Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Một vài giải pháp nâng cao hoạt động văn hóa đọc tại trường THPT Long Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.39 KB, 21 trang )

MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐỌC TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh họat
văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự
học cho học sinh.
Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là
học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập,
sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp
vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao
kiến thức.
“...Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện
tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa
mới cho các thành viên nhà trường”...(Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường
phổ thông của tác giả Vũ Bá Hòa)
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nào là truyền hình,
games, Facbook..., với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi
cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách đọc, báo của các
em ngày càng hạn chế.
Theo các nhà xã hội học, mĩ học và mỗi chúng ta đều nhận ra rằng: học sinh ngày nay
rất giỏi vi tính, giỏi truy cập Internét, giỏi về văn hóa nghe, nhìn nhưng lại rất nghèo
nàn về văn hóa đọc. Các em rất lười đọc sách. Chính vì vậy mà vốn từ, vốn sống, vốn
văn hóa của các em là điều đáng lo ngại và cũng vì thế mà các em thường mắc lỗi ứng
xử với mọi người xung quanh hoặc là bài làm văn của nhiều em học sinh từ nội dung
đến hình thức phải khiến cho thầy cô phải thở dài.
Trên cơ sở, mối bận tâm lo ngại của toàn xã hội về văn hóa đọc của tuổi trẻ ngày nay
và cũng là mối ưu tư trăn trở trước thực trạng này nên tôi nghĩ mình cũng cần góp sức
làm một chút gì đó để nâng cao hoạt động đọc tại thư viện mình đang công tác cũng


như giúp các em nhận thức được rằng việc đọc sách rất quan trọng góp phần trong
việc giáo dục tâm hồn, đạo đức, thẩm mĩ và giúp các em học sinh có thói quen đọc
sách để học tập tốt hơn.
Đó là lý do tôi viết đề tài này, “ Một vài giải pháp nâng cao hoạt động văn hóa đọc
tại trường THPT Long Phước” hy vọng chuyên đề này góp thêm một số ý kiến để
hình thành thói quen, nét văn hóa đọc sách cho học sinh trong thư viện trường THPT
Long Phước.
1


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1 Văn hóa đọc là gi?
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa
hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân,
của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy,
văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp
như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là
ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này
cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần
này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.
Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục
đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã
hội và của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của
phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh
của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi
cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ.
Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng
là một thách thức của xã hội hiện đại.(Thư viện Quốc Gia Việt Nam)
Bàn về văn hóa đọc, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên Khoa Báo

chí, (Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã trăn trở: “Văn hoá đọc
của thanh niên Việt Nam hiện nay đang xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Thời gian, phương pháp học tập cũng như sự đa dạng của các phương tiện
thông tin đại chúng là một trong những nguyên nhân làm cho các bạn trẻ sao
nhãng việc đọc và nghiên cứu những tác phẩm giá trị. Nhưng quan trọng hơn
hết là ý thức duy trì và phát triển văn hoá đọc của giới trẻ chúng ta chưa cao”
Thực vậy, bạn trẻ ngày nay nói chung và học sinh của chúng ta nói riêng
chẳng mấy khi dừng lại ở những trang viết đầy tính nhân văn về cách đối nhân xử
thế, về một thân phận đáng thương hay những cuốn sách kinh điển, những tuyển
tập lịch sử hào hùng của các dân tộc... để biết được trách nhiệm, bổn phận của
mình. Dần dần người trẻ có một tâm lý “lười đọc” những gì buộc họ phải tư duy,
động não.
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh,
phải đối mặt và xử lý vô vàn các thông tin, sự việc khác nhau, chúng ta và cả học
sinh phải cố gắng hết sức để tồn tại đúng với thời đại của mình. Nhưng bên cạnh
đó cũng rất cần sự tích luỹ, đó là sự tích luỹ về văn hoá, vốn hiểu biết, kinh
nghiệm sống, cách sống... mà việc tích luỹ đó chỉ có thể có được qua việc ÐỌC.
- Tóm lại, từ vai trò quan trọng của việc đọc sách, văn hóa đọc sách chúng ta cần có giải pháp
bồi dưỡng - phát huy văn hóa đọc của học sinh
2


1.2. Vai Trò:
Trong xu thế hiện nay, vai trò của thư viện rất quan trọng trong việc giữ gìn vị
trí độc tôn của văn hoá đọc. Văn hoá nghe nhìn ngày càng chiếm ưu thế là một thách
thức mới đối với những người làm công tác thông tin - thư viện.
Trước hết, chúng ta cần phải cố gắng hình thành thói quen đọc. Lấy phương
tiện nghe nhìn làm phương tiện tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sách đến với đông
đảo bạn đọc, và khơi dậy niềm say mê đọc sách giúp cho họ hiểu được lợi ích của
việc đọc sách. Đặt biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay, cần phải giáo dục cho họ lòng

