Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Chức năng và kĩ năng của nhà quản trị Steve Jobs làm nên thành công của công ty Apple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.31 KB, 35 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản trị là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Khoa học quản
trị giúp chúng ta biết các lý thuyết một cách có hệ thống và vận dụng để giải quyết
các vấn đề thực tiễn, không dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân. Nghệ thuật quản
trị chính là kh ả năng nhà quản trị vận dụng linh hoạt và sáng tạo các lý thuyết vào
thực tiễn, tân dụng cơ hội, nắm bắt thời cơ và sử dụng kinh nghiệm, biết kết hợp
giữa trực giác với hiểu biết khoa học. Đóng vai trò là nền tảng của quản trị chính là
các kỹ năng quản trị. Nhà quản trị thực hiện các kỹ năng quản trị để đạt được đến
những mục tiêu của tổ chức. Nhằm góp phần làm rõ tính khoa học, cũng như là
nghệ thuật trong nghệ quản trị.Với đề tài này sẽ làm rõ về chức năng và kĩ năng
của nhà quản trị, bao gồm cơ sở lí luận, các nội dung khái niệm để mọi người hiểu
rõ hơn về chức năng và kĩ năng của nhà quản trị. Ngoài ra là vai trò, đánh giá và
giải pháp về chức năng và kĩ năng của nhà quản trị hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu
rõ về nhà quản trị Steve Jobs của công ty Apple đã làm thế nào để đưa Apple đến
tầm vĩ đại như ngày hôm nay và rút ra bài học cho những nhà quản trị tương lai.
Việc tìm hiểu các chức năng và kỹ năng của nhà quản trị giúp em bước đầu trang bị
những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công tác sau này. Chính vì
các lí do trên, em quyết định chọn đề tài “ Các chức năng và kỹ năng của nhà quản
trị Steve Jobs trong quản lý công ty Apple”
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát tình hình thực tế về tầm quan trọng các chức năng và kỹ năng
của các nhà quản trị nói chung và nhà quản trị Steve Jobs nói riêng.


- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm đề cao tầm quan trọng và nâng
cao vai trò của các chức năng và kỹ năng trong hoạt động quản lý của các nhà
quản trị.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề các chức
năng và kỹ năng của nhà quản trị.


- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích đánh giá.
4. Mục đích nghiên cứu
- Kết quả đạt được của đề tài có thể trở thành tư liệu nghiên cứu và tham
khảo cho các đề tài có liên quan sau này, được chú trọng và vận dụng một cách có
hiệu quả trong hoạt động quản lý của các nhà quản trị tương lai.
- Khẳng định vai trò của các chức năng và kỹ năng đối với các nhà quản
trị nói chung và nhà quản trị Steve Jobs nói riêng.
- Những giải pháp được đề ra trong bài có thể được ứng dụng vào thực
tiễn hoạt động quản lý góp phần đem lại hiệu quả cao nhờ thực hiện đúng các
chức năng và kỹ năng của nhà quản trị.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết cấu đề tài được chia làm 3 nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các chức năng và kỹ năng của các nhà quản trị
Chương 2: Thực trạng chức năng và kỹ năng của nhà quản trị Steve Jobs trong
quản lý công ty Apple
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò chức năng và kỹ năng của nhà quản trị


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHỨC NĂNG VÀ
KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm quản trị
- Khái niệm chung
+ Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn.
+ Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định.
Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ sức
mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục
tiêu.

- Có nhiều định nghĩa về quản trị như tác giả Nguyễn Hải Sản "Quản trị là
quá trình làm việc cùng và thông qua người khác để đạt các mục tiêu tổ chức trong
môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là việc sử dụng hiệu quả và
có hiệu suất các nguồn lực hữu hạn". [1, tr13]
1.1.2. Khái niệm nhà quản trị
“Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ
thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao
nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả
hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có
hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.” [1, tr20]
1.1.3. Các cấp quản trị


Hoạt động quản trị cũng là một dạng hoạt động xã hội của con người, và chính
vì vậy nó cũng cần được chuyên môn hóa. Trong mỗi tổ chức các công việc về
quản trị không chỉ có tính chuyên môn hóa cao mà nó còn mang tính thứ bậc rõ
nét. Tùy theo cấp bậc có thể chia các nhà quản trị thành 3 loại: Các nhà quản trị
cao cấp, các nhà quản trị cấp trung gian và các nhà quản trị cấp cơ sở. Thứ bậc của
3 cấp quản trị này được mô tả trong hình sau:

Hình 1.1
- Quản trị viên cao cấp (Top Managers)
Đó là các nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cao nhất trong một tổ chức.
Họ chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức. Nhiệm vụ
của các nhà quản trị cấp cao là đưa ra các quyết định chiến lược. Tổ chức thực
hiện chiến lược, duy trì và phát triển tổ chức. Các chức danh chính của quản
trị viên cao cấp trong sản xuất kinh doanh ví dụ như là: chủ tịch hội đồng
quản trị, phó chủ tịch, các ủy viên hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, phó
tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc v.v



