Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Các chức năng và kĩ năng của nhà quản trị tại công ty Microsoft

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.16 KB, 32 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc học phần này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến giảng viên Ths. Nguyễn Tiến Thành người đã tận tình hướng dẫn, giảng
dạy trong suốt quá trình học tập vừa qua ở Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà
Nội Phân hiệu tại Quảng Nam.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài tiểu luận một cách hoàn hảo. Song, kinh
nghiệm còn hạn chế và chưa có sự tiếp xúc nhiều ở thực tế, nên bài tiểu luận vẫn
còn nhiều thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được
những lời nhận xét và đóng góp từ phía giáo viên và người đọc, để bản thân tôi rút
kinh nghiệm cho những lần thực hiện sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả đề tài

1


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành bài tiểu luận này của tôi, đã có nhiều sự hỗ trợ từ các nguồn tài
liệu như: sách, báo, internet… Đó là điều kiện thuận lời giúp tôi trong việc tìm hiểu
và nghiên cứu sâu sắc vấn đề.
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận của riêng tôi. Mọi thông tin được viết trong
bài đều hoàn toàn trung thực và khách quan.

Tác giả đề tài

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................1
2


LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................2


MỤC LỤC................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................6
CHƯƠNG 1...........................................................................................................7
1.1.

Nhà quản trị..........................................................................................7

1.1.1.

Khái niệm về nhà quản trị..............................................................7

1.1.2.

Các cấp quản trị..............................................................................8

1.2.

Các chức năng của nhà quản trị..........................................................9

1.3.

Các kỹ năng của nhà quản trị............................................................10

1.3.1.

Kỹ năng chuyên môn (technical skills).........................................11

1.3.2.


Kỷ năng nhân sự (human skills)...................................................11

1.3.3.

Kỹ năng tư duy (conceptual skills)...............................................12

1.3.4. Kỹ năng mở rộng cho một nhà quản trị..........................................15
1.4.

Ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị......................16

1.5.

Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các bậc quản trị.............16

CHƯƠNG 2.........................................................................................................17
2.1.

Tổng quát về tập đoàn công nghệ Microsoft....................................17

2.2.

Những kỹ năng, bí quyết điều hành của nhà quản trị Microsoft...18

CHƯƠNG 3.........................................................................................................22
3.1. Nhận xét chung về những kĩ năng, bí quyết điều hành của nhà
quản trị Microsoft.....................................................................................22

3.2.


Giải pháp về nâng cao hiệu quả các kỹ năng quản

trị..........................................................................................................22
3.1.1.

Bố trí người điều hành..................................................................22

3.1.2. phát triển kỹ năng kỹ thuật.............................................................22
3


3.1.3.

Phát triển kĩ năng con người .......................................................23

3.1.4.

Phát triển kỹ năng nhận thức.........................................................23

KẾT LUẬN.............................................................................................................24
DANH MỤC THAM KHẢO..................................................................................25
PHỤ LỤC................................................................................................................26

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
4


Quản trị là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Khoa học quản
trị giúp chúng ta biết các lý thuyết một cách có hệ thống và vận dụng để giải quy ết

các vấn đề thực tiễn, không dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân. Nghệ thuật quản
trị chính là kh ả năng nhà quản trị vận dụng linh hoạt và sáng tạo các lý thuyết vào
thực tiễn, tân dụng cơ hội, nắm bắt thời cơ và sử dụng kinh nghiệm, biết kết hợp
giữa trực giác với hiểu biết khoa học. Đóng vai trò là nền tảng của quản trị chính là
các kỹ năng quản trị. Nhà quản trị thực hiện các kỹ năng quản trị để đạt được đến
những mục tiêu của tổ chức. Nhằm góp phần làm rõ tính khoa học, cũng như là
nghệ thuật trong nghệ quản trị, Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn các kỹ năng
của các nhà quản trị để làm tiểu luận kết thúc học phần này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và tầm quan trọng của công tác kỹ năng quản trị
- Phân tích công tác kỹ năng quản lý, bí quyết điều hành của nhà quản trị Microsoft
- Nhận xét chung về kỹ năng quản lý, bí quyết điều hành của nhà quản trị Microsoft
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản trị
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng quản trị
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tập đoàn công nghệ Microsoft
+ Thời gian: Từ ngày 23/2/2017 đến 6/3/2017
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Kết cấu đề tài
5


Ngoài phần mở đầu, kết cấu đề tài được chia làm 3 nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kỹ năng của các nhà quản trị
Chương 2: những kỹ năng của nhà quản trị trong tập đoàn công nghệ Microsoft
Chương 3: Nhận xét về các kỹ năng của nhà quản trị trong tập đoàn công nghệ
Microsoft và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ năng của nhà quản trị


6


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG CỦA CÁC NHÀ QUẢN TRỊ
1.1.
1.1.1.

