Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động của quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.61 KB, 78 trang )

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

TRẦN THANH BÌNH

ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI
NGHÈO TỰ TẠO VIỆC LÀM TP.HCM

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


-2-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------TRẦN THANH BÌNH

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI
NGHÈO TỰ TẠO VIỆC LÀM TP.HCM

Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÒANG ĐỨC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


-3-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Thanh Bình sinh viên lớp Cao học Ngân hàng đêm 3 khóa 18. Tôi
xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ ‘Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với
họat động của Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Thành phố Hồ Chí
Minh’ là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là
PGS.TS Hoàng Đức. Các số liệu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thanh Bình


-4-

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng

Phần mở đầu
Chương 1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ - 12
1.1

Tổng quan về tài chính vi mô-------------------------------------------------- 12

1.1.1

Khái niệm về tài chính vi mô --------------------------------------------------------- 12

1.1.2

Tổ chức tài chính vi mô --------------------------------------------------------------- 12

1.1.3

Các lọai hình tổ chức tài chính vi mô ----------------------------------------------- 13

1.1.4

Hình thức tín dụng, đối tượng khách hàng của tổ chức tài chính vi mô----- 14

1.1.4.1 Các hình thức tín dụng của tổ chức tài chính vi mô ----------------------------- 14
1.1.4.2 Đối tượng khách hàng của tổ chức tài chính vi mô ------------------------------ 14
1.1.5

Một số tổ chức tài chính vi mô ------------------------------------------------------- 15

1.1.5.1 Các tổ chức tài chính vi mô trong nước -------------------------------------------- 15
1.1.5.2 Các tổ chức tài chính vi mô nước ngòai -------------------------------------------- 16

1.2

Rủi ro tín dụng trong hoạt động tài chính vi mô --------------------------------- 17

1.2.1

Rủi ro tín dụng -------------------------------------------------------------------------- 17

1.2.1.1 Khái niệm -------------------------------------------------------------------------------- 17
1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng -------------------------------------------------------------- 18
1.2.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng --------------------------------------------------------- 19
1.2.2

Các hình thức rủi ro tín dụng -------------------------------------------------------- 19

1.2.2.1 Các hình thức---------------------------------------------------------------------------- 19
1.2.2.2 Điểm khác nhau giữa rủi ro tín dụng của các TC TCVM và NHTM -------- 19
1.2.3

Nguyên nhân, tác động của rủi ro tín dụng trong họat động TCVM -------- 20

1.2.3.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động tài chính vi mô ------- 20
1.2.3.2 Tác động của rủi ro tín dụng đến các tổ chức tài chính vi mô ----------------- 21


-5-

1.3

Mô hình và ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của các

tổ chức tài chính vi mô----------------------------------------------------------------- 22

1.3.1

Mô hình hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Grameen. ------------------- 22

1.3.2

Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động TCVM ----------- 24

Kết luận chương 1-------------------------------------------------------------------------- 25
Chương 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO TỰ TẠO VIỆC LÀM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------------------- 26
2.1

Sự hình thành phát triển của Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc
làm Thành phố Hồ Chí Minh ------------------------------------------------- 26

2.1.1

Sự hình thành và phát triển ---------------------------------------------------------- 26

2.1.2

Cơ cấu tổ chức và vai trò, chức năng của Quỹ CEP----------------------------- 28

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Quỹ CEP -------------------------------------------------------- 28
2.1.2.2 Chức năng và vai trò hoạt động của Quỹ CEP. ---------------------------------- 29
2.1.3


Mục tiêu của Quỹ CEP ---------------------------------------------------------------- 29

2.1.4

Vị trí của Quỹ CEP trong nền kinh tế---------------------------------------------- 30

2.2

Hoạt động của Quỹ CEP trong thời gian từ năm 2006 - 2011 ---------- 31

2.2.1

Sản phẩm--------------------------------------------------------------------------------- 31

2.2.1.1 Sản phẩm tín dụng --------------------------------------------------------------------- 33
2.2.1.2 Sản phẩm tiết kiệm --------------------------------------------------------------------- 35
2.2.1.3 Chương trình phát triển cộng đồng------------------------------------------------- 36
2.2.2

Nguồn vốn của Quỹ CEP-------------------------------------------------------------- 37

2.2.2.1 Sử dụng nguồn vốn của Quỹ CEP--------------------------------------------------- 41
2.2.2.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của Quỹ CEP ---------------------------------- 42
2.2.3

Kết quả hoạt động của Quỹ CEP từ năm 2006 đến năm 2011----------------- 43

2.2.3.1 Kết quả họat động tín dụng----------------------------------------------------------- 43
2.2.3.2 Kết quả họat động tài chính ---------------------------------------------------------- 44

2.3

Thực tế về rủi ro và hoạt động hạn chế rủi ro tại Quỹ CEP ------------------- 45

2.3.1

Quy trình kiểm sóat họat động tín dụng ------------------------------------------- 45


