Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu hỏi tự luận môn thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.42 KB, 5 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Bình luận điều kiện để hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT. Cho ví dụ
chứng minh.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 dành một số ngoại lệ cho các
Thành viên để đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an ninh, lợi ích quốc phòng, bảo vệ các giá trị
văn hoá, tinh thần của dân tộc, truyền thống lịch sử, bảo vệ sức khoẻ con người, động vật,
thực vật và môi trường, di sản quốc gia, tài nguyên quý hiếm, ngăn chặn gian lận thương
mại, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, liên quan đến các sản phẩm lao động của
tù nhân, chính sách độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, duy trì hoà bình
và an ninh thế giới, tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, mua sắm nhằm
mục đích cho tiêu dùng của Chính phủ và chi trả các khoản trợ cấp. Đây là những vấn đề
cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh và sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Các quy
định của WTO là bắt buộc nhưng cũng có những ngoại lệ riêng, theo đó các Thành viên
có thể áp dụng các biện pháp trái với quy tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong
phạm vi cho phép khi thực thi nghĩa vụ của mình.
Điều XX quy định việc áp dụng các ngoại lệ chung không được tạo ra sự phân biệt
đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện như nhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại
quốc tế. Áp dụng các ngoài lệ trái với quy tắc không phân biệt đối xử trong trường hợp
cần thiết: bảo vệ đạo đức công cộng; bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật
hay thực vật; liên quan đến việc xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc; liên quan đến các sản
phẩm sử dụng lao động của tù nhân; bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không
trái với các quy định về áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách
độc quyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và các biện pháp ngăn
ngừa gian lận thương mại; di sản quốc gia; gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.
Ví dụ: US – Shrimp - Ngoại lệ (g) Điều XX GATT 1994
Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm được đánh
bắt bằng phương pháp gây hại đến loài rùa biển dựa trên cơ sở quy định tại Mục 609 của
Luật Công 101 – 162 có thể được biện minh theo ngoại lệ chung Điều XX(g) của GATT
1994 không?
Biện pháp của Hoa Kỳ nằm trong phạm vi các ngoại lệ của Điều XX của GATT


1994, cụ thể là Điều XX(g) về “việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt” nhưng
biện pháp này lại không đáp ứng được các yêu cầu của đoạn mở đầu của Điều XX về việc


“không được tạo ra phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện
như nhau” hay “tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế”, và vì vậy, biện
pháp này là không hợp lý theo Điều XX của GATT 1994.

2. Phân tích chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát
triển trong khuôn khổ WTO.
a. Về thuế quan
Khi tham gia vào WTO, các nước đang phát triển phải cam kết ràng buộc thuế
đối với 100% hàng nông sản và 73% sản phẩm công nghiệp, còn các nước công nghiệp
phát triển là 100% và 97%. Ngoài ra dựa trên mức thuế đã ràng buộc, các nước thành
viên phải tiến hành cắt giảm thuế quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuế suất đối với các
nông sản sẽ được cắt giảm trung bình 36% ở các nước phát triển (mức giảm tối thiểu mỗi
dòng thuế không ít hơn 15%) và 24% ở các nước đang phát triển (mức giảm tối thiểu đối
với mỗi dòng thuế không ít hơn 10%). Việc cắt giảm được tiến hành lần lượt trong vòng 6
năm đối với các nước phát triển (1995-2000) và 10 năm đối với các nước đang phát triển
(1995-2004). Các nước kém phát triển nhất sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt và có
những quy định riêng cụ thể.
b. Các biện pháp phi thuế
- Các biện pháp hạn chế định lượng
WTO không cho phép dùng hạn ngạch, giấy phép có tính định lượng để hạn chế
nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, trừ sản phẩm dệt và may mặc. Tuy nhiên,
đối với các nước đang phát triển, WTO yêu cầu các thành viên phát triển phải nâng dần tỷ
lệ tăng trưởng hạn ngạch hàng dệt và may mặc qua các năm. Đối với sản phẩm nông
nghiệp, các nước có thể dùng hạn ngạch thuế quan. Riêng với các nước đang phát triển,
chậm phát triển, WTO cho phép sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng như hạn
ngạch, giấy phép này trong một thời gian nhất định, nhưng thời gian này dài hay ngắn

