Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã trường sơn,huyện nông cống, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.23 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Ngành Quản lý nhà nước là ngành học đào tạo cho sinh viên những kỹ năng
cơ bản về nghiệp vụ hành chính như: Kỹ năng tổ chức bộ máy, kỹ năng giải quyết
và xử lý các công việc hành chính, kỹ năng quản lý nhân sự …Để làm được điều
này một yêu cầu bắt buộc đặt ra với mỗi sinh viên là phải có sự nhận thức đúng
đắn cũng như sự đánh giá tổng hợp một cách khoa học về kỹ thuật hành chính.
Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, kiến thức được thầy, cô giáo trang bị
trong suốt quá trình học và được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo UBND xã nên
trong quá trình nghiên cứu chuyên đề của bản thân em gặp thuận lợi hơn rất nhiều
và đã hoàn thành chuyên đề một cách thành công. Tuy nhiên, cũng có một số khó
khăn nhỏ khi thực hiện chuyên đề như: công việc văn phòng mang tính chất tổng
hợp và khối lượng công việc tương đối lớn nên việc xử lý công việc đòi hỏi phải có
những kinh nghiệm nhất định.
Qua bài báo cáo thực tập của mình, cá nhân em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới tất cả những người đã giúp đỡ em hoàn thành được kết quả học tập
cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân trong suốt khoá học. Đó là sự biết ơn
tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và các thầy, cô
giáo ở Khoa Hành Chính học và TS. Đỗ Thị Thanh Nga nói riêng lòng biết ơn sâu
sắc vì đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình
học tập tại trường, đặc biệt là về ngành Hành chính học. Bằng sự nhiệt huyết lòng
yêu mến học trò thầy, cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và những ví dụ sát
với thực tế qua các bài giảng trên lớp để trang bị cho chúng em những kiến thức
trong quá trình vừa học vừa làm.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................4
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2 . Lịch sử nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................4
7. Cấu trúc của bài báo cáo.........................................................................................4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ
MỘT CỬA................................................................................................................5
1.1.Một số khái niệm liên quan..................................................................................5
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng
cộng sản Việt Nam về cải cách TTHC........................................................................6
1.2.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.............................................................6
1.2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................................................6
1.2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách thủ tục hành chính.........7
1.3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính.................................................................7
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................9

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH...........10
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TRƯỜNG SƠN, HUYỆN NÔNG CỐNG,.....10
TỈNH THANH HÓA.............................................................................................10
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của xã Trường Sơn..................10
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số...........................................................................10
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội.............................................................11



2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND xã Trường Sơn
.................................................................................................................................. 11
2.2. Thực tiễn công tác giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã xã Trường Sơn,
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa..........................................................................13
2.2.1. Sự cần thiết thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính
tại UBND xã Trường Sơn.........................................................................................13
2.2.2. Cơ sở pháp lý về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa................16
2.2.3. Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã Trường Sơn, huyện
Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.....................................................................................17
2.2.4. Kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết thủ tục
hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
................................................................................................................................. 20
2.2.4.1. Kết quả đạt được..........................................................................................20
2.2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy
ban nhân dân xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa..........................22
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................24

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
SỚM ÁP DỤNG CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ TRƯỜNG SƠN, HUYỆN NÔNG
CỐNG, TỈNH THANH HÓA...............................................................................24
3.1. Một số nhóm giải pháp......................................................................................25
3.1.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng trình tự thủ
tục............................................................................................................................. 25
3.1.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện..............................................26
3.1.3. Nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả nêu cao đạo đức công vụ, tận tình với nhân dân cũng như có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng..............................................................27
3.1.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất......................................................27
3.2. Một số khuyến nghị...........................................................................................28

Tiểu kết chương 3.....................................................................................................30

KẾT LUẬN............................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................32


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
HĐND
CBCC
CCMC
TTHC

Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Cán bộ, công chức
Cơ chế một cửa
Thủ tục hành chính


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu khách quan
không thể thiếu của sự phát triển và nó cũng luôn tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng
nhiều thách thức cho các quốc gia. Hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới như
tuân thủ luật pháp, hợp tác đầu tư, ... vì thế mỗi quốc gia phải có những cơ chế,
chính sách linh hoạt trong giải quyết các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu
tư. Vì vậy, cải cách hành chính mang tính toàn cầu. Ở nước ta, cải cách hành chính
đã được tiến hành trong nhiều năm, nhiều giai đoạn khác nhau. Với mục đích nhằm
công khai, minh bạch và đơn giản hoá thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành

Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 về cải cách một bước thủ tục hành
chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Đây là văn bản
pháp lý đầu tiên, cơ sở quan trọng cho việc cải cách thủ tục hành chính.
Trên tinh thần thực hiện các Nghị quyết, văn bản của Đảng và nhà nước, các
địa phương đã khẩn trương ban hành các văn bản về cải cách thủ tục hành chính.
Trong đó, nội dung quan trọng là thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông vào giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức. Với việc đưa bộ
phận một cửa, một cửa liên thông vào hoạt động đã nâng cao chất lượng phục vụ
của các cơ quan hành chính nhà nước, quy về một đầu mối, một cửa, một dấu.
Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tránh phải đi lại nhiều lần, gặp gỡ nhiều
phòng ban để liên hệ giải quyết thủ tục hành chính. Điều này đã nhận được sự ủng
hộ và tin tưởng của nhân dân vào chính quyền.
Nông Cống là một huyện phía Nam của tỉnh Thanh Hóa trong đó có khu
kinh tế Nghi Sơn là một trong những khu kinh tế trọng điểm của cả nước. Trường
Sơn là xã nằm phía tây của huyện Nông Cống có vị trí địa lý thuận lợi nằm dọc
quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, và tập trung đông dân cư khu Kinh tế Nghi Sơn
tái định cư. Ở đây đang thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia
đầu tư, do đó việc cải cách thủ tục hành hính cũng như đưa cơ chế một cửa vào giải
quyết thủ tục hành chính cho cong dân, tổ chức là một yêu cầu cần thiết. Ngày 17
tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số
1


3678/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án cải cách hành chính theo cơ chế “một
cửa” của UBND huyện Nông Cống. Và UBND huyện Nông Cống đã ban hành các
văn bản pháp lý để đưa bộ phận một cửa, một cửa liên thông vào hoạt động. Tuy
nhiên, tại UBND xã Trường Sơn do những khó khăn nhất định về điều kiện cơ sở
vật chất cũng như nhân sự mà vẫn chưa triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chê một cửa vào giải quyết thực hiện công việc, nó đã ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả công việc và nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân.

