Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua trường hợp tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.18 KB, 29 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG PHƯƠNG NGAPHÙNG

PHpppppPHUNGUNpPHƯƠNG NGA

NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN VĂN
HÓA QUA TRƯỜNG HỢP TIỂU THUYẾT
NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 62.22.01.20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
PGS.

HÀ NỘI, 2018


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Bá ĐĩnhPGS.TS.
TRỊNH BÁ ĐĨNH

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Quang Long
Phản biện 2: PGS.TS. Lý Hoài Thu
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Toàn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp


Học viện tại: Học viện khoa học xã hội

Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa con người tới mục
đích thông qua hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Lựa chọn
phương pháp đúng thời điểm, đúng đối tượng là chìa khóa quan trọng mở ra
những chân trời tri thức. Vì thế, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là
phương pháp không mới, nhưng cần được nhìn nhận hệ thống và toàn diện
hơn. Theo đó, nghiên cứu văn học không chỉ nghiên cứu giá trị thẩm mỹ,
tính văn học mà con nghiên cứu văn học như một văn bản văn hóa, ghi nhận
vai trò của tác giả, người đọc, xuất bản...
Nguyễn Xuân Khánh và các tác phẩm của ông là hiện tượng đặc biệt
của văn học Việt Nam đương đại. Sự lạ trong dung lượng tiểu thuyết và sự
mới trong cách tiếp cận các chủ đề văn hóa và các hình thức biểu đạt văn
hóa đặt ra sự cần thiết nên “khai mở và định giá” bằng một phương pháp
mới. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là phương pháp phù hợp.
Thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên, đề tài có ý nghĩa đối với việc
giảng dạy, nghiên cứu về lí thuyết văn học và nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh cũng như văn học Việt Nam sau 1980.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
1/ Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về phương pháp nghiên cứu văn
học từ góc nhìn văn hóa, bao gồm: lịch sử quan niệm và thực tiễn vận dụng

phương pháp trên thế giới và ở Việt Nam; quan niệm văn hóa, nghiên cứu
văn học trong tương quan với văn hóa, thiết lập các thao tác nghiên cứu.
2/ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để giải mã sự hấp dẫn
của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, khẳng định hiện tượng văn hóa – nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh, tìm hiểu các chủ đề văn hóa và sự biểu đạt từ góc
nhìn văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lịch sử, nội dung, khả năng vận dụng của phương pháp nghiên cứu
văn học từ phương diện văn hóa.
- Hiện tượng văn hóa Nguyễn Xuân Khánh và sức hấp dẫn trong các
tiểu thuyết của ông nhìn từ văn hóa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
1


Phạm vi nghiên cứu của luận án là các lý thuyết nghiên cứu văn học
của S.Beuve, H.Taine, G.Lanson, M.Bakhtin, Iu.Lotman, J.Kristeva.
Tác phẩm Hồ Quý Ly – Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2007, Mẫu thượng
ngàn – Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2006; Đội gạo lên chùa – Nhà xuất bản
Phụ nữ năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp liên ngành, phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương
pháp văn hóa – lịch sử, phương pháp thi pháp. Các thao tác phân tích, so
sánh, tổng hợp...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
1) Tổng quan các phưowng pháp, cac khuynh hướng nghiên cứu văn
học từ văn hóa và so sánh tính ưu việt của phương pháp nghiên cứu văn học
từ góc nhìn văn hóa
2) Xác lập mối quan hệ văn học - văn hóa, xác lập quan niệm văn học

không chỉ là một bộ phận của văn hóa, mà còn là hiện tượng văn hóa - văn
hóa viết; văn bản văn học là văn bản văn hóa.
3) Xây dựng các thao tác vận dụng của phương pháp nghiên cứu văn
học từ góc nhìn văn hóa.
4) Giải mã hiện tượng tác giả - tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh từ góc
nhìn văn hóa.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Khẳng định ưu thế, vị trí, vai trò của phương pháp nghiên cứu văn
học từ góc nhìn văn hóa.
- Khẳng định ý nghĩa thực tế khi vận dụng phương pháp vào hiện
tượng văn học cụ thể - Nguyễn Xuân Khánh.
7. Kết cấu Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, thư mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa - những vấn đề lý
thuyết.
Chương 3: Chủ thể sáng tạo văn hóa và các chủ đề văn hóa.
Chương 4: Sự biểu đạt nghệ thuật nhìn từ văn hóa.
2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
1.1.1 Tổng quan những những công trình nghiên cứu được dịch thuật
Về thuật ngữ khoa học, hiện có ba thuật ngữ liên quan trực tiếp đến
phương pháp nghiên cứu này, đó là: Culturology (Văn hóa học), Cultural
Studies (Nghiên cứu văn hóa), Cultural Criticism (Phê bình văn hóa).
Về khuynh hướng nghiên cứu, điểm qua hơn 30 công trình đã được

dịch thuật ở Việt Nam, có thể thấy nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
được chia làm 4 hướng: tiếp cận văn học không tách rời văn cảnh văn bản,
tiếp cận văn học từ những ngành khoa học khác, tiếp cận văn học từ thi
pháp học văn hóa, xem văn học như một hiện tượng văn hóa đại chúng.
1.1.2 Tổng quan những nghiên cứu về lí thuyết và thực tiễn vận dụng
phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có hai xu hướng nghiên cứu chính: xu hướng tự nghiệm
và xu hướng giới thiệu lý thuyết từ phương Tây. Hai xu hướng này bao gồm
bốn hình thức nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa, cụ thể
là từ tiểu sử nhà văn. Nhà phê bình tiêu biểu là Trương Tửu với công trình
Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942).
Thứ hai, nghiên cứu văn học trên cơ sở chỉ ra các chủ đề văn hóa, tư
tưởng văn hóa, các giá trị văn hóa trong văn học; dùng giá trị văn hóa để cắt
nghĩa văn học. Tiêu biểu là Trần Trọng Kim, Nhất Hạnh,Trần Nho Thìn.....
Thứ ba, nghiên cứu văn học từ hoàn cảnh xã hội, tiền đề văn hóa.
Tiêu biểu là Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn.
4. Thứ tư, nghiên cứu theo ngữ học văn hóa, thi pháp học văn hóa, ký
hiệu văn hóa. Tiêu biểu là nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Phan Ngọc, La
Khắc Hòa, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử, Trịnh Bá Đĩnh....
Như vậy, nghiên cứu văn học từ văn hóa không phải là sự nỗ lực
"phá cũ xây mới", mà đã được có sự vận động nội tại. Trong tình hình sáng
tác và nghiên cứu mới, việc xác lập lại lý thuyết một cách hệ thống là cần
thiết.
3


1.2 Những nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh
1.2.1 Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - sự dung hợp truyền thống
và hiện đại trong thi pháp thể loại

Các công trình nghiên cứu đều ghi nhận thành công của tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh trên các phương diện: ngôn ngữ, nhân vật, nội dung,
chủ đề, đề tài. Tiêu biểu là các bài viết của Đỗ Hải Ninh, Phạm Xuân
Thạch, Nguyên Ngọc, Thái Phan Vàng Anh, Bùi Việt Thắng, Đoàn Ánh
Dương... Ngoài ra, các tác giả đều đánh giá, sự trở lại hình thức tiểu thuyết
dài truyền thống (ở thời điểm xuất bản) là sự trở về khôn ngoan (bởi hình
thức tiểu thuyết ngắn sau thời gian áp đảo cũng bắt đầu đem đến một vài
"nghi ngại" về khả năng phát triển và sức hấp dẫn). Hơn nữa, với bối cảnh
và những chủ đề rộng lớn, lựa chọn khung khổ và độ dài của tiểu thuyết
truyền thống là phù hợp.
1.2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh – dấn ấn lịch sử và phong
tục
Lịch sử và phong tục là hai trục chính trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh, vì vậy cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Từ
đó Nguyễn Xuân Khánh được đánh giá là nhà văn nhưng đồng thời cũng là
nhà văn hóa khi dựng lại rất thuyết phục các vấn đề của lịch sử, của tín
ngưỡng, của phong tục và các vấn đề khác của văn hóa. Các bài viết tiêu
biểu thuộc về các nhà nghiên cứu: Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Điệp, Phan
Anh Tuấn, Đỗ Hải Ninh, Cao Kim Lan, Trần Thị An, Nguyễn Thị Bình,
Phan Trần Thanh Tú , Hoàng Việt Hằng, Tôn Phương Lan...
Bên cạnh những bài viết ca ngợi, vẫn còn một số bài viết cho rằng
người kể lấn át, nhiều trang viết dài dòng.
Nhìn chung, so sánh một cách cơ học cũng có thể thấy lượng bài viết
tập trung về vấn đề văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh chiếm tỉ
trọng lớn hơn, chứng tỏ sức hấp dẫn và điểm riêng biệt. Đây là tiền đề, là
những gợi dẫn thú vị nhưng cũng là những thách thức để chúng tôi thực
hiện luận án.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
Khoa học về văn học có tiến trình phát triển qua những hệ hình tư

