Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hoàn thiện pháp luật về viên chức trong các trường đại học công lập ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 126 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM TH THU HUYN

HOàN THIệN PHáP LUậT Về VIÊN CHứC
TRONG CáC TRƯờNG ĐạI HọC CÔNG LậP
ở VIệT NAM HIệN NAY

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM TH THU HUYN

HOàN THIệN PHáP LUậT Về VIÊN CHứC
TRONG CáC TRƯờNG ĐạI HọC CÔNG LậP
ở VIệT NAM HIệN NAY
Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp v Lut Hnh chớnh
Mó s: 60 38 01 02

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS V TRNG HCH

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIÊN
CHỨC TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .................. 7
1.1.

Viên chức, viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở
Việt Nam.............................................................................................. 7


1.1.1. Khái niệm viên chức ............................................................................ 7
1.1.2. Viên chức trong các trƣờng đại học công lập .................................... 10
1.2.

Nội dung, vai trò của pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập ................................................................... 13

1.2.1. Khái niệm và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về viên chức
trong các trƣờng đại học công lập ...................................................... 13
1.2.2.

Đặc điểm của pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công lập ....... 15

1.2.3.

Vai trò của Pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học
công lập .............................................................................................. 17

1.3.

Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về viên chức trong các trƣờng
đại học công lập ................................................................................ 20

1.3.1. Tiêu chí về nội dung ........................................................................... 21
1.3.2. Tiêu chí về cấu trúc ............................................................................ 22
1.3.3. Tiêu chí về hình thức .......................................................................... 23
1.4.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện pháp luật về viên
chức trong các trƣờng đại học công lập ......................................... 24


1.4.1. Yếu tố chính trị ................................................................................... 24


1.4.2. Yếu tố văn hóa, xã hội........................................................................ 24
1.4.3. Yếu tố kinh tế ..................................................................................... 25
1.4.4. Yếu tố xã hội hóa và sự cạnh tranh giữa khu vực công và tƣ: ........... 26
1.5.

Pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập
của một số nƣớc trên thế giới .......................................................... 26

1.5.1. Quy định về trách nhiệm, tiêu chuẩn nghề nghiệp viên chức
trong các trƣờng đại học công lập ...................................................... 26
1.5.2. Quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức trong các trƣờng
đại học công lập.................................................................................. 28
1.5.3. Quy định về đào tạo, bồi dƣỡng viên chức trong các trƣờng đại
học công lập........................................................................................ 28
1.5.4. Quy định về tiền lƣơng và chính sách đãi ngộ đối với viên chức
trong các trƣờng đại học công lập ...................................................... 29
1.5.5. Quy định về đánh giá, xử lý kỷ luật viên chức trong các trƣờng
đại học công lập.................................................................................. 30
1.5.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC TRONG
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ................. 35
2.1.

Thực trạng quy định pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập ở Việt Nam............................................... 35


2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về
viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam ................. 35
2.1.2. Thực trạng pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học
công lập ở Việt Nam hiện nay ............................................................ 42
2.2.

Thực trạng thực hiện pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập ở Việt Nam............................................... 63

2.2.1. Thống kê số lƣợng viên chức trong các trƣờng đại học công lập ...... 63
2.2.2. Đánh giá về thực trạng thực hiện pháp luật về viên chức trong
các trƣờng đại học công lập ............................................................... 66


2.3.

Nhận xét chung ................................................................................. 74

2.3.1. Về những kết quả đạt đƣợc: ............................................................... 74
2.3.2. Những hạn chế.................................................................................... 77
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: ...................................................... 80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 82
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ VIÊN CHỨC TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............................................................... 83
3.1.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập ở Việt Nam............................................... 83


3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập ................................................................... 85

3.2.1. Hoạch định chính sách pháp luật về viên chức trong các trƣờng
đại học công lập làm cơ sở cho việc lập dự kiến chƣơng trình
xây dựng, ban hành pháp luật về về viên chức trong các trƣờng
đại học công lập.................................................................................. 85
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành
về viên chức trong trƣờng đại học công lập ....................................... 86
3.2.3. Tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện pháp
luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ......................... 95
3.2.4. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập ...................................................................... 98
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số giáo viên các trƣờng đại học và cao đẳng phân
theo trình độ chuyên môn.............................................................. 63
Bảng 2.2. Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ và khu vực hoạt động
(Năm 2014) ................................................................................... 64


