Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.06 KB, 21 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI NĂM 2017
I. Lí do chọn đề tài
1. Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
khóa XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra
và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực khách quan...”.
Theo tinh thần trên, đổi mới hình thức đánh giá kiểm tra chất lượng học tập
môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực học là cần thiết.
2. Bắt đầu từ năm 2017, đề thi Trung học quốc gia môn Ngữ Văn sẽ có nhiều
thay đổi. Theo thông báo và đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo đã
công bố vào tháng 10/2016, chúng tôi nhận thấy đề thi sẽ tiếp tục được xây
dựng theo hướng đánh giá năng lực. Theo đề thi minh họa môn Ngữ Văn của
Bộ giáo dục, xét riêng về yêu cầu viết nghị luận xã hội, chúng ta có thể kết
luận:
- Về hình thức: đoạn văn (không phải bài văn)
- Về dung lượng: 200 từ ( giảm đáng kể)
-

Về điểm số: 2.0 điểm ( trước đó là 3.0 điểm)

- Yêu cầu nội dung: Đề cao tối đa việc phát biểu chủ kiến của học sinh về
một quan điểm/ hiện tượng/ vấn đề được trích dẫn hoặc được gợi ra từ
văn bản đọc hiểu ở phần trên.
3. Bản thân người viết hiện đang là giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy môn Ngữ
văn cho học sinh lớp 12 chuyên văn, trường THPT chuyên Lương Thế Vinh.
Người viết nhận thấy: các em quen với hình thức thi chọn học sinh giỏi, quen với
việc viết bài văn nghị luận xã hội (chí ít 3 trang giấy thi). Nay đề thi yêu cầu chắt
lọc ngắn gọn trong 200 từ, và từ bài văn thu gọn thành đoạn văn, đối với HS lớp


chuyên, là một thử thách không dễ dàng.
Nói tóm lại, từ thực tiễn của xu hướng đổi mới trong kì thi trung học quốc gia năm
2017; từ yêu cầu cần thiết của những học sinh đang trực tiếp giảng dạy, người viết
quyết định thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI NĂM 2017


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Các khái niệm
- Nghị luận xã hội: Bày tỏ suy nghĩ, nhận thức, quan niệm, cách đánh giá… của
người viết về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc hiên tượng phổ biến đang diễn ra
trong đời sống. Để nghị luận, học sinh cần dùng lí lẽ và dẫn chứng, kết hợp các
thao tác lập luận để tăng tính thuyết phục.
- Đoạn văn: Là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung trọn vẹn và thống
nhất. Về hình thức, đoạn văn được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết
thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
- Các hình thức trình bày đoạn văn: 3 hình thức phổ biến
+ Diễn dịch: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn.
Các câu còn lại triển khai ý tưởng đã được nêu ra ở câu chủ đề.
+ Quy nạp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở cuối đoạn.
Các câu phía trên làm nhiệm vụ dẫn dắt, lí giải để có thể đi đến kết luận ở câu chủ
đề.
+ Tổng – phân – hợp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở
đầu đoạn, mở ra vấn đề cho các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể. Câu kết đoạn chốt
lại vấn đề và nâng cao ý.
- Các thao tác lập luận:
+ Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người khác hiểu đúng, hiểu rõ vấn
đề.
+ Chứng minh: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn để giúp người khác tin vào
những gì mình nói/ viết.

+ Bình luận: Bày tỏ ý kiến, đánh giá, bàn luận của bản thân về một vấn đề.
+ Bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục để phủ nhận một ý kiến nào
đó.
+ Phân tích: Chia tách một vấn đề lớn thành các khía cạnh nhỏ hơn và tìm hiểu
thấu đáo các mặt của vấn đề.
+ So sánh: Đặt hai hay nhiều đối tượng trên cùng một bình diện nào đó để nhận ra
điểm giống và khác của chúng.
2. Một số yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ
- Hình thức: đoạn văn (không phải bài văn), không xuống hàng lần nào.
- Dung lượng: 200 từ, tương đương 17 - 22 dòng trên tờ giấy thi (tùy chữ viết to
nhỏ khác nhau)
- Nội dung: Cần đưa vấn đề về một trong hai kiểu: nghị luận về tư tưởng đạo lí hay
nghị luận về hiện tượng đời sống.
- Cấu trúc đoạn văn: Nếu đề không yêu cầu cụ thể thì hình thức đoạn văn nên sử
dụng là: Tổng – phân – hợp.


- Cách phân bố câu: Câu đầu: Trình bày trực tiếp và nêu rõ yêu cầu đề. Các câu
giữa có nhiệm vụ hoàn chỉnh các nội dung cụ thể, chi tiết. Câu cuối của đoạn cần
chốt lại vấn đề.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1/ Giải pháp 1: Phần chuẩn bị
Về phía giáo viên: Tìm kiếm, lựa chọn những những ngữ liệu đọc hiểu có
vấn đề, nghĩa là từ ngữ liệu ấy, giáo viên có thể đặt ra yêu cầu viết một đoạn văn
nghị luận xã hội. Việc chọn lựa này khá công phu và đòi hỏi thời gian làm việc dài,
liên tục. Kinh nghiệm chọn lọc ngữ liệu này xin được trình bày trong một bài viết
khác.
Cụ thể ở đây người viết cung cấp các chủ đề quan trọng cho học sinh.
Về phía học sinh: Chuẩn bị các tư liệu dẫn chứng thực tế theo các chủ đề mà
giáo viên đã yêu cầu.

2/ Giải pháp 2: Phần hướng dẫn HS tìm ý cho đoạn văn
- Cách tìm ý cho đoạn văn nghị luận xã hội: HS cần ghi nhớ 4 từ tiếng Anh bắt đầu
bằng chữ “W”
+ What: cái gì, là gì
Giải thích từ ngữ, ý kiến, bài học; nêu biểu hiện của thực trạng cụ thể
+ Why: tại sao
Phần đánh giá ý kiến hoặc hiện tượng. Đúng hay sai, tiêu cực hay tích cực, phải có
lí giải tại sao cặn kẽ.
+ Who/When/Where: Ai, khi nào, ở đâu
Đây thực chất là phần dẫn chứng thực tế cụ thể, sinh động.
+ How: Làm như thế nào?
Đây là tìm ra bài học cho chính mình.
3. Giải pháp 3: Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Giáo viên cung cấp tri thức lí thuyết về cách thức viết đoạn văn nghị
luận xã hội.
Phần này chủ yếu GV nêu ra các yêu cầu cần thiết của việc viết đoạn văn 200 từ,
hướng dẫn HS ghi nhớ những trọng điểm.
Hoạt động 2: Giáo viên đưa ngữ liệu và hướng dẫn HS thực hành
Thao tác 1: Cung cấp ngữ liệu và giải thích một số nội dung thuộc ngữ liệu ấy
Thao tác 2: Cho HS tiến hành thảo luận nhóm 2 bạn để tìm ý và GV chốt ý cơ bản
Thao tác 3: HS thực hiện viết đoạn văn trên giấy thi trong thời gian 20 phút
Thao tác 4: GV hướng dẫn HS chấm bài của bạn (Chấm ngẫu nhiên)


Thao tác 5: GV chấm lại bài của HS và rút kinh nghiệm cho lần viết sau
Hoạt động 3: Tập hợp những đoạn văn hay và tổ chức thảo luận cho HS học tập
cách viết của bạn.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CỤ THỂ MINH HỌA
1. GV đưa ra các chủ đề
A/ Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình.