4


duy khoa học, những phương pháp nghiên cứu văn học. Các phương pháp
nghiên cứu văn học đều phổ biến coi đối tượng nghiên cứu của văn học là
một tổ hợp các yếu tố: nhà văn, tác phẩm, người đọc, thể loại, ngôn ngữ,
phong cách, hình tượng. Tuy nhiên ít phương pháp nào, ngay cả những
phương pháp được xem là "cực đoan" nhất khi quy văn học về "tính văn
học" như như Chủ nghĩa hình thức, thì việc nghiên cứu văn học cũng ít hay
nhiều đặt văn học trong mối quan hệ với văn hóa để xem xét về thể loại,
kiểu nhà văn, quá trình sáng tạo...Vì thế, tìm kiếm trong văn học các quy
chế và quy luật của văn hóa (quy luật sáng tạo, quy luật phát triển, "quy luật
giá trị" các tư tư tưởng hệ..), vận dụng phương pháp văn hóa học, coi văn
học như một hiện tượng văn hóa, dù ở mức độ này khác đều là tiếp cận văn
học từ văn hóa. Ở chương lý thuyết này, chúng tôi sẽ cố gắng khu biệt hai
hình thức: nghiên cứu văn học trong tương quan với văn hóa và nghiên cứu
văn học như một hiện tượng văn hóa, từ đó phân tích những ưu thế của
phương pháp nghiên cứu văn học từ văn hóa trong tình hình mới và xây
dựng các thao tác thực hành của phương pháp.
2.1 Nghiên cứu văn học trong tương quan với văn hóa
2.1.1 Khái lược về sự vận động các hệ hình tư duy khoa học văn học
Nghiên cứu văn học như một khoa học đã đi qua nhiều giai đoạn với
ba hệ hình tư duy: tiền hiện đại, hiện đại, hậu hiện đại. Tư duy tiền hiện đại
có trước thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng của triết học tự nhiên. Từ đó hình thành
khoa học văn học tiền hiện đại với quan điểm nghiên cứu tìm hiểu nghĩa
chủ ý của tác giả, ghi nhận vai trò các yếu tố môi trường, địa lý, hiện thực,
tiểu sử của nhà văn. Tư duy hiện đại là thành tựu của triết học ngôn ngữ và
ngôn ngữ học hiện đại. Khi đó văn bản là trung tâm tạo nghĩa, không liên
quan đến tác giả, người đọc. Tư duy hậu hiện đại là kết quả của sự phá vỡ
các hệ thống độc đoán duy nhất của chủ nghĩa hiện đại, văn bản được mở ra

các giới hạn. Tính mở, đối thoại khiến nghiên cứu văn học phủ nhận vai trò
của tác giả, văn bản, ghi nhận vai trò của người đọc.
Từ ba hệ hình tư duy này, lý thuyết nghiên cứu văn học cũng phát
triển thành ba giai đoạn chính: trước thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX và nửa sau
thế kỉ XX. Con đường phát triển của khoa học văn học là đi từ nghiên cứu
chủ thể sáng tác đến văn bản, đến chủ thể tiếp nhận. Tính chất tuyệt đối của
góc nhìn văn học như một hiện tượng thẩm mỹ dần dần được nới rộng sang
5


góc nhìn về một hiện tượng văn hóa, một "văn bản mở". Cấu trúc mở này đòi
hỏi nghiên cứu văn học cũng phải có một góc nhìn mở. Vì vậy, xu hướng
nghiên cứu văn học từ phương diện văn hóa được đặt lại và trở thành một xu
hướng phê bình được quan tâm. Góc nhìn văn hóa sẽ ghi nhận các giá trị tổng
hợp, từ người viết văn hóa - đến văn bản văn hóa - và độc giả văn hóa. Cũng vì
thế nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa có cơ sở nền móng vững chắc từ tư
duy tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại. Phương pháp này vừa tôn trọng các
hệ hình tư duy văn học, vừa đảm bảo tính chất mở của văn học trong xu thế
mới.
2.1.2 Một số khuynh hướng nghiên cứu văn học trong tương quan
với văn hóa
Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một phương pháp mới
nhưng không hoàn toàn khác biệt, có tiền đề từ một số khuynh hướng
nghiên cứu văn học trong tương quan với văn hóa
2.1.2.1 Nghiên cứu văn học trong quan hệ với thời đại và tác giả
Nghiên cứu văn học gắn với nghiên cứu thời đại và nghiên cứu tác giả
là một trong những đặc điểm của tư duy tiền hiện đại. Tiêu biểu là S.Beauve,
H.Taine, G.Lason. Sau này, Freud và Jung (tư duy hiện đại) đã có sự bổ sung
cách tiếp cận này với một số khái niệm mới như vô thức cá nhân, libido, ẩn
ức...

2.1.2.2 Nghiên cứu văn bản văn hóa
Do ảnh hưởng lý thuyết ngôn ngữ của F.Sausure, khoa học văn học
của thế kỷ XX xem văn bản là trung tâm tạo nghĩa, gạt bỏ vai trò của người
sáng tác và người tiếp nhận.
Tuy nhiên, thế kỷ XX cũng chứng kiến rất nhiều các hình thức nghiên
cứu văn học trong quan hệ với văn hóa. Đã có chiều hướng phân tích văn
bản văn học không chỉ là một văn bản ngôn ngữ mà còn là một văn bản văn
hóa. Đại diện tiêu biểu là I.A.Richards (trường phái Ngữ nghĩa học) và
C.Lesvi - Strauss (đại diện tiêu biểu của Chủ nghĩa cấu trúc). Họ yêu cầu
phân tích ngôn ngữ cũng phải dựa trên ngữ cảnh, ngoài tư duy bằng ngôn
ngữ còn tư duy bằng thần thoại. Đặc biệt, F.Saussure, M.Bakhtin và
Iu.Lotman với quan niệm về văn hóa ngôn ngữ và ký hiệu học ngôn ngữ đã
mở ra hệ hình nghiên cứu mới. Iu.Lotman coi cuộc đời cũng là một văn bản,
văn bản có phần động và phần tĩnh. F.Saussure xác lập ngôn ngữ/lời nói
6


trên mối quan hệ mới giữa cộng đồng và cá nhân. M.Bakhtin xem ngôn ngữ
không đơn thuần là các ký hiệu mà còn bao hàm cả văn hóa. Đặc biệt, từ
tính đối thoại của lời của M.Bakhtin được nhà nghiên cứu J.Kristeva phát
triển khái niệm liên văn bản. Khi đó, mỗi văn bản đều là sự hấp thụ, tiếp thu
một văn bản nào đấy, quan hệ chủ thể cũng mờ nhạt dần, các nhà hậu cấu
trúc đã tuyên ngôn về cái chết của tác giả và sự lên ngôi của người đọc.
Tính văn hóa của văn bản văn học được nới rộng biên độ bởi mô hình
đan dệt không đơn thuần chỉ là ngôn ngữ. Sự áp dụng hay sử dụng các khoa
học khác để nghiên cứu văn học không còn xa lạ. Phê bình nữ quyền, Phê
bình hậu thực dân, Phê bình sinh thái, Mĩ học của cái đời thường, quan
niệm văn học là một hàng hóa....là những định đề phổ biến trong tình hình
nghiên cứu mới.
Như vậy, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa bản thân nó không

