ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHÙNG THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CẢM BIẾN QUANG
TRÊN CƠ SỞ CẤU TRÚC QUANG TỬ 1D
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT
Thái Nguyên - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHÙNG THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CẢM BIẾN QUANG
TRÊN CƠ SỞ CẤU TRÚC QUANG TỬ 1D
Chuyên ngành : Vật lý chất rắn
Mã số
: 60 44 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thùy Chi
Thái Nguyên - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn tốt nghiệp này là kết quả trong
công trình nghiên cứu của tôi dưới sự giảng dạy và hướng dẫn của TS. Đỗ Thùy
Chi, PGS. TS Bùi Huy và Ths. Phạm Thanh Bình. Tất cả các số liệu được công
bố là hoàn toàn trung thực và do chính tôi thực hiện. Các tài liệu tham khảo khác
đều có chỉ dẫn rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và được nêu trong phần phụ lục
cuối luận văn.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2017.
Học viên
Phùng Thị Hà
Xác nhận
của trưởng khoa chuyên môn
Xác nhận
của giảng viên hướng dẫn khoa học
TS. Cao Tiến Khoa
TS. Đỗ Thùy Chi
i
LỜI CẢM ƠN
Tiếp tục phát triển từ các kết quả nghiên cứu đã được công bố về cảm biến
Sinh - Hóa, đồng thời cũng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và bước đầu làm
quen với thực tiễn, được sự đồng ý của Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái
Nguyên, Khoa Vật lý, em đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu chế
tạo cảm biến quang trên cơ sở cấu trúc quang tử 1D”.
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý
báu của các thầy cô, anh chị, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ Thùy Chi,
PGS.TS Bùi Huy và Ths Phạm Thanh Bình tại Phòng Vật liệu và Ứng dụng Quang
sợi, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
Đỗ Thùy Chi cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Vật lý, các thầy cô và
anh chị đang công tác tại Phòng Vật liệu và Ứng dụng Quang sợi, Viện Khoa học
Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện tốt
nhất giúp em thực hiện các thực nghiệm, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện và hoàn thành.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song do thời gian và năng lực còn hạn chế
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây em rất mong
nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các anh chị cùng các bạn
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2017.
Học viên
Phùng Thị Hà
ii
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của luận văn ............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
6. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TINH THỂ QUANG TỬ MỘT
CHIỀU (1D) ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC SINH - HÓA ........................... 5
1.1. Giới thiệu chung về cấu trúc tinh thể quang tử (PC) một chiều (1D) .................. 5
1.2. Cấu trúc tinh thể quang tử 1D trên cơ sở Silic xốp ứng dụng trong cảm biến
sinh - hóa ............................................................................................................. 6
1.2.1. Phương pháp chế tạo tinh thể quang tử 1D trên nền Silic xốp ......................... 7
1.2.2. Ứng dụng của cấu trúc quang tử 1D trên cơ sở Silic xốp ................................. 8
1.3. Cấu trúc tinh thể quang tử 1D trên cơ sở cách tử Bragg trong sợi quang
(FBG) ứng dụng trong cảm biến sinh hóa ........................................................ 10
1.3.1. Cách tử Bragg trong sợi quang ....................................................................... 10
1.3.2. Các phương pháp chế tạo FBG ....................................................................... 13
1.3.3. Ứng dụng của cấu trúc tinh thể quang tử 1D trên cơ sở cách tử Bragg trong
sợi quang (FBG) ............................................................................................. 14
iii
1.4. Tính cấp thiết của việc xác định nồng độ Nitrate trong môi trường nước ......... 19
Chương 2: MỘT SỐ PHÉP ĐO THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG CHO CẢM
BIẾN SINH - HÓA DỰA TRÊN CẤU TRÚC QUANG TỬ 1D ........................ 21
2.1. Các phép đo thực nghiệm sử dụng trong thực nghiệm chế tạo tinh thể quang
tử 1D trên cơ sở Silic xốp ứng dụng trong cảm biến hóa- sinh ........................ 21
2.1.1. Các phép đo phổ phản xạ bằ ng máy CARRY 5000 (UV-VIS-NIR
Spectrophotometer Cary 5000) ....................................................................... 21
2.1.2. Hệ thiết bị cảm biến quang tử nano ................................................................ 23
2.2. Các phép đo thực nghiệm sử dụng trong thực nghiệm chế tạo tinh thể quang
tử 1D trên cơ sở cách tử Bragg trong sợi quang ứng dụng trong cảm biến
hóa - sinh. .......................................................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu vi hình thái ............................................................. 26
2.2.2. Đo hệ phản xạ của FBG thông qua phổ phản xạ............................................. 28
2.2.3. Đo hệ số phản xạ của cách tử thông qua phổ truyền qua ................................ 31
Chương 3: THỰC NGHIỆM CHẾ TẠO CẢM BIẾN SINH HÓA TRÊN ....... 32
TINH THỂ QUANG TỬ MỘT CHIỀU (1D) TRÊN CƠ SỞ SILIC XỐP VÀ
CÁCH TỬ BRAGG TRONG SỢI QUANG ........................................................ 32
3.1. Thực nghiệm chế tạo cảm biến sinh hóa trên tinh thể quang tử một chiều
(1D) trên cơ sở Silic xốp ................................................................................... 32
3.1.1. Nguyên lý, quy trình chế tạo linh kiện cảm biến quang tử nano .................... 32
3.1.2. Thiết kế chế tạo linh kiện cảm biến quang tử nano dựa trên cấu trúc buồng
vi cộng hưởng 1D ........................................................................................... 35
3.1.3. Các kết quả chế tạo cảm biến quang tử nano dựa trên cấu trúc buồng vi