Trước thực tế trên, với mong muốn góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giải thủ tục hành chính, hướng đến phục vụ tốt nhất cho công
dân, tổ chức em lựa chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
tại UBND xã Trường Sơn,huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa” làm Báo cáo thực
tập.
2 . Lịch sử nghiên cứu
TTHC là cơ sở để nhà nước giải quyết công việc của công dân, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp của công dân, tổ chức và cơ quan nhà nước khi có công việc
cần giải quyết. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác cải cách
TTHC ở Việt Nam. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về đề tài cải cách
TTHC của một số tác giả ở Việt Nam.
Thái Xuân Sang, (2014), “Cải cách thủ tục hành chính trong tiến trình phát
triển và hội nhập”.Đề tài nêu lên tầm quan trọng của việc cải cách TTHC là vấn đề
được quan tâm chủ yếu hiện nay trong tiến trình phát triển và hội nhập vai trò cải
cách TTHC ngày càng được khẳng định và hơn thế nữa yêu cầu mới trong thời kì
hội nhập tiếp tục đặt ra trong cải cách hành chính nhiều thách thức cần vượt qua.
TS. Trần Trịnh Tường, ( 2014 ), “ Nghiên cứu hoàn thiện đề án cải cách
hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng” .Đề tài kiến nghị nhiều TTHC gọn nhẹ
đơn giản phù hợp luât định đảm bảo quản lí thồng nhất nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể tham gia quá trình xây dựng.
Viện nghiên cứu khoa học hành chính, ( 2014 ), “ Cải cách hành chính nhà
nước tại tỉnh Quảng Bình”.Đề tài xác định cải cách hành chính nhà nước là nhiệm
vụ trọng tâm và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội
2


của tỉnh những năm qua và đưa ra những định hướng cơ bản cụ thể nhằm thực hiện
mục tiêu cải cách hành chính.
Đoàn Thị Hằng, (2010), “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
tại UBND thị xã Tam Điệp – Thực trạng và giải pháp đổi mới”.Đề tài đã nêu ra

những nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC. Nêu ra thực trạng cải cách TTHC
theo cơ chế một cửa từ đó khắc phục những khó khăn và phát huy mặt tích cực
trong công cuộc cải cách TTHC theo cơ chế một cửa.
Những nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng trong việc phân tích lý luận
và thực tiễn về cải cách hành chính, TTHC và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo tập trung nghiên cứu công tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa
tại UBND xã Trường Sơn. Đồng thời tham khảo những quy trình xử lý và giải
quyết TTHC ở những địa phương khác để có cái nhìn tổng quát hơn về công tác cải
cách TTHC trong thực tế.
Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian : Cải cách TTHC trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm
2016.
- Không gian : Tập chung nghiên cứu TTHC hướng tới hoàn thiện các
TTHC.
- Phạm vi nghiên cứu : UBND xã Trường Sơn.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu.
Trên cơ sở khảo sát , đánh giá thực trạng và vai trò của cải TTHC, nhằm
đưa ra những giải pháp, kiến nghị phát huy những mặt tích cực và khắc phục
những hạn chế trong cải cách hành chính tại UBND xã Trường Sơn.
Tìm hiểu thực trạng và sự cần thiết triển khai cơ chế một cửa vào giải quyết
thủ tục hành chính tại UBND xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên bài nghiên cứu cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ
bản sau:
3



Làm rõ nguồn gốc và vai trò ảnh hưởng của cải cáchTTHC.
Khảo sát nghiên cứu đánh giá tình hình cải cách TTHC tại xã Trường Sơn,
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cải cách TTHC tới đời sống, kinh tế của
người dân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp như :
- Điều tra, khảo sát
- Phương pháp lôgic
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6. Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu tổng hợp khái quát những đặc điểm, vai trò, ảnh hưởng của
TTHC trong tình hình cải cách TTHC tại UBND xã Trường Sơn, huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa
Từ góc độ nghiên cứu lý luận, bài nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra những mặt
tích cực và hạn chế trong công tác cải cách TTHC . Đồng thời đưa ra những giải
pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những tiêu cực đối với công
tác cải cách TTHC tại UBND xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
7. Cấu trúc của bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu
của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác cải cách thủ tục hành chính và cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Trường
Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây.
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm sớm áp dụng cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã xã Trường Sơn, huyện Nông

Cống, tỉnh Thanh Hóa.

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ
MỘT CỬA
1.1. Một số khái niệm liên quan
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về TTHC. TTHC theo nghĩa
tiếng việt là “cách thức tiến hành công việc theo một trình tự hay một luật lệ đã
quen”, theo từ điển từ ngữ và hán việt, nhà xuất bản TP.HCM. TTHC theo cuốn
đại từ điển tiếng việt của NXB văn hoá thông tin năm 1998 là“cách thức tiến hành
một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của cơ quan nhà
nước”. Theo đó hoạt động quản lý nhà nước đều được tiến hành theo những thủ
tục nhất định. Theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính Phủ về “ Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương ” thì khái niệm thủ tục hành chính, cơ chế
một cửa được hiểu là:
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền để giải quyết công việc cụ thể giữa các
cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa các cơ quan hành chính nhà nước
với các tổ chức, cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, buộc cơ
quan nhà nước, các tổ chức và công dân phải tuân theo khi thực hiện thủ tục.
Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao
gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp
nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân với

cơ quan hành chính. Công việc của bộ phận này là tiếp nhận, hướng dẫn người dân
thực hiện đầy đủ quy trình thủ tục cần thiết để giải quyết công việc, thẩm định tính
hợp pháp của hồ sơ, sau đó chuyển cho các phòng ban chức năng giải quyết. Sau
đó, các công dân và tổ chức nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ
quan mình nộp hồ sơ hành chính.
5