đam mê đọc sách, rèn luyện kỹ năng đọc sách và đọc sách một cách có chọn lọc. Một
cuốn sách hay tràn đầy nhiệt tình sẽ nhen nhóm và đốt nóng lòng nhiệt tình cho lớp
trẻ, giúp họ trưởng thành và tự hoàn thiện mình một cách tự nhiên.
CBTV chúng ta xưa nay luôn có tầm nhìn hướng nội, chỉ biết sắp xếp ngăn nắp
kho tài liệu của mình để chờ bạn đọc đến đọc. Ngày nay, CBTV cần phải năng động
hơn, cần phải có tầm nhìn hướng ngoại, hướng về bạn đọc, hướng đến những nhu cầu
của xã hội, thậm chí cần phải đưa các chiến lược marketing vào trong hoạt động thông
tin - thư viện để thu hút nhiều người đến với thư viện. Cần phải xây dựng một môi
trường đọc sách lý tưởng, rộng rãi thoáng mát. Phải làm thế nào để bạn đọc luôn cảm
thấy thư viện là nơi mà mình luôn được chào đón, là địa chỉ mà mọi người luôn muốn
tìm đến.
Vì vậy, làm thế nào để các em hiểu được tầm quan trọng, lợi ích của việc đọc
sách, yêu thích việc đọc sách để xây dựng nền tảng kiến thức văn hóa, xã hội, văn học
cho mình.
1.3. Tầm quan trọng
Văn hóa Đọc là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nên tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống, khả năng thích nghi của học sinh,
góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, kỹ năng sống cho học sinh.
Văn hóa Đọc là một bộ phận của phát triển văn hóa, là một giải pháp quan trọng
không thể thiếu để xây dựng thành công một xã hội học tập hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước, góp phần vào sự thành công của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn hóa Đọc gắn liền với việc nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho học sinh tiếp
cận với thông tin và tri thức dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng, tạo cơ hội cho việc học
tập suốt đời của các em ; gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự gắn kết
với phát triển khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo.
Nói tóm lại đầu tư cho Văn hóa Đọc là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển
bền vững. Do vậy, để phát triển Văn hóa Đọc cần phải có sự cộng đồng trách nhiệm
của toàn xã hội; trong đó trách nhiệm của cá nhân, gia đình và nhà trường giữ vai trò
nòng cốt trong việc tạo ra và duy trì thói quen đọc của từng học sinh.

3


2. THỰC TIỄN
1.1 Thuận lợi:
-Trường được tách ra từ cấp 2,3 Long Phước từ năm 2004> lấy tên trường
THPT Long Phước cho đến nay. Trong suốt 14 năm qua nhà trường luôn hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chất lượng giáo dục toàn diện và các hoạt động của nhà
trường không ngừng được nâng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
Giáo dục, tạo niềm tin vững chắc cho các bậc phụ huynh, nhân dân trên địa bàn và các
em học sinh.
- Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất, cấp
thêm kinh phí để bổ sung tài liệu. Tích cực tham mưu các nhà hảo tâm hỗ trợ sách cho
thư viện, tặng sách giáo khoa cho các em có hoàn cảnh khó khăn
- Có phòng thư viện rộng rãi, thoáng mát
- Cán bộ thư viện yêu nghề nhiệt tình với công việc
- Thư viện của trường hiện nay đã đạt chuẩn, nhiều đầu sách để GV- HS tham
khảo, học sinh được mượn sách về nhà
Thư viện là một bộ sưu tập có tổ chức các loại sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các
tài liệu khác và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài
liệu. Thư viện trường THPT Phước ra đời nhằm thực hiện các chức năng: Giáo dục,
thông tin, văn hóa, giải trí.
Thư viện có nhiệm vụ: Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại
sách, báo. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành Giáo dục và đào tạo. Tổ chức thu
hút toàn thể học sinh và giáo viên tham gia sinh hoạt thư viện. Phối hợp với các thư
viện bạn trong ngành để chủ động khai thác và sử dụng vốn tài liệu, giúp đỡ kinh
nghiệm…Tổ chức và quản lí theo đúng nghiệp vụ thư viện.
* Về nguồn lực của thư viện
- Vốn tài liệu và kinh phí hoạt động:

Để thư viện có thể duy trì hoạt động ổn định và phát triển, hàng năm cần phải
có một khoản kinh phí nhất định để mua sách, báo, trang thiết bị và tu bổ tài liệu. Căn
cứ vào kế hoạch công tác năm của thư viện, cán bộ thư viện lập dự toán kinh phí cho
hoạt động thư viện.
- Vốn tài liệu:
Hiện nay thư viện có: 11543 bản sách. Trong đó:
+ Sách tham khảo: 7649 bản
+ Sách nghiệp vụ : 2041 bản
+ Sách giáo khoa : 1853 bản
4


- Báo, tạp chí có : 1190 cuốn
- Cơ sở vật chất hiện có:
+ Phòng thư viện diện tích 150 m2, phòng kho 20 m2; 40 chỗ ngồi học sinh, 30
chỗ ngồi Giáo viên
+ 7 tủ nhôm kiếng đựng sách ; báo
+ 1 bộ máy vi tính và 1 máy in
Thư viện thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu tin của
bạn đọc.
- Cán bộ thư viện
Thư viện được bố trí một cán bộ chuyên trách. Nói chung cán bộ thư viện rất
nhiệt huyết yêu nghề và thường xuyên có kế hoạch và phương hướng hoạt động phù
hợp với nhiệm vụ mà nhà trường giao. Tuy nhiên, cán bộ thư viện phụ trách toàn bộ
mọi công tác của dây chuyền thông tin và hoạt động của thư viện nên cũng không
tránh khỏi những thiếu sót cần phải học tập nâng cao trình độ và phấn đấu nhiều để
hoàn thành công việc tốt hơn.