cộng hưởng một chiều .................................................................................... 37
3.2. Thực nghiệm chế tạo cảm biến sinh hóa tinh thể quang tử một chiều (1D)
trên cơ sở cách tử Bragg trong sợi quang ......................................................... 40
3.2.1. Quy trình chế tạo cách tử Bragg trong sợi quang ........................................... 40
3.2.2. Quy trình chế tạo Etched-Fiber Bragg Grating (e-FBG) ................................ 41
iv
Chương 4: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CẢM BIẾN SINH HÓA TRÊN CẤU
TRÚC TINH THỂ QUANG TỬ MỘT CHIỀU (1D) VÀO XÁC ĐỊNH
NỒNG ĐỘ NITRATE TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC................................... 48
4.1. Kết quả ứng dụng cảm biến sinh-hóa trên cấu trúc tinh thể quang tử 1D trên
cơ sở Silic xốp vào xác định nồng độ Nitrate trong môi trường nước. ............ 48
4.1.1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang tử nano dựa trên cấu trúc buồng
vi cộng hưởng 1D làm bằng Silic xốp ............................................................ 48
4.1.2. Kết quả đo cảm biến quang dựa trên cấu trúc buồng vi cộng hưởng 1D làm
bằng Silic xốp sử dụng phương pháp cảm biến pha lỏng ............................... 49
4.2. Kết quả ứng dụng cảm biến sinh-hóa trên cấu trúc tinh thể quang tử một
chiều 1D trên cách tử Bragg trong sợi quang vào xác định nồng độ Nitrate
trong môi trường nước ...................................................................................... 53
4.2.1. Thiết kế, xây dựng cấu hình đo của cảm biến e-FBG ..................................... 53
4.2.2. Khảo sát các cấu hình đo của cảm biến tích hợp phần tử cảm biến e-FBG
trong cấu hình laser vòng và laser sợi quang pha tạp Erbium ........................ 57
4.2.3. Thực nghiệm xác định nồng độ Nitrate trong môi trường nước ..................... 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ......... 68
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Diễn giải
PC
Photonic crystal
PCs
Photonic crystals
1D
One-dimension
SEM
FE-SEM
Scanning Electron Microsope
Field Emision Scanning Electron Microsope
DBR
Distributed Bragg Reflector
TEM
Transmission Electron Microscope
FBG
Fiber Bragg Grating
e- FBG
Etched-Fiber Bragg Grating
OSA
Optical Sepectrum Analyzer
EDFA
Erbium Drop Fiber Amplifier
EDF
Erbium - Doper Fiber
WDM
Wavelength Division Multiplexing
PPM
Parts Per Million
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các thông số hoạt động module laser SDLO 2564-165-GC. ............................... 30
Bảng 3.1 Một số điều kiện ăn mòn để chế tạo cảm biến quang dựa trên cấu trúc buồng
vi cộng hưởng một chiều .......................................................................................... 36
Bảng 4.1 Sự thay đổi bước sóng cộng hưởng trong phổ phản xạ với các nồng độ Nitrate
khác nhau ................................................................................................................... 51
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Mô tả cấu trúc hình học các PC một chiều . ......................................................... 5
Hình 1.2 Hình ảnh mô phỏng sự hoạt động của cảm biến làm bằng Silic xốp. .................... 8
Hình 1.3 Cấu tạo cách tử Bragg và phân bố chiết suất của nó với n1 là chiết suất vỏ, n2
là chiết suất lõi cách tử . ............................................................................................ 11
Hình 1.4 Nguyên lý hoạt động của cách tử Bragg .............................................................. 12
Hình 1.5 Dạng phổ của tín hiệu vào (a), sau khi đi qua (b) và phản xạ (c) của sợi cách
tử Bragg . ................................................................................................................... 12
Hình 1.6 Cấu trúc GeO2 trong lõi sợi quang . ..................................................................... 13
Hình 1.7 Sự giao thoa của hai chùm tia UV để tạo FBG ................................................... 13
Hình 1.8 Trường evanescent trong mặt tiếp xúc giữa lõi-vỏ sợi quang .............................. 17
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý hệ quang học máy quang phổ UV/VIS/NIA Carry 5000. ......... 21
Hình 2.2 UV-VIS-NIR Spectrophotometer (Carry 5000) ................................................... 23
Hình 2.3 Sơ đồ khối nguồn phát sáng. ................................................................................ 24
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý của khối máy đo phổ quang. ..................................................... 24
Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý của khối chứa cảm biến. ........................................................... 25
Hình 2.6 Hệ thiết bị cảm biến quang tử và mặt trước của hệ thiết bị. ............................... 25
Hình 2.7 Sơ đồ khối của kính hiển vi điện tử quét: (1) Súng điện tử, (2) Thấu kính điện
từ, (3) Mẫu đo, (4) Bộ phát quét, (5) Đầu thu, (6) Bộ khuếch đại, (7) Đèn hình. ..... 27
Hình 2.8 Cách đo độ phản xạ của cách tử bằng mô hình đo phản xạ. ................................ 28
Hình 2.9 Mô hình đo phổ phản xạ của cách tử. .................................................................. 28
Hình 2.10 Máy phân tích quang phổ ADVANTEST Q8384. ............................................. 29
Hình 2.11 Cấu tạo của một bộ khuếch đại quang (EDFA). ............................................... 30
Hình 2.12 Nguồn bơm laser tạo bước sóng 980 nm. ......................................................... 30
Hình 2.13 Phổ dải rộng của ASE khi chưa khắc cách tử. ................................................... 31
Hình 2.14 Mô hình đo truyền qua của FBG ........................................................................ 31
Hình 2.15 Đo hệ số phản xạ của cách tử bằng mô hình truyền qua. ................................... 31
Hình 3.1 Hệ lò được dùng để ủ tiếp xúc cho phiến Silic bốc bay nhôm. ............................ 33
