Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT BÀI TẬP MÔN TIN HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.67 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN IAPA
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SÔ GIAI PHÁP NÂNG CAO CHÂT LƯƠNG TIẾT
BÀI TÂP MÔN TIN HOC 8

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Ngày sinh: 20/07/1989
Tổ:

Toán – lý

Chức vụ:

Giáo viên

Iapa, 14/03/2017

I. THỰC TRẠNG MÔN TIN HOC 8 VÀ TIẾT BÀI TÂP TIN HOC 8 TẠI


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU.
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ
bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này
giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy
trình công nghệ và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Và


đặc biệt môn Tin học 8 có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật
toán, tư duy Logic, góp phần hính thành học vấn phổ thông cho học sinh.
Có một thực tế là đa số học sinh cho rằng môn tin học là một môn học phụ,
nên có nhiều em không quan tâm đến môn học cũng như có ý nghĩ không cần
học.
Trường THCS Phan Bội Châu có đến gần 70% học sinh là người dân tộc
thiểu số, điều kiện tiếp xúc với Công nghệ thông tin rất khó khăn, hầu hết các em
biết đến tin học chỉ qua giáo viên.
Với tư duy của các em học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS
Phan Bội Châu nói riêng thì lập trình là một môn rất trừu tượng và khó tiếp thu.
Lớp 8 các em học sinh mới bắt đầu làm quen với lập trình vì vậy các em còn rất
bỡ ngỡ, việc tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy, mới đầu khi
tiếp xúc với lập trình các em rất sợ vì khi giải một bài toán ở ngoài đơn giản hơn
giải một bài toán trên máy tính rất nhiều, có khi tính nhẩm cũng ra, nhưng giải
trên máy tính thì mất nhiều thời gian hơn và có khi lại cho kết quả không đúng.
Các tiết Bài tập, Ôn tập của môn tin học chưa quy định nội dung cụ thể, vì
vậy giáo viên phải soạn một tiết bài tập sao học sinh hệ thống được kiến thức và
có thể giải quyết được các bài tập trong sách giáo khoa cũng như các bài tập
tương tự.
Qua 3 năm giảng dạy tinh học 8, tôi nhận thấy khả năng lập trình của các
em học sinh còn thấp.
Kiến thức toán học của các em chưa đủ đáp ứng để giải một bài toán bằng
lập trình.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 2


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8


Khi chạy chương trình thì nhiều học sinh chưa biết kết quả của chương
trình đúng hay sai.
Thường thì học sinh biết sửa lỗi cú pháp đơn giản nhưng chưa biết sửa lỗi
thuật toán
Như vậy, phương pháp giảng dạy môn Tin học 8 như thế nào thì hợp lí?
Làm sao để các em phát huy tính tích cực học tập của mình một cách hiệu quả
nhất? Theo tôi, mỗi giáo viên đều có những cách giải quyết của riêng mình. Và
tôi nhận thấy cần có những tiết Bài tập đơn giản, dễ hiểu và đủ kiến thức giúp các
em dễ dàng làm quen và yêu thích Lập trình hơn và để cho từng tiết dạy Tin học
ngày càng gần gũi với các em hơn, cho các em cảm thấy hứng thú mỗi khi có tiết
học Tin học.
Từ những thực trạng trên tôi chọn đề tài: ”Một số giải pháp nâng cao chất
lượng tiết bài tập môn tin học 8”. Tôi muốn các em học sinh tiếp thu kiến thức
lập trình dễ dàng hơn, được luyện tập nhiều hơn và yêu thích lập trình cũng như
hiểu được ý nghĩa của lập trình trong cuộc sống. Tôi rất mong được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô cũng như của đồng nghiệp cho đề tài của tôi được hoàn
chỉnh.

II. NỘI DUNG MỘT SÔ GIAI PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHÂT LƯƠNG
TIẾT BÀI TÂP TIN HOC 8.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 3


