Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHỮNG vấn đề đặt RA đối với VIỆC GIẢNG dạy CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN CHO SINH VIÊN TRONG các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.34 KB, 8 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN CHO SINH VIÊN
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Phạm Thị Kiên *
Bùi Xn Dũng**

Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến cơng tác giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên nhằm giáo dục lý tưởng cách
mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những sinh viên vừa
“hồng” vừa “chun”. Đại hội X của Đảng khẳng định: “Coi trọng
bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất
nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của
cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh,
phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”1.
Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới có nhiều thuận lợi song cũng đứng trước
khơng ít khó khăn, thách thức. Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho
sự năng động, sáng tạo của sinh viên được phát huy nhưng tính chất
cạnh tranh khốc liệt của nó lại sinh ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất
chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Mở rộng giao lưu hội
nhập quốc tế với nhiều tư tưởng, giá trị tiên tiến, nhưng cũng khơng
tránh khỏi những tư tưởng, chủ nghĩa khơng phù hợp với giá trị và
*

Thạc sĩ, Giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM
Thạc sĩ, Giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia,
2006, tr. 207.
**



376

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


lợi ích của dân tộc VIệt Nam. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường, của hội nhập với thế giới, của âm mưu “diễn biến hòa
bình”... một số sinh viên đã xa rời lý tưởng cách mạng, giảm sút
tình cảm, đạo đức cách mạng. Cuộc cách mạng khoa học và cơng
nghệ hiện đại đang diễn ra như vũ bão dẫn đến sự bùng nổ về khối
lượng và tốc độ thơng tin; phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại,
được sử dụng rộng rãi. Trong điều kiện như vậy, việc giáo dục chủ
nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên khơng chỉ có vai trò quan trọng
trong cung cấp thơng tin mà quan trọng hơn là việc định hướng xử
lý thơng tin.
Ngày nay, việc giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta
khơng chỉ làm cho sinh viên nắm bắt và hiểu được sâu sắc những tri
thức khoa học, mà thơng qua đó còn giáo dục, củng cố niềm tin
khoa học, nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, kiên định
mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và
nhân dân ta đã lựa chọn. Chủ nghĩa Mác - Lênin trang bị cho sinh
viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan
cách mạng đúng đắn. Khi mọi người đã có thế giới quan, nhân sinh
quan khoa học, đúng đắn sẽ phát triển tư duy, tầm nhìn khoa học
biện chứng, định xét mọi sự vật, hiện tượng một cách khách quan
duy vật, từ đó hồn thiện đạo đức, nhân cách chuẩn mực, tuyệt đối
trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và sự nghiệp cách mạng của

Đảng và nhân dân ta. Như Bác Hồ đã từng viết: “Hiểu chủ nghĩa
Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao
nhiêu sách mà sống khơng có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ
nghĩa Mác - Lênin...”2.
Trong những năm vừa qua, việc giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin trong các trường đại học đã có nhiều đổi mới về nội dung,
chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập. Điều đó, đã góp
phần tạo nên những sinh viên tiên tiến có nhận thức tốt và ý thức
chính trị cao, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy truyền thống
cách mạng của dân tộc... Tuy nhiên, so với u cầu phát triển đất
nước trong thời kỳ cách mạng khoa học - cơng nghệ, đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng cường hội nhập quốc tế hiện
2

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr. 354.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

377


nay thì chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên
còn chưa ngang tầm.
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc giảng dạy mơn Những ngun lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học, cao đẳng bên
cạnh những kết quả đạt được như: giảm tải khối lượng cho người
học, tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học, cao đẳng sắp xếp
các mơn học khác trong q trình chuyển sang hình thức đào tạo
theo học tín chỉ. Tuy nhiên, sự bất hợp lý về kết cấu của mơn học
này cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết như: Một là, Do nội