phải là nội dung hoàn toàn mới, nhưng lại cần được định hình lại trong một
khung khổ toàn diện hơn. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa không
chỉ nhìn nhận văn học như một hiện tượng thẩm mĩ có quan hệ với văn hóa,
nằm trong văn hóa, mà còn như một hiện tượng văn hóa. Hơn thế, nghiên
cứu văn học từ góc nhìn văn hóa không cực đoan phủ nhận các thành tựu
nghiên cứu trước đó, mà đó là phương pháp tổng hợp - phương pháp có tính
liên ngành.
2.2 Nghiên cứu văn học như một hiện tượng văn hóa
2.2.1 Khái niệm văn hóa
Từ "văn hóa" được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus", "olo", "colui" có nghĩa gốc là: gieo trồng, giữ gìn, chăm sóc. Đến thế kỷ XVIII, nội hàm
danh từ văn hóa (culture) mới được dùng với tư cách độc lập. Từ đó đến nay
khái niệm này tiếp tục được quan tâm ở cả phương Tây và phương Đông.
Do chính tính đa nghĩa, bản chất khó định hình và sự sống động, văn hóa
trở thành đối tượng nghiên cứu rộng lớn và hấp dẫn.Trong số hàng trăm
định nghĩa, chúng tôi cho rằng khái niệm văn hóa được nhìn nhận trên ba
phương diện:
Phương diện thứ nhất: Văn hóa là một phức thể bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, tập quán, tôn giáo...
Phương diện thứ hai: văn hóa là giá trị. Với quan niệm này, văn hóa
không phân biệt lĩnh vực, phạm vi, hiện tượng.
7


Phương diện thứ ba: Văn hóa với tư cách là một tổng thể các ký hiệu,
biểu tượng văn hóa. Đây là sự xác lập “tiếng nói, ngôn ngữ” biểu đạt, “ngữ
pháp sinh nghĩa” của văn hóa.
Việc xác định ba phương diện của khái niệm văn hóa là cơ sở để
chúng tôi xác định mối quan hệ văn học - văn hóa .
2.2.2 Văn học như một thành phần của cấu trúc văn hóa
Là một thành phần của cấu trúc văn hóa, bản thân văn học cũng

mang những đặc điểm của văn hóa. Cả văn học và văn hóa đều có tính chất
xã hội, sự biểu hiện của tinh thần con người (trí tuệ, tâm hồn); có hình thức
kí hiệu và nội dung tư tưởng. Văn học và văn hóa không chỉ mang thông
điệp mà bản thân nó là một hiện tượng thông tin.
Là sản phẩm của văn hóa, văn học chịu tác động từ văn hóa và có
chức năng mô tả văn hóa, phản ánh văn hóa, sáng tạo văn hóa, phê phán văn
hóa. Giữa văn học và văn hóa có sự tác động qua lại, biện chứng với nhau
trong quá trình tồn tại. Trong điều kiện phù hợp, văn học ngày càng tiệm
cận và mang trọn vẹn đặc điểm hình thức và giá trị của văn hóa. Nếu quan
niệm văn hóa bao gồm phức thể các yếu tố, văn hóa là giá trị, văn hóa là kí
hiệu, biểu tượng; thì văn học cũng là sự bao gồm của rất nhiều các hình
thức nghệ thuật và khoa học, văn học có chung những giá trị, chuẩn mực và
ý nghĩa; làm nên văn học là các ký hiệu, biểu tượng - ký hiệu.
2.2.3. Văn học như một hiện tượng văn hóa viết
Như trên đã nói, các học giả quan niệm văn hóa là giá trị, văn hóa là
ký hiệu biểu tượng, đặc biệt văn hóa là một phức thể bao gồm nhiều yếu tố,
trong đó có nghệ thuật. Trong văn hóa nghệ thuật lại bao gồm nhiều hình
thức nghệ thuật khác nhau: nghệ thuật âm nhạc (văn hóa âm sắc và nhạc
cụ), nghệ thuật hội họa (văn hóa màu sắc), nghệ thuật múa (văn hóa trình
diễn)...Trong chuỗi logic này, văn học thuộc nghệ thuật viết tức văn học là
văn hóa viết. Vậy văn học có các thuộc tính văn hóa tiêu biểu nào?
Thứ nhất, thuộc tính văn hóa của văn học được biểu hiện ở chủ thể
viết. Người viết không chỉ có hiểu biết, kinh nghiệm, mà phải có tố chất và
tài năng, sáng tạo. Hơn nữa, mỗi nhà văn tạo nên tác phẩm của mình không
chỉ bằng cảm nhận, linh hồn, kinh nghiệm mà còn cả phẩm nền gia đình và
dòng họ, nguyên quán và xã hội, thời đại và lịch sử. Nghiên cứu văn học
bằng văn hóa mà không quan tâm đến yếu tố tác giả, có lẽ sẽ bỏ mất một
8



khoảng trắng trong sự tri nhận tác phẩm. Nhà văn phải như chủ thể sáng tạo
văn hóa.
Thứ hai, với tư cách là loại hình văn hóa viết, văn học có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của khoa học xã hội nhân văn. Văn học là nơi
hình dung rõ ràng nhất về những điều đã biết, đang biết và chưa biết về con
người (cả ở góc độ sinh học, tâm lý, hành động và nhân cách).
Thứ ba, văn học là một văn bản văn hóa viết. Quan niệm này thể hiện
sự phân tầng ranh giới và giá trị của văn học so với các loại hình văn bản và
văn bản văn hóa khác. Văn bản văn học - văn hóa là sự đan dệt không chỉ
bằng ngôn từ mà còn bằng biểu tượng, mã và các kí hiệu, thành tựu và hệ
giá trị, các khoa học, các loại hình nghệ thuật. Người ta có thể đọc văn bản
văn học như đọc một văn bản sáng tạo về tôn giáo, về phong tục, về khoa
học...Bức khảm văn hóa văn học được "đọc" và hiểu bằng tổng hòa các
thang giá trị và thang bậc mã. Văn bản văn học văn hóa là một "siêu ngôn
ngữ", là hình thức viết được nâng lên tầm văn hóa viết.
Thứ tư, văn học như một hiện tượng văn hóa viết thể hiện ở sự tiếp
nhận - văn hóa đọc.
Ngoài ra, tính chất văn hóa của văn học còn được mạnh dạn ghi nhận
ở phương diện "văn hóa hàng hóa". Văn học không còn là không gian của
những điều cao siêu, lớn lao, kì vĩ mà là văn học của đại chúng, của thông
tin, của khoa học, của kinh tế, của đời thường.
Như vậy, khi xem xét văn học là một hiện tượng văn hóa, tính văn
hóa của văn học trở thành thuộc tính bản thể (khác với quan niệm trước đây
xem văn học là một hiện tượng thẩm mỹ, nghiên cứu văn học là nghiên cứu
tính văn học của văn học). Từ đó, nghiên cứu văn học là tìm hiểu các vấn đề
văn hóa trong tác phẩm, tìm hiểu các kiểu đề tài, kiểu nhân vật, thể loại của
được hình thành, bị quy định bởi các định chế, các quy luật văn hóa đương
đại và truyền thống; đặc biệt phải nhìn nhận được phương tiện chuyên chở
các giá trị văn hóa đó không đơn thuần là ngôn ngữ mà còn là các ký hiệu
văn hóa, các biểu tượng. Sản phẩm văn hóa này còn phải được đặt trong

mối quan hệ với chủ thể văn hóa (chủ thể sáng tạo – người sáng tác; chủ thể
hưởng thụ - các cộng đồng diễn giải; chủ thể môi giới – nhà xuất bản và các
phương tiện truyền thông).
2.3 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa - những thực hành
9


