Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN HÀ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN HÀ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật

Mã ngành : 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:GS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Văn Hà


MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
6
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trợ giúp pháp lý và
pháp luậtvề trợ giúp pháp lý
1.1. Khái niệm về trợ giúp pháp lý và pháp luật về trợ giúp pháp lý
6
1.2. Sự cần thiết, mục đích, yêu cầucủa việc hoàn thiện pháp luật trợ 16
giúp pháp lý ở Việt nam hiện nay

1.3. Pháp luật vềtrợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới
19
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 24
hiện nay
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý
24
2.1.1. Về người thực hiện trợ giúp pháp lý
24
2.1.2. Về người được trợ giúp pháp lý
26
2.1.3. Về lĩnh vực trợ giúp pháp lý
33
2.1.4. Về hình thức trợ giúp pháp lý
34
2.1.5. Về kinh phí trợ giúp pháp lý
39
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý
46
2.2.1. Về người thực hiện trợ giúp pháp lý
46
2.2.2. Về người được trợ giúp pháp lý
58
2.2.3. Về lĩnh vực trợ giúp pháp lý
63
2.2.4. Về hình thức trợ giúp pháp lý
66
2.2.5. Về kinh phí trợ giúp pháp lý
69
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả của pháp luật về trợ giúp pháp lý
72

2.3.1. Kết quả đạt được
72
2.3.2. Những hạn chế, bất cấp
74
2.3.3. Nguyên nhân
87
2.4. Một số ưu điểm và hạn chế của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
89
2.4.1. Ưu điểm
89
2.4.2. Hạn chế
90
93
Chƣơng 3:Quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật vềtrợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý
93
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý
95
KẾT LUẬN
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp

luật


vềtrợ

giúp

pháp

lýsaugần

20nămhìnhthànhvàpháttriểnđãđạtđượcnhững kếtquảquantrọng, đặc biệt từ
năm 2006, sau khi chúng ta ban hành Luật Trợ giúp pháp lý thì pháp luật về
trợ giúp pháp lý đã được ban hành, kiện toàn, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với tình hình mới, qua đó thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người
nghèo, đối tượng chính sách, người khuyết tật và những đối tượng yếu thế
khác trong xã hội khi họ không có điều kiện kinh tế để tiếp cận các dịch vụ
pháp lý phải trả tiền nhưng họ vẫn có điều kiện được tiếp cận khi có sự hỗ
trợ của nhà nước thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí.
Bêncạnhnhữngkếtquảđãđạtđược,từthựctiễnhoạtđộngvề trợ giúp pháp
lý,

pháp

luật

về

trợ

giúp


đãbộclộnhữngkhókhăn,hạnchế,yếukémlàmảnhhưởngđến

pháp
hiệuquảcủa


hoạt

độngtrợ giúp pháp lý.Vì vậy, việcnghiên cứumột cáchđầyđủkhách quan, toàn
diện cácvấn đề liên quan đếnpháp luật vềtrợ giúp pháp lýnhư:khái niệm trợ
giúp pháp lý, đối tượng người được trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp
pháp lý, những người tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý, mô hình
cơ cấu tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý, chủ thể tham gia hoạt động
trợ giúp pháp lý, kinh phí chi trả cho hoạt động trợ giúp pháp lý…sẽ là
cơ sở để tạo đà cho sự phát triển và hoàn thiện các quy định liên quan đến
hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó cụ thể là pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp
pháp lý ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn, nhằm
nâng cao vị trí vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý, thể hiện quan điểm của
Đảng và Nhà nước trong chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho
những đối tượng yếu thế trong xã hội có điều kiện được tiếp cận và sử dụng

1


các dịch vụ pháp lý miễn phí, góp phần vào sự bình đẳng giữa các đối tượng,
các chủ thể trong các quan hệ pháp luật và tiếp cận công lý.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đếnnay,đãcómộtsốđềtàinghiêncứutiếnsĩ,thạcsĩ,đềtàicấpBộvà
cácbàibáo,tạpchí,chuyênđềnghiêncứulàm sángtỏcácvấnđềlýluậnvà thực tiễn

liên quan đến lĩnhvựctrợ giúp pháp lý, cụ thểnhư sau:
-

LuậnántiếnsĩLuậthọc"ĐiềuchỉnhphápluậtvềtrợgiúppháplýởViệt

Namtrongđiềukiệnđổimới"của Tạ Thị Minh Lý
-

Luậnvăn

thạcsĩ

Luật

học:

"HoànthiệnphápluậtvềngườithựchiệntrợgiúppháplýởViệtNam"củaVũHồngTu
yến
-

LuậnvănthạcsĩLuật

học

"Bảođảmquyềnđượctrợgiúppháplý"củaPhan ThịThu Hà
-

LuậnvănthạcsĩLuậthọc"Pháttriểntrợgiúppháplýởcơsở"của

ĐặngThịLoan

-

LuậnvănthạcsĩLuậthọc"ChấtlượnghoạtđộngtrợgiúppháplýởViệt

Nam"củaPhạmQuangĐại
-

Luận văn thạc sĩ Luật học ” Hoạt động trợ giúp pháp lý của

Luật sư ở Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Việt Hà
-

Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho

người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác” của Hoàng Thị Liên
-

Đề tài “Luận cứ khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Trợ

giúp pháp lý” (Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Đề tài khoa học cấp Bộ,
bảo vệ ngày 07/01/2016)
Cáccôngtrìnhtrênđãnghiêncứucácmặt,khíacạnhkhácnhaucủahoạt động
trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, đếnnayvấn đề về hoàn thiện pháp luật về trợ giúp
pháp





Việt


Nam

hiện

nayvẫnchưacócôngtrìnhnàonghiêncứuchuyênsâu,toàndiện vàtổngthểvềlýluậnvà
thựctiễn. Đặc biệt, hiện nay Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đang trong
2


quá trình tổng kết, xây dựng dự thảo để sửa đổi một số điều của Luật Trợ giúp
pháp lý năm 2006 nhằm đáp ứng với tình hình mới, phù hợp với chiến lược phát
triển của công tác trợ giúp pháp lý. Vì vậy,vớiđềtài"Hoàn thiện pháp luật về
trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay",tácgiảluậnvănsẽđisâuphântích
làmsángtỏcácvấnđềcóliênquancảvềmặtlýluậnvàthựctiễn,gópphần tìmra giải
pháp, định hướngnâng cao và hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu: Luậnvăntậptrunglàm rõnhữngvấnđềlýluận
cơ bản về trợ giúp pháp lý và pháp luật, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp
lý,trêncơsởđóđánh giáchính xácnhấtnhững vấn đề thực tế hiện nay của pháp
luật vềtrợ giúp pháp lýđểtừđóđưarađịnh hướng sửa đổi bổ sung,hoàn thiện
các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lýtrongthời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lý luận về các quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật vềtrợ giúp pháp lý ở Việt
Nam hiện nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý
ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đềtàichủyếutậptrungnghiêncứuvềhoàn thiện pháp luật về trợ giúp
pháp lý, tập trung vào các vấn đề chính bao gồm:người được trợ giúp
pháp lý, tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp
pháp lý, lĩnh vực trợ giúp pháp lý, kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp
lý. Đây là những vấn đề bức xúc nhất, bất cập nhất và quan trọng nhất
trong việc hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạmvi nghiêncứuđượcgiớihạnởcơsởlýluậnvàthựctiễn, thực trạng và
3


phương hướng đểhoàn thiện pháp luật vềtrợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về nhà nước và pháp luật nói chung, về trợ giúp pháp lý nói riêng.Cácvăn
kiệncủaĐảng,Hiếnpháp,Luậttrợ giúp pháp lývàcácvănbảnhướng dẫnthi hành.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trongquátrìnhnghiêncứu,luậnvănsửdụngphươngphápluậncủa
triếthọcMác-Lêninlàphépduyvậtbiệnchứngvàduyvậtlịchsử,đồng
thờisửdụngcácphươngpháphệthống,phântích,tổnghợp,sosánh,thống
kê.Đồngthời,tácgiảcònsửdụngphươngphápkhaithácvàsửdụngcáctư

liệuthực

tiễn, kết quả khảo sát để hoànchỉnhluận văn.
6. Đóng góp mới của Luận văn
Luậnvănsẽnghiêncứumộtcáchtoàndiện,cóhệthốngđể hoàn thiện pháp

luật

vềtrợ

giúp

pháp





Việt

Nam

hiện

nay.Trêncơsởđóđưaramộtsốgiảipháp, khuyếnnghịđể chúng ta có thể xây dựng
và ban hành Luật trợ giúp pháp lý sửa đổi bổ sung phù hợp và đáp ứng với
đòi hỏi của thực tiễn Việt Namtrongthời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Kếtquảnghiêncứucủaluậnvăncóýnghĩathiếtthựccảvềphương

diện



luậncũngnhưthựctiễn về vấnđề hoàn thiện pháp luật trợ giúp pháp lýở Việt
Namhiệnnay.Luậnvănđãnghiêncứutoàndiện,cóhệthốngvềcơsởlý

luận,pháplýđể hoàn thiện pháp luật vềtrợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện
nay; đánhgiáđúngnhữngkếtquả đãđạt đượccủaluật sưtronghoạt độngtrợ giúp
pháp lý.
-Kếtquảnghiêncứucủaluậnvăncóthểđượcdùnglàmtàiliệutham
khảochoviệcxâydựngchínhsáchliênquanđếnviệc hoàn thiện pháp luật vềtrợ
4


giúp pháp lý, đặc biệt là sửa đổi bổ sung một số quy địnhcủaLuật trợ giúp
pháptrongthờigiantới.Đồngthời,luậnvăncóthểđượcsửdụnglàmtàiliệu
thamkhảo trongcôngtác đào tạo và nghiên cứu.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trợ giúp pháp lý và pháp
luật về trợ giúp pháp lý
Chương 2: Thực trạng pháp luật về Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện
nay
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ
5


PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý

Căn cứ Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2006, trợ giúp pháp lý được khái
quát và định nghĩa như sau: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý
miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp
người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình, nâng
caohiểu biếtpháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào
việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội,
phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật[1, Điều 3]
Theo Từ điển Tiếng Việt Thông Dụng của Nhóm Việt Ngữ, chủ biên
Phạm Lê Liên, Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2015, “trợ giúp” là giúp đỡ[2,
tr.988], “pháp lý” là nguyên lý về pháp luật[2, tr.786]. Thuật ngữ “trợ giúp
pháp lý” được sử dụng phổ biến trên thế giới từ giữa thế kỷ XIX và xuất phát
từ tiếng Anh là: legal aid. Theo Từ điển Anh – Việt của tác giả Lê Khả Kế,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1997 thì “legal aid” được dịch là “trợ cấp
pháp lý”[3]. Ngoài ra trong một số tài liệu khác dịch “legal aid” là “hỗ trợ
pháp luật”, “hỗ trợ pháp lý” hoặc “hỗ trợ tư pháp”...Như vậy, có rất nhiều
cách dịch khác nhau về mặt thuật ngữ này.
Tại Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về trợ giúp pháp lý
của Bộ Tư pháp năm 2016 đã thể hiện, theo Nguyên tắc và Hướng dẫn của
Liên hợp quốc về việc tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình
sự được thông qua tại Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 67/187
thì trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn pháp luật, giúp đỡ và đại diện cho
ngườibị giam giữ, người bị bắt hoặc bị phạt tù; người bị tình nghi hoặc bị
buộc tội hoặc phạm tội hình sự; nạn nhân, nhân chứng trong quá trình tư pháp

6


hình sự miễn phí cho những người có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc khi lợi
ích công lý đòi hỏi.
Dự thảo Luật mẫu về trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự

do Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp quốc (UNODC)
chủ trì soạn thảo (sau đây gọi tắt Dự thảo Luật mẫu) quy định như sau:
“TGPLlà việc thực hiện tư vấn pháp luật, hỗ trợ và đại diện pháp lý do Nhà
nước trả tiền theo những điều kiện và trình tự, thủ tục quy định trong Luật
này cho người bị giam giữ, bị bắt hoặc bị kết án tù; người bị tình nghi, người
bị buộc tội hoặc vi phạm luật hình sự; nạn nhân và nhân chứng trong quá
trình tư pháp hình sự...”(khoản 7 Điều 4)[4, tr.1].
Một số nước đề cập đến chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý và các hình
thức trợ giúp pháp lý trong khái niệm trợ giúp pháp lý. Ví dụ, Điều 2 Luật trợ
giúp pháp lý Hàn Quốc năm 2011 quy định: “Trợ giúp pháp lý trong Luật
này là việc luật sư hoặc luật sư nghĩa vụ theo quy định tại Luật Luật sư nghĩa
vụ hỗ trợ tư vấn pháp luật, đại diện trong các vụ kiện hoặc các vấn đề pháp
lý khác để đạt được mục đích nêu tại Điều 1” [4, tr.1]tức là nhằm bảo vệ các
quyền cơ bản của con người cho những người gặp khó khăn về kinh tế hoặc
những người không được pháp luật bảo vệ một cách đầy đủ.
Pháp luật một số nước thì đề cập đến tính chất miễn phí hoặc giảm phí
của hoạt động trợ giúp pháp lý. Ví dụ, Điều 1 Luật trợ giúp pháp lýcủa
Indonesia năm 2011 quy định: Trợ giúp pháp lý là dịch vụ pháp lý được cung
cấp bởi người thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp
pháp lý. Luật trợ giúp pháp lý Phần Lan năm 2002 quy định: Trợ giúp pháp
lý bao gồm quy định về việc tư vấn pháp luật, các biện pháp cần thiết, đại
diện trước Toà án và các cơ quan có thẩm quyền khác và việc miễn trừ
những chi phí nhất định khi giải quyết vụ việc theo quy định của Luật này.
Điều 1 Luật trợ giúp pháp lý năm 2001 của Slovenia quy định: Theo Luật
này, trợ giúp pháp lý có nghĩa là quyền của người được trợ giúp pháp lýđược
nhận một phần hoặc toàn bộ chi phí chi trả cho việc giúp đỡ pháp luật và
7