Hình 3.2 Hệ thống ăn mòn điện hóa ................................................................................... 34
Hình 3.3 Sơ đồ hệ điện hóa AUTOLAB. PGSTAT 30 dùng để chế tạo PC 1D ................. 34
Hình 3.4 Lược đồ chế tạo màng đa lớp. .............................................................................. 35
vi
Hình 3.5 Phổ phản xạ thực nghiệm của một gương phản xạ Bragg dựa trên PC 1D ........ 38
Hình 3.6. Phổ phản xạ của đèn Halogen ............................................................................. 39
Hình 3.7 Phổ phản xạ của buồng vi cộng hưởng dựa trên tinh thể một chiều. Bước sóng
trung tâm của buồng vi cộng hưởng ở 665 nm. ......................................................... 39
Hình 3.8 Toàn bộ hệ thống chế tạo FBG ............................................................................ 41
Hình 3.9 Phổ phản xạ của cách tử FBG. ............................................................................. 42
Hình 3.10 Phổ phản xạ của cách tử e-FBG tại các thời điểm ăn mòn khác nhau. .............. 43
Hình 3.11 Sơ đồ khối hệ thiết bị thí nghiệm chế tạo phần tử cảm biến sinh hóa e-FBG
bằng phương pháp ăn mòn hóa học. .......................................................................... 44
Hình 3.12 Biểu diễn đường đặc trưng sự dịch chuyển bước sóng phản xạ của phần tử
cảm biến e-FBG thay đổi theo thời gian ăn mòn. ...................................................... 45
Hình 3.13 Ảnh SEM của phần tử cảm biến e-FBG sau khi ăn mòn thô và ăn mòn tinh. ... 47
Hình 3.14 Phổ phản xạ của phần tử cảm biến FBG trước và sau khi chế tạo bằng
phương pháp ăn mòn hóa học. ................................................................................... 47
Hình 4.1 Sự thay đổi bước sóng cộng hưởng (Δλ) của cảm biến quang trước và sau khi
tiếp xúc với chất cần phân tích. ................................................................................. 48
Hình 4.2 Phổ phản xạ của buồng vi cộng hưởng đo ngay sau khi chế tạo (đường 1) và
sau khi oxy-hóa mẫu trong ozone (đường 2). ............................................................ 49
Hình 4.3 Sơ đồ khối của hệ đo sự dịch chuyển bước sóng của cảm biến quang. ............... 50
Hình 4.4 Sự phụ thuộc của độ dịch chuyển bước sóng vào nồng độ Nitrate trong nước. .. 52
Hình 4.5 Phổ phản xạ của cảm biến quang trước (đường số 1) và sau khi tiếp xúc với
chất cần phân tích (đường số 2)(hình a) khi tiếp xúc với dung dịch Nitrate ở các
nồng độ khác nhau: 100ppm (1), 300ppm (2), 1000ppm (3) (hình b). ...................... 52
Hình 4.6 Sơ đồ khối của thiết bị cảm biến cách tử ăn mòn e-FBG được tích hợp trong
cấu hình laser vòng. ................................................................................................... 55
Hình 4.7 Sơ đồ khối của thiết bị cảm biến cách tử ăn mòn e-FBG được tích hợp vào
cấu hình laser sợi. ...................................................................................................... 57
Hình 4.8 Đường đặc trưng bước sóng của mode laser được chọn lọc bằng cách tử tham
chiếu FBG trong cấu hình laser cộng hưởng vòng theo nhiệt độ. ............................. 58
Hình 4.9 Đường đặc trưng sự dịch chuyển bước sóng của mode laser được chọn lọc
bằng cách tử cảm biến e-FBG trong cấu hình laser sợi cộng hưởng vòng theo
chiết suất đã được biết trước của môi trường chất lỏng. ........................................... 59
vii
Hình 4.10 Đường đặc trưng sự thay đổi cường độ của mode laser được chọn lọc do
cách tử cảm biến e-FBG trong cấu hình laser cộng hưởng vòng khi mode laser
được chọn lọc bởi cách tử tham chiếu FBG quét qua phổ phản xạ của cách tử cảm
biến e-FBG trong môi trường chất lỏng Methanol 99,5% và Acetone 99,5%. ......... 60
Hình 4.11 Phổ tín hiệu quang của cảm biến e-FBG với cấu hình đo phản xạ thông
thường (a) và cấu hình đo laser sợi được đề xuất (b), được thực hiện trong môi
trường nước lọc tinh khiết và dung dịch có nồng độ Nitrate 15 ppm và 80 ppm. ..... 61
Hình 4.12 Phổ tín hiệu của cảm biến khi thực hiện đo với các mẫu dung dịch có nồng
độ Nitrate khác nhau. ................................................................................................. 62
Hình 4.13 Đường đặc trưng sự dịch chuyển bước sóng tín hiệu cảm biến e-FBG theo
nồng độ của dung dịch Nitrate có nồng độ khác nhau............................................... 63
viii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế là sự thay đổi sâu
sắc, toàn diện của hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó là sự kéo
theo nhiều hệ lụy khác nhau như: cạn kiệt dần nguồn tài nguyên sẵn có, ô nhiễm
môi trường, gia tăng nhanh các loại chất độc hại,…Có thể thấy rõ các tác động này
trên nhiều phương diện của đời sống con người, đặc biệt là trong vấn đề vệ sinh và
an toàn thực phẩm. Dư lượng của các chất có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
đặc biệt là các chất khó phân hủy, còn tồn đọng, tích tụ trong các loại thực phẩm sẽ
gây nhiều nguy hại đến sức khỏe con người như: thay đổi hoocmon trong cơ thể,
phá hủy mô, cơ quan, gây ung thư, vô sinh,…Chính vì vậy, việc kiểm định chất
lượng cũng như dư lượng của các chất gây nguy hại ở dưới mức được cho phép,
hiện đã và đang là thách thức lớn đối với các nhà khoa học.
Nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng cho thấy hiệu quả tích cực
trong việc xác định dư lượng chất độc hại trong các sản phẩm nông sản như phương
pháp phân tích sắc ký khí hoặc sắc ký lỏng, sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp khối
phổ (GC/MS, LC/MS hoặc HPLC/MS-MS), sắc ký lỏng kết hợp UV-Vis, phổ
huỳnh quang tia X, phổ Raman,…Tuy nhiên, các phương pháp này có đặc điểm là
thời gian phân tích lâu, phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng khi phân tích, không thể
thực hiện được ngoài thực địa. Do vậy, việc tìm ra các phương pháp phân tích mới
thuận tiện hơn là mục tiêu của nhiều nghiên cứu trên thế giới.
