Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS,TS. MAI THỊ HOÀNG MINH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Những thông tin và nội dung trong đề tài này
dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
NỘI DUNG



Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................................................... 7
1.1

Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế ................................................................................7

1.2

Mối quan hệ giữa đặc điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp với công tác kế toán.......9

1.2.1

Hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai ..........................................................................10

1.2.2

Đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống ........................................................................10

1.2.3
Những tƣ liệu sản xuất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp có khả năng tái sản xuất
tự nhiên .........................................................................................................................................11

1.2.4

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên .......................................12

1.2.5

Đặc điểm tổ chức sản xuất ..............................................................................................12
Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp ...................................13

1.3
1.3.1

Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán .........................................................13

1.3.2

Nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán ................................................................14

1.3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán ..................................................................................................14
1.3.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ khoa học và hợp lý .........14
1.3.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ................................................................................15
1.3.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán ............................................................................................15
1.3.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán..............................................16
1.3.2.6 Tổ chức kiểm tra kế toán .................................................................................................17


1.3.2.7 Tổ chức kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp ................18
1.3.2.8 Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung
cấp thông tin ................................................................................................................................19
Một số văn bản pháp luật liên quan đến kế toán nông nghiệp hiện hành ................................20


1.4

1.4.1
Chế độ kế toán doanh nghiệp – Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 áp
dụng cho năm tài chính trƣớc 31/12/2014; Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 áp
dụng cho năm tài chính từ 2015 trở đi và Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ - Quyết
định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006........................................................................................20
1.4.2

Chế độ kế toán áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp................................................21

1.4.3

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành ..............................................................21

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ..................................................................... 24
2.1 Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế tỉnh Tiền Giang .......................................................24
2.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các loại hinh sản xuất
nông nghiệp phổ biến ở tỉnh Tiền Giang: ...........................................................................................26
2.2.1Doanh nghiệp hoạt động trồng lúa ..........................................................................................26
2.2.2 Doanh nghiệp trồng cây lâu năm............................................................................................29
2.2.3 Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần...................................................................................32
2.2.4 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi ................................................................34
2.2.5 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản .................................................37
2.3 Kết quả khảo sát công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
tại Tiền Giang......................................................................................................................................39
2.3.1 Doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ ......................................................................40
2.3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................................................40

2.3.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ..................................................................................................42
2.3.1.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .....................................................................44
2.3.1.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán ................................................................................................47
2.3.1.5 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán..................................................48
2.3.1.6 Tổ chức kiểm tra kế toán .....................................................................................................50
2.3.1.7 Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp ...................................................51


2.3.1.8 Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin .........................................................................................................................................53
2.3.1.9 Nhận xét, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang .................................................54
2.3.2 Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn ..................................................................................57
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH TIỀN GIANG.......................................................... 61
3.1 Mục tiêu hoàn thiện.......................................................................................................................61
3.1.1 Phát huy hiệu quả của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ..............61
3.1.1 Nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp ................................................................................61
3.1.2 Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phải phù hợp với môi trƣờng kế toán và đặc điểm
của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. .......................................................62
3.2 Các giải pháp thực hiện .................................................................................................................63
3.2.1 Xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của doanh nghiệp .........................63
3.2.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin ...........................................................................64
3.2.2.1 Sử dụng hiệu quả tài nguyên của công nghệ thông tin ...................................................64
3.2.2.2 Đảm bảo an toàn số liệu và tính bảo mật .......................................................................65
3.2.3 Tổ chức khoa học quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin ...................................66
3.2.3.1 Hoàn thiện chứng từ kế toán ..........................................................................................66
3.2.3.2 Doanh nghiệp vừa nên xây dựng tài khoản kế toán theo hƣớng đảm bảo tích hợp
đƣợc hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị ...................................................................68
3.2.3.1 Hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán ..............................................................................70

3.2.4 Quản lý và trích khấu hao tài sản cố định .........................................................................71
3.3 Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí theo hƣớng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp có quy mô lớn ....................................................................................................72
3.4 Hệ thống văn bản pháp quy và quản lý, giám sát của Nhà nƣớc ..............................................76
3.2.2.1 Tổ chức đào tạo, giám sát, kiểm tra ngƣời thực hành công tác kế toán ..........................77
3.2.2.2 Giá trị hợp lý trong ghi nhận tài sản sinh học và đánh giá sản phẩm nông nghiệp .........77
3.2.2.3 Công bố thông tin đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ............................................77