- Thành phần bạn đọc của thư viện
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 90 người

Ban giám hiệu : 3 người
Giáo viên: 80 người
Công nhân viên: 7 người
Tổng số học sinh: 1485 học sinh / 36 lớp
Trong đó:
Khối 10: 544 học sinh/12 lớp
Khối 11: 498 học sinh/ 12 lớp
Khối 12: 443 học sinh/12lớp
1.2 Khó khăn:
- Văn hóa đọc sách của các em nghèo nàn. Vì lười đọc sách.
- Thực tế, các em dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử như: Điện thoại
thông minh, ipad và các trò chơi điện tử.
5


- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách để trau dồi kiến thức
nâng cao trình độ cho bản thân mình.
1.3. Số liệu thống kê:
Mỗi năm, tôi thường làm phiếu khảo sát, thăm dò xem các em có hứng thú đọc sách
hay không? Và nhu cầu đọc các loại sách của học sinh để nắm bắt đối tượng học sinh.
Năm nay, tôi làm phiếu thăm dò:(không ghi tên)
1.Em có thường xuyên đọc sách không?
2.Em thường đọc sách (báo) gì?
3. Kể tên những tên sách mà em thường đọc
4. Theo em, đọc sách có tác dụng gì không?
5. Em có nghĩ rằng đọc sách mất qúa nhiều thời gian không?
6.Thời gian rảnh rỗi em thường làm gì?
Kết qủa khảo sát:

- Số lượng: 135 HS/ 3 lớp


Ý kiến HS

1.Em có thường xuyên đọc sách 105 Hs trả lời có nhưng không thường
không?
xuyên
2.Em thường đọc sách (báo) gì?

70 hs thích đọc truyện tranh, tạp chí thời
trang –điện ảnh...46 hs trả lời thích đọc
truyện, sách dành cho tuổi teen và sách
bài học làm người (còn lại là gặp đâu
đọc đấy)

3. Kể tên những tên sách mà em Hs kể lung tung nhưng rất ít (truyện
thường đọc
tranh chiếm nhiều nhất)
4. Theo em, đọc sách có tác dụng gì Hầu như các em đều nhận thức được
không?
rằng: đọc sách mở mang kiến thức

5. Em có nghĩ rằng đọc sách mất qúa Hầu như gần hết số HS được khảo sát
nhiều thời gian không?
cho rằng đọc sách mất thời gian, không
6


có thời gian đọc sách nhiều...
6. Thời gian rảnh rỗi em thường làm 58 em trả lời rằng lướt fb hoặc chơi
gì?

game và các trò chơi điện tử trên điện
thoại.
Số còn lại trả lời là học bài và đọc sách

Thực ra không cần phải khảo sát, chúng tôi vẫn nhận ra thực trạng văn hóa đọc của
học sinh. Song tôi thử khảo sát để có cơ sở khách quan hơn và không thể phủ nhận
học sinh của chúng ta bây giờ ít đọc, ít tìm tòi sáng tạo. Và vì thế cũng không có gì
khó hiểu khi một số học sinh không thể viết tốt một cái đơn xin nghỉ phép hoặc viết
đúng một văn bản.
III. MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐỌC
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
1. Công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nhằm nâng cao
nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về
tác dụng, ý nghĩa của việc đọc; nêu gương những điển hình tiên tiến của các tập thể,
cá nhân thành đạt nhờ đọc nhiều.
2. Phát huy văn hóa đọc cho học sinh bằng các phương pháp kết hợp như:
*Tác động về mặt nhận thức: Giúp HS nhận thức được những giá trị của sách, chức
năng của sách như:
- Chức năng nhận thức: Đọc sách là con đường thu lượm tri thức nhanh và có hiệu
qủa “ Tri thức mà mà các em thu được qua bài giảng có là bao, các em phải đọc sách
để “ mở rộng, đào sâu, bổ sung những tri thức có sẵn..” “ đọc sách để nâng cao trình
độ văn hóa chung”
- Chức năng trau dồi và phát triển ngôn ngữ: Đọc sách là con đường tốt để rèn
luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ.
- Chức năng phát triển trí tuệ: Các năng lực trí tuệ như năng lực tư duy, năng lực
ghi nhớ, năng lực tri giác, năng lực chú ý, năng lực tự điều khiển, điều chỉnh..và cùng
với nó là phẩm chất trí tuệ và thể chất như tính kiên trì bền bỉ, tính khoa học, tính tổ
chức, tính trung thực, tính ham hiểu biết…
- Chức năng giáo dục: Đọc sách là một con đường rèn luyện các phẩm chất nhân
cách. Sách có chức năng định hướng giá trị, đặc biệt là các giá trị đạo đức, gía trị văn

hóa thẩm mĩ và hướng dẫn cho các em những phương thức để chiếm lĩnh giá trị.

7


- Chức năng định hướng nghề: Đọc sách có nhiều khả năng định hướng nghề cho
các em. Qua đọc sách những hứng thú, say mê khoa học về lĩnh vực nào đó được hình
thành hoặc củng cố niềm tin vào nghề đã chọn. Sách trở thành “ cửa dẫn vào đời” cho
các em. Nhiều nhà khoa học, nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà văn..đã vào nghề bắt
đầu từ những cuốn sách mà họ đã đọc.
- Chức năng giải trí: Làm việc với sách là một phương thức giải trí hữu hiệu. Ngoài
ra, đọc sách còn là một phương thức chữa bệnh mà trong y học gọi là “ thư liệu pháp”
Vì thế, cần cho HS hiểu rằng đọc sách nếu được tổ chức tốt sẽ làm giàu kho tàng tri
thức, văn hóa, ngôn ngữ, phát triển tư duy cũng như các phẩm chất nhân cách.
* Hướng dẫn các em lựa chọn sách để đọc: Đối với học sinh cấp 3, lứa tuổi trên đà
trưởng thành về mọi mặt, đây là giai đoạn quan trọng tạo nên những bước ngoặt lớn
quan trọng trong cuộc đời các em, giai đoạn hình thành tính cách, tư tưởng, quan điểm
lối sống.. chúng ta cần định hướng cho các em tìm đến những cuốn sách như: “Quà
tặng cuộc sống” ;“ Đón nhận niềm vui cuộc sống”; “Điều kỳ diệu của cuộc sống” ;
“Những tấm lòng cao cả”; “ Hạt giống tâm hồn” hoặc một số sách về khoa học phổ
thông, những vấn đề đương đại…
3. Xây dựng nguồn lực: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ
thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác tổ chức các hoạt động và quản lí thư viện,
góp phần đổi mới hoạt động dạy học của nhà trường.
4. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tận
dụng các nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện để nâng
cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh đọc các tài liệu in và tài liệu kỹ thuật
số, rèn luyện năng lực tự học, năng lực học tập suốt đời.
5. Đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho học sinh tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức như “thư

viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “thư viện điện tử”, ....
Tổ chức các hoạt động, các cuộc thi, giao lưu, tọa đàm... liên quan đến việc hiệu quả
của việc đọc sách, đồng thời có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời giúp
các em học sinh tiếp tục phát huy, và đẩy mạnh phong trào đọc sách trong nhà trường.
6. Xã hội hoá các nguồn lực xây dựng thư viện trường học, huy động cha mẹ học
sinh, các tập thể, cá nhân tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ
huynh. Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự quản lý tủ sách và cho mượn sách.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
- Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Ban giám hiệu và đội ngũ giáo
viên nhà trường cùng với sự tận tâm, lòng nhiệt huyết với nghề của cán bộ thư viện đã
tuyên truyền đến toàn thể các em học sinh để các em nhận thức được tầm quan trọng
của việc đọc sách và dần hình thành cho học sinh thói quen đọc sách. Từ đó các em
8


siêng năng đến thư viện, nhu cầu đọc của các em phong phú hơn. Thư viện đã có
những bước phát triển nhất định trong việc tạo nét văn hóa đọc cho học sinh trong
toàn trường. Điều này được thể hiện qua số lượng bạn đọc đến thư viện ngày càng
đông.
- Với thái độ niềm nở và thân thiện, nhiệt tình cán bộ thư viện được các em tin tưởng,
sẵn sàng chia sẻ những khúc mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo tài
liệu.Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng. Tổ chức thi kể chuyện theo
sách, giới thiệu trong các buổi họp hội đồng, giới thiệu dưới cờ, đặt câu hỏi theo sách
cho học sinh tìm đọc và trả lời câu hỏi theo sách.... Nhờ thay đổi hình thức này mà thư
viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo. Cán bộ thư
viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói
rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong độc giả,
khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư
viện nhà trường.

- Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu trưng bày những cuốn sách có nội dung về
các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3…, để các em tìm hiểu.
Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền thống của dân tộc ta
qua các ngày lễ.
- Thông qua thống kê số lượt bạn đọc đến thư viện trong 3 năm (2013 – 2016) ta đã
thấy tốc độ bạn đọc đến thư viện ngày một tăng. Trong năm học 2013-2014 số lượt
bạn đọc đến thư viện tăng không đáng kể, nhưng từ năm 2015 trở đi số lượt bạn đọc
đã tăng từ 15000 lượt bạn đọc trong năm 2015 đã tăng 15700 lượt trong năm. Đến
năm 2016 số lượt bạn đọc đến thư viện là 16708 lượt trong một năm. Số lượt bạn đọc
đến thư viện ngày càng đông đã thể hiện sự quan tâm của bạn đọc đối với thư viện và
sự phát triển của thư viện trường THPT Long Phước trong 3 năm trở lại đây.
Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác bạn đọc đến với thư viện của trường
THPT Long Phước trong hai năm học gần đây được nâng cao rõ rệt.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Cán bộ thư viện luôn là người thầy, người bạn thân thiết với các em học sinh sẵn
sàng chia sẻ những kiến thức mà mình hiểu biết với các em. Tạo được sự tin cậy, thoải
mái cho các em khi đến thư viên.
- Giáo viên các bộ môn phải xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các tiết dạy, tiết ngoại
khóa có nhiều chủ đề có trong tài liệu ở thư viện. Những chủ đề đó liên quan đến các
kiến thức văn hóa mà các em đã được học.Ví dụ như: bắt buộc các em tìm hiểu thêm
về những tác phẩm khác của nhà văn, nhà thơ khi học môn văn và các môn khác cũng
thế và có điểm thưởng cho những phần này để kích thích nhu cầu đọc của các em. Từ
đó cán bộ thư viện sẽ hướng dẫn cho HS tiếp cận với tài liệu, hoạt động này được lặp
9


đi lặp lại tạo cho các em nhận thức được đọc sách quan trọng và cần thiết đối với các
em như thế nào. Tập chohọc sinh ý thức đọc sách mỗi ngày cũng từ đó tạo nên một
nét văn hóa đọc trong học sinh toàn trường
Nhà trường nên tăng cường kinh phí để bổ sung thêm nhiều đầu sách phong phú, phù

hợp với lứa tuổi, ngoài giáo trình học, để thư viện trở thành một sân chơi giải trí yêu
thích cho các em.
- Hãy khuyến khích học sinh đọc sách, yêu sách, yêu cầu các em bước vào thư viện
bởi “ Thư viện là bệnh viện tinh thần” (Ngạn ngữ Ai Cập)
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Viết/ Cẩm nang nghề thư viện(2000) Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin
2. Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam: // />3. Văn hóa đọc và thư viện:
4. Thư viện Việt Nam số 2/2006