- Quản trị viên cấp giữa hay cấp trung gian (Middle Managers)
Đó là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (cao cấp)
nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết
định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối
hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.
Các quản trị viên cấp giữa thường là các trưởng phòng ban, các phó
phòng, các chánh phó quản đốc các phân xưởng v.v.
- Quản trị viên cấp cơ sở (First-line Managers)
Đây là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc
của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các
quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển các công nhân
viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực
hiện mục tiêu chung. Các chức danh thông thường của họ là: đốc công, trưởng
ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng v.v
1.1.4. Vai trò của nhà quản trị
Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, trong thực tiễn hoạt động, các nhà quản
trị phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau, phải ứng xử theo những cách
khác nhau: với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông, chính
quyền và xã hội…Các vai trò của nhà quản trị: vai trò định hướng, vai trò duy trì
và thúc đẩy, vai trò phối hợp, vai trò thiết kế, vai trò điều chỉnh.
1.2. Các chức năng và kỹ năng cần có của nhà quản trị
1.2.1. Các chức năng của nhà quản trị
Tiến trình quản trị là một phức hợp những kỹ năng có tính hệ thống rất sinh
động và phức tạp. Do đó, để có thể hiểu rõ về quản trị, cần phải hiểu rõ về các chức


năng và vai trò của quản trị. Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý
chung, cần phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất.

+ Chức năng hoạch định: Là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ
chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được
những mục tiêu đó. Hoạch định gồm ba giai đoạn như thiết lập các mục tiêu cho tổ
chức: Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanh thu...; sắp xếp các nguồn lực
của tổ chức để đạt mục tiêu; quyết định về những hoạt động của tổ chức.
+ Chức năng tổ chức: Là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các thành
viên. Thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục
tiêu chung của tổ chức.
+ Chức năng lãnh đạo: Tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích và thúc
đẩy con người làm việc với niềm đam mê và hiệu quả cao. Đây là chức năng thúc
đẩy, động viên nhân viên theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn. Bằng chỉ thị,
mệnh lệnh và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Các nhà quản trị thực hiện
các chức năng chỉ huy để thúc đẩy, động viên nhân viên hoàn thành các mục tiêu
đã đề ra.
+ Chức năng kiểm tra: Là quá trình giám sát chủ động đối với công việc của một tổ
chức, so sánh với tiêu chuẩn đề ra và điều chỉnh khi cần thiết. Quá trình kiểm soát
là quá trình tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo chu kỳ.
Các chức năng nói trên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, và được thực
hiện theo một trình tự nhất định. Quá trình quản trị phải thực hiện đồng bộ các
chức năng nói trên, nếu không quá trình quản trị sẽ không đạt hiệu quả như mong
muốn.
1.2.2. Các kỹ năng của nhà quản trị


Để công việc được hoàn thành hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện phải có các
kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc. Trong quản trị cũng vậy, để hoàn
thành tốt các chức năng quản trị, đòi hỏi nhà quản trị cần phải có các kỹ năng cần
thiết như: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự.

Hình 1.2

1.2.2.1. Kỹ năng chuyên môn (technical skills)
Là kỹ năng vận dụng những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và các nguồn tài
nguyên để thực hiện công việc cụ thể. Kỹ năng kỹ thuật chính là trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của nhà quản trị, hay những khả năng cần thiết của họ nhằm thực
hiện một công việc cụ thể nào đó. Ví dụ như việc thiết kế máy móc của trưởng
phòng kỹ thuật, việc xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường của trưởng
phòng Marketing… Kỹ năng này nhà quản trị có được bằng cách thông qua con
đường học tập, rèn luyện.
1.2.2.2. Kỹ năng nhân sự (human skills)
Kỷ năng nhân sự là những kiến thức liên quan đến khả nẳng cùng làm việc,
động viên, điều khiển nhân sự. Kỷ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản
trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự
hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị


viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người
khác; Xây dựng không khí hợp tác lao động biết cách tác động và hướng dẫn nhân
sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp
quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh
doanh hoặc phi kinh doanh.
Kỷ năng nhân sự thể hiện qua:
Nhận thức được thái độ, giả thiết và niềm tin của chính mình đối với các cá
nhân khác hay đối với các nhóm. Họ có khả năng thấy được tính hữu ích và những
hạn chế của các cảm giác này. Bằng cách chấp nhận sự tồn tại của những quan
điểm, những nhận thức và những niềm tin khác với những quan điểm, nhận thức và
niềm tin của chính mình. Họ có kỹ năng hiểu được cái nà những người khác thực
sự muốn nói qua từ ngữ và hành vi của họ.
Thông qua hành vi của mình, truyền đạt cho những người khác điều mà họ
muốn nói đến, trong những ngữ cảnh của những người kia một cách thành thạo.
Người như vậy thường cố gắng tạo ra một bầu không khí tán thành và đảm bảo.

Trong đó, những người dưới quyền cảm thấy tự do trong việc tự biểu lộ bản thân
mà không sợ bị khiển trách hoặc chế nhạo, bằng cách khuyến khích họ tham gia
vào việc lập kế hoạch và tiến hành những việc có ảnh hưởng trực tiếp đến họ.
Họ có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu và động cơ của những người khác
trong tổ chức đến mức họ có thể đánh giá những phản ứng và những hậu quả của
những cách hành động khác nhau mà họ có thể làm. Với sự nhạy cảm như vậy, họ
có khả năng và mong muốn hành động theo cách nào có tính đến được những nhận
thức đó của những người khác.
Kỹ năng thực tế trong công tác với người khác phải trở thành một hoạt động
tự nhiên, liên tục. Vì rằng nó đòi hỏi tính nhạy cảm không chỉ ở thời điểm ra quyết