-6-

2.3.2

Các rủi ro tín dụng và tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại Quỹ CEP --------- 49

2.3.2.1 Các rủi ro tín dụng đã xảy ra trong họat động của Quỹ CEP ----------------- 49
2.3.2.2 Tình hình xử lý rủi ro tín dụng tại Quỹ CEP ------------------------------------- 56
2.4

Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ CEP ------------------------ 57

2.4.1

Kết quả đạt được ----------------------------------------------------------------------- 57

2.4.2

Những mặt còn tồn tại ----------------------------------------------------------------- 59

2.4.3


Nguyên nhân----------------------------------------------------------------------------- 60

Kết luận chương 2-------------------------------------------------------------------------- 62
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO TỰ TẠO VIỆC
LÀM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------------- 63
3.1

Định hướng và mục tiêu phát triển của Quỹ CEP đến năm 2015 ----- 63

3.1.1

Định hướng hoạt động của Quỹ CEP từ năm 2010 đến năm 2015----------- 63

3.1.2

Mục tiêu cụ thể của Quỹ CEP giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 -------- 64

3.2

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với họat động của Quỹ trợ vốn
cho người nghèo tự tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh ------------- 65

3.2.1

Nhóm giải pháp thuộc về Quỹ CEP thực hiện ------------------------------------ 65

3.2.1.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức ----------------------------------------------------------- 65
3.2.1.2 Đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên ------------------------------------- 67

3.2.1.3 Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả------------------------------------- 68
3.2.1.4 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin------------------------------------------ 72
3.2.2

Nhóm giải pháp thuộc vĩ mô --------------------------------------------------------- 72

3.2.2.1 Đối với Chính phủ ---------------------------------------------------------------------- 72
3.2.2.2 Đối với Bộ Tài Chính, Ngân Hàng Nhà Nước------------------------------------- 73
3.2.2.3 Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh và UBND các Tỉnh ------------- 74

Kết luận chương 3-------------------------------------------------------------------------- 75
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


-7-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AusAID

Australian Association of International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Úc

BTC

Belgium Technology Corporation
Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật Bỉ

CEP


Capital aid fund for Employment of the Poor
Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM

CGAP

Consulational Group for Aiding the Poor
Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo

HĐQT

Hội đồng quản trị

LĐLĐ

Liên đòan Lao động

LĐTB&XH Lao Động Thương Binh và Xã Hội
M-CRIL

Micro-Credit Ratings International Ltd
Công ty TNHH Phân loại Tín dụng nhỏ

NGO

Non-Government Organization
Tổ chức phi chính phủ

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

SIDI

Solidarity International organization for Development and Investment

Tổ chức đoàn kết quốc tế vì sự phát triển và đầu tư
TCVM

Tài chính vi mô

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


-8-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1:Tỷ lệ trích lập dự phòng nợ quá hạn theo tuổi nợ của Grameen Bank ……..……….13
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của Quỹ CEP từ năm 2006 đến năm 2011.……..20
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn hình thành vốn của Quỹ CEP (2006 – 2011) …...……………...27
Bảng 2.4: Nợ nước ngòai bằng ngọai tệ đổi sang tiền đồng việt Nam năm 2006 ……………...28
Bảng 2.5: Nợ nước ngòai bằng ngọai tệ đổi sang tiền đồng việt Nam năm 2007 .……………..28
Bảng 2.6: Nợ nước ngòai bằng ngọai tệ đổi sang tiền đồng việt Nam năm 2008 …….………...28
Bảng 2.7: Nợ nước ngòai bằng ngọai tệ đổi sang tiền đồng việt Nam năm 2009 …..…………..29
Bảng 2.8: Nợ nước ngòai bằng ngọai tệ đổi sang tiền đồng việt Nam năm 2010 .……………...29
Bảng 2.9: Nợ nước ngòai bằng ngọai tệ đổi sang tiền đồng việt Nam năm 2011 ..……………..30
Bảng 2.10: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn của Quỹ CEP năm 2006 đến 2011 ..……………..30
Bảng 2.11: Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của Quỹ CEP 2006 – 2011 .………………..31
Bảng 2.12: Số liệu kết quả họat động tín dụng của Quỹ CEP từ năm 2006 đến năm 2011 ……..32
Bảng 2.13: Kết quả họat động tài chính của Quỹ CEP từ năm 2006 đến năm 2011.……..33
Bảng 2.14: Tỷ lệ trích lập dự phòng các khỏan nợ quá hạn theo tuổi nợ của Quỹ CEP ….……..39
Bảng 2.15: Nợ quá hạn trên 4 tuần so với dư nợ có nợ quá hạn trên 4 tuần……………………...40
Bảng 2.16: Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ …...……………………………………………..40
Bảng 2.17: Kết quả đạt được của Quỹ CEP đến cuối năm 2011…...…………………………..47