Kết luận ................................................................................................................................................ 78
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1

Tên
Tổng hợp doanh nghiệp hoạt động sản xuất nông
nghiệp tại Tiền Giang

Chƣơng

Trang

2

26


Bảng 2.2

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán

2

42

Bảng 2.3

Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán

2

42

Bảng 2.4

Kiểm soát nội bộ đối với bộ máy kế toán

2

42

2

43

2


44

2

44

2

45

2

45

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

Biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn trong
doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng trong doanh nghiệp
Các chỉ tiêu trên biểu mẫu chứng từ doanh nghiệp
sử dụng
Kiểm soát nội bộ đối với chứng từ
Các vấn đề chung liên quan đến hệ thống tài
khoản

Bảng 2.10


Vấn đề tích hợp với hệ thống kế toán quản trị

2

46

Bảng 2.11

Tính linh hoạt của hệ thống tài khoản

2

46

Bảng 2.12

Vận dụng các nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán

2

46

Bảng 2.13

Ghi nhận doanh thu

2

47


2

49

Bảng 2.14

Các vấn đề chung liên quan đến hệ thống sổ kế
toán

Bảng 2.15

Kiểm soát nội bộ và ghi chép sổ kế toán

2

49

Bảng 2.16

Các báo cáo trong doanh nghiệp

2

50

Bảng 2.17

Báo cáo kế toán quản trị


2

50

Bảng 2.18

Kiểm soát nội bộ đối với việc cung cấp thông tin

2

51

2

52

Bảng 2.19

Tổ chức kiểm tra kế toán do doanh nghiệp thực
hiện


Bảng 2.20

Phân tích hoạt động kinh doanh

2

53


Bảng 2.21

Tìm hiểu biến động thị trƣờng

2

53

Bảng 2.22

Các vấn đề liên quan đến thông tin phân tích

2

53

2

54

2

55

Bảng 2.23
Bảng 2.24

Vấn đề trang bị cơ sở vật chất cho công tác kế
toán
Vấn đề liên quan đến phần mềm kế toán


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ
2.1
Sơ đồ
2.2
Sơ đồ
2.3

Chƣơng

Trang

Quy trình sản xuất lúa giống

2

29

Quy trình kỹ thuật trồng cây xoài

2

33

Quy trình kỹ thuật trông cây thanh long

2


36

Tên


DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BTC:

Bộ Tài chính

CCDC:

công cụ, dụng cụ

CMKT:

chuẩn mực kế toán

DNTN:

doanh nghiệp tƣ nhân

DNVVN:

doanh nghiệp vừa và nhỏ

GDP:

Gross domestic product


HTX:

hợp tác xã

IAS:

International Accounting Standard

NCTT:

nhân công trực tiếp

NN & PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NVLTT:

nguyên vật liệu trực tiếp

TNHH:

trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ:

tài sản cố định

VAS:


Vietnamese Accounting Standard

WTO:

World Trade Organization

XDCB:

xây dựng cơ bản


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đồng thời Việt
Nam có nhiều điều kiện thiên nhiên ƣu đãi để phát triển nông nghiệp và Tiền Giang
là một trong những tỉnh đƣợc hƣởng sự ƣu đãi đó nên có ngành nông nghiệp phát
triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động sản xuất nông nghiệp
Tiền Giang cũng từng bƣớc chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang quy mô lớn và
ngày càng hiện đại nên cần có nhiều công cụ phục vụ quản lý, trong đó kế toán là
một công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán là một nội dung quan trọng trong tổ chức công tác
quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán ảnh hƣởng đến việc đáp ứng
các yêu cầu quản lý khác nhau của các đối tƣợng có quyền lợi trực tiếp hoặc gián
tiếp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Tổ chức công tác phải căn của vào
qui mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt động, căn cứ vào đặc điểm
về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, căn cứ vào chính sách, chế độ, luật pháp
của Nhà nƣớc .v.v.
Các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có vai trò

quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp vào nguồn thu
của ngân sách ngân sách nhà nƣớc, vào giải quyết việc làm .v.v. Để nâng cao hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang, cần thiết phải đổi mới tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
Những năm gần đây, tỉnh Tiền Giang đã có những chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi
nhằm thu hút đầu tƣ, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Ngoài chất lƣợng sản phẩm thì chất lƣợng thông tin cũng tƣơng
đối quan trọng trong quá trình thu hút đầu tƣ, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Tổ
chức công tác kế toán khoa học và hiệu quả giúp chất lƣợng thông tin cung cấp


2

đáng tin cậy, chính xác, kịp thời, phục vụ cho việc điều hành và quản lý kinh tế, tài
chính của doanh nghiệp.
Chính vì những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang” để nghiên cứu nhằm góp phần đánh giá thực trạng công tác
kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang và đƣa ra
phƣơng hƣớng hoàn thiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm hƣớng tới mục tiêu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đề tài tập trung nghiên
cứu để hiểu rõ các vấn đề sau:
-

Thứ nhất: tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp, tổ chức công tác kế toán.

-


Thứ hai: tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật về kế
toán nông nghiệp ở Việt Nam.

-

Thứ ba: tìm hiểu thực trạng công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Từ đó đánh giá hiệu
quả của các quy định hiện hành về kế toán nông nghiệp, cũng nhƣ phân tích
những khó khăn của các doanh nghiệp khi áp dụng các quy định hiện hành
và trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán ở các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và các quy định về kế toán
nông nghiệp ở Việt Nam.

Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, nội dung đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi
sau:
1. Công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tại tỉnh
Tiền Giang nhƣ thế nào?


3

2. Những quy định về kế toán đối với các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam có phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh không? Doanh nghiệp gặp khó khăn gì trong
quá trình áp dụng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, đối tƣợng nghiên cứu chỉ giới hạn ở công tác tổ chức
kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phân tích những vấn đề
sau:

-

Các quy định kế toán về nông nghiệp ở Việt Nam

-

Thực trạng vận dụng các quy định hiện tại của nƣớc ta trong công tác
kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang, cụ thể về hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách,
báo cáo kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra, tổ chức phân tích
hoạt động kinh tế, tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuât phục vụ cho việc
thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.

Do giới hạn về thời gian và không gian nên đề tài tập trung nghiên cứu các
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực trồng lúa, trồng cây lâu năm,
chăn nuôi và nuôi trồng cá, tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và mô tả để tìm hiểu
cơ sở lý luận cho tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp.
Trên cơ sở lý luận trên, tác giả tiến hành thu thập thông tin về doanh nghiệp
thông qua dữ liệu từ Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang và Sở NN & PTNT tỉnh Tiền
Giang và sử dụng phƣơng pháp thống kê để trình bày các thông tin thu thập đƣợc.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin


4

về tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang. Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu so sánh và phƣơng

pháp phân tích đƣợc sử dụng để xử lý dữ liệu thu thập đƣợc.
5. Các công trình nghiên cứu liên quan
Cho tới hiện nay, có rất nhiều công trình và đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn
đề hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam, nhƣng có rất ít đề tài nghiên cứu
chuyên sâu về kế toán nông nghiệp.
Tuy nhiên, cũng đã có những nghiên cứu nhất định liên quan đến các khía cạnh
của đề tài nghiên cứu:
-

Luận văn thạc sĩ: Võ Nguyên Phƣơng, 2006. Vận dụng một cách hợp lý
hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản
xuất nông nghiệp tại An Giang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn này giải quyết những vấn đề sau:
Khảo sát công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở
An Giang, mà trọng tâm là cách thức tổ chức bộ máy kế toán, cách
vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào các việc kế toán các tài sản
đặc thù và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong sản
xuất nông nghiệp, hế thống sổ kế toán áp dụng
Đƣa ra giải pháp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch
toán trong doanh nghiệp nông nghiệp An Giang.