Người Viết

Nguyễn Thị Hạnh

10


Hết

11


MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐỌC TẠI
THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh họat
văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự
học cho học sinh.
Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là
học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập,

sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp
vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao
kiến thức.
“...Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện
tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa
mới cho các thành viên nhà trường”...(Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường
phổ thông của tác giả Vũ Bá Hòa)
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nào là truyền hình,
games, Facbook..., với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi
cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách đọc, báo của các
em ngày càng hạn chế.
Theo các nhà xã hội học, mĩ học và mỗi chúng ta đều nhận ra rằng: học sinh ngày nay
rất giỏi vi tính, giỏi truy cập Internét, giỏi về văn hóa nghe, nhìn nhưng lại rất nghèo
nàn về văn hóa đọc. Các em rất lười đọc sách. Chính vì vậy mà vốn từ, vốn sống, vốn
văn hóa của các em là điều đáng lo ngại và cũng vì thế mà các em thường mắc lỗi ứng
xử với mọi người xung quanh hoặc là bài làm văn của nhiều em học sinh từ nội dung
đến hình thức phải khiến cho thầy cô phải thở dài.
Trên cơ sở, mối bận tâm lo ngại của toàn xã hội về văn hóa đọc của tuổi trẻ ngày nay
và cũng là mối ưu tư trăn trở trước thực trạng này nên tôi nghĩ mình cũng cần góp sức
làm một chút gì đó để nâng cao hoạt động đọc tại thư viện mình đang công tác cũng
như giúp các em nhận thức được rằng việc đọc sách rất quan trọng góp phần trong
việc giáo dục tâm hồn, đạo đức, thẩm mĩ và giúp các em học sinh có thói quen đọc
sách để học tập tốt hơn.
Đó là lý do tôi viết đề tài này, “ Một vài giải pháp nâng cao hoạt động văn hóa đọc
tại trường THPT Long Phước” hy vọng chuyên đề này góp thêm một số ý kiến để
hình thành thói quen, nét văn hóa đọc sách cho học sinh trong thư viện trường THPT
Long Phước.
12



II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1 Văn hóa đọc là gi?
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa
hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân,
của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy,
văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp
như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là
ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này
cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần
này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.
Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục
đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã
hội và của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của
phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh
của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi
cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ.
Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng
là một thách thức của xã hội hiện đại.(Thư viện Quốc Gia Việt Nam)
Bàn về văn hóa đọc, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên Khoa Báo
chí, (Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã trăn trở: “Văn hoá đọc
của thanh niên Việt Nam hiện nay đang xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Thời gian, phương pháp học tập cũng như sự đa dạng của các phương tiện
thông tin đại chúng là một trong những nguyên nhân làm cho các bạn trẻ sao
nhãng việc đọc và nghiên cứu những tác phẩm giá trị. Nhưng quan trọng hơn
hết là ý thức duy trì và phát triển văn hoá đọc của giới trẻ chúng ta chưa cao”
Thực vậy, bạn trẻ ngày nay nói chung và học sinh của chúng ta nói riêng
chẳng mấy khi dừng lại ở những trang viết đầy tính nhân văn về cách đối nhân xử

thế, về một thân phận đáng thương hay những cuốn sách kinh điển, những tuyển
tập lịch sử hào hùng của các dân tộc... để biết được trách nhiệm, bổn phận của
mình. Dần dần người trẻ có một tâm lý “lười đọc” những gì buộc họ phải tư duy,
động não.
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh,
phải đối mặt và xử lý vô vàn các thông tin, sự việc khác nhau, chúng ta và cả học
sinh phải cố gắng hết sức để tồn tại đúng với thời đại của mình. Nhưng bên cạnh
đó cũng rất cần sự tích luỹ, đó là sự tích luỹ về văn hoá, vốn hiểu biết, kinh
nghiệm sống, cách sống... mà việc tích luỹ đó chỉ có thể có được qua việc ÐỌC.
- Tóm lại, từ vai trò quan trọng của việc đọc sách, văn hóa đọc sách chúng ta cần có giải pháp
bồi dưỡng - phát huy văn hóa đọc của học sinh
13


1.2. Vai Trò:
Trong xu thế hiện nay, vai trò của thư viện rất quan trọng trong việc giữ gìn vị
trí độc tôn của văn hoá đọc. Văn hoá nghe nhìn ngày càng chiếm ưu thế là một thách
thức mới đối với những người làm công tác thông tin - thư viện.
Trước hết, chúng ta cần phải cố gắng hình thành thói quen đọc. Lấy phương
tiện nghe nhìn làm phương tiện tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu sách đến với đông
đảo bạn đọc, và khơi dậy niềm say mê đọc sách giúp cho họ hiểu được lợi ích của
việc đọc sách. Đặt biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay, cần phải giáo dục cho họ lòng
đam mê đọc sách, rèn luyện kỹ năng đọc sách và đọc sách một cách có chọn lọc. Một
cuốn sách hay tràn đầy nhiệt tình sẽ nhen nhóm và đốt nóng lòng nhiệt tình cho lớp
trẻ, giúp họ trưởng thành và tự hoàn thiện mình một cách tự nhiên.
CBTV chúng ta xưa nay luôn có tầm nhìn hướng nội, chỉ biết sắp xếp ngăn nắp
kho tài liệu của mình để chờ bạn đọc đến đọc. Ngày nay, CBTV cần phải năng động
hơn, cần phải có tầm nhìn hướng ngoại, hướng về bạn đọc, hướng đến những nhu cầu
của xã hội, thậm chí cần phải đưa các chiến lược marketing vào trong hoạt động thông
tin - thư viện để thu hút nhiều người đến với thư viện. Cần phải xây dựng một môi