B/ Du học – lợi bất cập hại.
C/ Đừng sống như hòn đá.
D/ Con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn..
2. Tìm ý cho đoạn văn
A/ Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình.
- What: Nhãn hiệu là dấu ấn, cá tính, phẩm chất riêng, nổi trội của cá nhân; tạo
nhẫn hiệu là cách khẳng định giá trị, tạo tên tuổi cho chính mình.
- Why: Giúp ta nhận thức được chính mình, phát huy giá trị bản thân; mang lại giá
trị tích cực cho xã hội và được xã hội công nhận; sống mờ nhạt lãng phí nếu không
có nhãn hiệu…
- Who: kình ngư Ánh Viên, Sơn Tùng MTP…
- How: tôn trọng nhãn hiệu của người khác; tạo nhãn hiệu không tạo dị biệt…
B/ Du học – lợi bất cập hại.
- What: học tập ở môi trường nước ngoài – xu hướng phổ biến trong đời sống, là
hiện tượng vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực.
- Why: + Mở rộng kiến thức, khẳng định khả năng thích ứng và bản lĩnh; tiếp xúc
môi trường giáo dục tốt…
+ Sốc văn hóa, tâm lí dễ lung lay, sa ngã…
- Who: thần đồng Đỗ Nhật Nam.
- How: Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, tâm lí vững vàng.
C/ Đừng sống như hòn đá.
- What: hòn đá là hình ảnh ẩn dụ cho lối sống (vô cảm, trơ lì, thụ động, bảo thủ…)
- Why: Con người có thể xác, tâm hồn, trí tuệ; Thời gian cuộc đời ngắn ngủi không
cho phép ta lãng phí; Hòn đá vô tri – con người mờ nhạt, vô ích.
- Who: Đặng Lê Nguyên Vũ; hiện tượng hôi của…
- How: Chủ động nhận thức chính mình; Quan tâm hòa nhập giúp đỡ mọi người.
D/ Con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn.


- What: Hãy khao khát và hành động để đạt thành tựu rực rỡ to lớn.

- Why: Động lực thúc đấy hành động; Có định hướng rõ ràng; Cống hiến lớn lao
cho dân tộc, nhân loại…
- Who: Santiago (Ông già và biển cả), Hồ Chí Minh.
- How: Cần tỉnh táo để không ảo tưởng viển vông.
3/ Học sinh thực hành thực tế tại lớp
Thao tác 1: Hs viết đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề Gv phân nhóm, thời
gian viết: 20 phút.
Thao tác 2: Hs chấm bài chéo ngẫu nhiên. Gv hướng dẫn cụ thể:
- Dùng bút khác màu với bài viết
- Ghi chú rõ ràng bên cạnh, những điểm hay của bài viết của bạn mình.
- Nhận xét những chỗ chưa đạt (theo ý kiến cá nhân của hs)
Thao tác 3: Hs trao đổi về bài đã chấm của nhau
4/ Giáo viên chấm bài tại nhà
Giáo viên không chỉ chấm đoạn văn của học sinh mà còn lưu ý xem xét cách các
em lĩnh hội đoạn văn của bạn như thế nào.
Sau khi chấm, Gv ghi ra những kinh nghiệm và tổ chức buổi thảo luận tại lớp.
5/ Thảo luận tại lớp
Gv đặt ra các câu hỏi hoặc tình huống để Hs thảo luận:
- Em nhận xét như thế nào về bài của bạn? Tại sao em thích cách viết đó?
- Em học tập bạn những kĩ năng gì?
- Em nhận thấy đoạn văn của bạn chưa đạt, vì sao?
Cuối buổi, GV chốt lại những kinh nghiệm viết đoạn văn.
IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau đây chúng tôi sẽ trích dẫn một số đoạn văn hay của học sinh lớp thực nghiệm
(12 chuyên văn – trường THPT chuyên Lương Thế Vinh)
A/ Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình.
Đoạn 1:
Chúng ta sinh ra là một bản thể thì không thể sống như một bản sao, phải có
“nhãn hiệu” – nét riêng của chính mình. “Nhãn hiệu” là dấu ấn, cá tính, phẩm chất
riêng. Tạo nhãn hiệu chính là ta đang khẳng định giá trị, tạo tên tuổi cho bản thân

trong cuộc sống. “Nhãn hiệu” giúp ta có thể nhận thức được bản thân, biết mình là
ai và đang đứng ở vị trí nào. Một “nhãn hiệu” sáng sẽ mang lại lại những giá trị tốt
đẹp cho đời. Mọi người sẽ biết đến bạn qua nhãn hiệu của bạn, bạn sẽ được yêu
mến, quý trọng, xã hội ghi nhớ. Ngược lại, nếu không tạo lập được “nhãn hiệu”,


bạn cũng chỉ như một món hàng giả, kém giá trị. Thanh xuân của bạn sẽ bị phai
nhòa, lãng phí những giá trị tự có và rồi bạn sẽ bị dòng đời lãng quên. Hiện nay,
một bộ phận giới trẻ Việt Nam đang chạy theo “nhãn hiệu” rởm mà không nhận
thức được điều đó như những ca sĩ hát nhép, bắt chước lố lăng như Lệ Rơi, Tùng
Sơn… Ngoài ra, ta còn biết đến nhiều nhãn hiệu làm nên tên tuổi lớn như KFC,
Huyn-đai,… Bản thân tôi là một người đang trên con đường kiếm tìm nhãn hiệu
cần biết hiểu rõ giá trị bản thân để trau dồi và phát huy. Ta không nên đánh đồng
nhãn hiệu với sự nổi trội dị biệt và phải biết tôn trọng “nhãn hiệu” của mình và
người khác. Tóm lại, thay vì để người khác hỏi rằng bạn là ai thì trước đó hãy làm
nên “nhãn hiệu” cho chính mình! (HS: Huỳnh Kim Khánh)
Đoạn 2:
Chúng ta sinh ra không để sống một cuộc đời vô hình và dễ dàng bị quên
lãng - “Hãy tạo nhãn hiệu cho chính bạn”! “Tạo nhãn hiệu” là bộc lộ những phẩm
chất, cá tính, khẳng định giá trị của bản thân bằng những cống hiến cho xã hội. Khi
ta tạo được “nhãn hiệu”, ta sẽ không hoài phí khoảng thời gian hữu hạn để sống và
những năng lực tiềm ẩn của mình. Quá trình “tạo nhãn hiệu” sẽ giúp ta nhận thức
sâu sắc về bản thân, xác định mục đích rõ ràng và cố gắng tiến đến phía trước.
Đồng thời, ta sẽ nhận được sự tôn trọng và ghi nhận từ xã hội khi tạo được những
“nhãn hiệu” tích cực. Ví như kình ngư Ánh Viên là một biểu tượng đẹp cho những
nỗ lực tạo nên “nhãn hiệu” trước bạn bè quốc tế. Mặt khác, xã hội chê trách lối
sống vô danh, “tầm gửi” và lên án những hiện tượng mạng cố ý chơi trội, dị biệt.
Từ vị thế của một người trẻ, tôi và bạn cần cố gắng hiểu được giá trị bản thân, trau
dồi nhân cách - năng lực để vững vàng tạo dựng “nhãn hiệu” cho chính mình. Hơn
nữa, ta cần biết tôn trọng những nhãn hiệu tích cực của người khác, dù lớn lao hay