Nhà quản trị
Khái niệm về nhà quản trị

“Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ
thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được
giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước
kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ
chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.”
Trên phương diện kinh doanh, thuật ngữ nhà quản trị được dùng để chỉ
tất cả những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành một bộ phận hay cả
một tập đoàn kinh doanh. Như các giám đốc, tổng giám đốc hay các quản đốc
phân xưởng đều là nhà quản trị.Như vậy, trong một doanh nghiệp tất cả những
ai không đảm nhiệm những công việc quản lý và điều hành đều không phải là
nhà quản trị. Mặt khác, giữa nhà kinh doanh và nhà quản trị có rất nhiều đặc
điểm tương đồng và cơ sở để phân biệt nhà quản trị với nhà kinh doanh dựa
vào đặc điểm họ là những người làm việc hưởng lương.

7



Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay khoảng cách của sự khác biệt
này củng rất khó xác định. Bởi trong các công ty cổ phần nhiều nhà quản trị
vừa là người làm việc hưởng lương, nhưng họ cũng là chủ sở hữu của công ty
do đã đầu tư mua cổ phần ở mức đủ để có tiếng nói quyết định đối với vận
mệnh của công ty.

1.1.2.

Các cấp quản trị

Hoạt động quản trị cũng là một dạng hoạt động xã hội của con người, và
chính vì vậy nó cũng cần được chuyên môn hóa. Trong mỗi tổ chức các công
việc về quản trị không chỉ có tính chuyên môn hóa cao mà nó còn mang tính
thứ bậc rõ nét. Tùy theo cấp bậc có thể chia các nhà quản trị thành 3 loại: Các
nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị cấp trung gian và các nhà quản trị cấp cơ
sở. Thứ bậc của 3 cấp quản trị này được mô tả trong hình sau:

Cấp cao

Cấp trung gian

Các quyết định chiền lược

Các quyết định chiến thuật

Cấp cơ sở

Các quyết định tác nghiệp


NGƯỜI THỰC HÀNH
Hình 1.1 Mô hình 3 cấp quản trị
o

Quản trị viên cao cấp (Top Managers)

8


Đó là các nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cao nhất trong một tổ chức.
Họ chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức. Nhiệm vụ của
các nhà quản trị cấp cao là đưa ra các quyết định chiến lược. Tổ chức thực
hiện chiến lược, duy trì và phát triển tổ chức. Các chức danh chính của quản
trị viên cao cấp trong sản xuất kinh doanh ví dụ như là: chủ tịch hội đồng quản
trị, phó chủ tịch, các ủy viên hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, phó tổng
giám đốc, giám đốc, phó giám đốc v.v
o

Quản trị viên cấp giữa hay cấp trung gian (Middle Managers)

Đó là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (cao cấp)
nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết
định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối
hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.
Các quản trị viên cấp giữa thường là các trưởng phòng ban, các phó
phòng, các chánh phó quản đốc các phân xưởng v.v.

o Quản trị viên cấp cơ sở (First-line Managers)
Đây là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc
của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các

quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển các công nhân
viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực
hiện mục tiêu chung. Các chức danh thông thường của họ là: đốc công, trưởng
ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng v.v
1.2.
Các chức năng của nhà quản trị
o
Hoạch định là chức năng đầu tiên của hoạt động quản trị. Xác định
mục tiêu, xây dựng các biện pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra.
9


o

Tổ chức là thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện được các kế

hoạch và mục tiêu đã đề ra của tổ chức.
o
Lãnh đạo là quy trình , nghệ thuật gây ảnh hưởng đến con người sao
cho họ hang hái thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức đã đề ra.
o
Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả thực hiện so sánh những điều
hoajh định, đồng thời phát hiện ra sai sót đưa ra biện pháp điều chỉnh để đảm
bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hình 1.2 Chức năng quản trị

1.3.
Các kỹ năng của nhà quản trị
Để công việc được hoàn thành hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện phải có các
kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc. Trong quản trị cũng vậy, để

hoàn thành tốt các chức năng quản trị, đòi hỏi nhà quản trị cần phải có các kỹ
năng cần thiết như: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự.