Nhìn chung, cách tiếp cận văn hóa đối với văn học góp phần khắc
phục khuynh hướng biệt lập hóa, cô lập hóa văn chương đã kéo dài quá lâu,
khắc phục khuynh hướng đề cao một chiều, tuyệt đối hóa mặt hình thức, kỹ
thuật văn chương. Vừa coi văn học là một bộ phận của văn hóa, đồng thời
xem xét văn học là một hiện tượng văn hóa viết đặc trưng, tìm điểm giao
thoa giữa lý thuyết nghiên cứu văn học và lý thuyết nghiên cứu văn hóa để
có thao tác tìm hiểu, phân tích, đánh giá, chứng minh một cách thấu đáo và
sáng rõ nhất đối với những tác phẩm văn học như một sáng tạo văn hóa.
Nghiên cứu văn học từ văn hóa nên:
1) Nghiên cứu tác phẩm văn học trong không gian văn hóa: Bao gồm
nghiên cứu chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ thể tiếp nhận văn hóa, nghiên cứu
quy trình lưu hành văn hóa.
2) Nghiên cứu tác phẩm văn học như một sản phẩm văn hóa viết với
các chủ đề văn hóa, giá trị văn hoá; nghiên cứu văn học từ các khoa học
khác như phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái, phê bình tâm lý...
3) Nghiên cứu các hình thức biểu đạt của tác phẩm từ góc nhìn văn
hóa.
Như vậy, trước đây, chúng ta đã nghiên cứu văn học như một thực
thể thẩm mỹ, nghiên cứu văn học là nghiên cứu tính văn học trong một văn
bản khép kín, quan hệ giữa văn học và văn hóa như hai đối tượng khác
nhau, chưa xem văn học là văn hóa - văn hóa viết. Hiện nay, nghiên cứu văn
học từ góc nhìn văn hóa cần phải được nhìn nhận và thực hành trong tính
tổng hợp và tính liên ngành. Văn hóa phải được nhìn nhận ở cả ba bình

diện: tổng thể, giá trị, kí hiệu. Phải xác lập văn học là một hiện tượng văn
hóa - văn hóa viết. Thao tác nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa vừa
đảm bảo tính tổng thể, vừa không xa rời văn bản văn học.
CHƯƠNG 3
CHỦ THỂ SÁNG TẠO VÀ CÁC CHỦ ĐỀ VĂN HÓA
Từ sự diễn giải và xây dựng mô hình thao tác (ở chương hai), trong
chương ba, chúng tôi sẽ vận dụng để nghiên cứu hiện tượng văn hóa - văn
học Nguyễn Xuân Khánh trong không gian văn hóa với đặc điểm của văn
bản văn học - văn hóa viết về chủ đề và hình thức biểu đạt.
3.1 Hiện tượng văn học - văn hoá Nguyễn Xuân Khánh
10


3.1.1 Nguyễn Xuân Khánh - nhìn từ mẫu hình tác giả văn hóa
Nhìn từ mẫu hình tác giả văn hóa, Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn có
nền tảng văn hóa, ứng xử văn hóa và nhân cách văn hóa. Văn hóa làng, tình
yêu làng, và sự yêu thương của ba người mẹ trở thành suối nguồn nuôi
dưỡng yêu thương và cảm thức văn hóa trong nhà văn. Những sóng gió của
cuộc đời và vụ "tai nạn văn chương" càng chứng tỏ bản lĩnh, sự ứng xử văn
hóa. Nhân cách văn hóa được hun đúc từ chí khí của một thanh niên gác bút
nghiên xin nhập ngũ, ở tinh thần tự học, ở sự lựa chọn và thái độ viết.
3.1.2 Nguyễn Xuân Khánh - nghệ thuật vị văn hóa
Câu chuyện văn chương Nguyễn Xuân Khánh là câu chuyện về sự lạ
mà quen, là câu chuyện xoay quanh nội dung và hình thức nghệ thuật vị văn
hóa. Sau năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh đột ngột xuất hiện, truyền thống
đến ngỡ ngàng với bộ ba tiểu thuyết liên tục xuất bản - có độ dài đều ngót
nghét cả nghìn trang. Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa và
nhanh chóng trở thành hiện tượng "best seller" và "best criticize". Đặc biệt,
niềm say mê tuyệt đối với lịch sử và văn hóa bản địa không chỉ thể hiện ra
bằng cảm quan mà còn bằng cấu trúc và hình thức biểu đạt. Lịch sử, phong

tục, tập quán, văn hóa trở thành nhân vật chính, chủ đề chính, giá trị chính,
phương tiện biểu đạt chính chứ không còn là phông nền hay sự điểm xuyết.
3.2 Các chủ đề văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Như chúng tôi đã trình bày ở chương hai, văn học không chỉ là một
bộ phận của văn hóa mà còn là hiện tượng văn hóa viết, văn bản văn học văn hóa, với các chủ đề văn hóa, các giá trị văn hóa và các hình thức biểu
đạt đặc trưng của văn hóa. Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chủ đề
văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bộ ba tác phẩm với ba chủ đề chính: văn
hóa chính trị, văn hóa tâm linh, văn hóa sinh thái.
3.2.1 Văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là chủ đề nòng cốt tạo nên nét khác biệt của nhà
văn khi viết về lịch sử. Viết về chính trị vốn nhạy cảm, viết về văn hóa
chính trị càng không đơn giản. Trong tâm thế sáng tạo và đối thoại, nhà văn
đã đưa đến những góc nhìn chân thực về văn hóa minh chủ, văn hóa quản lý
và văn hóa kết nối cộng đồng
3.2.1.1 Văn hóa minh chủ
11


Chân dung minh chủ trở thành một trong những bức vẽ chính của bộ
ba tác phẩm thông qua các phát ngôn trực tiếp và hệ thống nhân vật: Nghệ
Tông, Phạm Sư Ôn, Chế Bồng Nga, Hồ Quý Ly. Thủ lĩnh mà hiền lương
nhưng nhu nhược thì lòng dân có thể tạm an, nhưng nước dễ loạn (Nghệ
Tông); thủ lĩnh mà khí dũng hùng tâm nhưng không có chiến lược và sách
lược thì chủ sớm lâm cảnh đầu rơi máu chảy, quân tướng ly tán (Phạm Sư
Ôn); thủ lĩnh mà trí dũng vô song, xông pha trận mạc nhưng đam mê tửu
sắc, thất tín cận thần cũng sớm lâm cảnh thân bại danh liệt (Chế Bồng Nga).
Như vậy hiền quân không được, bạo chúa không được, không phải là kẻ sĩ
cũng không được. Muốn thay đổi đất nước chỉ có cách thay đổi người đứng
đầu. Lịch sử từ những góc khuất cần được lật giở để đưa ra góc nhìn đa
diện, đa chiều. Sự đối thoại ở đây không phải là phản đối mà ở việc ngầm

thừa nhận hình tượng lịch sử đã được tác tạo theo một chiều kích cố định hình tượng Hồ Quý Ly.
Chính sử ghi nhận Hồ Quý Ly là người tham quyền, tiếm vị, đoạt
ngôi nhà Trần; nổi tiếng đa nghi, xảo trí, táo tợn. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly
cũng không phủ nhận điều đó. Phạm Sư Ôn, Sử Văn Hoa, Nguyên Trừng
đều thừa nhận điều này. Nhưng mặt khác Hồ Quý Ly có đầy đủ tố chất để
trở thành một minh chủ. Hồ Quý Ly có chí lớn, tầm nhìn chiến lược, quan
sát tình thế. Đặc biệt biết nhìn người, trọng tài, dù có thể đó là đối thủ. Là
người rất coi trọng văn hiến, nhưng với Hồ Quý Ly - lòng trung cũng phải
thể hiện trọng trách của lòng trung, tức là phải thờ đúng minh chủ. Ngu
trung cũng là một cái tội
Tuy nhiên, con đường thành Minh chủ của Hồ Quý Ly không trở
thành hiện thực. Hồ Quý Ly cô độc - sự cô độc của người mong mỏi tìm ra
một con đường cách tân. Thời của thiên túy, thời của danh gia vọng tộc
không cho phép kẻ đứng ngoài được đặt chân vào bên trong ngôi nhà, dù có
thể đó là ngôi nhà cũ nát. Lòng dân chưa thực sự thuận. Minh chủ thời nào
cũng cần nhưng minh chủ không phải thời nào cũng có công thức giống
nhau. Minh chủ không có tính lưu truyền về định dạng thống nhất. Vì thế,
Hồ Quý Ly cô đơn - nỗi cô đơn của kẻ "tiếm quyền, thoán nghịch", "nỗi cô
đơn của người làm việc lớn" mà không thuận "thời thế".
3.2.1.2 Văn hóa quản lý
12


Đây là vấn đề thứ hai trong văn hóa chính trị, cũng là chủ đề chứng tỏ
nội lực "thâm hậu" của nhà văn - nhà văn hóa Nguyễn Xuân Khánh trong
việc đi tìm câu trả lời cho mô hình đất nước phồn thịnh.
Bằng độ lùi thời gian, Nguyễn Xuân Khánh luận giải sự tồn vong của
lịch sử năm sáu trăm năm qua các chính sách đối nội - đối ngoại, với ba vấn
đề: canh tân và bảo thủ; sức mạnh nội sinh văn hóa và sự tiếp biến và dẫn
dụ của giao lưu, tiếp biến văn hóa