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, phát triển giáo dục đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác
định là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dƣỡng nhân tài. Trong đó, giáo dục đại học là một bộ phận có vai trò rất quan
trọng, đảm bảo đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc ta
hiện nay. Để góp phần phát triển đội ngũ viên chức trong các trƣờng đại học
công lập, Nhà nƣớc có trách nhiệm xây dựng và bảo đảm một hành lang pháp
lý thông thoáng, chuẩn xác, có hiệu lực và hiệu quả cao khi thi hành, thực
hiện, tạo điều kiện để mỗi viên chức phát huy, phát triển mọi năng lực vốn có
của bản thân mang đến những biến đổi mới về chất trong đào tạo đại học của
nƣớc nhà.
Năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật Viên chức đã tạo hành lang
pháp lý phân định rõ hoạt động nghề nghiệp của viên chức so với hoạt động
công vụ của cán bộ, công chức, đẩy mạnh việc thực hiện quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Đối với đối tƣợng viên
chức trong các trƣờng đại học công lập, bên cạnh việc điều chỉnh bởi pháp
luật về viên chức (Luật Viên chức và các văn bản hƣớng dẫn thi hành), còn
đƣợc điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành nhƣ Luật Giáo dục, Luật Giáo
dục đại học, Luật Khoa học và công nghệ, và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập, đặc
biệt kể từ khi có Luật Viên chức ra đời, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, đã
bộc lộ nhiều điểm bất cập, những khó khăn, vƣớng mắc, không chỉ đối với viên
chức khi tuân thủ, thi hành, sử dụng những quy định pháp luật liên quan, mà còn
đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật, do
vậy vẫn chƣa tạo đƣợc môi trƣờng và động lực thúc đẩy đội ngũ viên chức đem
1


hết khả năng, tâm huyết cống hiến cho đất nƣớc, buộc họ phải năng động, sáng

tạo hơn. Những hạn chế này có thể khái quát nhƣ sau:
- Một số quy định của pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học
công lập còn chƣa phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động đặc thù của viên
chức trong các trƣờng đại học công lập. Các quy định về thi tuyển, thăng hạng
viên chức về cơ bản không có nhiều khác biệt so với công chức hành chính.
Hệ thống tiêu chuẩn chức danh viên chức chƣa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi
mới, hoặc còn chậm đƣợc ban hành gây khó khăn trong thực thi. Các quy định
về tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá… không thể hiện đƣợc đặc thù nghề
nghiệp. Chế độ tiền lƣơng, đãi ngộ còn bất hợp lý, chƣa đủ tái sản xuất sức
lao động…
- Một số quy định của pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học
công lập còn mâu thuẫn giữa pháp luật về viên chức và pháp luật chuyên
ngành. Ví dụ: Quy định về các chức danh giảng viên có sự mâu thuẫn giữa
Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10
năm 2013 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục đại học với Thông tƣ liên tịch sô 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28
tháng 11 năm 2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
- Luật điều chỉnh chuyên biệt đối với đối tƣợng là viên chức trong
trƣờng đại học công lập (phần lớn là đội ngũ giảng viên) với những đặc thù
nghề nghiệp của họ hiện vẫn chƣa đƣợc ban hành. Do đó, những bất cập, tồn
tại trong công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chính sách đãi ngộ... đối với
viên chức trong trƣờng đại học trƣớc đây, khi chƣa có Luật Viên chức ra đời,
vẫn chƣa đƣợc giải quyết một cách triệt để, thấu đáo.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc hoàn thiện pháp luật về viên
chức trong các trƣờng đại học công lập trong giai đoạn hiện nay là một trong
2


những yêu cầu quan trọng nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trong

các trƣờng đại học công lập đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực
chất lƣợng cao cho xã hội, góp phần rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc.
Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện pháp luật
về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam hiện nay” có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách nhằm cung cấp những những luận cứ khoa
học cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại
học công lập ở nƣớc ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học gồm các sách chuyên
khảo, các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành, các
luận án tiến sỹ , luận văn thạc sỹ có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong
Luận văn, tác giả Luận văn thấy nổi lên một số công trình tiêu biểu theo 02
nhóm nội dung sau đây:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu pháp luật về viên chức nói chung.
Nhóm này có các công trình tiêu biểu nhƣ: Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê
Thị Quỳnh Nga về “Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập” [49]; Bài viết của tác giả Phạm Hồng Thái về “Sự điều chỉnh của pháp
luật về viên chức” [57]; Bài viết của tác giả Trần Anh Tuấn “Tiếp tục đổi mới
cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập” [62].
Thứ hai, các công trình nghiên cứu pháp luật về một nhóm đối tƣợng
viên chức cụ thể nhƣ giáo viên, viên chức khoa học và công nghệ, giảng viên
đại học. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: Luận án tiến sỹ của tác
giả Đặng Thị Thu Huyền về “Hoàn thiện pháp luật về nhà giáo ở Việt Nam
trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” [34]; Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Thị Thu Hằng về “Thể chế quản