Nổi bật nhất trong số các phương pháp đã và đang rất được quan tâm là:
phương pháp dựa trên cấu trúc của buồng vi cộng hưởng một chiều làm bằng vật
liệu Silic xốp và phương pháp dựa trên đầu dò cách tử Bragg ăn mòn được tích hợp
trong cấu hình laser sợi để chế tạo cảm biến quang. Điểm chung của cả hai loại này
là đều dựa vào hiệu ứng Bragg để xác định sự thay đổi chỉ số chiết suất của dung
dịch, từ đó xác định nồng độ các chất có trong môi trường.
Phương pháp thứ nhất: cảm biến dựa trên cấu trúc của buồng vi cộng hưởng
một chiều làm bằng vật liệu Silic xốp được chế tạo bằng phương pháp ăn mòn điện
hóa có độ xốp rất cao và đặc biệt với diện tích bề mặt hiệu dụng lớn nên rất thích
hợp cho các cảm biến sinh-hóa. Bên cạnh đó, nó có kích thước nhỏ gọn, có độ nhạy
1
cao và không cần kết nối điện giúp hạn chế gây ra cháy nổ do hoạt động dựa trên
nguồn ánh sáng đưa vào.
Phương pháp thứ hai: cảm biến quang sợi dựa trên linh kiện cách tử Bragg
trong sợi quang (Fiber Bragg Gratting - FBG) đang được đánh giá rất cao nhờ các
đặc tính của FBG như khả năng tách bước sóng với độ chính xác cao, không chịu
ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường ngoài hay tần số radio, dễ tích hợp,...nên ngoài
các ưu điểm vốn có của một cảm biến quang sợi thông thường, cảm biến sử dụng
FBG còn có khả năng lọc mode cao, thời gian hồi đáp nhanh, băng thông rộng, ổn
định trong quá trình sử dụng với độ chính xác cao,... Đặc biệt cảm biến sử dụng
cách tử Bragg sợi quang được ăn mòn lớp vỏ có độ nhạy rất cao về sự thay đổi nhỏ
của chiết suất hiệu dụng có thể xác định được sự thay đổi chiết suất đến 7,2.10-6
trong môi trường lỏng. Để tăng cường tính chọn lọc thì thường phủ lên vùng tích
cực của cảm biến một màng nhạy có khả năng hấp thụ hoặc liên kết một cách có
chọn lọc với phân tử của chất cần phân tích.
Trên cơ sở đó, tiếp tục phát triển các kết quả từ các công trình khoa học của
nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã công bố về lĩnh vực nghiên cứu cảm biến
sinh – hóa dựa trên phần tử cảm biến như để xác định nồng độ Ammonia, CO2,
hydrogen trong khí, độ ẩm, độ pH, các phân tử ADN, proteins…cũng như trang
thiết bị hiện có trong phòng thí nghiệm, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chế tạo
cảm biến quang trên cơ sở cấu trúc quang tử 1D” làm nội dung nghiên cứu trong
luận văn của mình.
2. Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu, chế tạo cảm biến quang dựa trên cấu trúc buồng vi cộng hưởng
trên màng đa lớp Silic xốp để xác định nồng độ Nitrate trong môi trường nước.
- Nghiên cứu chế tạo cảm biến quang dựa trên đầu dò cách tử Bragg ăn mòn
(Etched-FBG) được tích hợp trong cấu hình laser sợi để xác định nồng độ Nitrate
trong môi trường nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí nên luận văn giới hạn:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tinh thể quang tử
một chiều (1D) trên cơ sở buồng vi cộng hưởng trên màng đa lớp Silic xốp và cách
tử Bragg ăn mòn trên sợi quang ứng dụng trong chế tạo cảm biến quang.
2
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu trên lý
thuyết, sử dụng các chương trình mô phỏng và tiến hành thực nghiệm.
- Thời gian: Luận văn tiến hành từ tháng 11/2015 đến tháng 6/2017.
4. Nội dung nghiên cứu
a. Nghiên cứu, chế tạo cảm biến quang dựa trên cấu trúc buồng vi cộng hưởng.
- Xây dựng mô hình, quy trình chế tạo buồng vi cộng hưởng dựa trên màng
đa lớp silic xốp bằng phương pháp ăn mòn điện hóa.
- Sử dụng buồng vi cộng hưởng làm cảm biến quang phát hiện, xác định
nồng độ Nitrate trong môi trường nước.
b. Nghiên cứu chế tạo cảm biến quang dựa trên đầu dò cách tử Bragg ăn mòn
(Etched-FBG) được tích hợp trong cấu hình laser sợi.
- Xây dựng mô hình và chế tạo cách tử Bragg trong sợi nhậy quang sử dụng trong
nghiên cứu phát triển cảm biến quang dựa trên cách tử Bragg ăn mòn (Etched-FBG).
- Thiết kế, xây dựng cấu hình laser sợi, laser cộng hưởng vòng có cách tử
Bragg ăn mòn (Etched-FBG) để nâng cao độ nhạy của cảm biến quang và ứng dụng
trong phát hiện Nitrate trong môi trường nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, nghiên cứu tài liệu và các mô hình lý thuyết.
- Thiết kế quy trình, mô hình thí nghiệm chế tạo buồng vi cộng hưởng dựa
trên màng đa lớp Silic xốp bằng phương pháp ăn mòn điện hóa trong nghiên cứu
làm cảm biến quang. Đồng thời, xây dựng mô hình, chế tạo các cách tử Bragg trong
sợi nhạy quang sử dụng trong nghiên cứu phát triển cảm biến quang dựa trên cách
tử Bragg ăn mòn (Etched-FBG) và thiết kế, xây dựng cấu hình laser sợi, laser cộng
hưởng vòng có cách tử Bragg ăn mòn (Etched-FBG) để nâng cao độ nhạy của cảm
biến quang.