Thứ nhất, vấn đề canh tân hay bảo thủ. Triển khai chủ đề này,
Nguyễn Xuân Khánh làm nổi bật ba nhận thức quan trọng: tình thế phải
đổi mới, một khát vọng đổi mới và một bi kịch đổi mới.
Thứ hai là vấn đề về sức mạnh nội sinh văn hóa. Sức mạnh nội sinh
được hình thành từ nhiều yếu tố, trong đó lòng biết ơn và văn hóa kết nối
cộng đồng làng xã. Nhưng nếu như lòng biết ơn khiến cho Vua quan triều
đình và dân chúng đều muốn bảo vệ tòa điện cũ dù nó có thể sập và đè
chính lên chính bản thân họ, thì văn hóa tổ chức, kết nối làng xã trở thành
chất xúc tác thổi bùng lên những giá trị văn hóa vốn ngủ yên trong lòng mỗi
người, gắn kết người dân.
Thứ ba là vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa. Thực chất đây là kết quả
của sức mạnh nội sinh văn hóa. Cuộc chiến tranh giữa hai đất nước về mặt
chính trị và lãnh thổ được thay bằng cuộc chiến về mặt văn hóa, thôn tính
và dẫn dụ bằng văn hóa. Cuộc chiến văn hóa diễn ra ở bất cứ nơi nào: trên
chiến trường, trong cuộc sống, trong ánh mắt, ngôn ngữ…và trên cả
những chiếc giường ngủ.
Nhìn chung, nhà văn đã tạo ra những diễn ngôn thú vị về văn hóa
quản lý. Suy đến cùng, sức mạnh dân tộc ngoài sức mạnh và văn hóa minh
chủ phải là sức mạnh và văn hóa quản lý trong đối nội và đối ngoại
3.2.1.3 Văn hoá kết nối cộng đồng
Mô hình về đất nước tiếp tục được nhà văn xác lập ở vấn đề văn hóa
kết nối cộng đồng. Nói cách khác đó là sức mạnh thu phục lòng dân, sự
đoàn kết của nhân dân. Điều đặc biệt, ở từng giai đoạn lịch sử, nhà văn đã
nhìn nhận ra những hệ quy chiếu khác nhau về lòng dân, sức mạnh của nhân
dân. Lòng yêu nước của người dân Việt thể hiện sự quyết liệt trong cuộc
chiến ngoại xâm nhưng hiếm khi họ có lòng phản kháng gây nội chiến. Đó
là góc nhìn văn hóa sâu sắc của nhà văn.
13



Ngoài ra, đặt lịch sử là cuộc sống thường tục của nhân dân, vận mệnh
dân tộc được gắn kết với lòng dân, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng đã
ngầm đối thoại với những cách đánh giá lịch sử thực dụng, hẹp hòi thường
tục, chỉ mang tính kỳ tích với những mẫu hình huyền thoại, thánh hóa,
những niềm tin lý tưởng cao siêu.
Tuy nhiên, nhà văn cũng hé mở những sự rạn nứt cần phải đổi thay.
Nếp nghĩ xưa cũ, không va chạm và ngại thay đổi khi có sự tương tác với
canh tân, đổi mới và những cú va chạm với lịch sử đã cho thấy kiểu văn hóa
làng xã, văn minh nông nghiệp cũng cần được thay đổi. Đây cũng là cơ sở
để thấy Nguyễn Xuân Khánh có tinh thần đối thoại và phản tư lịch sử.
3.2.2 Văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh bao phủ bộ ba tiểu thuyết. Tác phẩm thành thế giới
của tôn giáo, tín ngưỡng với những góc nhìn đa diện về tín ngưỡng tôn giáo
thực hành, về nhục cảm và tâm linh, về sự hỗn dung và hòa hợp tôn giáo.
3.2.2.1 Tín ngưỡng, tôn giáo thực hành
Tôn giáo, tín ngưỡng là không khí, là hơi thở của bộ ba tiểu thuyết;
nhưng thay vì cảm nhận về một cuốn sách văn hóa học, người đọc được say
mê cảm nhận văn hóa tâm linh trong văn học thông qua vốn sống dày dặn,
trường cảm xúc mạnh mẽ và bền bỉ của nhà văn ở độ tuổi thất thập. Tín
ngưỡng, tôn giáo trong tác phẩm vì thế cũng là tín ngưỡng, tôn giáo của lòng
người, tín ngưỡng tôn giáo thực hành. Đạo Mẫu hay Đạo Phật, hay Đạo Kito
giáo đều hòa cùng với niềm tin linh thiêng của bản địa. Xuyên suốt hàng nghìn
trang chuyện, hình ảnh về Mẫu là cảm thức về sự che chở; hình ảnh về Phật
là sự an bình nơi làng quê Việt.
Mẫu xuất hiện như nỗ lực cố kết cộng đồng, gắn kết yêu thương. Mẫu
làm điểm tựa tạo phản lực tự vệ của một dân tộc. Mẫu thu hút, hấp dẫn với
đám đông; là sự an ủi, sự cứu rỗi, giá trị thanh tẩy cao quý với những tâm hồn
đang tìm điểm nương náu. Mẫu còn có vai trò như một sự thanh tẩy. Biểu
tượng Mẫu dễ dàng trở thành bệ đỡ về mặt tâm linh và động lực cố kết cộng
đồng.

Phật giáo mặc dù là một trong bốn tôn giáo lớn, nhưng Phật giáo Việt
Nam là Phật giáo của làng quê. Ngôi chùa làng trở thành mái ấm gia đình.
để trong lúc khốn khó nhất, cơ nhỡ nhất, bế tắc nhất, con người đều tìm
thấy bình yên và ấm áp. Phật giáo thành lối sống trong con người Việt. Vì
14


vậy, câu chuyện giữa đời và đạo gần như không có khoảng cách. Phật giáo
có sức lan toả từ cửa chùa ra cửa đời, có thể sinh thành từ bên ngoài cửa đời
rồi lại nhập vào cửa chùa. An đi bộ đội dù đã quy y; sư Vô Trần, sư bác
Khoan Độ cũng không từ bỏ trọng trách với dân tộc; sư cụ Vô Úy đã đóng
góp vào việc chống giặc bằng cách ủng hộ con đường cách mạng của Vô
Trần và đồng tình để du kích đào hầm trong vườn chùa.
Gần gũi, không huyền thoại khoảng cách, Đạo Mẫu và Đạo Phật hiện
lên trong vẻ đẹp hài hòa và giản dị, chuyển hóa nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhân
vật, hiện tượng tốt được nhìn nhận bằng sự nhập cảm của tín ngưỡng, tôn
giáo; nhân vật, hiện tượng như những mặt trái của lịch sử cũng được soi
chiếu bằng cái nhìn đôn hậu của tín ngưỡng, tôn giáo.
3.2.2.2 Tinh thần hỗn dung, hòa hợp tôn giáo
Tinh thần hỗn dung, hòa hợp tôn giáo là đặc điểm nổi bật thứ hai
trong vấn đề văn hóa tâm linh.
Bộ ba tiểu thuyết xuất hiện đa dạng các tín ngưỡng và tôn giáo.
Nhưng các hình thức tôn giáo cùng tồn tại song hành và hòa hợp. Từ cảnh
vật đến sinh hoạt thường ngày đều hài hòa các loại hình tín ngưỡng tôn
giáo. Mái chùa cong vút bên tiếng chuông nhà thờ thong thả buông. Người
dân Cổ Đình có thể có một niềm tin kính yêu với Chúa, có thể say mê với
Mẫu.
Trân trọng cái cũ, tiếp thu nét mới linh hoạt, phù hợp không phải là
tuyên ngôn riêng của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mà thực chất đó là nét
đẹp của văn hóa tâm linh Việt, của tính hỗn dung đặc thù của tôn giáo Việt