10


Hình 1.3 Các kỹ năng quản trị tương ứng với các cấp quản trị
1.3.1.
Kỹ năng chuyên môn (technical skills)
là kỹ năng vận dụng những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và các nguồn
tài nguyên để thực hiện công việc cụ thể. Kỹ năng kỹ thuật chính là trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị, hay những khả năng cần thiết của
họ nhằm thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Ví dụ như việc thiết kế
máy móc của trưởng phòng kỹ thuật, việc xây dựng chương trình nghiên
cứu thị trường của trưởng phòng Marketing… Kỹ năng này nhà quản trị có
được bằng cách thông qua con đường học tập, rèn luyện.
1.3.2.
Kỷ năng nhân sự (human skills)
Kỷ năng nhân sự là những kiến thức liên quan đến khả nẳng cùng làm việc,
động viên, điều khiển nhân sự. Kỷ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà
quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và
thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết
cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan
tâm tích cực đến người khác; Xây dựng không khí hợp tác lao động biết cách
tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc. Kỹ
năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất
kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanh hoặc phi kinh doanh.
11



Kỷ năng nhân sự thể hiện qua:
Nhận thức được thái độ, giả thiết và niềm tin của chính mình đối với các cá
nhân khác hay đối với các nhóm. Họ có khả năng thấy được tính hữu ích và
những hạn chế của các cảm giác này. Bằng cách chấp nhận sự tồn tại của
những quan điểm, những nhận thức và những niềm tin khác với những quan
điểm, nhận thức và niềm tin của chính mình. Họ có kỹ năng hiểu được cái nà
những người khác thực sự muốn nói qua từ ngữ và hành vi của họ.
Thông qua hành vi của mình, truyền đạt cho những người khác điều mà họ
muốn nói đến, trong những ngữ cảnh của những người kia một cách thành
thạo. Người như vậy thường cố gắng tạo ra một bầu không khí tán thành và
đảm bảo. Trong đó, những người dưới quyền cảm thấy tự do trong việc tự biểu
lộ bản thân mà không sợ bị khiển trách hoặc chế nhạo, bằng cách khuyến
khích họ tham gia vào việc lập kế hoạch và tiến hành những việc có ảnh
hưởng trực tiếp đến họ.
Họ có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu và động cơ của những người
khác trong tổ chức đến mức họ có thể đánh giá những phản ứng và những hậu
quả của những cách hành động khác nhau mà họ có thể làm. Với sự nhạy cảm
như vậy, họ có khả năng và mong muốn hành động theo cách nào có tính đến
được những nhận thức đó của những người khác.
Kỹ năng thực tế trong công tác với người khác phải trở thành một hoạt động
tự nhiên, liên tục. Vì rằng nó đòi hỏi tính nhạy cảm không chỉ ở thời điểm ra
quyết định mà còn cả trong hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân. Kỹ năng
con người không thể là “một thứ đôi khi thỉnh thoảng”.
“Tài sản quý nhất của một doanh nghiệp chính là con người” Ông tổ của
phương thức kinh doanh kiểu Nhật, Matsushita Konosuke đã nói. Kỹ năng
nhân sự liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong ứng xử, trong xử lý mối
quan hệ giữa con người với con người. Được xem là nghệ thuật ứng xử, nghệ
thuật đối nhân xử thế. Nó sẽ tạo nên tài sản quý giá của một doanh nghiệp. Và
12



chính kỹ năng này tạo nên “sự khác biệt giữa một nhà quản lý giỏi với người
khác chính là biết cách dùng người”. (Peter Ferdinand Drucker - Nhà quản lý
nổi tiếng thế giới)
1.3.3.