nhỏ bé. Vì sau tất cả, việc “tạo nhãn hiệu” là sứ mệnh chính đáng của mỗi người để
sống không hối tiếc và không chết đi như một bản sao.
(HS: Nguyễn Đắc Kim Phụng)
B/ Du học – lợi bất cập hại.
Đoạn 1:
Du học là xu hướng học tập ở nước ngoài ngày càng phổ biến, đặc biệt ở
giới trẻ. Song, lợi ích và mặt trái của việc du học, hẳn, không phải ai cũng hiểu rõ.
Trước tiên, về mặt tích cực, bạn có cơ hội trau dồi bản lĩnh, nhân cách và khả năng
thích ứng của chính mình. Bên cạnh đó, du học sinh còn được tiếp xúc với nền văn
hóa đa quốc gia, một môi trường giáo dục tốt, một đất nước với chất lượng sống
cao. Và, bạn sẽ có việc làm với mức lương phù hợp nếu có thực lực. "Thần đồng"
Đỗ Nhật Nam, du học dinh trường Church Farm School tại Mỹ, luôn khiến mẹ cha,
người Việt Nam tự hào: em vinh dự nhận thư tay của nguyên tổng thống Mỹ
Barack Obama. Đồng thời, em còn là dịch giả nhỏ tuổi nhất, nhà diễn thuyết nổi
tiếng tại TED show. Song song với lợi ích, mặt trái của việc du học là điều không
thể tránh khỏi. Những cám dỗ từ bạn bè, những điều xa xỉ hay việc làm thêm khiến


du học sinh lãng quên mục tiêu, động cơ ban đầu. Còn những thay đổi không thể
tránh khỏi: thời tiết, rào cản ngôn ngữ, sốc văn hóa, dẫn đến những tiêu cực về tâm
lí: trầm cảm, cô đơn, buồn chán khi sống xa nhà. Do vậy, du học sinh cần chuẩn bị
đầy đủ: từ tâm lí, đến kĩ năng, kiến thức. Tóm lại, du học không hoàn toàn có
những tiêu cực nhưng ưu và nhược luôn song hành. Do đó, du học, lợi hay hại là ở
bản lĩnh, kĩ năng sống của chính bạn!
(HS: Nguyễn Thị Huyền Thanh)
Đoạn 2:
“Du học lợi bất cập hại”, câu nói thể hiện cái nhìn đa chiều về vấn đề du học
đang được giới trẻ quan tâm. Trước nhất, “du học” là học tập môi trường nước
ngoài. Nó đem lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. Bạn có thể trau dồi được ngoại
ngữ, bản lĩnh kiên cường, nhân cách và khả năng thích ứng. Từ đó, bạn sẽ nhận ra

bản thân ngày càng trưởng thành hơn. Không những thế, bạn còn có thể tiếp xúc
với một nền văn hóa đa quốc gia, tiếp đến là một môi trường giáo dục tiên tiến
với phương pháp dạy học đổi mới hay chất lượng cuộc sống cao. Bên cạnh mặt
tích cực thì còn có mặt tiêu cực. Việc du học chứa đầy cám dỗ như việc làm thêm,
bạn bè “rủ rê” đi chơi,... Hơn nữa, chúng ta không tránh khỏi việc “ sốc” văn hóa,
đối mặt với sự thay đổi về rào cản ngôn ngữ, khí hậu khắc nghiệt và tâm lý mình
có thể thay đổi : trầm cảm, cô đơn,... Và điều thực tế thì đôi khi việc du học là
theo phong trào khi ta không xác định rõ phương hướng, không chuẩn bị chu đáo.
Em Đỗ Nhật Nam, một du học sinh nhỏ tuổi, nhưng với việc trang bị kỹ càng,
chuẩn bị tâm lý, nên học ở một môi trường khác nhưng em vẫn phát triển và đạt
giải nhất cuộc thi hùng biện quốc tế. Vì thế, trước khi du học, bạn cần tìm hiểu kỹ
càng về môi trường học tập. Trong khi du học, bạn nên chuẩn bị tâm lý, xác định
mục tiêu của bản thân và không nên tách rời mối quan hệ gia đình,bạn bè.
(HS Nguyễn Đan Thùy)
C/ Đừng sống như hòn đá.
Đoạn 1
Xã hội hiện đại ngày nay đặt ra cho mỗi người một vấn đề quan trọng:
“Đừng sống như hòn đá”. Đó là cách nói ẩn dụ về lối sống vô cảm, trơ lì, bị động
của con người. Vậy tại sao chúng ta không nên sống như vậy? Con người là một
thể thống nhất về mặt thể xác lẫn tâm hồn. Sống như hòn đá chỉ khiến ta lãng phí
tuổi thanh xuân và những tài năng vốn có của mình. Xã hội không chấp nhận
những con người vô cảm, bị động. Nguy hiểm hơn, ta còn bị cuộc đời sắp đặt, an
bài khiến ta dễ lâm vào bi kịch, bất hạnh. Ngày nay, không ít bạn trẻ đang bị trở
thành những hòn đá. Từ việc chọn trường, chọn nghề cho đến hôn nhân họ đều bị
người khác quyết định hộ. Cho nên, để không phải sống như hòn dá, bản thân mỗi
người phải chủ động nhận thức chính mình. Ta cần quan tâm, giúp đỡ những người
xung quanh và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, hòn đá vô tri ở một khía cạnh