-

Luận văn thạc sĩ: Vũ Thị Bích Quỳnh, 2007. Hoàn thiện công tác tổ chức
kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh phía Nam. Luận văn Thạc sĩ.
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này giải quyết các
vấn đề sau:


5


Khảo sát cách thức tổ chức bộ máy kế toán, sự vận dụng chế độ chứng
từ sổ sách, vận dụng hệ thống tài khoản vào trong các hoạt động kinh
doanh ở các HTX nông nghiệp phía Nam, từ đó đƣa ra giải pháp hoàn
thiện.
Đƣa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống tài khoản, công tác
đào tạo và công tác quản lý, kiểm tra trong HTX nông nghiệp.
-

Luận văn thạc sĩ: Võ Thị Trúc Đào, 2013. Định hƣớng xây dựng chuẩn
mực kế toán nông nghiệp tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này giải quyết các vấn đề sau:
Đƣa ra các điểm tƣơng đồng và khác biệt trong quy định về kế toán
trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất nông nghiệp giữa Việt Nam và
quốc tế
Đƣa ra khó khăn của doanh nghiệp của doanh nghiệp khi thiếu chuẩn
mực kế toán về nông nghiệp. Từ đó, đề xuất các vấn đề cần lƣu ý khi
ban hành các quy định về kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp.

-

Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thị Huyền Trâm, 2007. Tổ chức công tác kế
toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.Luận văn thạc sĩ.
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn giải quyết các vấn đề
sau:
Đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm trong công tác tổ chức kế toán của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất những giải pháp nhằm giúp hệ thống ngày càng hoàn thiện,
phục vụ tốt cho công tác kế toán.


6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn so với các nghiên cứu trƣớc


6

-

Tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm sản xuất nông nghiệp và công tác tổ
chức kế toán.

-

Những điểm hạn chế trong công tác kế toán của các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

-

Trên cơ sở phân tích những hạn chế, luận văn đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
trên cơ sở hoàn thiện tổ chức quản lý và thông tin cung cấp.

Với những giải pháp hoàn thiện đƣợc đề xuất, tác giả mong muốn thực hiện
ý nghĩa thực tiễn của đề tài là tạo thành một hƣớng dẫn hữu ích cho tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
7. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, bao gồm 3
chƣơng nhƣ sau:
-


Chƣơng 1: Tổng quan về kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp

-

Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

-

Chƣơng 3: Một số giải pháp vận dụng cho công tác kế toán trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang


7

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu
lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt,
chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản.
Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều đó đƣợc thể hiện
thông qua những vai trò quan trọng của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội:
Vai trò thứ nhất: cung cấp lƣơng thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng cho toàn xã hội. Góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, ổn định chính trị, xã

hội, làm cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế - xã hội.
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu căn bản của con ngƣời là nhu cầu sinh
học và lƣơng thực, thực phẩm là một trong những yếu tố đáp ứng nhu cầu đó của
con ngƣời. Dân số nƣớc ta năm 2013 có khoảng gần 90 triệu ngƣời, nhu cầu lƣơng
thực thực phẩm cho toàn xã hội khá cao. Bảng cung cầu thóc gạo Việt Nam đến
năm 2020 đƣa ra dự đoán nhu cầu thóc gạo của Việt Nam là 35,2 triệu tấn trong
tổng sản lƣợng đạt đƣợc là 38,5 triệu tấn. Do đó phát triển nông nghiệp nhằm đảm
bảo an ninh lƣơng thực, cung cấp đầy đủ nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho toàn
xã hội là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, góp
phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Vai trò thứ hai: cung cấp yếu tố đầu vào cho công nghiệp. Các ngành công
nghiệp nhẹ nhƣ: chế biến lƣơng thực thực phẩm, công nghệ dệt may, giấy,… dựa
vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp.