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sự tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ CEP từ 2006 – 2011……………................. 27
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn của Quỹ CEP năm 2006 – 2011……………………...31
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ/Tổng nguồn vốn của Quỹ CEP 2006 – 2011………..….32
Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn trên 4 tuần so với dư nợ có nợ quá hạn trên 4 tuần ………………….41

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Quỹ CEP đến 31/12/2011………………..……………….17
Bản đồ 3.1: Bản đồ các địa bàn Quỹ CEP đang hoạt động …………………………………..53


-9-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài chính vi mô ngoài chức năng kinh tế là đem lại nguồn lợi để tự nuôi sống
mình, còn được biết đến với một chức năng xã hội khác là giúp đỡ những hộ nghèo
vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù ngành tài chính vi mô ở Việt Nam những năm qua đã đóng góp to
lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế:
o Thứ nhất là quy mô của các tổ chức tài chính vi mô hiện nay còn khá nhỏ
bé so với các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới;
o Thứ hai là số lượng các tổ chức tài chính vi mô cũng còn ít chưa đáp ứng
được nhu cầu rất lớn của những người nghèo trong nước hiện nay;
o Thứ ba là môi trường chính sách về pháp lý cho ngành tài chính vi mô
chưa hòan chỉnh;
o Thứ tư là khả năng tự vững và tính phát triển của các tổ chức tài chính vi
mô trong nước còn yếu.
Hiện nay các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng được
khoản 40% nhu cầu của người nghèo, còn lại 60% với khoảng hơn 12 triệu người
nghèo vẫn còn đang sống dưới mức nghèo và chưa tiếp cận được những dịch vụ của
tài chính vi mô.
Rủi ro trong hoạt động tài chính vi mô có tác động rất lớn đến tính phát triển
của ngành và sự hưởng lợi của người nghèo cũng như sự thành công trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Đứng trước những thời cơ và thách thức đó,
vấn đề hạn chế rủi ro và giảm rủi ro đến mức thấp nhất những nguy cơ tiềm ẩn gây
nên rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô đã trở nên cấp thiết.
Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với
hoạt động của Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Thành phố Hồ
Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu.



-10-

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Về lý luận, đề tài làm rõ khái niệm cơ bản về tài chính vi mô và rủi ro tín
dụng trong họat động của tổ chức tài chính vi mô.
Về thực tiễn, đề tài tìm hiểu rủi ro tín dụng và các nguyên nhân gây ra rủi ro
tín dụng trong họat động của Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Thành
phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng trong hoạt động tài chính vi mô.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào họat động của Quỹ Trợ vốn cho người
nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM thời gian từ 2006 đến 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp:
• Phương pháp thống kê, đề tài nghiên cứu tập hợp các số liệu nhằm đánh
giá thực trạng Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM.
• Phương pháp mô tả, đề tài nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quát về rủi ro
tín dụng và chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ trợ vốn cho người
nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM.
• Phương pháp lịch sử sẽ giúp đề tài nghiên cứu so sánh, đối chiếu các
thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù
hợp.
5. NGUỒN DỮ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
Số liệu sơ cấp: các số liệu báo cáo trong năm năm qua của Quỹ Trợ vốn cho
người nghèo tự tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh.
Số liệu thứ cấp: các thống kê về tình hình mức nghèo, các bảng đánh giá của
các tổ chức quốc tế và công ty kiểm tóan.


-11-


6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính vi mô và rủi ro tín
dụng trong hoạt động của nó.
Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động của Quỹ Trợ vốn cho người nghèo
tự tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nêu ra những nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng và đưa ra những giải pháp mang tính chất có hiệu quả và khả thi.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Chương 1: Rủi ro tín dụng tại các tổ chức tài chính vi mô
Đề tài nêu tổng quát về tài chính vi mô, các lọai hình tổ chức tài chính vi mô,
các hình thức tín dụng và đối tượng khách hàng của tổ chức tài chính vi mô, rủi ro
tín dụng trong họat động tài chính vi mô, sự khác nhau giữa rủi ro tín dụng của các
tổ chức tài chính vi mô và ngân hàng thương mại, nguyên nhân và tác động của rủi
ro tín dụng trong họat động tài chính vi mô, mô hình quản lý rủi ro tín dụng và ý
nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong họat động của các tổ chức tài chính vi
mô.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của Quỹ Trợ
vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài nêu quá trình hình thành, phát triển và thực trạng hạn chế rủi ro tín
dụng trong họat động của Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đọan từ năm 2006 đến năm 2010. Tìm hiểu và phân tích các
rủi ro tính dụng và nguyên nhân gây ra. Từ đó đánh giá hiệu quả đạt được, những
tồn tại và nguyên nhân.
Chương 3: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Quỹ
Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài đưa ra những giải pháp cho Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc
làm Thành phố Hồ Chí Minh tham khảo khi xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín
dụng của mình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.