nào đó vẫn mang những phẩm chất tốt đẹp. Đôi khi, chúng ta cũng nên sống như

hòn đá. Đó là luôn giữ vững lập trường và sự kiên định.
(HS Trần Thị Thu Hà)
Đoạn 2:
Cuộc sống tươi đẹp được tạo nên từ sự cống hiến của mỗi cá nhân vì thế
“đừng sống như hòn đá" để rồi "ta bỏ đời mà đời cũng bỏ ta". "Hòn đá" là hình ảnh
ẩn dụ cho sự trơ lì, vô cảm. "Sống như hòn đá" là sống mà không có cảm xúc, trơ lì
trước cuộc đời. Lời khuyên trên là đúng đắn bởi con người có thể xác, tâm hồn,
tình cảm. "Sống như hòn đá" sẽ khiến bản thân ngày càng "máy móc hoá". "Sống
như hòn đá" là ta đang lãng phí tuổi thanh xuân và tài năng vốn có của mình.
"Sống như hòn đá" còn khiến ta bơ vơ lạc lõng và mờ nhạt giữa cuộc đời. Tâm hồn
con người ta sẽ ngày càng chai sạn, không cảm nhận được bất cứ tình cảm, cảm
xúc nào. Từ đó, một xã hội vô cảm sẽ được hình thành với những cảm xúc ích kỉ,
tiêu cực. Ví như vụ "hôi bia" ở Biên Hòa - Đồng Nai năm 2014. Con người không
nên và không thể "sống như hòn đá". Cuộc sống này cần được tạo nên từ sự góp
sức của mỗi người. Tóm lại, hãy chứng minh sự tồn tại của bản thân bằng một lối
sống đúng đắn.
(HS Nguyễn Thị Hậu)
D/ Con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn.
Đoạn 1:
Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã làm điều gì thực sự ý nghĩa cho cuộc đời
chưa? Đó là khi bạn tự tìm cho mình câu trả lời về những ước mơ, hoài bão! Bởi
lẽ, con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn. Điều đó quả thực
không sai. Giấc mơ lớn là những ước vọng, khát khao chinh phục đỉnh cao. Điều
lớn lao là những thành công to lớn có ý nghĩa với cộng đồng. Thông điệp trên đã
khái quát phần nào giá trị của ước mơ, mở ra lí tưởng sống cao đẹp: Mỗi chúng ta
hãy ước mơ và thực hiện ước mơ của mình! Ước mơ sẽ trở thành động lực thúc
đẩy con người không ngừng vươn lên trong nghịch cảnh để khẳng định giá trị bản
thân trước cuộc đời. Thật vậy, chính giấc mơ văn chương cháy bỏng khiến
JK.Rowling – tác giả cuốn truyện Harry Potter nổi tiếng – đã vượt qua mọi khó
khăn của hoàn cảnh, trở thành một trong những nhà văn giàu có nhất lịch sử với

các đóng góp lớn lao cho nền văn học thế giới. Giấc mơ lớn còn được xem là “kim
chỉ nam” cho những định hướng tương lai trong sự cống hiến cho xã hội. Song
Ngân, cô gái đến từ Đồng Nai, mơ ước trở thành lập trình viên làm việc tại thung
lũng Silicon khi mới 18 tuổi. Mỗi chúng ta, khi còn trẻ, phải rèn luyện kĩ năng, tích
lũy kiến thức để một lần được góp nên giá trị lớn lao cho đời. Tóm lại, một mục
tiêu lớn cho phép bạn tăng tốc, tiến nhanh và chạm tay tới những điều cao cả mà
bạn thực sự mong muốn. Hãy dám ước mơ, dám nỗ lực, bạn nhé!


(HS Huỳnh Nguyễn Trúc Mai)
Đoạn 2:
Ai đó từng nói với tôi rằng: “Con người làm được những điều lớn lao vì họ
có giấc mơ lớn”. “Điều lớn lao” ớ đây chẳng phải vì lợi ích bản thân mà lớn hơn là
sự đóng góp thành tựu cho đời. Kết quả ấy xuất phát từ “giấc mơ lớn”, từ ước
vọng, khát khao chinh phục đỉnh cao. Câu nói cho ta động lực ước mơ và thực hiện
nó. Con người có ước mơ sẽ có mục tiêu, định hướng phát triển. Ví như Thomas
Edison dành cả một đời để tập trung nghiên cứu, phát minh nhiều điều vĩ đại cho
thế giới. Bên cạnh đó, nếu không có ước mơ ta cũng trở thành người thừa, sống
mòn, vô danh và không có gì đóng góp cho xã hội. Đất nước ta có một tấm gương
vĩ đại được người người noi theo, đó là Bác Hồ. Người đã sống cả đời cống hiến,
ba mười năm bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ...
Qua đó, ta thấy được ước mơ trong tâm tưởng thôi chưa đủ, mà còn phải chuyển
biến thành phương pháp hành động. Và ta đừng đòi hỏi thành tựu lớn lao nếu điểm
xuất phát của ta không vì lí tưởng cao đẹp. Song, đôi khi ước mơ giản đơn vẫn có
thể đem lại những điều lớn lao không tưởng. Tóm lại, nếu bạn đã có ước mơ thì
hãy nuôi dưỡng động lực để thực hiện nó đồng thời đừng nuông chiều bản thân
theo những ước mơ viển vông.
(HS Trần Thị Quế Trân)

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Sáng kiến kinh nghiệm mới được thực hiện trong phạm vi hẹp, chưa có thời gian
nhân rộng vì thế không tránh khỏi những sai sót.
2. Đối tượng tiến hành thực nghiệm là học sinh giỏi văn. Các hoạt động diễn ra
nhịp nhàng tích cực. Kết quả đạt được khá khả quan.
3. Người viết xin kiến nghị:
- Thời gian để thực hiện chuyên đề này cần tối thiểu 10 tiết. Ở các trường THPT
không chuyên, chuyên đề này cần được dạy trong các tiết luyện thi cho học sinh
các lớp 10, 11 và đặc biệt là học sinh lớp 12.
- Gv có thể chuẩn bị sẵn các chủ đề để Hs thảo luận và tìm ý theo nhóm. Tuy
nhiên, việc viết đoạn văn dứt khoát phải từng cá nhân học sinh thực hiện tại lớp và
trong thời gian hạn định.
- Hoạt động cho học sinh chấm bài chéo ngẫu nhiên chỉ có thể tiến hành tốt khi GV
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.
- GV phải chấm lại các đoạn văn, xem lại cách chấm của HS dành cho bạn, chỗ
nào chưa hợp lí phải chỉnh sửa ngay.