Nam được nhà văn dẫn dụ khéo léo trong tác phẩm.
Tuy nhiên, vì tồn tại trong không gian nhỏ, nên sự đa dạng có lúc là
hòa hợp, có lúc cũng hỗn dung. Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, trong
các bối cảnh và thời điểm khác nhau, sự không thừa nhận lẫn nhau giữa các
tôn giáo vẫn diễn ra. Thái sư Hồ Quý Ly rất quyết liệt thực hiện các chính
sách để bài thị tinh thần, tư tưởng, lối sống của Phật giáo. Cuộc cải cách
ruộng đất cũng thể hiện sự bài thị với tín ngưỡng, tôn giáo. Chùa bị đốt, sư
bị bắt và tra tấn. Sâu xa hơn, chúng tôi nghĩ nhà văn đang muốn đề cập đến
mặt trái trong các cuộc hoán đổi lịch sử, trong đó có hoán đổi niềm tin tín
ngưỡng.
3.2.2.3 Nhục cảm và tâm linh
15


Nhục cảm và tâm linh là một trong những chủ đề thành công của tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói riêng và văn học Việt Nam sau 1990 nói
chung.
Thứ nhất, ở Việt Nam, nhục cảm là chủ đề "nhạy cảm". Trong các lí
do, phần nhiều do đặc tính văn hóa. Người Việt thường e ngại, thậm chí
ngượng ngùng khi kể/nói/viết về nhục cảm.
Thứ hai, nhà văn không chỉ viết về nhục cảm, viết về tâm linh, mà
còn tạo nên góc nhìn đối thoại giữa tâm linh và nhục cảm. Đem cái thường
được xưng tụng là thanh cao (tâm linh) nhập vào cái thường bị coi là
thường tục (nhục dục) để lẩy ra góc nhìn văn hóa, tạo nên nguồn giao cảm
và tái sinh mãnh liệt. Tâm linh và nhục cảm được nhìn nhận trong hai mối
quan hệ: nguồn giao cảm giữa đạo với đời và nguồn nuôi dưỡng, tái sinh. Nhà
văn đã không ngại miêu tả những cuộc giao hoan nơi không gian tâm linh,
những cuộc ân ái giữa đời và đạo. Đó là cuộc "vượt thoát" tuổi trẻ của nhà
sư Phạm Sư Ôn và cô Sáo đồng quê. Là điệu thầm thì giữa hai cuộc đời đau
khổ - ông Hộ Hiếu và thím Pháo bên ngôi chùa đổ, trong ánh trăng giàn

giụa đầy mê đắm. Là sự thăng hoa của thèm khát và hạnh phúc trong sư Vô
Trần và Nấm. Là sự thiêng hóa các hành vi tính dục qua việc miêu tả kỹ
lưỡng và hấp dẫn truyền thuyết và lễ hội về giao phối - lễ hội ông Đùng bà
Đà. Sự hôn phối thành sự thoát xác, nhập thế của cả hai cõi. Nhà văn đã
khảm tạc cảm xúc, sự hiểu biết bằng cả kỹ thuật và mỹ thuật. Mối giao cảm
đạo và đời không thông tục là quan hệ thân xác, là nhục cảm bản năng mà
những mối giao cảm ấy là sự thăng hoa từ huyền thoại về trần thế, từ trần
thế thành huyền thoại.
Đặc biệt, đi đến tận cùng thì sự giao cảm của đạo và đời cũng là sự
giao cảm có ý nghĩa nuôi dưỡng và tái sinh. Hành vi giao tính thành sự giao
cảm nghệ thuật. Mỗi cuộc ái ân đều đầy hương sắc. Nói cách khác, đã có
sức mạnh vô thức khai mã cho sức mạnh tái sinh trong những cuộc giao
tình. Bằng bầu ngực, bà Tổ Cô đã chữa khỏi bệnh cho Trưởng Cam, Nhụ
níu giữ, gọi linh hồn của Điều về nơi dương gian, Lý Cỏn trong cơn hôn mê
tối tăm mù mịt đã lóe sáng sự sống từ dương thế.
Nhìn chung, bằng những góc nhìn mới, vấn đề tâm linh trong tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh không đơn thuần là những yếu tố bổ trợ mà
thực sự là văn hóa. Mối quan hệ giữa tâm linh và nhục cảm được nhìn nhận
16


như sự đối thoại với nếp văn hóa của tiền nhân. Ở đây có sự hài hòa, tương
thuận, nhưng cũng có sự vượt thoát khỏi sự cấm kỵ, phục tùng mang tính
chất truyền thống. Đây cũng là biểu hiện của đối thoại văn hóa mà Nguyễn
Xuân Khánh hướng đến.
3.2.3 Văn hóa sinh thái
Chủ đề sinh thái cho thấy sự cập nhật, tính hiện đại, chiều sâu văn
hóa trong những sáng tác của nhà văn với hai nội dung trọng tâm: sinh thái
tự nhiên và sinh thái tinh thần.
3.2.3.1 Sinh thái tự nhiên

Vấn đề sinh thái tự nhiên được dẫn dụ từ chính sự mê đắm của không
gian thiên nhiên thuần Việt đẹp đẽ. Hình ảnh làng quê, nhà quê, xóm quê,
trăng quê thao thiết giản dị và mê đắm. Âm thanh quê rộn ràng những giai
điệu sống. Nước quê thanh lành, trong mát. Cuộc sống thôn dã, bình dị, với
đủ loại quả quê. Bản hòa tấu đồng quê chan hòa màu sắc, âm thanh, khí vị.
Lòng người cứ nhẹ tênh, lan dần, lan dần theo từng góc không gian được
mở.
Ngay cả không gian được hữu ý tạo dựng ở kinh thành cũng là không
gian trọn vẹn hài hòa hương sắc, hương vị. Tự nhiên được tôn trọng và hòa
quện tuyệt đối. Tiêu biểu là không gian điền trang của cụ Phạm Công và
không gian vườn của thượng tướng Trần Khát Chân. Không gian điền trang
của cụ Phạm Công là không gian thanh u, kỳ thú như một hoa viên dân dã, hòa
trộn đủ sắc màu cỏ cây thuốc nam Việt, Cảnh ít nhưng tình. Màu sắc nhã mà
vẫn quyến rũ. Khu vườn của Thượng tướng lại là nơi hội tụ của những thức
quý và hiếm, thanh nhã mà cao sang, tràn màu sắc mà vẫn đẫm hương vị
của mai, của sen, của súng, và của lan rừng. Lạc vào không gian ấy, người
ta như lạc vào không gian cung quý mà vẫn nho nhã, thấy vồn vã trong tâm
can nhưng lại cũng thấy phải thật tinh tế trong giác quan thưởng ngoạn. Cứ
thật gần mà cũng thật xa. Người phàm thường thấy đủ đầy sắc vị, người
thanh cao cũng đã đầy cốt cách. Con người và thiên nhiên đều hòa cảm,
thấm nhuần bên nhau. Thiên nhiên và con người không có khoảng cách.
Đây mới đích thực là sự hoan ca của giai điệu sống, của sức sống mang bản
thể thiên nhiên, là sự ham muốn về tính không khoảng cách giữa con người
và thiên nhiên.
3.2.3.2 Sinh thái văn hóa
17


Sinh thái văn hóa là sinh thái về tinh thần, về tư tưởng, về xã hội
trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người, con người với con người và