- Thực nghiệm các thí nghiệm phát hiện, xác định nồng độ Nitrate trong môi
trường nước sử dụng cảm biến quang làm từ buồng vi cộng hưởng trên màng đa lớp
Silic xốp và cảm biến quang dựa trên đầu dò cách tử Bragg ăn mòn (Etched-FBG)
được tích hợp trong cấu hình laser sợi.
- Phân tích, đánh giá các dữ liệu thực nghiệm.
3
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được tiến hành với mục đích mang lại cái nhìn tổng quan về một số
loại cảm biến quang điển hình như cảm biến dựa trên buồng vi cộng hưởng chế tạo
từ màng đa lớp Silic xốp bằng phương pháp ăn mòn điện hóa, cảm biến sợi quang
dựa trên đầu dò cách tử Bragg ăn mòn (Etched-FBG) được tích hợp trong cấu hình
laser sợi. Luận văn cung cấp những hiểu biết cơ bản về thiết bị, quy trình chế tạo, ăn
mòn và xây dựng, thiết kế các cấu hình có liên quan, đồng thời tiến hành khảo sát,
đánh giá các kết quả thu được, các thông số kỹ thuật, các yếu tố có ảnh hưởng đến
độ nhạy của cảm biến và giới thiệu một số ứng dụng của cảm biến quang trên thế
giới và trong nước trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục kế thừa và phát triển từ các kết
quả đã được công bố trong nhiều công trình nghiên cứu, từ đó luận văn đề xuất các
hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới như: tiến hành bọc các chất nhận
biết, đánh dấu sinh học bên ngoài phần cách tử đã được ăn mòn để tăng độ bền cơ
học mà không ảnh hưởng đến độ nhạy của cảm biến, thiết kế, xây dựng các mô hình
buồng vi cộng hưởng mới để mở rộng dải đo và vùng giới hạn các chất đo được,…
7. Cấu trúc của luận văn
Nội dung của luận văn được kết cấu thành 4 chương chính như sau:
Chương 1. Tổng quan về cấu trúc tinh thể quang tử một chiều (1D) ứng
dụng trong lĩnh vực sinh - hóa
Chương 2. Một số phép đo thực nghiệm sử dụng cho cảm biến hóa - sinh
dựa trên cấu trúc quang tử 1D
Chương 3. Thực nghiệm chế tạo cảm biến sinh hóa trên tinh thể quang tử
một chiều (1D) trên cơ sở Silic xốp và cách tử Bragg trong sợi quang
Chương 4. Kết quả ứng dụng cảm biến sinh hóa trên cấu trúc tinh thể quang
tử một chiều (1D) vào xác định nồng độ Nitrate trong môi trường nước
4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TINH THỂ QUANG TỬ MỘT CHIỀU (1D)
ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC SINH - HÓA
Cấu trúc quang tử 1D là loại đơn giản nhất về cấu trúc không gian tuần hoàn
của các vật liệu điện môi có chiết suất khác nhau. Với những ưu điểm riêng như dễ
dàng chế tạo, có thể sử dụng để nghiên cứu một số khía cạnh của tinh thể quang tử
nhiều chiều hơn nên cấu trúc quang tử 1D đã và đang là đối tượng nghiên cứu được
các nhà khoa học quan tâm. Cấu trúc quang tử 1D không chỉ được tìm hiểu, phát
triển trên các loại vật liệu khác nhau mà còn có thể dẫn đến nhiều ứng dụng đầy
tiềm năng, đặc biệt là trong những ứng dụng, các linh kiện mà sự lan truyền hay bức
xạ của ánh sáng qua chúng không yêu cầu phải cấm về mọi hướng.
Trong chương này, chúng tôi trình bày khái lược về cấu trúc quang tử 1D nói
chung và tập trung vào cấu trúc quang tử 1D trên 2 loại vật liệu điển hình là sillic xốp
và sợi quang, đồng thời cũng giới thiệu những ứng dụng điển hình của từng loại.
1.1. Giới thiệu chung về cấu trúc tinh thể quang tử (PC) một chiều (1D)
Tinh thể quang tử (PC) một chiều (1D) là loại đơn giản nhất của tinh thể
quang tử, có cấu trúc không gian tuần hoàn của các lớp vật liệu với hằng số điện môi
khác nhau, sắp xếp luân phiên nhau, có chiết suất thay đổi tuần hoàn trên một hướng
duy nhất, đồng nhất theo hai hướng còn lại và có thể so sánh được với bước sóng trong
vùng hoạt động của nó. Trong trường hợp đơn giản nhất, chỉ cần sử dụng hai lớp vật
liệu với hằng số điện môi khác nhau (hình 1.1).
Hình 1.1 Mô tả cấu trúc hình học các PC một chiều [1].
Thuật ngữ “một chiều” được sử dụng bởi vì giá trị của hàm điện môi εz chỉ
tuần hoàn theo trục z. Cấu trúc này gồm các lớp vật liệu có chiết suất khác nhau có
5
giá trị không đổi nằm xen kẽ nhau (màu xanh lá và xanh da trời) với chu kỳ không
gian là a. Mỗi lớp là đồng nhất và mở rộng vô hạn theo trục x và y, sự tuần hoàn
theo trục z cũng được mở rộng ra vô hạn [1].