Kỹ năng tư duy (conceptual skills)

Kỹ năng tư duy là khả năng theo dõi tổ chức và hiểu được làm thế nào để tổ
chức thích ứng được với hoàn cảnh. Nhà quản trị cần nhận ra được những yếu
tố khác nhau và hiểu được mối quan hệ phức tạp của công việc để có thể đưa
ra những cách giải quyết đúng đắn nhất có lợi cho tổ chức. Kỹ năng tư duy là
cái khó tiếp thu nhất và đặc biệt quan trong đối với các nhà quản trị.
Kỹ năng tư duy này là cái khó hình thành và khó nhất, nhưng nó lại có vai
trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cấp cao. Họ cần có tư
duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với
những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị
cần phải có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ
giữa các bộ phận, các vấn đề… biết cách làm giảm những sự phức tập rắc rối
xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong tổ chức. Kỹ năng tư duy bao
gồm khả năng bao quát doanh nghiệp tổng thể. Khả năng này bao gồm việc
thừa nhận các tổ chức khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào,
và những thay đổi trong một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất cả những bộ
phận khác như thế nào. Khả năng này cũng mở rộng đến việc hình dung được
mối quan hệ giữa một các thể doanh nghiệp với tất cả ngành công nghiệp, với
cả cộng đồng, và các lực lượng chính trị, xã hội và kinh tế trên cả nước với tư
cách là một tổng thể. Thừa nhận những mối quan hệ này và nhận thức được
những yếu tố nổi bật trong bất kỳ tình huống nào, nhà quản trị khi đó sẽ có thể
hành động theo cách nâng cao được phúc lợi tổng thể của toàn bộ tổ chức.


13


Vì thế sự thành công của bất kì quyết định nào đều phụ thuộc vào kỹ năng
tư duy của những người đưa ra quyết định và những người chuyển quyết định
thành hành động.
Như khi thực hiện một thay đổi quan trọng trong chính sách tiếp thọ thì điều
tối thiểu quan trọng là phải tính đến những tác động đối với sản xuất, việc
kiểm tra, tài chính, công tác nghiên cứu và những con người có liên quan. Và
công việc này giữ nguyên tầm quan trọng của sự thay đổi thì họ gần như chắc
chắn sẽ là người điều hành sự thay đổi đó có hiệu quả hơn. Và do vậy, cơ hội
thành công sẽ tăng lên rất nhiều.
Không chỉ có việc phối hợp một cách hiệu quả các bộ phận khác nhau của
doanh nghiệp mới phụ thuộc vào kỹ năng tư duy của các nhà quản trị mà toàn
bộ đường hướng và sắc thái tương lai của tổ chức cũng tùy thuộc vào đó. Thái
độ của người điều hành cao nhất quyết điịnh sắc thái toàn bộ tính chất phản
ứng của tổ chức và quyết định “nhân cách của công ty”, cái phân biệt cách tiến
hành kinh doanh của một doanh nghiệp này với doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác. Những thái độ này là phản ánh của Kỹ năng tư duy của nhà quản
trị ( mà một số người coi là “ khả năng sáng tạo” của họ - cải cách mà họ nhận
thức và phản ứng lại trước định hướng mà doanh nghiệp cần đi theo, trước các
mục tiêu và chính sách công ty, và những lợi ích của các cổ đông và các nhân
viên trong công ty). Vì thành công trên tổng thể của công ty phụ thuộc vào kỹ
năng nhận thức của gười điều hành trong việc hình thành và thực hiện các
quyết định chính sách, nên kỹ năng này là một thành phần không thể tách rời,
thành phần làm chức năng phối hợp của quá trình điều hành và có tầm quan
trọng không thể chối cãi trên tổng thể.
Nhìn chung các cấp chịu trách nhiệm điều hành thấp hơn, kỹ năng chuyên
môn và kỹ năng nhân sự là yêu cầu có tính nguyên tắc. Lên những cấp cao
hơn, kỹ năng chuyên môn trở nên tương đối ít hơn. Trong khi kỹ năng tư duy

14


phải cao hơn, phát triển nhanh chóng. Tại cấp cao nhất của tổ chức, kỹ năng tư
duy trở thành quan trọng nhất của tất cả các quá trình điều hành thành công.
“Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong”, Henry Ford. “Một
nhà quản lý luôn căng lên vì công việc là nhà quản lý tốt nhất, bởi họ sẽ không
có thời gian để can thiệp, để tham gia những cuộc tầm phào, để làm phiền
người khác” Jack Welch (CEO Tập đoàn GeneralElectric)

1.3.4.