3



lý viên chức khoa học, công nghệ ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay”[29];
Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng về “Thực hiện pháp luật
về viên chức trong trƣờng đại học ở Việt Nam” [36].
Nhìn chung, các công trình khoa học kể trên mới đề cập đến từng khía
cạnh của pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt
Nam, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận
và thực trạng pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt
Nam, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng quan điểm, giải pháp hoàn thiện
pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là nhằm làm rõ những vấn
đề lý luận của pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công lập, đồng
thời, phân tích thực trạng pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công
lập. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đề xuất những quan
điểm, giải pháp khoa học, khách quan và khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật
về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở nƣớc ta hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật viên chức trong
các trƣờng đại học công lập, cụ thể nhƣ: Khái niệm, nội dung, đặc điểm và vai
trò của pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công lập; các tiêu chí và
các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện pháp luật về viên chức trong trƣờng
đại học công lập…
Hai là, nghiên cứu thực trạng pháp luật về viên chức trong các trƣờng
đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, cụ thể: phân tích, đánh giá thực trạng,
những kết quả đạt đƣợc, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế của pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt
Nam hiện nay.
4



Ba là, trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn nhƣ nêu ở các
mục trên, luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành
của Việt Nam về viên chức trong các trƣờng đại học công lập.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về viên chức
trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung vào giai
đoạn từ năm 2005 (năm ban hành Luật Giáo dục hiện hành) cho tới nay.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện nay, viên chức trong các trƣờng đại học công lập bao gồm các đối
tƣợng: giảng viên, viên chức giữ các chức danh khoa học và công nghệ và
những ngƣời làm công việc hành chính trong đào tạo (viên chức hành chính).
Tuy nhiên, trong phạm vi của Luận văn, chỉ xin phép nghiên cứu các quy định
của pháp luật về tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, thi đua-khen thƣởng-kỷ luật,
chế độ chính sách… đối với nhóm đối tƣợng viên chức là các giảng viên,
nghiên cứu viên trong các trƣờng đại học công lập.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu bằng phƣơng pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở các phƣơng
pháp luận khoa học đó, luận văn vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quán
triệt các Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo
để xây dựng nội dung lý luận và nội dung giải pháp trong Luận văn này.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Để triển khai nghiên cứu các nội dung cụ
thể, luận văn sử dụng các phƣơng pháp phổ biến của khoa học pháp lý và
5



khoa học quản lý nhƣ: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp luật học so sách, phƣơng pháp hệ thống.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Thông qua việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc hoàn thiện pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập,
Luận văn khẳng định sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về viên chức
trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật về viên
chức trong các trƣờng đại học công lập góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam dƣới góc độ bảo đảm tính toàn diện, bảo đảm mọi lĩnh vực xã
hội, mọi quan hệ xã hội quan trọng đều đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần đóng góp ý kiến, đánh giá của
cá nhân về những thành tựu, những hạn chế, khuyết thiếu của pháp luật về
viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đóng
góp những đề xuất, kiến nghị của cá nhân nhằm hoàn thiện pháp luật về viên
chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là
nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính
sách, xây dựng kế hoạch, lộ trình hoàn thiện pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập hiện nay.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về viên chức trong cac
trƣờng đại học công lập;
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học
công lập ở Việt Nam;
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về viên chức
trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam.
6



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1 Viên chức, viên chức trong các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm viên chức
Từ trƣớc đến nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm viên
chức, theo Từ điển Tiếng Việt, viên chức là một từ Hán - Việt, theo nguyên
nghĩa của từ này, thì viên là ngƣời giữ một chức vụ, chức là các việc về phần
mình, viên chức là ngƣời giữ một chức nghiệp nhất định, thƣờng là trong bộ
máy chính quyền.
Trong đời sống hàng ngày, khái niệm hay thuật ngữ “ viên chức” có
nghĩa rất rộng. Viên – “thành viên” có nghĩa là ngƣời làm việc nói chung
trong các cơ quan, các tổ chức; “chức” nghĩa là ngƣời làm việc có một chức
vụ, chức danh nào đó. Vì vậy “viên chức” đƣợc hiểu là những ngƣời làm việc
thông thƣờng và những ngƣời có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức công
hoặc tƣ, đƣợc hƣởng lƣơng theo ngạch, bậc, trình độ và chức vụ.
Ở Việt Nam, khái niệm viên chức có sự thay đổi theo từng giai đoạn
lịch sử; trải qua các thời kỳ khác nhau, nội hàm của khái niệm viên chức cũng
có sự thay đổi lớn. Trong Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Hồ
Chí Minh không có khái niệm “viên chức” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “công
chức”: Công chức là “những công dân Việt Nam đƣợc chính quyền nhân dân
tuyển để giữ một chức vụ thƣờng xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong
hay ngoài nƣớc đều là công chức theo qui chế này, trừ những trƣờng hợp
riêng do Chính phủ qui định” [19, Điều 1]
Sau đó, suốt một thời gian dài, khái niệm “cán bộ, công nhân, viên
chức nhà nƣớc” đƣợc dùng để chỉ những ngƣời phục vụ trong các tổ chức
7



