Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Dẫn lưu kehr.pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ
DẪN LƯU KEHR

LỚP Y6N




Giới thiệu:
 Ống

kehr được làm từ cao su latex (rẻ tiền,mềm, có tính
kích thích mô để tạo đường hầm) thuận lợi cho việc theo
dõi đường mật sau điều trị.

 Ống

kehr có dạng chạc 3 giống chữ T, sỡ dĩ như vậy là để
cố định để ống không bị tụt ra ngoài. Dọc thành ống có các
lỗ nhỏ dẫn lưu mật ra ngoài và xuống tá tràng.

 Ống T có

nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo mục đích sử
dụng, thường nhất là 10-14Fr



Chỉ định:



Ống dẫn lưu Kehr được sử dụng:
 Sau

mở đường mật để thám sát hay lấy sỏi

 Nối

ống mật chủ với tá tràng hay ruột non.


Mục đích sử dụng:


Giảm áp lực đường mật sau mổ.



Theo dõi chảy máu đường mật sau mổ



Tránh hẹp đường mật sau mổ



Bơm rửa đường mật, bơm thuốc điều trị, giúp dịch mật,
bùn mật chảy ra ngoài.




Đảm bảo chỗ khâu đường mật lành tốt tránh rò mật gây
nhiễm trùng hay viêm phúc mạc.



Tạo đường hầm lấy qua nội soi nếu còn sót sỏi.


Chăm sóc sau mổ


Chăm sóc tại chỗ:
 Đảm

bảo vô trùng hệ thống dẫn lưu

 Luôn

đặt túi chứa ở vị trí thấp hơn ống mật để tránh trào
ngược

 Tránh
 Thay

để gập ống.

băng dẫn lưu và theo dõi chân ống dẫn lưu hằng
ngày. Phát hiện sớm dấu hiệu phản ứng của da tại vị trí
chân ống dẫn lưu nếu có sưng, nóng, đỏ, đau thì thay băng
hằng ngày.



Tránh để gập ống

Túi chứa ở vị trí thấp


Theo dõi sau mổ:


Theo dõi số lượng, tính chất, màu sắc dịch mật:


Sau phẫu thuật, chưa có nhu động ruột, cơ vòng Oddi bị viêm, phù nề
nên dịch mật chủ yếu ra ngoài qua ống kehr: 300-500ml/24h



Khi có trung tiện (3-4 ngày sau mổ), một phần dịch mật xuống tá
tràng nên lượng dịch qua ống kehr ra ngoài giảm, còn 200300ml/24h.



Bình thường dịch mật có màu xanh đen ánh vàng



Nếu kehr không ra dịch thì có thể do dịch mật rò vào khoang bụng,
để lâu gây thấm mật phúc mạc, rồi viêm phục mạc mật, khi đó cần
lau rửa ổ bụng




Trường hợp nghẹt ống kehr, dịch mật có mủ, máu, cặn sỏi trong gan,
khi đó ta cần thông lại ống bằng cách bơm rửa ống kehr với bơm
tiêm loại 5ml, bơm 5ml NaCl 0,9% từ từ nhẹ tay vào Kehr để thông
lòng ống nếu thấy nặng tay thì hút ra, không cố bơm tiếp.


Rút ống Kehr:


Chỉ định rút ống Kehr:


Ống kehr thường được rút sau 10-14 ngày để có thời gian mô (phúc
mạc và các tạng trong ổ bụng) tạo thành đường hầm chắc chắn
quanh ống.



Chụp Xquang đường mật qua ống chứng tỏ không còn sỏi, thuốc
cản quang xuống tá tràng tốt, không dò vào ổ bụng



Kẹp kehr liên tục, >48h BN không đau, không sốt. Nếu có đau
chứng tỏ đường mật chưa thông.



Lưu ý:


Khi rút ống Kehr, ta không xoay ống, nếu không ống sẽ xoắn lại 
khi rút ống ra có thể làm rách đường mật.



Khi rút phải rút liên tục, vừa phải, tránh rút nhanh sẽ làm hở miệng
nối tại OMC.



Sau khi rút xong, phải nặn hết dịch ra để tránh tồn lưu mật. Nếu dịch
mật vẫn còn chảy ra nhiều sau khi rút ống (do sau khi rút thì đường
hầm vẫn còn, phải đợi 1 khoảng thời gian thì đường hầm mới tự đóng
lại), có thể đặt túi để dịch mật chảy vào túi này.




Rút xong, không cần khâu lại vết thương ngay chân ống
kehr, do sau khoảng 2 tuần thì phúc mạc và tạng trong ổ
bụng đã tạo đường hầm quanh ống kehr nên khu rút ống
thì mật sẽ theo đường hầm đó ra ngoài nhưng không gây
viêm phúc mạc mật, sau đó nó sẽ tự bịt lại do áp lực
dương của ổ bụng nên dịch mật không thoát ra được nữa.


Kẹp ống Kehr liên tục







Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×