Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.88 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ
3.1 Giải pháp về phía cơ quan hữu trách
3.1.1 Hỗ trợ từ phía nhà nước về mặt bằng kinh doanh cho siêu thị
Đối với những chợ không hoạt động hiệu quả và bị xuống cấp, Nhà nước
chuyển đổi công năng để giải quyết được vấn đề mặt bằng cho phát triển
siêu thị, đồng thời tạo mỹ quan cho bộ mặt thành phố theo hướng văn minh
hiện đại. Chỉ có Chính quyền TP mới có khả năng giải quyết vấn đề nan giải
là thay thế các chợ không hiệu quả bằng siêu thị. Chuyển hóa các chợ thành
siêu thị phải giải quyết khó khăn cơ bản là quyền lợi cho các hộ tiểu thương
kinh doanh chợ. Có thể giải quyết vấn đề này bằng những cách sau :
- Minh bạch về các thông tin để tiểu thương còn tính toán
chuyện buôn bán của họ.
- Chính quyền bồi thường thiệt hại cho các tiểu thương tùy theo những
trường hợp cụ thể .
- Cung cấp thông tin thật cụ thể và chi tiết cho tiểu thương trong các chợ
sẽ giải tỏa về : tình trạng chợ nào hiện còn diện tích sạp trống cho thuê, vị trí,
giá cả, để cho các tiểu thương biết tính toán chuyện kinh doanh của họ.
- Có chính sách ưu tiên về giá thuê sạp ở vị trí mới, giảm lãi suất vay vốn
ngân hàng.
- Các hộ tiểu thương sau khi được đền bù thiệt hại nếu muốn kinh doanh
ở siêu thị sẽ được ưu tiên thuê lại mặt bằng trong phần diện tích siêu thị
dùng để cho thuê, trên cơ sở siêu thị xem xét những tiêu chuẩn phù hợp theo
quy định của siêu thị.
- Thực hiện chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động thuộc gia
đình các hộ tiểu thương đang kinh doanh trong các chợ chuyển hóa thành
siêu thị. Cụ thể: bố trí họ làm việc trong bộ phận sắp xếp hàng hóa trên kệ ,
đứng quầy bán thực phẩm tươi sống vì đây là những công việc gần gũi với
việc làm kinh doanh trước đây của họ và cũng là một cách đưa văn hóa chợ
vào siêu thị phù hợp với văn hóa mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.
Đối với những mặt bằng, nhà xưởng do các cơ quan, đơn vị nhà nước
quản lý, kinh doanh không hiệu quả, không đúng công năng và có thể xây


dựng siêu thị, trung tâm thương mại: Nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành
thu hồi và tổ chức đấu giá công khai.
3.2 Những giải pháp về phía doanh nghiệp
3.2.1 Đa dạng hóa nguồn hàng
Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ rất phong
phú nên có một danh mục sản phẩm đa dạng là một lợi thế. Để có được lợi
thế này, siêu thị cần đa dạng hoá sản phẩm bằng cách tăng thêm chủng loại,
số lượng của một số mặt hàng có lượng tiêu thụ lớn và phù hợp với xu
hướng tiêu dùng hiện tại như: một số sản phẩm thời trang, mỹ phẩm mới,
thực phẩm đóng hộp…, khai thác tối đa hiệu quả của các chương trình xúc
tiến để gia tăng lượng tiêu thụ các sản phẩm đó nhằm bù đắp cho những
khoản thu bị mất từ những sản phẩm sắp đến giai đoạn suy thoái để duy trì
và tăng thêm tỷ suất lợi nhuận.
Hiện nay, các sản phẩm mà siêu thị cung cấp đã tương đối đa dạng về số
lượng cũng như chủng loại sản phẩm nhưng đa dạng hoá sản phẩm là vô
cùng quan trọng, nó giúp kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm nhất là
những sản phẩm đang trong giai đoạn bão hoà. Để mang lại sức sống mới
cho các sản phẩm này, siêu thị nên tiến hành đổi mới bao bì sản phẩm, tăng
cường giới thiệu các đặc tính ưu việt của các sản phẩm đó, xây dựng các
chương trình mua hàng có quà tặng, mua hàng trúng thưởng… để thu hút sự
chú ý của người tiêu dùng qua đó tăng doanh số bán.
3.2.2 Phát triển sản phẩm mới
Phát triển các sản phẩm mới là vấn đề tất yếu đối với tất cả các doanh
nghiệp nhất là những nhà kinh doanh bán lẻ, bởi vì nhu cầu của người tiêu
dùng về các loại hàng hóa, dịch vụ là rất phong phú, đa dạng và thường
xuyên thay đổi. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào phát hiện ra các nhu cầu
mới của người tiêu dùng và đáp ứng được các yêu cầu đó sẽ nhanh chóng
chiếm lĩnh thị trường và trở thành người dẫn đầu. Nhận thức được vai trò
của việc phát triển các sản phẩm mới siêu thị đã không ngừng nghiên cứu,
tìm tòi những sản phẩm mới cho thị trường. Tuy nhiên, để tìm được các sản