chính trị, tổ chức chính trị xã hội, nhà nƣớc và một số tổ chức khác. Hiến
pháp năm 1992 quy định: “Các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, viên chức nhà nƣớc
phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân” (Điều 8). Nhƣ vậy,
có thể thấy, trong đạo luật cơ bản của đất nƣớc, những ngƣời làm việc trong
các cơ quan, tổ chức của nhà nƣớc đƣợc gọi là cán bộ, viên chức.
Tuy nhiên, từ Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 và Pháp lệnh Cán bộ,
công chức sửa đổi, bổ sung 2003 và các văn bản hƣớng dẫn có thể thấy khái
niệm viên chức dần đƣợc hình thành một cách rõ nét hơn, họ là những ngƣời
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, hoạt động của họ gắn với
chuyên môn nghiệp vụ; khác với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà
nƣớc khác. Điều 2 của Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của
Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc xác định: “Viên chức là công dân Việt
Nam, trong biên chế, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức
hoặc giữ một nhiệm vụ thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà
nƣớc và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Tháng 11/2008, Quốc hội ban hành Luật Cán bộ, công chức đã tách hẳn
nhóm đối tƣợng viên chức ra khỏi phạm vi cán bộ, công chức, phân biệt giữa
hoạt động công vụ của công chức với hoạt động có tính chất chuyên môn,
nghiệp vụ của viên chức, nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển
các đơn vị sự nghiệp, nâng cao chất lƣợng của đội ngũ viên chức, theo đó đã
quy định: “Các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến những ngƣời
làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải là cán bộ, công chức
quy định tại Luật này đƣợc tiếp tục thực hiện cho đến khi ban hành Luật Viên
chức” [50, Điều 85].
8



Tuy nhiên, phải đến khi Luật Viên chức đƣợc ban hành (Luật số
58/2010/QH12) thì khái niệm viên chức mới đƣợc nêu một cách cụ thể: “Viên
chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc tại đơn vị sự
nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [53, Điều 2].
Nhƣ vậy, Luật Viên chức đã làm rõ đƣợc khái niệm viên chức, phân biệt viên
chức với cán bộ và công chức. Sự khác biệt cơ bản của viên chức so với cán
bộ, công chức, đó chính là chế độ tuyển dụng gắn với vị trí việc làm, thông
qua chế độ hợp đồng làm việc và tiền lƣơng đƣợc hƣởng từ quỹ tiền lƣơng
của đơn vị sự nghiệp công lập. Lao động của viên chức không mang tính
quyền lực công, chỉ thuần túy là hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên
môn, nghiệp vụ, vì vậy, Luật Viên chức đã làm rõ: “Hoạt động nghề nghiệp
của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về viên chức và các pháp luật có
liên quan” [53, Điều 4].
Nhƣ vậy, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đội ngũ viên chức mặc dù
đƣợc gọi tên khác nhau trong nhiều loại văn bản khác nhau, nhƣng bản chất,
đặc điểm của đội ngũ này không thay đổi. Họ vẫn luôn là lực lƣợng lao động
trong những lĩnh vực hết sức thiết yếu của đời sống xã hội, cung cấp những
dịch vụ công cơ bản, cần thiết cho ngƣời dân nhƣ giáo dục, đào tạo, y tế, an
sinh xã hội, hoạt động khoa học, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao...
Những hoạt động này không nhân danh quyền lực chính trị hoặc quyền lực
công, không phải là các hoạt động quản lý nhà nƣớc mà chỉ thuần tuý mang
tính nghề nghiệp gắn với nghiệp vụ, chuyên môn. Và theo quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành, viên chức đƣợc xác định theo các tiêu chí: đƣợc tuyển
dụng theo vị trí việc làm; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc; hƣởng lƣơng
từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập.