phải thông qua đàm phán chứ không được tuỳ ý áp dụng.
- Trợ cấp xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Trợ cấp trong nông nghiệp: Theo nguyên tắc chung của WTO, các thành viên của
tổ chức này phải tiến hành cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và dần xoá bỏ các biện pháp trợ
cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản. WTO quy định rằng, các thành viên phải cam kết
cắt giảm và tiến tới xoá bỏ tất cả các chính sách hỗ trợ trong nước mà chính phủ nước


mình đang duy trì. Nhưng, đối với các nước đang và kém phát triển thì không phải đưa
vào các cam kết cắt giảm của mình các hỗ trợ nhỏ hơn 10% giá trị sản lượng nông sản
nhận được sự hỗ trợ đó.
Trợ cấp trong công nghiệp: WTO yêu cầu các thành viên của mình phải loại bỏ
ngay các hình thức trợ cấp trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng cũng có những ưu tiên cho
các nước đang phát triển vì chính sách trợ cấp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế của các nước này. Ngoài trợ cấp xuất khẩu, các thành viên đang phát triển
còn có thể áp dụng trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa trong vòng 5 năm kể từ
ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Riêng đối với các thành viên trong quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường được tiếp tục duy trì
trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa trong vòng 7 năm kể từ
ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.
WTO cũng có quy định rằng, các nước đang phát triển vẫn được đối xử ưu đãi
trong thương mại cho dù hàng xuất khẩu của họ đang bị điều tra để áp dụng thuế đối
kháng. Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ
một thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi nhà chức trách liên quan xác định
rằng:
+ Tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó (đối với
các nước thành viên đang phát triển có thu nhập quốc dân bình quân tính trên đầu người
trên 1000USD/năm đã xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu trước thời hạn cho phép và với các thành
viên chậm phát triển nhất hoặc các thành viên có thu nhập quốc dân dưới 1000USD/năm
thì con số tương ứng sẽ là 3%).

+ Khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu
sản phẩm tương tự vào thành viên nhập khẩu, trừ trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu
từ một nhóm nước đang phát triển cùng nhau chiếm tới hơn 9% tổng thị phần nhập khẩu
sản phẩm tương tự tại thành viên nhập khẩu (mặc dù mỗi nước trong nhóm chỉ chiếm ít
hơn 4% thị phần nhập khẩu).
- Định giá Hải quan
Theo quy định của WTO, tiêu chuẩn chính để tính giá trị hàng hoá nhập khẩu là
căn cứ vào Giá trị giao dịch (Transaction value), chỉ một số ít trường hợp không xác định
được giá trị giao dịch thì mới áp dụng cách tính khác. Tuy nhiên, đối với các nước đang
phát triển thì WTO cho phép có quyền duy trì hệ thống giá tính thuế tối thiểu hiện hành
trong một thời gian quá độ thông qua đàm phán về một số ít mặt hàng.


Bên cạnh đó, các nước đang phát triển còn được trợ giúp kỹ thuật trong việc đào
tạo nhân lực, soạn thảo và áp dụng các biện pháp mới, tiếp cận thông tin về các phương
pháp định giá hải quan, nghiên cứu tìm giải pháp trong trường hợp các nước này gặp trở
ngại đến mức có thể ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu và phân phối đơn lẻ.
- Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
WTO quy định các nguyên tắc về việc sử dụng các tiêu chuẩn bắt buộc, các tiêu
chuẩn tự nguyện nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn đó không tạo ra một rào cản phi thuế quan
đối với thương mại hàng hoá giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, đối với các nước đang
và chậm phát triển, WTO dành cho họ những ưu đãi nhất định, theo đó, các nước phát
triển cần phải công nhận những khó khăn đặc biệt của các nước đang phát triển trong khi
xây dựng và áp dụng các quy định kỹ thuật và giúp đỡ họ trong lĩnh vực này. Các nước
đang và chậm phát triển được tư vấn, hỗ trợ trong việc soạn thảo các quy định kỹ thuật,
thành lập các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, tham gia các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ
các nhà sản xuất tiếp cận hệ thống đánh giá hợp chuẩn trên lãnh thổ nước mình. Trừ các
trường hợp khẩn cấp, các nước phát triển phải dành thời gian hợp lý trước khi áp dụng
những biện pháp mới để các nước đang phát triển điều chỉnh sản phẩm hoặc quy trình sản
xuất. Đồng thời WTO cũng quy định rằng, các nước thành viên sẽ lưu tâm và xem xét