-12-

Chương 1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

1.1 Tổng quan về tài chính vi mô
1.1.1 Khái niệm về tài chính vi mô
Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình nghèo các khoản vay rất nhỏ
nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt
động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác
như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm vì những người nghèo và người rất nghèo có nhu
cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế
tài chính chính thức.
Tài chính vi mô khác tín dụng vi mô là: Tài chính vi mô đề cập đến các hoạt
động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính
khác cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Tín dụng vi mô chỉ đơn giản là một
khoản cho vay nhỏ, do ngân hàng hoặc tổ chức nào đó cấp. Tín dụng vi mô thường
dành cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp hoặc không thông qua việc cho
vay theo nhóm.
Người nghèo, cũng giống như tất cả mọi người, cần có nhiều loại công cụ tài
chính để tích lũy tài sản, bình ổn chi tiêu và tự bảo vệ mình trước rủi ro. Chính vì
thế, theo nghĩa rộng, tài chính vi mô là việc tìm ra phương cách hiệu quả và đáng tin
cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm tài chính vi mô.
Tài chính vi mô có thể giúp người nghèo tăng thu nhập, tạo lập hoạt động
kinh tế bền vững và giảm khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài.
Tài chính vi mô cũng là công cụ mạnh mẽ giúp người nghèo, đặc biệt phụ nữ, tăng
cường quyền lực kinh tế và trở thành các chủ thể kinh tế.
1.1.2 Tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tài chính vi mô là một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho những
người có thu nhập thấp. Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều cho vay những
khỏan vay nhỏ và chỉ nhận những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ người vay chứ không

phải từ công chúng. Trong ngành tài chính vi mô, thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ
chức được thành lập để cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô, ví dụ: các tổ chức phi


-13-

Chính phủ, Liên minh tín dụng, Hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng thương mại, các tổ
chức tài chính phi Ngân hàng và một bộ phận nào đó của Ngân hàng Nhà nước.
Nhiều tổ chức phi Chính phủ có thể không đồng tình với quan điểm cho rằng
họ là các tổ chức tài chính (mặc dù họ cung cấp phần lớn các khoản tín dụng vi mô).
Nguyên nhân là do, song song với việc cung cấp tín dụng vi mô, các tổ chức phi
Chính phủ còn thực hiện nhiều hoạt động phi tài chính vì mục đích phát triển khác.
Tuy nhiên, xét từ lĩnh vực hoạt động, chúng ta có thể gọi các tổ chức phi Chính phủ
là các tổ chức tài chính vi mô vì họ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính
cho người nghèo. Tương tự như vậy, một số Ngân hàng thương mại cung cấp dịch
vụ tài chính vi mô cũng được gọi là tổ chức tài chính vi mô ngay cả khi chỉ một
phần rất nhỏ trong tài sản của họ được huy động cho mục đích cung cấp dịch vụ tài
chính vi mô.
Ngoài ra, cũng có các tổ chức khác tham gia vào hoạt động tài chính vi mô
và đóng một vai trò nhất định trong lĩnh vực tài chính. Đó là các trung gian tài chính
dựa vào cộng đồng, như Liên minh tín dụng, Hiệp hội nhà ở hoạt động trên cơ sở
hội viên. Một số loại hình tổ chức tài chính vi mô khác do các nhà kinh doanh hoặc
Chính quyền địa phương quản lý thường có quy mô khách hàng lớn hơn so với các
tổ chức phi Chính phủ và là một bộ phận trong khu vực tài chính chính thức. Mặc
dù loại hình tổ chức tín dụng vi mô này không tiếp cận được sâu tới những người
nghèo như các tổ chức phi Chính phủ, nhưng nhiều người nghèo đã tiếp cận được
vốn của các tổ chức này với mức độ khác nhau ở các nước khác nhau.
1.1.3 Các lọai hình tổ chức tài chính vi mô
Theo khu vực hoạt động, các tổ chức tài chính vi mô hiện nay ở Việt Nam
gồm có:

-

Tổ chức tài chính vi mô chính thức: gồm hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân,
Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn, các tổ chức tài chính vi mô đã được cấp phép họat động theo Nghị định
28/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 165/2007/NĐ-CP của Chính
phủ.


-14-

-

Tổ chức tài chính vi mô bán chính thức: gồm các tổ chức phi Chính phủ
trong và ngòai nước, các chương trình của các tổ chức xã hội.

-

Tổ chức tài chính vi mô phi chính thức: gồm các nhóm cho vay tương hỗ
dưới hình thức hụi, hội thậm chí là cho vay nặng lãi.

1.1.4 Hình thức tín dụng, đối tượng khách hàng của tổ chức tài chính vi mô
1.1.4.1 Các hình thức tín dụng của tổ chức tài chính vi mô
Hầu hết các hình thức tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô là tín chấp và
có phương thức hoàn trả là góp dần vốn gốc và lãi theo hàng kỳ. Một số hình thức
tín dụng của tổ chức tài chính vi mô:
-

Tín dụng hỗ tương cho các nhóm người nghèo trong một cộng đồng nhỏ.