9



1.1.2. Viên chức trong các trường đại học công lập
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại viên chức trong các trường đại học công lập
Trƣờng đại học công lập là trƣờng đại học do cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nƣớc (trung ƣơng hoặc địa phƣơng) thành lập theo quy định của pháp luật,
có tƣ cách pháp nhân và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính
công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với đại học dân lập hoạt động
bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng.
Viên chức trong các trƣờng đại học công lập là công dân Việt Nam,
đƣợc ký kết độ hợp đồng làm việc theo vị trí việc làm tại các trƣờng đại học
công lập và hƣởng lƣơng từ nguồn thu của trƣờng đại học công lập đó.
Trong đơn vị sự nghiệp, viên chức đƣợc phân loại khác nhau. Nếu phân
loại theo tiêu chí quản lý, lãnh đạo thì viên chức đƣợc chia thành: viên chức
quản lý (ngƣời đƣợc bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách
nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị
sự nghiệp công lập nhƣng không phải là công chức và đƣợc hƣởng phụ cấp
chức vụ quản lý) và viên chức không giữ chức vụ quản lý (những ngƣời chỉ
thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự
nghiệp công lập). Nếu phân chia dựa trên sự phân công lao động và đặc tính
lao động của viên chức, có thể phân loại thành viên chức lãnh đạo, quản lý;
viên chức chuyên môn và viên chức thừa hành nghiệp vụ kỹ thuật. Nếu phân
loại dựa trên tiêu chí hạng chức danh nghề nghiệp, sẽ có viên chức đƣợc phân
loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống
thấp, gồm: viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; viên chức giữ chức
danh nghề nghiệp hạng II, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III và
viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV. Trong Luận văn này, học viên
phân loại viên chức trong các trƣờng đại học công lập theo tiêu chí nhóm
chức danh nghề nghiệp. Theo đó, viên chức trong các trƣờng đại học công lập
10



bao gồm đội ngũ viên chức giữ các chức danh khoa học và công nghệ, đội
ngũ viên chức giảng dạy và những viên chức hành chính. Cụ thể:
- Viên chức làm công tác giảng dạy: Những viên chức chuyên môn đảm
nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở các trƣờng đại học đƣợc gọi là giảng viên.
Đội ngũ những ngƣời làm công tác giảng dạy bao gồm những chức danh nghề
nghiệp sau: giảng viên cao cấp, giảng viên chính, giảng viên [8, Điều 2].
- Viên chức chuyên ngành khoa học khoa học và công nghệ: Những
viên chức chuyên môn thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu
và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ
khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm
phát triển khoa học và công nghệ. Đội ngũ này bao gồm các chức danh nghề
nghiệp sau: Nghiên cứu viên cao cấp, Nghiên cứu viên chính, Nghiên cứu
viên, Trợ lý nghiên cứu (Nhóm chức danh nghiên cứu khoa học); Kỹ sƣ cao
cấp, Kỹ sƣ chính, Kỹ sƣ, Kỹ thuật viên (Nhóm chức danh công nghệ) [10]
- Viên chức làm công tác hành chính (viên chức hành chính): Lực
lƣợng lao động này tuy về ít hơn đội ngũ giảng viên về số lƣợng, nhƣng giữ
vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển giáo dục đại học. Tùy theo mô
hình, quy mô, đặc điểm của từng trƣờng đại học, các phòng, ban, đơn vị trực
thuộc đƣợc thành lập nhằm giúp việc cho Ban lãnh đạo và các hoạt động
chung của nhà trƣờng. Những viên chức này thực hiện các hoạt động chuyên
môn về giáo dục, đào tạo (Phòng Đào tạo, các Khoa, Trung tâm đào tạo), các
hoạt động nghiệp vụ khác nhƣ tài chính, kế toán (Phòng Tài chính – Kế
toán), khoa học – công nghệ (Phòng Khoa học – Công nghệ, Phòng Hợp tác
quốc tế), công tác quản lý, quản trị (Phòng Quản trị, Phòng Công tác Học sinh
- Sinh viên)…

11



1.1.2.2 Đặc thù lao động của viên chức trong các trường đại học công lập
Lao đô ̣ng của viên chƣ́c thƣ̣c chấ t là mô ̣t da ̣ng hoa ̣t đô ̣ng mang tiń h
nghề nghiê ̣p đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n cả trong và ngoài các tổ chƣ́c sƣ̣ nghiê ̣p