8

Sản lƣợng cây công nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp tăng phục vụ tốt cho công
nghiệp chế biến và góp phần thúc đẩy giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến ở
nƣớc ta.
Bảng 1.1 Sản lƣợng một số sản phẩm nông nghiệp
Đơn vị tính: nghìn tấn
2009
Một số cây công nghiệp
lâu năm
Điều
Cao su (Mủ khô)
Cà phê (Nhân)
Chè (Búp tƣơi)
Hồ tiêu

Sản lƣơng thuỷ sản
Sản lƣợng thịt lợn hơi
xuất chuồng
Sản lƣợng thịt gia cầm

2010

2011

2012

2013

291,90
310,50
711,30
751,70
1.057,50 1.100,50
771,00
834,60
108,00
105,40
4.870,30 5.142,70

309,10
789,30
1.276,60
878,90
112,00
5.447,40


312,50
877,10
1.260,40
909,80
116,00
5.820,70

277,70
949,10
1.289,50
921,70
122,10
6.019,70

3.035,90 3.036,40
528,5
615,2

3.098,90
696

3.160,00
729,4

3.217,90
746,9

Bảng 1.2 Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến
Đơn vị tính: tỷ đồng

Công nghiệp chế
biến, chế tạo
Trong đó:

1.960.769,20

2.563.031,00 3.220.359,40

3.922.589,90 4.818.315,40

Sản xuất, chế biến
thực phẩm

418.481,80

529.622,10

660.492,10

786.297,70

945.373,50

Sản xuất sản phẩm
từ cao su và plastic

97.814,10

129.773,70


161.986,20

180.435,00

204.569,00

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (bảng 1.1 và bảng 1.2), sản lƣợng
của sản phẩm nông nghiệp tăng từ năm 2009 đến năm 2013, kéo theo sự gia tăng
của giá trị sản xuất công nghiệp chế biến.


9

Vai trò thứ ba: là thị trƣờng quan trọng cho các ngành công nghiệp và dịch vụ
nhƣ các ngành sản xuất máy móc, vật tƣ cho nông nghiệp, điện năng, phân bón,
giao thông vận tải, thƣơng mại,… Sản phẩm công nghiệp bao gồm tƣ liệu sản xuất
và tƣ liệu tiêu dùng đƣợc tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trƣờng trong nƣớc mà trƣớc
hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập
cho dân cƣ khu vực nông thôn, làm gia tăng sức mua từ khu vực này sẽ làm cho cầu
về sản phẩm công nghiệp tăng.
Vai trò thứ tƣ: tạo ra vốn thặng dƣ để đầu tƣ cho quá trình công nghiệp hóa, tạo
ra sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Giá trị
nông lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, mang về
nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Bên cạnh đó, phát triển nền nông nghiệp bền vững gắn liền với bảo vệ môi
trƣờng vì môi trƣờng một nhân tố đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
1.2 Ảnh hƣởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đến công
tác kế toán
Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố ảnh hƣởng
đến công tác kế toán trong doanh nghiệp và sản xuất nông nghiệp cũng không ngoại

lệ. Từng đặc điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến
công tác kế toán nhƣ sau:
-

Hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai ảnh hƣởng đến hạch toán TSCĐ
và hạch toán chi phí sản xuất.

-

Đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống, sản phẩm có khả năng tái sản
xuất tự nhiên ảnh hƣởng đến tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và
kỳ tính giá thành sản phẩm.

-

Sản xuất mang tính thời vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng
đến kỳ tính giá thành, đối tƣợng và phƣơng pháp phân bổ chi phí.


10

-

Tổ chức sản xuất trên địa bàn rộng lớn, tổ chức quản lý sản xuất bao gồm
bộ phận quản lý chung và đội (phân xƣởng) sản xuất ảnh đến tổ chức thu
thập, cung cấp thông tin và hạch toán kinh tế nội bộ.