quyền được miễn trả chi phí tố tụng tư pháp. Điều 5 Luật trợ giúp pháp lý

năm 1997 của bang Queensland (Úc) quy định: Trợ giúp pháp lý là việc cung
cấp dịch vụ pháp lý, bao gồm tư vấn pháp luật miễn phí hoặc trả phí thấp
hơn chi phí của dịch vụ.
Khái niệm trợ giúp pháp lý một số nước có đề cập đến đối tượng trợ
giúp pháp lý. Ví dụ, điểm e phần 1 chương I Luật trợ giúp pháp lý Hà Lan
năm 1993 quy định: Trợ giúp pháp lý là hỗ trợ về pháp luật cho đối tượng
đang mong muốn công lý đối với các vấn đề pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến
cá nhân họ như được quy định trong Luật trợ giúp pháp lý và các quy định
khác dựa trên Luật trợ giúp pháp lý. Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý Moldova
năm 2007 quy định: Trợ giúp pháp lý của Nhà nước là việc cung cấp dịch vụ
pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý từ nguồn kinh phí trợ giúp
pháp lýcho người không có đủ tiền để trả và người đáp ứng các điều kiện quy
định tại Luật này. Tương tự như vậy, Luật trợ giúp pháp lý Phần Lan năm
2002 quy định trợ giúp pháp lý được cung cấp cho người đang có vướng mắc
pháp luật mà không có khả năng chi trả. Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý
từ ngân sách nhà nước4, tr.2.
Có thể thấy một số điểm nổi bật trong khái niệm trợ giúp pháp lý của
các nước trên thế giới, đó là:
Thứ nhất, về bản chất trợ giúp pháp lý là cung cấp các dịch vụ pháp lý.
Thứ hai, do Nhà nước trả tiền và bảo đảm.
Thứ ba, người được trợ giúp pháp lý được miễn phí hoặc giảm phí.
Thứ tư, việc thực hiện phải tuân theo các quy định của Luật trợ giúp
pháp lý.
Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng tổ chức và hoạt
động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới đã có lịch sử trợ giúp pháp lý
từ hàng trăm năm nay và thực tiến hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam
trong thời gian qua, quan niệm về trợ giúp pháp lý thể hiện những đặc trưng
cơ bản của nó, đó là sự giúp đỡ pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội cho
8



người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng khác theo quy
định của pháp luật để tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, nhằm đảm bảo cho
mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.
Tuy nhiên, khái niệm trợ giúp pháp lývẫn chưa bao quát và chưa mang
tính trực diện để phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý. Khái niệm này dẫn đến
việc triển khai một số hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở hướng nhiều đến
mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong khi đó, hiện nay, Luật Phổ biến,
giáo dục pháp luật đã được ban hành, việc quy định nội dung phổ biến, giáo
dục pháp luật trong khái niệm trợ giúp pháp lý không còn phù hợp với tình
hình thực tế, đồng thời không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm trợ giúp
pháp lý. Bên cạnh đó, khái niệm trợ giúp pháp lý tại Điều 3 chưa thể hiện
được vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ thể bảo đảm quyền được trợ
giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh
khó khăn khi có vướng mắc pháp luật. Trong khi đó, ngoài những chủ thể
được quy định trong Luật trợ giúp pháp lý thì còn có một số tổ chức, cá nhân
khác cũng đang sử dụng nguồn kinh phí của mình hoặc được các dự án, kinh
phí khác hỗ trợ để thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối
tượng khác nhau trong xã hội như các tổ chức sự nghiệp của Hội Luật gia,
Liên đoàn Luật sư, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Bảo trợ tư pháp cho
người nghèo Việt Nam…Chính vì vậy, khái niệm trợ giúp pháp lý nói riêng
và pháp luật về trợ giúp pháp lý nói chung cần phải được nghiên cứu, tiếp cận
và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế.
1.1.2. Pháp luật trợ giúp pháp lý
- Khái niệm pháp luật trợ giúp pháp lý:
Từ khái niệm chung về pháp luật, có thể nêu khái niệm pháp luật về trợ
giúp pháp lý như sau:
Pháp luật về trợ giúp pháp lý là tổng thể các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt

9


động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người có công với cách mạng và
những đối tượng khác theo quy định của pháp luật [56].
- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật trợ giúp pháp lý
Pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định về nguyên tắc hoạt động trợ
giúp pháp lý, chính sách trợ giúp pháp lý, quỹ trợ giúp pháp lý; người được
trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp
pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý, quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý,
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.Pháp luật về trợ
giúp pháp lý áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế đó.
Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp
dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của
luật này. Luật quy định người được trợ giúp pháp lý là người nghèo, người có
công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi
nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn. Trước đó, theo Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997
của Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp
để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý miễn
phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách[5] thì người được trợ giúp
pháp lý là người nghèo và các đối thượng chính sách. Như vậy, các quy định
của pháp luật về trợ giúp pháp lý cũng đã có sự thay đổi theo thời gian cũng
như thay đổi khi điều kiện kinh tế xã hội có sự thay đổi.
Bên cạnh đó, mặc dù không phải là những văn bản pháp luật quy định
cụ thể về lĩnh vực trợ giúp pháp lý nhưng các văn bản này lại có những quy
định có liên quan trực tiếp đến những đối tượng mà luật điều chỉnh và qua đó

có dẫn chiếu đến quyền lợi được trợ giúp pháp lý như Luật phòng chống mua
bán người, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật phòng chống ma
10


túy…Theo quy định của các văn bản pháp luật này, các đối tượng là nạn nhân
của bạo lực gia đình, nạn nhân của việc mua bán người, những người đang bị
nhiễm HIV…thì ngoài các quyền lợi được Nhà nước bảo hộ quyền công dân,
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác thì họ còn có quyền được trợ
giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là những tổ chức được nhà nước
giao cho nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý. Luật Trợ giúp pháp lý năm
2006 quy định các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, bao gồm:Tổ chức
hành nghề luật sư; Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
được thành lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, tức là mỗi Ủy ban Nhân dân
tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ quyết định thành lập Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước của tỉnh, thành phố đó, Trung tâm này là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, được
đảm bảo bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tổ chức hành nghề luật sư là tổ
chức thành lập theo Luật Luật sư, có thể do một hoặc nhiều luật sư thành lập,
kinh phí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư là do tự các luật sư phải chi
trả. Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp là tổ chức do Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp thành lập như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ
Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên đoàn
Luật sư Việt Nam...Tổ chức tư vấn pháp luật này khi được thành lập thì nhà
nước không đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động mà nguồn kinh phí hoạt động
do các tổ chức tư vấn pháp luật tự trang trải.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác
viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật
làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật.

11


1.1.3. Hệ thống các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt
Nam hiện nay
Pháp luật về trợ giúp pháp lý hiện hành gồm có các văn bản quy phạm
pháp luật sau đây:
(1) Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9
ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007;
(2) Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ
3ngày 20/6/2017 và sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2018
(3) Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
(4) Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch mạng lưới Trung tâm Trợ giúp pháp lý
nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008-2010, định hướng đến
năm 2015”;
(5) Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30/6/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam.
(6) Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp
lý.
(7) Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ
giúp pháp lý nhà nước.
(8) Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư

pháp ban hành Quy chế Cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
(9) Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

12


(10) Quyết định số 08/2008/QĐ-BTP ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp
lý Việt Nam.
(11) Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
(12) Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT/BTP–BCA – BQP – BTC –
VKSNDTC – TANDTC ngày 28/12/2007 của liên ngành hướng dẫn áp dụng
một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
(13) Thông tư liên tịch số 81/2008/TTLT/BTC-BTP ngày 25/9/2008 của Liên
Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước;
(14) Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BTP-BNV ngày 07/11/2008 của
Liên Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung
tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
(15) Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn về nghiệp vụ và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý;
(16) Thông tư số 07/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Chương trình giảm
nghèo;
(17) Thông tư liên tịch số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP ngày 06/6/2011 của Bộ
Tư pháp và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong
việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính;

(18) Thông tư liên tịch số 23/2011/TTLT-BTP-BNV ngày 08/12/2011 của Bộ
Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chuyển ngạch và xếp lươngđối
với viên chức trợ giúp pháp lý;
(19) Thông tư số 02/2011/TTLT-BTP ngày 13/01/2011 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn một số nội dung thống kê trợ giúp pháp lý;

13


(20) Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31/3/2011 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp
lý;
(21) Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp sửa đổi,
bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TTBTP ngày 23 tháng 9 năm 2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng
8 năm 2008 và Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09 tháng 02 năm 2010 của
Bộ Tư pháp;
(22) Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà
nước;
(23) Quyết định số 678/2011/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
(24) Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của
Bộ Tư pháp và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với
người dân tộc thiểu số;
(25) Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ
giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;
(26) Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm

2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Trợ giúp pháp lý;
(27) Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTCTANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ
Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt
động tố tụng;
14


