Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án an toàn giao thông lớp 3 chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.95 KB, 17 trang )

TUẦN 20
An toàn giao thông
CHỦ ĐỀ 5: AN TOÀN KHI ĐI QUA ĐƯỜNG SẮT
I. Mục tiêu :
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt những qui định bảo đảm ATGT đường
sắt.
- HS biết thực hiện các qui định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ (có và
không có rào chắn và không có rào chắn).
- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cúng lên
tàu.
II. Đồ dùng dạy học :
- Biển báo hiệu nơi có đượng sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
- Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga tàu hoả.
- Bản đồ tuyến đường sắt VN.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
1. Bài cũ:
- GTĐB gồm có các loại đường nào ?
- Nêu điều kiện an toàn và chưa an toàn của
đường bộ ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Đặc điểm của giao thông
đường sắt :
- Hỏi : Để vận chuyển người ,hàng hoá ngoài
các phương tiện ô tô, xe máy còn có loại
phương tiện nào ?
- Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào?
- Vậy đường sắt là loại đường như thế nào ?


- Em nào đã được đi tàu hoả, em hãy nói sự
khác biệt giữa tàu hoả, ô tô ?
-GV giới thiệu tranh, ảnh đường sắt, nhà ga,
tàu hoả.
Hỏi: Vì sao tàu hoả phải có đường riêng ?

- Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hoả có
thể dừng ngay được không? Vì sao ?

Hoạt động của HS
- 2HS trả bài.

Hoạt động cả lớp:
...tàu hoả

…đường sắt
… loại đường dành riêng cho tàu hoả có 2
thanh sắt nối dài gọi là đường ray.
- Tàu hỏa gồm có đầu máy và các toa chở
hàng, toa chở khách, tàu hỏa chở được nhiều
người và hàng hóa.
- HS quan sát
…gồm đầu tàu,nhiều toa, kéo theo nhiều toa
tàu, thành đoàn dài, chở nặng, tàu chạy
nhanh, các PTGT khác phải nhường đường
cho tàu đi qua .
…tàu không dừng ngay lại được vì tàu rất
dài, chở nặng, chạy nhanh nên khi dừng



- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2 :Giới thiệu hệ thống đường
sắt ở nước ta :( giới thiệu bản đồ ĐSVN)
+ Hỏi : Em nào biết nước ta có ĐS đi tới
những đâu, từ HN đi được những tỉnh nào ?
- Dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt
của nước ta từ HN đi đến các tỉnh , thành phố.
+ GV nêu: Nước ta có 6 tuyến đường sắt, đó
là:
- Hà Nội - Hải Phòng
- Hà Nội - TP Hồ Chí Minh ( là tuyến
đường sắt thống nhất)
- Hà Nội - Lào Cai
- Hà Nội - Lạng Sơn
- Hà Nội - Thái Nguyên
- Kép - Hạ Long
- Vì sao ĐS là phương tiện giao thông thuận
tiện?
+ GV kết luận: Đường sắt là phương tiện
giao thông thuận tiện vì:
- Chở được nhiều người và hàng hóa.
- Người đi tàu không mệt vì có thể đi lại trên
tàu. Đi đường dài có thể ngủ qua đêm trên
tàu.
- Đường sắt ở nước ta đi qua nhiều thành phố,
thị trấn, làng xã nơi đông dân, cắt ngang qua
nhiều đoạn đường GTĐB (nhiều nơi không có
rào chắn) nên dễ xảy ra tai nạn cho người đi
trên đường bộ nếu không có ý thức chấp hành
những quy định ATGT.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 25.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học.

phải có thời gian để tàu đi chậm dần rồi mới
dừng được.
- HS quan sát bản đồ
- HS trả lời

… vì chở được nhiều người, hàng hoá.
Người đi tàu ít mệt vì có thể đi lại trên tàu.


