark Young (2001); Simon Dekker (2001); Charles T.Horngren,
Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar, George Foster (2002); Ray H.Garirison và Eric
W.Noreen (2003); Akira Nishimura (2003); Ray H.Garirison và Eric W.Noreen
(2005); của Timothy Doupnik, Hector Perera (2006)…
- Ở Việt Nam: một số công trình nghiên cứu về kế toán quản trị của PGS.TS
Phạm Văn Dược (Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị - 1998; Kế toán quản trị 2006), của PGS.TS Đặng Văn Thanh và Đoàn Văn Tiên (Kế toán quản trị doanh
nghiệp - 1998), của TS. Huỳnh Lợi (Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh ở Việt Nam - 2004; Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản
xuất - Từ kinh nghiệm thế giới đến áp dụng vào Việt Nam - 2007; Những vấn đề cơ
bản tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam 2007; Xây dựng kế toán quản trị trong doạnh nghiệp sản xuất ở Việt Nam - 2008;
Kế toán quản trị - 2009); Nguyễn Bích Hương Thảo (Xây dựng hệ thống kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà - 2005); Hoàng
Huy Cường (Nghiên cứu và xây dựng mô hình quản trị chi phí áp dụng cho các
doanh nghiệp Việt Nam - 2008)…
Đề tài “Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất gạch
ngói tỉnh Bình Dương” kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả, các
nhà nghiên cứu, vận dụng những lý thuyết, những kết quả đạt được để nghiên cứu
áp dụng vào hệ thống quản trị của các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.


4

1.1.3. Chức năng kế toán quản trị
Kế toán quản trị vừa thể hiện những chức năng chung của kế toán, vừa thể
hiện những chức năng riêng của chính nó để phản ảnh và giám đốc toàn diện các

đối tượng kế toán, đối tượng kế toán quản trị.
Trước hết, kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán nên phải có
những chức năng chung của kế toán là phản ảnh và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho những đối tượng sử
dụng có liên quan. Thứ hai, mục đích của kế toán quản trị là cung cấp thông tin thực
hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị được thực hiện rất đa dạng nhưng
chỉ là biểu hiện của những phương thức thực hiện các chức năng quản trị khác nhau.
Do đó, kế toán quản trị có những chức năng sau:
-

Chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin hoạch định hoạt động sản xuất
kinh doanh;

-

Chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh;

-

Chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin kiểm tra, đánh giá hoạt động sản
xuất kinh doanh;

-

Chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định
quản trị của những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
Các chức năng của kế toán quản trị luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau

và rất khó đưa ra một ranh giới, phạm vi chính xác của từng chức năng. Sự phân

chia các chức năng kế toán quản trị chỉ mang tính chất tương đối, dựa vào trọng tâm
của từng chức năng trong liên kết, định hướng thiết lập thông tin cung cấp cho các
mục tiêu quản trị doanh nghiệp của những nhà quản trị. Chức năng kế toán quản trị
và mối quan hệ của chức năng kế toán quản trị với chức năng quản trị được thể hiện
qua sơ đồ sau:


5

Nhà quản trị

Kế toán quản trị

Ra quyết định

Thông tin
chứng minh quyết định

Hoạch định

Thông tin
dự toán

Tổ chức thực hiện

Thông tin
kết quả

Kiểm tra, đánh giá


Thông tin
biến động và nguyên nhân

Sơ đồ 1.1: Các chức năng kế toán quản trị
Như vậy, kế toán quản trị hình thành, thay đổi, phát triển theo nhu cầu thông
tin thực hiện các chức năng quản trị của những nhà quản trị trong nội bộ doanh
nghiệp; kế toán quản trị ra đời nhằm nghiên cứu đối tượng là các nguồn lực kinh tế
gắn liền với quy trình tạo giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và kế toán quản trị có những đặc điểm riêng theo hướng nâng cao tính hữu
ích của thông tin quản trị, có chức năng riêng được xác lập tương ứng với các chức
năng quản trị.
1.1.4. Đặc điểm kế toán quản trị
Kế toán quản trị có những đặc điểm chung của kế toán, tạo nên sự khác biệt
giữa kế toán quản trị với các chuyên ngành kinh tế khác, như cùng sử dụng thông
tin đầu vào từ hệ thống thông tin ban đầu trên chứng từ kế toán; gắn liền với những


6

quan hệ kinh tế, tài chính, trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp; tuân thủ những quy chuẩn trong phản ảnh và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đặc điểm chung, kế toán quản trị có những đặc điểm riêng hình
thành theo định hướng cung cấp thông tin quản trị cho những nhà quản trị trong nội
bộ doanh nghiệp như:
-

Thông tin thể hiện các vấn đề kinh tế, tài chính quá khứ, hiện tại, tương lai
nhưng thường hướng đến tương lai; được đo lường bằng bất kỳ đơn vị nào và
thông tin phải linh hoạt, kịp thời, phù hợp theo yêu cầu quản trị.