Cấu trúc tuần hoàn về chiết suất theo 1 chiều duy nhất tạo ra cho các PCs
1D những tính chất đặc biệt và có tiềm năng cao trong các ứng dụng điển hình, đã
và đang được sử dụng rộng rãi như: kiểm soát và điều chỉnh ánh sáng với độ chính
xác cỡ bước sóng, chế tạo và nghiên cứu các tính chất quang của buồng vi cộng
hưởng laser phát bề mặt theo chiều thẳng đứng hay như việc tạo ra tinh thể quang
tử 1D được sử dụng như những DBR quang học, ống dẫn sóng, cảm biến sinh
học…Với một dải tần số nhất định thì những tinh thể này cũng cho thấy khả năng
phản xạ với hiệu quả cao và được dùng làm gương cách điện trong laser hoặc các
kính lọc dải, tạo ra các lớp phủ lên bề mặt thấu kính hay gương để tạo ra độ phản
chiếu thấp hay cao tuỳ ý, hay trong sơn đổi màu và in ấn bảo mật,…
1.2. Cấu trúc tinh thể quang tử 1D trên cơ sở Silic xốp ứng dụng trong cảm
biến sinh - hóa
Vật liệu quang tử 1D trên cơ sở Silic xốp có cấu trúc gồm các lớp Silic xốp
có chiết suất khác nhau, sắp xếp luân phiên, xen kẽ nhau trên phiến Silic. Khi các
lớp này được sắp xếp luân phiên, xen kẽ nhau một cách đều đặn sẽ tạo thành gương
phản xạ Bragg trên nền Silic xốp.
Trong tinh thể photonic, khi xuất hiện một biến động về cấu trúc (gọi là
khuyết tật trong cấu trúc tuần hoàn) sẽ dẫn đến sự xuất hiện các mức năng lượng
được phép trong vùng cấm quang hay xuất hiện những bước sóng được phép truyền
qua trong vùng các tần số bị cấm ở điều kiện bình thường, tương tự như trường hợp
khi thay đổi loại nguyên tử trong mạng tinh thể đối với các chất bán dẫn. Các
khuyết tật này đã được nghiên cứu để có thể đưa vào trong tinh thể PCs dưới nhiều
cách thức và số lượng khác nhau nhưng đơn giản nhất là cách tạo ra một khuyết tật
duy nhất trong cấu trúc tuần hoàn này. Điển hình như làm một lớp lỗ xốp khuyết tật
có độ dày khác biệt so với các lớp còn lại, khi đó xuất hiện một buồng vi cộng
hưởng được tạo thành xen giữa 2 gương phản xạ Bragg.
6
Các lớp Silic xốp có chiết suất khác nhau, sắp xếp xen kẽ nhau thực chất là
các lớp Silic có chứa nhiều mạng lưới các lỗ không khí nhỏ bên trong, được hình
thành khi chúng bị hòa tan không hoàn toàn. Hệ thống mạng lưới các lỗ không khí
này cho phép các chất lỏng, tế bào, phân tử,…dễ dàng thâm nhập vào sâu bên
trong và làm thay đổi chiết suất của các lỗ xốp, dẫn tới thay đổi của chiết suất hiệu
dụng đối với toàn khối Silic. Nói cách khác thì tính chất quang của nó cũng biến
đổi theo và giúp Silic xốp trở thành một loại vật liệu có khả năng kiểm soát và
truyền thông tin quang trên cơ sở tạo ra cấu trúc PC từ Silic. Ngoài ra, chiều dày
của các lớp lỗ xốp cũng như kích thước các lỗ xốp này có thể được thay đổi linh
hoạt thông qua việc điều khiển các thông số như: mật độ dòng điện, nồng độ chất
ăn mòn HF, thời gian ăn mòn,…Đây chính là cơ sở để tạo ra cấu trúc PC với sự
tuần hoàn của các lớp vật liệu có chiết suất khác nhau, sắp xếp luân phiên nhau.
Các cấu trúc tinh thể quang tử 1D trên nền Silic xốp đã được sử dụng để
chế tạo gương phản xạ Braag (DBR - Distributed Bragg Reflector), buồng vi cộng
hưởng 1D (Microcavity),…Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị này đã
được trình bày rất cụ thể trong tài liệu tham khảo [1].
1.2.1. Phương pháp chế tạo tinh thể quang tử 1D trên nền Silic xốp
Để chế tạo các tinh thể photonic có thể sử dụng một số phương pháp cơ bản
điển hình như: phương pháp lithography, phương pháp tự tập hợp đơn thể đồng
trùng hợp (block-copolymer self-assembly), khắc toàn ảnh (holographic
lithography), sự lắng đọng góc xiên (glancing angle deposition), phương pháp khắc
rãnh bằng chùm ion hội tụ (focused-ion-beam milling) và kéo tự động nano
(nanorobotic manipulation),...Các tinh thể chế tạo theo các phương pháp này cho
thấy cấu trúc có tính trật tự cao, kiểu mạng tinh thể và các khuyết tật đưa vào có thể
được kiểm soát và điều kiển một cách linh hoạt, nhưng đòi hỏi kỹ thuật, độ chính
xác rất cao, quy trình gồm nhiều bước phức tạp và phải sử dụng các thiết bị đắt tiền.
Hiện nay, phương pháp chế tạo tinh thể photonic 1D dựa trên màng Silic xốp
đa lớp chế tạo bằng phương pháp ăn mòn điện hóa đang rất được quan tâm do có
quy trình chế tạo không quá phức tạp, không yêu cầu các thiết bị đắt tiền, giá thành
7
tương đối rẻ. Mặt khác, phương pháp này cho phép điều khiển tương đối chính xác
chiết suất và độ dày các lớp cũng như dễ dàng tạo ra các khuyết tật để tạo thành các
buồng vi cộng hưởng (microcavity), từ đó giúp tạo ra được PCs có cực đại phản xạ
ở bước sóng mong muốn và xa hơn là chế tạo các linh kiện quang tử. Các tinh thể
photonic 1D chế tạo bằng phương pháp này cũng cho thấy độ phản xạ rất cao
(thường trên 70%) nên chúng tôi quan tâm vào tìm hiểu, chế tạo các tinh thể
photonic 1D bằng phương pháp ăn mòn điện hóa Silic. Quá trình ăn mòn điện hoá
phiến Silic xốp và quá trình hình thành Silic xốp được trình bày chi tiết trong tài
liệu tham khảo [1].