-

Tín dụng cho các nhóm người nghèo trong một cộng đồng nhỏ xây dựng cơ
sở hạ tầng chung tại khu vực sinh sống.

-

Tín dụng dành cho người lao động nghèo buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt.

-

Tín dụng cho các nhóm người mua thiết bị, máy móc sử dụng chung trong
nông nghiệp.

-

Tín dụng cho người nghèo hoặc công nhân có thu nhập thấp cải thiện, sửa
chữa nhà ở.

-

Tín dụng cho người lao động nghèo trang trải chi phí học hành cho con, mua
các vật dụng phục vụ đời sống gia đình hàng ngày.

1.1.4.2 Đối tượng khách hàng của tổ chức tài chính vi mô
- Hầu hết đối tượng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô là người
nghèo có nhu cầu vay vốn để làm ăn buôn bán, chăn nuôi trồng trọt … nhưng
không có khả năng hoặc không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân
hàng do không có tài sản thế chấp và do món vay quá nhỏ ngân hàng không
quan tâm.

- Đối tượng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô là những người phụ
nữ nghèo đơn thân muốn tạo việc làm tạo thu nhập nhưng không có vốn.


-15-

- Đối tượng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô là những nhóm người
nghèo trong một cộng đồng nhỏ muốn thực hiện các công trình nhỏ để sử
dụng chung như: bê tông hóa hẻm, hệ thống thoát nước …
- Đối tượng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô là những nhóm người
nông dân muốn mua các máy móc, thiết bị để sử dụng chung trong nông
nghiệp.
1.1.5 Một số tổ chức tài chính vi mô
1.1.5.1 Các tổ chức tài chính vi mô trong nước
-

Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ Nghèo Thanh Hóa (FPW: The Fund for Poor
Women): đi vào hoạt hoạt động từ tháng 3 năm 1998, được hình thành từ sự
hợp tác của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em của Mỹ và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh
Hóa. Trong 11 năm qua, Chương trình đã cho vay gần 6 triệu Đô la Mỹ với
150,000 lượt người vay. Phạm vi của chương trình cũng đã được mở rộng ra
các Huyện Thiệu Hóa, Hoằng Hóa và Thành phố Thanh Hóa, Đông Sơn, Hậu
Lộc và Quảng Xương. Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ Nghèo Thanh Hóa thuộc khu
vực tài chính vi mô bán chính thức.
o Trụ sở chính:16 Hạc Thành, P.Tân Sơn, Tp.Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
o Điện thoại: (84) 37.3721.300
o Email:
o Website: www.fpwthanhhoa.wordpress.com/

-


Quỹ Tình Thương (TYM: Tao Yêu Mày ): thành lập năm 1992, đến nay có
khỏang 50.000 thành viên đang vay vốn tại 41 chi nhánh ở 10 Tỉnh và Thành
phố bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc
Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ. Quỹ Tình Thương thuộc
khu vực tài chính vi mô chính thức.
o Trụ sở chính: Nhà B, Tầng 3, 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
o Điện thoại: (84-4) 3.7281003 - 3.7281070
o Fax: (84-4) 3.7281071
o Email:


-16-

o Website: www.tymfund.org.vn
-

Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ Phát Triển Kinh Tế Tiền Giang (MOM: Mekong
Organization Of Microfinance): được thành lập từ sự hợp tác của Tổ chức
The Norwegian Mission Alliance và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Tiền Giang và đi
vào họat động từ năm 2002. Phạm vi họat động ở trong Tỉnh Tiền Giang.
Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ Phát Triển Kinh Tế Tiền Giang thuộc khu vực tài chính
vi mô bán chính thức.
o Trụ sở chính: Số 2 Lê Lợi, Phường 1, Tp.Mỹ Tho, Tỉnh tiền Giang
o Điện thoại: 0733.886636
o Website: www.mom.com.vn

1.1.5.2 Các tổ chức tài chính vi mô nước ngòai
-


Ngân hàng Grameen (Grameen Bank): Ngân hàng Grameen bắt đầu bằng
một dự án giúp đỡ người nghèo thông qua dịch vụ tài chính vi mô vào năm
1976. Dự án này nhằm tạo cơ hội cho nhiều người nghèo thất nghiệp ở vùng
nông thôn của Bangladesh tự tạo việc làm, giúp cho những hộ nghèo nhất
hiểu và biết cách quản lý tài sản nhỏ nhoi của mình. Dự án này cũng nhằm
mục đích chuyển đổi cơ cấu tài chính lỗi thời của những hộ nghèo này từ
“thu nhập thấp, tiết kiệm ít, đầu tư ít” sang “thu nhập thấp, có thêm vốn vay
tín dụng, đầu tư, có thu nhập nhiều hơn, tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư nhiều
hơn và lại có thu nhập nhiều hơn”. Đến năm tháng 10 năm 1983, dự án này
chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng độc lập theo luật định của Chính
phủ. Hiện nay 90% tài sản của Grameen Bank thuộc về người vay vốn mà
hầu hết là phụ nữ, còn 10% còn lại thuộc về Chính phủ Bangladesh.
o Trụ sở chính: 1216 Dhaka, Section 2, Bhaban Mirpur, Bangladesh
o Điện thoại:8802-8011138
o Email:
o Website: www.grameen-info.org

