Khái niệm, đặc điểm của 1 số loại hợp đồng trong
thương mại
1.HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
Các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng
mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng
mua bán tài sản và khái niệm mua bán hàng hóa có thể đưa ra khái niệm về hợp
đồng mua bán hàng hóa trong thương mại như sau: “ Hợp đồng mua bán hàng hóa
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
2. Đặc điểm
2.1. Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Là hợp đồng ưng thuận, tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa
thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của HĐ không phụ thuộc
vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động
của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của HĐ mua bán đã có hiệu lực.
- Có tính đền bù bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ
nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới
dạng khoản tiền thanh toán.
- Là hợp đồng song vụ - mỗi bên trong HĐ mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc
bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia
thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong HĐ mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ
chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán
phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho
bên bán.
2.2. Đặc điểm riêng
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong mại có bản chất giống như hợp đồng mua bán
tài sản tuy nhiên hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc
điểm riêng như sau:
- Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ
thể chủ yếu là thương nhân. Ngoài thương nhân, chủ thể hợp đồng mua bán hàng
hóa có thể không phải là thương nhân. Điều đó có nghĩa là thương nhân phải là
một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Chủ thể còn lại của hợp đồng
mua bán hàng hóa phải là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân.
- Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Theo quy
định tại khoản 2, điều 3 LTM 2005, hàng hóa bao gồm:
a. Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai.
b. Những vật gắn liền với đất đai.
Qua quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, cần
lưu ý một số nội dung sau:
•
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể hướng tới việc
giao và nhận hàng hóa ở một thời điểm trong tương lai. Hàng hóa trong các
giao dịch này không phải là những hàng hóa thương mại thông thường mà
phải là những loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa giao dịch tại Sở
giao dịch do Bộ trưởng Bộ công thương quy định. Các quy định về mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại các điều 64 đến điều 66, điều 68
LTM 2005 đã minh chứng cho phân tích trên.
•
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản và những vật
gắn liền với đất đai. Theo điều 429 BLDS 2005, đối tượng của hợp đồng
mua bán tài sản là tài sản được phép giao dịch. Khái niệm tài sản tại điều
162 BLDS 2005 (bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản) rộng
hơn khái niệm hàng hóa. Như vậy, các loại tài sản là quyền tài sản như giấy
tòa có giá (cổ phiếu, trái phiếu) không được đưa vào phạm vi điều chỉnh của
LTM 2005.
- Thứ ba, mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
là sinh lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yếu
của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. Trong thực tiễn, thương nhân
thường xuyên thực hiện hoạt động thương mại (trong đó có hoạt động mua bán
hàng hóa) với mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên
của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sinh lợi. Những hợp đồng
được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của LTM
trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áo dụng LTM.
- Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời
nói, bằng văn bản, hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng
mua bán hàng hóa mà pháo luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải
tuân theo các quy định đó. Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải
được chủ thể thực hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương.
2. HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN
1. Khái niệm
Hợp đồng đại diện cho thương nhân được định ngĩa là sự thỏa thuận giữa
các bên trong đó một bên là thương nhân nhận ủy nhiệm (người đại diện ) của
thương nhân khác (bên giao đại diện ) để thực hiện hoạt động thương mại với
danh nghĩa, chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao từ việc đại diện.
2. Đặc điểm của hợp đồng đại diện cho thương nhân.
2.1. Đặc điểm chung
Vì hợp đồng đại diện thương mại là một dạng hợp đồng nên nó có đầy đủ
các đặc điểm chung của 1 hợp đồng nh1ư:
- Có sự thỏa thuận giữa các bên.
- Hợp đồng bao gồm các hình thức: hợp đồng miệng, hợp đồng bằng hành vi cụ
thể, hợp đồng bằng văn bản.
- Mục đích: làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Có giá trị như một sự kiện pháp lý.
2.2. Đặc điểm riêng
Là một dạng của hợp đồng trung gian thương mại nên hợp đồng đại diện
cho thương nhân có đầy đủ những đặc điểm của dạng hợp đồng đó. Mặc dù vậy,
hợp đồng đại diện cũng có những đặc điểm riêng, cụ thể:
- Chủ thể trong quan hệ hợp đồng đại diện cho thương nhân: bên đại diện và
bên giao đại diện.