(28) Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 17/02/2014 của Bộ
Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày
24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 –
2020;
(29) Thông tư liên tịch số08/2016/TTLT-BTP-BNV ngày 23/6/2016 của Bộ
Tư pháp và Bộ Nội vụquy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức Trợ viên giúp pháp lý;
(30) Thông tư số 05/2017/TT-BTP ngày 20/4/2017 của Bộ Tư pháp về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20
tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian
thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn thi
hành Luật Trợ giúp pháp lý hoặc có liên quan đến hoạt động Trợ giúp pháp
lý.
Các văn bản pháp luật này đã định hình và phát triển các khuôn khổ
pháp lý cần thiết để cụ thể hóa các quy định, các vấn đề liên quan đến pháp
luật về trợ giúp pháp lý như: khái niệm trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp
pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý,
hệ thống cơ cấu tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí, các lĩnh vực được trợ giúp

pháp lý, kinh phí trợ giúp pháp lý …
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia hoặc ký
kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia trên thế giới, điều này
để thể hiện các cam kết và trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng quốc
tế, đồng thời mở ra những điều kiện thuận lợi nhất cho công dân Việt Nam
được hưởng trợ giúp pháp lý ở nước ngoài cũng như cho công dân nước
ngoài được hưởng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam khi phát sinh các vấn đề pháp
lý có liên quan.
15


1.2. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUCỦA VIỆC HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
1.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trợ giúp pháp lý
Thứ nhất, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, có mặt tích cực là thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển
nhưng có mặt tiêu cực khác là làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư, các vùng, các khu vực, các nhóm xã hội. Khoảng cách giàu
nghèo về kinh tế tất yếu dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận với các
điều kiện về giáo dục, y tế, văn hoá… và đặc biệt là tiếp cận với các dịch vụ
pháp lý. Người nghèo, người có công với cách mạng, các đối tượng chính
sách khác thường không có điều kiện về kinh tế để tiếp cận với các loại dịch
vụ pháp lý có thu phí, nên trong nhiều trường hợp không được tư vấn pháp
luật hoặc không mời được luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
khi bị xâm hại.
Thứ hai,trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta đang trong quá
trình phát triển và hoàn thiện, số lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều, lại
thường xuyên được bổ sung, sửa đổi thì việc người dân tiếp cận với pháp luật
để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, để xử sự theo đúng pháp luật trong

các quan hệ của đời sống xã hội không phải dễ dàng. Do vậy, hoàn thiện pháp
luật trợ giúp pháp lý sẽ ngày càng tạo cơ hội và những điều kiện cần thiết để
người nghèo, người có công với cách mạng và những người được trợ giúp
pháp lý khác có điều kiện hoàn cảnh tương tự như người khác trong tiếp cận
với các dịch vụ pháp lý, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp
luật, thực hiện công tác đền ơn, đáp nghĩa và góp phần thực hiện công bằng
xã hội.
Thứ ba,công tác trợ giúp pháp lý còn là điều kiện nhằm để bảo vệ nhân
quyền, bảo đảm công lý, là một trong những mục tiêu của phong trào giảm
nghèo toàn cầu và phù hợp với xu thế phát triển, tiến bộ của thế giới.Qua thời
16


gian trên 10 năm thực hiện trợ giúp pháp lý, kể từ khi Luật Trợ giúp pháp lý
được Quốc hội Khóa X, thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 tại kỳ họp thứ
10, các hoạt động trợ giúp pháp lý đã và đang thực hiện đúng định hướng,
chủ trương của Đảng. Trên toàn quốc, trợ giúp pháp lý đã góp phần thiết thực
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trên hàng triệu lượt người có
vướng mắc pháp luật, qua đó giúp họ nhận thức được các quyền và nghĩa vụ
công dân, tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, không tốn kém thời
gian, công sức vào khiếu kiện không cần thiết, tập trung lao động sản xuất,
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tự tin trong việc bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của bản thân, gia đình và xã hội, tạo sự lành mạnh về mặt pháp
lý trong các quan hệ xã hội của điều kiện nền kinh tế thị trường, thúc đẩy cải
cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Trợ giúp pháp lý đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được
trong đời sống pháp luật, trở thành cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, góp
phần khắc phục những bất cập.
Thứ tư, công tác trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước, Nhà
nước đứng vai trò là chủ đạo, là trung tâm nhưng Nhà nước không thể tự