1.2.1 Hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai
Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đƣợc và đặc biệt
trong sản xuất của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Nhƣng khác với những tƣ

liệu sản xuất khác, đất đai không thể nhân rộng lên. Do đó, ngoài chế độ luân canh
thì ngƣời ta còn áp dụng nhiều phƣơng pháp sản xuất khác để tận dụng đất đai và
tăng hiệu suất sản xuất sản phẩm nhƣ trồng xen, trồng gối những loại cây trồng
khác nhau. Chính thực tế này đã đặt ra cho công tác hạch toán chi phí và tính giá
thành là phải áp dụng nhiều phƣơng pháp thích hợp nhằm tách khoản chi phí riêng
cho từng loại cây trồng xen, trồng gối và tính giá thành sản phẩm của từng loại sản
phẩm của từng loại cây trồng trên từng loại đất khác nhau.1
Bên cạnh đó, đất đai còn là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, các doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng đất.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, quyền sử dụng đất lâu năm là tài sản cố định vô
hình và không trích khấu hao. Tuy nhiên, trong quá trình khai phá và sử dụng, các
đơn vị phải chi ra một khoản chi phí để khai hoang, cải tạo đất, những chi phí này
cần phải tính vào giá thành sản phẩm.Nhƣng các khoản chi phí này thƣờng khá lớn
và có tác dụng đối với cây trồng trong nhiều năm. Do vậy, kế toán phải theo dõi
chính xác các khoản chi phí này và tiến hành phân bổ theo phƣơng pháp đặc biệt
vào giá thành sản phẩm của cây trồng (vật nuôi).2
1.2.2 Đối tƣợng sản xuất là những cơ thể sống
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, đối tƣợng sản xuất trong các
doanh nghiệp nông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi chúng có quá trình sinh
trƣởng, phát triển theo những qui luật tự nhiên nhất định. Với những qui luật sinh
1

Kế Toán Tài Chính, Khoa Kinh Tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006, trang 696.
Bộ môn hạch toán, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hạch toán kế toán trong các xí nghiệp thuộc các
ngành sản xuất và lƣu thông, trang 329.
2


11


trƣởng và phát triển riêng của những đối tƣợng này làm cho thời gian lao động và
thời gian sản xuất không đồng nhất với nhau. Chu kỳ sản xuất thƣờng dài và không
đồng nhất, mang tính thời vụ, việc tác động của con ngƣời chỉ có thể làm thay đổi
một phần qui luật chứ không thể mang tính quyết định, do đó việc thực hiện kế
hoạch gặp nhiều khó khăn. Chi phí sản xuất bỏ ra cũng nhƣ sản phẩm thu đƣợc giữa
các tháng trong năm có sự chênh lệch lớn. Có nhiều loại chi phí bỏ ra kỳ này, năm
này nhƣng có liên quan đến việc sản xuất và thu hoạch sản phẩm của kỳ khác, năm
khác. Đặc điểm này tạo nên tính đa dạng cũng nhƣ phức tạp trong quá trình theo
dõi, tập hợp chi phí cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi, đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Cây trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp vừa có thể là tài sản cố
định hay chi phí sản xuất dở dang phụ thuộc vào mục đích sử dụng của tài sản này
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng cho
sản xuất, những tài sản cố định là những cơ thể sống này có thể thay đổi về thể chất
nhƣ trọng lƣợng tăng thêm của đàn gia súc, cây lâu năm, gia súc bị bệnh chết, …
Điều này sẽ ảnh hƣởng đến giá trị của những tài sản sinh học này lúc cuối kỳ. Bên
cạnh đó, sự tiến bộ về kỹ thuật nuôi trồng cũng nhƣ các tiến bộ về sinh học sẽ ảnh
hƣởng đến giá trị của những tài sản cố định sinh học này. Do đó khi lựa chọn
phƣơng pháp khấu hao tài sản sinh học phải tính đến các yếu tố trên.3
1.2.3 Những tƣ liệu sản xuất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp có khả năng
tái sản xuất tự nhiên
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau nhƣ: trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến, xây dựng cơ bản,....Do đó, nhiều tƣ liệu sản xuất nhƣ cây giống, con
giống, thức ăn gia súc, phân bón,... có thể là kết quả của quá trình sản xuất trƣớc
hoặc là sản phẩm của ngành sản xuất khác trong doanh nghiệp. Vì vậy, kết quả sản
3

Võ Nguyên Phƣơng, Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán
các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang, trang 9.