đến các điều kiện phát triển kinh tế, thương mại, tài chính của các nước đang phát triển
trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, nhằm không tạo ra những trở
ngại bất hợp lý đối với hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Trong điều kiện công
nghệ và kinh tế xã hội đặc biệt của nước mình, các nước đang phát triển có thể không sử
dụng các tiêu chuẩn quốc tế mà được phép áp dụng một số tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật
cụ thể nhằm mục đích duy trì các kỹ thuật, quy trình sản xuất trong nước phù hợp với
trình độ phát triển, nhu cầu tài chính và thương mại của nước mình.
c. Các biện pháp tự vệ trong thương mại
WTO quy định các nước thành viên được phép áp dụng các biện pháp tự vệ trong
thương mại, theo đó, một nước có thể hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp khẩn
cấp, khi lượng hàng hoá nhập khẩu tăng đột biến, gây ra hoặc đe doạ gây ra những tổn
hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc
các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
Đối với các nước đang phát triển, WTO cũng dành những ưu đãi trong vấn đề tự
vệ. ở một chừng mực nào đó, xuất khẩu của các nước đang phát triển không phải chịu
ảnh hưởng của các biện pháp tự vệ. Cụ thể là một nước nhập khẩu chỉ có thể sử dụng
biện pháp tự vệ đối với hàng hoá xuất khẩu của một nước đang phát triển nếu nước đang


phát triển cung cấp 3% khối lượng nhập khẩu của mặt hàng đó hoặc một nhóm nước đang
phát triển cùng nhau chiếm tới hơn 9% tổng khối lượng hàng nhập khẩu của mặt hàng đó
(mặc dù mỗi nước chiếm ít hơn 3% khối lượng hàng nhập khẩu).
Ngoài ra, theo quy định của WTO, các thành viên chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ
trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục những tổn hại nghiêm trọng
và tạo điều kiện điều chỉnh. Khi hết thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ chính thức,
trong những trường hợp cần thiết, các nước có thể được gia hạn thêm. Thời gian gia hạn
tối đa không quá 4 năm, nhưng đối với các nước đang phát triển, thời gian gia hạn tối đa
có thể lên tới 6 năm.
Sau khi hết thời gian gia hạn, các nước có thể tái áp dụng các biện pháp tự vệ,
nhưng việc này chỉ có thể thực hiện sau một khoảng thời gian bằng với thời gian đã áp

dụng biện pháp tự vệ trước đó, và thời gian sau khi chấm dứt biện pháp tự vệ lần trước
phải được ít nhất 2 năm. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, chỉ cần sau một
khoảng thời gian bằng nửa thời gian đã áp dụng biện pháp tự vệ trước đó là có thể áp
dụng lại.
Ví dụ, nước A đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng ô tô trong thời gian 3
năm và gia hạn thêm 2 năm nữa, tổng cộng là 5 năm. Nếu nước A là nước công nghiệp
phát triển thì phải sau ít nhất 5 năm nữa nước này mới có thể áp dụng lại biện pháp tự vệ
đối với mặt hàng ô tô. Còn nếu nước A là nước đang phát triển thì chỉ cần sau 2 năm rưỡi
nữa là nước này có thể áp dụng lại biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.



×