(theo

cách gọi truyền thống ở Việt Nam ). Đây là loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng mang tí nh dich
̣ vu ̣
(không thu tiề n hoă ̣c có thu tiề n mô ̣t phầ n nhƣng không vì mu ̣c tiêu lơ ̣i nhuâ ̣n)
nhằ m cung cấ p cho ngƣời dân và cô ̣ng đồ ng dân cƣ các nhu cầ u về giáo du ̣c ,
đào ta ̣o, chăm sóc sƣ́c khỏe , văn hóa tinh thầ n .... Phạm vi của các hoạt động
sƣ̣ nghiê ̣p này do Nhà nƣớc cung cấ p , tâ ̣p trung vào các liñ h vƣ̣c giáo du ̣c, đào
tạo, y tế , khoa ho ̣c và công nghê ̣ , văn hóa , thể thao , lao đô ̣ng, viê ̣c làm , an
sinh xã hô ̣i ... Mƣ́c đô ̣ cung cấ p mà nhà nƣớc phải có t rách nhiệm thực hiện
đố i với các nhu cầ u này tùy thuô ̣c vào sƣ̣ phát triể n của đời số ng kinh tế xã
hô ̣i mỗi quố c gia . Đối với viên chƣ́c trong các trƣờng đại học công lập thì
hoạt động nghề nghiệp đó là giáo dục và đào tạo. Theo đó, đặc thù lao động
của viên chức trong các trƣờng đại học công lập sẽ mang những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong các trƣờng đại
học công lập có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của con ngƣời và
xã hội. Nhƣ đã biết, giáo dục và đào tạo là hoạt động có mục đích, có tổ chức
nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,
hành vi cho các cá nhân. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản
phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con ngƣời
và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất đƣợc các nƣớc
thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân
tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con
ngƣời có tri thức là cơ bản nhất.
- Thứ hai, hoạt động lao động của viên chức trong các trƣờng đại học

công lập đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n nhân danh Nhà nƣớc , thể hiê ̣n trách nhiê ̣m của Nhà
nƣớc trong quá trin
̀ h cung cấ p các nhu cầ u v ề giáo dục và đào tạo đa ̣i đa số
12


ngƣời dân , có thu phí hoặc lệ phí nhƣng không hoàn toàn theo giá cả thị
trƣờng, không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong pha ̣m vi xã hô ̣i , hoạt động nghề
nghiê ̣p không chỉ đơn thuầ n do viên chƣ́c trong các tổ chƣ́c sƣ̣

nghiê ̣p công

lâ ̣p thƣ̣c hiê ̣n mà còn có thể do các tổ chƣ́c sƣ̣ nghiê ̣p ngoài công lâ ̣p thƣ̣c hiê ̣n
theo các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t . Ở đây, có thể thấy dù là công lập hay ngoài
công lâ ̣p thì nô ̣i dung, chƣơng triǹ h, mục tiêu hoạt đô ̣ng nghề nghiê ̣p của viên
chƣ́c đề u có yêu cầ u giố ng nhau , chỉ khác nhau một điểm duy nhất là hoạt
đô ̣ng nghề nghiê ̣p của viên chƣ́c trong các đơn vi ̣sƣ̣ nghiê ̣p công lâ ̣p đă ̣t mu ̣c
tiêu phu ̣c vu ̣ nhân dân lên hàng đầ u , không vì mu ̣c tiêu lơ ̣i nhuâ ̣n tố i đa . Còn
các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập cũng cung cấp các nhu cầu cơ bản , thiế t
yế u cho ngƣời dân nhƣng đô ̣ng cơ phu ̣c vu ̣ chiụ ảnh hƣởng theo quy luâ ̣t của
cơ chế thi ̣trƣờng, gắ n với mu ̣c tiêu lơ ̣i nhuâ ̣n tố i đa.
- Thứ ba, các hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong các trƣờng đại
học công lập đều chủ yếu dựa trên các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ , mang
tính nghề nghiệp cao , phải đƣợc đào tạo , bồ i dƣỡng qua các trƣờng , lớp và
đều đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp các văn bằng

, chƣ́ng chỉ . Đồng thời

cũng là hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi tính trách nhiê ̣m, sƣ̣ tâ ̣n tu ̣y cao. Trong

quá trình phục vụ , thƣ̣c hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng nghề nghiê ̣p , viên chƣ́c trong các
trƣờng đại học công lập phải tuân thủ các quy định của đạo đức nghề nghiệp .
Ví dụ, trong ngành giáo du ̣c có quy đinh
̣ về các hành vi nhà giáo không đƣơ ̣c
làm - thƣ̣c chấ t là đa ̣o đƣ́c đố i với đô ̣i ngũ nhà giáo....
1.2 Nội dung, vai trò của pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học
công lập
1.2.1 Khái niệm và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về viên chức trong
các trường đại học công lập
Giáo trình Lý luận về nhà nƣớc và pháp luật của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội đƣa ra cách tiếp cận khái niệm pháp luật chung nhƣ sau:
13