Đối với chính quyền cấp xã việc thực hiện CCMC tạo ra rất nhiều thuận lợi
cho công dân và tổ chức trong việc liên hệ thực hiện thủ tục. Tuy nhiên, Còn việc
thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại đây do tác động của nhiều yếu tố nên em
thấy cũng chưa thực sự cần thiết.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách TTHC.
1.2.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Lênin rất chú trọng đối với công tác cải cách nền hành chính, coi đây là
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong cải cách nền hành chính, Lênin nhấn mạnh đến việc xắp xếp, tinh
giảm bộ máy hành chính nhà nước, thực hành tiết kiệm. Người nhấn mạnh “nhiệm
vụ cấp thiết, chủ yếu nhất lúc này và trong những năm sắp tới là không ngừng tinh
giảm bộ máy Xô Viết và giảm bớt chi phí của nó… xóa bỏ tác phong lề mề hành
chính bệnh quan liêu và giảm bớt các khoản chi tiêu phí sản xuất.
Cùng với việc thiết lập một hệ thống quản lý mới, Lênin xúc tiến việc cải
cách hành chính để đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành thông suốt, Lênin coi
trọng việc cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt những khâu xét
duyệt giấy tờ không cần thiết. Người đặc biệt lưu ý tới việc soạn lại các quy định
thật cơ bản thiết thực đã tính toán chính xác để thi hành có hiệu quả.
Để cải cách nền hành chính nhà nước, Lênin còn nhấn mạnh đến những vấn
đề thên chốt như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tinh thần trách
nhiệm và đạo đức công vụ, đấu tranh chống lại các hành động quan liêu, tham

những, sách nhiễu.
1.2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong
việc xây dựng nền hành chính quốc gia thực sự hiện đại và hoạt động có hiệu quả.
Ngay từ buổi đầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tiến hành xây dựng một nền hành chính phù hợp với yêu cầu mới.
Người yêu cầu “phải xây dựng một nền hành chính của dân, do dân và vì
dân”. Giảm thiểu những sách nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc hành
6


chính. Thủ tục hành chính phải phù hợp với yêu cầu giải quyết công việc theo
đúng công việc, song cũng cần phù hợp với trình độ người dân.
Người lênn án mọi hành vi của quyền, lộng quyền của cán bộ khi giải quyết
công việc của nhân dân. Người yêu cầu “ cán bộ, đảng viên phải là những công bộc
trung thành và tận tình của nhân dân”.
1.2.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách thủ tục hành
chính.
Tại đại hội lần thứ VII của Đảng ( 6/1991 ) đã đánh dấu bước đổi mới, phát
triển về tư duy cải cách nền hành chính nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất
nước. Đảng đã đặt trọng tâm vào cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới hệ
thống chính trị. Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VII (1/1995) đã ra nghị
quyết chuyên đề cải cách một bước nền hành chính nhà nước với hệ thống chủ
trương, nội dung, phương pháp cải cách tương đối đồng bộ, cơ bản, chuyên sâu.
Các đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996), lần thứ IX (4/2000), lần thứ X (4/2006) và
các hội nghị trung ương đảng đã tiếp tục bổ xung, phát triển đường lối, chủ trương
cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước trong đó trọng tâm là thực hiện cải
cách TTHC. Đây là thành tựu nổi bật trong đổi mới phát triển tư duy lý luận của
Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nói chung, là kết quả của sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và ttư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạch định

đường lối, chủ trương cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay
1.3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính.
Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Nộ vụ giai đoạn 2013-2015, được xây
dựng dựa trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày
08/11//2011 của chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011-2020 và Chương trình cải cách hành chính của Bộ giai
đoạn 2011-2020. Mục tiêu của kế hoạch là tiếp tục triển khai xây dựng và hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật trênn các lĩnh vục quản lý nhà nước của Bộ
đã được cấp có thẩm quyền giao giai đoạn 2013-2015. Tiếp tục triển khai thực hiện
Nghị quyết của chính phủ phê duyệt phương án đơn giải hóa thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Thực hiện đầy đử các quy
7


định về kiểm soát thủ tục hành chính. Triển khai Nghị quyết số 61/2012/NĐ-CP
ngày 10/08/2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, đảm bảo tổ chức bộ
máy tinh gọn, không chồng chéo chức năng, nhiện vụ hoạt động hiệu lực hiệu
quả. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức viên chức cả về chất lượng, số
lượng theo vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế đã được phê duyệt hàng năm. Đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ, duy trì và nâng
cao hiệu quả triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 9001:2008 trong giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị thuộc
và trực thuộc Bộ.
Nội dung cơ bản của kế hoạch là:
Cải cách thể chế.
Cải cách thủ tục hành chính.
Cải cách tổ chức bộ máy
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Cải cách hành chính công.

Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính.
Tổ chức thực hiện. Trách nhiện của các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể
trong bộ. Trách nhiệm của thủ tướng các cơ quan, đơn vị thuộc và trục thuộc Bộ.
trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ. Vụ cải cách hành chính. Trách nhiệm của văn
phòng Bộ. Trách nhiệm của vụ pháp chế. Trách nhiệm của Vụ kế hoạch tài
chính….
Cơ chế một của, và một cửa liên thông thực hiện ở 5 cấp tỉnh: Công an tỉnh,
Cục thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Kho
bạc Nhà nước tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa (trong đó có Công an tỉnh, Cục
thuế tỉnh thực hiện cơ chế một cửa liên thông).
Ở huyện áp dụng trong các lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho hộ kinh doanh, giấy phép xây dựng…
Ở xã: cấp giấy phép xây dựng nhà ở, đất đai hộ tịch…

8


Tiểu kết chương 1
Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận quan trọng trong cái cách nền
hành chính quốc gia.Yêu cầu đặt ra là phải đạt được những yêu cầu trong
quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau và
giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức,công dân
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của là giải pháp để giúp thể
chewes hành chính đơn giản,gọn nhẹ vận hành đúng theo quy trình thích ứng phù
hợp với từng loại công việc,từng điều kiện thực tế
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là cơ sở để nghiên cức thực
trạng và những kết quả đạt được cũng như những khó khăn vướng mắc tại Uỷ ban
nhân dân xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.từ đó ,có những giải
pháp cụ thể cho việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Uỷ ban
nhân dân xã


9


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TRƯỜNG SƠN, HUYỆN NÔNG CỐNG,
TỈNH THANH HÓA.
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của xã Trường Sơn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số
Trường sơn là một xã ở Phía Tây huyện Nông Cống.
- Phía Bắc giáp xã Hải Nhân
- Phía Nam giáp xã Xuân Lâm
- Phía Đông giáp xã Bình Minh
- Phía Tây giáp dãy núi Bộc
Có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.206,4ha trong đó diện tích đất sản xuất
nông nghiệp là 900ha gồm: đất trồng cây hàng năm: 742,37ha, đất trồng cây lâu
năm khác chiếm 161,49ha; đất vườn tạp: 136,73ha, đất có mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản là 20,9ha. Là một xã vùng màu của huyện nhưng đặc điểm của xã lại có 2
vùng kinh tế rõ rệt: 1/2 diện tích phía tây là vùng bán sơn địa chủ yếu là sản xuất
cây lúa nước (diện tích 460ha) và trồng cây lâm nghiệp, phát triển đàn chăn nuôi
đại gia súc.1/2 diện tích về phía đông chuyên sản xuất cây khoai lang và cây lạc
xuất khẩu (diện tích 400ha). Từ khi có nước kênh nam hồ Yên Mỹ thì 1/3 diện tích
được cơ cấu cây lúa nước và việc tưới tiêu tương đối chủ động.
Xã Trường Sơn có dãy núi đá Thổ Sơn, núi Năng, núi Nguyền và dãy núi
Bộc là nguồn nguyên liệu quý trong kiến thiết cơ bản, có hai cồn cát lớn khoảng
20ha chủ yếu là xây dựng và sản xuất thuỷ tinh.
Nhân dân xã Trường Sơn thuần tuý làm nông nghiệp chủ yếu là sản xuất cây
lúa, cây lạc, khoai lang và trồng rau sạch. Ngoài ra còn phát triển thêm nghề như
đục đá, thợ mộc, thợ hồ và kinh doanh dịch vụ.
Theo số liệu thống kế đến năm 2011 xã Trường Sơn có 2.214 hộ với 9.677

nhân khẩu; trong đó có 4.712 nhân khẩu là nam giới, nữ giới chiếm 4.965 nhân
khẩu và độ tuổi từ 14 tuổi trở lên chiếm 8.358 người. Tổng số đất đai 3.206,4ha
trong đó có 640 ha đất canh tác. Hợp tác xã nay khoán cho nhóm sản xuất và người
10


lao động, có 953,4 ha trồng cây lâm nghiệp với diện tích khoảng 1.800ha rừng. Xã
Trường Sơn có ba đường quốc lộ xuyên qua dọc theo hướng Bắc – Nam là đường
quốc lộ số 1A, đường xe lửa Hà Nội – Sài Gòn và một đường chiến lược. Ngày
nay trong công cuộc đổi mới nhờ những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên thuận lợi có sẵn cùng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Đảng bộ chính
quyền và nhân dân xã Trường Sơn đang vươn mình đứng lên đạt nhiều thành tựu
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hoá – xã hội – chính trị.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội
Những năm vừa qua nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, nhà nước cũng
như sự quan tâm của cấp trên và sự cố gắng của chính quyền, nhân dân địa phương
mà Trường Sơn đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.
100% trẻ em trong độ tuổi theo học đều được đến trường, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào
các trường Đại học, Cao đẳng tăng cao và số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp
Trung học phổ thông theo học tạo các trường trung cấp nghề lớn.. Hệ thống kênh
mương tưới tiêu phục vụ sản xuất và hệ thống điện, đường giao thông hầu như đã
được hoàn thiện đến từng thôn xóm. Cùng với đó là việc áp dụng những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi
phí cũng như thời gian lao động của người dân.
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn không ít khó khăn ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân. Do một năm có bốn mùa rõ rệt nên thời tiết đã gây ra nhiều
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa hè do ảnh hưởng của gió Lào nắng
nóng làm cho việc sản xuất và tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, còn vào mùa mưa thì
thường xuyên chịu ảnh hưởng rất lớn của bão lũ. Tình hình an ninh trật tự tại địa
phương có những lúc mất ổn định. Việc quản lý của chính quyền địa phương gặp

nhiều khó khăn.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND xã
Trường Sơn
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
UBND xã Trường Sơn là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp địa
phương với chức năng là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung đối với mọi mặt
11


đời sống trong xã, UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hành chính Nhà
nước ở xã nhằm đảm bảo cho bộ máy hành chính được thông suốt.
Các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được quy định rõ tại Luật Tổ chức
HĐND & UBND các cấp năm 2003; thực hiện theo Luật tổ chức HĐND & UBND
các cấp được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và căn cứ theo yêu cầu thực tế;
UBND xã Trường Sơn cũng đã xây dựng và ban hành ra quy chế hoạt động cụ thể
trên các lĩnh vực. Nhìn chung UBND cấp địa phương nói chung và UBND xã
Trường Sơn nói riêng làm việc theo chế độ kết hợp sự chỉ đạo của tập thể, dưới sự
điều hành của Chủ tịch xã theo nguyên tắc sau:
Giải quyết công việc theo thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm được quy
định của pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như: chỉ đạo, tổ chức tuyên
truyền giáo dục pháp luật; thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bản Quy phạm pháp
luật của cơ quan Nhà nước và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã; Tổ chức
thực hiện phối hợp các ban ngành, đoàn thể, trường học, thôn xóm trên địa bàn
thực hiện biện pháp giúp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân…,
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Trường Sơn:
Lãnh đạo UBND xã Trường Sơn gồm: 01 Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch chịu
trách nhiệm phụ trách hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá – xã hội.
Gồm có 08 phòng ban chức năng là các cơ quan tham mưu cho Lãnh đạo
UBND và quản lý về chuyên môn sau:
1.Văn phòng – Thống kê UBND xã:


02 người.