-

Tổ chức tài chính vi mô AMRET (tên gọi theo ngôn ngữ địa phương:
Thịnh vượng, Bền vững, Hạnh phúc): Amret ban đầu có tên là EMT


-17-

(Ennatien Moulethan Tchonnebat) do tổ chức phi Chính phủ Pháp thành lập
vào năm 1996 sau khi thực hiện dự án thử nghiệm theo mô hình ngân hàng
làng xã của Ngân hàng Grameen của Bangladesh từ năm 1991 đến năm
1995. Tháng 6 năm 2004 EMT chính thức trở thành tổ chức tài chính vi mô
AMRET và hiện nay AMRET là một trong những tổ chức vi mô hàng đầu

của Campuchia trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho dân cư ở vùng
nông thôn.
o Trụ sở chính: BA, 35 Street Tchocoslovaquie(169), Sangkat veal Vong,
Khan 7 Makara, Phnom Penh, Campuchia
o Điện thoại: +855 (0) 23 880 942
o Email:
o Website: www.amret.com.kh
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động tài chính vi mô
1.2.1 Rủi ro tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác
không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một
ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc
hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Hiểu một cách khác thì rủi ro tín dụng đó là rủi ro
không thu hồi được nợ khi đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết
vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo
hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn
thất do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn,
là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.


-18-

Có thể thấy rủi ro tín dụng có 2 cấp độ:

• Khách hàng trả nợ không đúng hạn.
• Khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.
1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo
và rủi ro nghiệp vụ.
• Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để
ra quyết định cho vay.
• Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách
thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
• Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các rủi ro cho vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được
phân chia thành 2 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
• Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của
khách hàng vay vốn.
• Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý
nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.


-19-


1.2.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với
họat động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong họat động tín dụng. Các tổ
chức tín dụng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro
và lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi
ro chấp nhận được. Tổ chức tín dụng sẽ họat động tốt nếu mức rủi ro mà tổ chức tín
dụng gánh chịu là hợp lý và kiểm sóat được và nằm trong phạm vi khả năng các
nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của tổ chức tín dụng.
Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi tổ chức
tín dụng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do
tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường tổ chức tín dụng ở vào thế bị
động, tổ chức tín dụng thường biết thông tin không chính xác về những khó khăn
thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa
dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc,
hậu quả khi rủi ro xảy ra.
1.2.2 Các hình thức rủi ro tín dụng
1.2.2.1Các hình thức
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 hình thức đối với nợ lãi và nợ gốc, tùy
trường hợp mà ngân hàng hạch toán vào các khoản mục theo dõi khác nhau như lãi
treo hoặc nợ quá hạn.
• Không thu được lãi đúng hạn.
• Không thu đủ lãi.
• Không thu được vốn đúng hạn.
• Không thu đủ vốn.
1.2.2.2 Điểm khác nhau giữa rủi ro tín dụng của các TC TCVM và NHTM
- Rủi ro của các tổ chức tài chính vi mô
• Rủi ro tín dụng dễ xảy ra khi thời tiết xấu và khi giá cả gia tăng.



-20-

• Rủi ro tín dụng với từng món vay nhỏ nhưng sức lây lan lớn vì hình thức
cho vay là tập thể và những người vay sống gần nhau.
• Rủi ro tiềm ẩn lớn do các sản phẩm tín dụng hầu hết là tín chấp.
• Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở nhiều khâu vì ở các tổ chức tài chính vi
mô thường có nhiều khâu trung gian quản lý.
• Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do khâu khảo sát ít có cơ sở, thông tin thiếu
chính xác.
• Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do người vay nghĩ đó là khoản Nhà nước trợ
cấp có thể trả chậm hay không trả cũng được
- Rủi ro của các ngân hàng thương mại
• Rủi ro tín dụng có thể giải quyết bằng tài sản thế chấp.
• Các hợp đồng cho vay theo cá nhân hoặc doanh nghiệp nên không bị lây
lan nhưng món vay lớn dẫn đến số nợ bị rủi ro lớn.
• Rủi ro xảy ra tập trung chủ yếu từ người vay mà không bị chiếm dụng bởi
các khâu trung gian.
• Rủi ro tín dụng được hạn chế do được thẩm định có cơ sở phân tích rõ
ràng, cụ thể.
1.2.3 Nguyên nhân, tác động của rủi ro tín dụng trong họat động TCVM
1.2.3.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động tài chính vi mô
¾ Nhóm 1: Các nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của tổ chứcTCVM:
9 Do thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay
hoặc đầu tư không đúng đối tượng và mức vay không phù hợp.
9 Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô, tham nhũng…
9 Do cán bộ nhân viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp
vụ.
¾ Nhóm 2: Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
9 Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.