TUẦN 21
THỰC HÀNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng an toàn khi đi qua đường sắt.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và thực hành an toàn khi đi qua đường sắt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trên tuyến đường sắt.
- Vận động mọi người chấp hành tốt luật lệ giao thông.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh. Quan HS quan sát tranh và thảo luận
sát và TLCH theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét;
nêu câu hỏi; mời nhóm bạn trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2: Đánh giá tình huống
TH: Đến đoạn đường sắt sắp có tàu chạy Quan sát thảo luận

qua Nam rủ Lan chạy qua đường sắt. Nếu Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận
em là Lan em phải làm gì?
xét bổ sung hoặc nêu câu hỏi nhờ nhóm
GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý bạn giải đáp
kiến hay.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cho HS liên hệ bản thân về những việc làm Lần lượt nêu các việc đã làm
tốt/chưa tốt để các bạn học tập khắc phục
Chốt ý: nhắc nhở những việc tốt cần làm.
Khắc phục những việc không nên làm.

TUẦN 22


An toàn giao thông
CHỦ ĐỀ 5: AN TOÀN KHI ĐI QUA ĐƯỜNG SẮT (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
I. Mục tiêu :
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt những qui định bảo đảm ATGT đường
sắt.
- HS biết thực hiện các qui định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ (có và
không có rào chắn và không có rào chắn).
- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cúng lên
tàu.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 hs lên bảng

- 2 HS lên bảng trả lời theo câu hỏi
- Vì sao tàu hoả có đường riêng?
- Hãy kể tên các tuyến đường sắt ở nước ta từ Hà
Nội đến các tỉnh, thành phố?
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp, ghi
- Lắng nghe
đề bài lên bảng
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1 : Những qui định đi trên đường
bộ có đường sắt cắt ngang :
Hỏi: Các em thấy ĐS cắt ngang ĐB chưa? Ở
- HS trả lời
đâu ?
-Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không ? - HS trả lời
-Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang ĐB thì
các em cần phải phải tránh như thế nào?
-GV giới thiệu: Biển báo GTĐB số 210 và 211.
- HS quan sát
- Khi tàu chạy qua , nếu đùa nghịch, ném đá lên
- HS nêu những tai nạn có thể xảy ra trên
tàu xe sẽ như thế nào?
đường sắt.
- Yêu cầu Hs quan sát các tranh trong sách từ
trang 25 đến 27.
* GV: Vì sao ĐS là phương tiện giao thông
thuận tiện?
- GV kết luận:
Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt, không

- 2HS nhắc lại
ném đá đất vào đoàn tàu gây tai nạn cho người
trên tàu.
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV phát phiếu BT cho HS
- HS nhận nhiệm vụ
- Yêu cầu ghi chữ Đ(đúng), S(sai) vào ô trống.
- Nêu yêu cầu BT
+ Đường sắt là đường dùng chung cho các loại


PTGT
+ Đường sắt là đường dành riêng cho các loại tàu
hỏa.
+ Khi gặp tàu hỏa chạy qua, em cần đứng cách xa
đường tàu là 5m.
+ Em có thể ngồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt.
+ Khi tàu sắp đến và rào chắn đã đóng, em lách
qua rào chắn để sang bên kia đường tàu.
+ Khi tàu chạy qua đường nơi không có rào chắn,
em có đứng sát đường tàu để xem.
- Nhận xét - Chốt ý đúng.
- HS nêu kết quả, phân tích lí do chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu HS nhớ những qui định trên để giữ an
toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện.
- Nhận xét tiết học.


TUẦN 23

THỰC HÀNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng an toàn khi đi qua đường sắt.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và thực hành an toàn khi đi qua đường sắt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trên tuyến đường sắt.
- Vận động mọi người chấp hành tốt luật lệ giao thông.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh. Quan HS quan sát tranh và thảo luận
sát và TLCH theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét;
nêu câu hỏi; mời nhóm bạn trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống
TH: Bên cạch nhà Lan có một đoạn đường Quan sát thảo luận
ray xe lửa. Lan thường rủ Hải dùng đá ném Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận
lên tàu mỗi khi tàu chạy qua. Nếu em là xét bổ sung hoặc nêu câu hỏi nhờ nhóm
Hải em phải làm gì?
bạn giải đáp
ấy thì em phải làm gì?
GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý
kiến hay.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cho HS liên hệ bản thân về những việc làm Lần lượt nêu các việc đã làm
tốt/chưa tốt để các bạn học tập khắc phục
Chốt ý: nhắc nhở những việc tốt cần làm.
Khắc phục những việc không nên làm.