4. Hi vọng đây là chuyên đề bổ ích và có hiệu quả đối với quý thầy cô và các em
học sinh thân yêu.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn.
NXB Giáo dục Việt Nam, 1997.
2. Nguyễn Phước Bảo Khôi (chủ biên), Bí quyết viết đoạn nghị luận xã hội
theo định hướng đề thi mới. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2017.
3. Nhiều tác giả, Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Tuyển chọn bài viết
hay do báo Mực Tím tổ chức. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2016.
4. Triệu Thị Huệ, Ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ Văn. NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017.
Người viết


Ngô Đình Vân Nhi


Hết


RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI NĂM 2017
I. Lí do chọn đề tài
3. Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
khóa XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra
và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực khách quan...”.
Theo tinh thần trên, đổi mới hình thức đánh giá kiểm tra chất lượng học tập
môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực học là cần thiết.
4. Bắt đầu từ năm 2017, đề thi Trung học quốc gia môn Ngữ Văn sẽ có nhiều
thay đổi. Theo thông báo và đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo đã
công bố vào tháng 10/2016, chúng tôi nhận thấy đề thi sẽ tiếp tục được xây
dựng theo hướng đánh giá năng lực. Theo đề thi minh họa môn Ngữ Văn của
Bộ giáo dục, xét riêng về yêu cầu viết nghị luận xã hội, chúng ta có thể kết
luận:
- Về hình thức: đoạn văn (không phải bài văn)
- Về dung lượng: 200 từ ( giảm đáng kể)
-

Về điểm số: 2.0 điểm ( trước đó là 3.0 điểm)

- Yêu cầu nội dung: Đề cao tối đa việc phát biểu chủ kiến của học sinh về

một quan điểm/ hiện tượng/ vấn đề được trích dẫn hoặc được gợi ra từ
văn bản đọc hiểu ở phần trên.
3. Bản thân người viết hiện đang là giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy môn Ngữ
văn cho học sinh lớp 12 chuyên văn, trường THPT chuyên Lương Thế Vinh.
Người viết nhận thấy: các em quen với hình thức thi chọn học sinh giỏi, quen với
việc viết bài văn nghị luận xã hội (chí ít 3 trang giấy thi). Nay đề thi yêu cầu chắt
lọc ngắn gọn trong 200 từ, và từ bài văn thu gọn thành đoạn văn, đối với HS lớp
chuyên, là một thử thách không dễ dàng.
Nói tóm lại, từ thực tiễn của xu hướng đổi mới trong kì thi trung học quốc gia năm
2017; từ yêu cầu cần thiết của những học sinh đang trực tiếp giảng dạy, người viết
quyết định thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI NĂM 2017


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Các khái niệm
- Nghị luận xã hội: Bày tỏ suy nghĩ, nhận thức, quan niệm, cách đánh giá… của
người viết về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc hiên tượng phổ biến đang diễn ra
trong đời sống. Để nghị luận, học sinh cần dùng lí lẽ và dẫn chứng, kết hợp các
thao tác lập luận để tăng tính thuyết phục.
- Đoạn văn: Là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung trọn vẹn và thống
nhất. Về hình thức, đoạn văn được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết
thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
- Các hình thức trình bày đoạn văn: 3 hình thức phổ biến
+ Diễn dịch: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn.
Các câu còn lại triển khai ý tưởng đã được nêu ra ở câu chủ đề.
+ Quy nạp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở cuối đoạn.
Các câu phía trên làm nhiệm vụ dẫn dắt, lí giải để có thể đi đến kết luận ở câu chủ
đề.
+ Tổng – phân – hợp: Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở

đầu đoạn, mở ra vấn đề cho các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể. Câu kết đoạn chốt
lại vấn đề và nâng cao ý.
- Các thao tác lập luận:
+ Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người khác hiểu đúng, hiểu rõ vấn
đề.
+ Chứng minh: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn để giúp người khác tin vào
những gì mình nói/ viết.
+ Bình luận: Bày tỏ ý kiến, đánh giá, bàn luận của bản thân về một vấn đề.
+ Bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục để phủ nhận một ý kiến nào
đó.
+ Phân tích: Chia tách một vấn đề lớn thành các khía cạnh nhỏ hơn và tìm hiểu
thấu đáo các mặt của vấn đề.
+ So sánh: Đặt hai hay nhiều đối tượng trên cùng một bình diện nào đó để nhận ra
điểm giống và khác của chúng.
2. Một số yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ
- Hình thức: đoạn văn (không phải bài văn), không xuống hàng lần nào.
- Dung lượng: 200 từ, tương đương 17 - 22 dòng trên tờ giấy thi (tùy chữ viết to
nhỏ khác nhau)
- Nội dung: Cần đưa vấn đề về một trong hai kiểu: nghị luận về tư tưởng đạo lí hay
nghị luận về hiện tượng đời sống.
- Cấu trúc đoạn văn: Nếu đề không yêu cầu cụ thể thì hình thức đoạn văn nên sử
dụng là: Tổng – phân – hợp.


- Cách phân bố câu: Câu đầu: Trình bày trực tiếp và nêu rõ yêu cầu đề. Các câu
giữa có nhiệm vụ hoàn chỉnh các nội dung cụ thể, chi tiết. Câu cuối của đoạn cần
chốt lại vấn đề.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1/ Giải pháp 1: Phần chuẩn bị
Về phía giáo viên: Tìm kiếm, lựa chọn những những ngữ liệu đọc hiểu có

vấn đề, nghĩa là từ ngữ liệu ấy, giáo viên có thể đặt ra yêu cầu viết một đoạn văn
nghị luận xã hội. Việc chọn lựa này khá công phu và đòi hỏi thời gian làm việc dài,
liên tục. Kinh nghiệm chọn lọc ngữ liệu này xin được trình bày trong một bài viết
khác.
Cụ thể ở đây người viết cung cấp các chủ đề quan trọng cho học sinh.
Về phía học sinh: Chuẩn bị các tư liệu dẫn chứng thực tế theo các chủ đề mà
giáo viên đã yêu cầu.
2/ Giải pháp 2: Phần hướng dẫn HS tìm ý cho đoạn văn
- Cách tìm ý cho đoạn văn nghị luận xã hội: HS cần ghi nhớ 4 từ tiếng Anh bắt đầu
bằng chữ “W”
+ What: cái gì, là gì
Giải thích từ ngữ, ý kiến, bài học; nêu biểu hiện của thực trạng cụ thể
+ Why: tại sao
Phần đánh giá ý kiến hoặc hiện tượng. Đúng hay sai, tiêu cực hay tích cực, phải có
lí giải tại sao cặn kẽ.
+ Who/When/Where: Ai, khi nào, ở đâu
Đây thực chất là phần dẫn chứng thực tế cụ thể, sinh động.
+ How: Làm như thế nào?
Đây là tìm ra bài học cho chính mình.
3. Giải pháp 3: Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Giáo viên cung cấp tri thức lí thuyết về cách thức viết đoạn văn nghị
luận xã hội.
Phần này chủ yếu GV nêu ra các yêu cầu cần thiết của việc viết đoạn văn 200 từ,
hướng dẫn HS ghi nhớ những trọng điểm.
Hoạt động 2: Giáo viên đưa ngữ liệu và hướng dẫn HS thực hành
Thao tác 1: Cung cấp ngữ liệu và giải thích một số nội dung thuộc ngữ liệu ấy
Thao tác 2: Cho HS tiến hành thảo luận nhóm 2 bạn để tìm ý và GV chốt ý cơ bản
Thao tác 3: HS thực hiện viết đoạn văn trên giấy thi trong thời gian 20 phút
Thao tác 4: GV hướng dẫn HS chấm bài của bạn (Chấm ngẫu nhiên)