“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nƣớc
đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận
các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng nhà nƣớc
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì
sự phát triển bền vững của xã hội” [43, tr.288]
Để quản lý xã hội, nhà nƣớc cần ban hành rất nhiều văn bản pháp luật,
tuỳ theo mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp luật mà các văn bản pháp luật
có thể phân thành các nhóm theo nhiều tiêu chí khác nhau. Viên chức trong
các trƣờng đại học công lập là một nhóm chủ thể xã hội đặc thù, có vị trí rất
quan trọng, cùng với quá trình phát triển giáo dục, các quy định pháp luật về
viên chức trong các trƣờng đại học công lập cũng đƣợc ban hành với số lƣợng
tƣơng đối. Pháp luật về Viên chức trong các trƣờng đại học công lập là một
bộ phận cấu thành của pháp luật về viên chức. Ở cấp độ luật, các quy phạm
pháp luật về Viên chức trong các trƣờng đại học công lập hiện tập trung ở
Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Dạy nghề, Luật Khoa học và công
nghệ, Luật Viên chức và một số văn bản luật khác. Ở cấp độ dƣới luật, các

quy phạm pháp luật về Viên chức trong các trƣờng đại học công lập đƣợc quy
định ở Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính
phủ, Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Tuy các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến viên chức trong các
trƣờng đại học công lập rất nhiều song trên phƣơng diện lý luận, pháp luật về
viên chức trong các trƣờng đại học công lập không phải là một ngành luật độc
lập. Các quy phạm pháp luật về Viên chức trong các trƣờng đại học công lập
thuộc nhiều ngành luật khác nhau nhƣ Luật Hành chính, Luật Hiến pháp, Luật
Lao động, Luật Tài chính…Pháp luật về Viên chức trong các trƣờng đại học
công lập gồm nhiều quy định nằm ở các văn bản khác nhau nhƣng các nội
dung cơ bản thể hiện chủ yếu trong văn bản quy định về quyền, nghĩa vụ, đào
14


tạo, bồi dƣỡng, quản lý, chính sách... bảo đảm cho đội ngũ viên chức trong
các trƣờng đại học công lập đƣợc hình thành, phát triển theo định hƣớng của
nhà nƣớc. Do cùng hƣớng đến một nhóm đối tƣợng với đặc điểm hoạt động
cơ bản giống nhau nên các quy định này có mối quan hệ mật thiết, tác động
lẫn nhau tạo thành nhóm quy phạm có tính độc lập tƣơng đối trong hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Từ phân tích nói trên, có thể hiểu pháp luật về viên chức trong trƣờng
đại học công lập là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
cơ bản, điển hình liên quan đến nhóm đối tƣợng là viên chức trong các trƣờng
đại học công lập. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về viên chức trong trƣờng
đại học công lập bao gồm: (1) Nhóm các quy định về địa vị pháp lý của viên
chứ trong các trƣờng đại học công lập; (2) Nhóm các quy định về tuyển dụng,
sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng viên chức, chức danh, vị trí việc làm của viên
chức; (3) Nhóm các quy định về các chế độ, chính sách đối với viên chức;
đánh giá, xếp loại viên chức trong trƣờng đại học công lập; (4) Nhóm các quy
định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc xây dựng và

phát triển đội ngũ viên chức trong trƣờng đại học công lập; (5) Một số quy
định khác nhƣ: quy định về hợp tác quốc tế về viên chức... trong trƣờng đại
học công lập.
1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về viên chức trong trường đại học công lập
Pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công lập ngoài các đặc
điểm của pháp luật nói chung còn có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công lập là
nhóm các quy phạm pháp luật có tính độc lập tƣơng đối trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của chế định pháp luật về viên chức
nói chung, vừa chịu sự điều chỉnh của Pháp luật về viên chức nói chung, vừa

15


chịu sự điều chỉnh của Pháp luật về Giáo dục, Giáo dục đại học, pháp luật về
Khoa học và công nghệ.
Thứ hai, pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học là sự thể hiện mối
quan hệ trách nhiệm của nhà nƣớc đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ
viên chức trong các trƣờng đại học công lập và ngƣợc lại. Ở đây có mối quan
hệ trách nhiệm qua lại mà không phải là trách nhiệm một chiều từ phía nhà
nƣớc. Trách nhiệm của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua việc Nhà nƣớc tạo điều
kiện tốt nhất để viên chức trong các trƣờng đại học công lập hình thành, phát
triển thông qua các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá,
khen thƣởng, đãi ngộ, tiền lƣơng…Và ngƣợc lại, pháp luật cũng thể chế hóa
trách nhiệm của viên chức trong các trƣờng đại học công lập đối với nhà giáo
thông qua việc quy định các nghĩa vụ, trách nhiệm của viên chức.
Thứ ba, pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công lập phản ánh
những đặc trƣng riêng biệt trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên
chức trong các trƣờng đại học công lập. Nhƣ chúng ta đã biết, hoạt động nghề
nghiệp của viên chức trong các trƣờng đại học công lập đòi hỏi chuyên môn