TUẦN 24

LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng an toàn khi đi qua đường sắt.
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và thực hành an toàn khi đi qua đường sắt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trên tuyến đường sắt.
- Vận động mọi người chấp hành tốt luật lệ giao thông.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Mỗi nhóm 1 tranh. Quan sát và TLCH theo HS quan sát tranh và thảo luận
gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét;
nêu câu hỏi; mời nhóm bạn trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống
TH: Gia đình Nam sống cạnh đường ray xe Quan sát thảo luận
lửa và mẹ Nam thường phơi quần áo cách Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận
đường ray chưa được 1 mét. Nếu em là xét bổ sung hoặc nêu câu hỏi nhờ nhóm
Nam em khuyên mẹ như thế nào ?
bạn giải đáp
GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý
kiến hay.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cho HS liên hệ bản thân về những việc làm Lần lượt nêu các việc đã làm
tốt/chưa tốt để các bạn học tập khắc phục
Chốt ý: nhắc nhở những việc tốt cần làm.
Khắc phục những việc không nên làm.


TUẦN 25
An toàn giao thông

CHỦ ĐỀ 6: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN THUYỀN BÈ
I. Mục tiêu :
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường thủy, những qui định bảo đảm ATGT
đường thủy.
- HS biết thực hiện các qui định khi đi trên thuyền, bè.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi đi thuyền, bè.
II. Đồ dùng dạy học :
- Áo phao.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
1. Bài cũ:
- Nêu điều kiện an toàn và chưa an toàn của
đường sắt ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Đặc điểm của giao thông
đường thủy :
- Hỏi : Để vận chuyển người ,hàng hoá trên
sông, biển, người ta sử dụng phương tiện nào ?
- Em nào đã được đi tthuyền, bè hãy nói sự
khác biệt khi đi thuyền, bè với ô tô ?
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK,
tranh, ảnh thuyền, bè.
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học.


Hoạt động của HS
- 2HS trả bài.

Hoạt động cả lớp:
...thuyền, bè
- HSTL
- HS quan sát và chọn ra loại thuyền, bè an
toàn và chưa an toàn.


TUẦN 26
THỰC HÀNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường thủy, những qui định bảo đảm ATGT
đường thủy.
- HS biết thực hiện các qui định khi đi trên thuyền, bè.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi đi thuyền, bè.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh. Quan HS quan sát tranh và thảo luận
sát và TLCH theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét;
nêu câu hỏi; mời nhóm bạn trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống
TH: Nam là một người rất hiếu động, Nam Quan sát thảo luận
đã tự chế ra một chiếc bè và rủ em chèo bè Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận
trên sông để chơi. Lúc đó em sữ làm gì ?
xét bổ sung hoặc nêu câu hỏi nhờ nhóm
GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý bạn giải đáp

kiến hay.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cho HS liên hệ bản thân về những việc làm Lần lượt nêu các việc đã làm
tốt/chưa tốt để các bạn học tập khắc phục
Chốt ý: nhắc nhở những việc tốt cần làm.
Khắc phục những việc không nên làm.


TUẦN 27
An toàn giao thông
CHỦ ĐỀ 6: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN THUYỀN BÈ (tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường thủy, những qui định bảo đảm ATGT
đường thủy.
- HS biết thực hiện các qui định khi đi trên thuyền, bè.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi đi thuyền, bè.
II. Đồ dùng dạy học :
- Áo phao.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
1. Bài cũ:
- Để vận chuyển người ,hàng hoá trên sông,
biển, người ta sử dụng phương tiện nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. Các hoạt động
* Hoạt động 2 : An toàn khi đi thuyền, bè.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK
trang 28,29,30.