1.2.2. Ứng dụng của cấu trúc quang tử 1D trên cơ sở Silic xốp
1.2.2.1. Cảm biến sinh hóa
Cảm biến dựa trên cấu trúc buồng vi cộng hưởng làm bằng Silic xốp được
hình thành dựa trên sự thay đổi chiết suất phản xạ của Silic xốp khi các chất cần
phân tích thâm nhập vào bên trong hệ thống các lỗ xốp. Bản chất là sự chiếm chỗ và
thay thế không khí bên trong các lỗ xốp của các phần tử của chất cần phân tích dẫn
đến thay đổi chiết suất hiệu dụng của toàn khối Silic so với trạng thái ban đầu (khi
chưa cho tiếp với chất cần phân tích).
Hình 1.2 Hình ảnh mô phỏng sự hoạt động của cảm biến làm bằng Silic xốp[3].
Những cảm biến quang dựa trên buồng vi cộng hưởng làm bằng Silic xốp đa
lớp cho độ nhạy tốt hơn khi được chế tạo với một khe cộng hưởng hẹp ở giữa. Hiện
nay nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng đang rất quan tâm nghiên cứu và áp
dụng phương pháp này.
8
Trong cảm biến pha lỏng dựa trên buồng vi cộng hưởng, ở trạng thái ban đầu
khi chưa tiếp xúc với các chất cần phân tích, hệ thống các lỗ xốp của cảm biến chứa
đầy không khí. Cấu trúc của Silic xốp được đơn giản hóa giống như một vật liệu
hỗn hợp của Silic và không khí. Vật liệu này là một môi trường không đồng nhất
gồm các lớp Silic xốp có chiết suất khác nhau, do tính chất định xứ và bề dày của
mỗi lớp có thể so sánh với bước sóng ánh sáng nên có thể coi vật liệu này như một
môi trường đồng nhất với một giá trị chiết suất gọi là chiết suất hiệu dụng.
Khi cảm biến được tiếp xúc với các chất lỏng cần phân tích thì xảy ra hiện
tượng hấp thụ các phần tử chất lỏng vào bên trong các lỗ xốp. Các phần tử này sẽ
chiếm chỗ và thay thế không khí bên trong các lỗ xốp dẫn đến thay đổi chiết suất
hiệu dụng của toàn khối Silic xốp hay nói cách khác là dẫn đến sự thay đổi phổ
phản xạ của cảm biến. Thông qua việc so sánh độ dịch bước sóng (Δλ) của phổ
phản xạ trước và sau khi tiếp xúc với chất cần phân tích của cảm biến ta có thể nhận
biết được từng chất khác nhau.
Chiết suất của Silic xốp (np.Si) cũng như mối quan hệ giữa chiết suất của Silic
xốp và độ xốp có thể tính toán được từ công thức Bruggerman[1].
(1 P)
nSi2 n2p.Si
nSi2 2n2p.Si
P
2
nair
n2p.Si
2
nair
n2p.Si
0
(1.1)
Trong đó: nSi là chiết suất của Silic, np.Si là chiết suất của Silic xốp, nair là
chiết suất của chất lấp đầy các lỗ xốp, P là độ xốp.
Độ dày của lớp chiết suất thấp (dL) và độ dày của lớp chiết suất cao (dH).có
thể tính được dựa vào công thức Bruggerman và công thức phản xạ Bragg:
nLdL=nHdH =
(1.2)
Trong đó: nL là chiết suất của lớp chiết suất thấp, dL là độ dày của lớp chiết
suất thấp, nH là chiết suất của lớp chiết suất cao, dH là độ dày của lớp chiết suất cao.
Nếu gọi Δλ là khoảng dịch phổ theo bước sóng và Δn là sự thay đổi chiết
suất của môi trường thì tỷ số Δλ/Δn được định nghĩa là độ nhạy của một cảm biến
buồng cộng hưởng, cho biết sự thay đổi chiết suất cực tiểu mà thiết bị có thể đạt
được với độ dịch bước sóng nhất định. Độ nhạy của cảm biến dựa trên buồng vi
9
cộng hưởng chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân như: gương phản xạ Bragg, bước
sóng cộng hưởng, việc chức hóa bề mặt lên độ nhạy, độ dày lớp sai hỏng, cấu trúc
nano,…
1.2.2.2. Ống dẫn sóng
Kể từ lần đầu được công bố trong những năm 90 cho đến nay, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu được tiến hành về việc sử dụng Silic xốp như một ống dẫn sóng
quang cỡ trung bình [7,11,13] và phát triển các đặc tính cơ bản của chúng như các
mode, các mất mát quang cũng như tìm kiếm những ứng dụng mới của vật liệu này.
Trong khi ống dẫn sóng thông thường dựa trên nguyên hiện tượng phản xạ
toàn phần thì cơ chế dẫn sóng của ống dẫn sóng dựa trên màng Silic xốp đa lớp lại
hoàn toàn khác: các chất lỏng, phân tử thâm nhập vào bên trong các lỗ xốp làm thay
đổi chiết suất hiệu dụng của toàn khối, từ đó làm dịch chuyển pha và thay đổi cường
độ ánh sáng dẫn. Điều này giúp giam giữ, điều khiển, dẫn truyền quang một cách
chọn lọc và cho phép sử dụng các ống dẫn sóng Silic xốp như những cảm biến.
1.2.2.3. Những ứng dụng khác
Trong thực tế, vật liệu quang tử 1D trên cơ sở Silic xốp còn được sử dụng để
chế tạo các thiết bị quang điện như: điốt phát quang, laser phun,..hay được dùng
như những các DBR quang học, cảm biến phân cực ánh sáng, là thành phần của
laser [9] nhờ có cấu trúc khác biệt mà buồng vi cộng hưởng có khả năng nâng cao
công suất phát xạ quang của Silic xốp nên tạo thuận lợi cho các nghiên cứu về
quang huỳnh quang, điện huỳnh quang. Ngoài ra vật liệu này cũng được nghiên cứu
như một lớp phủ chống phản xạ trong các pin mặt trời.