Thao tác 5: GV chấm lại bài của HS và rút kinh nghiệm cho lần viết sau
Hoạt động 3: Tập hợp những đoạn văn hay và tổ chức thảo luận cho HS học tập
cách viết của bạn.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CỤ THỂ MINH HỌA
1. GV đưa ra các chủ đề
A/ Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình.
B/ Du học – lợi bất cập hại.
C/ Đừng sống như hòn đá.
D/ Con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn..
2. Tìm ý cho đoạn văn
A/ Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình.
- What: Nhãn hiệu là dấu ấn, cá tính, phẩm chất riêng, nổi trội của cá nhân; tạo
nhẫn hiệu là cách khẳng định giá trị, tạo tên tuổi cho chính mình.
- Why: Giúp ta nhận thức được chính mình, phát huy giá trị bản thân; mang lại giá
trị tích cực cho xã hội và được xã hội công nhận; sống mờ nhạt lãng phí nếu không
có nhãn hiệu…
- Who: kình ngư Ánh Viên, Sơn Tùng MTP…
- How: tôn trọng nhãn hiệu của người khác; tạo nhãn hiệu không tạo dị biệt…
B/ Du học – lợi bất cập hại.
- What: học tập ở môi trường nước ngoài – xu hướng phổ biến trong đời sống, là
hiện tượng vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực.
- Why: + Mở rộng kiến thức, khẳng định khả năng thích ứng và bản lĩnh; tiếp xúc
môi trường giáo dục tốt…
+ Sốc văn hóa, tâm lí dễ lung lay, sa ngã…
- Who: thần đồng Đỗ Nhật Nam.
- How: Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, tâm lí vững vàng.
C/ Đừng sống như hòn đá.
- What: hòn đá là hình ảnh ẩn dụ cho lối sống (vô cảm, trơ lì, thụ động, bảo thủ…)
- Why: Con người có thể xác, tâm hồn, trí tuệ; Thời gian cuộc đời ngắn ngủi không

cho phép ta lãng phí; Hòn đá vô tri – con người mờ nhạt, vô ích.
- Who: Đặng Lê Nguyên Vũ; hiện tượng hôi của…
- How: Chủ động nhận thức chính mình; Quan tâm hòa nhập giúp đỡ mọi người.
D/ Con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn.


- What: Hãy khao khát và hành động để đạt thành tựu rực rỡ to lớn.
- Why: Động lực thúc đấy hành động; Có định hướng rõ ràng; Cống hiến lớn lao
cho dân tộc, nhân loại…
- Who: Santiago (Ông già và biển cả), Hồ Chí Minh.
- How: Cần tỉnh táo để không ảo tưởng viển vông.
3/ Học sinh thực hành thực tế tại lớp
Thao tác 1: Hs viết đoạn văn nghị luận xã hội theo chủ đề Gv phân nhóm, thời
gian viết: 20 phút.
Thao tác 2: Hs chấm bài chéo ngẫu nhiên. Gv hướng dẫn cụ thể:
- Dùng bút khác màu với bài viết
- Ghi chú rõ ràng bên cạnh, những điểm hay của bài viết của bạn mình.
- Nhận xét những chỗ chưa đạt (theo ý kiến cá nhân của hs)
Thao tác 3: Hs trao đổi về bài đã chấm của nhau
4/ Giáo viên chấm bài tại nhà
Giáo viên không chỉ chấm đoạn văn của học sinh mà còn lưu ý xem xét cách các
em lĩnh hội đoạn văn của bạn như thế nào.
Sau khi chấm, Gv ghi ra những kinh nghiệm và tổ chức buổi thảo luận tại lớp.
5/ Thảo luận tại lớp
Gv đặt ra các câu hỏi hoặc tình huống để Hs thảo luận:
- Em nhận xét như thế nào về bài của bạn? Tại sao em thích cách viết đó?
- Em học tập bạn những kĩ năng gì?
- Em nhận thấy đoạn văn của bạn chưa đạt, vì sao?
Cuối buổi, GV chốt lại những kinh nghiệm viết đoạn văn.
IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Sau đây chúng tôi sẽ trích dẫn một số đoạn văn hay của học sinh lớp thực nghiệm
(12 chuyên văn – trường THPT chuyên Lương Thế Vinh)
A/ Hãy tạo nhãn hiệu cho riêng mình.
Đoạn 1:
Chúng ta sinh ra là một bản thể thì không thể sống như một bản sao, phải có
“nhãn hiệu” – nét riêng của chính mình. “Nhãn hiệu” là dấu ấn, cá tính, phẩm chất
riêng. Tạo nhãn hiệu chính là ta đang khẳng định giá trị, tạo tên tuổi cho bản thân
trong cuộc sống. “Nhãn hiệu” giúp ta có thể nhận thức được bản thân, biết mình là
ai và đang đứng ở vị trí nào. Một “nhãn hiệu” sáng sẽ mang lại lại những giá trị tốt
đẹp cho đời. Mọi người sẽ biết đến bạn qua nhãn hiệu của bạn, bạn sẽ được yêu
mến, quý trọng, xã hội ghi nhớ. Ngược lại, nếu không tạo lập được “nhãn hiệu”,


bạn cũng chỉ như một món hàng giả, kém giá trị. Thanh xuân của bạn sẽ bị phai
nhòa, lãng phí những giá trị tự có và rồi bạn sẽ bị dòng đời lãng quên. Hiện nay,
một bộ phận giới trẻ Việt Nam đang chạy theo “nhãn hiệu” rởm mà không nhận
thức được điều đó như những ca sĩ hát nhép, bắt chước lố lăng như Lệ Rơi, Tùng
Sơn… Ngoài ra, ta còn biết đến nhiều nhãn hiệu làm nên tên tuổi lớn như KFC,
Huyn-đai,… Bản thân tôi là một người đang trên con đường kiếm tìm nhãn hiệu
cần biết hiểu rõ giá trị bản thân để trau dồi và phát huy. Ta không nên đánh đồng
nhãn hiệu với sự nổi trội dị biệt và phải biết tôn trọng “nhãn hiệu” của mình và
người khác. Tóm lại, thay vì để người khác hỏi rằng bạn là ai thì trước đó hãy làm
nên “nhãn hiệu” cho chính mình! (HS: Huỳnh Kim Khánh)
Đoạn 2:
Chúng ta sinh ra không để sống một cuộc đời vô hình và dễ dàng bị quên
lãng - “Hãy tạo nhãn hiệu cho chính bạn”! “Tạo nhãn hiệu” là bộc lộ những phẩm
chất, cá tính, khẳng định giá trị của bản thân bằng những cống hiến cho xã hội. Khi
ta tạo được “nhãn hiệu”, ta sẽ không hoài phí khoảng thời gian hữu hạn để sống và
những năng lực tiềm ẩn của mình. Quá trình “tạo nhãn hiệu” sẽ giúp ta nhận thức
sâu sắc về bản thân, xác định mục đích rõ ràng và cố gắng tiến đến phía trước.