2.Địa chính – xây dựng:

02 người.

3.Tư pháp - hộ tịch:

01 người.

4.Trưởng Công an:

01 người.

5.Văn hoá – xã hội:

01 người.

6.Tài chính - Kế toán:

02 người.

7.Chính sách xã hội:

01 người.

8.Xã đội trưởng:

01 người.


12


2.2. Thực tiễn công tác giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã xã
Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Sự cần thiết thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục
hành chính tại UBND xã Trường Sơn
Việc thực hiện CCMC đã rút ngắn thời gian giải quyết, giảm chi phí hành
chính và công sức cho tổ chức, công dân. Nhân dân chỉ cần đến bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả để liên hệ giải quyết công việc mà không phải đi lại nhiều nơi và mất
nhiều thời gian như trước đây. Điều này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, tin
tưởng của nhân dân vào hoạt động của chính quyền. Mặt khác, thực hiện CCMC đã
công khai được các hồ sơ, giấy tờ, thời gian và mức thuế, lệ phí được thu tạo điều
kiện cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chất
lượng công vụ, ý thức tổ chức kỷ luật cũng như tinh thần trách nhiệm phục vụ tổ
chức, công dân của cán bộ, công chức đã được nâng lên rõ rệt. Vấn đề này đã được
khẳng định của hầu hết các ý kiến nhận xét của nhân dân khi đến giao dịch tại bộ
phận “một cửa”. Nhìn một cách khách quan từ phía công dân và tổ chức thì quy
định việc thực hiện CCMC trong giải quyết các TTHC rõ ràng đã tạo điều kiện
thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây khi họ phải liên hệ với nhiều phòng ban
cũng như thời gian giải quyết thủ tục không được quy định cụ thể tại các cơ quan
hành chính. Công dân, tổ chức cũng không mất nhiều thời gian để đi qua rất nhiều
phòng ban sau đó mới có thể đến được phòng giải quyết thủ tục quan trọng sau
cùng. Mà việc đi lại “ nhiều cửa” có một số trường hợp không đạt kết quả vì “ mỗi
cửa” hướng dẫn một khác, có những lúc giữa các phòng giải quyết không đồng
nhất, gây mâu thuẫn lẫn nhau. Công dân muốn làm cho các cửa của cơ quan hành
chính “thông suốt” được với nhau đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức, thời
gian, hay còn gọi là “phí bôi trơn” để các TTHC được giải quyết kịp thời. Nhiều
lúc họ còn phải sử dụng đến nhiều mối quan hệ ngoài công vụ mới có thể giải

quyết được. Thực tế không phải công dân, tổ chức nào cũng có đủ điều kiện và tự
nguyện làm “ công việc” này. Rõ ràng từ chỗ họ được phục vụ thì giờ họ đang phải
đi cầu xin dịch vụ từ các nhà quản lý nên nhiều khi vì nhiều lý do khác nhau mà
người dân chấp nhận bỏ ra một khoản “ phí bôi trơn” để sớm được giải quyết thủ
13


tục. Từ đó tạo ra sự bất bình đẳng trong việc được cung ứng dịch vụ công của
người dân. Khi CCMC được triển khai thực hiện đã khắc phục cơ bản tình trạng
bức xúc này. Nó trả về đúng bản chất của sự phục vụ, cơ quan nhà nước phải tự
làm công việc của mình, không được đùn đẩy những việc của mình về phía người
dân, đẩy khó khăn về phía người dân, phải coi việc phục vụ nhân dân là quyền và
nghĩa vụ của mỗi cán bộ, công chức nhà nước. Khi triển khai việc thực hiện
CCMC trong giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan hành chính phải kiện toàn bộ
máy của mình, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức. Bởi vì, họ phải đảm
nhận và thực hiện chức năng thực sự của mình qua cơ chế mới, không còn chuyện
công dân làm thay cho cơ quan nhà nước như trước đây. Về thời gian giải quyết
của từng thủ tục hành chính được quy đinh cụ thể và công khai theo hướng ngày
càng rút ngắn cũng là cơ sở tăng tính trách nhiệm và hiệu quả làm việc của CBCC.
Để thực hiện tốt những quy định này phải xác định rõ bản chất pháp lý của
CCMC. Một cửa tức là công việc tập trung về một đầu mối có trách nhiệm chính
thực hiện thông qua sự phối hợp với các “cửa” khác. Không thể nhầm lẫn giữa việc
tập hợp các “cửa” tức là tập hợp các cơ quan chuyên môn, chuyên trách quản lý
nhà nước với việc tập trung đầu mối để giải quyết công việc. Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả là nơi tập trung dễ dàng thông qua một quy chế phối hợp ,việc tập hợp
các “cửa” quy về một đầu mối chính là làm thay một phần các công việc của công
dân nhằm đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nói riêng và bộ máy nhà
nước nói chung. Đã có địa phương trong một thời gian dài không nắm rõ bản chất
của vấn đề nên việc thực hiện CCMC chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Cũng chính
những địa phương này góp phần hoàn thiện cơ chế một cửa từ những bước thủ

nghiệm ban đầu chưa được chính xác đó. Nguyên nhân là do tính chất mới mẻ của
vấn đề, cả trong tư duy quản lý và phương thức quản lý. Việc thực hiện CCMC
cũng không phải là giải pháp có thể giải quyết toàn bộ vấn đề cải cách hành chính
ở địa phương, mà nó chỉ là một khâu trong cải cách hành chính và cũng không nằm
ngoài xu thế chung của mục tiêu cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy nhà
nước.
Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa đã được quy định rõ đó là:
14


. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, và đúng pháp luât.
. Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và
thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả.
. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá
nhân.
. Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận chuyên môn
để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
Các cơ quan hành chính nhà nước cần phải tuân thủ pháp luật trong quá trình
giải quyết công việc của mình, trong đó có những quy định về trình tự, cách thức
sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc theo chức năng,
nhiệm vụ được giao. Các quy tắc quy định về trình tự, cách thức thực hiện thủ tục
của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các công việc liên quan đến công dân,
tổ chức tạo thành hệ thống quy phạm thủ tục, buộc các cơ quan nhà nước cũng như
các CBCC và công dân, tổ chức phải tuân theo trong quá trình giải quyết công
việc. Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý có hiệu quả, cơ quan hành chính
phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, đó chính là những quy
định về trình tự, cách thức giải quyết các thủ tục. Xét trong nội bộ của bộ máy
hành chính nhà nước, CCMC trước hết là do các cơ quan nhà nước xây dựng và
công bố để thực giúp cho việc giải quyết thủ tục được rút ngắn, thuận tiện hơn và

đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó.
Nếu CCMC khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽ tạo khả năng sáng
tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu
quả thiết thực cho quản lý nhà nước. Do vậy, khi được xây dựng hợp lý và vận
dụng tốt vào đời sống nó sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà nước và nhân dân.
Thời gian qua từ thực tế của việc thực hiện CCMC tại các địa phương, ý
nghĩa cũng như tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính đã được nhìn nhận,
đánh giá đúng mức hơn. Ở những nơi CCMC vận dụng không hợp lý do căn bệnh
cửa quyền, quan liêu chưa được khắc phục, thì nhìn chung việc giải quyết công
việc đều không có hiệu quả cao, hoặc bị ách tắc hoặc nhiều khi rất trì trệ. Trái lại, ở
15


những nơi thực hiện giảm nhẹ các thủ tục hành chính, tập trung vào một cửa để
giải quyết yêu cầu của dân thì ở đó hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nâng cao
rõ rệt. Công việc được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi. ở những nơi đó lòng tin
của người dân vào cơ quan nhà nước đã bắt đầu đươc khôi phuc, củng cố. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, khi ở nước ta đang tiếp tục công cuộc cải cách nền hành
chính nhà nước và xây dựng nhà nước ta trở thành nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, thì việc thực hiện CCMC tại các cơ quan hành chính nhà nước nói
chung và tại UBND xã Trường Sơn nói riêng lại càng có vai trò quan trọng. Đảng
và nhà nước ta đang đề ra các biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính để
không kìm hãm sự phát triển mà trái lại sẽ góp phần tích cực thúc đẩy cho nền kinh
tế phát triển nhanh hơn. Từ đó, làm cho sự phát triển của TTHC ở từng giai đoạn
phù hợp với tiến trình đổi mới kinh tế. Có thể khẳng định rằng để sớm cải cách nền
hành chính nước nhà thì việc áp dụng CCMC vào giải quyết TTHC là một bước
tiến lớn.
Nhìn một cách tổng quát, việc áp dụng CCMC là một trong những nội dung
quan trọng của cải cách hành chính có ý nghĩa như một chiếc cầu nối gắn kết giữa
cơ quan nhà nước với công dân và các tổ chức. Chiếc cầu này có khả năng làm bền

chặt các mối quan hệ , làm cho nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Nhưng nếu xây dựng thiếu tính khoa học, áp dụng tuỳ tiện vào đời sống thì sẽ
là xa cách dân với Nhà nước.
2.2.2. Cơ sở pháp lý về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn hoạt động tại địa phương và văn cứ vào
các văn bản quản lý, chỉ đạo của cơ quan cấp trên, tỉnh Thanh Hóa và UBND
huyện Nông Cống đã xây dựng và ban hành các đề án, quyết định để thực hiện
chương trình cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh
cũng như triển khai thực hiện áp dụng mô hình giải quyết công việc theo cơ chế
một cửa và một cửa liên thông trên địa bàn toàn tỉnh và UBND huyện Nông Cống
đó là:
- Chỉ thị số 27/2003/CT-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá về tổ chức thực
hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính ở địa phương.
16


- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 22/06/2007 của UBND tỉnh Thanh
hoá, về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án đơn giản hoá TTHC
trên các lĩnh vực quản lý giai đoạn 2007 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 7/10/2008 về đẩy mạnh thực hiện Đề án Đơn
giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 20072010 trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 07/10/2009 về việc tăng cường chỉ đạo thực
hiện bộ thủ tục hành chính đã công bố và rà soát thủ tục hành chính của Chủ tịch
UBND tỉnh;
- Quyết định số 3190/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc công bố bổ sung thủ tục hành chính vào Bộ thủ tục hành chính chung
áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện Quyết định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa trong giải
quyết thủ tục hành chính tại UBND xã, phường, thị trấn hầu hết các địa phương
trong cả nước đã thực hiện CCMC vào giải quyết các TTHC, tạo điều kiện thuận