12

xuất của ngành này, kỳ này có ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất của ngành khác, kỳ
sau. Đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp nông nghiệp ngoài việc phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình tổ chức sản xuất, việc qui định
giai đoạn kết thúc của từng ngành, trình tự tính giá thành sản phẩm là điều kiện để
tính đúng, đủ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, phục vụ cho công tác kiểm tra,
đánh giá hiệu quả kinh tế của từng ngành, từng bộ phận trong doanh nghiệp.
1.2.4 Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nhƣ: nắng,
mƣa, nhiệt độ, nƣớc,... Mọi kế hoạch sản xuất có thể bị đảo lộn nếu điều kiện tự
nhiên thay đổi không nhƣ dự báo của con ngƣời. Ngày nay, với sự phát triển vƣợt
bậc của khoa học kỹ thuật, con ngƣời có thể hạn chế chứ không thể loại bỏ đƣợc
hoàn toàn sự ảnh hƣởng xấu của điều kiện tự nhiên đến việc thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh của mình. Với đặc điểm này, có thể làm biến động về qui cách
phẩm chất và giá thành sản phẩm sản xuất. Do đó, một mặt phải tính chính xác thiệt
hại phát sinh, đánh giá đúng đắn chất lƣợng sản phẩm làm cơ sở để định giá bán sản
phẩm một cách hợp lý, mặt khác phải lập quĩ dự phòng để bù đắp khi có thiệt hại
xảy ra nhằm tạo ra sự ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.5 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên địa bàn rộng lớn, quản lý và sử
dụng tài sản, lao động, vốn có những sự khác biệt liên quan đến điều kiện tự nhiên –
kinh tế - xã hội nhất định. Đặc điểm này chi phối đến tổ chức bộ máy kế toán cũng
nhƣ tổ chức thu thập và cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu hạch toán kinh tế
trong doanh nghiệp sản xuất.
Tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp cũng ảnh
hƣởng đến tổ chức kế toán. Tổ chức quản lý sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp bao gồm: bộ phận quản lý chung toàn doanh nghiệp và đội (phân xƣởng) sản

xuất. Đội (phân xƣởng) sản xuất thƣờng đƣợc tổ chức theo chuyên ngành hoặc theo
nhóm hỗn hợp. Trong điều kiện thực hiện cơ chế khoán sản phẩm thì ngƣời lao


13

động có thể nhận khoán theo đội sản xuất hoặc nhận khoán trực tiếp với doanh
nghiệp. Nếu nhận khoán theo đội sản xuất thì mỗi đội sản xuất là một đối tƣợng
hạch toán. Nếu ngƣời lao động nhận khoán trực tiếp với doanh nghiệp thì mỗi hộ
nhận khoán là một đối tƣợng theo dõi thanh toán của doanh nghiệp. Từ đặc điểm
này, yêu cầu công tác quản lý phải tăng cƣờng việc hạch toán kinh tế nội bộ. Kế
toán phải tổ chức phản ánh, theo dõi chi phí phát sinh theo từng đơn vị sản xuất,
theo từng bộ phận khoán, theo từng hình thức sản xuất, loại sản phẩm cụ thể để có
cơ sở giám đốc dự toán chi phí theo từng đơn vị sản xuất, hộ nhận khoán, đồng thời
có số liệu để tính giá thành sản phẩm và tính định mức giao khoán sản phẩm.4
1.3 Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
1.3.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán
Ở bất kỳ một tổ chức kinh tế nào, tổ chức công tác kế toán cũng đều tạo điều
kiện cung cấp thông tin kinh tế chính xác, kịp thời, phục vụ cho việc điều hành và
quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp; đảm bảo ghi chép, phản ảnh và quản lý
chặt chẽ tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp; tính toán, xác định đúng đắn kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh; thúc đẩy việc hạch toán kế toán và mở rộng hạch
toán kinh tế nội bộ; đảm bảo thực hiện đƣợc đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và những
yêu cầu của kế toán.
Những nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức công tác kế toán là:
-

Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán ở đơn vị, tổ chức hợp lý bộ máy
kế toán, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận kế toán,
qui định mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán với nhau;


-

Vận dụng đúng đắn hệ thống tài khoản kế toán và hình thức kế toán thích
hợp;

4

Kế Toán Tài Chính, Khoa Kinh Tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006, trang 697.