Đồng thời, ta sẽ nhận được sự tôn trọng và ghi nhận từ xã hội khi tạo được những
“nhãn hiệu” tích cực. Ví như kình ngư Ánh Viên là một biểu tượng đẹp cho những
nỗ lực tạo nên “nhãn hiệu” trước bạn bè quốc tế. Mặt khác, xã hội chê trách lối
sống vô danh, “tầm gửi” và lên án những hiện tượng mạng cố ý chơi trội, dị biệt.
Từ vị thế của một người trẻ, tôi và bạn cần cố gắng hiểu được giá trị bản thân, trau
dồi nhân cách - năng lực để vững vàng tạo dựng “nhãn hiệu” cho chính mình. Hơn
nữa, ta cần biết tôn trọng những nhãn hiệu tích cực của người khác, dù lớn lao hay
nhỏ bé. Vì sau tất cả, việc “tạo nhãn hiệu” là sứ mệnh chính đáng của mỗi người để
sống không hối tiếc và không chết đi như một bản sao.
(HS: Nguyễn Đắc Kim Phụng)
B/ Du học – lợi bất cập hại.
Đoạn 1:
Du học là xu hướng học tập ở nước ngoài ngày càng phổ biến, đặc biệt ở
giới trẻ. Song, lợi ích và mặt trái của việc du học, hẳn, không phải ai cũng hiểu rõ.
Trước tiên, về mặt tích cực, bạn có cơ hội trau dồi bản lĩnh, nhân cách và khả năng
thích ứng của chính mình. Bên cạnh đó, du học sinh còn được tiếp xúc với nền văn
hóa đa quốc gia, một môi trường giáo dục tốt, một đất nước với chất lượng sống
cao. Và, bạn sẽ có việc làm với mức lương phù hợp nếu có thực lực. "Thần đồng"
Đỗ Nhật Nam, du học dinh trường Church Farm School tại Mỹ, luôn khiến mẹ cha,
người Việt Nam tự hào: em vinh dự nhận thư tay của nguyên tổng thống Mỹ
Barack Obama. Đồng thời, em còn là dịch giả nhỏ tuổi nhất, nhà diễn thuyết nổi
tiếng tại TED show. Song song với lợi ích, mặt trái của việc du học là điều không
thể tránh khỏi. Những cám dỗ từ bạn bè, những điều xa xỉ hay việc làm thêm khiến


du học sinh lãng quên mục tiêu, động cơ ban đầu. Còn những thay đổi không thể
tránh khỏi: thời tiết, rào cản ngôn ngữ, sốc văn hóa, dẫn đến những tiêu cực về tâm
lí: trầm cảm, cô đơn, buồn chán khi sống xa nhà. Do vậy, du học sinh cần chuẩn bị
đầy đủ: từ tâm lí, đến kĩ năng, kiến thức. Tóm lại, du học không hoàn toàn có
những tiêu cực nhưng ưu và nhược luôn song hành. Do đó, du học, lợi hay hại là ở

bản lĩnh, kĩ năng sống của chính bạn!
(HS: Nguyễn Thị Huyền Thanh)
Đoạn 2:
“Du học lợi bất cập hại”, câu nói thể hiện cái nhìn đa chiều về vấn đề du học
đang được giới trẻ quan tâm. Trước nhất, “du học” là học tập môi trường nước
ngoài. Nó đem lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. Bạn có thể trau dồi được ngoại
ngữ, bản lĩnh kiên cường, nhân cách và khả năng thích ứng. Từ đó, bạn sẽ nhận ra
bản thân ngày càng trưởng thành hơn. Không những thế, bạn còn có thể tiếp xúc
với một nền văn hóa đa quốc gia, tiếp đến là một môi trường giáo dục tiên tiến
với phương pháp dạy học đổi mới hay chất lượng cuộc sống cao. Bên cạnh mặt
tích cực thì còn có mặt tiêu cực. Việc du học chứa đầy cám dỗ như việc làm thêm,
bạn bè “rủ rê” đi chơi,... Hơn nữa, chúng ta không tránh khỏi việc “ sốc” văn hóa,
đối mặt với sự thay đổi về rào cản ngôn ngữ, khí hậu khắc nghiệt và tâm lý mình
có thể thay đổi : trầm cảm, cô đơn,... Và điều thực tế thì đôi khi việc du học là
theo phong trào khi ta không xác định rõ phương hướng, không chuẩn bị chu đáo.
Em Đỗ Nhật Nam, một du học sinh nhỏ tuổi, nhưng với việc trang bị kỹ càng,
chuẩn bị tâm lý, nên học ở một môi trường khác nhưng em vẫn phát triển và đạt
giải nhất cuộc thi hùng biện quốc tế. Vì thế, trước khi du học, bạn cần tìm hiểu kỹ
càng về môi trường học tập. Trong khi du học, bạn nên chuẩn bị tâm lý, xác định
mục tiêu của bản thân và không nên tách rời mối quan hệ gia đình,bạn bè.
(HS Nguyễn Đan Thùy)
C/ Đừng sống như hòn đá.
Đoạn 1
Xã hội hiện đại ngày nay đặt ra cho mỗi người một vấn đề quan trọng:
“Đừng sống như hòn đá”. Đó là cách nói ẩn dụ về lối sống vô cảm, trơ lì, bị động
của con người. Vậy tại sao chúng ta không nên sống như vậy? Con người là một
thể thống nhất về mặt thể xác lẫn tâm hồn. Sống như hòn đá chỉ khiến ta lãng phí
tuổi thanh xuân và những tài năng vốn có của mình. Xã hội không chấp nhận
những con người vô cảm, bị động. Nguy hiểm hơn, ta còn bị cuộc đời sắp đặt, an
bài khiến ta dễ lâm vào bi kịch, bất hạnh. Ngày nay, không ít bạn trẻ đang bị trở

thành những hòn đá. Từ việc chọn trường, chọn nghề cho đến hôn nhân họ đều bị
người khác quyết định hộ. Cho nên, để không phải sống như hòn dá, bản thân mỗi
người phải chủ động nhận thức chính mình. Ta cần quan tâm, giúp đỡ những người
xung quanh và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, hòn đá vô tri ở một khía cạnh