mình ôm tất cả mà cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng xã hội. Nhà
nước đang đứng với vai trò vừa là người tổ chức, quản lý, điều phối nhưng
đồng thời, Nhà nước lại đứng với vai trò là người thực hiện, trong khi các
nguồn lực của xã hội chưa tham gia hoặc có tham gia nhưng chỉ với vai trò là
thứ yếu, chưa phải là trách nhiệm, là nhiệm vụ cụ thể nên việc huy động cộng
đồng xã hội tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý còn rất khiêm tốn, hạn
chế.
1.2.2. Mục đích, yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật trợ giúp
pháp lý
Thứ nhất, đảm bảo các quy định về chính sách an sinh xã hội thông
qua việc thể chế hóa các quy định của Nhà nước về quyền con người, chính
sách giảm nghèo, chính sách dân tộc. Đảm bảo quyền con người, quyền công
17


dân, quyền được bào chữa của công dân, đặc biệt là người được trợ giúp pháp
lý thông qua việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Thứ hai, pháp luật về trợ giúp pháp lý phải được xây dựng trên cơ sở
đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý
bằng cách quy định chặt chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề của trợ giúp
viên nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ trợ giúp viên, từng bước nâng
cao chất lượng của hoạt động trợ giúp pháp lý. Ngoài ra cần quy định ưu đãi
và chính sách phù hợp đối với các tổ chức xã hội, đặc biệt là các luật sư, các
tổ chức hành nghề luật sư để nhằm huy động các nguồn lực tham gia trợ giúp
pháp lý.
Thứ ba, để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, thực hiện chủ
trương tinh gọn bộ máy, cần có quy định tái thiết kế các tổ chức trợ giúp pháp
lý theo hướng tinh giản số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm giảm
bội chi ngân sách nhà nước.
Thứ tư, pháp luật về trợ giúp pháp lý với mục đích hướng đến là những

người được trợ giúp pháp lý phải là những chủ thể được hưởng lợi ích nhiều
nhất của hoạt động trợ giúp pháp lý nên cần phải quy định cụ thể, rõ ràng
người được trợ giúp pháp lý, hình thức và phạm vi trợ giúp pháp lý phải cụ
thể, tránh tình trạng dàn trải, đặc biệt là phải xác định dịch vụ trợ giúp pháp
lý nào là trọng tâm, trọng điểm để phân biệt với các hoạt động pháp lý khác
có liên quan.
1.2.3. Các nguyên tắc, tiêu chí hoàn thiện pháp luật trợ giúp pháp

Để hoàn thiện pháp luật trợ giúp pháp lý, chúng ta cần phải dựa trên
những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể sau đây:
Thứ nhất, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đền ơn đáp
nghĩa đối với người có công với cách mạng, chính sách dân tộc, chính sách
xóa đói giảm nghèo.

18


Thứ hai, thực hiện các cam kết của Nhà nước ta khi tham gia vào Công
ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị năm 1966, Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ
năm 1979.
Thứ ba, đảm bảo sự phù hợp, tương thích, đồng bộ và thống nhất với
hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật
phòng chống mua bán người, Luật Người khuyết tật, Luật trẻ em, Luật phòng
chống bạo lực gia đình...
Thứ tư, thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý,
huy động và mở rộng các nguồn lực xã hội, đặt lợi ích của người được trợ
giúp pháp lý làm trung tâm, thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy,
nhân sự, hạn chế nguồn chi ngân sách cho hoạt động hành chính.
Thứ năm, phải xuất phát từ lợi ích của người dân, lấy lợi ích của người

được trợ giúp pháp lý làm trung tâm để thiết kế các chính sách, thành lập hệ
thống trợ giúp pháp lý, xây dựng các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Thứ sáu, phải bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách
hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế về trợ giúp pháp lý, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống
pháp luật về trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để hoạt động trợ giúp pháp lý
ngày càng chuyên nghiệp, phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu trợ giúp
pháp lý của các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.
1.3. PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới, trợ giúp pháp lý là một hoạt động pháp lý mang tính
nhân đạo, bênh vực những người yếu thế trong xã hội khi có vướng mắc về
pháp luật được khởi nguồn từ thành cổ A-then vào khoảng thế kỷ thứ V
Tr.CN. Đến năm 224 Tr.CN, La Mã ban hành đạo luật cấm những người biện
hộ nhận tiền công. Ở nước Anh, trợ giúp pháp lý hình thành sớm và đã có
một lịch sử hơn 500 năm, từ thế kỷ XV, pháp luật Anh Quốc đã quy định:
19


“cần dành cho người nghèo khổ sự gúp đỡ để họ được hưởng quyền lợi mà
pháp luật ban cho”. Năm 1495, vua Henry VII trong một nghị án đã có quy
định cụ thể hơn về vấn đề này: “chính nghĩa” cần được dành chung cho người
nghèo để thực hiện quyền tự do họ được hưởng – điều đó là tự nhiên không
gì thay thế được [6, tr.11].
Tại Na Uy, từ thế kỷ XVII đã xuất hiện loại hình trợ giúp tranh tụng
miễn phí. Trong thời gian này, nhà vua đã ban hành sắc lệnh cho phép người
nghèo nộp đơn xin luật sư trợ giúp miễn phí tại Tòa án để tránh sự bất công
đối với người nghèo và sự bất bình của công chúng. Những luật sư được nhà
vua chỉ định thực hiện những vụ việc trợ giúp pháp lý này sẽ được nhận một
khoản thù lao theo mức quy định [6, tr.12].