trường đọc sách lý tưởng, rộng rãi thoáng mát. Phải làm thế nào để bạn đọc luôn cảm
thấy thư viện là nơi mà mình luôn được chào đón, là địa chỉ mà mọi người luôn muốn
tìm đến.
Vì vậy, làm thế nào để các em hiểu được tầm quan trọng, lợi ích của việc đọc
sách, yêu thích việc đọc sách để xây dựng nền tảng kiến thức văn hóa, xã hội, văn học
cho mình.
1.3. Tầm quan trọng
Văn hóa Đọc là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nên tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống, khả năng thích nghi của học sinh,
góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, kỹ năng sống cho học sinh.
Văn hóa Đọc là một bộ phận của phát triển văn hóa, là một giải pháp quan trọng
không thể thiếu để xây dựng thành công một xã hội học tập hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước, góp phần vào sự thành công của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn hóa Đọc gắn liền với việc nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho học sinh tiếp
cận với thông tin và tri thức dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng, tạo cơ hội cho việc học
tập suốt đời của các em ; gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự gắn kết
với phát triển khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo.
Nói tóm lại đầu tư cho Văn hóa Đọc là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển
bền vững. Do vậy, để phát triển Văn hóa Đọc cần phải có sự cộng đồng trách nhiệm
của toàn xã hội; trong đó trách nhiệm của cá nhân, gia đình và nhà trường giữ vai trò
nòng cốt trong việc tạo ra và duy trì thói quen đọc của từng học sinh.
14


2. THỰC TIỄN
1.1 Thuận lợi:
-Trường được tách ra từ cấp 2,3 Long Phước từ năm 2004> lấy tên trường
THPT Long Phước cho đến nay. Trong suốt 14 năm qua nhà trường luôn hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chất lượng giáo dục toàn diện và các hoạt động của nhà

trường không ngừng được nâng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
Giáo dục, tạo niềm tin vững chắc cho các bậc phụ huynh, nhân dân trên địa bàn và các
em học sinh.
- Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất, cấp
thêm kinh phí để bổ sung tài liệu. Tích cực tham mưu các nhà hảo tâm hỗ trợ sách cho
thư viện, tặng sách giáo khoa cho các em có hoàn cảnh khó khăn
- Có phòng thư viện rộng rãi, thoáng mát
- Cán bộ thư viện yêu nghề nhiệt tình với công việc
- Thư viện của trường hiện nay đã đạt chuẩn, nhiều đầu sách để GV- HS tham
khảo, học sinh được mượn sách về nhà
Thư viện là một bộ sưu tập có tổ chức các loại sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các
tài liệu khác và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài
liệu. Thư viện trường THPT Phước ra đời nhằm thực hiện các chức năng: Giáo dục,
thông tin, văn hóa, giải trí.
Thư viện có nhiệm vụ: Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại
sách, báo. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành Giáo dục và đào tạo. Tổ chức thu
hút toàn thể học sinh và giáo viên tham gia sinh hoạt thư viện. Phối hợp với các thư
viện bạn trong ngành để chủ động khai thác và sử dụng vốn tài liệu, giúp đỡ kinh
nghiệm…Tổ chức và quản lí theo đúng nghiệp vụ thư viện.
* Về nguồn lực của thư viện
- Vốn tài liệu và kinh phí hoạt động:
Để thư viện có thể duy trì hoạt động ổn định và phát triển, hàng năm cần phải
có một khoản kinh phí nhất định để mua sách, báo, trang thiết bị và tu bổ tài liệu. Căn
cứ vào kế hoạch công tác năm của thư viện, cán bộ thư viện lập dự toán kinh phí cho
hoạt động thư viện.
- Vốn tài liệu:
Hiện nay thư viện có: 11543 bản sách. Trong đó:
+ Sách tham khảo: 7649 bản
+ Sách nghiệp vụ : 2041 bản

+ Sách giáo khoa : 1853 bản
15


- Báo, tạp chí có : 1190 cuốn
- Cơ sở vật chất hiện có:
+ Phòng thư viện diện tích 150 m2, phòng kho 20 m2; 40 chỗ ngồi học sinh, 30
chỗ ngồi Giáo viên
+ 7 tủ nhôm kiếng đựng sách ; báo
+ 1 bộ máy vi tính và 1 máy in
Thư viện thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu tin của
bạn đọc.
- Cán bộ thư viện
Thư viện được bố trí một cán bộ chuyên trách. Nói chung cán bộ thư viện rất
nhiệt huyết yêu nghề và thường xuyên có kế hoạch và phương hướng hoạt động phù
hợp với nhiệm vụ mà nhà trường giao. Tuy nhiên, cán bộ thư viện phụ trách toàn bộ
mọi công tác của dây chuyền thông tin và hoạt động của thư viện nên cũng không
tránh khỏi những thiếu sót cần phải học tập nâng cao trình độ và phấn đấu nhiều để
hoàn thành công việc tốt hơn.