-

Báo cáo thể hiện thông tin kinh tế, tài chính theo quy chuẩn nội bộ, không
nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của chính
sách kế toán chung.

-

Quy trình xử lý thông tin linh hoạt theo đặc điểm kỹ thuật - kinh tế - quản lý
riêng của từng hoạt động, từng doanh nghiệp.

-

Đề cao tính trách nhiệm, hệ thống trách nhiệm trong tổ chức, quản trị nội bộ
doanh nghiệp.

1.1.5. Vai trò kế toán quản trị
Kế toán quản trị ra đời, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin để nhà
quản trị thực hiện toàn diện các chức năng quản trị:
Trước nhất, với hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh như dự toán
giá bán, dự toán doanh thu, dự toán thu tiền, dự toán sản xuất,… kế toán quản trị
giúp nhà quản trị có được những tài liệu cụ thể về mục tiêu hoạt động sản xuất kinh
doanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Từ đó, nhà quản trị
thiết lập được định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế,
kiểm soát và ngăn ngừa những mất cân đối, rủi ro trong tương lai của từng bộ phận,
của doanh nghiệp.
Thứ hai, với những báo cáo đo lường, định tính kết quả hoạt động sản xuất,
hoạt động tiêu thụ, hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn … kế toán quản trị sẽ giúp



7

nhà quản trị hiểu được tình hình tổ chức, thực hiện ở từng bộ phận, ở doanh nghiệp,
từ đó hiểu được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của
doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những vấn đề cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng định hướng.
Thứ ba, với những báo cáo biến động kết quả giữa thực tế so với mục tiêu
hay dự toán và những nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động như báo cáo biến
động kết quả và những nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động chi phí sản xuất, đến
hoạt động sản xuất, đến hoạt động tiêu thụ, đến kinh doanh, … kế toán quản trị giúp
nhà quản trị nhận biết được tình hình thực hiện, những biến động trong thực hiện và
những nguyên nhân dẫn đến biến động hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó nhận
thức được tình hình tốt, xấu, những nguyên nhân ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp để đưa ra
chính xác những phương pháp khai thác, kiểm soát, giải pháp điều chỉnh và đánh
giá đúng đắn được tình hình, trách nhiệm của nhà quản trị ở các cấp về hoạt động
sản xuất kinh doanh trong từng bộ phận, ở toàn doanh nghiệp.
Thứ tư, với những báo cáo phân tích các phương án kinh doanh, phân tích chi
phí hữu ích, phân tích tiềm năng kinh tế, tài chính của tài sản, nguồn vốn,… kế toán
quản trị giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị khoa học, khai thác được
tiềm năng kinh tế, tài chính và đảm bảo mục tiêu doanh nghiệp.
Ngày nay, khi môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng thay đổi
nhanh chóng, nhất là trong thời đại công nghệ sản xuất kinh doanh thay đổi rất
nhanh, chu kỳ sống sản phẩm ngày càng rút ngắn, cạnh tranh trong nước và toàn
cầu diễn ra mãnh liệt, năng lực xử lý và cung cấp thông tin mở rộng, tốc độ gia tăng
khủng khiếp.... làm cho quy trình tạo giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp biến động nhanh chóng, phức tạp, kế toán quản trị càng giữ vai
trò quan trọng trong cung cấp thông tin quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Đó chính là một hệ thống thông tin quản trị đáng tin cậy về hoạch
định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, chứng minh các quyết định quản trị
góp phần nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng


8

thông tin, giúp nhà quản trị xây dựng phát triển những định hướng, chiến lược trong
quản trị và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh hữu hiệu hơn.
Như vậy, kế toán quản trị tạo nên một kênh thông tin quản trị hữu ích đối với
nhà quản trị trong môi trường sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin ngày càng thay đổi nhanh chóng. Đó chính là một hệ thống thông tin quan
hệ vật chất - trách nhiệm, một hệ thống thông tin minh bạch về trách nhiệm nội bộ
của doanh nghiệp trong điều hành, quản trị doanh nghiệp.
1.2. Mục tiêu kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau. Theo
F.Perrou, “Doanh nghiệp là biểu hiện cách thức thực hiện hoạt động trong sự giới
hạn các nguồn lực kinh tế thông qua kết hợp nhiều yếu tố đầu vào khác nhau, cung
cấp các sản phẩm ra thị trường và thu về phần chênh lệch giữa giá bán với giá đầu
vào của hoạt động.”. [4,tr21]
Theo chương 1, điều 4 của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, “Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh. Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường với mục đích sinh lời.” [8]
Doanh nghiệp sản xuất được quyết định bởi hoạt động đặc trưng, sản xuất, là
quy trình tạo giá trị thông qua biến đổi hình thái vật chất, tính chất của sản phẩm

đầu vào thành một sản phẩm mới với hình thái vật chất, tính chất khác. Doanh
nghiệp sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong xã hội như công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,… hoạt
động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp ở quy mô khác
nhau như tập toàn kinh tế đa quốc gia, doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp
nhỏ và vừa.


×