định mà còn cả trong hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân. Kỹ năng con người
không thể là “một thứ đôi khi thỉnh thoảng”.
“Tài sản quý nhất của một doanh nghiệp chính là con người” Ông tổ của
phương thức kinh doanh kiểu Nhật, Matsushita Konosuke đã nói. Kỹ năng nhân sự
liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong ứng xử, trong xử lý mối quan hệ
giữa con người với con người. Được xem là nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật đối
nhân xử thế. Nó sẽ tạo nên tài sản quý giá của một doanh nghiệp. Và chính kỹ năng
này tạo nên “sự khác biệt giữa một nhà quản lý giỏi với người khác chính là biết
cách dùng người”. (Peter Ferdinand Drucker - Nhà quản lý nổi tiếng thế giới)
1.2.2.3.

Kỹ năng tư duy (conceptual skills)

Kỹ năng tư duy là khả năng theo dõi tổ chức và hiểu được làm thế nào để tổ
chức thích ứng được với hoàn cảnh. Nhà quản trị cần nhận ra được những yếu tố
khác nhau và hiểu được mối quan hệ phức tạp của công việc để có thể đưa ra
những cách giải quyết đúng đắn nhất có lợi cho tổ chức. Kỹ năng tư duy là cái khó
tiếp thu nhất và đặc biệt quan trong đối với các nhà quản trị.

Kỹ năng tư duy này là cái khó hình thành và khó nhất, nhưng nó lại có vai trò
đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cấp cao. Họ cần có tư duy
chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với những
bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị cần phải có
phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ
phận, các vấn đề… biết cách làm giảm những sự phức tập rắc rối xuống một mức
độ có thể chấp nhận được trong tổ chức. Kỹ năng tư duy bao gồm khả năng bao
quát doanh nghiệp tổng thể. Khả năng này bao gồm việc thừa nhận các tổ chức
khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào, và những thay đổi trong
một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác như thế nào. Khả


năng này cũng mở rộng đến việc hình dung được mối quan hệ giữa một các thể
doanh nghiệp với tất cả ngành công nghiệp, với cả cộng đồng, và các lực lượng
chính trị, xã hội và kinh tế trên cả nước với tư cách là một tổng thể. Thừa nhận
những mối quan hệ này và nhận thức được những yếu tố nổi bật trong bất kỳ tình
huống nào, nhà quản trị khi đó sẽ có thể hành động theo cách nâng cao được phúc
lợi tổng thể của toàn bộ tổ chức.
Vì thế sự thành công của bất kì quyết định nào đều phụ thuộc vào kỹ năng tư
duy của những người đưa ra quyết định và những người chuyển quyết định thành
hành động.
Như khi thực hiện một thay đổi quan trọng trong chính sách tiếp thọ thì điều
tối thiểu quan trọng là phải tính đến những tác động đối với sản xuất, việc kiểm tra,
tài chính, công tác nghiên cứu và những con người có liên quan. Và công việc này
giữ nguyên tầm quan trọng của sự thay đổi thì họ gần như chắc chắn sẽ là người
điều hành sự thay đổi đó có hiệu quả hơn. Và do vậy, cơ hội thành công sẽ tăng lên
rất nhiều.
Không chỉ có việc phối hợp một cách hiệu quả các bộ phận khác nhau của
doanh nghiệp mới phụ thuộc vào kỹ năng tư duy của các nhà quản trị mà toàn bộ
đường hướng và sắc thái tương lai của tổ chức cũng tùy thuộc vào đó. Thái độ của

người điều hành cao nhất quyết định sắc thái toàn bộ tính chất phản ứng của tổ
chức và quyết định “nhân cách của công ty”, cái phân biệt cách tiến hành kinh
doanh của một doanh nghiệp này với doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Những thái độ này là phản ánh của Kỹ năng tư duy của nhà quản trị ( mà một số
người coi là “ khả năng sáng tạo” của họ - cải cách mà họ nhận thức và phản ứng
lại trước định hướng mà doanh nghiệp cần đi theo, trước các mục tiêu và chính
sách công ty, và những lợi ích của các cổ đông và các nhân viên trong công ty). Vì
thành công trên tổng thể của công ty phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức của gười


điều hành trong việc hình thành và thực hiện các quyết định chính sách, nên kỹ
năng này là một thành phần không thể tách rời, thành phần làm chức năng phối
hợp của quá trình điều hành và có tầm quan trọng không thể chối cãi trên tổng thể.
Nhìn chung các cấp chịu trách nhiệm điều hành thấp hơn, kỹ năng chuyên
môn và kỹ năng nhân sự là yêu cầu có tính nguyên tắc. Lên những cấp cao hơn, kỹ
năng chuyên môn trở nên tương đối ít hơn. Trong khi kỹ năng tư duy phải cao hơn,
phát triển nhanh chóng. Tại cấp cao nhất của tổ chức, kỹ năng tư duy trở thành
quan trọng nhất của tất cả các quá trình điều hành thành công.
“Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong”, Henry Ford. “Một nhà
quản lý luôn căng lên vì công việc là nhà quản lý tốt nhất, bởi họ sẽ không có thời
gian để can thiệp, để tham gia những cuộc tầm phào, để làm phiền người khác”
Jack Welch (CEO Tập đoàn GeneralElectric)
1.3.

Ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị
Các kỹ năng của nhà quản trị đều rất cần thiết cho việc thực hiện các chức

năng quản trị, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại rất khác nhau:
- Kỹ năng chuyên môn phục vụ nhiều cho việc thực hiện chức năng điều khiển, ra
quyết định.

- Kỹ năng về nhân sự phục vụ nhiều hơn cho việc thực hiện chức năng điều khiển,
lãnh đạo.
- Kỹ năng về tư duy ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện chức năng hoạch đinh,
tổ chức.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
STEVE JOBS TRONG QUẢN LÝ CÔNG TY APPLE
2.1. Sơ lược về nhà quản trị Steve Jobs và Công ty Apple
2.1.1. Sơ lược về công ty Apple
Apple Inc. (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn công nghệ máy tính
của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, bang California.
Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc.,
và đổi tên vào đầu năm 2007. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là
13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là
máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa
phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod, iPhone,
iPad và chương trình nghe nhạc iTunes, nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ,
Canada, Nhật Bản và Anh.


[ Hình 1, phụ lục]
2.1.2. Sơ lược về nhà quản trị Steve Jobs
“Steve Jobs là một trong những nhà phát minh vĩ đại của nước Mỹ. Ông là
người đầy kiêu hãnh để tư duy khác biệt, thật mạnh mẽ để tin mình có thể thay
đổi thế giới, và thật sự tài năng để hiện thực những điều đó. Steve làm lay động
tình cảm của tất cả chúng ta khi nói rằng ông sống từng giây phút như cuộc đời
sắp vuột khỏi tay. Ông đã thay đổi cách nhìn của chúng ta đối với thế giới.” _
Trích lời của Tổng thống Barack Obama.

Quả rất đúng với lời nhận xét đó, một người đàn ông đã phấn đấu để tạo
nên một vết lõm trong vũ trụ này. Chúng ta hãy cùng nhìn lại cuộc đời và
những chặng đường của Steve Jobs.
Steve Jobs (24/2/1955-5/10/2011) sinh ra tại thành phố San Francisco, bang
California, Hoa Kỳ, được Paul và Clara Jobs nhận làm con, họ đã đặt tên ông là
Steven Paul. Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành


phố Cupertino. Sau giờ học, ông thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo
Alto, California và ông nhanh chóng được thuê và làm việc cùng Steve Wozniak
trong vai trò là những nhân viên thời vụ mùa hè. Năm 1976, họ sáng lập công ty
Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá
nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành
quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple. Năm 1980
Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành
một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.
Steve Jobs muốn một người cùng quản lý công ty Apple cùng mình nên đã
thuyết phục giám đốc điều hành của Pepsi lúc đó là John Sculley. Năm 1983,
John Sculley thay thế Jobs làm giám đốc điều hành do 2 người có những hướng
đi khác nhau trong việc điều hành và Apple đang lâm vào tình cảnh khó khăn và
hội đồng quản trị Apple lại đứng về phía John Sculley. Jobs từ bỏ công ty, nhưng
trước đó vào năm 1984 Apple đã đưa ra một sản phẩm gây tiếng vang, máy tính
cá nhân Macintosh.
Trong cùng thời điểm, Jobs thành lập nên một công ty khác mang tên NeXT
Computer. Năm 1986, Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm (sau là Pixar
Studios), hãng đã kí hợp đồng với Disney để sản xuất ra những bộ phim hoạt
hình đồ hoạ. Bộ phim đầu tiên hợp tác sản xuất mang tên Câu chuyện đồ chơi đã
đem lại danh tiếng và sự khen ngợi đối với xưởng phim khi ra mắt vào năm
1995.
Năm 1996, Apple tuyên bố sẽ mua NeXT với giá 429 triệu đô la Mỹ, đưa Jobs

trở lại công ty. Ông chính thức mang danh là giám đốc điều hành tạm thời trong
tháng 9 năm 1997. Tháng 3 năm 1998, nhằm tập trung cho việc thu lại lợi nhuận
cho Apple, Jobs cho ngừng một số dự án như Newton, Cyberdog và OpenDoc


Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng các chi nhánh, liên tục đưa ra
giới thiệu và cải tiến những thiết bị kĩ thuật số tiên tiến. Bằng việc giới thiệu máy
nghe nhạc cầm tay iPod, phần mềm nghe nhạc kĩ thuật số iTunes và iTunes Store.
Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone.
Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty Apple khi
Steve Jobs tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất
chip cho máy Macintosh. Steve Jobs cũng đã giới thiệu hệ điều hành tiếp theo
Mac OS 10.5 "Leopard" và thiết bị xem phim, hình, nhạc trên TV kết nối không
dây với vi tính mang tên iTV, cả iTV lẫn Leopard đều sẽ được tung ra năm 2007.
Tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của
Apple.Vài giờ sau tuyên bố này, giá cổ phiếu của Apple trên thị trường giảm 5% .
Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình
ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung
lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu
của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple
loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56.