-21-

9 Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
9 Do buôn bán thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.
9 Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.
9 Vay vốn quá nhu cầu và khả năng hoàn trả.
¾ Nhóm 3: Các nguyên nhân có liên quan đến môi trường hoạt động:
9 Do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ xảy đến.
9 Tình hình an ninh, chính trị trong nước cũng như trong khu vực không ổn
định.
9 Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
9 Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
1.2.3.2 Tác động của rủi ro tín dụng đến các tổ chức tài chính vi mô
Rủi ro tín dụng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả về tài chính và tính bền
vững trong hoạt động trợ vốn, nó làm thất thoát tài sản, mất dần nguồn vốn và có
thể làm gián đoạn hoặc phá sản chương trình hoạt động của các tổ chức tài chính vi
mô nếu rủi ro xảy ra là quá lớn và nguồn vốn bị cạn kiệt.
Rủi ro tín dụng sẽ làm xáo trộn kế hoạch tài chính và tín dụng của tổ chức,
dẫn đến công tác quản lý và nhân sự cũng bị thay đổi có thể dẫn đến mất nhân sự
nếu rủi ro đó nghiêm trọng và do nhân viên của tổ chức gây nên.
Rủi ro tín dụng làm mất nhiều thời gian và công sức để giải quyết và khắc
phục hậu quả, rủi ro tín dụng làm mất uy tín của tổ chức đối với cấp quản lý và đối
tác.
Rủi ro tín dụng làm hoạt động trợ vốn cho cộng đồng người nghèo tại khu
vực xảy ra rủi ro đó gánh chịu hậu quả là không được nhận vốn tái vay kịp thời và
liên tục do chờ giải quyết, khắc phục hậu quả.



-22-

Rủi ro tín dụng làm cho mục tiêu của tổ chức khó đạt được như mong muốn,
các cam kết đối với các nhà tài trợ không thực hiện có hiệu quả. Và sứ mệnh của tổ
chức cũng không được hoàn thành.
Xét ở tầm vĩ mô, tác động của rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến nhiều mặt
trong đời sống kinh tế, xã hội, là những tác động xấu ảnh hưởng đến sự phát triển
của nền kinh tế do có sự mất mát, thất thoát tài sản.
1.3 Mô hình và ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của
các tổ chức tài chính vi mô
1.3.1 Mô hình hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Grameen.
Một trong những nguyên tắc hàng đầu của Ngân hàng Grameen là nâng cao
lòng tin cho con người . Grameen đã mang lòng tin đến với người nghèo, phụ nữ,
người mù chữ, những người đã cho rằng họ không biết làm thế nào để đầu tư kinh
doanh và tạo thu nhập.
Cùng với nguyên tắc về niềm tin này, Ông Yunus đưa ra các ý tưởng về một
doanh nghiệp kinh doanh vì xã hội. Ông cho rằng lý do chính mà tín dụng vi mô trở
nên hiệu quả là vì nó đã sử dụng các nguyên tắc thị trường để đạt được các mục tiêu
mang tính xã hội. Tín dụng vi mô có thể trang trải chi phí, từ đó có thể mở rộng tầm
hoạt động và bền vững.
Điều đặc biệt nhất là tỷ lệ hoàn trả vốn vay của ngân hàng kỳ lạ này là 99%,
như vậy nợ quá hạn của ngân hàng chỉ vẻn vẹn 1% cho dù các khoản vay ở đây
được dựa vào lòng tin, một con số mà các ngân hàng thông thường không dễ gì có
được dù khách hàng của họ là những người giàu có và có tài sản thế chấp.
Các chuyên gia về ngân hàng và các nhà kinh tế cũng sẽ tiếp tục ngạc nhiên
về ngân hàng của Muhammad Yunus khi biết rằng 66% trong số 500 triệu USD tiền
cho vay của ngân hàng hàng năm là từ tiền gửi của các thành viên, những người
nghèo ở Bangladesh. Tổng khoản tiền gửi đạt đến 104% so với dư nợ cho vay. Nếu
cộng các khoản tiền gửi với nguồn vốn chủ sở hữu thì lên tới 132% so với dư nợ

cho vay.
Các kết quả đó là nhờ vào họat động quản lý rủi ro của Ngân hàng Grameen,
bao gồm:


-23-

-

Triết lý cơ bản của mô hình của Ngân hàng Grameen nằm trong thực tế là thiếu
sót và điểm yếu ở cấp độ cá nhân được khắc phục bằng cách trách nhiệm tập thể
và an ninh dành sự hình thành của một nhóm các cá nhân đó. Tập thể đến với
nhau của các thành viên cá nhân được sử dụng cho một số mục đích giáo dục và
xây dựng nhận thức, sức mạnh thương lượng tập thể, áp lực cộng đồng.