con người với xã hội. Trong bộ ba tiểu thuyết của mình, nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh đặt ra rất rõ yêu cầu về sự tương hợp, hài hòa. Đây cũng là một
biểu hiện của văn minh sinh thái.
Cách đến với thiên nhiên của cụ Phạm Công, của thượng tướng Trần
Khát Chân (Hồ Quý Ly); cách nuôi ong của cụ đồ Tiết, cách bắt chuột của
thằng ku Điều (Mẫu thượng ngàn), cách bắt rắn (Đội gạo lên chùa) đều là
quá trình hiểu tự nhiên, nương theo tự nhiên, tôn trọng tập tính tự nhiên để
đến gần tự nhiên và chinh phục tự nhiên. Nhập cảm tự nhiên để thấu hiểu,
đặc biệt nhập cảm tự nhiên để thăng hoa. Cuộc giao hoan của các nhân vật
trong bộ ba tiểu thuyết luôn luôn có sự khơi gợi, thăng hoa từ sự giao cảm,
giao tình với cảnh vật.
Đặc biệt, đặc tính nhập cảm với thiên nhiên không chỉ diễn ra đối với
người bản xứ mà còn trong sự "quy thuận" của người Pháp. Trong nhiều sự
quy thuận này, đầu tiên là quy thuận phong vị thiên nhiên vùng nhiệt đới.
Tình yêu với tự nhiên, nhập cảm với tự nhiên, hay quy thuận trước tự nhiên
đều có thể diễn ra, không phân biệt màu da, đất nước, lứa tuổi, chủng tộc.
Hài hòa với tự nhiên, tự nhiên cũng sẽ hài hòa tương thuận. Áp đặt tự
nhiên là bước lùi của nhân loại. Nếu cố tình áp đặt mô hình xã hội lên thế
giới tự nhiên, định kiến tiến hóa không chiến thắng được cơ chế tự do. Có
nghĩa là sự cưỡng đoạt, áp đặt tự nhiên sẽ trở thành mặt trái của văn minh.
Cưỡng đoạt, áp đặt lên tinh thần của con người, lên xã hội cũng là bước lùi
của văn hóa. Cuộc đấu trí giữa canh tân hay bảo thủ, xóa bỏ hay giữ lại,
chấp nhận hay không chấp nhận, ngoại lại hay nội hóa đều là những cuộc
đấu trí căng thẳng và gay go. Vậy thì việc sinh thái bị hủy diệt (kể cả sinh
thái vật chất và sinh thái tinh thần là điều không tránh khỏi). Thực dân Pháp
xâm chiếm nước ta với dụng ý khai sáng văn minh, nhưng cái chính là khai
thác thuộc địa. Khai thác và bóc lột thuộc địa là hiểm sách sau những chủ
trương hào nhoáng mang vỏ khai minh, khai sáng. Cuộc cải cách ruộng đất
với những bước đi chuệch choạc ở thời kỳ đầu cũng để lại nhiều vết thương
lớn. Quy luật tình cảm ruột thịt bị phá vỡ. Lòng tham và sự hạn chế trong

nhận thức làm con người trở nên sân si và bị cuốn vào cơn lốc đấu tố.
Trước đây, chúng ta quan niệm con người khác con vật ở lao động, ngôn
18


ngữ và ý thức. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà phê bình sinh thái
đạo đức thì chính khả năng cảm nhận nỗi đau, chứ không phải là sức mạnh
của lí trí, mới là cơ sở để đưa ra những đánh giá đạo đức. Khi không có sự
hài hòa giữa con người với con người thì hệ quả sinh thái là điều tất yếu.
Như vậy, từ sự ca ngợi tính tự nhiên tươi đẹp, cổ súy sự thuận hòa tự
nhiên, phê phán sự cưỡng bức tự nhiên, cưỡng bức con người, cưỡng bức xã
hội, tác phẩm thực sự đã đặt ra thông điệp về việc: dùng tinh thần văn hóa
sinh thái xem xét lại tính khả năng phát triển tương lai của nghệ thuật thế
giới.
Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn có phông văn hóa sâu rộng, có nhân
cách văn hóa, ứng xử văn hóa, tư tưởng văn hóa. Đây cũng là những tiền đề
quan trọng cho các chủ đề văn hóa trong tiểu thuyết của ông. Nhà văn
không chỉ mô tả, giới thiệu về các vẻ đẹp của không gian thiên nhiên thuần
việt, sức mạnh của văn hóa bản địa, sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với sự
kết nối cộng đồng, vẻ đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập
quán...; mà ông còn đưa đến những góc nhìn đối thoại về văn hóa minh chủ,
về văn hóa quản lý trong sự lựa chọn canh tân hay bảo thủ, giao lưu hay tiếp
biến văn hóa; về vấn đề nhục cảm và tâm linh trong văn hóa tâm linh; về
đạo đức sinh thái trong văn hóa sinh thái. Thực chất Nguyễn Xuân Khánh
không chỉ ca ngợi lịch sử mà còn phản tư lịch sử, nhưng ở vị thế của người
có khát vọng xây dựng hình ảnh lịch sử từ góc nhìn văn hoa, bằng tâm hồn
nhân hậu và tinh tế.
CHƯƠNG 4
SỰ BIỂU ĐẠT CỦA NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ VĂN HÓA
Sự biểu đạt của nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa là nội dung quan

trọng cho thấy văn học không chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh thẩm mỹ, ở
tính văn học mà còn phải hiểu như hiện tượng văn hóa viết. Tìm hiểu sự
biểu đạt của nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa cũng là thao tác trọng tâm để
chứng minh tính văn hóa của văn bản văn học.
Từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Xuân Khánh đặc
biệt thành công khi biểu đạt nghệ thuật thông qua mã văn hóa, hệ biểu
tượng và tổ chức ngôn từ văn bản.
4.1 Mã văn hóa thể hiện qua hệ thống nhân vật
19


Dùng nhân vật như một mã nghệ thuật, khi đó nhân vật trong tác
phẩm không chỉ hiện lên như số phận của từng cá nhân để kết nối nội dung
câu chuyện, mà còn như một mã kí hiệu về thế giới quan và tư duy văn hóa.
Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là trường hợp như thế.
Thứ nhất, tính kí hiệu của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh được thể hiện ở sự định danh những kiểu loại nhân vật - những mẫu
người văn hóa
Thứ hai, các mô hình định dạng nhân vật tương tác với nhau triệt để
tạo nên các góc nhìn đối thoại. Vì thế mã tư tưởng từ mã kí hiệu nhân vật đã
được biểu đạt trọn vẹn. Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây tư tưởng quân
chủ, tư tưởng dân chủ, tư tưởng tôn giáo làm chủ qua các kí hiệu nhân vật.
4.1.1 Tư tưởng quân chủ
Văn hóa là căn cước để nhận diện một cộng đồng, một dân tộc. Đối với
một dân tộc (đặc biệt ở chế độ phong kiến), căn cước này thuộc về thủ lĩnh
(Vua). Đất nước thịnh hay suy, hưng hay vong, bình hay loạn phụ thuộc chủ
yếu vào người đứng đầu đất nước. Khảo sát gần tám trăm trang của Hồ Quý
Ly, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ giữa cá nhân và vận mệnh đất nước
được thể hiện rõ qua các mẫu hình Thái thượng hoàng Nghệ Tông, Hồ Quý
Ly, Phạm Sư Ôn. Từ mối quan hệ giữa cá nhân và vận nước, tác phẩm

ngầm đề xuất về cách nhìn nhận thời đại. Hàng loạt vấn đề bức thiết, thậm
chí nhức nhối đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Đất nước cần một "minh chủ".
4.1.2 Tư tưởng dân chủ
Nhân vật điển hình cho mã ký hiệu này chính là người nông dân. Họ
đông đảo, nhiều hình dạng, nhiều màu sắc, nhưng có chung sự đồng lòng,
nhất trí, đặc biệt họ thật sự là những người có khả năng hoán đổi lịch sử. Nếu
như trong giai đoạn lịch sử Trần - Hồ, sức mạnh của người dân chưa thực sự
được thể hiện, thì đến giai đoạn lịch sử chống Pháp và chống Mỹ, tư tưởng
đất nước là đất nước của nhân dân, càng được ghi nhận sâu đậm.
Sức mạnh của người dân ở đây không phải là sức mạnh về cơ bắp, về
vũ khí, về quân sự, mà cái chính họ là những người lưu giữ hồn thiêng sông
núi, lưu giữ truyền thống non sông. Người dân là người giữ mái nhà tranh,
giữ đồng lúa chín; họ còn là biểu tượng cho văn hóa bản địa. Văn hóa bản địa
vùng đồng bằng Bắc Bộ là văn hóa của người nông dân quê lúa, chăn trâu, cắt
cỏ.Tuy nhiên, sự chân chất, nhiệt tình cũng trở thành những hạn chế về nhận
20


thức.Thế hệ nào, chính quyền nào, tổ chức nào cũng phải do những con người
là CON NGƯỜI viết hoa làm nên.
4.1.3 Tư tưởng tôn giáo
Sự tồn vong của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó
có: người cầm quyền, lòng đoàn kết của nhân dân, và đặc biệt là lòng tin
của cả dân tộc. Cơ sở của lòng tin cũng chính là nền móng cho sự đồng
thuận, đồng hướng, đồng lòng, đồng phát triển. Nhà văn đã xác lập mô hình
nhà nước trên cơ sở xác tín của lòng tin, mà ở đây lại là lòng tin ở tinh thần
từ bi và khoan dung của Phật pháp. Nhân vật biểu trưng cho mã kí hiệu này
là các sư thầy trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Năm nhà sư, nhưng là
điểm hội tụ và kết nối toàn bộ câu chuyện, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho toàn
bộ tư tưởng của tác phẩm, và đặc biệt là mã kí hiệu cho tư tưởng đất nước