dung cơ bản của mơn học này chính là sự lắp ghép từ 3 mơn học
trước đây là Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và
Chủ nghĩa xã hội khoa học. Mặc dù triết học Mác-Lênin, kinh tế
chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học là ba bộ phận
hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Song đây là 3 mơn khoa học
có tính độc lập tương đối, có lịch sử hình thành, có đối tượng
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng, chính điều này đã tạo
nên sự gượng ép khiên cưỡng về kết cấu của một mơn học. Ví dụ
như phần kinh tế chính trị đã bỏ phần kinh tế thời kỳ q độ đi lên
chủ nghĩa xã hội. Hay nhập một số bài vào nhau như trong phần
triết học: bài Lý luận nhận thức được ghép với nội dung phép biện
chứng duy vật.... Nội dung, chương trình chưa cập nhật kịp thời
những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại làm cơ sở thế giới
quan và phương pháp luận cho mơn học và chưa đảm bảo tính lơgic
của học thuyết Mác - Lênin
Do vậy, Ban chấp hành trung ương và Ban tun giáo đã có
hướng dẫn thực hiện kết luận 94 – KL /TW, ngày 28-3-2014 của
Ban bí thư “về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ
thống giáo dục quốc dân” (số 127 HD/BTGTW ngày 30 tháng 6
năm 2014) thay đổi mơn Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin thành mơn Chủ nghĩa Mác - Lênin với kết cấu 3 phần
là Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ
nghĩa xã hội khoa học. Với cách làm mới này sẽ khắc phục được
những bất hợp lý của chương trình mơn Những ngun lý có bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là triển
khai xây dựng nội dung, viết giáo trình và triển khai thực hiện làm
sao để đạt được kết quả tốt.

378


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Về đội ngũ giảng viên giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở
nhiều trường đại học, cao đẳng phải đảm nhận tồn bộ 3 phần của
mơn học trong khi họ chưa được đào tạo chun sâu. Vì vậy, chất
lượng giảng dạy và học tập của mơn học này khơng thể khơng bị
ảnh hưởng.
Thực tế, ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng, đội ngũ giảng
viên giảng dạy mơn Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin được điều chuyển từ giảng viên giảng dạy các mơn triết học
Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa
học. Đây là đội ngũ giảng viên đã được đào tạo ở trình độ đại học
và sau đại học theo các chun ngành triết học, kinh tế chính trị và
chủ nghĩa xã hội khoa học. Các giảng viên giảng dạy triết học và
chủ nghĩa xã hội khoa học trước đây tạm thời giảng dạy phần một
mơn học Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần
thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội), còn giảng viên
trước đây giảng dạy mơn kinh tế chính trị đảm nhiệm giảng dạy
phần hai (gồm học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa). Mà thời lượng giảng dạy
của mơn này là 5 tín chỉ, mà phải sắp xếp tới 2 giảng viên giảng
dạy, hai bảng điểm khác nhau, học ở những học kỳ khác nhau (trừ
những mơn học mang tính chun biệt). Vì vậy, sẽ làm cho sinh
viên khơng hiểu thấu đáo, đầy đủ cấu trúc cũng như nội dung khoa
học của học thuyết Mác-Lênin
Về đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập là một đòi hỏi cấp bách trong

q trình đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay.
Song phương pháp giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay vẫn
còn thiếu hấp dẫn, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực
chưa được nhiều giảng viên vận dụng có hiệu quả. Trong giờ thảo
luận, thường rất tẻ nhạt, hời hợt, mang tính hình thức, đối phó. Hơn
nữa, giảng viên giảng dạy mơn Những ngun lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin chủ yếu hiện nay vẫn giảng dạy theo lối thuyết
trình. Các phương tiện dạy học hiện đại nếu có được sử dụng thì
mới chỉ bớt được thao tác viết bảng cho giảng viên. Theo quy định,
trong chương trình học tập mơn Những ngun lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin có ba mươi phần trăm số tiết dành cho sinh viên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

379


thảo luận. Song, nhìn chung hiệu quả của các giờ thảo luận còn rất
thấp. Và thực tế, với thời lượng hạn chế trong khi khối lượng kiến
thức lại nhiều, số lượng sinh viên đơng thì việc giảng viên cho sinh
viên thảo luận sẽ là một nhiệm vụ khó khả thi. Do vậy, cần phân
loại đối tượng giảng dạy. Cụ thể:
Đối với chương trình giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin dành
cho sinh viên hệ khơng chun. Mơn học “Những ngun lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin” cần chuyển đổi thành mơn “Chủ nghĩa
Mác – Lênin” với ba học phần rõ ràng tương ứng với ba bộ phận
cấu thành nên chủ nghĩa Mác –Lênin
Hiện nay, Đối với sinh viên, đã tốt nghiệp ở nước ngồi khi về
nước, sinh viên học các chương trình liên kết đào tạo với nước
ngồi khơng phải học mơn “Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin”. Do vậy, đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo u cầu Cục

Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục thì phải học bổ sung tín
chỉ này mới được hợp thức hóa văn bằng đào tạo.
Đối với chương trình giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin dành
cho sinh viên hệ chun. Trong chương trình đào tạo cần phải chú ý
đào tạo giảng viên phù hợp với từng đối tượng giảng dạy. Mơn học
về Chủ nghĩa Mác – Lênin phải phù hợp với những thành tựu mới
của khoa học và cơng nghệ hiện đại và điều kiện hội nhập sâu của
Việt Nam vào thế giới.
Cần thống nhất trong nội dung chương trình đối với sinh
viên khơng chun và sinh viên chun ngành theo hướng sinh viên
chun ngành nghiên cứu sâu hơn, nhiều thời gian hơn. Sinh viên
khơng chun ngành nghiên cứu những nội dung cơ bản, thời gian
ít hơn. Nhưng về cấu trúc phải thống nhất. Nếu cấu trúc khơng
thống nhất thì sinh viên chun ngành được đào tạo cơ bản sẽ
khơng thể đảm nhiệm cùng lúc 3 phần của Chủ nghĩa Mác - Lênin
khi giảng dạy cho sinh viên khơng chun. Do đó, 3 phần của mơn
Chủ nghĩa Mác - Lênin phải do 3 giảng viên có chun mơn sâu về
phần của mình giảng dạy, Điểm được tính như 3 phần độc lập.
Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên. Việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá sẽ góp
phần tác động tích cực tới q trình dạy và học, cũng như thái độ
học tập của sinh viên. Thực tế hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá kết

380

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



quả học tập của sinh viên đối với mơn Những ngun lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự khoa học, thiếu cơng bằng...
Những hạn chế nêu trên đã làm giảm tính hứng thú của sinh viên
khi học mơn học này. Từ đó, khơng thấy rõ tính hữu ích của việc
học lý luận, xem nhẹ giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách là
mơn học cung cấp về thế giới quan, phương pháp luận và nhận thức
luận cho sinh viên. Đáng lo ngại là, một bộ phận sinh viên có biểu
hiện thụ động và thờ ơ chính trị. Một số sinh viên do thiếu bản lĩnh,
kinh nghiệm trong cuộc sống lại gặp phải tác động từ những thơng
tin xấu, độc hại lan truyền trên internet, những âm mưu và hành
động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã mất phương
hướng chính trị, mờ nhạt về lý tưởng cách mạng. Nguy hiểm hơn,
do sự tiếp xúc với một số quan điểm, tư tưởng, văn hố, nghệ thuật,
lối sống khơng phù hợp từ bên ngồi, một số sinh viên đã dao động
về lập trường, ảo tưởng về nền dân chủ phương Tây với chủ trương
đa ngun, đa đảng. Đảng ta nhận định trong Hội nghị Trung ương
2 khố VIII: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh,
sinh viên có tình trạng suy thối đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo
lối sống thực dụng, thiếu hồi bão lập thân, lập nghiệp”3. Từ thực
tiễn cơng tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin tại các
trường đại học, cao đẳng trong những năm vừa qua, đòi hỏi cần phải
nhìn nhận một cách tồn diện đối với vấn đề này.
Muốn vậy, việc kiểm tra đánh giá phải vì sự tiến bộ của người
học, đáp ứng u cầu chất lượng, chứ khơng đơn thuần vì điểm số.
Điều quan trọng là phải kích thích được tinh thần tự giác học tập và
đảm bảo tính cơng bằng giữa các sinh viên trong một lóp và sinh
viên các lớp khác nhau. Thực hiện nghiêm túc và kết hợp các biện
pháp kiểm tra, đánh giá: kiểm tra thường xun: đánh giá tính tích
cực, chun cần, khơng nên chỉ căn cứ vào việc điểm danh, mà nên
có điểm thưởng, phạt rõ ràng; kiểm tra giữa kỳ và kết thúc mơn học,

dù bằng bất cứ hình thức nào (vấn đáp, viết, tiểu luận, trắc nghiệm)
cũng phải căn cứ vào tất cả các mục tiêu đã được quy định trong
mỗi nội dung của mơn học.