H: Nêu những việc nên và không nên để đảm
bảo an toàn khi đi thuyền, bè.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học.

Hoạt động của HS
- 2HS trả bài.

Hoạt động nhóm:
- Quan sát các tranh trong SGK trang
28,29,30.
- Thảo luận và nêu những việc nên và
không nên để đảm bảo an toàn khi đi
thuyền, bè.
- Đọc kết luận


TUẦN 28
THỰC HÀNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường thủy, những qui định bảo đảm ATGT
đường thủy.
- HS biết thực hiện các qui định khi đi trên thuyền, bè.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi đi thuyền, bè.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh. Quan HS quan sát tranh và thảo luận
sát và TLCH theo gợi ý của GV

Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét;
nêu câu hỏi; mời nhóm bạn trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống
TH: Lớp Hải tổ chức đi dã ngoại trên sông, Quan sát thảo luận
ngồi trên thuyền Hải cứ thò tay xuống để Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận
nghịch nước. Nếu em cũng có mặt ở đó em xét bổ sung hoặc nêu câu hỏi nhờ nhóm
sữ làm gì ?
bạn giải đáp
GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý
kiến hay.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cho HS liên hệ bản thân về những việc làm Lần lượt nêu các việc đã làm
tốt/chưa tốt để các bạn học tập khắc phục
Chốt ý: nhắc nhở những việc tốt cần làm.
Khắc phục những việc không nên làm.


TUẦN 29
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường thủy, những qui định bảo đảm ATGT
đường thủy.
- HS biết thực hiện các qui định khi đi trên thuyền, bè.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi đi thuyền, bè.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Mỗi nhóm 1 tranh. Quan sát và TLCH theo HS quan sát tranh và thảo luận
gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét;

nêu câu hỏi; mời nhóm bạn trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống
TH: Một lần về quê ngoại chơi, Hải cùng Quan sát thảo luận
các bạn chèo thuyền ra sông chơi. Nếu em Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận
cũng có mặt ở đó thì em sữ làm gì ?
xét bổ sung hoặc nêu câu hỏi nhờ nhóm
GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý bạn giải đáp
kiến hay.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cho HS liên hệ bản thân về những việc làm Lần lượt nêu các việc đã làm
tốt/chưa tốt để các bạn học tập khắc phục
Chốt ý: nhắc nhở những việc tốt cần làm.
Khắc phục những việc không nên làm.


TUẦN 30

An toàn giao thông
LUYỆN TẬP CHUNG
SƯU TẦM TRANH ẢNH VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Yêu cầu:
- Các nhóm trình bày ảnh sưu tầm về an toàn giao thông của nhóm mình.
II. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động trình bày sản phẩm

Hoạt động của học sinh
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét

- Yêu cầu HS thảo luận chuẩn bị nội
dung thuyết trình cho ảnh của nhóm
mình.
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương các
nhóm thực hiện tốt.
2. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về an
toàn giao thông.

TUẦN 31


An toàn giao thông
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố các kiến thức đã học từ chủ đề 1 đến chủ đề 6
- Có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, khi đi ô tô, xe buýt
- Vận động mọi người thực hiện.
II. Đồ dung dạy học:
-Một số câu hỏi ghi sẵn vào phiếu, đính lên cây hoa.
-Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
Chia lớp thành 2 đội A & B
Đại diện các nhóm lần lượt lên bốc
Cử ban giám khảo gồm: Lớp trưởng, lớp thăm, trả lời.
phó học tập, đại diện mỗi đội 1 HS
Đại diện đội bạn nhận xét, bổ sung.
Ban giám khảo ghi điểm