của lòng từ bi và khoan dung. Tính kí hiệu ở đây không nằm ở sự can dự
"thô bạo" vào bộ máy chính quyền mà là sự xuyên thấm từ tư tưởng, lối
sống, con người đến mọi sự, mọi nhân.
Như vậy, vừa đảm bảo chức năng cấu trúc tác phẩm, nhân vật trong
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh còn là các mã nghệ thuật, mã văn hóa. Chuỗi
mã này được liên kết, sâu chuỗi trong mạch thống nhất nhằm kiến tạo thông
điệp/mong muốn về con đường tạo dựng một quốc gia. Hình thức biểu đạt
văn hóa này đồng thời cũng là hình thức cách tân nghệ thuật của tác phẩm
văn học.
4.2 Biểu tượng
Biểu tượng là hình thức biểu đạt đặc trưng thứ hai trong tiểu thuyết
Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Điểm đặc biệt, nhà văn
không chỉ sử dụng những biểu tượng sẵn có mà còn chủ đích kiến tạo biểu
tượng
4.2.1 Biểu tượng nhân hình
Con người sáng tạo nên biểu tượng, nhưng bản thân con người cũng
là biểu tượng khi con người xuất hiện ở dạng đầy đủ nhất. Nói cách khác
con người là biểu tượng khi con người ở trạng thái hoàn thiện như một hình
mẫu. Điểm độc đáo, Nguyễn Xuân Khánh không tạo nên những mô hình
đơn nhất. Các biểu tượng nhân hình xuất hiện như những mẫu người văn
hóa. Các mẫu người văn hóa này lại có nhiều cấu trúc nhân cách, từ đó tạo
nên một hệ biểu tượng nhân hình với các góc nhìn soi chiếu khác nhau.
21


Cùng mẫu hình về sư thầy, nhưng có mẫu hình sư thầy như sư cụ Vô Úy, lại
có mẫu hình như sư bác Khoan Độ, sư bác Vô Trần... Cùng mẫu hình về kẻ
sĩ có kiểu kẻ sĩ như Sử Văn Hoa, Trần Nguyên Đán, lại có mẫu kẻ sĩ như
Hồ Quý Ly ... Nhà nho cũng có vài biểu tượng, "kẻ đi xâm lược" của có
dăm bảy dạng, minh chủ cũng đến ba bốn mẫu hình... Tất cả tồn tại song

song, bổ sung, chiêu tuyết cho nhau.
Hơn thế, Nguyễn Xuân Khánh còn sáng tạo biểu tượng nhân hình để
đối thoại với biểu tượng nhân hình truyền thống. Xu thế giải thiêng và giải
oan đều cùng tồn tại trong các mẫu hình Nghệ Tông và Hồ Quý Ly.
Cách thức tổ chức này làm cho tác phẩm có tầm đón đợi được mở ra
vô tận. Giải mã văn bản phụ thuộc hoàn toàn vào độc giả. Vì thế, ý nghĩa
của các biểu tượng nhân hình càng sâu sắc, sự giàu có thẩm mĩ của tác
phẩm càng được nhân rộng.
4.2.2 Biểu tượng cộng đồng
Bên cạnh việc xây dựng thành công các biểu tượng nhân hình, tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh còn đặc biệt thu hút người đọc bởi sự tái tạo,
thiết lập và cấu trúc hệ thống biểu tượng cộng đồng (biểu tượng chung) đầy
sức hấp dẫn. Sự chồng lấn, sắp xếp, tổ chức một cách khoa học các biểu
tượng cộng đồng càng khiến cho tác phẩm đầy ắp biểu tượng. Biểu tượng
cộng đồng trở thành hình thức biểu đạt đặc trưng của bộ ba tiểu thuyết. Hầu
khắp các chương truyện của Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên
chùa đều có biểu tượng cộng đồng. Nguyễn Xuân Khánh như một nhà văn
hóa phục dựng lại các biểu tượng. Chưa bàn đến ý nghĩa và giá trị văn hóa
của các biểu tượng, sự xuất hiện dày đặc và liên tiếp của các biểu tượng
cộng đồng còn trở thành một hình thức kết nối văn bản. Toàn bộ câu chuyện
và diễn tiến sự kiện, tâm trạng, hành động nhân vật đều có liên quan, hoặc
chịu sự chi phối từ các biểu tượng cộng đồng. Thậm chí, có những biểu
tượng còn trở đi trở lại trong tác phẩm, với những nhân vật khác nhau,
những sự kiện khác nhau. Điểm đặc biệt, không chỉ xuất hiện nhiều, các
biểu tượng cộng đồng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh còn được cấu
trúc thành hệ thống, xâu chuỗi logic và có tầng tầng, lớp lớp. Đó là những
biểu tượng chồng biểu tượng. Bản thân mỗi biểu tượng cộng đồng lại là một
văn bản, có giá trị, có ý nghĩa và có thể tự thân đứng độc lập. Muốn giải mã
Hội thề Đồng Cổ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, bắt buộc phải giải mã về
22



chuông, trống đồng, cờ, lễ phục, cách tổ chức đám rước, điệu hát, đội lọng,
nhã nhạc...Mã chồng mã, kí hiệu chồng kí hiệu, biểu tượng bao hàm nhiều
biểu tượng là một đặc trưng trong biểu đạt văn hóa của nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh.
Đặc điểm thứ ba, biểu tượng cộng đồng còn là những kết nối văn hóa,
những ẩn dụ văn hóa xâu chuỗi thời gian.
4.3 Tổ chức ngôn từ và văn bản
4.3.1 Cụm từ cố định và luận ngôn
Ngoài sự chú thích văn bản như một công trình khoa học hoặc sự
chêm/xen của rất nhiều tiếng Pháp, từ Hán Việt, ngôn từ nho nhã, uyên
thâm, bác học theo đúng tính thần Nho giáo; hầu hết ngôn từ được tổ chức
như các cụm cố định (thành ngữ, quán ngữ) giản dị, chân phương, "quê
mùa" theo đúng đặc tính của văn hóa truyền thống bản địa Việt Nam.
Những quán ngữ, thành ngữ được sử dụng với tần suất nhiều và liên tục
trong tác phẩm có ý nghĩa lớn trong việc góp phần biểu đạt các chủ đề văn
hóa, giá trị văn hóa. Lí do thứ nhất thuộc về bản thân nội dung của các
thành ngữ và quán ngữ đều gắn với sự kiện, hiện tượng, hình ảnh mang dấu
ấn văn hóa cụ thể. Vì vậy, các thành ngữ, quán ngữ có ý nghĩa như cầu nối
văn hóa, nới rộng biên độ của văn hóa. Lí do thứ hai thuộc về người sử
dụng. Cách dùng quán ngữ, thành ngữ còn nhấn mạnh tính cách truyền
thống của người nông dân Việt ưa những cách nói ẩn nghĩa, ví von, ẩn dụ.
Vì thế, trong một câu nói, có khi có sự xuất hiện vài ba thành ngữ và quán
ngữ. Câu văn sinh động, biến hóa, mà sâu sắc thấm thía.
Ngoài ra, các luận ngôn (lời bàn có tính chất đúc kết) cũng là một
trong những cách biểu đạt đặc trưng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Dạng luận ngôn phổ biến, tập trung hơn cả là những chiêm nghiệm, đúc rút
về thời thế, về khí phách, về binh nghiệp và Phật giáo. Với tạng văn hiền
hòa, dung dị, Nguyễn Xuân Khánh hầu như không có những câu triết lý

mang tính chất sâu cay, sắc lẹm. Vì thế, những răn dạy, cảm nghiệm của
luận ngôn có ý nghĩa lớn về trong việc tạo dựng tính triết luận cho tác
phẩm.
Sự lưu truyền, sử dụng cụm từ cố định, các luận ngôn là một cách sử
dụng văn hóa, góp phần lưu truyền văn hóa. Đây cũng là hình thức biểu đạt
23


×