3

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương 2, khố VIII, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 24.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

381


Điều quan trọng là đề thi phải nhằm vào những câu hỏi với
các mục tiêu: hiểu, so sánh, vận dụng, phân tích, đánh giá. Khơng
kiểm tra theo mục tiêu thuộc bài. Ít nhất phải dành 50% số điểm cho
việc sử dụng tài liệu tham khảo. Người coi thi khơng cho sinh viên
chép bài của nhau, hoặc cùng chép chung một tài liệu. Mỗi người
chỉ được sử dụng tài liệu do mình chuẩn bị. Riêng về hình thức thi
trắc nghiệm cần lưu ý tỷ lệ về độ khó, dễ hợp lý (dễ: 50 %, tương
đối khó: 30%, khó: 20%). Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm
phải đảm bảo các u cầu: mỗi câu có 4 lựa chọn, khơng có phương
án tổng hợp (bằng hai hoặc ba phương án còn lại), các phương án
phải tương đương về độ dài, ngắn, và đều phải có tác dụng gây
nhiễu. Cách trình bày câu hỏi, hoặc lời dẫn phải đúng quy cách.
Cùng một khóa sinh viên phải được thi một đề giống nhau, nhưng
khác nhau về vị trí các câu hỏi và các phương án trả lời (do máy
tính quy định. Sinh viên phải làm bài trực tiếp trên máy). Ngân hàng
đề thi này cần có sự bổ sung, chỉnh sửa thường xun.

Việc kiểm tra, đánh giá khơng chỉ dành cho người học, mà
còn dành cho người cả người dạy, tức là đánh giá tồn bộ q trình
dạy và học. Thơng qua bài làm của sinh viên, giảng viên có thể rút
được kinh nghiệm về cách dạy.
Đối với sinh viên học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác –
Lênin. Học mơn học này đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tư duy
tốt, phải có kiến thức phổ thơng vững vàng và một lượng thời gian
thỏa đáng để học tập và nghiên cứu thì mới tiếp thu được. Sở dĩ như
vậy là vì chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm và học
thuyết khoa học khá trừu tượng, nó khơng chỉ vạch ra hệ thống quy
luật chung nhất của thế giới mà nó phản ánh, mà nó còn thể hiện ở
chức năng thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong mọi
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Những
nội dung, thuật ngữ, khái niệm,... của chủ nghĩa Mác - Lênin ngay
cả các giáo sư, nhà khoa học nghiên cứu lâu năm cũng khơng dễ
dàng hiểu hết được. Chưa kể học thuyết này ra đời đã được hơn 100
năm, có những quan điểm, tư liệu, ngơn từ, nhận định đã khơng còn
phù hợp với hiện nay. Do vậy, đối với những sinh viên – những
người mới bắt đầu học và nghiên cứu lý luận Mác - Lênin thì càng
gặp nhiều khó khăn hơn. Cho nên, việc nghiên cứu và học tập chủ
nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi phải chịu khó, kiên trì, mất nhiều thời

382

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


gian và thậm chí phải khổ luyện người học mới mong tiếp thu được

một phần nhỏ tri thức khoa học trong các quan điểm và học thuyết
ấy.
Như vậy, để đổi mới một cách tồn diện hệ thống mơn học này
cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đòi hỏi sự chung tay của
nhiều cơ quan, ban ngành hữu quan và cả hệ thống chính trị. Đổi
mới việc giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin phải xuất phát
từ việc lấy chất lượng, hiệu quả, phải đảm bảo tính cơ bản, tính hệ
thống từ những ngun lý của chủ nghĩa Mác - Lênin phải phù hợp
thực tiễn Việt Nam, chứ khơng phải chỉ là sự lắp ghép một cách cơ
học như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương, Kết luận của Ban bí thư về việc tiếp tục đổi
mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, số
94 – KL/TW, Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2014.
2. Ban chấp hành trung ương - Ban tun giáo, Hướng dẫn thực hiện kết
luận 94 – KL /TW, ngày 28-3-2014 của Ban bí thư “về tiếp tục đổi mới
học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, số 127
HD/BTGTW, Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2014.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương 2, khố VIII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 24.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương khố X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.3536.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2006, tr. 207.
6. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12,
tr. 354.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

383




×