cao, tính trách nhiệm, sự tận tụy, do vậy pháp luật hƣớng đến yêu cầu các
viên chức trong các trƣờng đại học công lập phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng
thông qua các trƣờng lớp, phải đƣợc cấp các văn bằng, chứng chỉ và phải tuân
thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp… Pháp luật về viên chức trong các
trƣờng đại học công lập đã thể chế hóa những yêu cầu, đòi hỏi đó.
Thứ tƣ, “pháp luật về viên chức trong trƣờng đại học công lập gắn với
đổi mới cơ chế hoạt động của các trƣờng đại học công lập theo hƣớng tự chủ,
tự chịu trách nhiệm; bảo đảm thực hiện việc tách chức năng quản lý nhà nƣớc
với chức năng điều hành của các trƣờng đại học” [39]. Quyền tự chủ của
trƣờng đại học đã đƣợc ghi nhận tại Luật Giáo dục năm 2005 và đƣợc tái
khẳng định trong Luật Giáo dục đại học năm 2012, theo đó “Cơ sở giáo dục
16


đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và
nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế,
bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền
tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kế t qu ả
kiể m đ ịnh chấ t lƣơ ̣ng giáo d ục” [Điều 32, 59]. Quyền tự chủ một mặt đảm
bảo cho trƣờng đại học đƣợc tự quyết định các vấn đề của mình, nhƣng mặt
khác lại đề cao trách nhiệm của nhà trƣờng trƣớc xã hội.
1.2.3. Vai trò của Pháp luật về viên chức trong các trường đại học công lập
1.2.3.1 Pháp luật về viên chức trong các trường đại học công lập là cơ sở
pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ viên chức trong các trường đại học
công lập đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục
Vai trò này đƣợc thể hiện ở chỗ, bằng pháp luật, các quan hệ liên quan
đến viên chức trong các trƣờng đại học công lập (nhƣ vị trí, vai trò, quyền và
nghĩa vụ, tiêu chuẩn nghề nghiệp… của viên chức, các quan hệ về tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, đãi ngộ… đối với viên chức
trong các trƣờng đại học công lập), đƣợc định hình, phát triển lành mạnh, ổn

định. Từ đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội có cơ sở pháp lý để
tham gia vào việc xây dựng đội ngũ viên chức trong các trƣờng đại học công
lập qua đó bảo đảm sự phát triển của đội ngũ viên chức trong các trƣờng đại
học công lập cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
1.2.3.2. Pháp luật về viên chức trong các trường đại học công lập là cơ sở để
thống nhất quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức trong các trường đại
học công lập bằng pháp luật
Việc thống nhất quản lý của nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức trong
các trƣờng đại học công lập thể hiện trên các phƣơng diện nhƣ: Thống nhất
quản lý về tiêu chuẩn, chức danh của viên chức trong các trƣờng đại học công
17


lập; Thống nhất quản lý về chƣơng trình, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng để đảm
bảo chất lƣợng đội ngũ viên chức trong các trƣờng đại học công lập; Thống
nhất quản lý về quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức trong các
trƣờng đại học công lập; Thống nhất quản lý về chế độ, chính sách đối với
viên chức trong các trƣờng đại học công lập;…Việc thống nhất quản lý của
nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức trong các trƣờng đại học công lập là rất
cần thiết trong điều kiện đội ngũ viên chức trong các trƣờng đại học công lập
rất đa dạng về số lƣợng, cơ cấu, trình độ, nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ viên
chức trong các trƣờng đại học công lập đủ về số lƣợng, cân đối về cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu vùng miền, có chất lƣợng cao một cách ổn định.
1.2.3..3 Pháp luật về viên chức trong các trường đại học công lập là cơ sở để
phát huy dân chủ, tăng cường phân cấp quản lý và quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
Pháp luật về viên chức trong các trƣờng đại học công lập ghi nhận và
mở rộng các thiết chế dân chủ, công khai, công bằng trong thực hiện các
chính sách, chế độ đối với viên chức trong các trƣờng đại học công lập và

hoạt động trong các trƣờng đại học công lập. Đồng thời pháp luật về viên
chức trong các trƣờng đại học công lập cũng xác định rõ trách nhiệm của các
cấp chính quyền, cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập trong quản lý viên chức, từ đó góp phần khắc phục những biểu hiện
tiêu cực, cá nhân, cục bộ, thiếu dân chủ, không công tâm, khách quan, nể
nang, tùy tiện trong công tác quản lý; nâng cao tính chủ động, sáng tạo của
các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý viên chức.

18


×