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

1. SOẠN GIÁO ÁN VÀ CHON BÀI TÂP HƠP LÝ.

Để có một tiết học đạt hiểu quả cao thì việc soạn giáo án rất quan trọng, vì
nó quyết định chất lượng tiết học. Giáo viên phải đầu tư cho giáo án, tiến trình
lên lớp và chọn các phương pháp hợp lý để có một tiết học tốt.
Trong một tiết bài tập thì hệ thống bài tập giáo viên đưa ra là quan trọng
nhất. Theo tôi hệ thống bài tập phải đi từ thấp đến cao, từ những bài tập quen
thuộc đến những bài tập tương tự sau đó mới đến bài tập khó.
Hiện nay tiết bài tập tin học 8 trường THCS Phan Bội Châu đã được tăng
lên, thường thì sẽ có 2 tiết bài tập sát nhau sau mỗi bài học, theo tôi: với bài tập
trong SGK nếu có thời gian chúng ta nên cho học sinh giải luôn trong các tiết học
lý thuyết là tốt nhất còn nếu không kịp thì giáo viên hãy hướng dẫn để học sinh tự
giải ở nhà. Khi đến tiết bài tập giáo viên sẽ dành một phần thời gian để sửa các
bài tập trong SGK cho học sinh, từ đó học sinh sẽ biết được bài làm của mình là
đúng hay sai, sai ở chỗ nào. Chỗ nào các em chưa hiểu và chưa làm được thì
chúng ta có thể giảng giải kĩ và chi tiết để các em có thể nắm được, vì lập trình là
một môn học khó và trừu tượng nên việc học sinh khó hiểu và nắm được bài là
chuyện thường xuyên xảy ra . Sau khi sửa bài tập về nhà xong thì giáo viên sẽ
cho học sinh làm những bài tập tương tự, sau đó nâng dần độ khó lên.
Nên cho học sinh viết nhiều chương trình hơn để các em có thể làm quen,
biết cách viết một chương trình hoàn chỉnh, biết sửa lỗi cũng như hiểu được thuật
toán.
Ví dụ ở tuần 16 có 2 tiết bài tập sau bài ”Câu lệnh điều kiện” thì giáo viên
có thể cho học sinh làm các bài tập 4,5,6 trong SGK và kết hợp với các bài tập
sau:

Bài 4/51(sgk)
- Điều kiện để điều khiển chiếc khay trong trò chơi là: Nhấn phím mũi tên

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 4



Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

,
- Hoạt động được thực hiện nếu điều kiện thỏa mãn: Chiếu khay sẽ được
dịch chuyển
- Hoạt động không được thực hiện nếu điều kiện không thỏa mãn: Chiếu
khay sẽ không được dịch chuyển
Bài 5 /51(sgk).
a. Sai ( thừa dấu hai chấm)
b. Sai. Sau điều kiện có dấu ” ; ”
c. Đúng nếu phép gán m:=n không phụ thuộc vào điều kiện x>5; ngược lại,
là sai, cần đưa hai câu lệnh a:=b; m:=n; vào trong cặp từ khó begin...end;.
d. Sai. Vì trước else có dấu ” ; ”
Bài 6/51 sgk
a. x= 6

b. x= 5

Bài 1: Viết chương trình nhập một số nguyên a từ bàn phím và kiểm tra
xem a là số chẵn hay không?
Giải:
Program SoChan;
Uses crt;
Var a : integer;
Begin
Clrscr;
Write (‘Moi ban nhap so a: ‘);


Readln (a);

If a mod 2 = 0 then Writeln(‘So ‘,a,’ la so chan’)
Else Writeln(‘So ’,a,’ khong phai la so chan’);
Readln
End.
Bài 2: Viết chương trình xét xem một tam giác có là tam giác cân hay
không khi biết ba cạnh của tam giác.
Giải:
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 5


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

Program Tam_giac_can;
uses crt;
var a,b,c: real;
begin
clrscr;
write('Nhap a = '); readln(a);
write('Nhap b = '); readln(b);
write('Nhap c = '); readln(c);
if (a = b) or (b = c) or (a = c) then writeln('La tam giac can')
else
writeln('Khong phai la tam giac can');
readln
end.
Giải:

Bài 3: Viết chương trình giải phương trình bx + c = 0 (Các hệ số b,c được
nhập từ bàn phím).
Giải:
Program PT_Bac_Nhat;
Uses crt;
Var x,b,c : Integer;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘moi ban nhap 2 he so b va c cua phuong trinh bac nhat’);
Readln(b,c);
If b<>0 then
Writeln(‘ nghiem cua phuong trinh bac nhat la: ‘,-c/b:3:1);
Else

if c<>0 then writeln(‘phuong trinh da cho vo nghiem’ )

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 6


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

Else writeln(‘phuong trinh da cho co vo so nghiem’);
Readln
End.
Bài tập về nhà:
Bài 1: Viết chương trình nhập vào một số nguyên và kiểm tra xem số đó
có phải số lẻ không?
Bài 2: Viết chương trình xét xem một tam giác có là tam giác vuông hay

không khi biết ba cạnh của tam giác.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào thông tin học sinh như sau: họ tên,
điểm trung bình học kì của học sinh đó và in ra màn hình kết quả xếp loại học lực
của học sinh đó. (Biết rằng nếu ĐTB>=8.0 thì xếp loại giỏi, 6.5<=ĐTB<8.0 xếp
loại khá, 5.0<=ĐTB<6.5 xếp loại TB, ĐTB<5.0 xếp loại yếu)
* Lưu ý: Giáo viên nên dạy tiết bài tập có viết chương trình trên phòng
máy, để học sinh làm bài và kiểm tra lỗi cũng như kiểm tra tính đúng của chương
trình.
2. PHƯƠNG PHÁP
-