Kỹ năng mở rộng cho một nhà quản trị

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tương tác có thể xem nó là một phần thuộc kỹ
năng nhân sự mà một nhà quản trị cần có. Môi trường xung quanh của những
nhà quản trị là con người. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo sự tương tác thành công
giữa nhà quản trị và các yếu tố xung quanh. Đây cũng chính là sự lắng nghe,
linh hoạt hay cảm thông ở một nhà quản trị. Đó là khả năng giúp ích cho bản
thân và cho cả những người xung quanh. Thể hiện tôn trọng, cảm thông và
nhận sự thông cảm ngược lại.
Một kỹ năng khác chính là tạo động lực với sự khuyến khích mọi
người, khen ngợi thành công, động viên và giúp đỡ. Một nhà lãnh đạo giỏi
có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm năng lượng cho nhân
viên. Là một người cố vấn. Tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất
cho mọi người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến
và đánh giá. Chúc mừng và cảm ơn một nhân viên về những đóng góp vào
công việc sẽ giúp bạn giữ được lòng trung thành của họ. Khi điều gì đó xảy ra,
đừng bao giờ chỉ trích một nhân viên trước mọi người. Hãy làm nó kín đáo và
có tính xây dựng, trừ phi bạn đang có ý định sa thải họ. Sự giúp đỡ của bạn

với mọi người cũng chính là sự giúp đỡ với chính bản thân mình.

15


Những nhà quản trị giỏi không thể không trang bị cho bản thân những kỹ
năng mềm thiết yếu như: Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ
năng quản lý nhóm hiệu quả….
Có rất nhiều kỹ năng để một người muốn trở thành nhà quản trị giỏi cần
phải trau dồi. Điều quan trọng ở chính bản thân họ có đủ khả năng, nghị lực,
tham vọng đạt được tham vọng trở thành một nhà quản trị thành công.

1.4.

Ảnh hưởng của các kỹ năng đến chức năng quản trị
Các kỹ năng của nhà quản trị đều rất cần thiết cho việc thực hiện các chức

năng quản trị, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại rất khác nhau:
- Kỹ năng chuyên môn phục vụ nhiều cho việc thực hiện chức năng điều
khiển, ra quyết định.
- Kỹ năng về nhân sự phục vụ nhiều hơn cho việc thực hiện chức năng điều
khiển, lãnh đạo.
- Kỹ năng về tư duy ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện chức năng hoạch
đinh, tổ chức.
.5. Tầm quan trọng của kỹ năng đối với các bậc quản trị
Các nhà quản trị phải có đầy đủ các kỹ năng trên, nhưng tầm quan trọng
của mỗi kỹ năng tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức:
- Kỹ năng chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản
trị cấp cơ sở, do họ phải thường xuyên tham gia tổ chức, và trực tiếp thực hiện
các công việc mang tính chuyên môn, kỹ thuật.

- Kỹ năng nhân sự tỏ ra cần thiết với tất cả các cấp quản trị, bất cứ nhà
quản trị nào cũng phải chịu trách nhiệm với một nhóm dưới quyền trong tổ
chức, và chính kỹ năng về con người giúp họ có thể gắn kết các thành viên
16


trong nhóm, tìm cách phát huy tốt nhất khả năng của từng cá nhân trong việc
hướng tới thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm.
- Kỹ năng về tư duy tỏ ra cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản trị cấp
cao. Chỉ khi các nhà quản trị cấp cao có kỹ năng tư duy tốt, có khả năng phán
đoán, tầm nhìn bao quát thì những mục tiêu, chiến lược hoạt động mà họ đề ra
cho tổ chức mới phù hợp và có thể thực hiện được.

CHƯƠNG 2
NHỮNG KỸ NĂNG CỦA CÁC NHÀ QUẢN TRỊ TRONG TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHỆ MICROSOFT
2.1.

Tổng quát về tập đoàn công nghệ Microsoft

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính
tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền
phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy
tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng
4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm
lớn nhất thế giới. Nó cũng được gọi là "một trong những công ty có giá trị nhất
trên thế giới".
Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho
máy Altair 8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy
tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi

được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 nhà tỷ
phú và 12.000 nhà triệu phú trong công ty. Kể từ thập kỷ 90, công ty bắt đầu đa

17


dạng hóa hoạt động và tiến hành mua lại nhiều công ty khác. Trong năm 2011,
Microsoft mua thành công Skype với giá lớn nhất từ trước đến nay là 8.5 tỷ $.
Trong năm 2012, Microsoft chiếm ưu thế trên cả hai thị trường hệ điều hành
PC và bộ phần mềm văn phòng (đứng thứ hai vớiMicrosoft Office). Công ty
sản xuất trên quy mô lớn những phần mềm cho máy tính để bàn và máy chủ,
hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến (với Bing), tham gia ngành công
nghiệp video game (với máy chơi game Xbox 360), thị trường dịch vụ kỹ số
(với MSN), và điện thoại di động (với hệ điều hành Windows Phone).
Trong tháng 6 năm 2012, Microsoft tuyên bố họ sẽ trở thành nhà cung cấp PC
cho thị trường với sự kiện cho ra đời máy tính bảng Microsoft Surface.
2.1.1.2.