[Hình 2, phụ lục]

2.2. Các phương pháp quản trị của Steve Jobs
2.2.1 Phương pháp tác động lên con người
2.2.1.1. Phương pháp hành chính: về điều lệ, kỷ luật.
Thời hạn là thiết yếu: Jobs luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc khắt
khe, thậm chí có phần độc đoán. Nhiều nhân viên của Steve Jobs khi còn ở Công

ty NeXT kể cảm nhận ban đầu của họ về Steve Jobs là người cực kỳ thông minh,
có khả năng thúc đẩy người khác và có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Nhưng trong công
việc, ông là một người “khủng khiếp”.
Cuối thập niên 1980, hai kỹ sư NeXT đã làm việc quên ăn, quên ngủ từ sáng
đến đêm trong suốt 15 tháng để chế tạo một loại chip hiện đại. Tuy nhiên, họ vẫn
bị Steve Jobs “sạc” cho một trận tơi tả trước toàn thể công ty vì đã “không làm
việc nhanh hơn như yêu cầu”. Một người sau đó đã bỏ cuộc.
Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và nhân viên: Tại Apple,
xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về
công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của
cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân
viên. Chính là sự tôn trọng lẫn nhau cùng với những nhóm tập thể dự án nhỏ luôn
kề vai sát cánh là một phần quan trọng làm nên thành công của Apple hôm nay.
Tạo sự tự do cho nhân viên trong việc xây dựng và cải tiến sản phẩm


Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề khó chịu và sai sót
của một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc
phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và chấp thuận
từ phía nhà quản lý trực tiếp.
Steve mặc dù có bản tính là luôn đòi hỏi ở người khác rất cao và sẵn sàng làm
tổn thương họ bất cứ lúc nào. Điều đó thực sự biến Steve 1 người đáng sợ trong
mắt nhiều người nhưng không vì thế mà Steve là 1 vị bạo chúa và bảo thủ. Tính
cách ấy đó được lý giải xuất phát từ bản tính cầu toàn và nóng vội của Steve.
Đối với những nhân viên nào biết chính xác và hiểu rõ về việc mình đang làm
và những điều họ nói, ông có thể chấp nhận sự phản kháng đó, có sự thay đổi
cách nhìn nhận về sự việc mà ông cho giống như là ‘đồ vứt đi” và thậm chí là
ngưỡng mộ chúng. Do đó, khi cần thiết, nhân viên của Steve có thể lặng lẽ chống
lại chỉ thị của Steve. Và trong trường hợp nó đi đúng hướng, Jobs sẽ đánh giá cao
thái độ nổi loạn ấy.

Ví dụ tiêu biểu liên quan đến ổ đĩa của máy Macintosh đời đầu. Theo dự
định ban đầu, máy Mac sẽ có hệ thống ổ đĩa sử dụng đĩa mềm có tên là Twiggy,
tuy nhiên, đĩa này lại có rất nhiều lỗi và không thể tiếp tục phát triển được. Điều
đó buộc Steve phải tìm phương án thay thế. 1 là chuyển qua sử dụng đĩa 3 1/2 inch
do Sony chế tạo hoặc 2 là sử dụng ổ đĩa tương tự nhưng do 1 hãng khác tên là
Alps Electronic Co sản xuất theo công nghệ được chuyển nhượng từ Sony. Và
Jobs đã chọn phương án thứ 2. Trong khi đó, Belleville – trưởng nhóm kỹ sư của
Mac - đã không nhìn theo hướng đó vì ông cho rằng Không có lý do dể tin rằng
Công ty Alps có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ linh kiện cho việc ra mắt máy tinh
Mac trong vòng 1 năm. Do đó, Belleville đã đề nghị Sony cử người chế tạo và
chuẩn bị sẵn ổ đĩa sẵn sàng cho Macintosh. Và phỏng đoán của Belleville đã
đúng, công ty Alps đã không hoàn thành công việc như dự tính, Steve lại lâm vào


tình thế khó xử thì phương án mà Belleville được thực thi và phát huy tác dụng.
Steve đã không tức giận mà nhe răng ra cười với vị trưởng kỹ sư của mình.
Tạp chí Fortune từng có bài viết về văn hóa Công ty Apple. Bài báo khẳng
định
Steve Jobs luôn khuyến khích các nhân viên tư duy khác biệt. “Tiến trình
sáng tạo của Apple là mọi nhân viên đều phải tư duy như thể là ông chủ, là ông
chủ của chính mình, trước khi ra trình diện Steve Jobs”.
Trong quá trình phát triển máy macintosh, Đội phát triển máy Mac từ năm
1981 đã đề xướng một giải thưởng dành cho người dám lên tiếng vì quyền lợi
của mình xuất sắc nhất. Mặc dù giải thưởng này chỉ là một trò đùa, nhưng nó
phản ánh được cách thức nhân viên của Steve đối với ông. Thực tế, Steve biết về
giải thưởng này và ông thực sự thích nó. Và đối với Jobs, ông luôn tôn trọng
những nhân viên dám lên tiếng vì những gì họ tin tưởng. Ví dụ như Debi
Coleman, người đoạt giải thưởng này vào năm 1983 đã không những không bị
trù dập mà còn được đề bạt và đã từng giữ đến chức Giám đốc sản xuất.
2.2.1.2. Phương pháp kinh tế: Chế độ thưởng phạt cho nhân viên