-

Để được vay, thành viên phải tham gia vào nhóm của những người vay. Nhiều
nhóm khách hàng sẽ hình thành thành một cụm. Điều này nhằm làm giảm chi
phí quản lý và họat động kiểm sóat được chặt chẽ thông qua các nhóm, cụm.

-

Người vay được sàn lọc thông qua nhóm, nếu được các thành viên trong nhóm
chấp nhận thì người vay này mới được gia nhập nhóm và được vay vốn. Bởi vì
các thành viên trong nhóm có trách nhiệm hòan trả thay cho thành viên nhóm
của mình khi họ gặp khó khăn.

-


Sản phẩm được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người nghèo và dựa trên yếu tố
tạo được thu nhập từ đồng vốn vay. Tất cả các sản phẩm và dịch vụ được cung
cấp qua hệ thống các nhóm, cụm.

-

Nét đặc biệt nhất là không dựa trên bất kỳ khoản thế chấp hoặc hợp đồng mang
tính pháp lý nào, tín dụng Gramenn dựa vào “lòng tin” chứ không phải là thủ tục
pháp lý. Các khỏan vay được ủng hộ bằng tài sản thế chấp đạo đức: Lời hứa
rằng nhóm đứng đằng sau mỗi khoản vay cá nhân.

-

Chương trình luôn hướng đến người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo, tạo cơ hội
cho người nghèo tự tạo việc làm bằng các hoạt động tạo thu nhập, cải thiện nhà
ở chứ không phải cho việc tiêu dùng.

-

Tất cả các khoản vay sẽ được trả làm nhiều lần hàng tuần hoặc mỗi tuần một lần.
Kèm theo hàng kỳ hòan trả là các khỏan đóng tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự
nguyện.

-

Các món vay được nhận theo trình tự nối tiếp nhau, người vay sẽ nhận các món
vay mới sau khi hoàn trả các món vay trước đó. Quỹ này có thể được sử dụng
trong trường hợp khẩn cấp cho các thành viên trong nhóm.



-24-

Bảng 2.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng các khỏan nợ quá hạn theo tuổi nợ của Grameen Bank

Mức tính
Thời gian nợ quá hạn

(% )

Trên 4 tuần đến dưới 8 tuần

10%

Từ 8 tuần đến dưới 12 tuần

50%

Từ 12 tuần đến dưới 16 tuần

75%

Từ 16 tuần trở lên

100%

1.3.2 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động TCVM
Mấu chốt cho sự thành công của việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người
nghèo và người có thu nhập thấp bởi các tổ chức tài chính vi mô hiện tại là ở khả
năng quản lý rủi ro, kỹ năng kiểm sóat trong họat động và hệ thống cung cấp dịch
vụ có chi phí thấp, có thể có được lượng khách hàng lớn và tạo ra được lợi nhuận

cho tổ chức.
Hạn chế rủi ro đối với tổ chức tài chính vi mô, đặc biệt là rủi ro tín dụng là
hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại của mình về mặt nguồn lực và ý
nghĩa của chương trình. Vì vậy các tổ chức tài chính vi mô chỉ có thể theo đuổi mục
tiêu của mình khi có được một danh mục cho vay có chất lượng và đảm bảo được
khả năng tự chủ về tài chính tốt, có nghĩa là có khả năng trang trãi tất cả các chi phí
trực tiếp và gián tiếp trong quá trình họat động bằng những khỏan thu nhập từ họat


-25-

động của mình mà thu nhập của các tổ chức tài chính vi mô đa phần là dựa vào họat
động tín dụng.
Hạn chế được rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
đem lại nhiều thuận lợi và hiệu quả trong hoạt động quản lý, đem lại sự phấn khích
cho đội ngũ nhân viên trong tổ chức của mình và thể hiện được tính chuyên nghiệp,
tính hiệu quả của tổ chức đối với cơ quan quản lý.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã tập trung giải quyết về mặt lý luận: Phạm trù tài
chính vi mô, vai trò của tài chính vi mô, những rủi ro tín dụng trong họat động tài
chính vi mô và ý nghĩa của nó đối với các tổ chức tài chính vi mô. Từ đó thấy được
sự cần thiết phải có giải pháp để hạn chế rủi ro trong họat động của các tổ chức tài
chính vi mô.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng họat
động của Quỹ CEP trong giai đọan từ năm 2006 đến năm 2010 để tìm hiểu những
rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và những phương pháp đang
được áp dụng quản lý hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình họat động của Quỹ
CEP trong chương 2.



×