- Thành phần bạn đọc của thư viện
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 90 người
Ban giám hiệu : 3 người
Giáo viên: 80 người
Công nhân viên: 7 người
Tổng số học sinh: 1485 học sinh / 36 lớp
Trong đó:
Khối 10: 544 học sinh/12 lớp
Khối 11: 498 học sinh/ 12 lớp
Khối 12: 443 học sinh/12lớp

1.2 Khó khăn:
- Văn hóa đọc sách của các em nghèo nàn. Vì lười đọc sách.
- Thực tế, các em dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử như: Điện thoại
thông minh, ipad và các trò chơi điện tử.
16


- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách để trau dồi kiến thức
nâng cao trình độ cho bản thân mình.
1.3. Số liệu thống kê:
Mỗi năm, tôi thường làm phiếu khảo sát, thăm dò xem các em có hứng thú đọc sách
hay không? Và nhu cầu đọc các loại sách của học sinh để nắm bắt đối tượng học sinh.
Năm nay, tôi làm phiếu thăm dò:(không ghi tên)
1.Em có thường xuyên đọc sách không?
2.Em thường đọc sách (báo) gì?
3. Kể tên những tên sách mà em thường đọc
4. Theo em, đọc sách có tác dụng gì không?
5. Em có nghĩ rằng đọc sách mất qúa nhiều thời gian không?
6.Thời gian rảnh rỗi em thường làm gì?
Kết qủa khảo sát:

- Số lượng: 135 HS/ 3 lớp

Ý kiến HS

1.Em có thường xuyên đọc sách 105 Hs trả lời có nhưng không thường
không?
xuyên
2.Em thường đọc sách (báo) gì?


70 hs thích đọc truyện tranh, tạp chí thời
trang –điện ảnh...46 hs trả lời thích đọc
truyện, sách dành cho tuổi teen và sách
bài học làm người (còn lại là gặp đâu
đọc đấy)

3. Kể tên những tên sách mà em Hs kể lung tung nhưng rất ít (truyện
thường đọc
tranh chiếm nhiều nhất)
4. Theo em, đọc sách có tác dụng gì Hầu như các em đều nhận thức được
không?
rằng: đọc sách mở mang kiến thức

5. Em có nghĩ rằng đọc sách mất qúa Hầu như gần hết số HS được khảo sát
nhiều thời gian không?
cho rằng đọc sách mất thời gian, không
17


có thời gian đọc sách nhiều...
6. Thời gian rảnh rỗi em thường làm 58 em trả lời rằng lướt fb hoặc chơi
gì?
game và các trò chơi điện tử trên điện
thoại.
Số còn lại trả lời là học bài và đọc sách

Thực ra không cần phải khảo sát, chúng tôi vẫn nhận ra thực trạng văn hóa đọc của
học sinh. Song tôi thử khảo sát để có cơ sở khách quan hơn và không thể phủ nhận
học sinh của chúng ta bây giờ ít đọc, ít tìm tòi sáng tạo. Và vì thế cũng không có gì
khó hiểu khi một số học sinh không thể viết tốt một cái đơn xin nghỉ phép hoặc viết

đúng một văn bản.
III. MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐỌC
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
1. Công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nhằm nâng cao
nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về
tác dụng, ý nghĩa của việc đọc; nêu gương những điển hình tiên tiến của các tập thể,
cá nhân thành đạt nhờ đọc nhiều.
2. Phát huy văn hóa đọc cho học sinh bằng các phương pháp kết hợp như:
*Tác động về mặt nhận thức: Giúp HS nhận thức được những giá trị của sách, chức
năng của sách như:
- Chức năng nhận thức: Đọc sách là con đường thu lượm tri thức nhanh và có hiệu
qủa “ Tri thức mà mà các em thu được qua bài giảng có là bao, các em phải đọc sách
để “ mở rộng, đào sâu, bổ sung những tri thức có sẵn..” “ đọc sách để nâng cao trình
độ văn hóa chung”
- Chức năng trau dồi và phát triển ngôn ngữ: Đọc sách là con đường tốt để rèn
luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ.
- Chức năng phát triển trí tuệ: Các năng lực trí tuệ như năng lực tư duy, năng lực
ghi nhớ, năng lực tri giác, năng lực chú ý, năng lực tự điều khiển, điều chỉnh..và cùng
với nó là phẩm chất trí tuệ và thể chất như tính kiên trì bền bỉ, tính khoa học, tính tổ
chức, tính trung thực, tính ham hiểu biết…
- Chức năng giáo dục: Đọc sách là một con đường rèn luyện các phẩm chất nhân
cách. Sách có chức năng định hướng giá trị, đặc biệt là các giá trị đạo đức, gía trị văn
hóa thẩm mĩ và hướng dẫn cho các em những phương thức để chiếm lĩnh giá trị.

18


- Chức năng định hướng nghề: Đọc sách có nhiều khả năng định hướng nghề cho
các em. Qua đọc sách những hứng thú, say mê khoa học về lĩnh vực nào đó được hình
thành hoặc củng cố niềm tin vào nghề đã chọn. Sách trở thành “ cửa dẫn vào đời” cho