Những kỹ năng, bí quyết điều hành của nhà quản trị

Microsoft
Tuyển dụng những người tài giỏi và phù hợp
Công ty Microsoft cố gắng thuê được những người nằm trong số 5% thông
minh nhất hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Đây là một chiến lược
mà Gates cố ý đề ra nhằm bảo đảm công ty có thể thu hút được những bộ não
ưu tú nhất của ngành. Việc lựa chọn người được tiến hành dưới nhiều hình
thức. Các nhân viên của Microsoft tiếp xúc công khai hoặc bí mật với các
chuyên gia giỏi nhất của các hãng khác; lôi kéo, mua chuộc bằng các ưu thế vật
chất và tinh thần của Microsoft. Một nguồn nhân lực khác chính là từ sinh viên
của các trường đại học.

Một trong những điều thú vị là làm việc tại Microsoft cho dù là người
thông minh đến mức nào thì họ vẫn luôn phải luôn để tương xứng với công
việc của mình. Họ phải không ngừng cống hiến hết sức lực và tài năng của
mình cho công việc của hãng và bù vào đó cũng được đền đáp một cách xứng
đáng.
18


Tạo cho nhân viên cảm giác nơi làm việc là nhà của bạn
Đội ngũ nhân viên của Microsoft đều là những người luôn sát cánh bên
Gates ngay từ những ngày đầu và luôn trung thành với Gates, cũng như
Microsoft. Chính cách đối xử tuyệt vời của Gates với những nhân viên của ông
đã giúp công ty tạo ra nhiều lợi nhuận kếch xù. Microsoft duy trì một tinh thần
đồng đội cao, ở đó mỗi người cùng hướng về một mục tiêu chung. Lương
không phải là điều hấp dẫn nhất tại Microsoft. Bill Gates từng nói: “Tôi không
trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác
rằng mình là người đang thay đổi thế giới”.
Tại Microsoft tất cả các nhân viên làm việc chính thức có văn phòng riêng
của mình. Họ có thể bày biện văn phòng của mình để ứng với nhu cầu đặc biệt
của họ. Bên cạnh đó, công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung
với mục đích duy nhất là xây dựng nên tinh thần của toàn công ty, tạo mối quan
hệ tốt đẹp giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên. Cách điều này đã
làm tinh thần người nhân viên luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao.
Trân trọng ý kiến của nhân viên
Không chỉ là một nhà quản lý giỏi, Bill Gates còn là người biết khuyến
khích đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng những ý
kiến đóng góp của họ cho công ty. Đây là một bí quyết đáng giá của Bill Gates
mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tham khảo. Bill Gates là người đề cao
tầm quan trọng của việc dành thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới. Ông sẵn
sàng lắng nghe ý tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, cân nhắc các hướng phát

triển có lợi cho Microsoft. Bất kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể
trình bày và được chính Bill Gates còn dành thời gian để trả lời các kiến nghị.
Một ý tưởng hay sẽ có thể được ông nhận xét bằng cách gửi email cho hàng
19


trăm nhân sự Microsoft trên toàn cầu và đề nghị họ cùng tham gia góp ý. Điều
này giúp cho tất cả mọi nhân viên tại Microsoft đều hăng say đóng góp ý kiến
và cống hiến vì công ty.
Có tầm nhìn xa
Ngay từ khi công ty phần mềm mới bắt đầu thì Gates đã luôn mong muốn
và đặt ra mục tiêu biến công ty nhỏ bé của mình thành một gã khổng lồ nổi
tiếng thế giới. Điều cốt lõi của sự thành công của Microsoft chính là những
nhãn quan và tầm nhìn chiến lược của Bill Gates về vai trò quyết định của công
nghệ tin học và truyền thông, của máy tính và mạng Internet trong toàn bộ đời
sống kinh tế xã hội tương lai của loài người. Nhờ sự am hiểu sâu sắc về công
nghệ học cùng phương pháp tổng hợp dữ liệu độc đáo của mình, ông đã thể
hiện một khả năng đặc biệt trong việc xác định khuynh hướng trong tương lai
và chỉ đạo chiến lược cho Microsoft.
Xây dựng công ty gồm các đơn vị nhỏ
Microsoft không phải là một công ty to lớn và đơn lẻ mà là một tập hợp
những công ty nhỏ và độc lập, chuyên trách những nhiệm vụ khác nhau. Xét
trong nội bộ, công ty cũng thường xuyên được chia thành những đơn vị, dự án
nhỏ để duy trì một môi trường kinh doanh. Microsoft duy trì sự độc lập và năng
động của các công ty nhỏ trong lúc vẫn tận dụng nguồn tài chính, hệ thống tiếp
thị và hướng chiến lược của một công ty lớn. Điều này giúp tăng khả năng cạnh
tranh trong chính công ty, đồng thời khai thác triệt để thế mạnh của các công ty
nhỏ.
Phương thức điều hành sâu sát
Bill Gates cùng với Paul Allen đã sáng lập ra công ty Microsoft với số vốn