Bên giao đại diện là thương nhân có quyền thực hiện các hoạt động thương
mại nhất định (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ…) theo quy định pháp luật,
tiến hành ủy quyền công việc đó cho một thương nhân khác. Bên đại diện là
thương nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại, cung ứng dịch vụ đại
diện một cách chuyên nghiệp để kiếm lợi nhuận.
Tư cách pháp lý trong giao dịch với người thứ ba:
Trong quan hệ đại diện thương mại, bên đại diện thương nhân danh bên giao
đại diện trong giao dịch với chủ thể thứ ba. Giao dịch với bên thứ ba sẽ do bên
đại diện thực hiện thông qau sựu ủy quyền của bên giao đại diện.
Trong phạm vi ủy quyền, bên đại diện đươc giao dịch với bên thứ ba, mọi
hành vi do bên đại diện trực tiếp đem lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại diện.
Vì thế, mối quan hệ giữa bên giao đại diện và bên đại diện là vô cùng chặt chẽ
và mật thiết.
- Mục đích của các bên trong hợp đồng là sinh lợi nhuận.
- Nội dung hợp đồng:
Pháp luật hiện nay không có quy định về điều khoản bắt buộc của hợp đồng đại
diện thương mại, mà các bên sẽ có quyền tự do thỏa thuận khi giao kết hợp
đồng. Tuy nhiên, các bên khi giao kết hợp đồng cần thỏa thuận về các điều
khoản: phạm vị đại diện; thù lao (thời điểm phát sinh hưởng thù lao; thời gian
và phương thức thanh toán tiền thù lao cho việc đại diện); quyền và nghĩa vụ
các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; hình thức giải quyết tranh chấp.
- Hình thức hợp đồng:
Theo quy định tại điều 142 LTM 2005, “ Hợp đồng đại diện cho thương nhân
phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
3. HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
Hợp đồng môi giới thương mại là sự thỏa thuận của các bên, trong đó một bên
là thương nhân là trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và bên được môi giới có nghĩa vụ trả thù lao cho
bên môi giới như đã thỏa thuận.
2. Đặc điểm
2.1.Đặc điểm chung
Vì hợp đồng môi giới thương mại là một dạng hợp đồng nên nó có đầy đủ các đặc
điểm chung của 1 hợp đồng như:
- Có sự thỏa thuận giữa các bên.
- Hợp đồng bao gồm các hình thức: hợp đồng miệng, hợp đồng bằng hành vi cụ
thể, hợp đồng bằng văn bản.
- Mục đích: làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên, nhằm
tiềm kiếm lợi nhuận.
- Tính chất của hợp đồng: Hợp đồng song vụ có tính chất đền bù.
- Có giá trị như một sự kiện pháp lý.
2.2. Đặc điểm riêng.
Là một dạng của hợp đồng trung gian thương mại nên hợp đồng môi giới
thương mại có đầy đủ những đặc điểm của dạng hợp đồng đó, mặc dù vậy nhưng
hp đồng môi giới cũng có những đặc điểm riêng, cụ thể:
- Chủ thể trong quan hệ môi giới thương mại: Bên môi giới và bên được môi giới.
Để có thể thực hiện được dịch vụ môi giới thương mại thì bên môi giới không
nhất thiết phải có ngành nghề kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh và bên
được môi giới.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới phải nhân danh chính
mình để quan hệ với bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được
môi giới với nhau.
Về bên được môi giới thì không nhất thiết phải là thương nhân, vì thế ta có thể
hiểu bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không. Quy định như thế này
cũng là hợp lý vì bên được môi giới là chủ thể có nhu cầu sử dụng dich môi giới
chứ không thực hiện dịch vụ này.
- Đối tượng của hợp đồng môi giới thương mại:
Là công việc môi giới nhằm xác lập quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau.
- Hình thức hợp đồng
LTM 2005 không quy định về hình thức của loại hợp đồng này. Trong khi đó, các
hợp đồng đại lý, ủy thác, đại diện quy định phải lập thành văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị tương đương.
- Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng: LTM 2005 không quy định nội dung cụ thể của hợp đồng
môi giới nhưng để hạn chế tranh chấp các bên có thể thỏa thuận các điều khoản
như: thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, thù lao môi giới, quyền và nghĩa vụ của
các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; hình thức giải quyết tranh chấp phát
sinh. Nội dung của hợp đồng do các bên tự thỏa thuân và không được trái các điều
cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
4. HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
1. Khái niệm của hợp đồng đại lý
“Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó
một bên (bên đại lí) nhân danh chính mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho
bên kia (bên giao đại lí) để hưởng thù lao.”
2. Đặc điểm hợp đồng đại lý
2.1. Đặc điểm chung
Vì hợp đồng đại lý cũng là một loại hợp đồng nên cũng có những đặc điểm chung
của hợp đồng như:
- Đối tượng của hợp đồng: là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật
cấm, không trái đạo đức xã hội.
- Nội dung của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ của hai bên.
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể.
- Tính chất pháp lý của hợp đồng cung ứng dịch vụ là hợp đồng song vụ, có bồi
hoàn.
2.2. Đặc điểm riêng.
Ngoài ra, hợp đồng đại lý thương mại còn mang những nét đặc trứng nhất định, cụ
thể:
- Về chủ thể:
Theo điều 167 Luật thương mại 2005 qui định: “Bên giao đại lý là thương nhân
giao hàng hóa cho đai lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là
thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lí cung ứng dịch vụ. Bên đại lí là
thương nhân nhận hành hóa đề làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý
mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.” Có nghĩa, họ phải là tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng kí kinh doanh và có mục đích lợi nhuận.
Tư cách pháp lý trong giao dịch với bên thứ ba: Trong quan hệ thương mại bên
giao đại lý và bên đại lý đều nhân danh chính mình trong các giao dịch kinh tế,
pháp lý. Việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch
vụ theo hợp đồng đại lý, bên đại lý tự do lựa chọn bên thứ ba để ký kết hợp đồng.
- Về đối tượng:
Đối tượng của hợp đồng đại lí mua bán hàng hóa là dịch vụ mua, bán hàng
hóa, cụ thể là bên đại lí thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lí.
- Về nội dung: đối tượng hợp đồng, hình thức đại lý, thù lao đại lý, phương thức
thanh toán, thời hạn của hợp đồng đại lý, quyền và nghĩa vụ của các bên , biện
pháp bảo dảm hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng…
- Về hình thức
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương.
5. HỢP ĐỒNG LOGISTICS
1. Khái niệm hợp đồng logistic
Hợp đồng logistics được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên làm dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số
dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên kia có nghĩa vụ thanh
toán thù lao dịch vụ.
2.Đặc điểm của hợp đồng logistics
2.1. Đặc điểm chung so với hợp đồng dịch vụ thương mại nói chung
Hợp đồng logistics là một dạng của hợp đồng dịch vụ, vì vậy hợp đồng dịch vụ
nói chung có những đặc điểm sau :
Về tính chất: Hợp đồng logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận
và mang tính chất đền bù.
Về chủ thể: bên làm dịch vụ bắt buộc phải có tư cách thương nhân, còn khách
hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
2.2. Đặc điểm riêng
2.2.1. Chủ thể
Bên cạnh những điểm chung về chủ thể so với hợp đồng dịch vụ nói chung thì chủ
thể là bên làm dịch vụ logistics phải đáp ứng những điều kiện nhất định về kinh
doanh dịch vụ logistic. Được quy định trong Luật thương mại 2005 và Nghị định
140/2007/NĐ-CPquy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch
vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistic, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đăng ký
kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đủ phương tiện, thiết bị,
công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu
cầu.
Thứ ba, thương nhân đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics không bắt buộc phải
đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vận tải và chỉ cần đủ điều kiện kinh doanh một
trong những công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã
ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
2.2.2. Đối tượng của hợp đồng logistics
Đối tượng của hợp đồng logistics là các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán,
vận chuyển hàng hóa như: Tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho
người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa, nhận
hàng từ người vận chuyển để giao cho người có quyền nhận hàng....
2.2.3. Nội dung của hợp đồng
Luật thương mại 2005 không có quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp
đồng logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng logistics có
các nội dung sau:
• Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao
nhận hàng hóa thực hiện;
• Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ;
• Thù lao và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng
hóa; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ;
• Thời hạn và địa điểm thực hiện nhiệm vụ;
• Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người
làm dịch vụ.
Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể, các bên có thỏa thuận và ghi trong hợp đồng
những nội dung khác. Những nội dung được nhắc đến trong hợp đồng nhằm mục
đích bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia vào hợp đồng được tốt nhất.
2.2.4. Hình thức của hợp đồng
Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng
logistics.Vì vậy, hợp đồng logistics có thể được xác lập dưới các hình thức bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (Điều 401, Bộ luật dân sự năm 2005).
6. HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
1. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 2 điều 64 luật thương mại 2005: “ Hợp đồng kì hạn
là thảo thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng
hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng”.
(Hợp đồng kì hạn là sự thỏa thuận về việc mua bán tương lai, theo đó bên
bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong
tương lai theo kì hạn và giá giao sau của hợp đồng.)
2. Đặc điểm
2.1. Đặc điểm hợp đồng kì hạn trên thị trường phi tập trung
2.1.1. Đối tượng của hợp đồng
Là hàng hóa được phép giao dịch theo quy định của pháp luật
2.1.2. Thời điểm giao và giá cả
Thời điểm giao hàng trong hợp đồng kì hạn là một thời điểm trong tương
lai (thể hiện tính chất giao sau) còn giá cả được thỏa thuậ tại thời điểm kí
hợp đồng với mức giá có dự tính đến độ biến động tại thời điểm kí kết hợp
đồng với mức giá có dự tính đến độ biến động tại thời điểm giao hàng (giá
giao sau giá kì hạn). Giá kì hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một
số thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa này tính
đến thời điểm hàng hóa sẽ thưc sự được giao nhận
2.1.3. Chủ thể tham gia hợp đồng
Là cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào kí kết hợp đồng kì hạn. Chủ thể
tham gia giao dịch phải có năng lực chủ thể theo quy định tại Điều 122 Bộ
luật Dân sự 2005
2.1.4. Nội dung hợp đồng
Chủ yếu thỏa thuận về đối tượng, khối lượng, giá cả và thời gian giao
nhận (kỳ hạn). Những điều khoản khác có thể thỏa thuận theo hợp đồng mua
bán hàng hóa thông thường.
2.1.5. Về địa điểm và thời điểm thực hiện hợp đồng kỳ hạn
Các bên tham gia hợp đồng có thể tự thỏa thuận về thời gian, địa điểm
giao hàng cụ thể trong hợp đồng.
2.2 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn trên thị trường tập trung
2.2.1 Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa mà Sở giao dịch được phép
giao dịch.
Các Sở giao dịch khác nhau đều được chọn một số mặt hàng đưa vào
kinh doanh (thường là 2,3 hoặc 4 mặt hàng, chế biến là ngũ cốc, cà phê, các
mặt hàng nông sản khác), được quy định rõ trong giấy phép thành lập và
điều lệ hoạt động của Sở.
Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 3 Sở giao dịch là VNX, INFO, và cà
phê Buôn Ma Thuật. Theo quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18 tháng 8
năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Công thương thì hàng hóa được phép giao dịch
tại Sở giao dịch hàng hóa là: Cà phề, cao su, thép.
2.2.2. Thời điểm giao hàng và giá cả
Đó là thời điểm giao hàng trong hợp đồng kỳ hạn là một thời điểm trong
tương lai (thể hiện tính chất giao sau) còn giá cả được thỏa thuận tại thời
điểm ký kết hợp đồng với mức giá có tính đến độ biến động tại thời điểm
giao hàng (giá giao sau giá kỳ hạn). Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá
giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng, giảm của giá cả
hàng hóa này tính đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận.
2.2.3 Phương thức giao dịch.
Phương thức chung của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dich
nghĩa là: Giao kết tại Sở giao dịch hàng hóa, thông qua một người môi giới
hoặc ký kết với các thành viên kinh doanh.
2.2.4. Nội dung hợp đồng
Chủ yếu thỏa thuận về giá cả và thời gian giao nhận ( kỳ hạn). Những
điều khoản khác đã được “ tiêu chuẩn” hóa theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch
như tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp chất lượng hàng, chủng loại mặt hàng,
điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng.
2.2.5. Phương thức thực hiện hợp đồng kỳ hạn có nhiều khác biệt so với
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường.