lợi cho công dân và tổ chức khi cần liên hệ thực hiện thủ tục cũng như rút ngắn
thời gian và tiết kiệm chi phí cho người dân. Nhưng do điều kiện của địa phương
còn nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những yêu cầu của
công việc nên hiện nay việc thực hiện CCMC trong giải quyết các TTHC hàng
ngày vẫn chưa được áp dụng tại UBND xã Trường Sơn. Hiện nay, tại UBND xã
Trường Sơn việc giải quyết các TTHC cho công dân, tổ chức vẫn đang áp dụng
theo mô hình cũ đó là nhiều khâu, nhiều cấp trung gian gây khó khăn, mất thời
gian cũng như chi phí đi lại cho công dân trong quá trình liên hệ giải quyết thủ tục.
2.2.3. Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã Trường
Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Do những điều kiện nhất khó khăn về cơ sở vật chất nhất định nên trước đây
việc nhiều cán bộ làm chung một phòng làm việc hay cán bộ kiêm nhiệm nhiều
việc vẫn đang diễn ra như văn phòng UBND và phòng Tư pháp - Hộ tịch làm việc
và giải quyết công việc chung trong một phòng làm việc. Việc quản lý hồ sơ giấy
tờ của từng phòng ban gặp khó khăn do phòng làm việc chật hẹp, tạo ra tâm lý làm
17


việc không thoải mái cho cán bộ cũng như công dân khi đến giao dịch. Nhưng việc
thiếu phòng làm việc này cũng một phần nào đó đã cho chúng ta thấy việc giải
quyết các TTHC của cán bộ, công chức và người dân đã dần hình thành như cơ chế
một cửa. Đó là khi người dân đến thực hiện các TTHC như chứng thực thì hầu hết
việc đóng dấu chứng thực và dấu của UBND xã được cán bộ Tư pháp hoặc cán bộ
Văn phòng thực hiện luôn, việc xin chữ ký xác nhận vào hồ sơ hành chính cũng
tương đối thuận lợi vì phòng làm việc của hai Phó Chủ tịch cũng được sắp xếp
cạnh đó nên việc xin chữ ký chứng thực nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều. Nó được
hình thành gần giống như CCMC được thực hiện tại đây. Và nhiều lúc khối lượng
công dân đến thực hiện TTHC lớn thì các Phó Chủ tịch cũng thay phiên nhau ngồi
làm việc luôn tại Văn phòng UBND để tiện cho việc ký giấy tờ xác nhận cho công
dân. Tạo điều kiện cho người dân rất nhiều, loại bỏ các khâu trung gian không cần

thiết gây phiền hà cho công dân cũng như tiết kiệm thời gian của cán bộ, công
chức khi hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục. Trước những bất cập do những
yếu tố chủ quan và khách quan làm giảm hiệu quả giải quyết công việc nên sau
một thời gian, công sở UBND xã đã được đầu tư xây mới với số lượng phòng làm
việc một phần nào đó đã đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc của CBCC.
Đó là mỗi cán bộ, cũng như công chức chuyên môn đều có một phòng làm việc
riêng. Phòng làm việc đã đáp ứng được yêu cầu làm việc của mỗi công chức như
mỗi phòng phần lớn đã được trang bị máy tính, máy in cũng như tủ đựng tài liệu.
Nhưng do vẫn còn nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất cũng như cách bố trí
sắp xếp công sở nên việc thực hiện CCMC vẫn chưa được thực hiện. Nhưng việc
bố trí, sắp xếp các phòng làm việc chưa thực sự hợp lý như phòng làm việc của
Phó Chủ tịch không gần với phòng làm việc của văn phòng để người dân tiện liên
hệ công tác hay xin xác nhận vào các hồ sơ hành chính. Còn phòng Cán bộ chính
sách nơi có nhiều người già tới hỏi về các chế độ, lương, phụ cấp lại bố trí tầng hai
khiến các cụ già yếu vẫn phải vất vả khi lên gặp được Cán bộ chính sách … Và khi
chuyển lên phòng làm việc mới lại không có sơ đồ chỉ dẫn cũng như do trình độ
hiểu biết pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế nên dẫn đến việc liên hệ
giải quyết thủ tục gặp rất nhiều khó khăn. Đó là trước đây theo thói quen như đi
chứng thực thì được thực hiện tại một phòng thì giờ lại phải chạy tới ba đến bốn
phòng mới hoàn thành việc chứng thực của mình. Và khi người công dân không
18


biết TTHC của mình cần thực hiện được thì phải làm như thế nào. Tất cả những
câu hỏi này đều tập trung về văn phòng và cán bộ văn phòng thường xuyên phải
hướng dẫn cho người dân đến liên hệ giải quyết TTHC này thì phải tới những
phòng ban nào và gặp những ai. Ví dụ: “ Khi công dân thực hiện TTHC trong lĩnh
vực chứng thực thì hầu hết tất cả các công dân đến thực hiện thủ tục đều vào Văn
phòng UBND xã trước tiên. Họ nói vào xin dấu chứng thực, vì thói quen trước đây
họ cũng chỉ phải vào văn phòng xin dấu chứng thực, sau đó xin chữ ký và quay lại

đóng dấu là xong, được thực hiện tại 2 phòng làm việc. Vì thế cán bộ văn phòng lại
phải hướng dẫn công dân chuyển hồ sơ qua phòng Tư pháp - Hộ tịch đóng dấu
chứng thực. Sau đó tiếp tục chuyển hồ sơ sang phòng Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch
UBND ký rồi lại chuyển về văn phòng đóng dấu và nộp lệ phí để nhận hồ sơ của
quá trình thực hiện TTHC mà những phòng này không được bố trí gần nhau. Do
trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên nhiều lúc cán bộ văn
phòng đã giải thích nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ quy trình thực hiện như thế nào và
thắc mắc, gây mất thời gian giải quyết công việc của cán bộ”. . .
Bảng 2.1. Kết quả giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch.
Đăng ký khai sinh
Hồ sơ
Hồ sơ hoàn trả
Hồ sơ
Năm