ban đầu chỉ là 16.005 đô la để phát triển các phần mềm cho máy tính cá nhân.
Nhờ những bước đi nhỏ lẻ ban đầu, ông hiểu được vai trò quan trọng của
phương thức quản lý và điều hành. Ông yêu câu những viên chức điều hành cao
20


cấp của Microsoft phải biết rõ những gì diễn ra trong tập đoàn thông qua báo
cáo hàng tháng. Do nắm vững những gì đang diễn ra tại Công ty, Gates thường
đưa ra những quyết định chính xác phù hợp với hướng chiến lược của
Microsoft.
Học hỏi từ những thất bại
Tất nhiên, Bill không phải và không bao giờ là người hoàn hảo. Ông cũng
không tránh khỏi những thất bại cay đắng. Ngay trong buổi chia tay Microsoft,
Gates vẫn không quên thừa nhận rằng: "Không nhận ra sức mạnh của Internet"
chính là một trong những sai lầm lớn nhất của ông. Tuy nhiên, ông luôn học hỏi
những kinh nghiệm từ thất bại của mình. Một trong những câu nói nổi tiếng của
Bill chính là "Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến cho những người
thông minh nghĩ rằng mình không thể thất bại”. Điều này được thể hiện rõ
trong cách thức đối mặt với thất bại của nhân viên Microsoft. Trong công ty có
quy tắc bất thành văn là một tin tức xấu đều phải được phát tán, loan báo nhanh
chóng cho mọi người rút kinh nghiệm. Sau khi mỗi dự án được hoàn tất,
Microsoft sẽ họp tổng kết dự án để bàn luận về mọi điều đã làm và những điều
có thể để làm tốt hơn.

21


CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VỀ CÁC KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG TẬP
ĐOÀN CÔNG NGHỆ MICROSOFT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
.1.

Nhận xét chung về những kĩ năng, bí quyết điều hành của nhà quản
trị Microsoft
Từ thực tế và những phân tích, đánh giá cho thấy những kỹ năng bí quyết
điều hành của nhà quản trị Microsoft đã thúc đẩy nhân viên làm việc đem lại
hiệu quả cho tập đoàn.
Microsoft muốn làm

cho

các

nhân

viên

của

mình

thật

là thoải mái, hiệu suất và sung sướng nhất có thể trong công việc. Vì vậy,
những chính sách, những ưu đãi được tập đoàn đưa ra đã giúp cho nhân viên
thoải mái sáng tạo, không chịu sự tác động từ bên ngoài.
Dưới sự lãnh đạo của Gates, Microsoft đã và đang xây dựng phần mềm tuyệt
hảo mang tính năng kết nối mạng toàn cầu, giúp cho việc liên kết con người và
công việc ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, và bằng bất cứ thiết bị liên lạc nào.


.2.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ năng của nhà quản trị
3.2.1.
Bố trí người điều hành
22