1.3. Cấu trúc tinh thể quang tử 1D trên cơ sở cách tử Bragg trong sợi quang
(FBG) ứng dụng trong cảm biến sinh hóa
1.3.1. Cách tử Bragg trong sợi quang
Sự phát minh ra cách tử Bragg đánh dấu bước phát triển lớn trong lĩnh vực
thông tin quang với những ưu điểm nổi trội và các ứng dụng điển hình của chúng
như: bộ tách/ghép quang, bù tán sắc tích luỹ trong các hệ thống và nhất là trong lĩnh
vực cảm biến.
10
Hình 1.3 Cấu tạo cách tử Bragg và phân bố chiết suất của nó với n1 là chiết suất vỏ,
n2 là chiết suất lõi cách tử [2].
FBG là sợi quang đơn mode có chỉ số chiết suất của lõi sợi thay đổi một cách
tuần hoàn dọc theo chiều dài của sợi như hình 1.3 và thông thường chỉ dài vài cm.
1.3.1.1. Điều kiện bước sóng Bragg
Cách tử Bragg trong sợi quang (FBG: Fiber Bragg Grating) là một bộ lọc
phổ hẹp dựa trên nguyên lý phản xạ Bragg.
Từ điều kiện phản xạ Bragg kết hợp với định luật bảo năng lượng và định
luật bảo toàn xung lượng (được trình bày chi tiết trong tài liệu tham khảo [2]) ta thu
được điều kiện bước sóng Bragg có dạng:
B 2neff
(1.3)
Với neff là chỉ số khúc xạ hiệu dụng của môi trường tại bước sóng Bragg bị
phản xạ B , là chu kỳ cách tử (từ 223nm đến 535nm).
1.3.1.2. Nguyên lý hoạt động
Nếu sóng tới và sóng tán xạ chuyển dịch theo hướng ngược lại với hằng số
truyền dẫn khác nhau cùng thoả mãn điều kiện cân bằng pha Bragg thì tại cùng
bước sóng, năng lượng từ sóng này được ghép sang với sóng kia.
Gọi neff là chỉ số khúc xạ hiệu dụng của sợi quang (vật làm cách tử Bragg),
là chu kỳ cách tử, λ0 là bước sóng của sóng đến thì sóng được phản xạ nếu thỏa
mãn điều kiện:
0 2neff
(1.4)
Khi đó bước sóng đến được gọi là bước sóng Bragg. Nếu bước sóng của
sóng đến khác với bước sóng Bragg thì hiệu suất phản xạ giảm rõ rệt, chúng được
11
truyền qua mà không bị tổn hao hoặc tổn hao rất ít, trong khi các bước sóng được
truyền vào trùng với bước sóng Bragg lại được phản xạ gần như hoàn toàn.
Hình 1.4 cho thấy sự thay đổi tuần hoàn về chiết suất của FBG và sự phản xạ
của sóng đến qua mỗi chu kì cách tử được cộng pha khi thoả mãn điều kiện Bragg.
Hình 1.4 Nguyên lý hoạt động của cách tử Bragg [14].
1.3.1.3. Dạng phổ phản xạ của cách tử Bragg
Khi tín hiệu được truyền vào FBG thì chỉ có các sóng tới thỏa mãn điều kiện
bước sóng Bragg bị phản xạ lại gần như hoàn toàn trong khi các bước sóng khác
được truyền qua mà không bị tổn hao, điều này có thể được thấy rõ qua hình 1.5.
Hình 1.5 Dạng phổ của tín hiệu vào (a), sau khi đi qua (b) và phản xạ (c)
của sợi cách tử Bragg [2].
Hình 1.5.a là hình phổ được truyền trong sợi quang, hình 1.5.b là phổ tín
hiệu được truyền qua đã bị mất một đoạn tín hiệu, đoạn này chính là tín hiệu đã
được phản xạ. Hình 1.5.c là phổ tín hiệu phản xạ trở lại sợi, phổ này bằng phổ tín
hiệu mất đi của phổ truyền qua. Cường độ của tín hiệu được phản xạ khi qua cách
tử phụ thuộc vào chiều dài cách tử, độ chính xác của cách tử.
12
1.3.2. Các phương pháp chế tạo FBG
Nguyên lý chế tạo FBG: cấu trúc và chiết suất của lõi sợi sẽ bị thay đổi khi
được chiếu chùm tử ngoại có năng lượng đủ lớn. Sự thay đổi này là tuần hoàn dọc
theo chiều dài sợi do có sự giao thoa của hai chùm tia UV được biểu diễn như hình
1.7, trong đó sự thay đổi tuần hoàn về chiết suất được chú trọng nghiên cứu.
Để tăng độ nhạy sáng cho sợi quang, người ta thường pha thêm các vật liệu
nhạy quang như Erbium (Er), Gecmani (Ge),…điển hình như GeO2 vào lõi SiO2 của
sợi quang với tỷ lệ từ 14% đến 20% (nếu pha tạp ở nồng độ thấp hơn sẽ không thể
thu được FBG [13]) và sử dụng ánh sáng chiếu là chùm UV có bước sóng 248nm.
Hình 1.6 Cấu trúc GeO2 trong lõi sợi quang [2].
Hình 1.7 Sự giao thoa của hai chùm tia UV để tạo FBG [2].
Cấu trúc của GeO2 tại một vị trí nào đó trên sợi sẽ bị phá vỡ khi được chiếu
chùm UV, khi đó liên kết giữa Gemani và Oxi bị bẻ gãy, có sự thay đổi về các lực
tác dụng lên nguyên tử Oxi khiến chúng bị trượt đi và có sự thay đổi vị trí so với
ban đầu. Vì vậy chiết suất của sợi tại vị trí đó bị thay đổi trong khi các khi vực lân
cận không bị chiếu tia UV thì chiết suất vẫn giữ nguyên. Đây là cơ sở để có thể tạo
được chiết suất khác nhau ở từng đoạn trong lõi sợi hay tạo được cấu trúc của FBG:
13