nào đó vẫn mang những phẩm chất tốt đẹp. Đôi khi, chúng ta cũng nên sống như
hòn đá. Đó là luôn giữ vững lập trường và sự kiên định.
(HS Trần Thị Thu Hà)
Đoạn 2:
Cuộc sống tươi đẹp được tạo nên từ sự cống hiến của mỗi cá nhân vì thế
“đừng sống như hòn đá" để rồi "ta bỏ đời mà đời cũng bỏ ta". "Hòn đá" là hình ảnh
ẩn dụ cho sự trơ lì, vô cảm. "Sống như hòn đá" là sống mà không có cảm xúc, trơ lì
trước cuộc đời. Lời khuyên trên là đúng đắn bởi con người có thể xác, tâm hồn,
tình cảm. "Sống như hòn đá" sẽ khiến bản thân ngày càng "máy móc hoá". "Sống
như hòn đá" là ta đang lãng phí tuổi thanh xuân và tài năng vốn có của mình.
"Sống như hòn đá" còn khiến ta bơ vơ lạc lõng và mờ nhạt giữa cuộc đời. Tâm hồn
con người ta sẽ ngày càng chai sạn, không cảm nhận được bất cứ tình cảm, cảm
xúc nào. Từ đó, một xã hội vô cảm sẽ được hình thành với những cảm xúc ích kỉ,
tiêu cực. Ví như vụ "hôi bia" ở Biên Hòa - Đồng Nai năm 2014. Con người không
nên và không thể "sống như hòn đá". Cuộc sống này cần được tạo nên từ sự góp
sức của mỗi người. Tóm lại, hãy chứng minh sự tồn tại của bản thân bằng một lối
sống đúng đắn.
(HS Nguyễn Thị Hậu)
D/ Con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn.
Đoạn 1:
Có bao giờ bạn tự hỏi mình đã làm điều gì thực sự ý nghĩa cho cuộc đời
chưa? Đó là khi bạn tự tìm cho mình câu trả lời về những ước mơ, hoài bão! Bởi
lẽ, con người làm được những điều lớn lao vì họ có giấc mơ lớn. Điều đó quả thực
không sai. Giấc mơ lớn là những ước vọng, khát khao chinh phục đỉnh cao. Điều

lớn lao là những thành công to lớn có ý nghĩa với cộng đồng. Thông điệp trên đã
khái quát phần nào giá trị của ước mơ, mở ra lí tưởng sống cao đẹp: Mỗi chúng ta
hãy ước mơ và thực hiện ước mơ của mình! Ước mơ sẽ trở thành động lực thúc
đẩy con người không ngừng vươn lên trong nghịch cảnh để khẳng định giá trị bản
thân trước cuộc đời. Thật vậy, chính giấc mơ văn chương cháy bỏng khiến
JK.Rowling – tác giả cuốn truyện Harry Potter nổi tiếng – đã vượt qua mọi khó
khăn của hoàn cảnh, trở thành một trong những nhà văn giàu có nhất lịch sử với
các đóng góp lớn lao cho nền văn học thế giới. Giấc mơ lớn còn được xem là “kim
chỉ nam” cho những định hướng tương lai trong sự cống hiến cho xã hội. Song
Ngân, cô gái đến từ Đồng Nai, mơ ước trở thành lập trình viên làm việc tại thung
lũng Silicon khi mới 18 tuổi. Mỗi chúng ta, khi còn trẻ, phải rèn luyện kĩ năng, tích
lũy kiến thức để một lần được góp nên giá trị lớn lao cho đời. Tóm lại, một mục
tiêu lớn cho phép bạn tăng tốc, tiến nhanh và chạm tay tới những điều cao cả mà
bạn thực sự mong muốn. Hãy dám ước mơ, dám nỗ lực, bạn nhé!


(HS Huỳnh Nguyễn Trúc Mai)
Đoạn 2:
Ai đó từng nói với tôi rằng: “Con người làm được những điều lớn lao vì họ
có giấc mơ lớn”. “Điều lớn lao” ớ đây chẳng phải vì lợi ích bản thân mà lớn hơn là
sự đóng góp thành tựu cho đời. Kết quả ấy xuất phát từ “giấc mơ lớn”, từ ước
vọng, khát khao chinh phục đỉnh cao. Câu nói cho ta động lực ước mơ và thực hiện
nó. Con người có ước mơ sẽ có mục tiêu, định hướng phát triển. Ví như Thomas
Edison dành cả một đời để tập trung nghiên cứu, phát minh nhiều điều vĩ đại cho
thế giới. Bên cạnh đó, nếu không có ước mơ ta cũng trở thành người thừa, sống
mòn, vô danh và không có gì đóng góp cho xã hội. Đất nước ta có một tấm gương
vĩ đại được người người noi theo, đó là Bác Hồ. Người đã sống cả đời cống hiến,
ba mười năm bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ...
Qua đó, ta thấy được ước mơ trong tâm tưởng thôi chưa đủ, mà còn phải chuyển
biến thành phương pháp hành động. Và ta đừng đòi hỏi thành tựu lớn lao nếu điểm

xuất phát của ta không vì lí tưởng cao đẹp. Song, đôi khi ước mơ giản đơn vẫn có
thể đem lại những điều lớn lao không tưởng. Tóm lại, nếu bạn đã có ước mơ thì
hãy nuôi dưỡng động lực để thực hiện nó đồng thời đừng nuông chiều bản thân
theo những ước mơ viển vông.
(HS Trần Thị Quế Trân)

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Sáng kiến kinh nghiệm mới được thực hiện trong phạm vi hẹp, chưa có thời gian
nhân rộng vì thế không tránh khỏi những sai sót.
2. Đối tượng tiến hành thực nghiệm là học sinh giỏi văn. Các hoạt động diễn ra
nhịp nhàng tích cực. Kết quả đạt được khá khả quan.
3. Người viết xin kiến nghị:
- Thời gian để thực hiện chuyên đề này cần tối thiểu 10 tiết. Ở các trường THPT
không chuyên, chuyên đề này cần được dạy trong các tiết luyện thi cho học sinh
các lớp 10, 11 và đặc biệt là học sinh lớp 12.
- Gv có thể chuẩn bị sẵn các chủ đề để Hs thảo luận và tìm ý theo nhóm. Tuy
nhiên, việc viết đoạn văn dứt khoát phải từng cá nhân học sinh thực hiện tại lớp và
trong thời gian hạn định.
- Hoạt động cho học sinh chấm bài chéo ngẫu nhiên chỉ có thể tiến hành tốt khi GV
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.
- GV phải chấm lại các đoạn văn, xem lại cách chấm của HS dành cho bạn, chỗ
nào chưa hợp lí phải chỉnh sửa ngay.


4. Hi vọng đây là chuyên đề bổ ích và có hiệu quả đối với quý thầy cô và các em
học sinh thân yêu.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5. Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn.
NXB Giáo dục Việt Nam, 1997.
6. Nguyễn Phước Bảo Khôi (chủ biên), Bí quyết viết đoạn nghị luận xã hội

theo định hướng đề thi mới. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2017.
7. Nhiều tác giả, Những bài văn nghị luận xã hội chọn lọc, Tuyển chọn bài viết
hay do báo Mực Tím tổ chức. NXB Đại học sư phạm TPHCM, 2016.
8. Triệu Thị Huệ, Ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ Văn. NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017.
Người viết

Ngô Đình Vân Nhi



×