Khả năng phân loại mọi thứ.
Đây có thể được coi là một chìa khóa khác cho tầm nhìn xa trông rộng của
steve. Đối với Steve, ông phân loại thành 2 loại: hoặc là ‘sáng dạ’ hoặc là ‘ngu
dốt’ và công việc của họ có thể là tốt nhất hoặc là hoàn toàn vứt đi.
Trong cuốn sách Tiểu sử về Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson nhận định:
Bản thân Steve là một người rất tinh tế, ông dường như có thể đọc được suy nghĩ
của mỗi người và nắm được điểm yếu của họ. Điều này giúp Steve nhanh chóng


nhận định ai là phù hợp với chiến lược của mình, ai là người cần thiết cho những
dự án của bản thân mình.
Trong những dự án non trẻ bản đầu của mình, mà tiêu biểu nhất là quá trình
phát triển máy tính Macintosh giai doạn đầu hay việc thành lập công ty NeXT,..
Steve là người trực tiếp lựa chọn ra những nhân sự chủ chốt, những con người
tựa như xương sống của dự án như: Andy Hertzfeld, Burrell Smith,… và sau này
như Tim Cook trong đế chế mới của Apple sau khi Steve quay trở lại tập đoàn.
Bên cạnh đó, ông sẵn sàng sa thải một ai đó, ông không đánh giá cao về khả năng
của họ trong quá trình làm việc
Việc sa thải hàng ngàn nhân viên là chuyện rất bình thường nếu dự án của
họ không hiệu quả hoặc không khả thi. Bản thân nhân viên đó không là người
thuộc hạng A+, bởi Steve cho rằng những người hạng A+ luôn thích làm việc với
nhau và họ không thích việc người đó chỉ là hạng B .Việc sa thải diễn ra thường
xuyên đến nỗi tồn tại câu chuyên “sa thải kiểu Steve Jobs”, khi ông dồn nhân
viên của mình vào chân than máy và sẳn sàng sa thải họ nếu câu trả lời của họ
không làm ông hài lòng.
Chú trọng sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc:
Tại Apple, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn được chú trọng:
Từ các chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến những sự phóng khoáng
trong các ngày nghỉ lễ hàng năm. Agarwal một nhân viên của Apple kể lại:
Chúng tôi thích làm việc tại đây, chúng tôi làm việc vất vả, nhưng chúng tôi thực

sự đang được tận hưởng cuộc sống của mình”.
Điều này, không chỉ được thực hiện khi công ty trong giai đoạn thịnh
vượng, mà từ những ngày đầu phát triển công ty Apple, Steve đã thực hiện việc


điều này. Trong quá trình phát triển máy Mac, cứ 6 tháng một lần, steve lại đưa
gần như cả đội đi nghỉ 2 ngày ở khu nghỉ mát lần cận. Ông hiểu tầm quan trọng
của việc tiến hành những chuyến đi nghỉ này. Vì đây là cơ hội để ông sau khi làm
nhân viên của mình cảm thấy tan nát trái tim, ông lại có thể vực họ dậy và khiến
họ thấy rằng việc trở thành một phần của dự án macintosh là một mục tiêu vĩ đại.
Trong mỗi chuyến đi như vậy, ngoài việc nghỉ ngơi, Steve đi kèm là những buổi
nói chuyện thân mật giữa các thành viên với nhau. Với khả năng hùng biện, cũng
như khả năng bóp méo sự thật của mình, Steve đã gửi đi những thông điệp giúp
tất cả thành viên trong đội quên đi những giây phút khó khăn để hướng đến 1
mục tiêu cao thượng hơn.
Ngoài ra, Jobs thường đưa các nhân viên đi tham quan các bảo tàng và tới
các buổi triển lãm đặc biệt để giáo dục cho họ về thiết kế và cấu trúc. Ông ấy đã
đưa nhóm phát triển Mac tới một phòng trưng bày của nhà thiết kế vĩ đại Louis
Comfort
2.2.1.3. Phương pháp kích thích khách hàng
* Quảng cáo:
Một trong những điều luôn tạo ra sự khác biệt cho Apple chính là quảng cáo
của hãng. Đối với Jobs, quảng cáo là một phương tiện cực kỳ quan trọng, chỉ
đứng thứ hai sau công nghệ. Tham vọng mà Jobs đã tuyên bố từ lâu đó là phải đưa
máy tính đến với tất cả mọi người, đối với ông, điều đó có nghĩa máy tính phải
được tiếp thị đến quảng đại quần
chúng. Quảng cáo là một phần then chốt trong giao tiếp giữa Apple và người tiêu
dùng.
“Giấc mơ của tôi là mọi người trên thế giới này đều sẽ có một chiếc máy tính
Apple riêng. Để làm được như vậy, chúng ta phải là một công ty tiếp thị vĩ đại”:



Jobs nói ngay từ những ngày đầu thành lập Apple. Jobs rất tự hào về công tác
quảng cáo của Apple. Jobs thường cho ra mắt các quảng cáo mới trong suốt
những bài phát biểu quan trọng về Macworld. Nếu Jobs có bài thuyết trình về sản
phẩm, thì luôn có một quảng cáo đi kèm sản phẩm mới đó, và Jobs luôn đưa nó
ra trước công chúng. Nếu quảng cáo đó đặc biệt tốt, Jobs sẽ đưa ra hai lần, rõ
ràng là rất hài lòng.
Jobs muốn một clip quảng cáo với mục đích cho cả thế giới và chính bản
thân Apple nhận ra gía trị trọng tâm của Apple là gì. Jobs yêu cầu Chiat/Day tạo
ra một chiến dịch nói tới những giá trị trọng tâm đó. Chiến dịch quảng cáo “Nghĩ
khác” của Clow đã nêu bật lên đặc tính của Apple là khả năng sáng tạo, sự độc
đáo và hoài bão. Đây là một cách thức quảng cáo đầy dũng cảm và mạnh bạo,
Apple đã gắn thương hiệu của mình và người sử dụng Apple với một số nhà lãnh
đạo, cố vấn và nghệ sĩ đáng kính nhất của nhân loại.
* Bán hàng qua mạng
Apple đã lập kỷ lục thế giới về tiêu thụ nhạc số online khi đã bán ra bài hát
thứ 1 tỷ trên cửa hàng âm nhạc trực tuyến nổi tiếng nhất thế giới iTunes Music.
iTunes Music Store được thành lập vào ngày 28-4-2003, tức cách đây chưa
đầy 3 năm nhưng nó đã lập được một kỷ lục tiêu thụ thuộc dạng vô tiền khoáng
hậu khi đã tiêu thụ được 1 tỷ bài nhạc số. Hiện trên trang chủ của mạng âm nhạc
iTunes đang hiện lên dòng chữ:”Một tỷ lần cảm ơn những khách hàng của iTunes
Music Store”.
Để đạt được kỷ lục này, Apple đã tung ra một chiến dịch tiếp thị đặt biệt
trong suốt thời gian qua. Những người nào may mắn tải được những bài hát thứ
trăm ngàn sẽ được tặng một máy iPod nano màu đen 4GB và một thẻ iTunes
Music trị giá 100 USD. Riêng khách hàng may mắn thứ 1 tỷ đã được tặng một


máy để bàn iMac với màn hình 20 inch, 10 máy iPod video 60GB và một thẻ

iTunes Music trị giá 10.000 USD, tức người này có thể nghe nhạc trên iTunes
thoải mái trọn đời.
2.2.2. Các chức năng và kỹ năng trong hoạt động quản lý góp phần làm nên
thành công của nhà quản trị Steve Jobs
2.2.2.1. Kỹ năng nhận thức và tư duy
Một là bảo thủ trong nhận thức. Những người này cho rằng, năng lực của
mình là do trời sinh ra và không thể cải biến. Vì vậy họ đã để tuột mất thời gian khi
đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Vì thế, họ không có thời gian để sáng tạo
và cải thiện hiệu suất làm việc. Những người có lối tư duy bảo thủ thường là những
người lớn tuổi đã được dạy suy nghĩ vấn đề theo cách như vậy ngay từ khi họ còn
nhỏ. Họ được dạy làm sao để an toàn trước mỗi cuộc chiến mà không muốn đột
phá để có con đường thành công của chính mình. Chính vì vậy, sự giáo dục này đã
hình thành lối tư duy trì trệ không thể phát triển.
Hai là tư duy phát triển Người này tin tưởng rằng, năng lực của bản thân có
thể nâng dần lên cùng với sự học hỏi và quá trình trưởng thành. Khi không ngừng
học hỏi cũng là đang không ngừng bồi dưỡng các loại năng lực. Nó giúp con người
có năng lực sẵn sàng gánh nhận những thách thức của cuộc sống. Mỗi lần vấp ngã
là một lần trưởng thành hơn! Họ sẽ nói với chính mình: “Ngươi sẽ thông minh hơn,
ngươi sẽ tốt hơn!” Một điều đặc biệt mà tôi từng thấy ở công ty mà tôi thực tập, ở
đây, họ khuyến khích các nhân viên nên cởi mở chia sẻ, và sau đó họ nói: “Ồ! Tốt
quá! Mọi việc sẽ tốt hơn nữa!” Câu nói này thường được giữ ở trong tâm, vì thế
các nhân viên ở đây làm việc mỗi ngày một tốt hơn.
Nếu đem hai người với 2 lối tư duy này đặt cùng một chỗ, chúng ta sẽ phát
hiện: Người có lối tư duy phát triển, họ sống rất lạc quan và thiết lập được mục tiêu


cao cả trong đời người, lại càng vận dụng tốt những gì đã tích lũy được. Còn ngược
lại, người tư duy bảo thủ, họ thường bỏ nhiều thời gian làm việc hơn nhưng chiến
lược của họ vẫn không đạt hiệu quả.
2.2.2.2. Chức năng hoạch định

Năm 1976, kho ông cùng với Steve Wozinak- đồng sang lập ra Apple, Steve
Jobs đã hướng tới việc đưa máy tính vào tay người sử dụng hang ngày.
Năm 1979, ông phát hiện ta tiện ích giao diện người dùng đồ hoạ, lúc đó
mới xuất hiện và còn khá thô sơ trong chương trình nghiên cứu của Xerox tại Palo
Alto, California. Ngay lập tức, ông nhận ra công nghệ này sẽ là lực hấp dẫn, biến
máy tính trở thành công cụ hàng ngày. Kĩ thuật này cuối cùng đã trở thành
Macintosh, biến đổi mọi phương thức chúng ta sử dụng máy tính. Các nhà khoa
học của Xerox không nhận ra tiềm năng của công cụ này vì tầm nhìn của họ bị giới
hạn vào việc chế tạo những máy photocopy mới.
Tại từng thời điểm khác nhau, Jobs đã tìm cảm hứng từ một cuốn sổ tay điện
thoại, từ các bài tập thiền, từ các chuyến tham quan… Jobs không ăn cắp các ý
tưởng mà ông sử dụng các ý tưởng từ các ngành công nghiệp khác để tạo ý tưởng
cho bản thân.
Ông cam kết xây dựng các sản phẩm theo thiết kế đơn giản và gọn nhẹ. Và
nguyên tắc đó còn vươn xa ra ngoài các sản phẩm. Từ thiết kế iPod đến iPad, từ
gói các sản phẩm của Apple đến các chức năng của website, trong thế giới của
Apple, đổi mới có nghĩa là loại bỏ những gì không cần thiết để những điều cần
thiết có thể cất tiếng nói mạnh mẽ.
Ông đã thay thế toàn bộ giám đốc và loại bỏ tới 70 % sản phẩm của hãng .
Đây là sự thay đổi về chiến lược cực đoan đến mức mà hội đồng giám đốc cho
chính tay ông lựa chọn cũng không bao giờ bỏ phiếu ủng hộ.