Luật pháp Việt Nam và các nước đều cho phép thực hiện hợp đồng kỳ
hạn bằng giao nhận hàng hóa hoặc thanhh toán bù trừ qua phòng thanh toán
của Sở.
2.2.6 Về địa điểm và thời điểm thực hiện hơp đồng kỳ hạn.
Khác với trên thị trường phi tập trung trên thị trường tập trung thì việc
giao nhận hàng hóa theo hợp đồng kỳ hạn được thực hiện tại một địa điểm
thống nhất là trung tâm giao nhận hàng hóa của Sở giao dịch vào một số
ngày xác định trong tháng do Sở giao dịch công bố. Điều này lý giải vì sao
hợp đồng kỳ hạn chỉ có thỏa thuận về kỳ hạn mà không thỏa thuận về thời
điểm ngày giao và nhận hàng hóa cụ thể.
7. HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
1. Khái niệm hợp đồng quyền chọn
- Theo quy định tại Điều 66 Luật thương mại 2005, hợp đồng quyền chọn
mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền chọn có quyền
được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá
giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua
quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua
hoặc bán hàng hóa đó.
2. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
2.1. Chủ thể
- Chủ thể tham gia vào hợp đồng quyền chọn rất đa dạng bao gồm các doanh
nghiệp, các cá nhân, các tổ chức.
- Dựa vào mục đích tham gia hợp đồng quyền chọn của mỗi đối tượng ta có
thể phân ra thành bên mua quyền chọn và bên bán quyền chọn.
+ Bên mua quyền chọn (những người phòng ngừa rủi ro) tham gia hợp đồng
quyền chọn có nhu cầu giao dịch các loại tài sản như hàng hóa, ngoại tệ,
chứng khoán… và có những lo ngại về sự biến động của giá cả làm ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của họ.
+ Bên bán quyền chọn tham gia vào hợp đồng quyền chọn với mục đích bán
quyền chọn trên cơ sở công cụ phân tích kĩ thuật để đưa ra các dự đoán về
xu hướng giá cả. Từ đó thực hiện việc bán quyền chọn nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.
2.2. Đối tượng của hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng quyền chọn là “quyền mua, quyền bán” đối với
hàng hóa được mua, bán theo hợp đồng kì hạn. Có nghĩa là khi kí hợp đồng quyền
chọn (kèm theo một hợp đồng kì hạn), bên mua quyền có quyền thực hiện hoặc từ
chối thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng kì hạn. Việc thực hiện hợp đồng kì hạn lúc
này không còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ mà chỉ là quyền.
2.3. Nội dung của hợp đồng
- Hợp đồng quyền chọn có nội dung chủ yếu là phạm vi, nội dung của quyền
chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán? Quyền chọn mua,quyền chọn bán
hàng hóa đối với hợp đồng kì hạn nào?...) và giá cả của hợp đồng quyền chọn. Giá
cả quyền chọn thường được tính toán dựa theo giá hàng hóa và sự biến động về giá
cả của hàng hóa trên thị trường.
2.4. Hình thức của hợp đồng
- Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp
đồng quyền chọn. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có thể được xác lập dưới các hình
thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (Điều 401 Bộ luật dân sự
2005).
2.5. Mục đích của hợp đồng
- Được xem như là công cụ để đầu cơ, tìm kiếm lợi nhuận.
- Là công cụ đảm bảo rủi ro, tránh những khoản lỗ hoặc những khoản lợi
nhuận không chắc chắn
2.6. Giá cả và thanh toán
- Giá của hợp đồng không biểu hiện giá trị của hàng hóa đã được thảo thuận
mua bán mà là thực chất là “tiền mua quyền”. Số tiền này phải được thanh toán
ngay khi giao kết hợp đồng quyền chọn, dù sau này, người mua có sử dụng đến
quyền đó hay không.
8. HỢP ĐỒNG QUẢNG CÁO
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo
thương mại
1.1.Khái niệm
“ Hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương lại là sự thỏa thuận giữa bên thuê
quảng cáo và kinh doanh dịch vụ quảng cáo, theo đó bên kinh doanh dịch vụ có
nghĩa vụ quảng cáo và nhận thanh toán còn bên thuê quảng cáo có nghĩa vụ thanh
toán chi phí quảng cáo và sử dụng dịch vụ quảng cáo”.