các em. Nhiều nhà khoa học, nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà văn..đã vào nghề bắt
đầu từ những cuốn sách mà họ đã đọc.
- Chức năng giải trí: Làm việc với sách là một phương thức giải trí hữu hiệu. Ngoài
ra, đọc sách còn là một phương thức chữa bệnh mà trong y học gọi là “ thư liệu pháp”
Vì thế, cần cho HS hiểu rằng đọc sách nếu được tổ chức tốt sẽ làm giàu kho tàng tri
thức, văn hóa, ngôn ngữ, phát triển tư duy cũng như các phẩm chất nhân cách.
* Hướng dẫn các em lựa chọn sách để đọc: Đối với học sinh cấp 3, lứa tuổi trên đà
trưởng thành về mọi mặt, đây là giai đoạn quan trọng tạo nên những bước ngoặt lớn
quan trọng trong cuộc đời các em, giai đoạn hình thành tính cách, tư tưởng, quan điểm
lối sống.. chúng ta cần định hướng cho các em tìm đến những cuốn sách như: “Quà
tặng cuộc sống” ;“ Đón nhận niềm vui cuộc sống”; “Điều kỳ diệu của cuộc sống” ;
“Những tấm lòng cao cả”; “ Hạt giống tâm hồn” hoặc một số sách về khoa học phổ
thông, những vấn đề đương đại…
3. Xây dựng nguồn lực: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ
thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác tổ chức các hoạt động và quản lí thư viện,
góp phần đổi mới hoạt động dạy học của nhà trường.
4. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tận
dụng các nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện để nâng
cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh đọc các tài liệu in và tài liệu kỹ thuật
số, rèn luyện năng lực tự học, năng lực học tập suốt đời.
5. Đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho học sinh tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức như “thư
viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “thư viện điện tử”, ....
Tổ chức các hoạt động, các cuộc thi, giao lưu, tọa đàm... liên quan đến việc hiệu quả
của việc đọc sách, đồng thời có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời giúp
các em học sinh tiếp tục phát huy, và đẩy mạnh phong trào đọc sách trong nhà trường.
6. Xã hội hoá các nguồn lực xây dựng thư viện trường học, huy động cha mẹ học
sinh, các tập thể, cá nhân tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ
huynh. Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự quản lý tủ sách và cho mượn sách.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

- Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Ban giám hiệu và đội ngũ giáo
viên nhà trường cùng với sự tận tâm, lòng nhiệt huyết với nghề của cán bộ thư viện đã
tuyên truyền đến toàn thể các em học sinh để các em nhận thức được tầm quan trọng
của việc đọc sách và dần hình thành cho học sinh thói quen đọc sách. Từ đó các em
19


siêng năng đến thư viện, nhu cầu đọc của các em phong phú hơn. Thư viện đã có
những bước phát triển nhất định trong việc tạo nét văn hóa đọc cho học sinh trong
toàn trường. Điều này được thể hiện qua số lượng bạn đọc đến thư viện ngày càng
đông.
- Với thái độ niềm nở và thân thiện, nhiệt tình cán bộ thư viện được các em tin tưởng,
sẵn sàng chia sẻ những khúc mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo tài
liệu.Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng. Tổ chức thi kể chuyện theo
sách, giới thiệu trong các buổi họp hội đồng, giới thiệu dưới cờ, đặt câu hỏi theo sách
cho học sinh tìm đọc và trả lời câu hỏi theo sách.... Nhờ thay đổi hình thức này mà thư
viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo. Cán bộ thư
viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói
rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong độc giả,
khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư
viện nhà trường.
- Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu trưng bày những cuốn sách có nội dung về
các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3…, để các em tìm hiểu.
Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền thống của dân tộc ta
qua các ngày lễ.
- Thông qua thống kê số lượt bạn đọc đến thư viện trong 3 năm (2013 – 2016) ta đã
thấy tốc độ bạn đọc đến thư viện ngày một tăng. Trong năm học 2013-2014 số lượt
bạn đọc đến thư viện tăng không đáng kể, nhưng từ năm 2015 trở đi số lượt bạn đọc
đã tăng từ 15000 lượt bạn đọc trong năm 2015 đã tăng 15700 lượt trong năm. Đến

năm 2016 số lượt bạn đọc đến thư viện là 16708 lượt trong một năm. Số lượt bạn đọc
đến thư viện ngày càng đông đã thể hiện sự quan tâm của bạn đọc đối với thư viện và
sự phát triển của thư viện trường THPT Long Phước trong 3 năm trở lại đây.
Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác bạn đọc đến với thư viện của trường
THPT Long Phước trong hai năm học gần đây được nâng cao rõ rệt.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Cán bộ thư viện luôn là người thầy, người bạn thân thiết với các em học sinh sẵn
sàng chia sẻ những kiến thức mà mình hiểu biết với các em. Tạo được sự tin cậy, thoải
mái cho các em khi đến thư viên.
- Giáo viên các bộ môn phải xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các tiết dạy, tiết ngoại
khóa có nhiều chủ đề có trong tài liệu ở thư viện. Những chủ đề đó liên quan đến các
kiến thức văn hóa mà các em đã được học.Ví dụ như: bắt buộc các em tìm hiểu thêm
về những tác phẩm khác của nhà văn, nhà thơ khi học môn văn và các môn khác cũng
thế và có điểm thưởng cho những phần này để kích thích nhu cầu đọc của các em. Từ
đó cán bộ thư viện sẽ hướng dẫn cho HS tiếp cận với tài liệu, hoạt động này được lặp
20


đi lặp lại tạo cho các em nhận thức được đọc sách quan trọng và cần thiết đối với các
em như thế nào. Tập chohọc sinh ý thức đọc sách mỗi ngày cũng từ đó tạo nên một
nét văn hóa đọc trong học sinh toàn trường
Nhà trường nên tăng cường kinh phí để bổ sung thêm nhiều đầu sách phong phú, phù
hợp với lứa tuổi, ngoài giáo trình học, để thư viện trở thành một sân chơi giải trí yêu
thích cho các em.
- Hãy khuyến khích học sinh đọc sách, yêu sách, yêu cầu các em bước vào thư viện
bởi “ Thư viện là bệnh viện tinh thần” (Ngạn ngữ Ai Cập)
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Viết/ Cẩm nang nghề thư viện(2000) Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin
2. Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam: // />3. Văn hóa đọc và thư viện:
4. Thư viện Việt Nam số 2/2006


Người Viết

Nguyễn Thị Hạnh

21



×