2.2.2.3. Chức năng tổ chức
Ít ai ngờ rằng, Apple là một công ty không có bất kỳ một phòng ban nào cả.
Tổ chức nhân sự ở đây hoàn toàn giống như một công ty mới khởi nghiệp, và mọi
thứ được vận hành bởi những ý tưởng, chứ không phải bởi cấp bậc
Một người phụ trách phần mềm của Iphone- Một người phụ trách về phần
cứng của Mác.- Một người phụ trách về kĩ thuật phần cứng của Iphone.- Người
khác lại phụ trách mảng tiếp thị toàn cầu.- Người khác nữa lại phụ trách việc điều

hành công ty. Apple hoạt động như một công ty mới khởi nghiệp có giá trị lớn nhất
hành tinh.Ông cho dừng toàn bộ hoạt động và yêu cầu toàn thể nhân viên chỉ tập
trung vào ma trận có hai cột tượng trưng cho “Người tiêu dùng” và “Giới văn
phòng”, và hai dòng tượng trưng cho “Máy tính để bàn” và “Máy tính di động
2.2.2.4. Chức năng lãnh đạo
Ông cho dừng hoạt động và yêu cầu toàn thể nhân viên chỉ tập trung vào ma
trận có hai cột tượng trưng cho người tiêu dùng và giới văn phòng và hai dòng
tượng trưng cho máy tính để bàn và laptop. Ông ra lệnh cho nhân viên phải tập
trung phát triển ra được bốn sản phẩm vĩ đại tương ứng với bốn ô trong ma trận kể
trên và ngưng sản xuất toàn bộ các sản phẩm khác. Nhờ đó, ông đã cứu sống được
Apple trên đà tụt dốc.
2.2.2.5. Chức năng kiểm tra
Ông là một học sinh say mê thiết kế, kiến trúc và công nghệ. Các văn phòng
của ông luôn tràn ngập các thiết bị điện tử mà ông đã tháo bung ra để xem chúng
hoạt động như thế nào. John Sculley nhớ lại Jobs luôn nghiên cứu các sản phẩm
của các nhà sản xuất khác nhau….
Niềm đam mê theo đuổi sự hoàn thiện của Steve Jobs chính là bí mật cho
những thiết kế tuyệt vời của Apple. Đối với ông, thiết kế không có nghĩa là trang


trí. Đó không phải là bề ngoài của sản phẩm. Đó không phải là vấn đề về màu sắc
hay kiểu dáng. Thiết kế chính là cách thức hoạt động của sản phẩm đó. Thiết kế là
một chức năng chứ không phải hình thức. Chính nhờ những nguyên tắc đó, Apple
của ông đã liên tục cho ra đời hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao nhưng có vẻ
đẹp khó cưỡng lại từ Ipod cho đến Iphone, Ipad
2.3. Đánh giá
- Ưu điểm: Thứ nhất, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs rất thích
hợp ở công ty Apple, nơi mà tập trung khá nhiều nhân tài về mọi mặt (kinh tế, kĩ
thuật, nhân sự…) với nhiều tính cách khá lập dị và có cá tính. Sự độc đoán sẽ giúp
công nhân viên công ty có được sự tập trung tư tưởng làm việc một cách ổn

định.Thứ hai, khi công ty gặp khó khăn ( giai đoạn 1996), hàng hóa ứ đọng nhiều.
Tinh thần nhân viên giảm sút vì bị ảnh hưởng bởi tình trạng xuống dốc của công ty.
Không khí làm việc căng thẳng ở cả ban quan trị lẫn đội ngũ công nhân. Để có thể
giải quyết tìnhhình lúc này, yêu cầu người lãnh đạo của công ty cần có quyền lực
tập trung để có giả iquyết hết mọi vấn đề trong công ty. Đây là điều kiện thích hợp
để Steve Jobs chứng tỏ được năng lực bản thân với tính cách rất phù hợp với phong
cách lãnh đạo độc đoán. Thứ ba, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs
giúp cho công nhân viên trong công ty có được sự áp lực cần thiết để hoàn thành
công việc đúng thời hạn và đạt hiệu quả cần thiết, đôi khi tạo ra những thành quả
vượt ngoài mong đợi. Ông giúp cho đội ngũ nhân viên đạt được đến những giới
hạn của bản thân mà chính họ cũng không thể nào biết được. Chính phong cách
này càng giúp ông có được sự yêu mến và tin tưởng của nhân viên trong công ty,
khiến cho công tác cải tổ và phát triển Apple được thực hiện nhanh chóng. phong
cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs không giống bất kỳ định nghĩa nào về quản
trị hay lãnh đạo. Ông điều hành tất cả mọi công việc trong Apple.
- Nhược điểm:


×