Tổng kết, phát thưởng cho đội thắng
cuộc.
Hoạt động 2: HS làm bài cá nhân
GV phát phiếu bài tập
HS làm bài
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp nhận xét, chữa bài
GV thu bài chấm lại
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo chấm bài.
GV nhận xét tiết học
NỘI DUNG PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1.
Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta gồm có:
a) Đường quốc gia, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị.
b) Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường nông thôn.
Câu 2.
Đường xã là?
a) Đường do người dân xây dựng nên.
b) Đường nối các xã trong huyện.
c) Đường nối các thôn, xóm trong xã.
Câu 3.
Thực hiện luật Giao Thông đường bộ là:
a) Đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
b) Đảm bảo thực hiện đúng nội quy nhà trường đã đề ra.
Câu 4.
Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường, nếu không có rào
chắn các em phải đứng cách đường rây ngoài cùng ít nhất
a) 3 mét
b) 4 mét
c) 5 mét

Câu 5.
Biển báo hiệu nguy hiểm có đặc điểm.
a) Hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng.


b) Ở giữa có hình vẽ màu đen chỉ nội dung sự nguy hiểm cần biết.
c) a, b đều đúng
Câu 6.
Người tham gia giao thông cần biết đến biển báo hiệu giao thông để:
a) Đi xe cho nhanh.
b) Đảm bảo an toàn giao thông.
Câu 7.
Đối với đường sắt ta phải chú ý:
a) Chỉ được dạo chơi trên đường sắt lúc tàu hỏa không chạy qua.
b) Không đi bộ, không chạy chơi trên đường sắt bất cứ lúc nào.
Câu 8.
Khi đến trường, để an toàn em cần chọn:
a) Con đường rộng, có vỉa hè, có biển báo giao thông.
b) Con đường có cây xanh bóng mát, nhiều người đi lại.
Câu 9.
Khi đi bộ chỉ được phép đi bộ qua đường ở nơi có vạch đi bộ qua
đường, khi:
a) Trên đường có ít người và xe qua lại.
b) Có tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ.

TUẦN 32
An toàn giao thông
LUYỆN TẬP CHUNG



I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng khi đi bộ và kỹ năng đi đường an toàn.
- Giáo dục các em có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi 2HS ngồi cạnh nhau thảo luận
nội dung các câu hỏi sau:
1. Khi đi bộ trên đường, ta phải đi như
thế nào?
2. Để qua đường an toàn ta cần phải
làm gì?
3. Thế nào là con đường an toàn?
Mời đại diện một số nhóm trả lời, cả lớp
theo dõi nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
GV phát phiếu bài tập
HS nhận phiếu BT
HS làm bài
Gọi 1 HS lên bảng làm vào phiếu BT ở Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng
bảng phụ
Cả lớp đổi chéo chấm chữa bài.
GV nhận xét tiết học
NỘI DUNG PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1.
Con đường đến trường là gì:
a) Con đường có vỉa hè, có biển báo hiệu giao thông.
b) Con đường có trồng nhiều cây bóng mát.
c) Con đường không có người và xe qua lại.

Câu 2.
Khi đi trên đường, ta phải tuân theo sự chỉ dẫn của:
a) Bạn bè cùng lớp học.
b) Biển báo hiệu giao thông.
Câu 3.
Đường không an toàn là:
a) Đường quốc lộ, đường nông thôn.
b) Đường tỉnh, đường xã.
c) Đường có nhiều xe đi lại, không có biển báo giao thông.
Câu 4.
Đi bộ an toàn là gì:
a) Đi trên vỉa hè.
b) Đi thẳng hàng.
c) Đi chậm chậm.
Câu 5.
Đường không có vỉa hè, khi đi bộ ta phải:
a) Đi sát lòng đường.
b) Đi thật nhanh.
c) Đi sát mép lề đường bên phải.
Câu 6.
Khi đi qua đường cần chú ý:
a) Không nắm tay nhau chạy qua đường.


b) Không đi qua đường nơi bị che khuất.
c) a, b đều đúng
TUẦN 33
An toàn giao thông
d) SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
e) GV tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi về an toàn giao thông

f)



×