Hồ sơ

Đăng ký kết hôn
Hồ sơ hoàn trả

Hồ sơ

tiếp

Đúng

Trễ

không


tiếp

Đúng

Trễ

không

nhận

hẹn

hẹn

đủ điều

nhận

hẹ

hẹn

đủ điều

320

312

7


kiện
1

2011

410

390

15

kiện
5

2012

460

454

3

1

376

372

2


2

2013

464

462

2

0

434

430

4

0

2014

457

453

3

1


376

372

3

1

2015
Tháng

469

467

0

2

516

513

3

0

235

230


3

2

283

283

0

0

6/2016

(Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện cải cách hành chính của xã Trường Sơn
2012 – 2017).
Bảng thống kê trên cho thấy, bộ phận tiếp nhận và giải quyết trả kết quả đã
giải quyết được một số lượng hồ sơ lớn trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch. Số lượng
hồ sơ giải quyết đúng hẹn ngày càng tăng, số lượng hồ sơ giải quyết chậm trễ và số
19


lượng hồ sơ không đủ điều kiện giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 văn
phòng UBND xã đã tiếp nhận tổng hồ sơ cả 2 lĩnh vực là 730 hồ sơ, trong đó hồ sơ
giải quyết đúng hẹn là 702 hồ sơ (chiếm 96.1%) trong tổng số hồ sơ tiếp nhận, số
hồ sơ trễ hẹn là 22 hồ sơ (chiếm 3.01%), trong tổng số hồ sơ tiếp nhận và số hồ sơ
không đủ điều kiện hoàn trả là 06 hồ sơ (chiếm 0.82%) tổng số hồ sơ tiếp nhận.
Đến hết năm 2012 thì tổng lượng hồ sơ tiếp nhận cả hai lĩnh vực đều tăng.
Một hạn chế nữa của việc chưa thực hiện CCMC dẫn đến đó là việc thu phí

và lệ phí trong quá trình giải quyết TTHC còn nhiều bất cập. Trước đây, phần lớn
khi công dân đến giải quyết các thủ tục như chứng thực thì hầu như không mất phí
hoặc mất rất ít chỉ một vài nghìn đồng đối với trường hợp hồ sơ giấy tờ nhiều.
Nhưng hiện nay, do áp dụng văn bản của HĐND tỉnh Thanh Hoá vào thu lệ phí
trong một số lĩnh vực như chứng thực thì UBND xã đã giao cho Cán bộ văn phòng
thu lệ phí. Số tiền thu của công dân được thực hiện theo các quy định hiện hành về
thu phí và lệ phí, tuy nhiên do đặc điểm của xã đó là phần lớn nhân dân sản xuất
nông nghiệp, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên khi thu các khoản phí
mặc dù cán bộ văn phòng thu phí đã giảm cho một nửa số tiền phải nộp, có trường
hợp thì miễn không thu phí nhưng họ vẫn thắc mắc tại sao trước đây không thu lệ
phí mà giờ lại thu. Cán bộ văn phòng lại phải tiếp tục giải thích tại sao và hiểu
được đời sông của nhân dân điạ phương nên cán bộ văn phòng hầu như không bao
giờ thu nhiều như các văn bản quy định thu lệ phí của công dân. Đây là cách làm
vừa có tình, vừa có lý nhưng cần công khai cho người dân biết mức thu phí được
quy định như thế nào.Và để cho họ biết họ đang được cán bộ văn phòng thu theo
đúng quy định.
2.2.4. Kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc giải
quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Trường Sơn, huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa
2.2.4.1. Kết quả đạt được
Cùng với UBND các xã, phường, thị trấn khác trên cả nước thì UBND xã
Trường Sơn trong những năm vừa qua đã và đang làm tốt những công việc
thuộc chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình được giao. Với một
20


địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì đời sống nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn. Vì thế nó cũng tác động một phần nào đó tới quá trình cải
cách TTHC tại địa phương. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của nhân dân,
chính quyền và trực tiếp là các CBCC thực thi công vụ đã mang lại những

hiệu quả thiết thực cho quá trình giải quyết các TTHC tại địa phương. Hầu
hết các loại TTHC khi người dân đến liên hệ giải quyết đều được thực
hiện ngay trong thời gian sớm nhất nếu đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy
định. Nhưng do những yêu cầu của công cuộc đổi mới nền hành chính nhà
nước thì hầu hết tại UBND các xã, phường, thị trấn đều đã thực hiện
CCMC trong giải quyểt các TTHC. Và hiện nay việc giải quyết các TTHC
đang được thực hiện tại UBND xã Trường Sơn cũng đã đáp ứng được nhu
cầu của công dân, tổ chức khi họ cần liên hệ công tác. Nhưng nhìn chung
hiệu quả hiệu quả đạt được chưa thực sự cao, chưa mang tính chuyên
nghiệp và chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu của việc cải cách nền
hành chính nhà nước. Đôi khi còn xảy ra tình trạng một số CBCC còn gây
khó dễ cho công dân đến thực hiện thủ tục, chưa vững vàng về chuyên
môn nghiệp vụ cũng như chưa tận tình phục vụ công khiến cho một số
công dân có tâm lý suy nghĩ là họ đang đi cầu xin các dịch vụ của cơ quan
hành chính nhà nước. Nhất là ở cấp cơ sở nơi trực tiếp tiếp xúc với số
lượng lớn công dân thì một bộ phận CBCC đang có tâm lý hách dịch, cửa
quyền và họ cho rằng họ là người ban ơn huệ cho những công dân, mà họ
đang quên đi rằng trách nhiệm của họ là phục vụ công dân. Lương họ
hưởng cũng do nhân dân đóng góp mà nên và hiện nay cũng như các quốc
gia khác trên thế giới thì nền hành chính nước ta đang có những chuyển
biến mạnh mẽ đó là chuyển từ cai quản sang phục vụ .Như vậy sẽ tạo ra
ảnh hưởng không tốt cho công dân với cơ quan hành chính nhà nước. Vì
thế, thái độ làm việc của một bộ phận CBCC đang trực tiếp tiếp xúc và
giải quyết công việc với công dân cũng cần thay đổi. Đó cũng là thực tế
hiện nay đang xảy ra tại UBND xã Trường Sơn và hầu hết các địa phương
khác trên cả nước. Việc thực hiện CCMC cần sớm được thực hiện tại
21



×