14

-

Từng bƣớc có kế hoạch trang bị và sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật tính
toán hiện đại; bồi dƣỡng trình độ nghề nghiệp cho cán bộ kế toán;

-

Qui định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng, ban, các bộ phận
khác trong doanh nghiệp về các công việc có liên quan đến công tác kế toán;
hƣớng dẫn các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán cho
cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp và kiểm tra việc thực hiện các chính
sách, chế độ đó.

-

Tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ....


1.3.2 Nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán
1.3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là tập hợp những ngƣời kế toán cùng với
các phƣơng tiện trang bị dùng để thực hiện công tác kế toán. Tổ chức bộ máy kế
toán nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ của công tác kế toán. Tùy thuộc
vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý cũng nhƣ vào yêu cầu quản lý
của đơn vị mà tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp, đáp ứng những nguyên tắc bất
kiêm nhiệm, đồng bộ thống nhất giữa các phòng ban, đảm bảo năng lực của ngƣời
làm kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm nhiều công việc khác nhau nhƣ loại
hình tổ chức bộ máy kế toán (loại hình tập trung, phân tán hay nữa tập trung nữa
phân tán), xác định các phần hành kế toán và phân công lao động kế toán, xác định
mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác trong đơn vị ... nhằm đạt
đƣợc hiệu quả là thu thập thông tin vừa chính xác, kịp thời, vừa tiết kiệm chi phí.
1.3.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ khoa học
và hợp lý
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh


15

trong đơn vị đều phải lập chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo đúng mẫu và phƣơng pháp
tính toán, nội dung ghi chép qui định.
Tùy thuộc vào nội dung hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ yêu cầu tổ chức
thông tin của doanh nghiệp, trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống
chứng từ hƣớng dẫn mà Nhà nƣớc đã ban hành, kế toán sẽ xác định những chứng từ
cần thiết mà đơn vị phải sử dụng. Tiếp đến, lãnh đạo doanh nghiệp phải tổ chức xây
dựng các biểu mẫu chứng từ để đƣa chứng từ vào sử dụng thống nhất trong doanh
nghiệp, hƣớng dẫn các cá nhân và bộ phận liên quan nắm bắt đƣợc cách thức lập
(hoặc tiếp nhận), kiểm tra và luân chuyển chứng từ. Đơn vị quy định trình tự luân

chuyển chứng từ khoa học, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán, lƣu trữ và bảo quản an
toàn chứng từ kế toán của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.
1.3.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính theo nội dung kinh tế. Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán Nhà nƣớc ban
hành, căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ kinh doanh các đơn vị phải tiến hành nghiên
cứu, cụ thể hóa và xác định hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong đơn vị mình.
Đồng thời, xây dựng danh mục và cách thức ghi chép các tài khoản cấp III, cấp IV...
phục vụ cho quản trị doanh nghiệp.
1.3.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Mỗi doanh nghiệp tiến hành tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết nhằm ghi chép, hệ thống và lƣu giữ toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời
gian có liên quan đến doanh nghiệp. Các sổ chi tiết mang tính hƣớng dẫn nên tùy
thuộc vào yêu cầu quản lý của mình, đơn vị có thể cụ thể hóa thông tin chi tiết cho
từng đối tƣợng cần theo dõi. Riêng đối với các sổ kế toán tổng hợp vận dụng phải
tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản về loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết
hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán.


16

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
Mỗi hình thức kế toán đƣợc áp dụng có một hệ thống sổ kế toán liên quan. Đơn vị
cụ thể hóa các sổ kế toán theo hình thức kế toán đã lựa chọn, phù hợp với quy mô
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của
cán bộ kế toán, và điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán. Theo quy định của kế toán
Việt Nam, doanh nghiệp đƣợc áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:
-


Hình thức kế toán Nhật ký chung

-

Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

-

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

-

Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ

-

Hình thức kế toán trên máy vi tính.

1.3.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp bao gồm hệ thống báo cáo
tài chính (báo cáo tổng thể) và hệ thống báo cáo bộ phận (nội bộ). Trong đó,
-

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo
tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài
chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông
những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài

chính đòi hỏi phải phản ánh một cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn


×