Tại Mỹ, ngay từ nửa cuối thế kỷ XIX, khi các bang của Mỹ thành lập
Hiệp hội luật sư và các tổ chức tương tự đã quy định rõ quy phạm hành vi
đạo đức của luật sư, trong đó có một nội dung tương đối đấy đủ là “quy tắc
hành vi trợ giúp pháp lý của luật sư”. Sau đó không lâu, để làm nổi bật hơn
nội dung trợ giúp pháp lý, một Hiệp hội luật sư của Mỹ đã chuyển hướng tập
trung sáng lập một hình thức mới để giải quyết vấn đề trợ giúp pháp lý cho
người nghèo. Hình thức này có tổ chức hơn và mang tính quy phạm hơn, coi
đây là một thiên chức của luật sư.
Tại Pháp, một nước tiêu biểu trong số các nước theo hệ thống pháp luật
châu Âu lục địa, sau khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, ở các hiệp
hội luật sư dần dần hình thành một tập quán là trước Tòa án, luật sư biện hộ
cho người nghèo không thu phí. Đến năm 1851, tập quán này trở thành một
chế độ trong các quy định của pháp luật, gọi là “Luật luật sư trợ giúp”. Đối
với vụ án bị xử tội danh nặng thì phải chỉ định luật sư biện hộ cho bị cáo, còn
những vụ án xử tội danh nhẹ, Chánh án cũng có thể chỉ định biện hộ nếu bị
cáo yêu cầu và chứng minh được mình thực sự nghèo khó. Ngoài ra, đối với
ác vụ án tranh chấp liên quan đến tiền dưỡng lão, tội phạm vị thành niên, tai

20


nạn nghề nghiệp, tiền công lao động, thất nghiệp…, pháp luật cũng quy định
đều phải có sự trợ giúp khi tiến hành xét xử.
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, các quốc gia trên thế
giới đã dần đi vào ổn định, kinh tế ngày càng phát triển và khi đó việc xây
dựng các chế độ phúc lợi, chế độ an sinh xã hội, đảm bảo tốt hơn cho quyền
lợi hợp pháp của người dân nên đã thúc đẩy trợ giúp pháp lý phát triển lên
một giai đoạn mới. Lúc này, hệ thống trợ giúp pháp lý đã tương đối đầy đủ,
chính thức được thành lập ở nhiều quốc gia như tại Anh năm 1949, tại Hà
Lan năm 1970, tại Thụy Sỹ năm 1972, tại Đức năm 1981, tại Hàn Quốc năm

1972, tại Trung Quốc năm 1996…Trong khu vực Đông Nam Á, trợ giúp
pháp lý đã xuất hiện ở một số quốc gia như Singapore, Indonesia, Thái
Lan…Bên cạnh đó, hoạt động về trợ giúp pháp lý đã được đề cập và quy định
trong nhiều Công ước quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp
quốc năm 1948, Công ước châu Âu về quyền chính trị và dân sự năm 1976,
Công ước châu Âu về nhân quyền năm 1953…[6, tr.13].
Hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý cũng đa dạng, phong phú như đại
diện, bào chữa, tư vấn pháp luật, gặp trực tiếp, qua thư, điện thoại…Đối
tượng trợ giúp pháp lý không chỉ giới hạn ở người nghèo mà được mở rộng
ra những đối tượng khác như trẻ em, phụ nữ là nạn nhân của nạn buôn bán
phụ nữ và bạo lực gia đình, người già cô đơn, người tị nạn, người dân tộc
thiểu số, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị truy tố theo mức hình phạt
chung thân hoặc tử hình, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần…
Lĩnh vực trợ giúp pháp lýlà một trong những chế định quan trọng trong
hoạt động trợ giúp pháp lý các nước. Về cơ bản, hầu hết các nước đều thực
hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực dân sự và hình sự; ví dụ Ấn Độ, Đài
Loan, Hàn Quốc, Hà Lan, Lít va, Malaysia, Nam Phi, Ailen, Nhật Bản,
Phillipine, bang Victoria (Úc), Singapore, Anh... Ngoài ra, một số nước quy
định trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hành chính như Hàn Quốc, Hà Lan, Đài
Loan, Phillipine, Moldova. Một số nước quy định thêm trợ giúp pháp lý trong
21


×