Khi cho học sinh làm bài tập giáo viên yêu cầu học sinh xác định

Input và Output của bài toán và hướng dẫn học sinh mô tả thuật toán.
-

Gợi ý để học sinh chủ động tìm ra vấn đề trong bài bằng những câu

hỏi. Ví dụ đối với bài tập ”Viết chương trình nhập một số nguyên a từ bàn phím
và kiểm tra xem a là số chẵn hay không?”
Các câu hỏi đưa ra có thể là:
+ Hãy xác định input và Output của bài toán.
+ Số chẵn là số như thế nào?
+ Làm sao để biết một số có chia hết cho 2 hay không?
+ Trong Pascal dùng phép toán gì để kiểm tra số dư?
+ Hãy mô tả thuật toán (nêu hướng viết chương trình).
+ Chúng ta sử dụng những câu lệnh gì trong chương trình này?

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai


Trang 7


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

-

Giáo viên nên dành các câu hỏi đơn giản cho những học sinh trung

bình và dưới trung bình, tạo điều kiện cho các em mạnh dạn phát biểu ý kiến của
mình, giáo viên nên khen gợi những ý đúng trong câu trả lời của các em cũng như
không làm các em cảm thấy tự tin khi trả lời chưa đúng.
-

Sau khi hướng dẫn học sinh viết được chương trình giáo viên nên

yêu cầu học sinh cho biết ý nghĩa từng câu lệnh trong chương trình, nhằm mục
đích để đối tượng học sinh trung bình và học sinh dưới trung bình có thể hiểu bài
và ôn lại kiến thức cũ (chỉ áp dụng ở học kỳ I).
-

Đối với học sinh giỏi (nguồn thi tin học trẻ) các em sẽ làm rất

nhanh những bài tập mà giáo viên đưa ra, giáo viên nên ra thêm các bài tập nâng
cao cho các học sinh đó.
-

Đối với những học sinh khá khi các em làm xong bài của mình giáo

viên nên phân công các em đi giúp các bạn còn lại sửa bài hoặc sửa lỗi (vì trong

một tiết học giáo viên khó mà giúp đỡ hết mọi học sinh). Từ đó các em sẽ tự tin
vào bản thân và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
-

Đối với bài tập về nhà giáo viên hướng dẫn học sinh hướng giải bài

toán và yêu cầu học sinh về nhà làm để tiết sau kiểm tra bài cũ, hoặc nộp lại để
lấy điểm…, mục đích là để các em chăm làm bài tập về nhà hơn.
-

Các bài tập về nhà nên phân chia cấp độ, các bài tập tương tự cho

đối tượng học sinh trung bình và dưới trung bình; các bài tập có cấp độ cao hơn
một chút cho các đối tượng học sinh khá, giỏi.

III. KẾT QUA KIỂM NGHIỆM ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng dụng các giải pháp trên cho các tiết Bài tập tin học 8 tôi đã
thu được kết quả khả quan hơn so với những năm học trước. Nhiều học sinh, đặc

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 8


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

biệt là nhóm học sinh ôn thi học sinh giỏi các cấp đã tự tìm hiểu, tự nghiên cứu
kiến thức do đó phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình giải bài
tập. Các em cảm thấy thích thú khi giải bài tập Tin học.
Dưới đây là bảng so sánh trước và sau khi áp dụng đề tài.

Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
đề tài.
Tỉ lệ học sinh nắm được cấu trúc khi ≈ 90%

đề tài.
≈ 100%

viết chương trình.
Tỉ lệ học sinh biết chạy và kiểm tra ≈ 80%

≈ 98%

chương trình.
Tỉ lệ học sinh biết sửa lỗi chương ≈ 45%

≈ 75%

trình
Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá trở lên
≈ 38 %
50%
Nhờ áp dụng kinh nghiệm trên mà số học sinh đạt giải Tin học trẻ cấp huyện
của trường ngày càng tăng và đạt được kết quả cao hơn so với các trường khác
trong huyện, cụ thể:
Năm học
Số học sinh đạt giải Tin học trẻ cấp huyện

2015-2016
2


Nói tóm lại Lập trình là một môn học khó và mới mẻ đối với học sinh lớp
8, Có nhiều bài toán hay thì học sinh lớp 8 chưa học đến, cho nên giáo viên cần
phải biết cách lựa chọn bài tập hay và phương pháp giảng dạy cho hợp lý để học
sinh có thể hiểu và làm được bài tập cũng như tạo hứng thú trong mỗi tiết Tin học
giúp học sinh ngày càng yêu thích môn Tin học hơn.
Trên đây là những giải pháp của tôi để nâng cao tiết bài tập tin học 8 đã
được tôi áp dụng trong trường THCS Phan Bội Châu và đạt được nhiều kết quả
khả quan. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 9


Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiết bài tập môn tin học 8

Ia Mrơn, ngày 14 tháng 03 năm 2017
Người thực hiện

Trang
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai

10




×