Tư tưởng ba kỹ năng này đề xuất những khả năng hình thành ngay lập tức
các đội hình quản lý từ các cá nhân với những kỹ năng phụ. Ví dụ một tổ chức
phân phối quy mô trung bình ở Đà Nẵng có vị chủ tịch là một người có khả
năng nhận thức phi thường nhưng kỹ năng lại vô cùng hạn chế. Tuy nhiên, ông
ta có hai phó chủ tịch với kỹ năng cao khác thường. Ba con người này tạo nên
một ban điều hành rất thành đạt. Những kỹ năng của mội thành viên lại bù đắp
cho những sự thiếu hụt của các thành viên khác.
Phương pháp ba kỹ năng này khiến cho việc kiểm tra đặc điểm trở nên
không cần thiết và thay thế việc kiểm tra bằng những chu trình xem xét khả
năng của ứng cử viên trong việc ứng phó với những vấn đề và tình huống thực
tế mà họ sẽ gặp trong công việc của mình.
3.2.2.
Phát triển kỹ năng kỹ thuật
Việc phát triển kỹ năng kỹ thuật đã được các tổ chức công nghiệp cũng
như các tổ chức đào tạo chú ý rất nhiều trong nhều năm và đã đati được nhiều
tiến bộ. Việc truyền thụ rộng rãi các nghuyên tắc, các cơ cấu và các quá trình
của đặc điểm cá nhân, cùng với thực tiễn và kinh nghiệm thục tế khi mà cá
nhân được mộ cấp trên theo dõi và giúp đỡ, tỏ ra có hiệu quả nhất.
3.2.3

Phát triển kỹ năng con người

Kỹ năng con người ít được hiểu hơn và chỉ đến thời gian gần đây mới có
những tiến bộ có hệ thống trong việc phát triển nó. Nhiều phương pháp khác
nhau trong việc phát triển kỹ năng con người đã được các trường đại học khác
nhau và các chuyên gia ngày nay theo đuổi. Những phương pháp này dựa trên
các bộ môn khoa học như tâm lý học, xã hội học và nhân chủng học.
Để trở nên hiệu quả, các nhà quản lý phải xây dựng quan điểm riên của họ
về hoạt động của con người, để sao cho họ nhận thấy được những cảm giác và
cảm tình mà họ đưa vào tình huống; có thái độ về những kinh nghiệm của bản
thân họ, điều sẽ làm cho họ có khả năng đánh giá lại và học từ những kinh
nghiệm ấy; phát triển khả năng hiểu điều những người khác cố gắng truyền đạt
23


cho họ thông qua các hành động và lời nói; và phát triển khả năng truyền đạt
thành công những tư tưởng và thái độcủa họ tơi những người khác.
3.2.4. Phát triển kỹ năng nhận thức
Một phương pháp tuyệt diệu để phát triển kỹ năng nhận thức, đó là thông
qua việc chuyển vị trí công tác. Có nghĩa là chuyển những cán bộ trẻ nhiều
hứa hẹn qua những chức năng khác nhau trong king doanh. Tuy nhiên trên
cùng một cấp trách nhiệm, việc này đem lạ cho những cán bộ đó cơ hội.
Giống như kỹ năng con người, kỹ năng nhận thức cũng trở thành một phần
tự nhiên trong kỹ năng của nhà quản lý. Có thể chỉ ra những phương pháp
khác nhau để phát triển những nguoif có bản chất nền tảng học vấn, thái độ và
kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nào cũng vậy, nên lựa
chọn phương pháp nào sẽ giúp cho cá nhân trong việc hình dung cả công ty
như một tổng thể cũng như việc phối hợp và liên kết các bộ phận khác nhau
của công ty.
C. KẾT LUẬN
Để trở thành một nhà quản trị tài năng là một việc không hề dễ dàng,
không phải ai trong mỗi chúng ta cũng có thể trở thành như vậy. Nhà quản trị

phải trải qua một thời gian dài rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập
kinh nghiệm từ những người đi trước.
Trở thành những nhà quản trị trong xã hội, chính là điều kiện thuận lợi để
họ có thể khẳng định và hoàn thiện mình. Nhà quản trị là người có quyền điều
khiển, giám sát công việc của người khác, đồng thời là người chịu trách nhiệm
về công việc của người dưới quyền. Với khả năng, quyền hạn và trách nhiệm,
họ luôn phải trau dồi, rèn luyện, nâng cấp bản thân. Con người, cụ thể là
những nhà quản trị giỏi còn cần phải có nhiều tố chất. Họ phải có tầm nhìn xa
và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng. Họ phải là nhà cải
cách và không chống lại sự thay đổi. Họ là người dám mơ ước và dám trở nên
khác biệt. Họ sẵn sang chấp nhận thất bại..Và họ phải bổ sung cho mình
những kỹ năng quản trị cần thiết. . Nếu họ biết vận dụng, bồi dưỡng, nâng cao
24


các kỹ năng của mình hợp lý thì ắt hẳn sẽ thành công trên con đường của mình
đã chọn và mong muốn đạt được.

25


×