1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
1.2.1 Đặc điểm chung
“ Hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương lại là sự thỏa thuận giữa bên thuê
quảng cáo và kinh doanh dịch vụ quảng cáo, theo đó bên kinh doanh dịch vụ có
nghĩa vụ quảng cáo và nhận thanh toán còn bên thuê quảng cáo có nghĩa vụ thanh
toán chi phí quảng cáo và sử dụng dịch vụ quảng cáo”.
1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
1.2.1 Đặc điểm chung
1.2.1 Đặc điểm chung
Vì hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo cũng là một loại hợp đồng dịch vụ nên
cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng dịch vụ như:
- Chủ thể của hợp đồng là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (khách
hàng); hai bên này có thể là cá nhân, tổ chức.
Bên cung ứng dịch vụ phải là thương nhân còn bên thuê dịch vụ có thể là thương
nhân hoặc không
- Đối tượng của hợp đồng: Căn cứ theo quy đinh tại điều 519 BLDS thì đối tượng
của hợp đồng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không
bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.
- Nội dung của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ của hai bên. Được quy định cụ thể
theo quy định tại Điều 520. 521. 522, 523 BLDS. Chủ yếu là bên cung ứng dịch vụ
cung cấp dịch vụ cho bên thuê và nhận thù lao, còn bên thuê trả thù lao và sử dụng
dịch vụ
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể.
- Tính chất pháp lý của hợp đồng cung ứng dịch vụ là hợp đồng song vụ, có bồi
hoàn.
+ Có đền bù: Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi
bên cung cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mạng lại kết quả như thỏa
thuận
+ Song vụ: Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu pháp lí theo yêu cầu
của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghãi vụ tiếp nhận kết quả công việc và
trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
1.2.2 Đặc điểm riêng của hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại
Ngoài ra, hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại còn mang những nét
đặc trứng nhất định, cụ thể:
- Về chủ thể
Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người
kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo
hợp đồng để tìm kiếm lợi.
+ Người quảng cáo
Người quảng cáo có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là vì
mục đích sinh lời hoặc không sinh lời. Vì vậy, người quảng cáo có thể là thương
nhân hoặc không phải là thương nhân. Trong trường hợp quảng cáo thương mại thì
người quảng cáo buộc phải là thương nhân
Người quảng cáo phải đảm bảo những thông tin, nội dung quảng cáo là trung thực,
chính xác và phải xuất trình giấy chứng nhận (giấy chứng nhận quyền sở hữu trí
tuệ, giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa...) khi có yêu cầu của người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo.
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo :
Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể là tổ chức hoặc cá nhân thực
hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động quảng cáo
nhằm mục tiêu sinh lời. Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải có giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thương
nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về
quảng cáo. Bên cạnh đó, họ có những quyền sau đây:
Lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
Yêu cầu người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về nội dung
quảng cáo;
Đăng kí hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo của mình;
Hợp tác với các tổ chức cá nhân trong hoạt động quảng cáo, tham gia hiệp hội
quảng cáo trong và ngoài nước.
- Về đối tượng:
Có thể hiểu đối tượng của hợp đồng quảng cáo thương mại là hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc
các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào
đó.
- Về nội dung:
Bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ(thương
hiệu,loại sản phẩm và tính ưu việt cũng như tính lợi ích của nó…)mà chủ quảng
cáo muốn được thể hiện nhằm thông báo, giới thiệu rông rãi tới công chúng.
Nội dung của sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo lành mạnh, đúng sự thật, không
gây nhầm lẫn cho khách hàng.Nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm quảng cáo chứa
đựng thông tin so sanh trực tiếp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa,
dịch vụ khác.(trừ trương hợp so sánh vơi hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu
công nghiệp)
- Về hình thức
Theo Điều 110 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý
Điều 6 Luật quảng cáo 2012 quy định: hoạt động quảng cáo thương mại phải được
thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật
Đối với hợp đồng dịch vụ quảng cáo bắt buộc phải lập thành văn bản hoặc hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương nhằm mụch đích nâng cao quá trình quản
lý giám sat cảu nhà nước đối với dịch vụ quảng cáo thương mại và là căn cứ để bảo
vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia hợp đông.Vì văn bản hoặc hình thức có giá
trị pháp lý tương đương văn bản thì sẽ có giá trị pháp lý cao hơn..