phẩm mới, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng siêu thị cần làm tốt một
số vấn đề sau:
• Tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường để phác thảo được nhu
cầu của người tiêu dùng trong tương lai.
• Trên đoạn thị trường đó, xác định nhóm khách hàng chính của
sản phẩm.
• Thu thập các thông tin về tâm lý, thu nhập, sở thích của nhóm
khách hàng chính để xây dựng các đặc tính của sản phẩm cho
phù hợp.
Trong thời gian qua, siêu thị đã đưa khá nhiều mặt hàng mới vào thị
trường tuy nhiên một số sản phẩm đã không thu hút được sự chú ý của
người tiêu dùng do chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu của sản phẩm trước khi tung
vào thị trường. Vì vậy, siêu thị cần nắm rõ tình hình, nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng để có một kế hoạch phát triển sản phẩm mới một cách hiệu
quả, giữ được uy tín và nâng cao hình ảnh của siêu thị trong lòng người tiêu
dùng.
3.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực
DN siêu thị Việt Nam cần:
• Tổ chức cho cán bộ đi tham khảo, học tập mô hình kinh doanh
siêu thị ở nước ngoài.
• Thường xuyên mở lớp về kỹ năng bán hàng, giao tiếp, nghiệp vụ
trưng bày hàng hóa...để nâng cao kỹ năng và nghiêp vụ cho
nhân viên, cập nhật thông tin về nghệ thuật trưng bày hàng hóa
trong siêu thị giúp phát huy tối đa tác dụng thu hút khách hàng.
• Liên hệ với các trường đại học như: ĐH Kinh Tế TPHCM, ĐH
Ngoại Thương,....tìm kiếm những sinh viên giỏi để bổ sung chuẩn
bị nguồn nhân lực cho DN trong hội nhập.
3.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing
Khi tiến hành các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường siêu thị cần chú ý
tới các nội dung sau:

• Nghiên cứu khái quát thị trường nhằm xác định quy mô, cơ cấu
và sự vận động của thị trường để từ đó xác định chiến lược phát
triển trong từng giai đoạn.
• Nghiên cứu chi tiết thị trường: xác định nhu cầu, thói quen, thái
độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm.
• Nghiên cứu về sản phẩm: do nhu cầu của người tiêu dùng về
hàng hóa, dịch vụ luôn thay đổi. Vì vậy, Công ty cần lên các kế
hoạch nhằm hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sử dụng của
các sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng,
đồng thời cung cấp kịp thời các sản phẩm mới để chiếm lĩnh
được các khách hàng tiềm năng và khẳng định được vị thế của
siêu thị trên thị trường.
• Nghiên cứu về cạnh tranh: khi cạnh tranh trên thương trường
ngày càng gay gắt thì việc các DN phải tìm hiểu đối thủ cạnh
tranh của mình là rất quan trọng, là cơ sở để quyết định các
chiến lược Marketing hiệu quả. Để có được điều đó DN phải trả
lời được các câu hỏi sau: Nhưng đối thủ cạnh tranh của mình là
ai? Chiến lược của họ thế nào? Mục tiêu của họ ra sao? Họ có
điểm mạnh, điểm yếu nào?...
• Ngoài ra siêu thị còn phải chú ý tới các vấn đề về phân phối và
xúc tiến để tăng doanh số bán vì đây thường là các tiêu chuẩn
mà khách hàng thường đem ra so sánh, đánh giá khi lựa chọn
sản phẩm để bảo đảm sự thành công của các quyết định
Marketing.
3.2.5 Giải pháp nâng cao thương hiệu

×